Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên vì môi trường Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 136 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGŨN XN QUỲNH </b>



<b>HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG </b>


<b>TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG </b>



<b>TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI </b>



<b>Chuyên ngành: Kinh tế Đầu tư </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ</b>



<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Mai Hương </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam


kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu


cầu về sự trung thực trong học thuật.


<i>Ngày </i> <i>tháng năm 2016 </i>


<b>Tác giả </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ </b>


<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>


<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ... 1 </b>


1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ... 1



1.2. Tổng quan các cơng trình có liên quan ... 2


1.3. Mục tiêu nghiên cứu ... 4


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4


1.5. Phương pháp nghiên cứu ... 4


1.6. Kết cấu luận văn ... 5


<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG </b>
<b>SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ... 6 </b>


2.1. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ... 6


2.1.1. Khái niệm ... 6


2.1.2. Phân loại ... 7


2.1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ... 8


2.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ... 9


2.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý ... 9


2.2.2. Mô hình tổ chức quản lý dự án ... 12


2.2.3. Nội dung quản lý dự án... 16


2.2.4. Công cụ quản lý dự án chủ yếu ... 30



2.3. Các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
ngân sách nhà nước ... 37


2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng
vốn ngân sách nhà nước. ... 39


2.4.1. Nhân tố khách quan ... 39


2.4.2. Nhân tố chủ quan ... 41


<b>CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY </b>
<b>DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN </b>
<b>VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI ... 44 </b>


3.1. Tổng quan về Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội ... 44


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3.2.1. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng do BQLDA quản lý thực hiện .... 48


3.2.2. Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của BQLDA ... 50


3.2.3. Nội dung và công cụ quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA ... 52


3.3. Đánh giá thực trạng ... 88


3.3.1. Kết quả đạt được ... 88


3.3.2. Hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA .... 91



3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại BQLDA ... 93


<b>CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU </b>
<b>TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÀI </b>
<b>NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI ... 97 </b>


4.1. Phương hướng phát triển của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đến năm 2020 ... 97


4.1.1. Định hướng đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực tài ngun và mơi
trường ở Hà Nội ... 97


4.1.2. Phương hướng phát triển chung và các nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020
của BQLDA ... 99


4.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
BQLDA... 103


4.2.1. Hồn thiện mơ hình tổ chức và ban hành quy trình quản lý dự án nội bộ.... 103


4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dự án ... 105


4.2.3. Tăng cường hệ thống thông tin và công cụ quản lý dự án ... 106


4.2.4. Hoàn thiện các nội dung quản lý dự án ... 107


4.3. Kiến nghị ... 113


4.3.1. Đối với chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi trường ... 113



4.3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước khác ... 114


<b>KẾT LUẬN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Môi trường Hà Nội


CPM Phương pháp đường găng


ĐHKTQD Đại học Kinh tế Quốc dân


ĐTXD Đầu tư xây dựng


GPMB Giải phóng mặt bằng


KHCN Khoa học và Công nghệ


KHĐT Kế hoạch và Đầu tư


LHXLCT Liên hiệp xử lý chất thải


MS. Microsoft


PERT Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án


PGS Phó Giáo sư


QHKT Quy hoạch và Kiến trúc


QLDA Quản lý dự án



TKBVTC-TDT Thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự tốn


TNMT Tài ngun và Mơi trường


TS Tiến sỹ


UBND Ủy ban nhân dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hình 2.2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án ... 13


Hình 2.3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực ... 15


Hình 2.4. Đường cong chữ S dùng giám sát chi phí ... 35


Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy BQLDA ... 46


Hình 3.2. Kế hoạch phân bổ vốn thực hiện dự án năm 2016 ... 64


Hình 3.3. Quy trình quản lý chất lượng khảo sát xây dựng tại BQLDA ... 66


Hình 3.4. Quy trình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng cơng trình tại BQLDA .. 68


Hình 3.5. Quy trình quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình tại BQLDA ... 70


Hình 3.6. Quy trình nghiệm thu cơng trình xây dựng tại BQLDA ... 71


Hình 3.7. Kế hoạch tiến độ thực hiện 6 tháng cuối năm 2016 Dự án ĐTXD nhà máy
xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức ... 74



Hình 3.8. Quy trình thực hiện tạm ứng, thanh toán tại BQLDA ... 80


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Bảng 3.1. Các dự án đầu tư xây dựng đã và đang được quản lý tại BQLDA ... 49


Bảng 3.2. Phân cơng quản lý dự án giữa các phịng chun mơn của BQLDA ... 51


Bảng 3.3. Quy trình quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án của BQLDA ... 52


Bảng 3.4. Kết quả xin chủ trương đầu tư giai đoạn 2013-2016 của BQLDA ... 54


Bảng 3.5. Kết quả công tác chuẩn bị dự án tại BQLDA giai đoạn 2013-2016 ... 55


Bảng 3.6. Quy trình quản lý giai đoạn thực hiện dự án của BQLDA ... 56


Bảng 3.7. Kết quả công tác lập TKBVTC -TDT của BQLDA giai đoạn 2013-2016 .. 57


Bảng 3.8. Quy trình quản lý thực hiện giai đoạn kết thúc dự án của BQLDA ... 61


Bảng 3.9. Kết quả quản lý tiến độ dự án tại BQLDA giai đoạn 2013-2016 ... 75


Bảng 3.10. Tổng mức đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máyxử lý nước
thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức ... 77


Bảng 3.11. Điều chỉnh dự toán xây dựng Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thảitại
xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức ... 78


Bảng 3.12. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn được giao hàng năm của BQLDA giai
đoạn 2013-2016 ... 81


Bảng 3.13. Quy trình lựa chọn nhà thầu điển hình tại BQLDA ... 83



Bảng 3.14. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Dự án ĐTXD trạm quan trắc môi trường
tự động, liên tục tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội ... 84


Bảng 3.15. Kết quả quản lý thực hiện dự án của BQLDA giai đoạn 2013-2016 ... 88


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>NGŨN XN QUỲNH </b>



<b>HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG </b>


<b>TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG </b>



<b>TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI </b>



<b>Chuyên ngành: Kinh tế Đầu tư </b>



<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI </b>



Với mục tiêu phát triển bền vững, dự án đầu tư xây dựng về lĩnh vực tài nguyên


và môi trường ngày càng được Hà Nội quan tâm chú trọng. Để nâng cao chất lượng


công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng về lĩnh vực tài nguyên và môi trường,


Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (sau đây


gọi tắt là BQLDA) đã được thành lập từ tháng 6/2013.


Từ khi thành lập đến nay, BQLDA đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư



xây dựng về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, công tác quản lý các dự


án đầu tư xây dựng tại BQLDA còn nhiều vấn đề bất cập.


Đến nay cũng chưa có đề tài nghiên cứu nào được triển khai tại Ban QLDA


nhằm tìm ra giải pháp cải thiện, giải quyết các vấn đề bất cập đó. Nhận thấy tầm quan


trọng của cơng tác quản lý dự án trong việc đảm bảo hiệu quả của dự án, nâng cao


chất lượng sử dụng, tránh thất thốt lãng phí vốn ngân sách nhà nước và xuất phát từ


<b>nhu cầu thực tiễn tại BQLDA, tôi quyết định chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác quản </b>


<b>lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên </b>


<b>và Môi trường Hà Nội”. </b>


Trong phạm vi luận văn, tác giả hi vọng sẽ bổ sung thêm một số lý luận về


công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và áp dụng


phân tích thực trạng tại BQLDA, đề xuất một số giải pháp để hồn thiện cơng tác


quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại BQLDA.


Kết cấu chính của luận văn được chia thành 4 chương như sau:


<b>Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài. </b>



<b>Chương 2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân </b>
sách nhà nước.


<b>Chương 3. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản </b>


lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.


<b>Chương 4. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU </b>


<b>TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC </b>



<b>2.1. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước </b>





Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước là dự án đầu tư xây dựng


mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản,


mua trang thiết bị của dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước.”


“Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô đầu tư để phân loại dự án đầu tư xây


dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thành bốn (04) nhóm dự án: dự án quan trọng


quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.”


Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào



các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có khả năng mang lại hiệu quả lớn về
kinh tế - xã hội hơn là tài chính. Việc thực hiện các dự án này chịu sự quản lý toàn


diện, chặt chẽ của nhà nước bằng các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách,… Nhưng


do có sự tách biệt giữa người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và người thụ hưởng nên


việc quản lý gặp không ít khó khăn và dễ dẫn đến thất thốt, lãng phí.


<b>2.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước </b>



<i><b>2.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý </b></i>



“Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám


sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong


phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất


lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”
Mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:


“hồn thành các cơng việc của dự án theo đúng yêu cầu về chất lượng, tiến độ thực


hiện và tiết kiệm chi phí bảo đảm hiệu quả dự án nhằm đạt được mục tiêu đầu tư”.


Trong ngắn hạn phải đảm bảo kết quả giải ngân kế hoạch vốn hàng năm.


<i><b>2.2.2. Mô hình tổ chức quản lý dự án </b></i>




“Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, “căn cứ


quy mơ, tính chất và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- “Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án”;


- “Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư


xây dựng khu vực”;


- Tự thực hiện.


<i><b>2.2.3. Nội dung quản lý dự án </b></i>



2.2.3.1. Quản lý dự án theo giai đoạn


Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải


tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước về trình tự thực hiện đầu tư với ba


(03) giai đoạn: “Giai đoạn chuẩn bị dự án; Giai đoạn thực hiện dự án và Giai đoạn kết


thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng”.


2.2.3.2. Quản lý dự án theo lĩnh vực


Căn cứ thực tế quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước,


trong phạm vi luận văn tập trung vào một số lĩnh vực sau:



- Lập kế hoạch tổng quan: “là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành


những cơng việc cụ thể và xây dựng một chương trình để tổ chức thực hiện những


cơng việc đó theo một trình tự logic nhằm đảm bảo kết hợp một cách chính xác và


đầy đủ các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án.” Đồng thời, trên cơ sở kế hoạch thực


hiện dự án, các đơn vị quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải lập


kế hoạch đầu tư công hàng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn để xin bố trí vốn


thực hiện dự án.


- Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình: “là q trình triển khai giám sát các


tiêu chuẩn chất lượng trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo chất lượng cơng trình


xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và mục tiêu của dự án, bao gồm:


Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng, Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng và Quản


lý chất lượng thi cơng cơng trình”.


- Quản lý thời gian và tiến độ: “là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến


độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án.”


- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: “là q trình dự tốn kinh phí, giám sát thực



hiện chi phí theo tiến độ cho từng cơng việc và tồn bộ dự án”, đảm bảo chi phí thực


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng: là quá trình lựa chọn nhà


thầu; quản lý hợp đồng và điều hành việc thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ


phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp của dự án nhằm đảm bảo lựa chọn nhà thầu


có chất lượng và triển khai các công việc dự án đạt kết quả tốt.


<i><b>2.2.4. Công cụ quản lý dự án chủ yếu </b></i>



Các công cụ quản lý dự án thường được sử dụng trong công tác quản lý dự án


bao gồm: Cấu trúc phân tách công việc (WBS); Mạng công việc; Kỹ thuật tổng quan


và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường găng (CPM); Biểu đồ GANTT;


Biểu đồ đường chéo; Các công cụ giám sát dự án (Sử dụng các mốc giới hạn; các


đường cong chữ S; các báo cáo tiến độ; các cuộc họp bàn về dự án và tham quan thực


tế); Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện dự án C/SCSC.


<b>2.3. Các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng </b>



<b>vốn ngân sách nhà nước </b>



Tác giả đề xuất một số tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá công tác quản lý dự án



đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước dựa trên mức độ hoàn thành các mục


tiêu quản lý như sau: Chất lượng thực hiện dự án; Tiến độ thực hiện dự án; Chi phí thực


hiện dự án; An tồn và mơi trường và Tình hình giải ngân kế hoạch vốn.


<b>2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng </b>


<b>sử dụng vốn ngân sách nhà nước </b>



Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước chịu


ảnh hưởng của nhiều nhân tố từ khách quan đến chủ quan.


Các nhân tố khách quan bao gồm: Môi trường pháp luật và cơ chế chính sách;


Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Năng lực đội ngũ cán bộ


quản lý nhà nước; Cân đối và phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm; Năng lực của


các nhà thầu tham gia thực hiện dự án.


Các nhân tố chủ quan bao gồm: Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án; Đội


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN </b>


<b>ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU </b>



<b>TƯ XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI </b>



BQLDA được thành lập tại Quyết định số 3589/QĐ-UBND ngày 11/6/2013



của UBND Thành phố Hà Nội; “là đơn vị sự nghiệp công lập, tự bảo đảm tồn bộ chi


phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; có tư


cách pháp nhân; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân


hàng theo quy định hiện hành của pháp luật.”


BQLDA có chức năng giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội


tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình về lĩnh


vực tài ngun và mơi trường được UBND Thành phố Hà Nội giao làm chủ đầu tư.


Trải qua hơn ba (03) năm xây dựng và phát triển, BQLDA đã ngày càng trưởng


thành và hoàn thiện hơn về mọi mặt, nhanh chóng bắt kịp và đáp ứng yêu cầu của các


nhiệm vụ mới được Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hà Nội giao.


Qua phân tích thực trạng, tác giả rút ra một số đánh giá về công tác quản lý dự án


đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại BQLDA trong thời gian qua như sau:


<b>* Kết quả đạt được </b>


- Kiện toàn tổ chức, tìm kiếm và thực hiện đầu tư nhiều dự án thiết thực.


- Đảm bảo thực hiện quản lý quá trình triển khai dự án một cách thường xuyên,



xuyên suốt.


- Các nội dung quản lý dự án được thực hiện đầy đủ, đúng theo quy định của pháp


luật về đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước:


+ Về lập kế hoạch tổng quan: Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch đầu tư công


hàng năm đảm bảo vốn đầu tư cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện.


+ Về quản lý chất lượng: Chất lượng cơng trình đã và đang thi công luôn được


đảm bảo. Các sự cố, sai lệch phát sinh liên quan đến chất lượng đều được cán bộ quản


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Xét theo tiêu chí chất lượng thực hiện dự án thì cơng tác quản lý dự án của


BQLDA có thể được đánh giá tốt.


+ Về quản lý thời gian và tiến độ: Tính đến thời điển hiện tại, chưa có dự án


nào phải trình UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án 


tiến độ tổng thể của dự án vẫn được đảm bảo.


+ Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Chi phí thực hiện các dự án đều nằm


trong phạm vi chi phí được UBND Thành phố phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện tại,


chưa có dự án nào phải phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tỷ lệ giải ngân kế



hoạch vốn được giao giai đoạn 2013-2015 tốt (trung bình đạt 95,6%).


Xét theo tiêu chí chi phí thực hiện dự án và tình hình giải ngân kế hoạch vốn,


công tác quản lý dự án tại BQLDA có thể được đánh giá tốt.


- Các cơng cụ giám sát dự án đã được ứng dụng ngay từ ngày đầu thành lập


BQLDA và ngày càng được hoàn thiện, sử dụng hiệu quả hơn. Một số công cụ và


phần mềm đơn giản khác cũng bắt đầu được áp dụng như cấu trúc phân tách công


việc (WBS), biểu đồ GANTT, phần mềm Excel,… góp phần nâng cao chất lượng


công tác quản lý dự án tại BQLDA.


<b>* Hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA </b>


- Mơ hình tổ chức quản lý dự án được áp dụng là mơ hình chủ đầu tư trực tiếp


quản lý dự án dưới dạng thành lập BQLDA trực thuộc khơng cịn phù hợp với các


quy định mới của pháp luật hiện hành.


- Quy trình quản lý dự án cho nội bộ BQLDA chưa được ban hành chính thức,


quy định cụ thể bằng văn bản.


- Nội dung quản lý dự án:



+ Chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch tổng thể chi tiết cho dự án nên cán bộ


quản lý dự án khó có được cái nhìn bao quát và tầm xa về dự án đang thực hiện.


+ Mặc dù tiến độ tổng thể dự án được đảm bảo nhưng tiến độ một số công việc


trong nhiều dự án đang triển khai vẫn bị chậm trễ như giải phóng mặt bằng, phê duyệt


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

thời gian thực hiện công việc dự án thiếu chính xác. Xét theo tiêu chí thời gian thực


hiện dự án, có thể đánh giá cơng tác quản lý dự án tại BQLDA là chưa tốt.


+ Một số dự án chậm giải ngân vốn được giao trong khi một số dự án đang


triển khai thực hiện lại khơng được bố trí vốn.


+ Quản lý lựa chọn nhà thầu: Công tác đấu thầu tỏ ra chưa hiệu quả do các gói


thầu dù theo hình thức đấu thầu rộng rãi hay chào hàng cạnh tranh có rất ít nhà thầu


tham gia, số lượng thường dưới 10 nhà thầu và nhà thầu trúng thầu hầu hết là các nhà


thầu quen thuộc. Đối với các gói thầu tư vấn và quy mô nhỏ dưới 500 triệu đồng


thường áp dụng chỉ định thầu nên chưa lựa chọn được nhà thầu thực sự chất lượng.


+ Chưa tập trung, quan tâm đúng mức đến công tác quản lý rủi ro.


- Cơ chế phối hợp, hỗ trợ giữa các cán bộ quản lý dự án lỏng lẻo, không phát



huy được sức mạnh tập thể trong công việc.


+ Các công cụ và phần mềm quản lý dự án chuyên nghiệp chưa được ứng dụng


rộng rãi và thường xuyên.


<b>* Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư </b>


<b>xây dựng tại BQLDA </b>


Những hạn chế trong công tác quản lý dự án tại BQLDA xuất phát từ cả


nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cụ thể như sau:


<i><b>- Nguyên nhân khách quan: </b></i>


+ Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng trong
giai đoạn 2014-2016 có nhiều thay đổi. Việc bổ sung trình tự thủ tục thẩm định, phê


duyệt,… góp phần tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với các dự án nhưng cũng
tăng số lượng thủ tục hành chính phải thực hiện.


+ Hệ thống định mức, đơn giá nhân công, nguyên vật liệu, ca máy,… do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chậm cập nhật so với biến động thị trường


nên việc lập chi phí trở nên kém chính xác, ảnh hưởng đến giá các gói thầu, giảm tính


hấp dẫn của dự án đối với các nhà thầu có chất lượng tốt.



+ Cơng tác giải phóng mặt bằng cịn nhiều bất cập, chậm tiến độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

+ Các tình huống, sự cố bất ngờ, khách quan xảy ra trong quá trình thi cơng


xây dựng buộc phải dừng thi cơng.


<i><b>- Nguyên nhân chủ quan: </b></i>


+ BQLDA mới thành lập nên cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự chưa được


kiện toàn, chưa đủ điều kiện để tổ chức tuyển dụng thêm cán bộ mới, cơ sở vật chất


chưa được trang bị đầy đủ,…


+ Nội bộ BQLDA thiếu cơ chế, quy trình quản lý đồng bộ, chưa phát huy được


sức mạnh và hiệu quả làm việc nhóm trong quản lý dự án. Sự tương tác, bổ trợ giữa


các thành viên, đặc biệt là các thành viên khác phịng chun mơn rất yếu.


+ Cán bộ quản lý dự án khơng đủ số lượng, có sự chênh lệch lớn về trình độ


chun mơn.


+ Chế độ tiền lương và đãi ngộ của nhà nước khơng tạo được động lực cho


cán bộ và khó thu hút nhân sự chất lượng cao làm việc cho BQLDA.


+ Hệ thống thơng tin quản lý cịn kém, thiếu đồng bộ. Việc phối hợp giữa các



phòng chuyên mơn cịn cứng nhắc. Các số liệu dự án phân tán, khó tổng hợp và phải


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ </b>


<b>DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN </b>


<b>ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI </b>


<b>4.1. Phương hướng phát triển của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng </b>


<b>Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đến năm 2020 </b>



Trong thời gian tới, Thành phố Hà Nội định hướng đẩy mạnh đầu tư, đẩy nhanh


tiến độ xây dựng các cơng trình thuộc lĩnh vực tài ngun và mơi trường đang triển


khai hoặc đã được quy hoạch nhằm tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, suy


thối tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng mơi trường sống,


chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng những điều kiện cơ bản cho nền kinh


tế xanh, ít chất thải và phát triển bền vững Thủ đô. Đây là cơ hội tốt để BQLDA triển


khai các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.


Vì vậy, từ nay đến năm 2020, BQLDA sẽ tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức,


cơ sở vật chất để tăng cường chất lượng các nguồn lực triển khai hồn thành tốt các
dự án/nhiệm vụ cịn dang dở, các dự án nằm trong danh mục đầu tư công trung hạn


2016-2020 của Thành phố, nghiên cứu khai thác các cơ hội đầu tư mới tập trung vào
lĩnh vực xử lý chất thải và quan trắc môi trường, khẳng định vị thế chuyên môn của



BQLDA trong công tác quản lý dự án lĩnh vực này.


<b>4.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng </b>


<b>tại BQLDA </b>



Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp


hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA như sau:


- Hồn thiện mơ hình tổ chức và ban hành quy trình quản lý dự án nội bộ nhằm


tạo thuận lợi cho việc triển khai quản lý dự án và tăng cường phối hợp, hỗ trợ giữa


các thành viên BQLDA.


- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dự án thông qua tuyển dụng cán


bộ đủ năng lực, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn,...


- Tăng cường hệ thống thông tin và công cụ quản lý dự án thơng qua hồn


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Hoàn thiện các nội dung quản lý dự án: Chú trọng lập kế hoạch tổng quan


cho từng dự án; tăng cường vai trị của BQLDA trong cơng tác quản lý chất lượng;


kiên quyết từ chối các nhà thầu kém, có tiền sử vi phạm hợp đồng, cố tình làm ảnh


hưởng đến việc thực hiện dự án; quan tâm hơn đến quản lý rủi ro và các bên liên
quan thông qua yêu cầu cán bộ quản lý dự án nghiêm túc thực hiện việc đánh giá và



lập các kế hoạch quản lý rủi ro;…


<b>4.3. Kiến nghị </b>



<i><b>4.3.1. Đối với chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi trường: </b></i>



- Đôn đốc đơn vị phụ trách công tác GPMB đẩy nhanh tiến độ GPMB.


- Nghiên cứu ban hành quy trình thực hiện kiểm tra của chủ đầu tư với các


cơng việc của BQLDA theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời


gian thẩm tra, phê duyệt các nội dung công việc.


<i><b>4.3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước khác: </b></i>



“- Rà soát, hồn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của


hệ thống pháp luật.


- UBND Thành phố nhanh chóng phê duyệt và triển khai thực hiện đề án sắp


xếp, kiện toàn lại hệ thống các ban quản lý dự án trên địa bàn Thành phố theo tinh


thần quy định của Luật Xây dựng 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của


Bộ Xây dựng tại Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 để sớm ổn định tổ


chức, cán bộ BQLDA yên tâm công tác.



- Các Sở chủ động nâng cao chất lượng thẩm định các thủ tục đầu tư đồng thời


giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt các thủ tục
đầu tư dự án.


- UBND Thành phố khẩn trương nghiên cứu ban hành quyết định về việc thực


hiện phân cấp hoặc ủy quyền thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư dự án phù hợp


với quy định của pháp luật đảm bảo tính thống nhất, đơn giản hóa thủ tục hành chính,
đẩy nhanh thời gian phê duyệt.


- UBND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí đủ vốn thực


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>NGŨN XN QUỲNH </b>



<b>HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG </b>


<b>TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG </b>



<b>TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI </b>



<b>Chuyên ngành: Kinh tế Đầu tư </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ</b>



<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Mai Hương </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI </b>



<b>1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài </b>




Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đầu tư


xây dựng của nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo ra nhiều cơng trình, nhà


máy, đường giao thơng,… đưa lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực, đặc biệt là
ở Thủ đơ Hà Nội - trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn


về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Với mục


tiêu phát triển bền vững, lĩnh vực tài nguyên và môi trường luôn được Hà Nội quan


tâm chú trọng. Các dự án đầu tư xây dựng về lĩnh vực tài nguyên và mơi trường đã


và đang được triển khai góp phần cải thiện và bảo vệ chất lượng môi trường Hà Nội.
Để đảm bảo hiệu quả của các dự án này khơng thể khơng nhắc đến vai trị hết sức to


lớn của công tác quản lý dự án. Với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác quản lý


các dự án đầu tư xây dựng về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Ban quản lý các dự


án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (sau đây gọi tắt là BQLDA)
đã được thành lập từ tháng 6/2013.


BQLDA là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường


Hà Nội có chức năng giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức,


quản lý, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơng trình về lĩnh vực tài



ngun và môi trường được UBND Thành phố giao làm chủ đầu tư.


Từ khi thành lập đến nay, BQLDA đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư


xây dựng về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, do đơn vị mới thành lập,


hầu hết là cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên cơ cấu tổ chức quản


lý vẫn cần tiếp tục kiện tồn, quy trình quản lý vẫn cịn những tồn tại, tính chun


nghiệp và chun mơn hóa chưa cao,… dẫn đến một số dự án bị chậm tiến độ, phải


lập lại dự án… làm giảm hiệu quả dự án. Mặc dù công tác quản lý các dự án đầu tư


xây dựng còn nhiều vấn đề bất cập như vậy nhưng hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu


nào được triển khai tại Ban QLDA nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề này.


Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý dự án trong việc đảm bảo hiệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

sách nhà nước và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại BQLDA, tơi quyết định chọn đề


<b>tài “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự </b>


<b>án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội”. </b>


<b>1.2. Tổng quan các cơng trình có liên quan </b>



Vào những năm 1950, quản lý dự án đã chính thức được thế giới công nhận là



một ngành khoa học. Nó được phát triển từ những ứng dụng trong nhiều lĩnh vực


khác nhau như kỹ thuật, xây dựng, thương mại, quốc phòng,…


Nhiều trường đại học đã lựa chọn quản lý dự án là môn học chính thức bắt


buộc đối với một số chuyên ngành và có giáo trình riêng phục vụ cơng tác giảng dạy,


học tập và nghiên cứu. Tiêu biểu có Giáo trình Quản lý Dự án Đầu tư của Khoa Đầu


tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân do PGS.TS Từ Quang Phương chủ biên, Giáo


trình Quản lý dự án xây dựng (gồm 3 quyển) của Bộ môn Dự án và Quản lý dự án -


Trường Đại học Giao thông Vận tải do PGS.TS Bùi Ngọc Tồn chủ biên. Ngồi ra


cịn có cuốn Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Cơng Trình của tác giả Bùi Mạnh


Hùng được Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2006.


Tại Việt Nam, quản lý dự án đang được quan tâm, ứng dụng rộng rãi trong


mọi ngành nghề, lĩnh vực. Các ban quản lý dự án trực thuộc các tỉnh thành, các sở


ban ngành, các công ty được thành lập ngày càng nhiều, nhất là trong những năm


gần đây. Vì vậy, đã có nhiều tác giả lựa chọn quản lý dự án nói chung và quản lý


dự án đầu tư xây dựng nói riêng làm đề tài nghiên cứu. Một số cơng trình tiêu biểu



có thể kể đến như sau:


<b>Luận văn thạc sỹ “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng </b>


<b>trình giao thông đường bộ tại Ban QLDA hạ tầng Tả Ngạn” (2012) của tác giả </b>


Nguyễn Thị Khánh Ly, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn tập trung nghiên


cứu công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ và đã


khái quát được các vấn đề lý luận chung về công tác quản lý dự án thuộc lĩnh vực này.


Luận văn cũng đã phân tích được thực trạng quản lý dự án tại Ban QLDA hạ tầng Tả


Ngạn và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án tại đây. Tuy nhiên,


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

dụng vốn ngân sách nhà nước nhưng luận văn chưa làm rõ được sự khác biệt trong


công tác quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước với các dự án thông thường.


<b>Luận văn thạc sỹ “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng </b>


<b>trình tại Ban quản lý dự án huyện Thanh Trì” (2013) của tác giả Lê Thị Phương, </b>


Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơng


tác quản lý dự án và phân tích thực trạng, đưa ra giải pháp hồn thiện cơng tác quản


lý dự án tại Ban quản lý dự án huyện Thanh Trì. Tuy nhiên, luận văn chưa phân tích



và làm rõ được các đặc trưng của Ban quản lý dự án huyện Thanh Trì, sự khác biệt


trong nội dung quản lý dự án cấp huyện, một số giải pháp tác giả đưa ra cịn mang


tính khái qt chưa cụ thể.


<b>Luận văn thạc sỹ “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng </b>


<b>công trình tại Ban quản lý dự án quận Long Biên, Hà Nội” (2014) của tác giả </b>


Mẫn Thị Hồng Vân, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Như các công trình nghiên


cứu trên, luận văn cũng đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về cơng tác quản lý dự


án đầu tư xây dựng cơng trình, phân tích được thực trạng và chỉ ra một số hạn chế,


nguyên nhân tồn tại tại Ban quản lý dự án quận Long Biên, đã áp dụng được mơ


hình SWOT để phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý


dự án tại Ban quản lý dự án quận Long Biên. Tuy nhiên, các nội dung công tác quản


lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình trong luận văn chưa được trình bày chi tiết,


thực trạng sử dụng các cơng cụ quản lý dự án tại Ban quản lý dự án quận Long Biên


cũng chưa được tác giả đề cập tới.


Như vậy, ngoài sự khác biệt trong thực trạng quản lý dự án do đặc thù của



từng đơn vị, các cơng trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc hệ thống hóa cơ sở lý


luận chung cho công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng mà chưa tập trung vào cơ sở


lý luận chung cho công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà


nước. Đây là một khoảng trống nghiên cứu trong hệ thống lý luận về cơng tác quản


<b>lý dự án. Vì vậy, với đề tài “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng </b>


<b>tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội”, </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

lý luận về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước


và áp dụng cho thực tiễn hoạt động của đơn vị.


<b>1.3. Mục tiêu nghiên cứu </b>



- Dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về cơng tác quản lý dự án đầu tư xây


dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác


quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài


nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ ra những thành tựu đạt được, đồng thời tìm ra
được những điểm cịn vướng mắc, tồn tại trong cơng tác quản lý các dự án đầu tư


xây dựng tại đơn vị.


- Phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu



tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường


Hà Nội; từ đó, đề xuất được phương hướng, giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản


lý dự án đầu tư xây dựng tại đơn vị.


<b>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>



- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn


ngân sách nhà nước.


- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà


nước tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai thực hiện từ năm 2013 đến 2016 và


đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đến năm 2020.


<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu </b>



- Thu thập thông tin, dữ liệu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, thu


thập số liệu từ các báo cáo tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây


dựng của BQLDA trong giai đoạn 2013-2016; thu thập dữ liệu thông tin từ các văn


bản pháp luật hiện hành của Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu đã được công bố



về quản lý dự án đầu tư và các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội.


- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định


tính, chủ yếu là quan sát, nghiên cứu tình huống; sau đó xử lý bằng phương pháp


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

tại BQLDA từ những kết quả đạt được đến những điểm cịn hạn chế, từ đó đề xuất


giải pháp khắc phục hạn chế và hồn thiện cơng tác quản lý dự án tại đơn vị.


+ Phương pháp phân loại và hệ thống hóa được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở


lý luận về cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước.


+ Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng để thống kê các số liệu, thông


tin từ các báo cáo của BQLDA từ đó chọn lọc, tổng hợp thành các bảng dữ liệu cụ thể


về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại BQLDA.


+ Phương pháp so sánh, phân tích được sử dụng nhằm so sánh, phân tích nguồn


dữ liệu đã được tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý dự án đầu


tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại BQLDA.


