Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Thực hiện chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.31 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HỒNG KHANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

Hà Nội, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HỒNG KHANH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Chính sách công
Mã số: 834 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN BÙI NAM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CƠNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG ĐÔ THỊ................7
1.1. Khái quát về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị...........7
1.1.1. Hệ thống giao thông vận tải đô thị.......................................................... 7
1.1.2. Vận tải hành khách cơng cộng bằng xe bt........................................... 7
1.2. Chính sách vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị...........12
1.2.1. Do Trung ương ban hành...................................................................... 12
1.2.2. Do địa phương ban hành....................................................................... 13
1.3. Thực hiện chính sách vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô

thị 13
1.3.1. Chính sách trợ giá................................................................................. 13
1.3.2. Chính sách thuế..................................................................................... 15
1.3.3. Các chính sách hỗ trợ khác................................................................... 15
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách vận tải hành khách công

cộng bằng xe buýt trong đô thị............................................................................ 16
1.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến khuyến khích đầu tư vận tải hành khách cơng

cộng bằng xe bt........................................................................................... 16
1.4.2. Các nhóm yếu tố về kết cấu hạ tầng...................................................... 17
1.4.3. Nhóm các yếu tố về con người.............................................................. 17
1.4.4. Nhóm các yếu tố về kỹ thuật.................................................................. 18
1.4.5. Các nhóm yếu tố khác........................................................................... 18
1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia về vận tải hành khách công cộng bằng xe

buýt trong đô thị.................................................................................................. 19
1.5.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới................................................. 19
1.5.2. Kinh nghiệm của một số thành phố khác ở Việt Nam............................ 21


Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CƠNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............................ 23


2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.............................................................. 23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 23
2.1.2. Điều kiện kinh tế................................................................................... 23
2.1.3. Điều kiện địa lý giao thông................................................................... 24
2.2. Hiện trạng Kinh tế - Xã hội thành phố Hồ Chí Minh................................... 24
2.2.1. Dân cư và đơn vị hành chính................................................................ 24
2.2.2. Kinh tế................................................................................................... 25
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách quản lý vận tải hành khách cơng cộng tại

thành phố Hồ Chí Minh....................................................................................... 26
2.3.1. Tổng quan về chính sách phát triển giao thơng cơng cộng ở thành phố

Hồ Chí Minh................................................................................................... 26
2.3.2. Thực trạng hoạch định và ban hành chính sách.................................... 39
2.3.3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách.................................................. 45
2.3.4. Những yêu cầu đổi mới và hồn thiện chính sách.................................. 46
2.4. Đánh giá kết quả đạt được và tồn tại hạn chế trong việc thực hiện chính sách

phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt........................................ 48
2.4.1. Kết quả đạt được................................................................................... 48
2.4.2. Các khó khăn, hạn chế của thực hiện chính sách phát triển giao thơng

cơng cộng........................................................................................................ 52
2.4.3. Ngun nhân......................................................................................... 57

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

HIỆN CHÍNH SÁCH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CƠNG CỘNG BẰNG XE
BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......................................................... 61
3.1. Định hướng phát triển giao thông công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh 61
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển giao thông công cộng ở

đô thị .............................................................................................................. 61
3.1.2. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải và định hướng phát

triển giao thông công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh.................................... 62


3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chính sách phát

triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh....65
3.2.1. Giải pháp về cơ chế quản lý, phối hợp thực thi chính sách...................65
3.2.2. Giải pháp về chính sách khuyến khích người dân sử dụng xe buýt.......67
3.2.3. Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ vận tải hành

khách công cộng bằng xe buýt........................................................................ 68
3.2.4. Giải pháp về chính sách trợ giá cho xe buýt......................................... 69
3.2.5. Giải pháp về chính sách ưu đãi tài chính đối với dịch vụ vận tải hành

khách công cộng bằng xe buýt........................................................................ 70
3.2.6. Các chính sách để tạo mơi trường hoạt động thuận lợi cho các đơn vị

vận tải hành khách công cộng......................................................................... 72
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị............................................................................. 73
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Trung ương........................... 73
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh......................73


