Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NHÀ HÀNG CHEZ MANON CỦA KHÁCH SẠN HILTON HA NOI OPERA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.55 KB, 29 trang )

Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
1
Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thế giới đã biết đến Việt Nam là một đất nước nhỏ nhưng bất khuấtt đã
đánh thắng các đế quốc lớn, một dân tộc anh hung trong lịch sử đấu tranh giành và
giữ nước. Nhưng giờ đây, khi mà cuộc chiến đó đã qua đi, khi nhắc đến Việt Nam
nhân dân thế giới vẫn nghĩ đến một đất nước với chiến sự liên miên. Hình ảnh hiện
lên đầu tiên trong họ về Việt Nam là hình ảnh máy bay Mỹ lượn lờ trên bầu trời và
thả bom xuống những vùng quê yên bình. Chúng ta phải thay đổi hình ảnh của đất
nước mình trong tâm trí họ. Phải cho thế giới biết, Việt Nam đã đứng dậy sau chiến
tranh xinh đẹp, yên bình và duyên dáng.
Với vô vàn cảnh đẹp, trải dọc khắp mọi miền đất nước, chúng ta hoàn toàn
có thể tự hào rằng đất nước chúng ta rất xinh đẹp. Những cái tên như : cố đô Huế,
thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha – Kẻ Bàng, phố cổ Hội An… đã dần dần đi sâu vào
lòng du khách Thế giới, cùng với một loạt các sự kiện về du lịch trong năm 2009 vừa
qua như việc Vịnh Hạ Long được bình bầu là một trong 7 kỳ quan của thế giới, hát
quan họ của tỉnh Bắc Ninh đựợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới… đã
lại càng khẳng định điều đó.
Đất nước ta giờ đây đã vươn mình hòa vào dòng phát triển kinh tế - chính
chị sôi động, mạnh mẽ của thế giới, nhưng vì vừa thoát khỏi chiến tranh nên nền kinh
tế còn non yếu. Trên cơ sở tận dụng các tiềm năng có sẵn của bản thân cụ thể ở đây là
cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước, Đảng ta đã đề ra chủ trương coi phát triển ngành
dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cho ngành
dịch vụ - du lịch là điều hết sức cần thiết và phải được quan tâm.
Chúng ta sẽ một lần nữa cho Thế giới biết đến cái tên Việt Nam nhưng với một vị thế
hoàn toàn khác, vị thế của một đất nước đang trên đà phát triển, mở cửa đón chào du


khách quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong 5 năm trở lại đây, một điều mà chúng ta rất dễ dàng nhận thấy đó là
sự gia tăng không ngừng của các khách sạn. Một loạt các tập đoàn lớn cũng đã chọn
Việt Nam là một trong những điểm dừng chân của họ như Hilton, Accor, Sheraton,
Intercontidental, Metropol… Nhờ họ mà lĩnh vực kinh doanh khách sạn của nước ta
đã tiến lên thêm một bước mới, điều đáng nói là họ đã dạy cho chúng ta phương thức
quản lý nhân sự của họ. Mà quản lý nhân sự luôn luôn là vấn đề cốt lõi, quan trọng
hàng đầu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chung và với khách sạn nói riêng.
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
2
Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
Là khách sạn thuộc tập đoàn Hilton Internation, Hilton Ha Noi Opera đã
được hỗ trợ rất nhiều từ tập đoàn khách sạn nổi tiếng này. Mặc dù như vậy, nhưng
với mỗi một địa điểm, một khu vực, rộng hơn là một đất nước lại có những điều kiện,
đặc điểm khác nhau, và nếu như áp dụng một cách máy móc phương thức quản lý
của họ mà không dựa trên các điều kiện cụ thể của Việt Nam thì thất bại là điều trong
tầm tay. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác quản lý nhân sự tại khách sạn Hilton Ha
Noi Opera cụ thể hơn là công tác quản lý nhân sự tại nhà hàng Chez Manon của
khách sạn Hilton Ha Noi Opera sẽ giúp ích cho nhà hàng trong việc quản lý của
mình.
Xuất phát từ những lý do trên, sau thời gian thực tập tại nhà hàng, nhận thấy
vấn đề nhân sự đang còn là khía cạnh cần được quan tâm, em xin đưa ra đề tài :
“Công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà hàng Chez Manon của khách sạn Hilton Ha
Noi Opera. Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà hàng
Chez Manon của khách sạn Hilton Ha Noi Opera và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn
thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho nhà hàng này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nhân sự tại nhà hàng Chez Manon