<b>1.6. Kết cấu luận văn </b>



Luận văn được chia thành 4 chương như sau:
<b>Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài. </b>



<b>Chương 2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn </b>
ngân sách nhà nước.


<b>Chương 3. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản </b>
lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU </b>


<b>TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC </b>



<b>2.1. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước </b>



<i><b>2.1.1. Khái niệm </b></i>



“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” (theo Luật Ngân sách nhà
nước số 01/2002/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 16/12/2002). Như vậy, vốn ngân
sách nhà nước là nguồn vốn nằm trong dự toán ngân sách nhà nước được Quốc Hội,


Hội đồng nhân dân các cấp quyết định cho từng năm.


Hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước là một bộ phận của hoạt động


đầu tư cơng, trong đó Nhà nước sử dụng vốn ngân sách để thực hiện các hoạt động
đầu tư vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và
chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động đầu tư bằng vốn
ngân sách nhà nước tập trung vào một số lĩnh vực như an ninh quốc phòng, cơ sở hạ


tầng, tài nguyên môi trường,…; một số vùng như vùng sâu vùng xa, biên giới hải



đảo,… mà các nguồn vốn khác không thể hoặc không muốn tham gia do khơng có


hoặc thu được rất ít lợi nhuận, thậm chí khơng có khả năng thu hồi vốn.


Hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước đặc biệt là đầu tư xây dựng có


vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh tế - xã hội,


tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương theo định


hướng của Nhà nước, phát huy tiềm năng của từng vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu


kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, hoạt động


đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước thường được triển khai theo dự án.
“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng


vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình


xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch


vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”


(theo Điều 3, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 18/6/2014).


- Về mặt hình thức: dự án đầu tư xây dựng là “một tập hồ sơ tài liệu trình bày



một cách chi tiết, cụ thể các cơng việc, chi phí theo một kế hoạch nhất định để tiến


hành hoạt động xây dựng nhằm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng.”


- Về mặt nội dung: dự án đầu tư xây dựng là tổng thể các cơng việc và chi phí


cần thiết được bố trí theo một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ với tiến độ thời gian và địa


điểm xác định “để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát


triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình, sản phẩm dịch vụ trong tương lai.”


- “Về góc độ quản lý: dự án đầu tư xây dựng là công cụ để chủ đầu tư và các


nhà quản lý kiểm soát các hoạt động, chi phí bao gồm vốn, vật tư, lao động,… để xây


dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng đảm bảo thực hiện chính xác, hiệu


quả các mục tiêu đề ra.”


Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước là dự án đầu tư xây dựng


mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản,


mua trang thiết bị của dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước.


<i><b>2.1.2. Phân loại </b></i>



“Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô đầu tư, dự án đầu tư xây dựng sử dụng



vốn ngân sách nhà nước được phân loại thành bốn (04) nhóm dự án như sau: dự án


quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.” Các tiêu chí


phân loại được quy định rõ tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật đầu tư công 2014 và


Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính


phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đây là cách phân loại được các nhà quản lý


áp dụng rộng rãi, phổ biến tại Việt Nam.


Ngồi ra, cịn có thể phân loại dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà


nước theo một số tiêu chí như “phân cấp quản lý, lĩnh vực đầu tư, tính chất hoạt động đầu


tư, tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước trong tổng mức đầu tư hay trong tổng vốn đầu tư,…”


“Căn cứ theo phân cấp quản lý, dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

dụng vốn ngân sách địa phương. Dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương được phân


loại thành dự án sử dụng vốn ngân sách cấp tỉnh, dự án sử dụng vốn ngân sách cấp


huyện và dự án sử dụng vốn ngân sách cấp xã.


Căn cứ tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước trong tổng mức đầu tư hay trong tổng vốn
đầu tư, dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được phân loại thành


dự án sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước và dự án sử dụng một phần vốn ngân



sách nhà nước. Ở Việt Nam, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp hiện nay, các nguồn


vốn ngoài ngân sách được khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực như kết cấu hạ


tầng giao thông vận tải, hệ thống cung cấp nước sạch, y tế, giáo dục - đào tạo,… để


giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển. Vì vậy, số lượng dự


án sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước có xu hướng ngày càng giảm dần.


Căn cứ lĩnh vực đầu tư, dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà


nước được phân loại thành dự án quốc phòng, an ninh; dự án đầu tư xây dựng cơng


trình dân dụng; dự án đầu tư xây dựng cơng trình cơng nghiệp; dự án đầu tư xây dựng


cơng trình hạ tầng kỹ thuật; dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng; dự án đầu


tư xây dựng cơng trình nơng nghiệp và phát triển nơng thơn;…


Căn cứ tính chất hoạt động đầu tư, dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân
sách nhà nước được phân loại thành dự án đầu tư xây dựng mới, dự án cải tạo sửa


chữa và dự án nâng cấp, mở rộng.”


<i><b>2.1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước </b></i>



Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước có các đặc điểm của



một dự án đầu tư xây dựng nói chung như sản phẩm dự án mang tính duy nhất, dự án


có chu kỳ phát triển riêng với sự tham gia của nhiều chủ thể, yêu cầu nguồn lực và vốn


lớn, thời gian thực hiện dài,… Ngoài ra, nó cịn có một số đặc điểm riêng như sau:


- “Trong nguồn vốn của dự án bắt buộc phải có vốn ngân sách nhà nước (tồn


bộ hoặc một phần). Vì vậy, dự án ln chịu sự ràng buộc chặt chẽ, toàn diện của các


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

sẽ chi phối tất cả các hoạt động của dự án như quyết định chủ trương đầu tư, phân bổ


vốn đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu


tư, tổng dự toán; lựa chọn nhà thầu; ký kết và thực hiện hợp đồng; thanh quyết toán


vốn đầu tư; giám sát, đánh giá dự án;…”


- Đối tượng đầu tư tập trung vào các lĩnh vực quốc phòng, an ninh; kết cấu hạ


tầng kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.


- “Khi xét đến hiệu quả dự án thường tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế - xã


hội dự án đóng góp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, địa


phương,… mà ít nói về hiệu quả tài chính thuần túy.”


- Thường có khả năng thu hồi vốn thấp, thậm chí khơng có khả năng thu hồi vốn.



- “Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và người thụ hưởng của các dự án đầu


tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thường là các chủ thể khác nhau, tách


biệt hoàn toàn. Người quyết định đầu tư là cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư


theo quy định của pháp luật; chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được người quyết
định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện dự án; còn người thụ hưởng là tổ


chức, cá nhân hưởng lợi từ sản phẩm, kết quả đầu tư của dự án, thường là một nhóm


nhỏ, tập trung trong vùng dự án. Trong khi đó, vốn thực hiện dự án lại là vốn ngân


sách nhà nước, tức là tiền do cả xã hội đóng góp. Vì vậy, cơng tác quản lý dự án đầu
tư cơng khó khăn và dễ dẫn đến thất thốt lãng phí. Thực tế, tại Việt Nam trong thời


gian qua các dự án đầu tư cơng gây thất thốt, lãng phí hàng nghìn tỉ đồng vốn đầu


tư là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội.”


<b>2.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước </b>



<i><b>2.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý </b></i>



Có nhiều quan điểm khi xem xét cơng tác “quản lý dự án”. Trong phạm vi luận


văn, tác giả thống nhất với khái niệm sau: “Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch,
điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm


bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được



các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>Hình 2.1. Chu trình quản lý dự án </b>


<i>Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐHKTQD </i>


Hình 2.1 thể hiện chu trình quản lý dự án với ba (03) giai đoạn diễn ra thường


xuyên, liên tục và xuyên suốt quá trình thực hiện dự án.


- “Lập kế hoạch là giai đoạn thiết lập các mục tiêu, xác định các công việc và


dự tính các nguồn lực cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện dự án”. Đây là bước


hình thành và phát triển một kế hoạch thống nhất để triển khai thực hiện dự án, theo


trình tự logic và có thể thể hiện bằng các phương pháp lập kế hoạch truyền thống


hoặc dưới dạng các sơ đồ hệ thống.


- “Điều phối thực hiện dự án là quá trình phân bổ, phân chia các nguồn lực của


dự án bao gồm tiền vốn, lao động, vật tư, thiết bị,… để thực hiện các công việc, đặc


biệt điều phối và quản lý tiến độ thời gian là nhiệm vụ quan trọng”. Giai đoạn này nhà


quản lý phải chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng cơng việc cũng như tồn bộ


dự án (bao giờ bắt đầu, bao giờ kết thúc), từ đó, bố trí tiền vốn, nhân lực, vật tư và



thiết bị cho phù hợp.


- “Giám sát là quá trình kiểm tra theo dõi tiến trình thực hiện dự án, phân tích


tình hình triển khai thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất các biện pháp để giải


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

với đó, cơng tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng


kết rút kinh nghiệm, kiến nghị cho các pha sau của dự án.


Như đã nói ở trên, người quyết định đầu tư và chủ đầu tư của dự án đầu tư xây


dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thường là hai chủ thể khác nhau. Vì vậy, các


dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước không chỉ chịu sự quản lý từ


chủ đầu tư mà còn “được các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp có thẩm quyền quản


lý chặt chẽ, tồn diện, theo đúng trình tự từ giai đoạn lập, thẩm định, phê duyệt chủ


trương đầu tư đến giai đoạn kết thúc dự án, đưa vào khai thác vận hành sau đầu tư”.


“Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách


nhà nước là hồn thành các cơng việc của dự án theo đúng yêu cầu về chất lượng,


tiến độ thực hiện và tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước bảo đảm hiệu quả dự án


nhằm đạt được mục tiêu đầu tư”.



Như vậy, có thể thấy quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách
nhà nước như bất kỳ dự án đầu tư nào đều có ba (03) mục tiêu chính cần đảm bảo là:


Chất lượng, chi phí và thời gian. Tùy từng dự án và tùy từng thời kỳ của mỗi dự án mà


tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau. Trong q trình thực hiện các dự


án đầu tư xây dựng ln khó tránh khỏi những rủi ro và thay đổi bất ngờ do cả nguyên


nhân khách quan cũng như chủ quan làm ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện dự án, từ


đó gây ra những sai số ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra ban đầu. Vì vậy, để đảm bảo hiệu


quả dự án và đạt được các mục tiêu đầu tư chung trong trường hợp có biến động, nhà


quản lý phải thực hiện đánh đổi giữa ba (03) mục tiêu trên. Đây là hoạt động thường


xuyên xảy ra trong công tác quản lý dự án, từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án.


Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, do nguồn


vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp nên mục tiêu tiết kiệm chi phí thường được các nhà


quản lý quan tâm, đặt lên hàng đầu.


Cùng với sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động quản lý dự


án cũng như hiệu quả thực hiện dự án, mục tiêu của quản lý dự án cũng thay đổi theo



chiều hướng gia tăng về cả lượng và chất. Từ ba (03) mục tiêu ban đầu (hay tam giác


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

chi phí, an tồn, rủi ro và mơi trường. Trong đó mục tiêu về mơi trường ngày càng


được chú trọng phù hợp với xu hướng phát triển bền vững trên thế giới.


Ngoài những mục tiêu dài hạn như trên, quản lý dự án đầu tư xây dựng sử


dụng vốn ngân sách nhà nước còn phải quan tâm đến một mục tiêu ngắn hạn rất quan


trọng là kết quả giải ngân kế hoạch vốn hàng năm. Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung


hạn, khả năng cân đối ngân sách nhà nước, tiến độ thực hiện và tầm quan trọng của


dự án, các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước sẽ được giao vốn


thực hiện hàng năm phù hợp và chịu sự kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất của các


cơ quan quản lý nhà nước, các cấp có thẩm quyền về việc thực hiện kế hoạch vốn
được giao. Đối với các dự án chậm giải ngân hoặc có khả năng khơng giải ngân hết


kế hoạch vốn được giao sẽ bị xem xét thu hồi kế hoạch vốn đã giao và có thể khơng


được bố trí vốn thực hiện trong năm tiếp theo, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện


các pha sau của dự án. Vì vậy, nhà quản lý dự án cần chú ý theo dõi kết quả giải ngân


và có các biện pháp kịp thời (nếu cần) để đảm bảo tiến độ giải ngân kế hoạch vốn


được giao trong năm, tránh trường hợp bị thu hồi vốn đã giao gây khó khăn cho việc



xin bố trí vốn trong những năm tiếp theo.


<i><b>2.2.2. Mơ hình tổ chức quản lý dự án </b></i>



“Mơ hình tổ chức quản lý dự án là cách thức người quyết định đầu tư hoặc chủ


đầu tư tổ chức bộ máy phòng ban, huy động nhân sự,… tham gia thực hiện dự án. Mơ


hình tổ chức quản lý dự án phù hợp góp phần đảm bảo chất lượng công tác quản lý


dự án, từ đó đảm bảo hiệu quả dự án và mục tiêu đầu tư.”


“Dựa trên các mơ hình quản lý dự án thông thường theo thông lệ quốc tế, đối


với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Việt Nam hiện


nay, căn cứ tính chất, quy mơ và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư


được phép quyết định áp dụng một trong các mơ hình tổ chức quản lý dự án sau”:


- “Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án”;


- “Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư


xây dựng khu vực”;


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

2.2.2.1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án



“Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là mơ hình được áp dụng cho



các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc nhóm A có cơng trình cấp đặc biệt;


có áp dụng cơng nghệ cao; dự án về an ninh, quốc phịng có u cầu bí mật nhà nước”.”


Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư quyết định thành


lập và là tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư, “có tư cách pháp nhân độc lập,được


sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương


mại theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao.


Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật


và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.”


<b>Hình 2.2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án </b>


Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án gồm “Giám


đốc, một hoặc một số Phó giám đốc và các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tùy vào


yêu cầu, tính chất của dự án”. “Các thành viên Ban quản lý dự án có thể làm việc theo


chế độ chuyên trách hoặc chế độ kiêm nhiệm phụ thuộc vào quyết định của chủ đầu


tư nhưng phải đảm bảo có ít nhất mười (10) thành viên có chun mơn, nghiệp vụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

chun mơn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mơ dự án, cấp cơng trình



và cơng việc đảm nhận”. Trong quá trình thực hiện quản lý dự án, Ban quản lý dự án


đầu tư xây dựng một dự án được phép thuê cá nhân, tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng


lực để thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ quản lý dự án của mình.


“Tổ chức quản lý dự án theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là


một trong các hình thái cụ thể của mơ hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.”


2.2.2.2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực



“Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực áp dụng đối với dự


án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khơng thuộc trường hợp áp dụng hình thức Ban


quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án” nêu ở mục 2.2.2.1.


Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực do người quyết định


đầu tư (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện)


thành lập là “tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc người quyết định đầu tư, có tư cách


pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà
nước và ngân hàng thương mại”. “Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu


vực thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ



chức quản lý thực hiện các dự án được giao; quản lý vận hành, khai thác sử dụng cơng


trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp


luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình”. Các dự án do Ban quản lý


dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực quản lý đồng thời là “các dự án đầu tư


xây dựng cơng trình thuộc cùng một chuyên ngành hoặc là các dự án được thực hiện


trên cùng một hướng tuyến hoặc trong cùng một khu vực hành chính.”




Căn cứ yêu cầu quản lý, số lượng dự án cần quản lý và điều kiện thực hiện cụ


thể, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực có


thể được sắp xếp theo từng dự án hoặc theo trình tự quản lý dự án đầu tư xây dựng.”


Nhưng nhìn chung, tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu


vực bao gồm các bộ phận cơ bản sau: Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

dựng chuyên ngành/khu vực trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh


phải có ít nhất hai mươi (20) thành viên, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên


ngành/khu vực trực thuộc UBND cấp huyện phải có ít nhất mười (10) thành viên có



chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án chuyên ngành được giao quản lý. “Ban


quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực được thuê cá nhân, tổ chức tư


vấn đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng”.


Trường hợp Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực được


giao chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ trực tiếp quản lý dự án như trên thì Ban quản


lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực được hiểu là một dạng của mơ hình


chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.


<b>Hình 2.3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực </b>


Đối với “dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được người


quyết định đầu tư giao cho tổ chức, cơ quan quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng


công trình làm chủ đầu tư hoặc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà


nước thuộc cấp xã, phường, thị trấn” (dự án do UBND cấp xã làm chủ đầu tư) thì chủ


đầu tư phải ký hợp đồng thuê Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu


vực thực hiện công tác quản lý dự án. Trong trường hợp này, Ban quản lý dự án đầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực được hiểu là



một dạng của mơ hình chủ nhiệm điều hành dự án.


2.2.2.3. Hình thức tự thực hiện



“Hình thức tự thực hiện là hình thức mà chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân


của mình và bộ máy chun mơn trực thuộc để trực tiếp quản lý dự án”. Hình thức này


thường được áp dụng với các dự án quy mơ nhỏ, tính chất kỹ thuật đơn giản.


Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, “chủ đầu tư được áp dụng hình thức tự


thực hiện đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơng trình xây dựng quy mơ nhỏ


có tổng mức đầu tư dưới năm (05) tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng và


dự án có tổng mức đầu tư dưới hai (02) tỷ đồng do UBND cấp xã làm chủ đầu tư.”


Các thành viên tham gia quản lý dự án “làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và


phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư


có thể thuê cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham


gia nghiệm thu hạng mục, cơng trình hồn thành.”


<i><b>2.2.3. Nội dung quản lý dự án </b></i>



Quá trình triển khai thực hiện một dự án đầu tư luôn chịu sự chi phối, quản lý



của nhiều bên ở cả tầm vĩ mô và vi mô. “Quản lý vĩ mô hay quản lý nhà nước đối với


dự án bao gồm tất cả các biện pháp vĩ mô được nhà nước sử dụng để tác động đến


các yếu tố trong quá trình hình thành, phát triển và kết thúc dự án. Trong quá trình


triển khai dự án, nhà nước thông qua đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước về tài


chính, xây dựng, đầu tư,… ln định hướng, theo dõi chặt chẽ và chi phối các hoạt


động của dự án nhằm bảo đảm dự án có những kết quả đóng góp tích cực cho sự phát


triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, địa phương.” Đối với các dự án đầu tư xây


dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sự quản lý này càng được thể hiện rõ ràng


thông qua các công cụ quản lý vĩ mơ như chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế


hoạch, đặc biệt là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về đầu tư xây dựng,


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

“Quản lý dự án ở tầm vi mô là triển khai thực hiện các công việc như lập kế


hoạch, điều phối, kiểm soát… nhằm quản lý những hoạt động cụ thể của dự án. Quá


trình này diễn ra thường xuyên, liên tục, xuyên suốt tiến trình dự án từ khi mới chuẩn


bị đầu tư đến lúc đưa vào vận hành khai thác sử dụng và kết thúc dự án.”


Trong phạm vi luận văn, tác giả sẽ xem xét nội dung quản lý dự án đầu tư xây



dựng ở tầm vi mô trên hai (02) phương diện: quản lý dự án theo giai đoạn và quản lý


dự án theo lĩnh vực.


2.2.3.1. Quản lý dự án theo giai đoạn



“Mỗi dự án đầu tư là một thể thống nhất, có một chu kỳ hay vịng đời riêng


được đánh dấu bằng việc triển khai thực hiện một hay nhiều công việc khác nhau.


Chu kỳ dự án được xác định và chỉ rõ bởi thời điểm bắt đầu, thời hạn thực hiện từng


giai đoạn, thời điểm kết thúc và những ai sẽ tham gia thực hiện. Có thể rút ra một số
đặc điểm sau thông qua chu kỳ dự án”:


- Khi bắt đầu dự án, “mức chi phí và nhu cầu nhân lực thường ở mức thấp, tăng


cao hơn trong giai đoạn phát triển dự án và có xu hướng giảm nhanh chóng khi dự án
đi đến thời kỳ kết thúc.”


- Xác suất thành công khi dự án mới bắt đầu thực hiện là thấp nhất và khả


năng xuất hiện rủi ro là cao nhất. Càng về sau, xác suất thành công của dự án sẽ


càng tăng cao hơn.


- Vào thời kỳ bắt đầu dự án, “khả năng tác động của chủ đầu tư đến những đặc


tính cuối cùng của sản phẩm dự án từ đó ảnh hưởng tới chi phí thực hiện dự án là cao



nhất và giảm nhanh khi dự án đi vào các giai đoạn sau.”


Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chu kỳ dự án
được chia thành ba (03) giai đoạn chủ yếu bao gồm: “chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

“<b>Bảng 2.1. Các cơng việc chính được thực hiện trong dự án đầu tư xây dựng </b>


<b>sử dụng vốn ngân sách nhà nước </b>


<b>STT </b> <b>Giai đoạn </b> <b>Các cơng việc chính cần thực hiện </b>


1 Giai đoạn chuẩn bị dự án


Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu
tư/báo cáo nghiên cứu tiền khả thi


Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo


nghiên cứu khả thi/báo cáo kinh tế - kỹ thuật)


2 Giai đoạn thực hiện dự án


Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất; chuẩn bị


mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có)


Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt


thiết kế, dự toán xây dựng



Xin cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình
theo quy định phải có giấy phép xây dựng)
Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm


Tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án và


ký kết hợp đồng xây dựng


Tổ chức thi công xây dựng cơng trình


Giám sát thi cơng xây dựng


Tạm ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành


Nghiệm thu cơng trình xây dựng hồn thành


3


Giai đoạn kết thúc xây
dựng đưa cơng trình của


dự án vào khai thác sử


dụng


Bàn giao cơng trình hồn thành đưa vào sử
dụng; vận hành, chạy thử


Quyết tốn dự án hồn thành, quyết toán hợp
đồng xây dựng, bảo hành cơng trình xây dựng



<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp”</i>


Vì vậy, quá trình quản lý dự án đầu xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước


cũng được chia thành ba (03) giai đoạn tương ứng với những yêu cầu và nội dung


quản lý khác nhau ở mỗi giai đoạn.


<b>- Giai đoạn chuẩn bị dự án: </b>


“Giai đoạn chuẩn bị dự án được tính từ lúc ý tưởng đầu tư bắt đầu hình thành


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

thể chia thành hai (02) bước là lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và lập,


thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, cụ thể như sau:”


<i><b>+ Bước 1: Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư </b></i>


“Chủ đầu tư dựa trên các định hướng, chủ trương, chính sách, chiến lược, quy


hoạch, kế hoạch,… phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, địa phương, ngành,


lĩnh vực đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt để nghiên cứu đề xuất chủ trương
đầu tư dự án hoặc thực hiện nghiên cứu tiền khả thi theo yêu cầu của cấp có thẩm


quyền. Qua bước này, chủ đầu tư cần xây dựng được bức tranh toàn cảnh về dự án


bao gồm mục tiêu, kết quả và phương thức thực hiện dự án thể hiện qua bản báo cáo



nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Các nội dung được


thể hiện trong báo cáo chưa cần lượng hóa hết bằng các chỉ tiêu một cách quá chi tiết


nhưng chủ đầu tư phải đảm bảo báo cáo được thực hiện căn cứ trên cơ sở thực tiễn


và cho thấy được tính khả thi, sự cần thiết phải thực hiện dự án đầu tư.”


Bản báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sau khi


hoàn thiện sẽ được chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ


trương đầu tư. Trong thời gian này, chủ đầu tư có thể chủ động liên hệ làm việc với
cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư để giải trình các nội dung dự án khi được yêu


cầu và bổ sung hồ sơ cơ sở pháp lý (nếu cần). Dự án sẽ được xem xét quyết định chủ


trương đầu tư khi đáp ứng được các điều kiện sau: “<i>Thứ nhất, dự án phải phù hợp với </i>


chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm


<i>quyền phê duyệt; Thứ hai, dự án không trùng lặp với các dự án đã được triển khai (đã </i>


<i>có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư); Thứ ba, chi phí thực hiện </i>


dự án phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động


các nguồn vốn khác (nếu có), phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ


<i>và nợ chính quyền địa phương; Thứ tư, dự án phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, </i>



quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.”


<i><b>+ Bước 2: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư </b></i>


Sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, chủ đầu tư tổ chức lập dự án


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

việc gì và thực hiện như thế nào mà nội dung chủ yếu tập trung vào công tác thiết kế


và lập các kế hoạch về thời gian, chi phí,… của dự án để thể hiện được tính khả thi


cao nhất của dự án đầu tư. Đây là giai đoạn bao gồm những công việc phức tạp nhất


của dự án, đòi hỏi nhân lực tham gia thực hiện phải có trình độ chun mơn sâu về


đầu tư xây dựng, tài chính, lập kế hoạch,… và có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án
tương tự. Kết quả công tác lập dự án đầu tư sẽ được thể hiện trong bản báo cáo nghiên


cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án.




Nội dung quan trọng nhất cần được thể hiện chi tiết, đầy đủ, chính xác trong


báo cáo nghiên cứu khả thi/báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án đầu tư xây dựng là


các bản thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có))


làm cơ sở triển khai thi cơng xây dựng cơng trình, bảo đảm sự đồng bộ giữa các cơng



trình xây dựng của dự án khi đưa vào khai thác, sử dụng để đạt được mục tiêu đầu tư.”


“Chủ đầu tư sau khi lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi/báo cáo kinh tế -


kỹ thuật sẽ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, ra quyết định đầu tư. Trong thời


gian này, chủ đầu tư cần chủ động làm việc với cơ quan thẩm định để giải trình


các nội dung cần làm rõ của báo cáo nghiên cứu khả thi/báo cáo kinh tế - kỹ thuật


và bổ sung hồ sơ khi cần thiết. Người quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư dự


án sử dụng vốn ngân sách nhà nước căn cứ trên chiến lược và kế hoạch phát triển


kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển


ngành; sự cần thiết của dự án; mục tiêu của dự án; chủ trương đầu tư đã được phê


duyệt; khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn


khác để thực hiện dự án.”


Sản phẩm của giai đoạn này là dự án đầu tư đã được phê duyệt và tiến trình dự


án có thể bước ngay vào giai đoạn thực hiện. Thành công của dự án phụ thuộc rất lớn


vào chất lượng của bản dự án đầu tư được phê duyệt, trong đó phải đề cập và phân


tích đầy đủ, chính xác các nội dung có liên quan đến quá trình thực hiện và hiệu quả



của dự án. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng thực hiện các công việc trong giai đoạn


chuẩn bị đầu tư, ngay từ ban đầu chủ đầu tư đã phải lựa chọn được các thành viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

án, phân chia công việc dự án một cách hợp lý, khoa học, nâng cao trách nhiệm của


mỗi thành viên tham gia lập dự án.


<b>- Giai đoạn thực hiện dự án: </b>


Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng là giai đoạn cần huy động nhiều


nguồn lực nhất và có nhiều rủi ro khách quan nhất. Vì vậy, quản lý dự án đối với giai


đoạn này cũng bao gồm nhiều nội dung và có yêu cầu cao nhất. Các công việc cần


thực hiện trong giai đoạn thực hiện dự án có thể chia thành hai (02) phần là phần


chuẩn bị thi công xây dựng cơng trình và phần thi cơng xây dựng cơng trình.


Phần chuẩn bị thi cơng xây dựng cơng trình là bước chuẩn bị các điều kiện


cần thiết để thi cơng xây dựng cơng trình, bao gồm một số công việc chủ yếu như


sau: “Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; thực


hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom


mìn (nếu có); cấp giấy phép xây dựng (đối với cơng trình theo quy định phải có giấy



phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án và ký kết hợp đồng kinh


tế; tổ chức khởi cơng xây dựng cơng trình”. Ở phần này, chủ đầu tư phải đảm bảo


tiến độ thời gian thực hiện các công việc tránh kéo dài làm chậm tiến độ dự án, nhất


là cơng tác giải phóng mặt bằng (nếu có); đồng thời phải quản lý chặt chẽ chất lượng


lập thiết kế, dự toán xây dựng, lựa chọn nhà thầu để đảm bảo chất lượng thi công


xây dựng trong bước sau.


“Sau khi có quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà


nước phải lập và trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn


nhà thầu của dự án làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các công việc trong


giai đoạn thực hiện dự án như lập, thẩm tra thiết kế, dự tốn xây dựng, thi cơng xây


dựng, giám sát thi công xây dựng,…”


Các bản thiết kế, dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn


ngân sách nhà nước sau khi lập xong đều phải được cấp có thẩm quyền thẩm định,


phê duyệt. Cụ thể: “Cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì thẩm định thiết kế kỹ


thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công,



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt


thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Chủ


đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước.”


Phần thi cơng xây dựng cơng trình là bước thực hiện ngay sau khi tổ chức khởi


công xây dựng cơng trình, bao gồm một số cơng việc chủ yếu sau: “Thi cơng xây dựng


cơng trình; tạm ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành; giám sát thi cơng xây dựng;


nghiệm thu cơng trình xây dựng hồn thành”. Các nội dung quản lý chủ yếu cần thực


hiện trong giai đoạn này bao gồm: “chất lượng xây dựng cơng trình (có đáp ứng các


quy chuẩn theo quy định của pháp luật hay khơng, có đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu


cầu trong thiết kế hay không,…); tiến độ xây dựng thi cơng xây dựng cơng trình (có


đảm bảo đúng tiến độ hay không; nếu chậm tiến độ thì nguyên nhân là gì, giải pháp


khắc phục ra sao; có cơng việc nào có thể đẩy nhanh hay khơng;…); khối lượng thi


cơng xây dựng cơng trình; chi phí đầu tư xây dựng trong q trình thi cơng xây dựng


(có vượt ngân sách đã duyệt khơng; nguyên nhân vượt; hướng giải quyết; có thể tiết


kiệm những khoản chi phí nào;…); quản lý hợp đồng xây dựng; quản lý an tồn lao



động, mơi trường xây dựng.” Chủ đầu tư có thể khơng trực tiếp quản lý tất cả các nội


dung nói trên nhưng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực


hiện của các nhà thầu để đảm bảo mục tiêu và hiệu quả dự án.


Giai đoạn thực hiện dự án với khối lượng cơng việc lớn và địi hỏi quản lý


nhiều nội dung như vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý dự án, chủ đầu tư/nhà quản


lý phải làm tốt từ khâu lập kế hoạch, điều phối thời gian và nguồn lực cho các công


việc dự án đến khâu kiểm tra, giám sát q trình triển khai các cơng việc của dự án.


Cùng với đó, những địi hỏi, u cầu kỹ thuật cụ thể đối với các công việc trong giai


đoạn này khá cao và phức tạp. Vì vậy, để quản lý tốt q trình thực hiện đầu tư, địi


hỏi các cán bộ trực tiếp tham gia quản lý phải có trình độ chun mơn chun sâu


phù hợp với từng nội dung kỹ thuật của dự án.


Kết thúc giai đoạn thực hiện dự án, các cơng trình dự án được xây dựng hoàn


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào vận hành, </b>
<b>khai thác sử dụng: </b>


Các công việc chủ yếu cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm: “Bàn giao


cơng trình hồn thành; vận hành, chạy thử; quyết tốn dự án hồn thành/quyết tốn



vốn đầu tư; quyết toán hợp đồng xây dựng và bảo hành cơng trình xây dựng.” Kết thúc


xây dựng cơng trình khi chủ đầu tư đã nhận bàn giao tồn bộ cơng trình và cơng trình


đã hết thời gian bảo hành theo quy định. Hồ sơ xây dựng công trình phải được nộp
lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ nhà nước.


Các cơng trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước sau khi hồn thành


đều phải thực hiện quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình. “Chi phí đầu tư được


quyết tốn là tồn bộ chi phí hợp lý, hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây


dựng để đưa cơng trình của dự án vào vận hành, khai thác sử dụng. Đối với các dự án


sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới


hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.”