KẾT LUẬN............................................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT

An tồn giao thơng

GTCC

Giao thơng cơng cộng

GTVT

Giao thơng vận tải

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Hình 2.1. Quy trình hoạch định và ban hành chính sách trợ giá.............................. 44
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động của tuyến buýt có trợ giá qua các năm......................49


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

GTVT đô thị giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của đô thị và
được xem như là mạch máu trong cơ thể nền kinh tế đô thị; nó đảm bảo sự liên hệ
thường xuyên, thông suốt và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động giữa các
khu chức năng chủ yếu của đô thị với nhau và cung cấp dịch vụ vận tải công cộng
cho mọi người dân đơ thị. TPHCM, là một trung tâm Văn hố - Khoa học kỹ thuật Công nghệ - Dịch vụ - Thương mại - Tài chính ngân hàng; hiện nay, TPHCM là khu
vực kinh tế trọng điểm của cả nước, đã hình thành rất nhiều khu cơng nghiệp - khu
chế xuất, sự phát triển đó cũng đang thu hút nhiều nhà đầu tư và lao động đến làm
việc và sinh hoạt trên địa bàn thành phố, xu hướng này đòi hỏi thành phố phải tổ
chức lại một cách khoa học việc quy hoạch sử dụng đất và nhất là quy hoạch và
phát triển giao thông.
Hệ thống VTHKCC đã dần đạt được kết quả khả quan; đến nay mỗi ngày đã
có khoảng gần 1,5 triệu lượt người sử dụng phương tiện công cộng để đi lại. Thế
nhưng mới chỉ đáp ứng được 7% nhu cầu đi lại, với số liệu thống kê của Ủy ban
ATGT thì thành phố có số lượng phương tiện cá nhân tăng qua các năm (xe máy
tăng 6,5% mỗi năm, ô tô con tăng 11,5% mỗi năm), cụ thể tăng 32,3% (từ 6,5 triệu
năm 2014 tăng lên 8,6 triệu xe năm 2019) chưa kể số lượng xe công nghệ tăng rất
nhanh (tăng 244 lần), cụ thể từ 177 xe năm 2014 tăng đến 43.269 xe năm 2019, do
đó tình trạng về tai nạn giao thơng, ùn tắc và ô nhiễm môi trường ngày càng gia
tăng. Vì thế việc nghiên cứu áp dụng các hệ thống xe buýt công cộng ngày càng
được chú trọng và được phát triển mạnh mẽ. Giải pháp sử dụng xe buýt là hướng
giải pháp mà các nhà nghiên cứu đang hướng đến với những ưu điểm về mặt giá cả

đầu tư cũng như mang lại các lợi ích về xã hội, mơi trường. Mặc dù thời gian qua,
dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại TPHCM đã phát triển nhanh về lượng nhưng về
chất vẫn còn nhiều vấn đề bàn cãi như chưa phát triển đồng bộ, trùng lắp tuyến,
chưa đảm bảo tốt giờ giấc, công tác thông tin tuyền truyền chưa đi sâu, hệ thống
trạm trung chuyển, bến bãi còn rất thiếu và chưa thuận lợi, thái độ phục vụ của lái
1


xe và nhân viên phục vụ trên xe chưa tốt… là vấn đề cần phải cải thiện để thu hút
hành khách. Vì vậy, việc chú trọng quan tâm phát triển VTHKCC, đặc biệt là
VTHKCC bằng xe buýt, xây dựng các chỉ tiêu làm cơ sở cho việc đánh giá chất
lượng dịch vụ của một tuyến xe buýt, xây dựng khung quy định về chất lượng dịch
vụ tuyến là nội dung cần thiết, cần được quan tâm.
Việc đi lại của người dân thành phố ngày càng trở nên khó khăn, ùn tắc giao
thông trong thời gian diễn biến phức tạp. Do đó, việc đầu tư, phát triển phương tiện
GTCC nhất là xe buýt là một trong những giải pháp hữu hiệu, góp phần kéo giảm
ùn tắc giao thông, tạo sự an tồn, thuận tiện và bảo vệ mơi trường, cải thiện hình
ảnh của VTHKCC bằng xe buýt và xe đưa rước học sinh trên địa bàn thành phố
Do đó, đề tài: “Thực hiện chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là hết sức
cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của luận văn