của khách sạn Hilton Ha Noi Opera.
Phạm vi nghiên cứu: chuyên đề chỉ giới hạn trong việc nghiên nhà hàng dựa
trên số liệu thực tế giai đoạn 2004-2009.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận: sử dụng phương pháp logic.
Phương pháp cụ thể: thu thập dữ liệu qua đọc tài liệu của khách sạn, lập và xử lý
bảng biểu, sơ đồ để thấy rõ vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo danh mục sơ đồ,
bảng biểu, biểu đồ, phụ lục, chuyên đề được chia làm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực của khách sạn.
Chương II: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại nhà hàng Chez Manon
của khách sạn Hilton Ha Noi Opera
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn
nhân lực tại nhà hàng Chez Manon của khách sạn Hilton Ha Noi Opera.
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
3
Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
Chuyên đề này được hoàn thiện dựa trên sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân,
song do kiến thức cũng như kinh nghiệm trong thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề
không thể tránh khỏi những thiếu sot. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm
và góp ý từ phía các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Hoàng Thị
Lan Hương cùng với sự giúp đỡ của đơn vị thực tập là khách sạn Hilton Ha Noi
Opera và nhà hàng Chez Manon đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
4
Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

CỦA KHÁCH SẠN
1.1Khái niệm
1.1.1 Khái niệm về kinh doanh khách sạn
Nhắc đến hoạt động kinh doanh, người ta nghĩ đến hoạt động mua, bán, trao
đổi. Trong kinh doanh khách sạn cũng vậy, nhưng sản phẩm đem ra trao đổi không
phải là hàng hóa mà là dịch vụ, không được quyền sở hữu vĩnh viễn mà chỉ có quyền
sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, có thể nói rằng kinh doanh
khách sạn là hoạt động kinh doanh đặc biệt.
Đầu tiên người ta xem việc kinh doanh khách sạn chỉ đơn thuần là hoạt động
đảm bảo chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền, nhưng sau đó, cùng với sự phát triển
của xã hội đời sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu con người ngày
một đa dạng và phong phú cho nên việc kinh doanh khách sạn cũng được mở rộng va
đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách du lịch. Từ việc chỉ kinh doanh hoạt động nghỉ
ngơi đến việc tổ chức thêm hoạt động ăn uống, giải trí, thư giãn, hội họp chữa
bệnh… tất cả đều thuộc lĩnh vực kinh doanh khách sạn nhằm một mục đích đáp ứng
tốt hơn đầy đủ hơn các mong muốn của khách đồng thời mang lại nguồn lợi nhuận
cao hơn.
Kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh dịch vụ điển hình với hai quá
trình sản xuất và tiêu dùng luôn gắn liền với nhau. Lĩnh vực kinh doanh khách sạn
không chỉ tiêu dùng sản phẩm của riêng nó mà còn tiêu dùng các sản phẩm của các
ngành khác như ngành nông nghiệp, công nghiệp điện tử, ngân hàng, hàng tiêu dùng,
đồ thủ công mỹ nghệ… Tóm lại, kinh doanh khách sạn như một sợi chỉ đỏ kết nối
các ngành khác trong nền kinh tế, là điểm giao thoa của các ngành kinh tế.
Trên phương diện chung nhất, ta có định nghĩa về kinh doanh khách sạn như
sau:
“Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch
vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn,
nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”
1
1

:TS. Nguyễn Văn Mạnh, Th.S Hoàng Thị Lan Hương - Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, nhà xuất
bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
5
Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
1.1.2.1 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch
Mục đích thực hiện chuyến du lịch của mỗi du khách đều là trực tiếp cảm
nhận giá trị cảnh quan của điểm du lịch. Cho nên, chỉ những nơi có tài nguyên du lịch
thì mới có thể thu hút khách du lịch.
Đứng trên giác độ của một nhà kinh doanh khách sạn, chúng ta không tự
nhiên xây dựng một khách sạn mà biết chắc rằng sẽ chẳng có khách thuê phòng. Vì
suy cho cùng, mọi hoạt động kinh doanh đều nhằm mục đích thu lợi nhuận. Do đó,
khách du lịch là đối tượng quan trọng nhất của khách sạn, không có khách thì khách
sạn không thể hoạt động và duy trì được.
Mặt khác, khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch mà
càng lớn thì quy mô của khách sạn cũng lớn và ngược lại. Mỗi một điểm đến đều có
một sức chứa nhất định, nếu vượt quá giới hạn đó thì sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của
giá trị tài nguyên du lịch. Sức chứa lớn đồng nghĩa với việc tiếp nhận được một số
lượng lớn du khách, vì thế quy mô, số lượng của khách sạn cũng sẽ vì thế mà ảnh
hưởng theo.
Một điều không thể phủ nhận rằng nếu điểm đến đó càng được nhiều người
biết đến hay nói cách khác là nó có sức hấp dẫn, giá trị tài nguyên của nó được các tổ
chức quốc tế công nhận thì việc thu hút khách là điều dễ dàng. Không một nhà đầu tư
nào lại bỏ một số vốn để xây dựng một khách sạn tầm cỡ trong khi biết chắc rằng
lượng khách đến đó không nhiều. Do đó quy mô của khách sạn, thứ hạng của khách
sạn cũng chịu ảnh hưởng của giá trị tài nguyên của điểm du lịch.
Như vậy, có thể khẳng định rằng tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới
việc kinh doanh của khách sạn
1.1.2.2 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư rất lớn.