Ở Việt Nam, sau khi công trình xây dựng được hồn thành nghiệm thu bàn
giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm “lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây


dựng cơng trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là chín (09)


tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, sáu (06) tháng đối với


dự án nhóm B và ba (03) tháng đối với dự án nhóm C kể từ ngày cơng trình hồn


thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Sau sáu (06) tháng kể từ khi có quyết định phê



duyệt quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết


cơng nợ, tất tốn tài khoản dự án tại cơ quan thanh tốn vốn đầu tư”. Vì vậy, chủ đầu


tư/nhà quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần lưu ý


các mốc thời gian trên để quản lý tiến độ thực hiện quyết toán vốn đầu tư.


2.2.3.2. Quản lý dự án theo lĩnh vực



Trong phạm vi nghiên cứu và thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng sử


dụng vốn ngân sách nhà nước, luận văn tập trung phân tích một số lĩnh vực quản lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>- Lập kế hoạch tổng quan: </b>“là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành


những công việc cụ thể và xây dựng một chương trình để tổ chức thực hiện những


cơng việc đó theo một trình tự logic nhằm đảm bảo kết hợp một cách chính xác và


đầy đủ các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án.”


Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, lập kế


hoạch đầu tư công là một nội dung khá quan trọng, cần chủ đầu tư quan tâm thực hiện.


Kế hoạch đầu tư công là tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục các


chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ



vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện. Kế hoạch đầu tư công


được lập cho thời hạn năm (05) năm gọi là kế hoạch đầu tư công trung hạn, là một


trong những cơ sở để cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư dự án hoặc quyết định


bố trí vốn hàng năm cho dự án. Kế hoạch đầu tư công được lập theo từng năm gọi là


kế hoạch đầu tư cơng hàng năm, trong đó có thể hiện kế hoạch vốn được bố trí cho


mỗi dự án - là số tiền chủ đầu tư được phép sử dụng trong năm đó để triển khai thực


hiện dự án.


Vì vậy, căn cứ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền và tình hình thực hiện


các dự án, chủ đầu tư/nhà quản lý cần chú ý lập kế hoạch đầu tư công theo đúng quy


định đảm bảo chính xác, phù hợp với các dự án và đơn vị mình, tránh các trường hợp


dự án khơng được phê duyệt do khơng có trong kế hoạch, không đủ vốn thực hiện,…


làm ảnh hưởng đến mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án.


<b>- Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình: </b>“là “quá trình triển khai giám sát


các tiêu chuẩn chất lượng trong việc thực hiện dự án” nhằm đảm bảo chất lượng cơng


trình xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và mục tiêu của dự án.” Để



thực hiện được mục tiêu này, công tác quản lý chất lượng xây dựng cơng trình phải


bắt đầu ngay từ khâu khảo sát, thiết kế xây dựng cho đến thi cơng xây dựng cơng


trình, cụ thể như sau:


+ Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng: “Khảo sát xây dựng bao gồm khảo sát


địa chất thủy văn; khảo sát địa chất công trình; khảo sát địa hình; khảo sát hiện trạng


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơng trình…” Do đó, chất lượng khảo


sát xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bản dự án đầu tư, thiết kế xây dựng từ


đó ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình xây dựng và hiệu quả đầu tư dự án.


Vì vậy, chủ đầu tư/nhà quản lý cần thường xuyên giám sát công tác khảo sát


xây dựng theo các nội dung sau: “<i>Thứ nhất, kiểm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn đủ năng </i>


lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng làm cơ sở phê duyệt phương


<i>án kỹ thuật khảo sát xây dựng; Thứ hai, kiểm tra và đối chiếu năng lực thực tế của </i>


nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm thiết bị khảo sát tại hiện trường, nhân lực, phịng


thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng đã duyệt và


<i>quy định của hợp đồng; Thứ ba, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện khảo sát xây dựng </i>



bao gồm vị trí khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, khối lượng khảo sát, lưu giữ số


liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phịng và thí nghiệm hiện


trường; kiểm tra cơng tác đảm bảo an tồn lao động, an tồn mơi trường trong q


trình thực hiện khảo sát.”


+ Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng: “Thiết kế xây dựng bao gồm thiết kế sơ


bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả


thi, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án,…


Thiết kế xây dựng là cơ sở để thi cơng xây dựng cơng trình và tính tốn các chi phí liên


quan đến cơng tác xây dựng nên chất lượng các bản thiết kế xây dựng rất quan trọng.”


Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây


dựng cơng trình nêu rõ các nội dung cơ bản sau: “mục tiêu xây dựng cơng trình; các


căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế; địa điểm xây dựng; các yêu cầu về quy hoạch, cảnh


quan và kiến trúc đối với khu đất xây dựng cơng trình; quy mơ cơng trình; các u


cầu về cơng năng sử dụng, mỹ thuật và kỹ thuật của cơng trình.”


Căn cứ nhiệm vụ thiết kế xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng cơng trình tổ



chức lập thiết kế và quản lý chất lượng công tác thiết kế với các nội dung sau: “<i>Thứ </i>


<i>nhất, bố trí đủ nhân lực có trình độ chun mơn và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện </i>


thiết kế; phân công người đủ điều kiện năng lực làm chủ trì thiết kế, chủ nhiệm đồ án


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

của bước thiết kế và phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng


<i>cho cơng trình; Thứ ba, chỉ định cá nhân, bộ phận thuộc tổ chức của mình hoặc thuê </i>


tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực để thực hiện kiểm tra nội bộ chất lượng


<i>hồ sơ thiết kế; Thứ tư, trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt; </i>


tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩm


<i>định; Thứ năm, thực hiện điều chỉnh thiết kế khi cần. Nhà thầu thiết kế chịu trách </i>


nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng cơng trình do mình thực hiện.”


“Chủ đầu tư quản lý chất lượng thiết kế xây dựng thông qua sản phẩm thiết kế


xây dựng cơng trình do nhà thầu thiết kế lập và trình chủ đầu tư. Chủ đầu tư dự án


đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước chỉ được tự phê duyệt thiết kế bản


vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước; các thiết kế xây dựng khác phải được


trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.”



+ Quản lý chất lượng thi công cơng trình: Chất lượng thi cơng xây dựng cơng


trình chịu sự quản lý của nhiều bên như chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát, cơ quan


quản lý nhà nước,… và “phải được kiểm soát từ khâu mua sắm, sản xuất, chế tạo các


sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng cho cơng


trình tới khâu thi cơng xây dựng, vận hành chạy thử và nghiệm thu đưa vào sử dụng”.


Chủ đầu tư/nhà quản lý thực hiện các nội dung quản lý cụ thể như sau:


<i>Thứ nhất, </i>“quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử


dụng. Chủ đầu tư nêu rõ số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu,


sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng, nhà thầu sản xuất,


chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho cơng trình;


kiểm tra số lượng, chủng loại, các u cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện,


thiết bị theo quy định trong hợp đồng trước khi nghiệm thu, cho phép đưa vật liệu,


sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho cơng trình; thực hiện kiểm soát chất


lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo quy trình đã thống nhất với nhà thầu.”


<i>Thứ hai, </i>“giám sát thi công xây dựngcơng trình, kiểm tra và nghiệm thu cơng



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

“Chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi cơng xây dựng cơng trình hoặc th tổ


chức tư vấn đủ điều kiện năng lực thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các


<i>nội dung sau: (1) Thơng báo cho các nhà thầu có liên quan biết về quyền hạn, nhiệm </i>


vụ của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi cơng


<i>xây dựng cơng trình, chủ đầu tư để phối hợp thực hiện; (2) Kiểm tra năng lực của nhà </i>


thầu thi cơng xây dựng cơng trình có phù hợp với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây


dựng khơng, bao gồm: phịng thí nghiệm chun ngành xây dựng, nhân lực, hệ thống


quản lý chất lượng của nhà thầu, thiết bị thi công; kiểm tra các điều kiện khởi cơng


<i>cơng trình xây dựng; (3) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với </i>


<i>thiết kế đã được phê duyệt; (4) Kiểm tra và chấp thuận sản phẩm xây dựng, cấu kiện, </i>


<i>vật liệu, thiết bị lắp đặt vào cơng trình; (5) Xem xét và chấp thuận các nội dung đề </i>


xuất, kiến nghị của nhà thầu trong quá trình thi cơng xây dựng cơng trình và u cầu


<i>nhà thầu thi công chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng; (6) </i>


Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu khác triển khai công


<i>việc tại hiện trường theo đúng tiến độ; (7) Giám sát việc đảm bảo an tồn lao động </i>



<i>trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình; (8) Giám sát việc thực hiện các quy </i>


định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng, giám sát các biện pháp
<i>đảm bảo an tồn đối với cơng trình lân cận, cơng tác quan trắc cơng trình; (9) Tổ chức </i>


hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện bất hợp lý,


<i>sai sót về thiết kế; (10) Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những phát </i>


sinh, vướng mắc trong quá trình thi cơng xây dựng cơng trình và phối hợp xử lý, khắc


<i>phục sự cố (nếu có); (11) Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi </i>


xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi


<i>cơng khơng đảm bảo an tồn; (12) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất </i>
<i>lượng cơng trình xây dựng, hạng mục cơng trình, bộ phận cơng trình; (13) Thực hiện </i>


nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi cơng, nghiệm thu bộ phận cơng


trình xây dựng hoặc giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i>hoàn thành; (14) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu, kiểm tra và xác nhận bản vẽ </i>


<i>hồn cơng; (15) Tổ chức lập hồ sơ hồn thành cơng trình xây dựng.</i>”


“Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công


nghệ - thi công xây dựng cơng trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao



tay, chủ đầu tư kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu thông


qua thỏa thuận với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu về việc cử đại diện


tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi cơng


quan trọng của cơng trình.”


Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, “công tác


nghiệm thu trong q trình thi cơng và khi hồn thành thi cơng xây dựng cơng trình


giai đoạn thi cơng xây dựng phải được cấp có thẩm quyền kiểm tra và ra văn bản chấp


thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.”


<i>Thứ ba, </i>“lập, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao cơng trình xây dựng.”


<b>- Quản lý thời gian và tiến độ: </b>“là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát


tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hồn thành dự án, trong đó chỉ rõ mỗi công


việc của dự án kéo dài bao lâu, bắt đầu khi nào, kết thúc khi nào và thời gian thực


hiện toàn bộ dự án là bao nhiêu, bao giờ hoàn thành.”


Để quản lý thời gian hiệu quả, chủ đầu tư cần theo dõi, cập nhật tiến độ thực


hiện các công việc dự án một cách thường xuyên, liên tục, hàng ngày, thậm chí hàng



giờ để đảm bảo từng phần việc được thực hiện đúng tiến độ, phát hiện kịp thời sự chậm


trễ của cơng việc dự án, nhanh chóng tìm ngun nhâ n và đưa ra giải pháp xử lý, điều


chỉnh tiến độ cho phù hợp, giảm thiểu sự ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả dự án.


“Tiến độ thi công xây dựng phải được lập trước khi triển khai thi cơng xây dựng


cơng trình và lập theo tháng, q, năm đối với cơng trình xây dựng có quy mô lớn.


Đây là cơ sở để chủ đầu tư, các nhà thầu và các bên liên quan theo dõi, giám sát tiến
độ thi công xây dựng công trình. Trường hợp tiến độ thi cơng xây dựng bị kéo dài ở


một số giai đoạn nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án,


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

tiến độ tổng thể của dự án thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết


định điều chỉnh tiến độ tổng thể của dự án.”


<b>- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: </b>“là q trình dự tốn kinh phí, giám sát


thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng cơng việc và tồn bộ dự án, là việc tổ chức,


phân tích số liệu và báo cáo những thơng tin về chi phí.”


“Chủ đầu tư phải thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn


bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng



trong phạm vi tổng mức đầu tư/tổng mức đầu tư điều chỉnh được phê duyệt của dự


án. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng gói thầu xây dựng,


cơng trình, dự án, phù hợp với chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng,


mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng cơng


trình. Chủ đầu tư có thể th tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện


năng lực để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”


“Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng


vốn nhà nước thông qua việc hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư


xây dựng; ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật. Dự


án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải áp dụng định mức xây


dựng, chỉ số giá xây dựng do cấp có thẩm quyền ban hành khi lập chi phí đầu tư xây


dựng. Tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng


của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước cũng phải được cấp có


thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.”


“Chủ đầu tư phải thực hiện đánh giá giữa kỳ và khi kết thúc kế hoạch đối với



các dự án có trong danh mục đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê


duyệt; đánh giá định kỳ hằng quý và hàng năm đối với các dự án được giao vốn trong


kế hoạch đầu tư công hàng năm. Nội dung đánh giá bao gồm: Mức độ đạt được so


với kế hoạch được giao; Tính khả thi của kế hoạch đầu tư cơng; Tình hình quản lý dự


án; Các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Hàng năm, kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng sử dụng


vốn ngân sách nhà nước phải thực hiện việc lập quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản


được giao trong niên độ ngân sách đó và gửi cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.”


<b>- Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng: là quá trình lựa chọn </b>


nhà thầu; quản lý hợp đồng và điều hành việc thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch


vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp của dự án.


Quản lý lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công


bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế nhằm lựa chọn các nhà thầu có chất lượng tham


gia thực hiện dự án. Chủ đầu tư quản lý đấu thầu từ khâu chuẩn bị lựa chọn nhà thầu


đến khâu hoàn thiện, ký kết hợp đồng.



“Quản lý hợp đồng nhằm đảm bảo các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công


việc, yêu cầu số lượng, chất lượng, chủng loại, phương thức, thời hạn và các thỏa


thuận khác được thực hiện đúng và đủ. Các bên ký kết hợp đồng trong phạm vi quyền


hạn và nghĩa vụ của mình lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với


nội dung hợp đồng đã ký kết. Chủ đầu tư quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng với


các nội dung chủ yếu sau: Tiến độ thực hiện hợp đồng; khối lượng và giá hợp đồng;


chất lượng; quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.”


- <b>“Quản lý rủi ro: là việc nhận diện, xác định các loại rủi ro mà dự án có khả </b>


năng gặp phải, xác suất xảy ra rủi ro, lượng hóa mức độ rủi ro nếu xảy ra và lập kế


hoạch phòng tránh rủi ro. Từ các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng có thể thấy rủi


ro là yếu tố thường trực, khó tránh khỏi trong q trình thực hiện dự án. Vì vậy, quản


lý rủi ro cần được triển khai ngay từ khi hình thành ý tưởng dự án. Tuy nhiên, thực tế


quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước chưa quan tâm


nhiều đến lĩnh vực này.”


<i><b>2.2.4. Công cụ quản lý dự án chủ yếu </b></i>




Tương ứng với mỗi nội dung quản lý dự án sẽ có các cơng cụ và kỹ thuật quản


lý dự án phù hợp nhằm hỗ trợ nhà quản lý dự án thực hiện tốt nhiệm vụ của mình,


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

một số công cụ và kỹ thuật phổ biến thường được sử dụng để quản lý dự án đầu tư


xây dựng như sau:


2.2.4.1. Cấu trúc phân tách công việc (WBS)



“Cấu trúc phân tách công việc là việc chia một dự án theo cấp bậc thành các


nhóm nhiệm vụ và cơng việc cụ thể; xây dựng bảng trong đó xác định, liệt kê và đưa


ra các giải thích cho từng công việc cần triển khai của dự án.” Những tác dụng chính


của nó bao gồm: Giúp nhà quản lý và thành viên dự án có cái nhìn tổng quan về dự


án như những công việc phải làm trong dự án, trình tự thực hiện các cơng việc đó,


u cầu của mỗi cơng việc,…; Là cơ sở để nhà quản lý giao nhiệm vụ, xác định trách


nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận đối với mỗi công việc dự án; Là cơ sở phát


triển trình tự và thứ tự quan hệ trước sau giữa các công việc, lập sơ đồ mạng


PERT/CPM; Là cơ sở xây dựng các kế hoạch chi tiết và điều chỉnh các kế hoạch tiến


độ thời gian, phân bổ các nguồn lực cho từng công việc dự án; Là cơ sở để đánh giá



hiện trạng và kết quả thực hiện các công việc dự án trong từng thời kỳ; Giúp nhà quản


lý tránh được những sai sót hoặc bỏ qn một số cơng việc nào đó trong q trình


điều phối kế hoạch tiến độ, nguồn lực và chi phí.


Cấu trúc phân tách cơng việc được thiết lập ngay từ khi xác lập xong ý tưởng


dự án và được phát triển hoàn thiện với sự nỗ lực chung của cả nhóm dự án. Nhà quản


lý và các thành viên nhóm dự án phải khai thác tối đa những kiến thức và kinh nghiệm


tích lũy được từ các dự án tương tự để xây dựng một cấu trúc phân tách công việc


chuẩn xác đảm bảo các yêu cầu: dễ quản lý, các công việc có sự độc lập tương đối


nhưng vẫn liên quan đến nhau và phản ánh được tiến độ thực hiện dự án.


Với những tác dụng hữu ích kể trên và cách sử dụng không quá phức tạp, cấu


trúc phân tách công việc được các nhà quản lý ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất


trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Dự


án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước chịu sự quản lý của nhiều cấp


khác nhau với mức độ quan tâm và yêu cầu quản lý khác nhau, vì vậy, cấu trúc phân


tách công việc với nhiều cấp độ khác nhau từ tổng quát đến chi tiết giúp các nhà quản



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

2.2.4.2. Mạng công việc





Mạng cơng việc trình bày kế hoạch tiến độ, mơ tả dưới dạng sơ đồ mối quan hệ


liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ tự trước sau. Tác


dụng chủ yếu của mạng công việc là: Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm


vụ, các công việc của dự án; Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hồn thành


dự án, từ đó, xác định các công việc găng và đường găng của dự án; Là cơ sở để tính


tốn thời gian dự trữ của các sự kiện, các công việc; Cho phép xác định những công


việc nào phải được thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực, cơng việc


nào có thể thực hiện đồng thời để đạt mục tiêu về thời hạn hoàn thành dự án; Là cơ sở


để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án.”


Để biểu diễn mạng công việc, người ta thường sử dụng hai (02) phương pháp
chính là: phương pháp “đặt cơng việc trên mũi tên” (AOA) và phương pháp “đặt công


việc trong các nút” (AON). Nguyên tắc chung của cả hai phương pháp là địi hỏi cơng


việc phải được xác định cụ thể ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời gian hồn thành và


để có thể bắt đầu một cơng việc mới thì các cơng việc sắp xếp trước nó phải được



hồn thành tồn bộ; các mũi tên được vẽ theo chiều từ trái sang phải, phản ánh quan


hệ logic trước sau giữa các công việc nhưng độ dài mũi tên lại khơng có ý nghĩa phản


ánh độ dài thời gian.


Tuy nhiên, trong thực tế mối quan hệ giữa các công việc dự án rất phức tạp.


Công việc trước không nhất thiết phải hồn thành hết mới có thể bắt đầu cơng việc


kế tiếp mà có thể chỉ cần hồn thành đến một khối lượng nhất định (có thể là 80%)


tùy theo tính chất, yêu cầu kỹ thuật và quản lý cơng việc. Vì vậy, cơng cụ này ít được


áp dụng trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà


nước do tính chất phức tạp của các dự án đầu tư xây dựng.


2.2.4.3. Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp


đường găng (CPM)



“Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường găng


(CPM) được dùng để thể hiện mối quan hệ liên tục giữa các công việc dự án, dẫn đến


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

quản lý tiến độ dự án.” Vì vậy, hai phương pháp (PERT/CPM) thường được viết tên


đồng thời khi đề cập đến phương pháp quản lý tiến độ.



PERT/CPM là một mạng công việc bao gồm các sự kiện và công việc thường


được thể hiện bằng phương pháp AOA; là công cụ để quản lý và điều tiết các hoạt
động của dự án theo một trình tự nhất định nhằm giúp tiết kiệm tối đa các chi phí của


dự án (thời gian và tiền). Trong quá trình quản lý và thực hiện kế hoạch dự án, nhà


quản lý vẫn có thể điều chỉnh sơ đồ mạng PERT/CPM cho sát với thực tế.


Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước có thể sử dụng


cơng cụ PERT/CPM để theo dõi, quản lý tiến độ thực hiện các hạng mục, công việc


lớn. Đối với số lượng công việc nhiều và chi tiết hơn thì cơng cụ này khó có thể áp


dụng được nếu khơng có sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý dự án.


2.2.4.4. Biểu đồ GANTT



“Biểu đồ GANTT là phương pháp trình bày tiến trình thực tế cũng như kế hoạch


thực hiện các cơng việc của dự án theo trình tự thời gian với cấu trúc biểu đồ bao


gồm: Trục tung trình bày cơng việc, trục hồnh trình bày thời gian thực hiện từng


công việc; mỗi đoạn thẳng biểu hiện một công việc, độ dài đoạn thẳng là độ dài cơng


việc, vị trí đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa các cơng việc.”


“Mục đích của biểu đồ GANTT là tùy thuộc vào độ dài công việc, những điều



kiện ràng buộc và kỳ hạn phải tuân thủ để xác định một tiến độ hợp lý nhất nhằm thực


hiện các công việc khác nhau của dự án.”


“Biểu đồ GANTT được sử dụng khá phổ biến do có nhiều ưu điểm như dễ xây


dựng; dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế cũng như kế hoạch của từng cơng việc,


tình hình chung của tồn bộ dự án; thường có một số ký hiệu riêng để nhấn mạnh


những mốc thời gian quan trọng, những vấn đề liên quan đặc biệt đến các công việc


và có nhiều tác dụng như: Thơng qua biểu đồ có thể thấy được tiến độ thực hiện các


cơng việc chậm hay nhanh và tính liên tục của việc triển khai các cơng việc đó, từ


đấy có biện pháp rút ngắn tiến trình, sắp xếp lại cơng việc đảm bảo tính liên tục và


tái phân phối nguồn lực hợp lý cho từng công việc; Là cơ sở để phân phối nguồn lực


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Tuy nhiên, biểu đồ GANTT cũng có một số hạn chế sau: “(1) Khó nhận biết


cơng việc nào tiếp theo công việc nào khi biểu đồ phản ánh quá nhiều công việc liên


tiếp nhau; (2) Đối với những dự án phức tạp gồm hàng trăm công việc cần phải thực


hiện thì biểu đồ GANTT khơng thể chỉ ra đủ và đúng sự tương tác và mối quan hệ


giữa các công việc. Trong nhiều trường hợp nếu phải điều chỉnh lại biểu đồ thì việc



thực hiện rất khó khăn, phức tạp.”


Đến nay, cùng với sự phát triển của các phần mềm hỗ trợ như M.S. Excel,
M.S. Project,… những hạn chế của biểu đồ GANTT đã được khắc phục nhiều và nó
đang trở thành một trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong cơng tác


quản lý dự án nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách


nhà nước nói riêng.


2.2.4.5. Biểu đồ đường chéo



Biểu đồ đường chéo là một công cụ đơn giản để quản lý tiến độ, là biểu đồ so


sánh giữa tiến độ dự kiến (kế hoạch) với tiến độ thực tế thực hiện các công việc dự


án. Về hình thức, biểu đồ đường chéo sử dụng một hệ trục tọa độ, trong đó trục tung


phản ánh tiến độ dự kiến của các cơng việc, trục hồnh thể hiện tiến độ thực tế thực


hiện từng công việc này. Đường phân giác (đường chéo) thể hiện tiến độ thực tế thực


hiện đúng như kế hoạch đề ra. Nếu tiến độ thực tế chậm trễ so với kế hoạch thì ta có


đường gấp khúc nằm dưới đường chéo.


Biểu đồ đường chéo cũng là một trong những cơng cụ có thể ứng dụng trong


cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụn vốn ngân sách nhà nước nhằm mang



lại cho nhà quản lý cái nhìn trực quan về tiến độ thực tế so với kế hoạch, rất hữu ích


trong việc quản lý các dự án có số cơng việc khơng quá nhiều và là cơ sở để kiểm tra


theo dõi tiến độ hoàn thành dự án.


2.2.4.6. Một số công cụ giám sát dự án



<b>- Sử dụng các mốc giới hạn: Các mốc giới hạn (mốc thời gian) của dự án là </b>


các sự kiện được ghi lại dưới dạng những đồ thị hoặc các từ ngữ dùng để đánh dấu


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

hữu hiệu giúp mọi người trong dự án hiểu được tình trạng thực của dự án và có thể


quản lý, kiểm tra dự án.


<b>- Các đường cong chữ S: Đường cong chữ S là phương pháp phân tích bằng </b>
đồ thị để chỉ ra sự khác nhau giữa chi tiêu kế hoạch và chi tiêu thực tế thường được
sử dụng trong giám sát ngân sách. Chi phí tích lũy trong một khoảng thời gian và


chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế được mô tả trên đồ thị như sau:


<b>Hình 2.4. Đường cong chữ S dùng giám sát chi phí </b>


<i>Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân </i>


<b>- Các báo cáo tiến độ: Báo cáo dự án là công cụ quan trọng để giám sát và để </b>


các nhà quản lý dự án, các bộ ngành, các nhà tài trợ trao đổi thông tin về dự án. Báo cáo



tiến độ có thể được thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất. Một dự án tiêu biểu, quy mơ


từ trung bình đến lớn cần được báo cáo tiến độ thường xuyên bởi các chuyên gia, nhà


quản lý dự án và nhóm dự án. Các báo cáo cần dễ hiểu và phải được dựa trên các sự kiện.


<b>- Các cuộc họp bàn về dự án: Các cuộc họp bàn về dự án xoay quanh việc </b>


thực hiện mục tiêu của dự án và nhằm thực hiện dự án một cách hiệu quả. Thông qua


tranh luận sẽ trao đổi các thơng tin có liên quan đến các sự kiện, trao đổi ý kiến, quan
điểm cũng như sự ủng hộ hay xem xét lại việc ra quyết định của giám đốc dự án.
Cũng thông qua các cuộc họp, nhóm quản lý dự án có thể kiểm tra công việc và những
kết quả đạt được, nhận diện các vấn đề, phân tích các giải pháp; đánh giá lại kế hoạch
hàng năm và điều chỉnh các hoạt động.


Tồn bộ ngân sách


Chi phí kế hoạch


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>- Tham quan thực tế: Tham quan thực tế chính thức và khơng chính thức là </b>


việc thực hiện các chuyến tham quan hiện trường theo lịch trình định sẵn hoặc đột xuất


giúp những người được hưởng lợi từ dự án và cán bộ dự án thu thập thông tin và giám


sát việc thực hiện dự án, đối chiếu tình hình thực hiện thực tế so với báo cáo của các
đơn vị thực hiện. Cán bộ dự án có thể thu được thơng tin và giám sát bằng cách quan
sát, thảo luận không chính thức với các nhóm, và tham gia các cuộc họp của cộng đồng.


Đây là các công cụ được ban quản lý dự án và chủ đầu tư dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ứng dụng phổ biến và thường xuyên nhất trong


công tác quản lý dự án để thực hiện nhiệm vụ giám sát dự án - một trong các nhiệm


vụ quan trọng của ban quản lý dự án và chủ đầu tư.


2.2.4.7. Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện dự án C/SCSC (Cost/Schedule



Control System Criteria)



Đánh giá kết quả thực hiện dự án được thực hiện vào giữa và cuối kỳ dự án là
một trong các nhiệm vụ cần thiết và quan trọng nhằm đưa ra cái nhìn tồn diện và hệ


thống về hiện trạng của dự án phục vụ cho việc ra các quyết định quan trọng; đưa ra
các đánh giá độc lập và khách quan về việc thực hiện dự án, hiệu quả của ban quản
lý dự án và hệ thống kiểm soát dự án đang áp dụng; rút ra các bài học kinh nghiệm.


Việc đánh giá được thực hiện ở hai (02) cấp độ là chủ đầu tư và ban quản lý


dự án. Ban quản lý dự án sẽ đánh giá kết quả thực hiện dự án trên cơ sở so sánh thực


tế thực hiện với kế hoạch đề ra bao gồm các nội dung về chất lượng, chi phí, tiến độ,
an tồn và môi trường. Chủ đầu tư thực hiện đánh giá kết quả thực hiện dự án trên cơ
sở đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của dự án.


Một trong các công cụ đánh giá kết quả thực hiện dự án khá hữu ích cho các


ban quản lý dự án là phương pháp C/SCSC (Cost/Schedule Control System Criteria).
Phương pháp này sử dụng các đại lượng phân tích về thành quả sau: BCWS - Chi phí


dự tính của cơng việc theo kế hoạch; ACWP - Chi phí thực sự của một công việc đã
được thực hiện; BCWP - Chi phí dự tính của cơng việc đã được thực hiện. Từ các đại
lượng này, nhà quản lý có thể tính tốn các chỉ số hiệu suất (chỉ số hiệu suất thực hiện
tiến độ, chỉ số hiệu suất thực hiện chi phí, chỉ số hiệu suất thực hiện các công việc


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

về chi phí, sai lệch kế tốn, sai lệch thời gian) để đánh giá kết quả thực hiện dự án và


dự kiến tình hình thực hiện dự án trong giai đoạn tiếp theo.


Cơng cụ này có khả năng áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng nhưng chưa được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý các dự án
đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đối với các dự án đầu tư xây dựng
sử dụng vốn ngân sách nhà nước, phương pháp đánh giá truyền thống thông qua các
báo cáo đánh giá dự án là thơng dụng hơn.


<b>2.3. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng </b>


<b>vốn ngân sách nhà nước </b>



“Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách


nhà nước là hoàn thành các công việc dự án đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng,


trong thời gian và phạm vi chi phí được duyệt, tiết kiệm ngân sách nhà nước.” Vì vậy,


mức độ hồn thành các mục tiêu trên là cơ sở để đánh giá kết quả công tác quản lý


dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước.


Tác giả xin đề xuất một số tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá kết quả công



tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:


<b>- Chất lượng thực hiện dự án: Một dự án đầu tư xây dựng bao gồm ba (03) </b>


giai đoạn chính, mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều cơng việc khác nhau. Mối quan hệ


giữa các công việc đan xen, phức tạp nên chất lượng của một công việc có thể ảnh


hưởng đến chất lượng của một phần hoặc cả dự án. Công tác quản lý dự án được đánh


giá là có kết quả tốt khi cơng việc dự án được hồn thành đảm bảo u cầu chất lượng.


Với mỗi công việc, nhà quản lý sẽ có những tiêu chí khác nhau để đánh giá chất lượng


hồn thành cơng việc. Ví dụ: Bản soạn thảo dự án nghiên cứu có kỹ càng, đầy đủ các


khía cạnh của dự án, có phải lập lại dự án hay không, lập lại bao nhiêu lần,…; Bản


thiết kế có phù hợp với tiêu chuẩn khơng, có khả thi khơng, có phải lập lại khơng,…;


Cơng trình thi cơng có đủ khối lượng khơng, có đạt tiêu chuẩn khơng,… Chất lượng


cơng việc trước cũng có thể được đánh giá bằng chất lượng của công việc sau như


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Ngoài ra chất lượng thực hiện dự án cịn được đánh giá thơng qua mức độ hoàn


thành mục tiêu dự án. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì các tác


động tốt mà dự án mang lại, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng là một
tiêu chí đánh giá quan trọng. Dự án đạt được các mục tiêu đề ra, có nhiều tác động



tích cực về mặt kinh tế - xã hội sẽ được đánh giá cao về chất lượng thực hiện dự án,


từ đó có thể đánh giá cơng tác quản lý dự án đã được thực hiện tốt.


Kết quả công tác quản lý dự án của một đơn vị càng được đánh giá cao khi


càng nhiều dự án do đơn vị đó quản lý đạt chất lượng tốt.