Công tác hoạch định và thực thi chính sách là hoạt động của các nhà quản lý
trên tất cả các lĩnh vực; trong lĩnh vực phát triển GTCC, một số nghiên cứu có liên
quan đã được thực hiện thời gian qua như sau:
Đề tài “Nghiên cứu chính sách và cơ chế trợ giá cho xe buýt tại TPHCM”; đề
tài đã được hoàn thành vào năm 2000, do cử nhân Lê Trung Tính - Trung tâm Quản
lý và Điều hành VTHKCC - Sở GTVT TPHCM làm chủ nhiệm, hoàn thành tháng
12/2000. Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học công nghệ TPHCM. Mục tiêu nghiên

cứu của đề tài nhằm làm rõ thực trạng VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TPHCM
và đề xuất cơ chế trợ giá. Nội dung nghiên cứu của đề tài đã nêu được sự cần thiết
của trợ giá và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc trợ giá cho
VTHKCC, đánh giá hiện trạng mạng lưới xe buýt và đề xuất một số quan điểm và
phương thức trợ giá cho xe buýt trên địa bàn TPHCM.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư phương tiện VTHKCC bằng xe
buýt ở TPHCM giai đoạn 2002 - 2003 do Công ty xe khách Sài gòn thuộc Sở
GTVT TPHCM thực hiện, hoàn thành tháng 9/2002. Dự án đã thực hiện việc đánh


giá hiện trạng về số lượng phương tiện, mạng lưới, khả năng phục vụ của xe buýt ở
TPHCM, xác định quy mô, cơ cấu phương tiện, phương án đầu tư, phương án tổ
chức và vận hành, xác định nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư phương tiện
VTHKCC ở TPHCM.
Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi giao thông đô thị khu vực TPHCM
do Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật bản (Jica) thực hiện. Dự án đã thực hiện đánh giá
hiện trạng quản lý, cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và dịch vụ VTHKCC, dự báo
nhu cầu giao thông, lưu lượng giao thông và đề xuất dự án thử nghiệm.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư phương tiện phục vụ đưa đón học
sinh, sinh viên và công nhân do Công ty xe khách - Sở GTVT TPHCM thực hiện.
Dự án đã thực hiện phân tích đặc tính và xác định nhu cầu đi lại của đối tượng học
sinh, sinh viên và công nhân; từ đó xác định mạng lưới vận chuyển, nhu cầu về số
lượng phương tiện, phương thức tổ chức vận chuyển và điều phối sử dụng phương
tiện, tính tốn kinh tế và phương thức tổ chức thực hiện dự án.
Quyết định số 3911/QĐ-UB phê duyệt dự án 1318 xe.
Quyết định số 330/2003/QĐ-UB ban hành quy chế hỗ trợ một phần lãi vay
cho tổ chức và cá nhân tự đầu tư đổi mới xe buýt hoạt động VTHKCC trên địa bàn.
Quyết định số 1327/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT
đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đã định hướng:
“nhanh chóng phát triển GTVT xe buýt tại các đô thị lớn, đặc biệt Thủ đô Hà Nội

và TPHCM.
Quyết định 280/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2012 - 2020.
Quyết định số 568/QĐ-TTg về “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển
GTVT TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020”.
Thơng tư số 02/2016/TT-BTC về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất đối với tổ chức,
cá nhân vay vốn tại tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư phương tiện, đầu
tư kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt theo Quyết định số 13/2015/QĐTTG ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt.