Kinh doanh bất kỳ một ngành nào đều đòi hỏi phải có vốn đầu tư ban đầu,
nhưng trong kinh doanh khách sạn, vốn đầu tư ban đầu bỏ ra là rất lớn.
Đầu tiên phải kể đến là khoản tiền chi cho các hoạt động xây dựng, thuê đất
đai. Không thể kinh doanh khách sạn chỉ với vài chục m
2
, hay với kiểu kiến trúc
thông thường chẳng khác mấy ngôi nhà ở là mấy. Trong Marketing có nói, định vị
được thị trường là cách quảng cáo tốt nhất. Định vị bằng cách nào? Đó là cách xây
dựng một hình ảnh đẹp về khách sạn trong tâm trí khách hàng. Mà một khách sạn với
kiểu kiến trúc không mấy nổi bật thì rất khó lưu lại được trong lòng khách hàng.
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
6
Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
Tiếp đó là khoản tiền để đầu tư cho các trang thiết bị trong khách sạn. Do
yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm trong khách sạn nên các trang thiết bị
được lắp đặt đều phải là các thiết bị đắt tiền. Càng là những khách sạn có thứ hạng
cao thì yêu cầu về chất lượng lại càng cao. Sự sang trọng của các trang thiết bị được
lắp đặt bên trong khách sạn cũng là nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư lên cao.
Cuối cùng, do kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh trong lĩnh vực
dịch vụ nên quá trình phục vụ không thể cơ giới hóa hoàn toàn. Nhân tố đóng vai trò
chính vẫn là con người vì chỉ có con người mới biết cách làm hài lòng, thỏa mãn yêu
cầu của chính mình. Máy móc chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thay thế hoàn toàn
con người được. Hơn nữa để đảm bảo chất lượng dịch vụ, nhân viên phục vụ phải có
mặt 24/24. Do đó, cần phải có một đội ngũ nhân viên phục vụ lớn và việc trả lương
cho họ là điều khá tốn kém.
1.1.2.3 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn
Như đã nói ở trên, sản phẩm của khách sạn mang tính chất phục vụ và không
thể cơ giới hóa được. Do đặc điểm của ngành là phục vụ khách nên thời gian làm
việc của nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách phải phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng
của khách cho nên luôn luôn cần sự có mặt của họ cho nên số lượng nhân viên phục

vụ là tương đối lớn.
Ngoài ra lao động trong khách sạn mang tính chuyên môn hóa cao. Lao động
giữa các bộ phận khó có thể thay thế được cho nhau. Vì thế trong mỗi bộ phận, nhất
là các bộ phận phục vụ khách trực tiếp như F&B
2
, housekeeping, FO
3
lại càng cần
một lượng lớn nhân viên.
1.1.2.4 Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật.
Mỗi khách sạn được đặt trên một vùng, địa điểm nhất định, do đó sẽ chịu sự
chi phối của điều kiện tự nhiên của vùng đó. Ví dụ như sự thay đổi của khí hậu sẽ
làm cho sức hấp dẫn của tài nguyên thay đổi do đó lượng khách cũng sẽ biến đổi
theo. Từ đó tạo ra các thời điểm rất đông khách nhưng cũng có những thời điểm vắng
khách. Hoặc do quy luật tâm lý của con người xu hướng muốn đi biển thì lượng
khách đến những vùng biển sẽ rất đông. Vì vậy, trong kinh doanh khách sạn thì việc
nắm bắt các quy luật là điều rất cần thiết.
2
: Food and Baverage
3
:Font Ofice
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
7
Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
1.1.3 Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được coi là linh hồn của mỗi doanh nghiệp. Nhờ có nguồn
nhân lực mà doanh nghiệp có thể vận hành một cách bình thường. Tăng trưởng âm
hay dương đều phụ thuộc vào cách thức hoạt động của con người. Do vậy, có thể nói
con người là yếu tố quan trọng không thể thiếu và không thể thay thế để giúp doanh
nghiệp tồn tại.