<b>- Tiến độ thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện dự án thực tế càng gần với kế </b>


hoạch tiến độ bao nhiêu thì cơng tác quản lý dự án càng được đánh giá tốt bấy nhiêu.


Càng nhiều dự án do đơn vị quản lý bị chậm tiến độ thì cơng tác quản lý dự án của


đơn vị đó càng bị đánh giá thấp.


<b>- Chi phí thực hiện dự án: </b>“Chi phí thực hiện dự án phải được tính đủ, tính


đúng cho từng dự án, cơng trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ


dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi


phí và khu vực xây dựng cơng trình.” Khi đưa về một mặt bằng giá chung, chi phí thực


hiện dự án thực tế (thể hiện qua quyết toán vốn đầu tư) càng gần và nằm trong phạm


vi dự tốn được duyệt thì dự án càng hiệu quả và chứng tỏ công tác quản lý dự án đã


đạt được kết quả tốt. Số dự án do đơn vị quản lý có chi phí thực hiện dự án gần và trong



phạm vi ngân sách càng nhiều thì cơng tác quản lý dự án của đơn vị đó càng tốt.


Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước có chi phí


thực hiện thực tế thấp hơn dự tốn được duyệt có thể đánh giá cơng tác quản lý dự án


đã thực hiện tốt, góp phần tiết kiệm ngân sách. Tuy nhiên, nếu chênh lệch quá nhiều


thì cần xem xét lại chất lượng cơng tác lập dự tốn dự án, từ đó có đánh giá chính xác


hơn về kết quả công tác quản lý dự án.


<b>- An tồn và mơi trường: Hiện nay, vấn đề an tồn lao động và mơi trường </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

đến an tồn và mơi trường. Cơng tác quản lý dự án chưa thể được đánh giá tốt nếu


các vấn đề an tồn và mơi trường chưa được đảm bảo.


Ngồi ra, để đánh giá cơng tác quản lý dự án một cách tổng quát nhà quản lý


có thể dùng phương pháp chấm điểm cho từng tiêu chí trên, chia thành các mức rất


cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp tương ứng với số điểm 5, 4, 3, 2, 1 điểm; càng chia


nhỏ được các mức đánh giá bao nhiêu thì độ chuẩn xác sẽ lớn hơn bấy nhiêu. Tổng


điểm của cả năm tiêu chí càng cao thì kết quả thực hiện dự án xét trên tổng thể càng


tốt và có thể đánh giá tổng quát công tác quản lý dự án đạt kết quả cao. Số dự án có



đánh giá tổng hợp tốt càng nhiều thì cơng tác quản lý dự án của đơn vị quản lý những


dự án đấy càng được đánh giá cao.


<b>- Tình hình giải ngân kế hoạch vốn: Đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng </b>


sử dụng vốn ngân sách nhà nước là vốn dự án được cấp trên phân bổ, bố trí theo từng


năm. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn là tiêu chí để cấp trên đánh giá tình hình thực


hiện dự án của đơn vị được giao vốn. Kết quả giải ngân cao, đúng tiến độ thì tình hình


thực hiện dự án được đánh giá tốt, nghĩa là công tác quản lý dự án của đơn vị được


giao vốn tốt; và ngược lại.


<b>2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng </b>


<b>sử dụng vốn ngân sách nhà nước </b>



<i><b>2.4.1. Nhân tố khách quan </b></i>



2.4.1.1. Môi trường pháp luật và cơ chế chính sách



“Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và công tác


quản lý dự án chịu sự quản lý chặt chẽ, tồn diện của Nhà nước thơng qua hệ thống


pháp luật và các cơ chế chính sách. Vì vậy, mơi trường pháp luật và cơ chế chính



sách có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng


vốn ngân sách nhà nước.


Công tác quản lý dự án sẽ diễn ra thuận lợi, đảm bảo các mục tiêu quản lý và


hiệu quả dự án khi:


- Môi trường pháp luật bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tư


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

chuẩn, định mức xây dựng,… được xây dựng một cách đồng bộ, phù hợp với thực


tiễn, thường xuyên được rà soát bổ sung hồn thiện nhưng cũng phải đảm bảo tính ổn


định trong một khoảng thời gian nhất định.


- Cơ chế chính sách phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phân


cấp trách nhiệm các cấp quản lý rõ ràng, hạn chế các thủ tục hành chính rườm rà.


- Mơi trường pháp luật và cơ chế chính sách đảm bảo cơng khai, minh bạch,


cơng bằng, ổn định.”


2.4.1.2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội



“Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước hướng đến mục


tiêu chủ yếu là phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, ngành. Việc



xây dựng và quản lý thực hiện các dự án phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế


hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia, ngành.


Vì vậy, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xây


dựng nhất quán, ổn định trong một thời gian nhất định, đảm bảo chất lượng hoạch


định phát triển kinh tế - xã hội sẽ có tác động tốt, là công cụ hữu hiệu giúp nhà nước


và các nhà quản lý quản lý dự án đầu tư xây dựng mang lại hiệu quả cao, tránh dàn


trải đầu tư, tránh lãng phí thất thốt vốn đầu tư công. Ngược lại, chiến lược, quy hoạch


và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thiếu chính xác, thiếu nhất quán và ổn định sẽ


dẫn đến đầu tư dàn trải, khơng tập trung, lãng phí vốn đầu tư công mà không mang


lại hiệu quả như mong đợi.”


2.4.1.3. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước



Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước là những người sẽ tham gia kiểm tra, giám


sát một hoặc một số giai đoạn của dự án, là những người trực tiếp thực hiện các thủ


tục hành chính liên quan đến dự án như tiếp nhận hồ sơ, thẩm định báo cáo đề xuất


chủ trương đầu tư, thẩm định thiết kế xây dựng, thẩm định dự toán, tổng hợp kế hoạch



vốn hàng năm,… Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước,


kết quả thẩm định, phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước là cơ sở quan trọng


để chủ đầu tư và nhà quản lý thực hiện quản lý dự án. Ngoài ra thời gian tiếp nhận,


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Vì vậy, để cơng tác quản lý dự án cũng như thực hiện dự án của chủ đầu tư


diễn ra thuận lợi, chất lượng công việc của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước phải


được đảm bảo. Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ cán bộ, do đó,
thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ là việc


làm cần được các cơ quan quản lý nhà nước chú trọng, quan tâm.


2.4.1.4. Cân đối và phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm



Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được phân bổ vốn


theo từng năm. Đây là cơ sở để nhà quản lý triển khai thực hiện dự án, thanh tốn


khối lượng cơng việc thực hiện trong năm cho các nhà thầu.


Nếu dự án khơng được phân bổ vốn thì việc triển khai thực hiện sẽ gặp khơng


ít khó khăn. Vì vậy, cơng tác quản lý dự án cần chú ý tiến độ giải ngân và thực hiện dự
án để đảm bảo dự án được phân bổ vốn theo đúng tiến độ thực hiện, tránh tình trạng sử


dụng vốn khơng hiệu quả (không giải ngân hết vốn được giao) hoặc thiếu vốn.



2.4.1.5. Năng lực của các nhà thầu tham gia thực hiện dự án



Các dự án đầu tư xây dựng với đặc điểm phức tạp, nhiều hạng mục công việc


khác nhau ln có sự tham gia của nhiều nhà thầu. Mỗi nhà thầu đảm nhiệm một nội


dung công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của mình. Chất lượng thực hiện


cơng việc của nhà thầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cả dự án.


Công tác quản lý dự án sẽ thuận lợi và đơn giản hơn nếu các nhà thầu đều có


năng lực cao, có tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện các công việc được giao
theo đúng thời gian đề ra và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng.


<i><b>2.4.2. Nhân tố chủ quan </b></i>



2.4.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án.



Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được tổ


chức quản lý theo mơ hình Ban quản lý dự án. Vì vậy, cơ cấu tổ chức của Ban quản


lý dự án có ảnh hưởng quan trọng đến cơng tác quản lý dự án. Bộ máy được tổ chức


tốt sẽ có được sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, các cá nhân, có


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

bằng,… Một bộ máy, cơ cấu tổ chức tốt như vậy sẽ giúp cho việc quản lý các dự án


đạt hiệu quả như mong muốn và ngược lại.



Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm: tổ chức bộ máy (Ban giám
đốc, các phòng ban), quy chế hoạt động, quy chế thu chi nội bộ, phân cơng nhiệm vụ


các phịng ban, phân cơng nhiệm vụ của từng cán bộ, cơ chế phối hợp trong công việc


và chế độ trách nhiệm, cơ chế khen thưởng và kỷ luật,…


2.4.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý dự án



“Cán bộ quản lý dự án là những người trực tiếp thực hiện các công việc quản


lý dự án, chịu trách nhiệm lập kế hoạch dự án, tổ chức thực hiện dự án, chỉ đạo hướng


dẫn các chủ thể tham gia thực hiện dự án, kiểm tra và giám sát việc thực hiện dự án.”


Vì vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dự án đóng vai trị rất quan trọng đối với


công tác quản lý dự án.


Để đảm bảo công tác quản lý dự án đạt được các mục tiêu quản lý, ngồi trình
độ chun mơn tốt và phù hợp với dự án, cán bộ quản lý dự án cịn cần có các phẩm


chất và kỹ năng khác như “trung thực, linh hoạt, có kỹ năng lãnh đạo, có kỹ năng giao


tiếp và thơng tin trong quản lý dự án, có kỹ năng thương lượng và giải quyết khó khăn


vướng mắc, có kỹ năng ra quyết định,…”


Các cán bộ quản lý dự án có năng lực là một trong những điều kiện cần để



triển khai ứng dụng các công cụ quản lý dự án và phần mềm quản lý dự án hiện đại


vào công tác quản lý dự án một cách có hiệu quả, phát huy hết tác dụng của các công


cụ và phần mềm đó để hỗ trợ cho cơng việc.


Với vai trị quan trọng đó, chủ đầu tư cần chú trọng tuyển dụng cán bộ có trình


độ, thường xun đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ quản


lý dự án cho các cán bộ quản lý dự án, khuyến khích cán bộ quản lý dự án tự tìm tịi,


học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng các công cụ, phương pháp quản lý mới, hiệu quả.


2.4.2.3. Công cụ quản lý dự án



“Công cụ quản lý dự án là các kỹ thuật, phương tiện nhằm hỗ trợ nhà quản lý


và nhóm dự án thực hiện một hoặc một số khía cạnh quản lý dự án. Tùy vào nội dung


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

và áp dụng các công cụ quản lý dự án phù hợp giúp cho nhà quản lý nâng cao chất


lượng quản lý dự án đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra một cách


hiệu quả. Ngược lại, nếu nhà quản lý không thành thạo trong việc sử dụng các công


cụ hay lựa chọn công cụ quản lý dự án không phù hợp sẽ không phát huy được hết


tác dụng của chúng trong việc hỗ trợ nhà quản lý quản lý thực hiện dự án tốt hơn.”



2.4.2.4. Thông tin thu thập



“Thơng tin thu thập trong q trình quản lý dự án giúp nhà quản lý thực hiện


kiểm soát dự án. Các thông tin về khối lượng công việc đã hồn thành, chất lượng


cơng trình, thời gian và nguồn lực đã sử dụng, rủi ro có thể làm dự án khơng đúng


theo kế hoạch, những khó khăn có thể xảy ra là cơ sở để nhà quản lý so sánh kết quả


thực hiện thực tế với mục tiêu đề ra, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều chỉnh


hành động cho phù hợp, đảm bảo dự án đi đúng hướng, đúng mục tiêu ban đầu.


Vì vậy, tính cập nhật và chính xác của các thông tin thu thập là rất quan trọng,


ảnh hướng lớn đến việc ra quyết định của nhà quản lý, từ đó tác động đến chất lượng


cơng tác quản lý dự án và thực hiện dự án đầu tư.”


2.4.2.5. Tính chất, đặc trưng của dự án



“Các đặc trưng của từng dự án cũng ảnh hướng ít nhiều đến hiệu quả công tác


quản lý dự án đầu tư xây dựng. Các đặc trưng của dự án được thể hiện ở mục tiêu của


dự án, quy mô dự án, mức độ quan trọng của dự án, độ khó của dự án, địa điểm thực


hiện dự án… Mục tiêu của dự án càng cao, phức tạp; quy mô của dự án càng lớn; dự



án càng quan trọng và dự án yêu cầu kỹ thuật phức tạp; dự án được xây dựng tại địa
điểm có địa hình phức tạp, hiểm trở thì cơng tác quản lý dự án càng khó khăn và yêu


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN </b>


<b>ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU </b>



<b>TƯ XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI </b>



<b>3.1. Tổng quan về Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và </b>


<b>Môi trường Hà Nội </b>



<i><b>3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển </b></i>



“Căn cứ tình hình thực tế về nhu cầu chun mơn hóa và thống nhất đấu mối


quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường do Sở Tài


nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định


thành lập Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội


tại Quyết định số 3589/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 trên cơ sở đề xuất của Sở Nội vụ


tại Tờ trình số 1175/TTr-SNV ngày 05/6/2013 và Sở Tài nguyên và Mơi trường Hà


Nội tại Tờ trình số 1309/TTr-STNMT ngày 27/3/2013.”


Theo đó, BQLDA “là đơn vị sự nghiệp cơng lập, tự bảo đảm tồn bộ chi phí



hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; có tư cách


pháp nhân; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng


theo quy định hiện hành của pháp luật.”


“BQLDA được tổ chức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động cụ thể


do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 804/QĐ-STNMT


ngày 28/8/2013 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của BQLDA, sau này


được thay thế bởi Quyết định số 229/QĐ-STNMT ngày 19/3/2015.”


Ban đầu, BQLDA có tổng số mười (10) cán bộ, nhân viên bao gồm cả một
(01) Giám đốc và một (01) Phó Giám đốc, tổ chức bộ máy chưa phân thành các


phịng chun mơn cụ thể, nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục quản lý thực hiện các dự án


cịn dang dở của Sở Tài ngun và Mơi trường Hà Nội. Đến nay, BQLDA đã có


tổng số bốn mươi hai (42) cán bộ, nhân viên được phân thành ba (03) phịng chun


mơn rõ ràng và được giao đảm nhận các nhiệm vụ chủ yếu là quản lý thực hiện dự


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

huyện ngoại thành Hà Nội, quản lý công tác vận hành các khu xử lý chất thải tập


trung của Thành phố và các nhà máy xử lý chất thải.


Như vậy, trải qua hơn ba (03) năm xây dựng và phát triển, BQLDA đã ngày


càng trưởng thành và hoàn thiện hơn về mọi mặt, nhanh chóng bắt kịp và đáp ứng


yêu cầu của các nhiệm vụ mới được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, UBND


Thành phố Hà Nội giao.


<i><b>3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và bộ máy tổ chức của BQLDA </b></i>



3.1.2.1. Chức năng:



BQLDA có chức năng giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội


tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơng trình về lĩnh


vực tài ngun và mơi trường được UBND Thành phố Hà Nội giao làm chủ đầu tư.


3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:



- “Thực hiện các thủ tục về lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch,


dự án đầu tư, các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng


xây dựng và các cơng trình khác phục vụ cho việc xây dựng cơng trình;”


- “Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng cơng trình để chủ


đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;”


- “Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; đàm phán, ký kết hợp đồng



với các nhà thầu theo nội dung ủy quyền của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường


Hà Nội tại Quyết định số 113/QĐ-STNMT ngày 21/3/2014;”


- “Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình (khi có đủ điều kiện năng lực);”


- “Quản lý hợp đồng, chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an tồn


và vệ sinh mơi trường của cơng trình xây dựng;”


- “Nghiệm thu thanh tốn, quyết tốn theo hợp đồng ký kết, lập hồ sơ hồn cơng


cơng trình và bàn giao cơng trình theo đúng quy định của pháp luật;”


- “Thực hiện công tác quản lý vận hành, duy tu, sửa chữa các cơng trình dự án


sau đầu tư do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là chủ đầu tư hoặc các công trình


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

- Quản lý cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng, cơ sở vật chất, tài sản trang


thiết bị của đơn vị theo đúng chế độ, quy định của Nhà nước và của Thành phố;


- Thực hiện các chế độ và chính sách khác theo quy định của Nhà nước và của


Thành phố Hà Nội.


- Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ đầu tư ủy quyền và các nhiệm vụ khi


được Thành phố Hà Nội và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội giao.



3.1.2.3. Bộ máy tổ chức:



Hiện nay, bộ máy tổ chức của BQLDA gồm một (01) Giám đốc, một (01) Phó


Giám đốc và ba (03) phịng chun mơn được thể hiện cụ thể ở sơ đồ dưới đây.


<b>Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy BQLDA</b>


<i>Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, BQLDA </i>


<i>a. Ban giám đốc BQLDA </i>


Ban giám đốc BQLDA bao gồm một (01) Giám đốc và một (01) Phó Giám đốc.
Giám đốc BQLDA chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND Thành phố


Hà Nội và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về toàn bộ hoạt động của


BQLDA trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm báo cáo UBND


Thành phố Hà Nội và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về các mặt


hoạt động của BQLDA khi được yêu cầu.


Phó Giám đốc BQLDA giúp Giám đốc BQLDA phụ trách một số lĩnh vực


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

việc trong phạm vi được giao khi Giám đốc ủy quyền hoặc đi vắng. Phó Giám đốc


BQLDA chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc Sở và Giám đốc Ban về


việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền phụ trách.



<i>b. Phịng Tổ chức - Hành chính </i>


Phịng Tổ chức - Hành chính có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc BQLDA


trong công tác tổng hợp, giúp việc theo chương trình, kế hoạch cơng tác của BQLDA


và thực hiện cơng tác hành chính quản trị; tổ chức thực hiện các cơng tác về tài chính


kế tốn; quản lý các công tác: tổ chức bộ máy, nhân sự, thi đua khen thưởng, kỷ luật,


chế độ chính sách, lao động - tiền lương, đào tạo nhân lực.


Các nhiệm vụ chính của Phịng Tổ chức - Hành chính bao gồm:


- Công tác nhân sự;


- Công tác văn thư lưu trữ;


- Cơng tác hành chính - quản trị;


- Cơng tác tài chính kế tốn.


<i>c. Phịng Kế hoạch - Đầu tư </i>


“Phòng Kế hoạch - Đầu tư có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc BQLDA


thực hiện chức năng quản lý trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, triển khai các dự án


do BQLDA thực hiện; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý cơng tác duy trì vệ sinh



mơi trường, cơng tác quản lý vận hành bãi do UBND Thành phố Hà Nội, Sở Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội giao.”


<i>d. Phòng Quản lý giám sát dự án </i>


“Phòng Quản lý giám sát dự án có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc


BQLDA thực hiện chức năng quản lý giám sát dự án, đặc biệt là trong q trình thi


cơng xây dựng cơng trình.”


Qua sơ đồ tổ chức và mơ tả chức năng, nhiệm vụ của các phịng chun mơn


ở trên, có thể thấy sự phân cơng cơng việc giữa các phịng được thực hiện theo trình


tự quản lý đầu tư xây dựng của dự án. Tuy nhiên, thực tế triển khai các nhiệm vụ liên


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

khác so với mơ hình phân cơng ở trên dẫn đến những hạn chế, bất cập trong công tác


quản lý dự án. Điều này sẽ được tác giả phân tích rõ hơn trong Mục 3.2 sau đây.


<b>3.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý </b>


<b>các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội </b>



<i><b>3.2.1. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng do BQLDA quản lý thực hiện </b></i>



“Là BQLDA đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức, quản lý,


triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơng trình thuộc lĩnh vực tài ngun



và mơi trường được UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà


Nội làm chủ đầu tư, các dự án đầu tư xây dựng do BQLDA quản lý thực hiện có


những đặc điểm nổi bật như sau:”


- Về lĩnh vực đầu tư: Tập trung vào lĩnh vực tài nguyên và môi trường và hạ


tầng liên quan. Cụ thể, hiện nay BQLDA đang thực hiện hai (02) dự án xây dựng nhà


máy xử lý nước thải, một (01) dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề,


hai (02) dự án xây dựng trạm quan trắc môi trường và một (01) dự án xây dựng tuyến


đường vào khu xử lý chất thải tập trung của Thành phố.


- Về nguồn vốn đầu tư: “Sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước, cụ thể là


nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách thành phố Hà Nội.”


- Về quy mô đầu tư: Đều là các dự án nhóm B và C. Cụ thể, hiện nay BQLDA


đang thực hiện ba (03) dự án đầu tư xây dựng nhóm B và bốn (04) dự án đầu tư xây


dựng nhóm C.


- Về mục tiêu đầu tư: Góp phần hồn thiện cơ sở hạ tầng về môi trường (hệ


thống xử lý nước thải, chất thải, quan trắc môi trường, hệ thống giao thông phục vụ



các Khu xử lý chất thải…) của Thủ đô, nâng cao năng lực xử lý chất thải, giải quyết


vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Thủ đô, cải thiện điều kiện sống của


người dân Thủ đơ; từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương


trong vùng dự án.


- Về địa điểm xây dựng: Các dự án đầu tư xây dựng do BQLDA quản lý thực


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>“Bảng 3.1. Các dự án đầu tư xây dựng đã và đang được quản lý tại BQLDA </b>


<b>TT </b> <b>Tên dự án </b>


<b>Địa </b>
<b>điểm </b>
<b>xây </b>
<b>dựng </b>
<b>Thời </b>
<b>gian </b>
<b>thực </b>
<b>hiện </b>
<b>Cấp </b>
<b>cơng </b>
<b>trình </b>
<b>Tổng </b>
<b>mức </b>
<b>đầu tư </b>
<b>(triệu </b>


<b>đồng) </b>
<b>Nguồn </b>
<b>vốn </b>
<b>Tình </b>
<b>trạng </b>
1


Dự án xây dựng ô chôn lấp
rác thải theo công nghệ
chôn lấp bán hiếu khí
Fukuoka - Nhật Bản tại
Khu xử lý chất thải Xuân
Sơn, Sơn Tây


Sơn
Tây




2013-2015 C 49.188


Ngân
sách
Thành
phố
Đã đưa
vào
khai
thác
2



Dự án xây dựng nhà máy
xử lý nước thải tại xã Sơn
Đồng, huyện Hoài Đức


Hoài
Đức




2014-2016 B 231.523


Ngân
sách
Thành
phố
Đang
thi
công
3


Dự án xây dựng nhà máy
xử lý nước thải tại xã Vân
Canh, huyện Hoài Đức


Hoài
Đức





2014-2017 B 139.938


Ngân
sách
Thành
phố
Đang
giải
phóng
mặt
bằng
4


Dự án đầu tư trạm quan trắc
môi trường tự động, liên
tục tại Khu Liên hiệp xử lý
chất thải Sóc Sơn, Hà Nội


Sóc
Sơn




2015-2016 C 26.100


Ngân
sách
Thành
phố
Đang


thi
công
5


Dự án đầu tư xây dựng
tuyến đường vào Khu xử lý
chất thải tập trung của
Thành phố tại thôn Đồng
Ké, xã Trần Phú, huyện
Chương Mỹ


Chương
Mỹ




2016-2017 C 26.865


Ngân
sách
Thành
phố
Đang
chuẩn
bị thực
hiện
dự án
6


Dự án xây dựng hệ thống xử


lý nước thải làng nghề cơ
khí, kim khí xã Thanh
Thùy, huyện Thanh Oai,
Thành phố Hà Nội


Thanh
Oai




2014-2017 C 30.000


Ngân
sách
Thành
phố
Đang
chuẩn
bị đầu

7


Dự án đầu tư xây dựng trạm
quan trắc môi trường tự
động liên tục tại khu xử lý
chất thải Xuân Sơn, thị xã
Sơn Tây


Sơn
Tây





2016-2018 C 26.000


Ngân
sách
Thành
phố
Đang
chuẩn
bị đầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

- Về yêu cầu kỹ thuật và công nghệ: Bên cạnh các kỹ thuật xây dựng cơ bản,


phần lớn các dự án đầu tư xây dựng do BQLDA quản lý đều có hạng mục thiết bị


sử dụng công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành tài nguyên và môi trường và phương án


công nghệ được áp dụng là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả đầu tư dự


án. Vì vậy, địi hỏi các cán bộ quản lý dự án tại BQLDA ngồi chun mơn về đầu


tư xây dựng cịn phải có chun mơn, hiểu biết về tài nguyên và môi trường như


các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, các công nghệ và thiết bị xử lý và quan trắc,


các thông số quan trắc môi trường,… và phương án công nghệ của dự án đều phải



thông qua Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định, phê duyệt trước khi trình UBND


Thành phố phê duyệt dự án đầu tư.


<i><b>3.2.2. Mơ hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của BQLDA </b></i>



“BQLDA được giao nhiệm vụ là đại diện chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi


trường Hà Nội tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường. Như vậy, mơ hình tổ chức quản lý dự án được áp dụng là mơ


hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua thành lập BQLDA trực thuộc. Đối


chiếu với quy định hiện hành về các mơ hình quản lý dự án được áp dụng cho dự án


sử dụng vốn ngân sách nhà nước có thể thấy, mơ hình trên khơng cịn phù hợp. Thực


tế hiện nay, UBND Thành phố cũng đã có chỉ đạo và đang chuẩn bị để sắp xếp, tổ


chức lại các ban quản lý dự án cho phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.”


Như đã trình bày ở trên, cơ cấu tổ chức của BQLDA được sắp xếp theo trình


tự đầu tư xây dựng của dự án với ba (03) phịng chun mơn có chức năng, nhiệm vụ


khác nhau và tham gia lần lượt vào các giai đoạn triển khai một dự án. Tuy nhiên


thực tế mỗi dự án tại BQLDA được giao cho một phịng chun mơn quản lý thực


hiện từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc dự án. Bộ phận Tài chính - Kế tốn của phịng Tổ



chức - Hành chính có trách nhiệm phối hợp với các phịng chun mơn để thực hiện


các thủ tục tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, giải ngân vốn được giao cho các nhà


thầu thực hiện dự án.


Bảng 3.2 sau đây cho ta thấy tương quan giữa số lượng cán bộ quản lý dự án


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>“Bảng 3.2. Phân công quản lý dự án giữa các phịng chun mơn của BQLDA </b>


<b>Phịng </b> <b>Số lượng cán bộ </b>


<b>quản lý dự án </b>


<b>Số lượng dự án đang </b>
<b>quản lý thực hiện </b>


<b>Số lượng dự án đang </b>
<b>xin chủ trương đầu tư </b>
Kế hoạch -


Đầu tư 03 03 04


Quản lý giám


sát dự án 04 03 01


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp”</i>



Từ bảng trên có thể thấy đầu mối quản lý dự án tập trung ở phòng Kế hoạch -


Đầu tư và phòng Quản lý giám sát dự án. Nhìn vào tương quan số lượng dự án với số
lượng cán bộ quản lý dự án thì cùng lúc mỗi cán bộ quản lý dự án trung bình phải


quản lý 1-2 dự án.


Thực tế, tùy theo năng lực của cán bộ quản lý dự án và tính chất dự án, 1-2


cán bộ sẽ được giao làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý thực hiện một hoặc nhiều


dự án tương tự. Hình thức quản lý dự án này dễ tạo được sự thống nhất trong cơng


tác quản lý dự án và góp phần làm rõ, phát huy tinh thần trách nhiệm cá nhân của các


cán bộ quản lý dự án đối với dự án. Tuy nhiên với năng lực bao gồm cả chuyên môn


và kinh nghiệm chưa đồng đều của các cán bộ quản lý dự án, hình thức này lại tạo ra


sự khác biệt trong công tác quản lý dự án giữa các dự án khác nhau, không phát huy


được thế mạnh của mỗi thành viên để tạo ra hiệu quả nhóm trong quản lý dự án.


Chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Lãnh đạo BQLDA và Lãnh


đạo các phòng chuyên môn thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình quản


lý thực hiện dự án của BQLDA, các cán bộ quản lý dự án và các cán bộ liên quan thông


qua chế độ báo cáo hàng tuần, báo cáo định kỳ theo tháng, quý, năm, báo cáo đột xuất,



các cuộc họp dự án, các buổi tham quan thực tế,… Trường hợp dự án có khó khăn,


vướng mắc, cơng việc phát sinh ngồi dự kiến, cán bộ quản lý dự án và các cán bộ liên


quan phải báo cáo ngay với Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo BQLDA để giải quyết.


Ngoài ra, các dự án thực hiện tại BQLDA còn “chịu sự kiểm tra, giám sát của


các cơ quan quản lý nhà nước như UBND Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Tài chính,


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế xây dựng,… và chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất,


báo cáo giám sát đánh giá đầu tư,…”


<i><b>3.2.3. Nội dung và công cụ quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA </b></i>



3.2.3.1. Quản lý dự án theo giai đoạn



<i>a. Giai đoạn chuẩn bị dự án: </i>



Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, BQLDA quản lý thực hiện dự án theo các nội


dung và trình tự cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.3 sau đây:


“<b>Bảng 3.3. Quy trình quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án của BQLDA </b>


<b>STT</b> <b>Nội dung cơng việc </b>


<b>chính </b>



<b>Đơn vị thực hiện </b> <b>Đơn vị thẩm định, </b>


<b>phê duyệt </b>


1 Tìm kiếm cơ hội đầu tư,


lập báo cáo đề xuất chủ


trương đầu tư và Tờ


trình xin phê duyệt chủ


trương đầu tư


BQLDA lập trình Sở


TNMT kiểm tra, ký Tờ


trình trình UBND Thành


phố và Sở KHĐT


Sở KHĐT thẩm


định, trình UBND


Thành phố phê duyệt


chủ trương đầu tư



2 Lập dự toán và kế


hoạch lựa chọn nhà


thầu giai đoạn chuẩn bị


đầu tư


BQLDA Sở TNMT


3 Tổ chức lựa chọn nhà


thầu giai đoạn chuẩn bị


đầu tư


BQLDA Sở TNMT phê duyệt


kết quả


4 Ký kết hợp đồng với


đơn vị trúng thầu


BQLDA


5 Xin thỏa thuận vị trí địa


điểm thực hiện dự án



BQLDA làm việc với


chính quyền địa phương


Chính quyền địa


phương ra văn bản


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

6 Xin thỏa thuận về quy


hoạch


BQLDA phối hợp đơn vị


tư vấn


Sở QHKT


7 Xin ý kiến thẩm định


công nghệ dự án


BQLDA phối hợp đơn vị


tư vấn


Sở KHCN


8 Xin ý kiến thẩm định



nguồn vốn dự án, thẩm


định dự tốn thiết bị dự


án (nếu có)


BQLDA phối hợp đơn vị


tư vấn


Sở Tài chính


9 Lập và xin phê duyệt


báo cáo đánh giá tác
động môi trường/kế


hoạch bảo vệ môi


trường (nếu có)


BQLDA kiểm tra, đơn


đốc đơn vị tư vấn thực


hiện


UBND Thành



phố/UBND huyện


phê duyệt


10 Thẩm tra dự án đầu tư Đơn vị tư vấn thẩm tra


11 Hoàn thiện hồ sơ dự án


và Tờ trình xin thẩm


định, phê duyệt


BQLDA phối hợp đơn vị


tư vấn hồn thiện hồ sơ dự


án, lập, trình Sở TNMT


ký Tờ trình trình UBND


Thành phố hoặc Sở


chuyên ngành


Sở chuyên ngành


thẩm định và phê


duyệt hoặc trình



UBND Thành phố


phê duyệt.


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp”</i>


“Qua bảng trên có thể thấy, dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện tại


BQLDA phù hợp với các quy định của pháp luật.