Quyết định số 4456/QĐ-UB về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết
định 2545 của UBND thành phố về phê duyệt Đề án đầu tư xe buýt giai đoạn 2014 2017.
Ngồi ra cịn có một số tài liệu hội thảo như: Các giải pháp, biện pháp chống
kẹt xe nội thị; phát triển VTHKCC; GTCC; Quản lý hoạt động xe buýt…
Nhìn chung các nghiên cứu trên chủ yếu đưa ra các biện pháp nhằm thực
hiện từng chính sách riêng lẻ; hơn nữa, thời gian thực hiện khá lâu và chưa có quyết
định phê duyệt nào ở cấp thành phố, các thơng tin trong tài liệu khơng cịn phù hợp
với tình hình thực tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Hồn chỉnh chính sách phát triển vận tải hành khách cộng
cộng bằng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận thực hiện chính sách quản lý vận tải
hành khách cơng cộng bằng xe bt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá thực trạng chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thực hiện hiệu quả chính sách vận tải
hành khách cơng cộng bằng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng

Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách VTHKCC bằng xe buýt và
công tác tổ chức quản lý điều hành các đơn vị vận tải xe buýt trên địa bàn TPHCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chủ yếu nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thực hiện chính sách
vận tải cơng cộng bằng xe buýt trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua.
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá hệ thống xe buýt và công

tác tổ chức quản lý điều hành các đơn vị vận tải xe buýt trên địa bàn TPHCM.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2019.


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm
của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt trên địa bàn TPHCM.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê - phân tích
Nghiên cứu lý luận chung: Tham khảo các chính sách phát triển GTCC ở
trong và ngoài nước, tổng hợp, hệ thống hóa các lý thuyết về đánh giá chính sách.
Nghiên cứu định tính kết hợp định lượng: Thu thập số liệu và tình hình thực

tế phát triển GTCC.
+ Thu thập và chọn lọc các số liệu về điều kiện Kinh tế - Xã hội TPHCM.
+ Tham khảo nội dung tiêu chí ở một số quốc gia.
- Phương pháp tổng hợp - so sánh
Phân tích đánh giá chính sách phát triển GTCC ở TP HCM, qua đó đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chính sách phát triển
GTCC ở TPHCM.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận

Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều hành, quản lý dịch vụ
VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TPHCM công tác thực hiện chính sách quản lý
VTHKCC bằng xe buýt.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận
và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách quản lý điều hành dịch vụ
VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TPHCM.
6.2. Về mặt thực tiễn


Đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách VTHKCC bằng xe buýt tại
TPHCM thời gian qua; phân tích được những ưu điểm, hạn chế bất cập trong việc
thực hiện chính sách và nguyên nhân của hạn chế bất cập.
Đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng VTHKCC bằng
xe buýt tại TPHCM thời gian qua và trong thời gian tới.
7. Bố cục của đề tài

Nội dung của luận văn xây dựng theo mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, được
bố cục như sau:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực hiện chính sách vận tải hành khách cơng


cộng bằng xe bt trong đơ thị.
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách vận tải hành khách công cộng

bằng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính

sách vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết luận.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG ĐÔ THỊ
1.1. Khái quát về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô

thị
1.1.1. Hệ thống giao thông vận tải đô thị

Hệ thống GTVT đô thị: là tập hợp hệ thống giao thông và hệ thống vận tải
nhằm đảm bảo sự liên hệ giao lưu giữa các khu vực khác nhau của đơ thị; GTVT
giữ vai trị quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố hiện đại. Chức năng
của nó là đảm bảo sự liên hệ thường xuyên và thống nhất giữa các khu chức năng
chủ yếu của đô thị với nhau như: Khu dân cư, khu hành chính, khu cơng nghiệp,
khu thương mại, khu vui chơi giải trí…
Hệ thống vận tải đơ thị: là tập hợp các phương thức và phương tiện khác
nhau để vận chuyển hàng hóa và hành khách trong thành phố. Hệ thống này bao
gồm các phương tiện vận tải của các phương thức như đường bộ, đường sắt, đường
thủy, hàng không…
Hệ thống giao thông đô thị: là một phần của hệ thống giao thông có chức

năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển giữa các khu vực; hệ thống giao
thông động gồm mạng lưới đường sá, các cơng trình trên đường và cơng trình khác;
giao thơng tĩnh là một phần của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện và hành
khách trong thời gian di chuyển. Theo nghĩa này thì giao thông tĩnh gồm hệ thống
các điểm đầu mối giao thông của các phương thức vận tải khác nhau, các bãi đỗ xe,
gara, các điểm đầu cuối, các điểm trung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến.
1.1.2. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
 Khái niệm:
- VTHKCC bằng xe bt: là loại hình VTHKCC sử dụng xe ơ tơ có sức chứa

lớn làm phương tiện vận chuyển, hoạt động theo biểu đồ và hành trình đã được quy
định sẵn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố, thu tiền cước
theo giá quy định