Một người lao động bình thường đều bao gồm thể lực và trí lực. Thể lực là
để chỉ sức khỏe của họ. Thiếu sức khỏe thì con người không thể lao động và làm việc
một cách hiệu quả được. Có thể nói đây là điều kiện cần trong lao động, còn điều
kiện đủ là trí lực. Trí lực là để chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, kiến thức, tài năng, nhân
cách của mỗi người. Trí lực là điểm tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp cùng
kinh doanh trong một lĩnh vực, tạo nên giá trị cho doanh nghiệp.Vì thế, việc quản trị
con người, quản trị nguồn nhân lực trở thành vấn đề then chốt cho mỗi doanh nghiệp.
Ta có khái niệm về quản trị nhân lực nói chung như sau:
“Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì QTNL
bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút,
sử dụng, và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức”
“Đi sâu vào việc làm của QTNL, người ta còn có thể hiểu QTNL là việc tuyển mộ,
tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên cà cung cấp tiện nghi cho nhân lực
thông qua tổ chức của nó”
(Th.S Nguyễn Văn Điểm. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân - Giáo trình Quản trị nhân lực
Trang 8. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Quản trị nhân lực thực sự là một khoa học và là một nghệ thuật. Vì sao nói
như vậy?
Nói QTNL là một khoa học bởi vì nó là một hệ thống các kiến thức, các nguyên tắc và
các phương pháp khoa học đã được đúc rút và kiểm nghiệm qua thực tế để thực hiện
chức năng quản lý con người. Quản trị nhân lực đã được nghiên cứu tìm hiểu từ nhiều
thế kỷ trước và được thực tiễn chấp nhận. Cho đến nay, người ta đã viết thành sách để
giảng dạy và được áp dụng nhiều trong thực tế sản xuất cũng như trong các lĩnh vực
khác.
QTNL là một nghệ thuật vì đối tượng quản lý của nó là con người mà con người thì
không bao giờ chịu đứng yên có những suy nghĩ riêng, hành động riêng, không
ngừng thay đổi không ngừng sáng tạo, đấu tranh. Trong điều kiện bình thường hướng
một người làm theo ý mình đã khó, trong một tổ chức thì việc này lại càng khó hơn.
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
8

Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
Người quản lý phải mềm mỏng, khéo léo có lúc cũng cần phải kiên quyết, cứng rắn,
phải làm sao để cho nhân viên của mình hiểu cái mà mình muốn họ làm và làm một
cách say mê, nhiệt tình.
Vì những lý do đó mà QTNL vừa là khoa học và cũng vừa là nghệ thuật.
1.1.4 Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn
Trong bất kỳ một tổ chức nào, bộ phận không thể thiếu là quản trị nhân lực,
là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động quản trị, giải quyết các vấn đề
liên quan đến con người và các hoạt động gắn với công việc của họ
Quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn cũng không nằm ngoài những công
việc đó. Có thể coi đây là công việc khá là gai góc, khó khăn vì tỷ lệ thôi việc, luân
chuyển lao động là rất lớn. Theo từ điển Hán – Việt, ta có một số định nghĩa như sau:
“Quản là trông nom chăm sóc. Trị là sửa sang răn đe. Quản trị là phụ trách
việc trông nom, sắp xếp công việc nội bộ của một tổ chức. Nhân là người. Sự là việc,
làm việc. Lực là sức. Nhân sự nghĩa là con người, sự việc trong một tổ chức còn
nhân lực nghĩa là sức lao động của con người. Như vậy có thể hiểu quản trị nhân
sự là sự phụ trách, sắp xếp con người sự việc hiện tại trong một tổ chức, còn quản trị
nhân lực là phụ trách sắp xếp, vun đắp sức lao động của con người để duy trì và phát
triển tổ chức. So với quản trị nhân sự, QTNL mang tính chiến lược dài hạn, dựa vào
các thỏa thuận đã được cam kết hơn là phục tùng theo mệnh lệnh, tự kiểm soát hơn là
bị kiểm soát”
4

Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn liên quan đến rất nhiều công việc từ
khi người lao động chưa vào làm việc đến khi họ đã trở thành một nhân viên của
khách sạn và quản lý quỹ thời gian, công việc, thu nhập của họ.. Tất cả các công việc
có liên quan đến người lao động.
1.2 Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực của khách sạn
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng
cao hiệu quả kinh doanh, đạt được mục tiêu của khách sạn.

- Củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho
khách sạn. Tạo cho khách sạn một đội ngũ lao động có chất lượng cao, đáp
ứng tư tưởng quản lý và phát triển của khách sạn.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên
phát huy tối đa năng lực, tìm kiếm phương pháp tốt nhất để người lao động có
4
: Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh, Th.S Hoàng Thị Lan Hương. Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao
động xã hội, năm 2008
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
9
Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
thể đóng góp nhiều sức lực nhất có thể đồng thời tạo cơ hội cho người lao
động không ngừng phát triển bản thân.
1.3 Vai trò, chức năng của bộ phận quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực ngày càng có vai trò quan trọng, các hoạt động của
nó được đặt ngang hàng với chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, quản lý nguồn nhân
lực chỉ thực sự tham gia tích cực vào thắng lợi kinh tế của tổ chức khi có sự phân
định rõ ràng, có sự nhìn nhận đúng về trách nhiệm, quyền hạn quản lý nguồn nhân
lực. Điều này luôn đúng trong mọi tổ chức đặc biệt là trong các khách sạn, cho dù
khách sạn có quy mô lớn hay nhỏ đi chăng nữa đều phải coi trọng chức năng quản trị
nguồn nhân lực trong khách sạn
1.3.1 Vai trò
Bộ phận chức năng nguồn nhân lực thực hiện ba vai trò sau:
- Vai trò tư vấn: thu thập thông tin, phân tích vấn đề và đưa ra các lời tư vấn về
biên chế, đánh giá thực hiện công việc, các chương trình đào tạo.
- Vai trò phục vụ: Phục vụ cho các cán bộ quản lý trực tuyến hay các bộ phận
chức năng khác trong khách sạn như tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo, định
hướng, ghi chép hồ sơ, báo cáo nhân sự
- Vai trò kiểm tra: kiểm tra những chính sách, chức năng quan trọng trong nội
bộ khách sạn, xây dựng các chính sách, thủ tục và giám sát việc thực hiện

chúng.
1.3.2 Chức năng
Có 3 nhóm chức năng
- Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực: để đảm bảo có đủ số lượng nhân
viên với phẩm chất và năng lực phù hợp. Nhóm chức năng này có các hoạt
động chủ yếu liên quan đến vấn đề dự báo, hoạch định nhân lực, phân tích
công việc, tuyển chọn, thu thập, lưu giữ, xử lý thông tin về nhân lực trong
khách sạn.
- Nhóm chức năng đào tạo, phát triển: mục đích là nhằm nâng cao năng lực của
nhân viên, đảm bảo cho nhân viên có kĩ năng và trình độ tay nghề cần thiết để
hoàn thành công việc, tạo điều kiện cho nhân viên có thể thăng tiến trong công
việc. Trong các khách sạn thường có các khóa huấn luyện, đào tạo lại nhân
viên khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất, luân chuyển trong công việc, đào
tạo kỹ năng, cập nhập kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ.
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
10
Chuyên đề thực tập Khoa Du lịch & Khách sạn
- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: động viên nhân viên và duy trì mối
quan hệ lao động tốt đẹp trong khách sạn. Giúp nhân viên làm việc hăng say,
nhiệt tình, có trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao. Đồng
thời tạo bầu không khí làm việc thoải mái, dễ chịu, cởi mở, thân thiện, mọi
người sẽ gắn kết với nhau, gắn bó lâu dài với khách sạn.
1.4 Nhiệm vụ của bộ phận quản trị nguồn nhân lực
Các nhiệm vụ cụ thể của bộ phận quản trị nguồn nhân lực như sau:
- Xác định được mô hình tổ chức bộ máy của khách sạn và định biên lao động ở
các bộ phận trong khách sạn.
- Lập kế hoạch và thực hiện việc tuyển dụng người lao động cho khách sạn
- Phối hợp với các bộ phận khác, xây dựng chức trách cho từng chức danh, các
quy định chuẩn hóa quy trình và thao tác kỹ thuật, các mối quan hệ cho từng
bộ phận trong khách sạn.

- Quy định chế độ và thực hiện đánh giá công việc của từng chức danh mà
người lao động đảm nhiệm.
- Đề ra và chấp hành chế độ quản lý người lao động
- Tham gia biên soạn và sửa chữa quy chế, điều lệ của khách sạn
- Thực hiện công tác lao động tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm, bảo hộ lao động,
quản lý công tác bồi dưỡng và đào tạo cho người lao động
- Thực hiện các công tác quản lý hành chính khác.
Sv: Lê Thị Ánh Ngọc Du lịch 48
11

×