Căn cứ các quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo


vệ môi trường,… của Thủ đô, BQLDA chủ động đề xuất các dự án đầu tư xây dựng


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>



<b>Bảng 3.4. Kết quả xin chủ trương đầu tư giai đoạn 2013-2016 của BQLDA </b>


<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Số dự án </b>


<b>1 </b> <b>Số dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư mới </b> <b>05 </b>


- Số dự án đã hoàn thành 01


- Số dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư 02


- Số dự án đang xin phê duyệt dự án đầu tư 02


<b>2 </b> <b>Số dự án đang xin phê duyệt chủ trương đầu tư </b> <b>04 </b>



- Số dự án phải hoàn thiện lại báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 01


- Số dự án chưa có ý kiến trả lời chính thức của Sở KHĐT 04


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp”</i>


Kết quả thể hiện ở Bảng 3.4 cho thấy, trong thời gian qua, BQLDA đã chủ


động tìm kiếm và đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đầu tư có chất lượng, khả thi.
Bước sang giai đoạn lập dự án đầu tư, BQLDA chủ động cung cấp đầy đủ


các thông tin cần thiết cho các đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án để đưa ra được


phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết kế, thi công phù hợp nhất với mục tiêu, chủ
trương đầu tư dự án; thường xuyên theo dõi, đôn đốc đơn vị tư vấn thực hiện các


công việc theo tiến độ đề ra.


Trong quá trình đơn vị tư vấn lập dự án, cán bộ quản lý dự án có thể cùng làm


việc, trao đổi với đơn vị tư vấn để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Trên cơ sở phương


án sơ bộ, cán bộ quản lý dự án kiểm tra lại một lần nữa và phối hợp với đơn vị tư vấn
để chuyển Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định phương án công nghệ, Sở Tài chính


thẩm định nguồn vốn và dự tốn thiết bị (nếu có) của dự án. BQLDA đơn đốc đơn vị


tư vấn lập dự án hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến thẩm định của Sở Khoa học và Cơng


nghệ và Sở Tài chính và chuyển đơn vị tư vấn thẩm tra thẩm tra hồ sơ dự án làm cơ



sở trình Sở chuyên ngành thẩm định dự án đầu tư.


“Bên cạnh đó, cán bộ quản lý dự án cịn có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc


đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường


triển khai thực hiện gói thầu đảm bảo phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi


trường/kế hoạch bảo vệ môi trường đúng tiến độ không gây ảnh hưởng đến thời gian


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Trong thời gian Sở chuyên ngành (thường là Sở Xây dựng) thẩm định dự án, cán


bộ quản lý dự án cùng đơn vị tư vấn lập dự án phải chủ động liên hệ, làm việc với cán


bộ thụ lý hồ sơ ở Sở chuyên ngành để giải trình các nội dung hồ sơ và bổ sung nếu cần.


Chuẩn bị dự án là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời một dự án, có ý nghĩa


quyết định đối với thành cơng của cả dự án, xác suất dự án bị loại bỏ ở bước này cũng


là cao nhất. Vì vậy, chất lượng lập dự án ở giai đoạn này cần được kiểm sốt, đảm


bảo tính chính xác và khả thi của dự án, thuyết phục được các cơ quan có thẩm quyền.


Ý thức được điều này, BQLDA đã cố gắng kiểm soát chất lượng ngay từ khâu lựa


chọn đơn vị tư vấn đồng thời luôn giám sát, đôn đốc và hỗ trợ sát sao từng công tác


của đơn vị tư vấn để đảm bảo tiến độ, chất lượng khảo sát, lập dự án.



“<b>Bảng 3.5. Kết quả công tác chuẩn bị dự án tại BQLDA giai đoạn 2013-2016 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Số dự án </b>


Số dự án đầu tư xây dựng đang triển khai thực hiện 06


Số dự án bị kéo dài thời gian chuẩn bị dự án so với kế hoạch 02


Số dự án phải lập lại dự án đầu tư 01


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp”</i>


Qua Bảng 3.5 có thể thấy công tác quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư của một số


dự án tại BQLDA vẫn chưa đạt được kết quả tốt thể hiện qua việc dự án bị kéo dài thời


gian chuẩn bị đầu tư hay phải lập lại dự án đầu tư. Do có một (01) dự án bị kéo dài thời


gian chuẩn bị do phải lập lại dự án đầu tư nên thực tế số dự án chưa đạt yêu cầu về


quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư là 02/06 dự án. Một số nguyên nhân có thể kể


đến như trong giai đoạn 2014-2016 hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
dưới luật có nhiều sự thay đổi theo hướng thắt chặt quản lý đầu tư công nên phải nghiên


cứu, thay đổi nội dung dự án cho phù hợp với quy định của các văn bản này, dự án phải


nhiều lần thay đổi thiết kế công nghệ, năng lực của đơn vị tư vấn,…



<i>b. Giai đoạn thực hiện dự án: </i>



Công tác quản lý giai đoạn thực hiện dự án tại BQLDA được chia thành hai


(02) giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án (hay chuẩn bị thi công xây dựng)
và giai đoạn thi công xây dựng cơng trình với các nội dung cơng việc và trình tự triển


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>



<b>Bảng 3.6. Quy trình quản lý giai đoạn thực hiện dự án của BQLDA </b>


<b>STT </b> <b>Nội dung cơng việc </b>


<b>chính </b>


<b>Đơn vị thực hiện </b> <b>Đơn vị thẩm định, </b>


<b>phê duyệt </b>
<b>I </b> <b>Giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án </b>


1 Lập kế hoạch lựa chọn
nhà thầu của dự án và Tờ
trình xin phê duyệt


BQLDA lập, trình Sở
TNMT ký Tờ trình trình
UBND Thành phố và Sở


KHĐT



Sở KHĐT thẩm
định, phê duyệt
hoặc trình UBND


phê duyệt
2 Lập dự tốn giá gói thầu


giai đoạn chuẩn bị thực
hiện dự án


BQLDA Sở TNMT phê


duyệt


3 Tổ chức lựa chọn nhà thầu
giai đoạn chuẩn bị thực
hiện dự án


BQLDA Sở TNMT phê


duyệt kết quả


4 Lập thiết kế bản vẽ thi
công - tổng dự tốn và Tờ
trình xin phê duyệt


BQLDA phối hợp đơn vị
tư vấn lập, trình Sở
TNMT ký Tờ trình trình



UBND Thành phố, Sở
chuyên ngành


Sở chuyên ngành
thẩm định, phê
duyệt hoặc trình
UBND Thành phố


phê duyệt


5 Nhận mặt bằng sạch BQLDA


6 Lập dự toán giá gói thầu
giai đoạn thi cơng xây
dựng (như gói thi cơng
xây lắp, gói thiết bị, gói tư
vấn giám sát,…)


BQLDA Sở TNMT phê


duyệt


<b>7 </b> Tổ chức lựa chọn nhà thầu
thực hiện dự án


BQLDA Sở TNMT phê


duyệt kết quả
<b>II </b> <b>Giai đoạn thi công xây dựng </b>



1 Tổ chức khởi công xây
dựng


BQLDA


2 Thi công xây dựng cơng
trình


Các nhà thầu thực hiện
dự án


BQLDA và tư vấn
giám sát thực hiện


giám sát
3 Nghiệm thu, thanh toán


từng phần cho nhà thầu


BQLDA


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>



Bảng trên cho thấy nội dung và trình tự thực hiện các công việc giai đoạn thực


hiện dự án của BQLDA được quản lý, triển khai phù hợp với các quy định của pháp luật.”


Sau đây, tác giả sẽ tập trung phân tích cơng tác quản lý thực hiện đối với một


số công việc chủ chốt trong giai đoạn thực hiện dự án của BQLDA.



<i>b.1. Công tác lập thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn: </i>


Cho đến nay, “các dự án đầu tư xây dựng đã và đang được triển khai tại BQLDA


đều áp dụng phương pháp thiết kế hai (02) bước là thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ


thi công. Thiết kế cơ sở là bản thiết kế đã được thực hiện và phê duyệt ở giai đoạn


chuẩn bị dự án, là căn cứ để triển khai thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực


hiện dự án này. Đối với phương pháp thiết kế hai (02) bước, thiết kế bản vẽ thi cơng


và tổng dự tốn xây dựng cơng trình sẽ được lập và trình, phê duyệt cùng lúc.”


Nhận thức được tầm quan trọng công tác lập thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự


toán, BQLDA đã cố gắng lựa chọn những đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm


để thực hiện cơng việc này. Đồng thời, bố trí cán bộ đủ trình độ giám sát, kiểm tra,
đơn đốc, hỗ trợ đơn vị tư vấn trong quá trình thực hiện.


<b>Bảng 3.7. Kết quả công tác lập TKBVTC -TDT của BQLDA giai đoạn 2013-2016 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Số dự án </b>


Số dự án đã được phê duyệt TKBVTC-TDT 04


Số dự án phải phê duyệt lại TKBVTC-TDT 03



<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp </i>


Từ Bảng 3.7 có thể thấy số lượng dự án phải phê duyệt lại thiết kế bản vẽ thi cơng


- tổng dự tốn chiếm tỷ trọng quá lớn. Điều này chứng tỏ công tác quản lý thực hiện lập


thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn của BQLDA cịn có vấn đề, cụ thể như sau:


- Các gói thầu tư vấn giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án thường áp dụng hình


thức chỉ định thầu để tiết kiệm chi phí và thời gian nên hạn chế sự lựa chọn cho chủ


đầu tư và các nhà thầu được chỉ định chủ yếu là “người quen”. Vì vậy, năng lực của


những đơn vị được chỉ định có thể chưa phải là tốt nhất ảnh hưởng đến chất lượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

- “Công tác lập thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn được thực hiện song song


với cơng tác giải phóng mặt bằng nên nhiều trường hợp thiết kế bản vẽ thi công - tổng


dự toán đã được phê duyệt từ lâu nhưng dự án chưa giải phóng mặt bằng xong. Đến


khi dự án được bàn giao mặt bằng thì lại phải điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công - tổng


dự toán do thay đổi trong các quy định pháp luật, tiêu chuẩn định mức, đơn giá nguyên


vật liệu, trượt giá, hiện trạng vị trí xây dựng,… Điển hình tại BQLDA có hai (02) dự


án là: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức



và Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức.”


<i>+ “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện </i>


<i>Hoài Đức được phê duyệt tại Quyết định số 5118/QĐ-UBND ngày 26/8/2013 của </i>


<i>UBND Thành phố Hà Nội, thời gian thực hiện 2014-2016. Thiết kế bản vẽ thi cơng </i>


<i>- tổng dự tốn của dự án được phê duyệt tại Quyết định số 690/QĐ-STNMT-BQLDA </i>


<i>ngày 18/9/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tổng dự toán được duyệt </i>


<i>là 225.100 triệu đồng. Tuy nhiên, đến tháng 10/2015, dự án mới được bàn giao mặt </i>


<i>bằng. Tại thời điểm này, các Luật mới ban hành năm 2014 đã có hiệu lực thi hành </i>


<i>như Luật Xây dựng 2014, Luật đầu tư công 2014,…, đồng thời hiện trạng vị trí xây </i>


<i>dựng có thay đổi so với ban đầu nên dự án phải làm điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi </i>


<i>cơng - tổng dự tốn để điều chỉnh vị trí các giếng thu tách nước thải và nước mưa, </i>


<i>điều chỉnh vị trí đặt trạm bơm chuyển bậc, tính tốn lại dự tốn cho phù hợp với </i>
<i>điều kiện mới. Thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán điều chỉnh của dự án được </i>


<i>phê duyệt tại Quyết định số 11099/QĐ-SXD ngày 30/10/2015 của Sở Xây dựng, </i>


<i>tổng dự toán điều chỉnh là 197.834 triệu đồng. Đối với dự án này, BQLDA đã chủ </i>


<i>động cập nhật các thông tin thay đổi và phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn lập </i>



<i>thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán khảo sát, điều chỉnh phù hợp với hiện trạng </i>


<i>để kịp thời phê duyệt điều chỉnh theo quy định mới, theo kịp tiến độ giải phóng mặt </i>


<i>bằng, hạn chế tối đa ảnh hưởng làm kéo dài tiến độ dự án.”</i>


<i>+ “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, huyện </i>


<i>Hoài Đức được phê duyệt tại Quyết định số 6427/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<i>- tổng dự toán của dự án được phê duyệt tại Quyết định số </i>


<i>772/QĐ-STNMT-BQLDA ngày 09/10/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tuy nhiên, </i>


<i>hiện nay, dự án chưa được bàn giao mặt bằng. Vì vậy, tương tự như “Dự án đầu </i>


<i>tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức”, dự án </i>
<i>này cũng phải điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn. Để đảm bảo tiến </i>
<i>độ, BQLDA đã đôn đốc, phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế bản vẽ thi công - tổng </i>


<i>dự tốn khẩn trương hồn thành điều chỉnh thiết kế, dự toán phù hợp với điều kiện </i>


<i>mới kịp phê duyệt theo tiến độ giải phóng mặt bằng, làm cơ sở thực hiện các bước </i>


<i>tiếp theo ngay khi dự án được bàn giao mặt bằng.”</i>


- “Công tác khảo sát phục vụ lập thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn chưa


tốt ảnh hưởng đến phương án thiết kế. Điển hình là Dự án đầu tư xây dựng trạm quan



trắc mơi trường khơng khí tự động, liên tục tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn,


<i>huyện Sóc Sơn. Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày </i>


<i>20/3/2015 của UBND Thành phố Hà Nội, thời gian thực hiện 2015-2016. Thiết kế </i>


<i>bản vẽ thi công - tổng dự toán của dự án được phê duyệt tại Quyết định số </i>


<i>11757/QĐ-SXD ngày 12/11/2015 của Sở Xây dựng. Dự án đã khởi công xây dựng từ tháng </i>


<i>3/2016. Tuy nhiên, do khâu khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự tốn thiếu </i>


<i>chính xác nên phương án thi cơng hướng tuyến thu gom của dự án đang không khả </i>


<i>thi và phải tiến hành nghiên cứu, điều chỉnh phương án thiết kế. Hiện nay, hạng mục </i>


<i>thi công hướng tuyến đang phải tạm dừng, BQLDA đang đôn đốc, phối hợp với đơn </i>


<i>vị tư vấn thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn và các đơn vị liên quan khẩn trương </i>


<i>lên phương án, điều chỉnh, phê duyệt lại thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán, hạn </i>


<i>chế tối đa thời gian kéo dài dự án.”</i>


<i>b.2. Cơng tác giải phóng mặt bằng </i>


Trong số các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai thực hiện tại BQLDA


đến nay, có hai (02) dự án đã và đang triển khai giải phóng mặt bằng là: Dự án đầu tư



xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hồi Đức (đã giải phóng


mặt bằng xong) và Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh,


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

các dự án do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư đến nay đều được giao cho


Trung tâm giao dịch đất đai và phát triển quỹ đất Hà Nội trực tiếp thực hiện. BQLDA


chỉ có vai trị phối hợp, hỗ trợ và nhận mặt bằng sạch để thực hiện dự án sau khi Trung


tâm giao dịch đất đai và phát triển quỹ đất Hà Nội đã giải phóng mặt bằng xong.


Vì tiến độ giải phóng mặt bằng phụ thuộc vào bên thứ ba nên BQLDA khơng


kiểm sốt được nội dung này.


Tuy nhiên, qua thực tế triển khai có thể thấy, cơng tác giải phóng mặt bằng


chưa bao giờ dễ dàng. Cơng tác này liên quan đến nhiều bên như UBND xã, huyện,


các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng. Đặc biệt với các dự án liên quan đến


môi trường, xử lý chất thải cịn có thể gặp phải sự phản đối của cư dân do lo sợ


của người dân về ảnh hưởng của dự án đến cuộc sống thường nhật như mùi hơi


thối, khí thải độc hại từ xử lý rác bằng phương pháp đốt, ruồi nhặng,… Vì vậy,


việc thống nhất phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thường mất nhiều



thời gian và làm chậm tiến độ chung của dự án.


<i>b.3. Công tác quản lý giám sát thực hiện hợp đồng và nghiệm thu, thanh tốn </i>


<i>khối lượng hồn thành </i>


Sau khi ký kết hợp đồng với các đơn vị trúng thầu, BQLDA thực hiện các thủ


tục tạm ứng cho nhà thầu để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng quy định.


“BQLDA thay mặt chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và


chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, trước pháp luật về việc quản lý hợp đồng, chất


lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí thực hiện dự án, an tồn và vệ sinh mơi trường


của cơng trình xây dựng.”


Đối với thi cơng xây lắp, sau khi BQLDA hồn tất các thủ tục khởi cơng, các
đơn vị thi công sẽ triển khai thi công xây dựng, đơn vị cung cấp thiết bị sẽ nhập, lắp
đặt và bàn giao thiết bị theo tiến độ đề ra dưới sự giám sát chặt chẽ của đơn vị tư vấn


giám sát và đơn vị tư vấn thiết kế. BQLDA chịu trách nhiệm quản lý chung, giám sát


và yêu cầu các nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng ký kết, xử lý tình huống phát sinh


trên cơ sở đề xuất của các nhà thầu và giám sát hiện trường của BQLDA, kịp thời báo


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Trong q trình thực hiện gói thầu, tùy tính chất từng gói thầu và hợp đồng



ký kết, nhà thầu có thể đề nghị BQLDA nghiệm thu, thanh tốn khối lượng cơng việc


hồn thành theo từng phần hoặc tồn bộ gói thầu. Đối với cơng trình xây dựng, việc


nghiệm thu bao gồm: “nghiệm thu công việc xây dựng trong q trình thi cơng và


nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi cơng khi cần thiết; nghiệm thu hồn thành


hạng mục cơng trình, hồn thành cơng trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.”


“Khi nhận được đề nghị nghiệm thu, thanh tốn khối lượng hồn thành,


BQLDA phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị tư vấn thiết kế tiến hành kiểm


tra, nghiệm thu hạng mục được đề xuất theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi


nghiệm thu, BQLDA thực hiện các thủ tục thanh toán cho nhà thầu.”


<i>c. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác sử dụng: </i>



“<b>Bảng 3.8. Quy trình quản lý thực hiện giai đoạn kết thúc dự án của BQLDA </b>


<b>STT</b> <b>Nội dung cơng việc chính </b> <b>Đơn vị thực hiện </b> <b>Đơn vị thẩm </b>


<b>định, phê duyệt </b>
1 Nghiệm thu hoàn thành, vận hành


chạy thử, đào tạo chuyển giao



(nếu có) và bàn giao cơng trình


BQLDA phối hợp


với các nhà thầu


xây lắp, tư vấn


giám sát và các


bên liên quan


khác.


2 Lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư


dự án hồn thành và Tờ trình xin


phê duyệt


BQLDA lập, trình


STNMT ký Tờ


trình trình UBND


Thành phố, Sở Tài


chính



Sở Tài chính thẩm
định, trình UBND


Thành phố phê


duyệt


3 Thanh quyết toán vốn đầu tư,


thanh lý hợp đồng với các nhà


thầu


BQLDA


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp”</i>


“Trong giai đoạn 2013-2016, BQLDA đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản tại Khu xử lý chất thải Xn Sơn, Sơn


Tây”. Cơng trình dự án được khánh thành và đưa vào vận hành chính thức từ ngày


10/6/2015. Đến nay, dự án đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và kết thúc thời


gian bảo hành. Các công việc trong giai đoạn kết thúc dự án được BQLDA quản lý


thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.”


Bên cạnh đó, BQLDA cũng đang phối hợp với các nhà thầu và đơn vị được



giao quản lý vận hành thực hiện đào tạo chuyển giao để chuẩn bị cho công tác bàn


giao đưa vào vận hành Dự án đầu tư trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục tại


Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội.


<b>“Nhận xét: Nhìn chung, cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng theo giai </b>


đoạn tại BQLDA đã được thực hiện theo đúng nội dung và trình tự quy định của


pháp luật đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tuy


nhiên, quy trình quản lý dự án áp dụng cho nội bộ BQLDA chưa được ban hành đã


tạo ra những khó khăn nhất định cho các cán bộ quản lý dự án mới cũng như công


tác quản lý dự án tại BQLDA.”


3.2.3.2. Quản lý dự án theo lĩnh vực



Căn cứ thực tế triển khai thực hiện tại BQLDA và trong phạm vi luận văn, tác giả


xin tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của BQLDA


trên năm (05) lĩnh vực, bao gồm: “lập kế hoạch tổng quan, quản lý chất lượng, quản lý


thời gian và tiến độ, quản lý chi phí và quản lý lựa chọn nhà thầu”. Cụ thể như sau:


<i>a. Lập kế hoạch tổng quan </i>




Mỗi dự án của BQLDA đều được lập kế hoạch cho từng giai đoạn và cả dự án


thể hiện trong các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, kế


hoạch lựa chọn nhà thầu, tổng dự toán,… của dự án. Việc phê duyệt chủ trương đầu


tư, dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổng dự toán,… của UBND Thành phố,


Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở quản lý chuyên ngành liên quan cũng chính


là phê duyệt các kế hoạch đó. Chúng là cơ sở để BQLDA thực hiện quản lý phạm vi,


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

Đối với các dự án đã và đang thực hiện, căn cứ trên các quy định của pháp luật


và so sánh với các dự án tương tự, cán bộ quản lý dự án của BQLDA đã kiểm tra các


bản kế hoạch trước khi trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để đảm bảo tính


chính xác và khả thi của chúng. Tuy nhiên, do năng lực của đơn vị tư vấn và cả cán


bộ quản lý dự án còn hạn chế nên các bản kế hoạch thường phải sửa lại nhiều lần cả


trước khi phê duyệt cũng như trong q trình thực hiện.


“Bên cạnh đó, hàng năm BQLDA đều phải triển khai lập kế hoạch đầu tư cơng


hàng năm cho tồn bộ các dự án để trình Sở Tài ngun và Mơi trường tổng hợp


chung vào kế hoạch dự toán hàng năm của Sở. Kế hoạch dự toán hàng năm của Sở



Tài nguyên và Mơi trường được gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định,


tổng hợp và trình HĐND, UBND Thành phố phê duyệt. Căn cứ Quyết định giao chỉ


tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách thành phố hàng năm của


UBND Thành phố cho Sở Tài nguyên và Mơi trường, Sở thực hiện phân bổ dự tốn


cho các phòng ban, đơn vị trực thuộc. Đây là cơ sở để BQLDA triển khai thực hiện


dự án và thanh tốn khối lượng cơng việc hồn thành trong năm.”


Hình 3.2 thể hiện một phần kế hoạch phân bổ dự toán năm 2016 của Sở Tài


nguyên và Mơi trường, trong đó có bố trí vốn thực hiện cho bốn (04) dự án của
BQLDA. Đây là ngân sách BQLDA được phép sử dụng trong năm 2016 để thực hiện


các công việc dự án.


Công tác lập kế hoạch đầu tư công của BQLDA được giao phòng Kế hoạch -


Đầu tư chủ trì với sự tham gia và phối hợp của các phịng chun mơn và cán bộ quản


lý dự án. Vì vậy, trong các năm qua, BQLDA đã lập kế hoạch đầu tư cơng bám sát


tình hình thực tế của BQLDA, đúng thời hạn quy định, đảm bảo dự án được bố trí


vốn phù hợp với tiến độ thực hiện.



<b>Nhận xét: Trừ kế hoạch đầu tư công hàng năm, công tác lập kế hoạch của </b>


BQLDA nhìn chung cịn khá đơn giản và chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt là các


kế hoạch về tiến độ thời gian. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Hình 3.2. Kế hoạch phân bổ vốn thực hiện dự án năm 2016 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<i>b. Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình </i>



“BQLDA được chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ủy quyền


thực hiện toàn bộ trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình. Vì


vậy, ngay từ khi dự án mới hình thành cho đến lúc kết thúc, BQLDA luôn chủ động


thực hiện công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng một cách nghiêm túc,
thường xuyên cập nhật các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn mới về chất lượng để


theo dõi, kiểm tra, giám sát chất lượng thực hiện của các nhà thầu nhằm đảm bảo các


yêu cầu về chất lượng và an tồn của cơng trình.”


Hiện nay, BQLDA đang thực hiện quản lý chất lượng cơng trình xây dựng tn


thủ theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn sau:


- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 18/6/2014;


- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 18/6/2014;



- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;


- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng cơng trình và bảo trì cơng trình xây dựng;


- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về việc


hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng cơng trình;


- Thơng tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về phân cấp


cơng trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;


- Thông tư 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về


năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng;
- Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam;


- …


Trước hết, để đảm bảo chất lượng các công việc dự án, năng lực của các bên


tham gia thực hiện cơng việc đó là rất quan trọng. Vì vậy, BQLDA luôn chú ý thực


hiện quản lý chất lượng nhà thầu ngay từ khâu lựa chọn đơn vị tư vấn và nhà thầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

thầu còn phụ thuộc vào ý kiến của chủ đầu tư. Các nhà thầu “quen biết” thường được



chủ đầu tư lựa chọn sẵn nên năng lực của các nhà thầu này có thể bị hạn chế, chỉ vừa
đủ đạt chứ không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến


chất lượng của các công việc do nhà thầu đảm nhận.


“Với một dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng cơng


trình và thi cơng xây dựng là ba (03) nội dung có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng


cơng trình xây dựng, từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng dự án. Vì vậy, trong cơng tác


quản lý chất lượng, BQLDA tập trung vào ba (03) nội dung trên, cụ thể như sau:”


<b>* Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng: </b>


“<b>Hình 3.3. Quy trình quản lý chất lượng khảo sát xây dựng tại BQLDA </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Công tác quản lý chất lượng khảo sát xây dựng được BQLDA triển khai theo


quy trình và các nội dung thể hiện ở Hình 3.3.


“Trước khi lựa chọn nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế


hoặc BQLDA (trong trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế) tiến hành


lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng trình chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà


Nội phê duyệt. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng là căn cứ để nhà thầu khảo sát xây dựng


lập phương án kỹ thuật và tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng; đồng thời là cơ sở



để BQLDA kiểm tra, trình Sở Tài ngun và Mơi trường phê duyệt phương án kỹ


thuật khảo sát xây dựng do nhà thầu lập.”


“Trong quá trình nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện khảo sát xây dựng, cán


bộ quản lý dự án của BQLDA thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện khảo


sát của nhà thầu và năng lực thực tế của nhà thầu so với phương án kỹ thuật khảo sát


xây dựng đã được duyệt và các quy định của hợp đồng xây dựng. Trường hợp phát


hiện nhà thầu không thực hiện đúng, cán bộ quản lý dự án báo cáo Lãnh đạo Ban để


xin ý kiến của chủ đầu tư về việc đình chỉ cơng việc khảo sát.”




Sau khi hồn thành khảo sát, nhà thầu khảo sát xây dựng lập báo cáo kết quả


khảo sát xây dựng. BQLDA tổ chức kiểm tra, nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng


cho nhà thầu và trình Sở Tài ngun và Mơi trường Hà Nội phê duyệt báo cáo kết quả


khảo sát xây dựng nếu đạt yêu cầu. Trường hợp chưa đạt yêu cầu và không chấp thuận


nghiệm thu, BQLDA ra văn bản gửi nhà thầu khảo sát xây dựng nêu rõ các nội dung


chưa đạt yêu cầu mà nhà thầu khảo sát xây dựng phải thực hiện chỉnh sửa hoặc phải



tiến hành khảo sát lại.”


“Kết quả khảo sát xây dựng là cơ sở quan trọng phục vụ việc lập dự án đầu tư


xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Kết quả khảo sát sai lệch có thể dẫn tới những


hậu quả nghiêm trọng cho các giai đoạn sau của dự án như thiết kế không phù hợp


với hiện trạng, sụt lún cơng trình,…”


Trên thực tế, mặc dù BQLDA đã nỗ lực quản lý chặt chẽ chất lượng khảo sát


xây dựng nhưng vẫn có 3/6 dự án đang triển khai tại BQDLA vẫn phải thực hiện khảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

chủ yếu là do trong quá trình chờ giải phóng mặt bằng, hiện trạng vị trí xây dựng đã


có một số thay đổi nhỏ so với khảo sát ban đầu.


<b>* Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng cơng trình: </b>


Cơng tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng cơng trình của BQLDA được


thực hiện theo quy trình được thể hiện ở Hình 3.4.


<b>Hình 3.4. Quy trình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng cơng trình tại BQLDA </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

“Trước khi lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng, BQLDA lập nhiệm vụ thiết kế


xây dựng phù hợp với báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Sở Tài ngun và Mơi



trường phê duyệt. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để các nhà thầu thực hiện lập


thiết kế xây dựng và BQLDA kiểm tra chất lượng công việc của nhà thầu.”




Bản thiết kế xây dựng sau khi lập được đơn vị tư vấn thẩm tra thẩm tra và Sở Xây


dựng hoặc Sở quản lý chuyên ngành thẩm định. Kết quả thẩm định của Sở Xây dựng


hoặc Sở quản lý chuyên ngành là căn cứ để BQLDA và nhà thầu thiết kế hồn thiện thiết


kế xây dựng trình cấp có thẩm quyền (UBND Thành phố đối với thiết kế cơ sở và Sở


Xây dựng hoặc Sở quản lý chuyên ngành đối với thiết kế bản vẽ thi công) phê duyệt.”


Trong giai đoạn 2013-2016, có ba (03) dự án của BQLDA phải thực hiện điều


chỉnh thiết kế, trong đó một (01) dự án (Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước


thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hồi Đức) phải trình Sở Xây dựng thẩm định, phê duyệt


điều chỉnh và hai (02) dự án (Dự án đầu tư trạm quan trắc môi trường tự động, liên


tục tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội và Dự án đầu tư xây dựng nhà


máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) chủ đầu tư - Sở Tài ngun


và Mơi trường có thể tự điều chỉnh.



Tuy nhiên, do cán bộ quản lý “Dự án đầu tư trạm quan trắc môi trường tự


động, liên tục tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội” chưa nắm rõ quy
định về thực hiện điều chỉnh thiết kế nên đã thực hiện theo trình tự thẩm định, phê


duyệt thiết kế thông thường, làm kéo dài thời gian thực hiện điều chỉnh, từ đó ảnh


hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.


<b>* Quản lý chất lượng thi công xây dựng: </b>


“Các chủ thể tham gia quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình tại


BQLDA bao gồm: chủ đầu tư, BQLDA, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát,


nhà thầu tư vấn thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn.”


Quy trình quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình tại BQLDA được


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>Hình 3.5. Quy trình quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình tại BQLDA </b>


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp </i>


“Sau khi dự án được bàn giao mặt bằng, được phê duyệt kế hoạch đấu thầu và


thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự tốn, BQLDA tổ chức lựa chọn nhà thầu thi cơng


xây lắp và nhà thầu tư vấn giám sát để triển khai thi cơng xây dựng cơng trình. Nhà



thầu tư vấn giám sát thay mặt BQLDA thực hiện giám sát thi cơng xây dựng cơng


trình. BQLDA thực hiện kiểm tra, đôn đốc việc triển khai các công việc tại hiện


trường của các nhà thầu theo định kỳ hoặc đột xuất; quyết định tạm dừng thi công khi


xét thấy nhà thầu thi công không đảm bảo chất lượng thi công xây dựng cơng trình.”


“BQLDA chủ trì, phối hợp với các bên liên quan để xử lý hoặc báo cáo xin ý


kiến chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường để xử lý các sự cố, khó khăn, vướng


mắc phát sinh trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình.”


“Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi cơng trình, khi kết thúc thi công một hoặc


một số hạng mục hoặc hồn thành một bộ phận cơng trình, BQLDA phối hợp nhà


thầu tư vấn giám sát và nhà thầu thi công xây dựng tổ chức nghiệm thu để đánh giá


chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi cơng tiếp theo hoặc kết thúc một gói


thầu xây dựng. Biên bản nghiệm thu là cơ sở để BQLDA thực hiện thanh tốn khối


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>Hình 3.6. Quy trình nghiệm thu cơng trình xây dựng tại BQLDA</b>


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp </i>


Hiện nay, BQLDA có hai (02) dự án đang triển khai thi công xây dựng công



trình là Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức


và Dự án đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục tại Khu liên


hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn. Trong quá trình các nhà thầu triển khai


thi cơng, cán bộ quản lý dự án của BQLDA đã thực hiện được các công việc sau:


Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra công tác thi công của nhà thầu, công tác giám sát của
đơn vị tư vấn giám sát; tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu
theo đúng quy trình và tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công việc, giải ngân vốn
được giao; kịp thời phát hiện, đề xuất giải pháp xử lý với các tình huống phát sinh


<i>trong q trình thi cơng;… Ví dụ, q trình thi công Dự án trạm quan trắc môi trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<i>báo cáo của đơn vị tư vấn giám sát về các sai phạm của nhà thầu thi công trong cơng </i>


<i>tác kiểm tra thí nghiệm vật tư đầu vào và thi cơng móng nhà điều hành, cán bộ quản </i>


<i>lý dự án của BQLDA đã kịp thời kiểm tra hiện trường và báo cáo Lãnh đạo Ban yêu </i>


<i>cầu nhà thầu thi công nghiêm túc thực hiện các quy định về kiểm tra vật tư đầu vào </i>


<i>và tháo dỡ, đập bỏ các phần thi công không đảm bảo chất lượng để thi công lại đảm </i>


<i>bảo đúng thiết kế và chất lượng đề ra. </i>


“Trong quá trình thực hiện các dự án của BQLDA còn chịu sự quản lý, thanh


tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về việc tuân thủ các quy định trong



công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia thực hiện dự án


(nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát,…).”


<b>Nhận xét: Công tác quản lý chất lượng của BQLDA đã tuân thủ theo đúng </b>


các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Vì vậy, một


số nội dung sai sót, khiếm khuyết và các sự cố, vướng mắc đã được phát hiện và xử


lý kịp thời đảm bảo chất lượng cơng trình xây dựng.


Tuy nhiên do đội ngũ cán bộ quản lý dự án còn mỏng nên vai trò chủ yếu của


BQLDA trong công tác quản lý chất lượng là theo dõi, kiểm tra thông qua báo cáo


công việc của các nhà thầu, tham quan thực tế và các cuộc họp bàn dự án. Công tác


giám sát, nghiệm thu tại hiện trường chưa được sát sao và vẫn phụ thuộc nhiều vào


<i>đơn vị tư vấn giám sát. Ví dụ, hạng mục thi công nhà điều hành của Dự án trạm quan </i>


<i>trắc môi trường tự động, liên tục tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, huyện </i>


<i>Sóc Sơn được chia thành 71 hạng mục cơng việc xây dựng (như dọn dẹp mặt bằng, </i>
<i>đào bóc hữu cơ; đào móng nhà, móng bể nước; đổ bê tơng đài móng nhà chính, bể </i>
<i>nước, bể phốt, tấm đan bể; trát tường trong, ngoài nhà; lắp đặt thiết bị điện, điều </i>
<i>hịa, máy bơm;…). Các hạng mục cơng việc xây dựng trên đều được nghiệm thu giữa </i>
<i>đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu thi công và BQLDA chỉ tổ chức nghiệm thu tổng </i>



<i>thể hạng mục nhà điều hành. Vì vậy, rủi ro xuất phát từ năng lực và sự trung thực của </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<i>c. Quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án </i>



“Quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án là nội dung quan trọng trong cơng


tác quản lý dự án tại BQLDA do nó là cơ sở để giám sát chi phí và các nguồn lực


khác cần cho công việc dự án. Mục đích của quản lý thời gian và tiến độ thực hiện


dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước là làm sao để hoàn thành dự


án đúng thời hạn trong phạm vi chi phí và nguồn lực cho phép, tiết kiệm ngân sách
nhà nước, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng trong các quyết định phê duyệt chủ
trương đầu tư dự án, dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và trong thiết kế bản


vẽ thi công - tổng dự tốn đã được duyệt.”


Cơng tác quản lý thời gian và tiến độ dự án tại BQLDA được thực hiện theo


các mốc thời gian quan trọng như nộp hồ sơ xin phê duyệt dự án, phê duyệt dự án,


trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu, trình phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự


tốn, bao giờ tổ chức đấu thầu, khởi cơng, hồn thành,… Việc quản lý tiến độ chi tiết


phụ thuộc nhiều vào sự chủ động và năng lực của cán bộ quản lý dự án.


Kế hoạch tiến độ được cán bộ quản lý dự án lập theo trình tự các bước như



sau: xác định các công việc cần thực hiện trong phạm vi dự án; xác định trình tự thực


hiện các công việc (hay xây dựng mạng cơng việc); xác định các bên có liên quan


trong việc thực hiện công việc; dự kiến thời gian cần để thực hiện công việc; dự kiến


thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của từng công việc và cả dự án; đưa các nội


dung đã xác định ở trên vào biểu đồ.


Công cụ được cán bộ quản lý dự án sử dụng chủ yếu trong nội dung này là cấu


trúc phân tách công việc và biểu đồ GANTT.


Hình 3.7 thể hiện một bản kế hoạch tiến độ của Dự án đầu tư xây dựng nhà


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>Hình 3.7. Kế hoạch tiến độ thực hiện 6 tháng cuối năm 2016 Dự án ĐTXD nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hồi Đức </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

“Có thể thấy, các công việc được phân tách ở biểu đồ trên là các đầu mục công


việc lớn, các bước thực hiện trong mỗi công việc chưa được thể hiện chi tiết.


Tuy nhiên, với các công việc giao cho nhà thầu thực hiện như thi công, cung


cấp thiết bị,…, BQLDA luôn yêu cầu các nhà thầu lập kế hoạch tiến độ chi tiết phần


cơng việc do mình thực hiện trình BQLDA làm căn cứ theo dõi, kiểm tra tiến độ thực


hiện các công việc được giao của nhà thầu.



Các cán bộ quản lý dự án thực hiện báo cáo tiến độ dự án với Lãnh đạo


BQLDA theo từng tuần, tháng, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu; kịp thời báo cáo


Lãnh đạo BQLDA các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án
để xử lý, tránh kéo dài thời gian thực hiện dự án.”


<b>Bảng 3.9. Kết quả quản lý tiến độ dự án tại BQLDA giai đoạn 2013-2016 </b>


<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Số dự án </b>


1 Số dự án đã hoàn thành 01


2 Số dự án hoàn thành đúng tiến độ 01


3 Số dự án đang triển khai 06


4 Số dự án triển khai chậm tiến độ 04


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp </i>


Qua Bảng 3.9 có thể thấy số dự án triển khai chậm tiến độ chiếm tỷ trọng khá


lớn trên tổng số dự án đang triển khai tại BQLDA. Tuy nhiên, đến nay chưa có dự án


nào phải thực hiện điều chỉnh tiến độ tổng thể. Nguyên nhân chậm tiến độ xuất phát


từ các yếu tố khách quan như thời tiết, vụ mùa,… và cả các yếu tố chủ quan như năng



lực nhà thầu, năng lực cán bộ quản lý, chất lượng các công việc trước,… Dù với lý


do nào việc kéo dài tiến độ dự án cũng làm ảnh hưởng các nguồn lực của dự án. Đặc


biệt đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước chậm tiến độ thì khả năng


được bố trí vốn trong các năm sau là rất khó khăn. Khơng được bố trí vốn hoặc bố trí
khơng đủ vốn lại ảnh hưởng đến tiến độ thi công, dự án lại phải kéo dài gây lãng phí


nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư.


<b>“Nhận xét: Từ những phân tích trên có thể thấy cơng tác quản lý thời gian và tiến </b>


<b>độ dự án của BQLDA thời gian qua còn khá giản đơn, thiếu chặt chẽ và chưa đạt hiệu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

nói chung và các cán bộ quản lý dự án nói riêng cịn lúng túng trong việc áp dụng các


công cụ quản lý tiến độ dự án. Vì vậy, để hồn thiện cơng tác quản lý dự án, BQLDA


cần chấn chỉnh và thắt chặt hơn nữa công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án.”


<i>d. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng </i>



Cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng được BQLDA thực hiện từ khi bắt


đầu hình thành dự án đến khi kết thúc dự án, đưa công trình vào khai thác sử dụng


theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn quản lý


chi phí dự án, quản lý ngân sách nhà nước hiện hành sau:



- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 do Quốc hội ban hành ngày


16/12/2002;


- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi


phí đầu tư xây dựng;


- Thơng tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn


xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;


- Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 của Bộ Xây dựng về việc


công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng;


- Các bộ đơn giá xây dựng do UBND Thành phố Hà Nội ban hành;


- …


“BQLDA thực hiện quản lý chi phí dự án thơng qua công tác lập tổng mức đầu


tư, tổng dự tốn, dự tốn gói thầu; cơng tác thanh tốn và quyết toán hợp đồng xây


dựng, thanh toán và quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình; cơng tác quản lý sử


dụng và quyết toán vốn đầu tư hàng năm.”


<b>* Quản lý tổng mức đầu tư của dự án: </b>



“Nhà thầu khảo sát - lập dự án được BQLDA lựa chọn trình Sở Tài ngun và


Mơi trường phê duyệt để thực hiện công tác khảo sát - lập dự án trong đó bao gồm


cơng việc lập tổng mức đầu tư của dự án.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

đồng thời gửi đơn vị tư vấn thẩm tra dự án đầu tư thẩm tra để làm cơ sở hoàn thiện, trình


Sở Xây dựng và Sở Tài chính thẩm định, cuối cùng trình UBND Thành phố phê duyệt.


“<b>Bảng 3.10. Tổng mức đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy </b>


<b>xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức</b>


<b>Tổng mức đầu tư xây dựng </b> <b>231.523 Triệu đồng </b>


- Chi phí xây dựng 106.140 Triệu đồng


- Chi phí thiết bị 88.874 Triệu đồng


- Chi phí quản lý dự án 2.397 Triệu đồng


- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 6.746 Triệu đồng


- Chi phí khác 1.522 Triệu đồng


- Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 5.276 Triệu đồng


- Chi phí dự phịng 20.568 Triệu đồng



<i>Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư, BQLDA"</i>


“Bảng 3.10 thể hiện tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt trong Quyết


định phê duyệt dự án của một dự án đầu tư xây dựng của BQLDA. Đây là căn cứ để


BQLDA, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện


quản lý kiểm sốt chi phí đầu tư xây dựng của dự án đảm bảo chi phí đầu tư xây dựng


khơng được vượt quá tổng mức đầu tư xây dựng.”


Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án do BQLDA quản lý đều có chi phí đầu
tư xây dựng nằm trong phạm vi tổng mức đầu tư được duyệt, chưa có dự án nào phải


thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư.


<b>* Quản lý dự toán xây dựng: </b>




Sau khi dự án đầu tư xây dựng được UBND Thành phố phê duyệt, dự tốn xây


dựng cơng trình được BQLDA giao cho đơn vị tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi cơng -


tổng dự tốn lập. Dự toán xây dựng của dự án sau khi lập được đơn vị tư vấn thẩm tra


thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn thẩm tra. Trước khi Luật Xây dựng 2014 có hiệu



lực, chủ đầu tư (Sở Tài nguyên và Môi trường) được tự phê duyệt dự toán xây dựng.


Tuy nhiên, từ khi Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015, dự tốn xây dựng


phải được Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý chuyên ngành thẩm định, phê duyệt. Điều này


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

xác, tránh lãnh phí vốn ngân sách nhà nước nhưng cũng kéo theo nhiều thủ tục hành


chính rườm rà trong công tác triển khai các thủ tục đầu tư dự án, gây ảnh hưởng xấu
đến tiến độ dự án.”


Dự toán xây dựng được duyệt là cơ sở tính giá gói thầu giai đoạn thực hiện dự


án, là căn cứ để BQLDA, chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản


lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đảm bảo chi phí thực hiện các gói thầu, các cơng


việc trong giai đoạn này khơng vượt q dự tốn được duyệt.


Tính đến thời điểm hiện tại, BQLDA đã và đang phải thực hiện điều chỉnh,


phê duyệt lại tổng dự toán của hai (02) dự án do thay đổi thiết kế bản vẽ thi cơng.


Trong đó, Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài
Đức đã được Sở Xây dựng phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán tại Quyết định số
11099/QĐ-SXD ngày 30/10/2015, cụ thể như sau:


<b>“Bảng 3.11. Điều chỉnh dự toán xây dựng Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải </b>


<b>tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức </b>



<b>STT </b> <b>Hạng mục chi </b>


<b>phí </b>


<b>Dự tốn được </b>


<b>duyệt (đồng) </b>


<b>Dự toán điều </b>


<b>chỉnh (đồng) </b>


<b>Chênh lệch </b>


<i>(1) </i> <i>(2) </i> <i>(3) </i> <i>(4) </i> <i>(5)=(4)-(3) </i>


1 Chi phí xây dựng 89.496.101.641 90.028.542.000 532.440.359


2 Chi phí thiết bị 88.874.322.805 88.808.934.000 -65.388.805


3 Chi phí quản lý dự


án


2.013.623.491 2.018.316.000 4.692.509


4 Chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng



6.369.262.661 6.373.877.000 4.614.339


5 Chi phí khác 1.442.083.140 1.183.316.000 -258.767.140


6 Chi phí dự phịng 36.868.090.062 9.420.649.000 -27.447.441.062


<b>Tổng cộng (làm </b>


<b>tròn) </b>


<b>225.063.483.800 197.833.634.000 -27.229.849.800 </b>


<i>Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư, BQLDA”</i>


Qua Bảng 3.11 có thể thấy dự tốn điều chỉnh tăng ở một số hạng mục như chi


phí xây dựng, chi phí quản lý dự án nhưng tổng dự toán điều chỉnh lại giảm so với


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

dự tốn do Sở Tài ngun và Mơi trường tự phê duyệt, dự toán điều chỉnh do Sở Xây


dựng thẩm định phê duyệt theo quy đinh mới. Có thể nói nhờ vậy dự tốn xây dựng


đã được tính tốn chính xác hơn, gần với con số thực tế thực hiện hơn, góp phần kiểm


sốt chặt chẽ vốn ngân sách nhà nước.


<b>* Quản lý dự tốn gói thầu xây dựng: </b>


Do đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng là thời gian thực hiện kéo dài nên thời



gian từ lúc phê duyệt kế hoạch đấu thầu đến lúc tổ chức lựa chọn nhà thầu một số gói


thầu khá xa nhau. Vì vậy, trừ các gói thầu quy mơ nhỏ và chỉ định thầu, “trước khi tổ


chức lựa chọn nhà thầu, BQLDA đều xác định và cập nhật lại dự tốn của gói thầu


chuẩn bị lựa chọn nhà thầu. Dự tốn giá gói thầu được trình Sở Tài ngun và Mơi


trường phê duyệt thay thế giá gói thầu được xác định trong kế hoạch lựa chọn nhà


thầu và là cơ sở để BQLDA và đơn vị tư vấn đấu thầu lập hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu


cầu, đánh giá lựa chọn nhà thầu.”


<b>“* Quản lý cơng tác thanh tốn và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh </b>


<b>toán và quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình: </b>


Thơng qua việc quản lý cơng tác thanh tốn và quyết tốn hợp đồng xây dựng,


BQLDA thực hiện theo dõi tiến độ chi phí, kiểm sốt chi phí dự án, so sánh chi phí


thực tế với chi phí kế hoạch để kịp thời phát hiện những sai lệch, báo cáo chủ đầu tư


và đề xuất giải pháp ngăn chặn các phát sinh có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chi phí


dự án hoặc điều chỉnh chi phí dự án khi cần thiết.


Quản lý cơng tác thanh tốn và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và



quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình tại BQLDA do bộ phận Tài chính - Kế


tốn thuộc phịng Tổ chức - Hành chính phối hợp với cán bộ quản lý dự án thực hiện


tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách


nhà nước. Hồ sơ thanh toán, quyết toán do cán bộ quản lý dự án chuyển là cơ sở để


bộ phận Tài chính - Kế toán thực hiện thanh toán, quyết toán cho nhà thầu. Việc tạm


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>Hình 3.8. Quy trình thực hiện tạm ứng, thanh tốn tại BQLDA</b>


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp </i>


<b>* Quản lý sử dụng và quyết toán vốn đầu tư hàng năm: </b>


Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch vốn được UBND Thành phố và Sở Tài nguyên
và Môi trường phân bổ cho từng dự án, BQLDA lập bảng theo dõi tiến độ giải ngân


chi tiết cho từng dự án; định kỳ hoặc đột xuất thực hiện báo cáo tình hình giải ngân


kế hoạch vốn được giao với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố hoặc


các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; kết thúc mỗi năm đều phải thực hiện quyết


toán vốn đầu tư được giao năm đó. BQLDA khơng được phép sử dụng vốn giao cho


dự án này để thanh tốn khối lượng cơng việc của dự án khác.


Bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ giải giân kế hoạch vốn được giao đối với phần lớn các



dự án của BQLDA đều đạt trên 95%, chứng tỏ công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư


hàng năm được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý
nước thải tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức trong năm 2015 và năm 2016 đều đang có


kết quả giải ngân thấp do cơng tác giải phóng mặt bằng kéo dài, không thể triển khai


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

“<b>Bảng 3.12. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn được giao hàng năm của BQLDA giai đoạn 2013-2016 </b>


<i>Đơn vị: Triệu đồng </i>


<b>S</b>


<b>T</b>


<b>T </b>


<b>Dự án </b>


<b>Năm 2013 </b> <b>Năm 2014 </b> <b>Năm 2015 </b> <b>Năm 2016 </b>


Kế
hoạch
giao
Đã
giải
ngân
Tỷ lệ
giải


ngân
(%)
Kế
hoạch
giao
Đã giải
ngân
Tỷ lệ
giải
ngân
(%)
Kế
hoạch
giao
Đã giải
ngân
Tỷ lệ
giải
ngân
(%)
Kế
hoạch
giao
Đã giải
ngân
Tỷ lệ
giải
ngân
(%)
1


Dự án xây dựng ô chôn lấp rác thải theo cơng nghệ chơn lấp


bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản tại Khu xử lý chất thải
Xuân Sơn, Sơn Tây


300 293 98 4.000 3.999,4 100 38.800 38.343 98.8 - - -


2 Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng,


huyện Hoài Đức 200 200 100 6.000 5.810,5 97 40.181 40.160 99.9 52.950 16.524 31


3 Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh,


huyện Hoài Đức 200 193 97 1.556 1.546,2 99 5.500 2.507,4 46 27.993 1.916 6,8


4 Dự án đầu tư trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục tại


Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội - - - 6.100 5.997 98 15.000 9.842 66


5


Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào Khu xử lý chất thải


tập trung của Thành phố tại thôn Đồng Ké, xã Trần Phú,


huyện Chương Mỹ


- - - 200 192 96 200 199,7 99,9 400 128 32



6 Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề cơ khí,


kim khí xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội - - - 885 881 99,5 - - -


7 Dự án đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trường tự động


liên tục tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây - - - -


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>“Nhận xét: Nhìn chung, cơng tác quản lý chi phí của BQLDA ln tuân thủ </b>


đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn được giao, không gây


thất thoát vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án,


BQLDA chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức kiểm sốt chi phí, đảm bảo chi phí khơng


vượt q mức được phê duyệt chứ chưa chú trọng đến việc tìm kiếm, đề xuất các


giải pháp nhằm giảm chi phí thực hiện, tiết kiệm ngân sách nhà nước. Nguyên nhân


chủ yếu nằm ở cơ chế tự chủ tài chính của BQLDA. Việc giảm chi phí thực hiện


hay tổng mức đầu tư của dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của BQLDA


(chi phí quản lý dự án), từ đó ảnh hưởng đến khả năng cân đối tài chính của BQLDA,


có thể dẫn đến tình trạng thu không đủ chi cho các hoạt động thường xuyên của


BQLDA. Đây là một vấn đề khá bật cập trong công tác quản lý dự án của các dự án



sử dụng vốn ngân sách nhà nước.”


Phương pháp được BQLDA sử dụng để kiểm sốt chi phí dự án là phương


pháp truyền thống thông qua các công cụ như báo cáo chi phí, biểu tổng hợp tình hình


giải ngân, biểu theo dõi tình hình thanh tốn, phần mềm excel. Phương pháp này cho


phép cán bộ quản lý dự án theo dõi, phân tích sự khác biệt giữa số tiền chi ra với ngân


sách được duyệt nhưng chưa cho biết khối lượng cơng việc đã hồn thành cũng như


chi phí để hồn thành dự án trong tương lai là bao nhiêu. Vì vậy, việc kiểm sốt chi


phí của BQLDA vẫn mang nặng tính thụ động.


Đối với cơng tác lập dự tốn, BQLDA chưa có phần mềm dự tốn chun


nghiệp nên cịn phụ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn và gây khơng ít khó khăn cho cán


bộ quản lý dự án trong việc kiểm tra tính chính xác của dự tốn do nhà thầu lập.


<i>e. Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng </i>



Quản lý lựa chọn nhà thầu được thực hiện nhằm mục tiêu đảm bảo công tác


lựa chọn nhà thầu được triển khai đúng quy trình, quy định của pháp luật; lựa chọn


được các nhà thầu có chất lượng để thực hiện dự án.



Cơng tác quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng tại BQLDA tuân thủ theo các


văn bản pháp luật hiện hành sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi


tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;


- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi


tiết về hợp đồng xây dựng;


- Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu


tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu;


- Thông tư số 190/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định


việc quản lý, sử dụng chi phí trong q trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn


ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ;


- …


“<b>Bảng 3.13. Quy trình lựa chọn nhà thầu điển hình tại BQLDA </b>


<b>TT </b> <b>Nội dung </b> <b>Đơn vị thực hiện </b>


1 Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Sở KHĐT



2 Đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu BQLDA


3 Lập dự tốn giá gói thầu và ký hợp đồng


với đơn vị tư vấn lựa chọn nhà thầu


BQLDA


3 Phê duyệt dự tốn giá gói thầu và đơn vị
tư vấn lựa chọn nhà thầu


Sở Tài nguyên và Môi trường


4 Lập hồ sơ mời thầu Đơn vị tư vấn lựa chọn nhà thầu


5 Phê duyệt hồ sơ mời thầu Sở Tài nguyên và Môi trường


6 Thông báo mời thầu BQLDA


7 Phát hành hồ sơ mời thầu, tiếp nhận quản


lý hồ sơ dự thầu


BQLDA


8 Đóng thầu, mở thầu Tổ chuyên gia


9 Đánh giá hồ sơ dự thầu Tổ chuyên gia


10 Phê duyệt kết quả xếp hạng nhà thầu Sở Tài nguyên và Môi trường



11 Thương thảo hợp đồng BQLDA


12 Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Sở Tài nguyên và Môi trường


13 Công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và


ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu


BQLDA


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Bảng 3.13 thể hiện quy trình lựa chọn nhà thầu điển hình tại BQLDA. Tùy


hình thức lựa chọn nhà thầu, quy trình này có thể rút ngắn hoặc thêm một số bước


phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.


Các gói thầu chỉ định thầu đơn giản như khảo sát, thẩm tra dự án, rà phá bom


mìn,… cán bộ quản lý dự án tự thực hiện lựa chọn nhà thầu. Đối với các gói thầu


phức tạp hơn, để đảm bảo chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn đấu


thầu được BQLDA thuê để thực hiện các công việc: lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ


mời quan tâm; lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ


quan tâm, hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu.


<i>Sau đây, tác giả sẽ xem xét quá trình lựa chọn nhà thầu một gói thầu điển hình </i>



<i>tại BQLDA: Gói thầu số 2 - Thi cơng xây lắp tồn bộ dự án “Đầu tư xây dựng trạm quan </i>


<i>trắc môi trường tự động, liên tục tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội”. </i>


- <i>“Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt tại Quyết định số </i>


<i>3655/QĐ-UBND ngày 31/7/2015 của 3655/QĐ-UBND Thành phố với các nội dung sau:”</i>


<b>Bảng 3.14. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Dự án ĐTXD trạm quan trắc môi trường </b>


<b>tự động, liên tục tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội </b>


<b>STT Tên </b>
<b>gói </b>
<b>thầu </b>


<b>Nội </b>
<b>dung gói </b>


<b>thầu </b>


<b>Giá gói thầu (triệu đồng) </b> <b>Nguồn </b>
<b>vốn </b>
<b>Hình </b>
<b>thức </b>
<b>lựa </b>
<b>chọn </b>
<b>nhà </b>
<b>thầu </b>


<b>Phương </b>
<b>thức lựa </b>
<b>chọn nhà </b>
<b>thầu </b>
<b>Thời gian </b>
<b>tổ chức </b>
<b>lựa chọn </b>
<b>nhà thầu </b>
<b>(dự kiến) </b>
<b>Loại </b>
<b>hợp </b>
<b>đồng </b>
<b>Thời </b>
<b>gian </b>
<b>thực </b>
<b>hiện </b>
<b>hợp </b>
<b>đồng </b>
<b>Tổng số </b> <b>Giá gói thầu </b>


<b>(chưa bao </b>
<b>gồm dự </b>


<b>phịng) </b>


<b>Dự phịng </b>
<b>(15%) </b>


1 Gói
thầu


số 1
Cung
cấp và
lắp đặt
thiết bị
của toàn
bộ dự án


21.708,44 18.876,904 2.831,536 Ngân
sách
Đấu
thầu
rộng
rãi
trong
nước
1 giai
đoạn 2
túi hồ sơ


Quý
I/2016

trọn
gói
220
ngày


2 Gói
thầu


số 2


Xây lắp
của toàn
bộ dự án


3.207,62 2.789,235 418,385 Ngân
sách
Chào
hàng
cạnh
tranh
1 giai
đoạn 1
túi hồ sơ


Quý
I/2016

trọn
gói
220
ngày


<b>Tổng số 24.916,06 21.666,139 3.249,921 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

- <i>“Dự toán các gói thầu thực hiện trong năm 2015 được phê duyệt tại Quyết </i>


<i>định số 1528/QĐ-STNMT ngày 13/11/2015 của Sở Tài ngun và Mơi trường, trong </i>
<i>đó có gói thầu số 1 và gói thầu Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu.”</i>



- <i>“Căn cứ dự tốn gói thầu được duyệt, BQLDA đã thực hiện chỉ định thầu đối </i>


<i>với gói thầu Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu và trình Sở Tài </i>


<i>ngun và Mơi trường phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo đúng quy trình.”</i>


- <i>“Ngày 16/11/2015, Sở Tài ngun và Mơi trường có Quyết định số </i>


<i>1541/QĐ-STNTM-PC phê duyệt chỉ định đơn vị tư vấn thực hiện gói thầu tư vấn lập hồ sơ mời </i>


<i>thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu. Cùng ngày, BQLDA và đơn vị tư vấn thực hiện gói </i>


<i>thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu được lựa chọn - Công ty </i>


<i>cổ phần xây dựng VIETCONS đã ký kết hợp đồng kinh tế; đơn vị tư vấn đã có Quyết </i>


<i>định số 12/2015/QĐ-TVĐT thành lập Tổ chuyên gia chịu trách nhiệm: Lập hồ sơ yêu </i>


<i>cầu, hồ sơ mời thầu; Phân tích, đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu; Bảo mật các </i>


<i>tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu trong quá trình thực hiện nhiệm </i>


<i>vụ, bảo lưu ý kiến của mình; Trung thực, khách quan, cơng bằng trong q trình đánh </i>


<i>giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá trình Chủ đầu tư xem </i>


<i>xét quyết định; Giải trình, làm rõ các yêu cầu của Chủ đầu tư khi cần thiết; Thực </i>


<i>hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng.”</i>



<i>- Ngày 17/11/2015, BQLDA đã trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, </i>


<i>phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu số 1. </i>


<i>- Ngày 20/11/2015, Sở Tài ngun và Mơi trường có Quyết định số </i>


<i>1566/QĐ-STNMT-QHKHSDĐ phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu số 1. </i>


<i>- Thơng báo mời thầu gói thầu số 1 được đăng tải trên Báo Đấu thầu số 229 </i>


<i>ngày 01/12/2015. </i>


<i>- Hồ sơ mời thầu được phát hành từ 08h00 ngày 07/12/2015 đến trước 09h00 </i>


<i>ngày 28/12/2015 tại trụ sở BQLDA. </i>


<i>- BQLDA tổ chức đóng thầu vào lúc 09h00 ngày 28/12/2015 tại trụ sở BQLDA. </i>


<i>- Có ba (03) nhà thầu mua hồ sơ mời thầu. Đến thời điểm đóng thầu có ba (03) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<i>- BQLDA tổ chức mở thầu vào lúc 9h30 ngày 28/12/2015 tại trụ sở BQLDA. </i>


<i>- Đơn vị tư vấn tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật và chuyển kết quả về </i>


<i>BQLDA trình Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng </i>


<i>yêu cầu về kỹ thuật vào ngày 29/12/2015. </i>


<i>- Căn cứ danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được duyệt, đơn vị tư </i>



<i>vấn tiếp tục đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính, xếp hạng nhà thầu và chuyển kết quả </i>


<i>về BQLDA trình Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả xếp hạng nhà thầu </i>


<i>Gói thầu số 1 vào ngày 30/12/2015. </i>


<i>- Căn cứ kết quả xếp hạng nhà thầu được duyệt, BQLDA tiến hành thương </i>


<i>thảo với nhà thầu xếp hạng nhất và trình Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết </i>


<i>quả lựa chọn nhà thầu thực hiện Gói thầu số 1 vào ngày 31/12/2015. </i>


<i>- Căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt, ngày 31/12/2015, BQLDA ký </i>


<i>kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu trúng thầu là Liên danh nhà thầu Sinh - Phan Lê. </i>


Qua đó có thể thấy, về mặt hồ sơ công tác lựa chọn nhà thầu đã được BQLDA


triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng trình tự và quy định của pháp luật về đấu thầu.


Tuy nhiên, đối với một số gói thầu chỉ định thầu, để đảm bảo tiến độ công việc,
BQLDA và các đơn vị được chỉ định đã phối hợp thực hiện công việc trước khi có


Quyết định phê duyệt chỉ định đơn vị tư vấn.


Từ ví dụ trên cũng cho thấy, q trình lựa chọn nhà thầu của BQLDA khơng chỉ


chịu sự quản lý từ nội bộ mà còn chịu sự quản lý rất chặt chẽ từ chủ đầu tư - Sở Tài



nguyên và Môi trường để đảm bảo chất lượng lựa chọn nhà thầu và công việc dự án.


Tuy nhiên do kiến thức của cán bộ quản lý dự án cịn hạn chế nên vẫn có một


<i>vài trường hợp sai sót xảy ra trong quản lý lựa chọn nhà thầu. Ví dụ, Dự án đầu tư </i>


<i>xây dựng trạm quan trắc môi trường tự động liên tục tại Khu xử lý chất thải Xuân </i>


<i>Sơn, thị xã Sơn Tây đã trình kết quả lựa chọn nhà thầu khảo sát - lập dự án nhưng bị </i>


<i>Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ để thực hiện lại chỉ định thầu do cán bộ </i>


<i>quản lý dự án này nhầm lẫn giữa chỉ định thầu và chỉ định thầu rút gọn. </i>


Việc ký kết hợp đồng với đơn vị trúng thầu được chủ đầu tư ủy quyền cho


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

cán bộ quản lý dự án của BQLDA phối hợp với bộ phận Tài chính - Kế tốn và nhà


thầu hồn thiện hợp đồng dựa trên kết quả thương thảo hợp đồng từ trước và các


quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế, xây dựng để Lãnh đạo BQLDA và đại


diện đơn vị trúng thầu ký kết. Các điều khoản trong hợp đồng là căn cứ để BQLDA


kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc của nhà thầu, giải quyết các tranh


chấp (nếu có). Hợp đồng được cán bộ quản lý dự án lưu giữ tại BQLDA và bộ phận


Tài chính - Kế tốn có trách nhiệm lưu 01 bản hợp đồng để theo dõi, thực hiện tạm



ứng, thanh toán cho nhà thầu.


<b>“</b>


<b>Nhận xét: Công tác quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng của BQLDA luôn </b>


đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên chất lượng nhà thầu tham gia


các dự án của BQLDA chưa thực sự cao do việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu


<i>chỉ định thầu bị chi phối bởi bên thứ ba (Ví dụ: Gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế bản </i>


<i>vẽ thi công - tổng dự toán thường được Sở Xây dựng giới thiệu từ 3 đến 4 đơn vị tư vấn </i>


<i>thẩm tra và BQLDA chỉ được lựa chọn một trong số các đơn vị đó); hay các gói thầu </i>


đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh,… chưa thu hút được nhiều nhà thầu quan tâm,
chưa hấp dẫn được các nhà thầu lớn do quy mô dự án nhỏ, sử dụng vốn ngân sách


mang nặng tính xin cho. Mặt khác, các điều khoản về thưởng phạt hợp đồng thường


chưa được thực hiện một cách nghiêm túc nên chưa tạo được động lực cũng như tính
răn đe đối với các nhà thầu, dẫn đến tình trạng một số nhà thầu chây ỳ, không tập trung


nguồn lực để thực hiện công việc, làm chậm tiến độ dự án.”


<i>f. Quản lý rủi ro </i>



“Như đã đề cập ở Chương 2, quản lý rủi ro là rất cần thiết đối với các dự án đầu



tư xây dựng. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện dự án và có thể ảnh
hưởng đến sự thành bại của cả dự án. Tuy nhiên, công tác quản lý rủi ro lại chưa được


thể hiện rõ trong các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và thực tế thực hiện


tại BQLDA cũng chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.


Đối với một dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án đầu tư xây dựng sử


dụng vốn ngân sách nhà nước nói riêng có rất nhiều loại rủi ro có thể xảy ra như rủi


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

biểu hiện cụ thể nhất của công tác quản lý rủi ro thể hiện tại BQLDA mới chỉ là các


kế hoạch phòng chống lụt bão được lập hàng năm nhằm đối phó với các sự cố thiên


tai có thể xảy ra trong năm.”


<b>3.3. Đánh giá thực trạng </b>



<i><b>3.3.1. Kết quả đạt được </b></i>



Là một đơn vị còn non trẻ, được thành lập chưa đến bốn (04) năm, BQLDA đã


nỗ lực kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ sở vật chất phục vụ triển khai thực hiện hoàn


thành các nhiệm vụ được UBND Thành phố và Sở Tài ngun và Mơi trường giao, đặc


biệt trong vai trị đại diện của chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý thực


hiện các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Ngày mới



thành lập BQLDA chưa phân rõ phịng chun mơn và cũng chưa bổ nhiệm các vị trí


Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng. Trải qua thời gian, BQLDA đã dần thành lập các


phịng chun mơn rõ ràng và bổ nhiệm các vị trí Phụ trách phịng sau đó là Trưởng


phịng, Phó Trưởng phịng. Bộ máy tổ chức của BQLDA đến nay đã được kiện toàn


với ba (03) phịng chun mơn rõ ràng, bước đầu hồn thiện các quy trình và nội dung


quản lý dự án tạo thuận lợi hơn nhiều cho công tác quản lý dự án tại đơn vị.


<b>Bảng 3.15. Kết quả quản lý thực hiện dự án của BQLDA giai đoạn 2013-2016 </b>


<b>Năm </b> <b>2013 </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b>


Số dự án chuyển tiếp 02 03 05 05


Số dự án khởi công mới - 01 01 01


Số dự án hoàn thành - - 01 -


Số dự án chuẩn bị thực hiện, chuẩn bị đầu tư 03 05 05 06


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp </i>


Qua Bảng 3.15 có thể thấy số dự án BQLDA được giao quản lý thực hiện


ngày càng nhiều và công tác quản lý dự án có được kết quả khả quan khi BQLDA



đã khởi cơng hồn thành được một (01) dự án và khởi công mới hai (02) dự án trong
giai đoạn 2013-2016.


Bên cạnh đó, cơng tác quản lý dự án tại BQLDA đã đạt được một số kết quả


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

- “Công tác quản lý dự án đã được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt quá trình


triển khai thực hiện dự án từ khi bắt đầu hình thành dự án đến khi kết thúc đưa cơng


trình dự án vào vận hành khai thác.”


- “Các nội dung quản lý dự án được thực hiện đầy đủ, đúng theo quy định của pháp


luật về đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước.”


+ Về lập kế hoạch tổng quan: BQLDA đã thực hiện tốt công tác lập kế hoạch


đầu tư công hàng năm đảm bảo vốn đầu tư cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện.


+ Về quản lý chất lượng:


Dự án xây dựng ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí


Fukuoka - Nhật Bản tại Khu xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây đã được hoàn thành


đạt u cầu về chất lượng. Hiện cơng trình dự án đang được BQLDA quản lý vận
hành theo đúng công suất thiết kế 240 tấn/ngày.đêm. Trong thời gian tới, BQLDA sẽ


phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản và đơn vị liên quan tổ chức đánh giá tổng kết



hiệu quả của phương án công nghệ được áp dụng trong dự án làm cơ sở nhân rộng


mơ hình trên địa bàn Thành phố.


Đối với các cơng trình đang thi công chất lượng luôn được đảm bảo dưới sự


giám sát chặt chẽ của nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn giám sát. BQLDA cũng


thường xuyên kiểm tra hiện trường, nghiệm thu chất lượng công việc của các nhà thầu.


Các sự cố, sai lệch phát sinh liên quan đến chất lượng đều được cán bộ quản


lý dự án phát hiện và báo cáo xử lý kịp thời.


Như vậy, xét theo tiêu chí chất lượng thực hiện dự án thì cơng tác quản lý dự


án của BQLDA có thể được đánh giá tốt.


+ Về quản lý thời gian và tiến độ:


Dự án xây dựng ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí


Fukuoka - Nhật Bản tại Khu xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây đã được hoàn thành


đúng tiến độ.


Tính đến thời điển hiện tại, chưa có dự án nào phải trình UBND Thành phố


phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án. Điều này cho thấy, tiến độ tổng thể



</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

+ Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng:


“Chi phí thực hiện các dự án đều nằm trong phạm vi chi phí được UBND Thành


phố phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có dự án nào phải phê duyệt điều


chỉnh tổng mức đầu tư.”


Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn được giao giai đoạn 2013-2015 trung bình là


95,6%. Chứng tỏ BQLDA đã sử dụng vốn ngân sách nhà nước được bố trí cho các


dự án đầu tư xây dựng của đơn vị để triển khai thực hiện các công việc dự án đảm


bảo hiệu quả sử dụng vốn, tránh gây thất thốt, lãng phí vốn đầu tư công theo đúng


chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.


Đến nay, BQLDA đã hồn thành quyết tốn vốn đầu tư của Dự án xây dựng ô


chôn lấp rác thải theo cơng nghệ chơn lấp bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản tại Khu


xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây theo đúng quy định, kết quả như sau:


<b>“Bảng 3.16. Quyết tốn Dự án xây dựng ơ chơn lấp rác thải theo cơng nghệ chơn lấp </b>


<b>bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản tại Khu xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Giá trị (đồng) </b>



Tổng mức đầu tư được duyệt 49.188.000.000


Tổng dự toán được duyệt 46.914.778.903


Số đề nghị quyết toán 42.675.157.796


Số quyết toán được duyệt 42.634.944.160


Tiết kiệm ngân sách (so với tổng mức đầu tư được duyệt) 6.553.055.840


<i>Nguồn: Tác giả tổng hợp”</i>


Như vậy, xét theo tiêu chí chi phí thực hiện dự án và tình hình giải ngân kế


hoạch vốn, cơng tác quản lý dự án tại BQLDA có thể được đánh giá tốt.


- Các công cụ giám sát dự án bao gồm sử dụng các mốc giới hạn, các báo cáo


tiến độ, các cuộc họp bàn, tham quan thực tế đã được ứng dụng ngay từ ngày đầu


thành lập BQLDA và ngày càng được hoàn thiện, sử dụng hiệu quả hơn. Ngồi ra


một số cơng cụ và phần mềm đơn giản khác cũng bắt đầu được áp dụng như cấu trúc


phân tách công việc (WBS), biểu đồ GANTT, phần mềm Excel. Điều này đã góp


phần giúp cho cơng tác quản lý dự án tại BQLDA ngày càng hiệu quả, đạt được nhiều


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<i><b>3.3.2. Hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA </b></i>




Bên cạnh những kết quả trên, do mới chỉ có hơn ba (03) năm thành lập nên BQLDA


cũng khó tránh khỏi một số hạn chế trong công tác quản lý dự án, cụ thể như sau:


“- Quy trình quản lý dự án: Tuy quy trình quản lý dự án đã bước đầu được hình


thành và hồn thiện nhưng các quy trình đó chưa được BQLDA ban hành chính thức,


quy định cụ thể bằng văn bản. Vẫn biết rằng các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
ngân sách nhà nước chịu sự quản lý rất chặt chẽ và toàn diện của nhà nước bằng các
văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, chế độ, chính sách,… nhưng một quy


trình chung trong nội bộ sẽ tạo thuận lợi hơn nhiều cho quá trình triển khai thực hiện


dự án và quản lý dự án của cán bộ quản lý dự án cũng như Lãnh đạo đơn vị. Một quy


trình hệ thống chi tiết từng bước thực hiện theo quy định của pháp luật, các yêu cầu


riêng đối với công tác quản lý dự án của BQLDA, cơ chế phối hợp trong nội bộ
BQLDA,… sẽ góp phần giảm thiểu sự sai khác trong chất lượng, hiệu quả quản lý dự


án của các các bộ quản lý dự án, giúp các cán bộ mới nhanh chóng tiếp cận công việc,


tránh chồng chéo trong công tác quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá


nhân tham gia quản lý dự án,…”


- Nội dung quản lý dự án:



+ Lập kế hoạch tổng quan: Ngoài bản kế hoạch được lập cùng với báo cáo


đề xuất chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi thể hiện các công việc và


mốc thời gian quan trọng, BQLDA chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch tổng thể


chi tiết hơn cho dự án nên cán bộ quản lý dự án khó có được cái nhìn bao quát và


tầm xa về dự án đang thực hiện.


+ Quản lý chất lượng: Công tác khảo sát và thiết kế xây dựng là bước chuẩn


bị khá quan trọng đối với các dự án đầu tư xây dựng nhưng các dự án của BQLDA


do quy mơ nhỏ nên các gói thầu khảo sát và thiết kế đều áp dụng hình thức chỉ định


thầu. Vì vậy, một số nhà thầu được chỉ định thầu năng lực còn hạn chế làm giảm chất


lượng công việc được giao, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Ví dụ, chất lượng bản thảo


dự án đầu tiên do nhà thầu khảo sát - lập dự án lập nên khơng tốt thì việc thẩm tra,


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

dự án (Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề cơ khí, kim khí xã Thanh


Thùy, huyện Thanh Oai, Hà Nội: Công tác khảo sát - lập dự án thực hiện từ Quý


I/2015 đến tháng 8/2016 mới trình được dự án đầu tư); hay nhà thầu khảo sát thực


hiện không tốt ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế và phải điều chỉnh thiết kế làm kéo



dài thời gian thực hiện dự án (Dự án đầu tư trạm quan trắc môi trường tự động, liên


tục tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội tháng 9/2016 phải tạm dừng


thi công để điều chỉnh phương án thiết kế, thi công hướng tuyến thu gom do kết quả


khảo sát thiếu chính xác).


+ “Quản lý thời gian và tiến độ dự án còn nhiều hạn chế, nhiều dự án đang triển


khai có các cơng việc bị chậm tiến độ ảnh hưởng đến việc giải ngân kế hoạch vốn


được giao và xin bố trí vốn thực hiện năm tiếp theo, ảnh hưởng đến các công việc sau


của dự án. Kế hoạch thời gian và tiến độ dự án còn sơ sài, thiếu chi tiết, dự kiến thời


gian thực hiện cơng việc dự án thiếu chính xác. Như vậy, xét theo tiêu chí thời gian


thực hiện dự án, có thể đánh giá cơng tác quản lý dự án tại BQLDA là chưa tốt.”


+ “Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Vẫn còn một số dự án chậm giải ngân vốn


được giao trong khi một số dự án đang triển khai thực hiện lại không được bố trí vốn.”


+ Quản lý lựa chọn nhà thầu:


Một số dự án chậm giải phóng mặt bằng nên khơng thể tổ chức lựa chọn nhà


thầu theo đúng thời gian được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Vì vậy,



trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu lại phải thực hiện thêm một bước phê duyệt lại


kế hoạch lựa chọn nhà thầu.


Công tác đấu thầu tỏ ra chưa hiệu quả do các gói thầu dù theo hình thức đấu


thầu rộng rãi hay chào hàng cạnh tranh cũng có rất ít nhà thầu tham gia, số lượng


thường dưới 10 nhà thầu và nhà thầu trúng thầu hầu hết là các nhà thầu quen thuộc.


+ Quản lý các lĩnh vực khác:


Dự án đầu tư xây dựng là loại dự án có tính rủi ro rất cao do vốn lớn, thời gian


đầu tư kéo dài,… Nhưng công tác quản lý rủi ro cho các dự án đầu tư xây dựng tại


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

quản lý rủi ro một cách bài bản. Mặc dù chưa có sự cố lớn nào xảy ra nhưng với khoảng


thời gian thực hiện trải dài và số vốn đầu tư lớn không ai biết trước được điều gì.


- Dự án được phân theo đầu cán bộ nên dễ gây ra áp lực công việc cho các cán


bộ quản lý dự án do khối lượng công việc quá nhiều; đồng thời không phát huy được


tinh thần sức mạnh tập thể trong cơng việc, khó hình thành cơ chế phối hợp, hỗ trợ


chặt chẽ giữa các cán bộ quản lý dự án lỏng lẻo.


- Cơng cụ quản lý dự án: Trong phần phân tích thực trạng, tác giả đã nêu ra



các công cụ được sử dụng trong công tác quản lý dự án tại BQLDA bao gồm cấu


trúc phân tách công việc (WBS), biểu đồ GANTT, sử dụng các mốc giới hạn, báo


cáo tiến độ, các cuộc họp bàn, tham quan thực tế. Có thể thấy số lượng cơng cụ


được sử dụng cịn khá ít và dừng ở mức đơn giản, chủ yếu là cơng cụ để giám sát


dự án. Ngồi ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án còn rất hạn chế.


Phần mềm được sử dụng nhiều nhất là phần mềm Excel để lập cấu trúc phân tách


công việc và vẽ biểu đồ GANTT.


<i><b>3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư </b></i>



<i><b>xây dựng tại BQLDA </b></i>



3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan



- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng trong


giai đoạn 2014-2016 có nhiều thay đổi. Các văn bản mới được ban hành thay thế một


phần hoặc toàn bộ văn bản cũ như Luật Xây dựng 2014, Luật Đầu tư công 2014, Luật


Đấu thầu 2013,… Nhiều trường hợp Luật mới đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa có


Nghị định, Thơng tư hướng dẫn nên không chỉ BQLDA mà cả các cơ quan quản lý



nhà nước cũng tỏ ra lúng túng trong việc áp dụng các quy định mới. Ngay cả việc sắp


xếp, tổ chức lại các ban quản lý dự án theo quy định mới cũng gây khơng ít khó khăn


với UBND Thành phố trong việc xây dựng phương án, đề án cho phù hợp.


Các văn bản mới được ban hành theo hướng siết chặt quản lý nhà nước đối với


các dự án đầu tư cơng, trong đó có các dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy, có một số thủ


tục trình phê duyệt thay đổi như chủ đầu tư không được phép tự phê duyệt thiết kế bản


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

lại dự tốn giá gói thầu,…. Việc bổ sung trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt,… góp


phần tăng cường vai trị quản lý nhà nước đối với các dự án nhưng cũng tăng số lượng


thủ tục hành chính phải thực hiện. Trong khi việc giải quyết các thủ tục hành chính


chưa được cải thiện nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện dự án.


- Hệ thống định mức, đơn giá nhân công, nguyên vật liệu, ca máy,… áp dụng


trong tính tốn chi phí dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước là các


bộ đơn giá, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Những bộ đơn giá,


định mức này thường chậm cập nhật so với biến động thị trường nên trong điều kiện thị
trường nhiều biến động thì việc lập chi phí trở nên kém chính xác, ảnh hưởng đến giá


các gói thầu, giảm tính hấp dẫn của dự án đối với các nhà thầu có chất lượng tốt.



- Cơng tác giải phóng mặt bằng cịn nhiều bất cập, chậm tiến độ do được giao


cho bên thứ ba thực hiện và có sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan chức năng,


dự án chưa nhận được sự đồng tình của người dân, đền bù chưa thỏa đáng,…


- “Dự án khơng được bố trí vốn thực hiện. Các dự án đầu tư xây dựng tại


BQLDA sử dụng 100% vốn ngân sách nhà nước vì vậy nguồn cấp vốn duy nhất là


từ ngân sách nhà nước. Với các dự án chuẩn bị đầu tư không được bố trí vốn,


BQLDA vẫn phải tổ chức thực hiện các cơng việc để phê duyệt dự án thì mới có


khả năng được bố trí vốn trong năm tiếp theo. Vì vậy, các nhà thầu tham gia trong


giai đoạn này phải tự bỏ tiền “túi” ra để triển khai công việc. Rủi ro cho các nhà


thầu là rất lớn nên liệu các nhà thầu lạ có dám tham gia? Đây là lý do mà các nhà


thầu trong đó có cả những nhà thầu chất lượng cao không “mặn mà” với các dự án


sử dụng vốn ngân sách nhà nước.”


- Vấn đề của nhà thầu: Một số nhà thầu yếu do có một số nhà thầu được chỉ


định nhờ “quen biết” từ cấp trên hoặc số lượng nhà thầu quan tâm có hạn nên khơng


có nhiều sự lựa chọn; cơng tác tổ chức thực hiện gói thầu của nhà thầu khơng hiệu



quả nên không đảm bảo được tiến độ.


- Xảy ra các tình huống, sự cố bất ngờ, khách quan ảnh hưởng đến thi công


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

qua kênh thủy lợi đang thi công phục vụ vụ mùa,… Trong những trường hợp này,


thường BQLDA phải cho phép nhà thầu dừng thi công.


3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan



- BQLDA mới thành lập chưa được bốn (04) năm nên cơ cấu tổ chức và bộ


máy nhân sự còn nhiều thiết sót, chưa đủ điều kiện để tổ chức tuyển dụng thêm cán


bộ mới, cơ sở vật chất chưa được trang bị đầy đủ,…


- Nội bộ BQLDA thiếu cơ chế, quy trình quản lý đồng bộ, chưa phát huy


được sức mạnh và hiệu quả làm việc nhóm trong quản lý dự án. Trong quy chế


chung, nhiệm vụ của mỗi phòng là khác nhau, không trùng lặp nhưng hiện nay


Phòng Quản lý giám sát dự án và Phòng Kế hoạch - Đầu tư cùng đều thực hiện quản


lý dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Khác nhau là mỗi phòng quản lý


những đầu mục dự án riêng. Cách quản lý này cho phép thống nhất đầu mối thông


tin dự án. Nhưng chỉ một hai cán bộ quản lý hết công việc của một dự án, thậm chí



nhiều hơn, khả năng bị quá tải là rất cao mà lại gây ra sự khác biệt về chất lượng


quản lý do BQLDA không có quy trình chung. Cơ chế quản lý này cũng làm giảm


nhu cầu phối hợp giữa các thành viên quản lý dự án. Thực tế, sự phối hợp giữa các


cán bộ quản lý dự án của BQLDA rất lỏng lẻo. Họ hầu như chỉ tương tác với các


nhà thầu và cấp trên. Sự tương tác, bổ trợ giữa các thành viên, đặc biệt là các thành


viên khác phịng chun mơn rất yếu.


- Cán bộ quản lý dự án khơng đủ số lượng, có sự chênh lệch lớn về trình độ


chun mơn. Với số lượng sáu (06) cán bộ quản lý dự án như đã nêu ở phần thực


trạng thật khó để khơng xảy ra sai sót trong q trình quản lý dự án. Thêm nữa,


với lực lượng cán bộ mỏng, nếu vừa có dự án thi cơng, vừa có dự án đang chuẩn


bị thủ tục đầu tư thì cán bộ quản lý dự án sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc


phân chia thời gian để vừa đảm bảo giám sát hiện trường vừa đảm bảo chất lượng


cơng việc ở văn phịng.


- BQLDA thiếu nhân lực quản lý dự án chất lượng cao, chuyên nghiệp. Các


cán bộ hiện đang làm việc có trình độ chun mơn về xây dựng và hiểu biết về dự án



</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

nghiệp. Vì vậy, để cập nhật và ứng dụng rộng rãi các công cụ và phần mềm chuyên


nghiệp BQLDA sẽ gặp khá nhiều khó khăn.


- “BQLDA là đơn vị sự nghiệp cơng lập, tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động


thường xuyên nên nguồn thu chính là từ chi phí quản lý dự án được tính trong tổng


mức đầu tư mỗi dự án. Chế độ tiền lương của BQLDA phải tuân thủ theo các quy


định của nhà nước nên hiện nay, đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo và
người lao động tại BQLDA mức lương trung bình chưa đến 3 triệu đồng. Có những


thời điểm BQLDA phải nợ lương cán bộ, cơng nhân viên do khơng có nguồn thu.


Với chế độ tiền lương và đãi ngộ như thế này, thật khó để thu hút được nhân sự chất


lượng cao làm việc cho BQLDA.”


- Hệ thống thông tin quản lý còn kém, thiếu đồng bộ. Việc phối hợp giữa các


phịng chun mơn cịn cứng nhắc. Các số liệu dự án phân tán, khó tổng hợp và phải


thực hiện thủ công. Nhiều trường hợp cán bộ tổng hợp báo cáo phải đi hỏi từng cá nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<b>CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ </b>


<b>DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN </b>


<b>ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI </b>




<b>4.1. Phương hướng phát triển của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng </b>


<b>Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đến năm 2020 </b>



<i><b>4.1.1. Định hướng đầu tư xây dựng cơng trình thuộc lĩnh vực tài nguyên và </b></i>


<i><b>môi trường ở Hà Nội </b></i>





Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường ngày càng được các cấp chính


quyền cũng như người dân quan tâm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phát triển


kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Vì vậy, trong các chủ trương, định hướng phát


triển của Việt Nam nói chung và Thủ đơ Hà Nội nói riêng, bảo vệ mơi trường đang


được quan tâm nhiều hơn. Các đề án, quy hoạch bảo vệ môi trường đã và đang được


Thành phố Hà Nội nghiên cứu, ban hành làm cơ sở quản lý và bảo vệ môi trường Thủ


đô như quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước đến năm 2020, quy hoạch


mạng lưới quan trắc khơng khí cố định đến năm 2020, đề án bảo vệ môi trường lưu vực


sông Nhuệ - Đáy, quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050,


đề án bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,…
Đặc biệt UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 221/KH-UBND


ngày 21/12/2015 về việc thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm



2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Theo đó, mục tiêu đến


năm 2030 là tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, suy thối tài nguyên và suy


giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng mơi trường sống, chủ động ứng phó với


biến đổi khí hậu; xây dựng những điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải


và phát triển bền vững Thủ đô.”




</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

- “Thu hút các dự án đầu tư thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải


sinh hoạt trên địa bàn thành phố; hệ thống tiêu thoát nước, nghĩa trang, ao hồ sinh


thái khu vực nông thôn.”


- “Xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư về nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các


cơng trình cung cấp nước sạch khu vực nông thôn kết hợp với chương trình xây dựng


nơng thơn mới.”


- “Đầu tư nâng cấp, cải tạo các lò đốt chất thải y tế nguy hại, hệ thống xử lý


nước thải bệnh viện ở các bệnh viện và cơ sở y tế các cấp trên địa bàn Thành phố.”


- “Triển khai thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng hệ thống phân loại tài



nguyên, thu gom, vận chuyển và các khu xử lý chất thải rắn theo Quy hoạch xử lý


chất thải rắn của Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ


tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2015.”


- “Triển khai thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng cơng trình thu gom, xử lý


nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quy hoạch thoát nước Thủ đơ


Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê


duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013.”


- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án cấp nước và vệ sinh môi trường


nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2030 theo Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày


18/4/2013 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt “Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh


môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.


- “Triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống các trạm quan trắc mơi


trường khơng khí của thành phố theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường


khơng khí cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 được phê duyệt tại


Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 13/01/2012; hệ thống trạm quan trắc môi



</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

- “Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tại các cụm công


nghiệp tập trung theo Quyết định số 7209/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của Ủy ban


nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý


nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn


2014 - 2015; Xây dựng thí điểm hệ thống xử lý nước thải cho các làng nghề kết hợp


với thực hiện mơ hình nơng thơn mới; đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải


tập trung cho các khu, cụm công nghiệp đầu tư mới trước khi đưa vào khai thác.”


- Đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng các nghĩa trang tập


trung đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Kế hoạch số


146/KH-UBND ngày 13/8/2014.


Đó là những cơ sở quan trọng mở ra nhiều cơ hội cho các dự án đầu tư xây


dựng thuộc lĩnh vực tài nguyên và mơi trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu bảo


vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô một cách bền vững.


<i><b>4.1.2. Phương hướng phát triển chung và các nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020 </b></i>



<i><b>của BQLDA </b></i>




Từ khi thành lập đến nay, ngồi các dự án đầu tư xây dựng, BQLDA cịn được


giao triển khai một số dự án và nhiệm vụ khác như sau:


- Quản lý Dự án đầu tư nâng cao năng lực phịng thí nghiệm, tăng cường trang


thiết bị máy móc quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường;


- Lập Quy hoạch chi tiết Khu xử lý rác thải tập trung của Thành phố tại thôn


Đồng Ké, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ tỷ lệ 1/2000;


- Quản lý vận hành các khu xử lý chất thải tập trung và nhà máy xử lý chất thải


của Thành phố;


- Quản lý giám sát cơng tác duy trì vệ sinh mơi trường trên các tuyến đường


thuộc địa bàn huyện ngoại thành Thành phố;


- Hỗ trợ Tổng cục Môi trường triển khai thực hiện các dự án bảo vệ môi trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

- Phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Môi trường - Đại học Xây dựng triển


khai đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật tổng hợp để bảo vệ
môi trường nước sông nội đô Thành phố Hà Nội”.


Hiện nay, một số nhiệm vụ đã được BQLDA hoàn thành, một số còn dang dở



và theo chỉ đạo vừa qua của UBND Thành phố, sang năm 2017 một số nhiệm vụ của


BQLDA sẽ được chuyển giao cho Sở Xây dựng tiếp nhận, quản lý.


Vì vậy, phương hướng phát triển chung của BQLDA đến năm 2020 là tập trung


kiện toàn bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất để tăng cường chất lượng các nguồn lực triển


khai hoàn thành tốt các dự án/nhiệm vụ còn dang dở, các dự án nằm trong danh mục


đầu tư công trung hạn 2016-2020 của Thành phố, nghiên cứu khai thác các cơ hội đầu
tư mới tập trung vào lĩnh vực xử lý chất thải và quan trắc môi trường, khẳng định vị


thế chuyên môn của BQLDA trong công tác quản lý dự án lĩnh vực này.


Các nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020 của BQLDA như sau:


- “Rà soát, triển khai đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch


xử lý chất thải rắn Thủ đơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng


Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014.


- Tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải theo công nghệ hiện


đại phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô


thị giai đoạn đến năm 2020 đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Kế hoạch


số 189/KH-UBND ngày 30/12/2013.



- Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại


huyện Hoài Đức theo Quyết định 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng


Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ


- sông Đáy đến năm 2020”. Đồng thời đẩy nhanh công tác xử lý ô nhiễm và duy trì


bền vững chất lượng nước ao hồ trên địa bàn Thành phố.”


- “Từng bước hoàn thiện hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường không khí


cố định trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 được UBND Thành phố phê


duyệt tại Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 13/01/2012; quy hoạch mạng lưới trạm


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

định số 6187/QĐ-UBND ngày 30/12/2011, nhằm nâng cao năng lực dự báo, kiểm


sốt ơ nhiễm môi trường, phục vụ hiệu quả công tác quản lý môi trường, đảm bảo


đồng bộ theo quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và Môi trường quốc
gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007.”


- Triển khai các dự án xử lý môi trường làng nghề theo nội dung Đề án tổng


thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được


Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013.



- Khẩn trương thi cơng hồn thành đưa vào khai thác vận hành các dự án:


“+ Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện


Hoài Đức;


+ Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, huyện


Hoài Đức;


+ Dự án đầu tư trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục tại Khu Liên hiệp


xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội;


+ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào Khu xử lý chất thải tập trung của


Thành phố tại thôn Đồng Ké, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ.”


- Triển khai các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư các dự án:


“+ Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề cơ khí, kim khí xã Thanh


Thùy, huyện Thanh Oai, Hà Nội;


+ Dự án đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trường tự động liên tục tại Khu


xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây, tổng mức đầu tư tạm tính 26.000 triệu đồng: Gồm


02 trạm quan trắc (1 trạm khí, 1 trạm nước) để giám sát chất lượng môi trường tại



Khu xử lý, chủ động khắc phục, xử lý các sự cố môi trường tại Khu xử lý.”


“- Triển khai thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án mới, trọng điểm


của ngành, cụ thể:


+ Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc khơng khí tự động theo quy hoạch được


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

+ Dự án tăng cường phát triển mạng lưới quan trắc chất và lượng các nguồn


tài nguyên nước nhằm nâng cao khả năng kiểm sốt trước những ảnh hưởng của biến


đổi khí hậu, tổng mức đầu tư dự kiến 198.697 triệu đồng (triển khai theo giai đoạn
đến 2020 và các năm tiếp theo);


+ Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tự động, liên tục cho các


Khu/cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố, tổng mức đầu tư dự kiến 150.386 triệu


đồng (triển khai theo giai đoạn đến 2020 và các năm tiếp theo);


+ Dự án cải tạo, nâng cấp và bổ cập nước cho sông Tô Lịch, tổng mức đầu tư


2.000.000 triệu đồng (đã được phê duyệt trong chương trình cơng tác của Thành ủy


khóa XV số 07-CTr/TU ngày 18/10/2011);


+ Dự án cải tạo, nâng cấp, cải thiện môi trường sông Cầu Bây đi qua địa bàn



Quận Long Biên và Huyện Gia Lâm, tổng mức đầu tư dự kiến 2.000.000 triệu đồng;


+ Dự án đầu tư xây dựng ô chôn lấp rác thải áp dụng công nghệ bán hiếu khí


Fukuoka – Nhật Bản tại Khu xử lý chất thải rắn Kiêu Kỵ, Gia Lâm, tổng mức đầu tư


tạm tính 40.000 triệu đồng;


+ Xử lý nước thải các làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thí điểm năm


(05) làng nghề: Bái Đơ-Phú Xun; Tân Hịa - Quốc Oai; Thụy Ứng-Thường Tín;


n Trường-Chương Mỹ; Vân Hà-Đơng Anh, tổng mức đầu tư tạm tính 150.000 triệu


đồng (khoảng 30.000 triệu đồng/trạm);


+ Dự án trạm xử lý nước thải sông Đáy, tổng mức đầu tư khoảng 700.000 triệu


đồng: Hiện nay đã có ba (03) Dự án Nhà máy xử lý nước thải trên lưu vực sông Nhuệ


với tổng công suất khoảng 25.000 m3/ngày.đêm. Triển khai tiếp tục Đề án bảo vệ


môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, BQLDA đề xuất đầu tư trạm xử lý nước thải
lưu vực sông Đáy công suất khoảng 30.000 - 50.000 m3<sub>/ngày; </sub>


+ Xử lý ô nhiễm nước ao hồ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tổng kinh phí


thực hiện 100.000 triệu đồng: Lựa chọn 20 ao hồ ô nhiễm để xử lý; trong đó năm


2016 lựa chọn 05 hồ ơ nhiễm đặc biệt nghiêm trọng để xử lý (giai đoạn 1) với kinh



phí khoảng 42.000 trđ. Tiến hành duy trì chất lượng nước hồ, đánh giá hiệu quả cơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

<b>4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng </b>


<b>tại BQLDA </b>



<b>4.2.1.</b>

<b>Hồn thiện mơ hình tổ chức và ban hành quy trình quản lý dự án nội bộ </b>



<b>* Về mơ hình tổ chức: </b>


Hồn thiện, bổ sung quy chế hoạt động của BQLDA, phân định rõ chức năng


nhiệm vụ của Lãnh đạo BQLDA và các phịng chun mơn, thực thi nghiêm túc theo


quy chế đã ban hành đảm bảo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp


nhịp nhàng trong công tác quản lý và thực hiện dự án giữa các phịng chun mơn.


Trong ngắn hạn, khi chưa phê duyệt được đề án tổ chức nhân sự, BQLDA


phải xem xét, bố trí lại vị trí việc làm của các cán bộ đang công tác tại đơn vị, điều


động, luân chuyển cán bộ giữa các phòng đảm bảo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ
được giao theo quy chế phân công. Với giải pháp này, tác giả đề xuất hai (02) hướng


giải quyết như sau:


- Điều động các cán bộ có trình độ chun mơn cao, am hiểu thủ tục đầu tư


xây dựng về phòng Kế hoạch - Đầu tư và giao phòng Kế hoạch - Đầu tư thực hiện tất



cả các thủ tục đầu tư dự án cho đến khi khởi công công trình. Sau khi dự án khởi cơng


sẽ giao phịng Quản lý giám sát dự án thực hiện công tác giám sát thi công và nghiệm


thu khối lượng, quản lý vận hành cơng trình sau đầu tư. Cơng tác quản lý tạm ứng,


thanh toán, quyết toán và hợp đồng giao phịng Tổ chức - Hành chính chủ trì.


- Giao phòng Quản lý giám sát dự án chủ trì quản lý tất cả các dự án đầu tư xây


dựng, điều động tập trung cán bộ có trình độ chuyên môn về đầu tư xây dựng và quản


lý dự án cho phòng Quản lý giám sát dự án. Phịng Tổ chức Hành chính và Kế hoạch -


Đầu tư phối hợp hỗ trợ phòng Quản lý giám sát dự án trong quá trình thực hiện dự án.


Quản lý vận hành sau đầu tư do phòng Kế hoạch - Đầu tư chịu trách nhiệm.


Về lâu dài, BQLDA cần khẩn trương hồn thiện, trình Sở Nội vụ và UBND


Thành phố phê duyệt đề án tổ chức nhân sự của đơn vị trong đó quy định rõ số lượng


Lãnh đạo, phịng chun mơn; chức năng nhiệm vụ cụ thể của mỗi Lãnh đạo, phịng


chun mơn; số lượng vị trí việc làm của từng phịng chun môn và yêu cầu cụ thể


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

trọng chất lượng của cán bộ quản lý dự án, làm cơ sở kiện toàn bộ máy tổ chức phục


vụ tốt các nhiệm vụ quản lý và chuyên môn.



Tác giả đề xuất mơ hình tổ chức các phịng ban như sau:


<b>Hình 4.1. Mơ hình tổ chức BQLDA tác giả đề xuất </b>


“Theo mơ hình này BQLDA sẽ có một Phó Giám đốc có đủ trình độ và kinh


nghiệm về đầu tư xây dựng và quản lý dự án phụ trách chung mảng dự án đầu tư xây


dựng. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng và có thể cả các dự án khác tập trung về


Phòng Dự án để quản lý. Sau khi dự án hoàn thành, trường hợp BQLDA được giao


quản lý vận hành thì cơng trình dự án được bàn giao cho Phòng Quản lý vận hành


chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý vận hành công trình. Phịng Dự án có trách nhiệm


phối hợp với Phịng Kế hoạch Tài chính trong cơng tác quản lý tạm ứng, thanh tốn,


quyết tốn cơng trình, vốn đầu tư cơng trình; cung cấp thơng tin số liệu về dự án phục


vụ công tác lập kế hoạch chung, báo cáo tổng hợp của BQLDA.”


Dù trong dài hạn hay ngắn hạn, tác giả đề xuất bỏ cơ chế giao dự án cho một


cán bộ đầu mối và áp dụng cơ chế nhóm quản lý dự án để phát huy sở trường của


từng thành viên, bổ trợ kiến thức cho nhau, hạn chế các mảng kiến thức hổng.


<b>* Về quy trình quản lý dự án: </b>



Nhanh chóng xây dựng, ban hành quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng


tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, chi tiết hóa cho nội bộ BQLDA. Quy


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

nhiệm của các bên liên quan, tránh chồng chéo. Các quy trình càng rõ ràng, chi tiết


bao nhiêu thì việc theo dõi, quản lý dự án sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn bấy nhiêu.


Khi quy trình được ban hành, cơng tác quản lý dự án sẽ thống nhất, giảm thiểu


rủi ro về chất lượng. Tuy nhiên quy trình khơng phải thứ cứng nhắc, rập khn nên


trong q trình áp dụng nhà quản lý cần chú ý thường xuyên cập nhật các văn bản


pháp luật mới, hoặc phát hiện những bất cập trong quy trình để điều chỉnh kịp thời,


đảm bảo hiệu quả quản lý dự án.


<i><b>4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dự án </b></i>



Con người là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Đặc biệt
trong môi trường đầy rủi ro và biến động như mơi trường dự án thì con người với


khả năng nhận thức và linh hoạt rất quan trọng. Vì vậy, trong dài hạn, để nâng cao


chất lượng quản lý dự án, vấn đề cần quan tâm đầu tiên là chất lượng đội ngũ cán


bộ quản lý dự án.



Tuy nhiên theo phân tích thực trạng có thể thấy nhân lực quản lý dự án của


BQLDA đang bị hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, tác giả đề xuất một


số giải pháp BQLDA cần thực hiện để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý


dự án như sau:


- Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng


nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về quản lý dự án và đầu tư xây dựng cho các cán


bộ quản lý dự án một cách thường xuyên, có bài bản. Các khóa đào tạo nghiệp vụ


ngắn hạn như quản lý dự án, đấu thầu, giám sát thi công xây dựng, lập dự tốn,…


thường có các chun gia hoạt động lâu năm trong ngành tham gia đứng lớp, trao
đổi kinh nghiệm thực tế rất hữu ích. Đối với cán bộ nguồn, BQLDA có thể đề xuất


các cấp có thẩm quyền cho phép cử cán bộ đi đào tạo dài hạn, chính quy tại các


cơ sở đào tạo có chất lượng.


- Bên cạnh chương trình, kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,


BQLDA cũng nên bố trí, sắp xếp kinh phí cho các cán bộ quản lý dự án tham gia


các khóa đào tạo kỹ năng mềm như kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ,… Trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

lạc hậu và chủ động cập nhật kiến thức mới thì tin học và ngoại ngữ là hai (02) kỹ



năng vô cùng thiết yếu.


- Tạo phong trào đồn kết, thi đua, khuyến khích các cán bộ hồn thành tốt


nhiệm vụ chun mơn, đề cao đạo đức nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất và kỹ năng


cần thiết với cán bộ quản lý dự án, thường xun tự tìm tịi nghiên cứu, cập nhật kiến


thức mới hoặc cùng nhau chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm phục vụ hiệu quả


cho công việc. Điều này phải xuất phát từ Lãnh đạo BQLDA. Người lãnh đạo phải


có trình độ chun mơn, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, thường xuyên trau dồi


kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng chia sẻ trao đổi kiến thức với


anh em, tạo được môi trường làm việc thân thiện, thoải mái cho mọi người, làm tấm


gương sáng cho các cán bộ trong đơn vị noi theo.


- Kế hoạch tuyển dụng nhân sự phải xây dựng trên nhu cầu thực tế của BQLDA


đảm bảo tuyển đúng, tuyển đủ, lựa chọn được những cán bộ có đức, có tài, tránh tình


trạng thừa nhân sự nhưng khơng thực hiện được cơng việc do thiếu trình độ. Trong


phạm vi cân đối nguồn thu của BQLDA, xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý, rõ ràng,


công khai, minh bạch để khuyến khích, động viên tinh thần anh em, thu hút sự quan



tâm của nguồn nhân lực chất lượng cao.


<i><b>4.2.3. Tăng cường hệ thống thông tin và công cụ quản lý dự án </b></i>



- Khẩn trương hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin, mạng


nội bộ phục vụ việc triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý dự án vào công tác.


- Phổ biến, hướng dẫn, yêu cầu cán bộ quản lý dự án sử dụng phần mềm


quản lý dự án, lập dự toán, quản lý thông tin,… vào công việc. Một số phần mềm


tác giả đề xuất là MS. Project, MS. Access, Mavenlink, SmartCPM, Dự toán GXD,


Smartbooks Project Solutions,…


- Phổ biến, hướng dẫn cán bộ quản lý dự án áp dụng các công cụ quản lý dự


án như cấu trúc phân tách công việc, biểu đồ GANTT, biểu đồ đường chéo, các mốc


giới hạn, biểu đồ Parento, biểu đồ kiểm sốt chất lượng, biểu đồ chi phí,… để tăng


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

Sử dụng cấu trúc phân tách công việc (WBS) ngay từ khi hình thành ý tưởng


đầu tư để vạch định các công việc cần làm, tránh làm thừa, làm thiếu công việc, làm cơ


sở bố trí nguồn lực thực hiện cơng việc cho phù hợp. Phân tách cơng việc có thể chưa


cần lập cho cả dự án mà có thể lập theo từng giai đoạn nhỏ để đảm bảo chất lượng phân



tách công việc, tránh sơ đồ phân tách quá dài và phức tạp, gây khó khăn cho quản lý,


đơi khi khơng đảm bảo được tính chính xác.


Biểu đồ GANTT và các mốc giới hạn nên được sử dụng kết hợp cùng với cấu


trúc phân tách công việc giúp người quản lý biết được những công việc nào thuộc phạm


vi dự án, trình tự và thời gian thực hiện các công việc, các mốc giới hạn quan trọng nào


cần được đảm bảo,… từ đó chủ động có kế hoạch quản lý dự án cho phù hợp.


Trong quá trình thực hiện dự án, cán bộ quản lý dự án có thể ứng dụng thêm các


cơng cụ như biểu đồ đường chéo, biểu đồ chi phí để theo dõi tiến độ và chi phí của dự


án một cách trực quan, sinh động hơn. Kịp thời cập nhật số liệu cho các biểu đồ theo


tình hình thực tế sẽ giúp cán bộ quản lý phát hiện nhanh chóng các bất thường để có


biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo hiệu quả và mục tiêu dự án.


- Thiết lập cơ chế và quy trình quản lý thông tin nội bộ để nâng cao chất lượng


lưu trữ hồ sơ, trao đổi, tra cứu thông tin dự án, thông tin chỉ đạo điều hành, phản hồi


từ cấp dưới lên cấp trên.


- Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp tư vấn, hỗ trợ thực hiện



một hoặc một số giải pháp trên.


<i><b>4.2.4. Hoàn thiện các nội dung quản lý dự án </b></i>



4.2.4.1. Lập kế hoạch tổng quan:



Đối với hoạt động diễn ra trong thời gian dài, sử dụng nhiều nguồn lực và


chứa đựng nhiều rủi ro như hoạt động đầu tư, cơng tác lập kế hoạch có ý nghĩa rất


quan trọng và cần được quan tâm đúng mức để đảm bảo tính chính xác, khả thi.


Như đã phân tích, lập kế hoạch dự án được BQLDA thể hiện trong nội dung báo
cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi,… được UBND Thành


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

cơng tác quản lý dự án thì BQLDA cần chú ý hơn nữa đến công tác lập kế hoạch dự


án, nhất là kế hoạch tổng thể dự án.


“Kế hoạch tổng thể của dự án nên có các nội dung chính sau:


- Giới thiệu tổng quan về dự án: Trình bày những nét khái quát về dự án định


thực hiện như mục tiêu cần đạt của dự án, sự cần thiết của dự án, phạm vi của dự


án, cơ cấu tổ chức quản lý dự án, liệt kê những mốc thời gian quan trọng trong quá


trình thực hiện dự án.



- Mục tiêu của dự án: Cụ thể hóa mục tiêu chung đã nêu ở phần trên. Đối với


các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại BQLDA cần xác định


rõ mục tiêu kinh tế - xã hội của dự án.


- Thời gian và tiến độ: Kế hoạch tiến độ phải làm rõ được lịch trình thực hiện


dự án, là căn cứ để BQLDA quản lý điều hành, cho phép xác định dễ dàng các công


việc then chốt, xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời gian thực hiện từng công


việc, xác định các mốc thời gian quan trọng… Kế hoạch tiến độ được lập phải gắn


chặt và là cơ sở để lập các bộ phận kế hoạch khác. Một số nội dung chính cần làm


rõ là xác định trình tự các cơng việc, so sánh đánh giá sự phù hợp của tiến độ thời


gian với chi phí, nguồn lực phân phối cho chúng, kiểm tra đánh giá, phê duyệt chính


thức tiến độ chung,…


- Xem xét khía cạnh kỹ thuật và quản lý của dự án: So sánh kỹ thuật dự án với


khả năng kỹ thuật hiện có. Cho biết những điểm khác biệt cần chú ý trong quản lý.


- Ngân sách và dự tốn kinh phí dự án: Ngân sách của dự án phản ánh toàn bộ


các hoạt động thu chi của dự án. Kế hoạch ngân sách bao gồm nhiều loại kế hoạch



như kế hoạch xác định tổng nhu cầu về vốn, kế hoạch phân bố ngân sách trong các


thời kỳ, theo hạng mục công việc,… Trong đó cũng đưa ra những thủ tục quản lý chi


phí trong suốt q trình thực hiện dự án.


- Nhân sự: Trình bày những u cầu riêng về cơng tác nhân sự dự án; nhu cầu


tuyển dụng, đào tạo cho dự án; những hạn chế của nhân sự dự án; kế hoạch về quy


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

- Khía cạnh đấu thầu và hợp đồng: Mơ tả và liệt kê các hình thức lựa chọn nhà


thầu và các loại hợp đồng liên quan.


- Phương pháp kiểm tra và đánh giá dự án: Trình bày những phương pháp thu


thập số liệu, phương pháp đánh giá và giám sát quá trình thực hiện dự án.


- Những khó khăn tiềm tàng: Khi lập kế hoạch dự án cần xác định những khó


khăn tiềm tàng, nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến tiến độ, thậm chí làm dự án thất


bại. Một số nguyên nhân có thể kể đến như tình trạng vi phạm hợp đồng, do ảnh


hưởng thời tiết, hạn chế nguồn lực, tính chất mới mẻ và phức tạp của công việc dự
án,… Tuy nhiên các rủi ro khơng thường xảy ra cùng một lúc. Vì vậy, cần xác định


mức độ rủi ro của từng nhân tố và xây dựng kế hoạch đối phó với từng loại rủi ro


trong suốt vòng đời dự án.”



Để đảm bảo chất lượng bản kế hoạch, quá trình lập kế hoạch cần đáp ứng


những yêu cầu cơ bản sau:


- Kế hoạch phải toàn diện, rõ ràng tuân thủ đúng yêu cầu của nhà nước và sự


thống nhất giữa các bên liên quan đến dự án.


- Kế hoạch nên có sự tham gia thực sự của các chủ thể liên quan đến dự án,


đặc biệt của các cơ quan tổ chức chịu trách nhiệm quản lý dự án và đơn vị khai thác


sử dụng dự án này.


- Kế hoạch phải dựa trên những thông tin đầy đủ, chính xác.


Có thể thấy, lập được một bản kế hoạch dự án chất lượng yêu cầu ở người thực


hiện rất nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực. Do đó, với điều


kiện năng lực cá nhân còn hạn chế như ở BQLDA, việc lập kế hoạch cần huy động


nhân lực của nhiều bộ phận tham gia từ cán bộ chuyên môn tài chính, kỹ thuật, kế


hoạch đến cán bộ lãnh đạo quản lý và chắc chắn phải qua nhiều lần điều chỉnh. Nhưng


cơng sức bỏ ra là hồn tồn xứng đáng, cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về dự án,


thuận lợi trong quản lý, giảm thiểu rủi ro bất ngờ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng



</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

4.2.4.2. Quản lý chất lượng



Chất lượng cơng trình xây dựng của BQLDA đều đảm bảo tiêu chuẩn được


duyệt nhưng quá trình thực hiện các công việc khác như khảo sát, lập dự án, lập thiết


kế,… lại chưa đạt được chất lượng cao, vẫn gặp những sai sót khiến thời gian thực


hiện kéo dài, thậm chí phải phê duyệt lại. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thực hiện


dự án, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý chất lượng cho


BQLDA như sau:


- Kiểm soát chất lượng nhà thầu từ khâu lựa chọn nhà thầu đồng thời tăng


cường kiểm tra, giám sát chất lượng công việc do nhà thầu thực hiện, nhất là nhà thầu


khảo sát. Do kết quả khảo sát là một trong những cơ sở đầu tiên để thực hiện các công


việc tiếp theo như lập dự án, lập thiết kế,… Chất lượng khảo sát kém sẽ ảnh hưởng


đến tất cả các giai đoạn sau.


- Thường xuyên cập nhật các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức,…


mới của Nhà nước về đầu tư xây dựng và chất lượng đầu tư xây dựng để kịp thời điều


chỉnh, áp dụng trong thực tế.



- “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dự án, chú ý nâng cao trình độ


giám sát, nghiệm thu từ khâu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng đến thi công xây


dựng và đạo đức nghề nghiệp.”


- Nghiên cứu, ứng dụng các công cụ quản lý chất lượng vào công tác quản lý


tại BQLDA như lưu đồ quá trình, biểu đồ xương cá, biểu đồ Parento,…


4.2.4.3. Quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án



Đối với các dự án đầu tư công, tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn
hàng năm là vấn đề được Chính phủ và UBND Thành phố rất quan tâm. Tác giả đề


xuất một số giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý tiến độ thực hiện và giải ngân kế


hoạch vốn dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA như sau:


- Nghiêm túc thực hiện công tác lập kế hoạch tiến độ cho dự án. Dự tính các


cơng việc càng chi tiết, thời gian cho mỗi công việc càng gần thực tế thì cơng tác


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

rồi chi tiết cho từng giai đoạn và phải tính đến các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến


tiến độ dự án, mức độ ảnh hưởng dự kiến như thế nào.


- Thực hiện nghiêm túc công tác lựa chọn nhà thầu để đảm bảo chất lượng các



nhà thầu tham gia dự án. Tránh các trường hợp kéo dài thời gian thực hiện các công


việc dự án do năng lực nhà thầu kém, một việc phải lập, thẩm định, chỉnh sửa nhiều lần.


- Kiểm tra tính hợp lý và phù hợp của kế hoạch tiến độ do các nhà thầu tham gia


dự án trình lên với tiến độ chung của dự án do BQLDA lập và thực hiện các điều chỉnh


nếu cần. Căn cứ trên các bản kế hoạch tiến độ đã thống nhất, tăng cường kiểm tra, giám


sát tiến độ thực hiện công việc của các nhà thầu, bám sát, hướng dẫn, đôn đốc nhà thầu


đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hồn thành cơng việc đúng hoặc sớm hơn thời hạn.


- Thường xuyên kiểm soát, so sánh tiến độ thực tế với kế hoạch, tìm hiểu


nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục ngay khi phát hiện sự chệch hướng theo


chiều hướng xấu. Khuyến khích giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà trong


phạm vi thẩm quyền của BQLDA. Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các cán bộ


quản lý dự án trong quá trình quản lý dự án, chủ động xử lý, nhanh chóng báo cáo


cấp trên giải quyết các sự cố phát sinh, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc làm chậm


tiến độ dự án, chủ động đề xuất các biện pháp đẩy nhanh tiến độ.


- Yêu cầu cán bộ quản lý dự án bám sát tiến độ thực hiện của nhà thầu và thực



hiện nghiệm thu khối lượng cơng việc hồn thành ngay khi có thể, khẩn trương


chuyển hồ sơ cho bộ phận Tài chính - Kế tốn. Chỉ đạo, đơn đốc bộ phận Tài chính -


Kế tốn khẩn trương hồn thiện hồ sơ, thanh tốn ngay với Kho bạc Nhà nước, khơng


để dồn thanh toán vào cuối năm.


- Lãnh đạo BQLDA cần nâng cao trách nhiệm trong việc điều hành: Kiểm tra


tiến độ dự án hàng tuần, hàng tháng thông qua báo cáo của cán bộ quản lý, các cuộc


họp dự án,… hoặc đột xuất kiểm tra hiện trường.


- Xử lý nghiêm các nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu, vi phạm tiến độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

hồn thành cơng việc đảm bảo chất lượng, rút ngắn tiến độ như ưu tiên thực hiện các


gói thầu chỉ định thầu trong các dự án tương tự tiếp theo của BQLDA,…


- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dự án cả về chun mơn và đạo đức.


- Nhanh chóng nghiên cứu, áp dụng các cơng cụ hữu ích như biểu đồ GANTT,


biểu đồ đường chéo,… vào công tác quản lý tiến độ dự án.


4.2.4.4. Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng



“Chất lượng nhà thầu có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện



các dự án tại BQLDA do BQLDA chưa có đủ năng lực theo quy định của pháp


luật nên hầu hết các công việc từ khảo sát - lập dự án, thẩm tra dự án, thiết kế bản


vẽ thi cơng - tổng dự tốn, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn, tổ chức


lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng,… đều phải thuê


nhà thầu thực hiện.


Để lựa chọn được các nhà thầu chất lượng, tác giả đề xuất một số giải pháp


hoàn thiện nội dung quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng như sau:”


- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia quản lý lựa chọn nhà thầu cả về


chuyên môn và đạo đức bằng các biện pháp như cử đi đào tạo nghiệp vụ; cử sang các
cơ quan khác trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; tuyển dụng các cán bộ mới có đức, có tài;…


- Lựa chọn đơn vị tư vấn lựa chọn nhà thầu có năng lực thật sự. Kiên quyết nói


khơng với các nhà thầu yếu kém hoặc các nhà thầu đã có tiền sử cố ý vi phạm hợp


đồng, kể cả các nhà thầu “quen biết”.


- Tăng cường thông tin, truyền thông về dự án để thu hút sự quan tâm, tham


gia của các nhà thầu mới, chất lượng hơn.


4.2.4.5. Quản lý rủi ro




“Rủi ro là yếu tố luôn tồn tại trong các dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy, thực hiện


quản lý rủi ro là hoạt động cần có đối với mỗi dự án. BQLDA cần nhận thức rõ điều


này và triển khai các biện pháp quản lý rủi ro một cách có hiệu quả.


- Xác định các rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

đó có thể gây ra cho dự án. Từ đó, đề xuất biện pháp ứng phó thích hợp với từng rủi


ro có thể xảy ra, lên chương trình quản lý rủi ro.


- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại chương trình quản lý rủi ro trong quá


trình triển khai thực hiện dự án để đảm bảo hiệu quả quản lý.


- Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích hoạt động, thống kê kinh


nghiệm, dự báo, điều tra,… để nhận diện và xác định một cách đầy đủ nhất có thể


các rủi ro có thể xảy ra.


- Kết hợp các phương pháp định tính với phương pháp định lượng trong việc


đánh giá mức độ rủi ro dự án. Phân tích định tính cho biết rủi ro tác động đến những


bộ phận nào của dự án, mức độ ảnh hưởng đến bộ phận đó và tồn dự án ra sao. Phân


tích định lượng cho phép đánh giá rõ khả năng hiệu quả của dự án trong điều kiện có


tác động rủi ro, giúp xác định rõ và thấy trước các nguy cơ hoặc cơ hội có thể thành


cơng của dự án. Tùy thuộc vào khả năng áp dụng, điều kiện cụ thể của dự án, dữ liệu


dự báo thống kê và tính chất quy mơ của dự án để sử dụng các phương pháp định


lượng như phân tích các kịch bản, phân tích độ nhạy, phân tích mơ phỏng…


- Nâng cao nhận thức về rủi ro và trình độ quản lý rủi ro cho lực lượng cán bộ


quản lý dự án bằng các hình thức như tuyển dụng cán bộ có trình độ, cử đi đào tạo


bồi dưỡng chuyên sâu, tổ chức tập huấn, giao lưu với các đơn vị chun mơn, tích


cực tuyên truyền giáo dục ý thức phòng ngừa rủi ro,…


- Ban hành quy trình quản lý rủi ro trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ


và trách nhiệm của các phòng, mỗi cán bộ quản lý dự án đối với công tác quản lý rủi


ro, chế độ báo cáo thông tin, cơ chế phối hợp xử lý rủi ro,…”


<b>4.3. Kiến nghị </b>



<i><b>4.3.1. Đối với chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi trường: </b></i>



- Đôn đốc đơn vị phụ trách công tác GPMB đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương


giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho BQLDA triển khai thực hiện dự án



đảm bảo tiến độ.


- “Nghiên cứu ban hành quy trình thực hiện kiểm tra của chủ đầu tư với các


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

gian thẩm tra, phê duyệt các nội dung công việc. Hiện nay, các hồ sơ do BQLDA


trình chủ đầu tư ký duyệt Tờ trình để chuyển các Sở ngành thẩm định như hồ sơ xin


phê duyệt chủ trương đầu tư, hồ sơ xin phê duyệt dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu,


thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn,… đều phải qua phịng chun môn của Sở Tài


nguyên và Môi trường kiểm tra rồi mới trình Giám đốc Sở ký, làm kéo dài thời gian


thực hiện các thủ tục đầu tư.”


<i><b>4.3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước khác: </b></i>



- “Khẩn trương rà sốt, hồn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống


nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, kịp thời loại bỏ, tháo gỡ các rào cản khó


khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện và nâng cao hiệu


quả các dự án đầu tư công.”


- “Lãnh đạo UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị được giao chủ trì cơng


tác GPMB thường xun kiểm tra, đơn đốc tiến độ giải phóng mặt bằng, tập trung
đẩy nhanh cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư theo phương án



cuốn chiếu, làm đến đâu gọn đến đó và đáp ứng kịp thời tiến độ thi công dự án. Tăng


cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để các hộ dân trong diện giải


phóng mặt bằng hiểu, đồng thuận và chấp hành chủ trương giải phóng mặt bằng của


nhà nước. Thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng công khai, minh bạch, đúng luật,
đảm bảo công bằng, chính xác.”


- “Đề nghị các Sở chủ động nâng cao chất lượng thẩm định các thủ tục đầu tư


đồng thời giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt các


thủ tục đầu tư dự án để đảm bảo dự án hoàn thiện đủ hồ sơ trong thời gian quy định


để xin bố trí kế hoạch vốn các năm tiếp theo.”


- “Đề nghị Kho bạc Nhà nước Hà Nội nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn về hồ


sơ, thủ tục giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư


(lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, quyết định đầu tư) đến


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

- “UBND Thành phố khẩn trương nghiên cứu ban hành quyết định về việc thực


hiện phân cấp hoặc ủy quyền thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư dự án phù hợp


với quy định của pháp luật đảm bảo tính thống nhất, đơn giản hóa thủ tục hành chính,



đẩy nhanh thời gian phê duyệt.”


- “UBND Thành phố nhanh chóng phê duyệt và triển khai thực hiện đề án sắp


xếp, kiện toàn lại hệ thống các ban quản lý dự án trên địa bàn Thành phố theo tinh


thần quy định của Luật Xây dựng 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của


Bộ Xây dựng tại Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 để sớm ổn định tổ


chức, cán bộ BQLDA yên tâm công tác.”


- UBND Thành phố và Sở Nội vụ phối hợp với BQLDA rà sốt, kiện tồn và


tăng cường năng lực cho BQLDA để có đủ năng lực, tính chuyên nghiệp trong quản


lý các dự án theo phương châm tăng cường phân cấp trách nhiệm cho BQLDA để rút


ngắn thời gian giải quyết, trình duyệt các công việc.


- Đề nghị UBND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí đủ vốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

<b>KẾT LUẬN </b>



Quản lý dự án là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình triển


khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo dự án đi đúng hướng, đạt


được hiệu quả và mục tiêu đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là công việc rất phức tạp, địi



hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng tồn diện trên cả lĩnh vực chuyên môn và các lĩnh vực


xã hội khác cũng như sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của nhiều bên liên quan.


Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng


nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước nói


riêng, cùng kinh nghiệm cơng tác thực tế tại BQLDA, tác giả đã nghiên cứu, phân


tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA.


Qua đó, tác giả đã nhận ra vai trị quan trọng của công tác quản lý dự án đối với


kết quả thực hiện dự án.


Nhận thức được tầm quan trọng và những điểm hạn chế trong công tác quản


lý dự án của BQLDA, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp cho BQLDA và đề


xuất kiến nghị với các cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư để góp phần nâng cao chất


lượng công tác quản lý dự án, hoàn thành nhiệm vụ UBND Thành phố và chủ đầu tư


giao đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát


triển kinh tế - xã hội địa phương.


Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng



và phức tạp, sự hiểu biết của tác giả còn hạn chế nên trong phạm vi luận văn, tác giả


khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến


đóng góp chia sẻ của các thầy giáo, cơ giáo để luận văn được hồn thiện hơn.


Một lần nữa, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Thị Mai


Hương và toàn thể giảng viên Khoa Đầu tư, Viện Sau Đại học - Trường Đại học Kinh


tế Quốc dân đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn để tác giả hoàn thành tốt luận văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



1. Các hồ sơ dự án, báo cáo tổng hợp, số liệu kế toán của BQLDA.


2. Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về đầu tư xây dựng,
ngân sách nhà nước, đầu tư công:


“- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;


- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;


- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;


- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ hướng dẫn về
hợp đồng xây dựng;



- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình xây dựng;


- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;


- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;


- Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch
đầu tư cơng trung hạn và hằng năm;


- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của luật đầu tư công;”


- …


<i>3. Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Kinh Tế </i>
Quốc Dân, Hà Nội.


4. Nguyễn Thị Khánh Ly (2012), “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơng trình giao thơng đường bộ tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn”, Luận văn
Thạc sỹ Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.


5. Mẫn Thị Hồng Vân (2014), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình tại Ban quản lý dự án quận Long Biên - Thành phố Hà Nội”, Luận
văn Thạc sỹ Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.


<i>6. Từ Quang Phương (2014), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, NXB Kinh Tế </i>
Quốc Dân, Hà Nội.



</div>

<!--links-->

×