- Theo Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg có thể hiểu VTHKCC bằng xe buýt

là hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt, có các điểm dừng
đón, trả khách và phương tiện chạy theo biểu đồ vận hành.
- Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe: là một công cụ quản lý thường được sử

dụng trong Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, được xây dựng dựa trên các
thông số hoạt động của tuyến, như là: thời gian, cự ly hoạt động, giãn cách chạy xe,
cự ly của các điểm dừng đỗ trên tuyến.
 Các hình thức chạy xe buýt trong thành phố
- Xe buýt thông thường: Xe buýt sẽ lần lượt dừng lại ở tất cả các điểm dừng

trên hành trình, giúp cho hành khác có thể lên xuống tại bất cứ điểm nào đó trên
tuyến.
- Xe buýt nhanh: Xe chỉ dừng lại ở một số điểm dừng chủ yếu trên tuyến, bỏ


qua một số điểm dừng
- Xe buýt tốc hành: Số điểm dừng trên tuyến ít, chỉ dừng lại ở một số điểm

dừng chính, chủ yếu là những điểm trung chuyển.
- Xe buýt hoạt đơng theo hành trình rút ngắn: Theo khơng gian, theo thời

gian, xe bt khơng chạy hết hành trình quy định, mà chỉ hoạt động trên một đoạn
của hành trình.
 Đặc điểm của Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
- Về phạm vi hoạt động (theo không gian và thời gian).

+ Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC thường có cự ly trung bình và
ngắn trong phạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến
để phù hợp với nhu cầu của hành khách.
+ Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC chủ yếu
vào ban ngày do phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên như đi học, đi làm...
- Về phương tiện VTHKCC

+ Phương tiện có kích thước thường nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận
tải đường dài nhưng khơng địi hỏi tính việt dã cao như phương tiện vận chuyển
hành khách liên tỉnh.


+ Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọc
tuyến có mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều
lần nên địi hỏi phải có tính năng động lực và gia tốc cao.
+ Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho
nên phương tiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng; thơng thường chỗ ngồi
không quá 40% sức chứa phương tiện, chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên

phương tiện. Cấu tạo cửa và số cửa, bậc lên xuống và số bậc lên xuống cùng các
thiết bị phụ trợ khác đảm bảo cho hành khách lên xuống thường xuyên, nhanh
chóng, an toàn và giảm thời gian phương tiện dừng tại mỗi trạm đỗ.
+ Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện
thường bố trí các thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc cơ giới, có hệ thống
thông tin hai chiều (người lái - hành khách) đầy đủ.
+ Do hoạt động trong đô thị, thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn
hành khách cho nên phương tiện thường đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi
trường (thông gió, tiếng ồn, độ ơ nhiễm của khí xả…)
+ Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu
cầu thẩm mỹ như: Hình thức bên ngồi, màu sắc, cách bố trí các thiết bị trong xe
giúp hành khách dễ nhận biết và gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên
nghiệp của phương tiện
- Về tổ chức vận hành.

Yêu cầu hoạt động rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt
đảm bảo độ chính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất
lượng phục vụ hành khách, giữ gìn trật tự an tồn giao thơng đơ thị. Do đó để quản
lý, điều hành hệ thống VTHKCC đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và
hiện đại.
- Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành

Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngồi tiền mua sắm phương tiện địi hỏi phải
có chi phí đầu tư trang thiết bị phục vụ VTHKCC khá lớn (nhà chờ, điểm đỗ, hệ
thống thông tin, bến bãi…).


Chi phí vận hành lớn ngồi ra cịn chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định
khác.
- Về hiệu quả tài chính


Năng suất vận tải thấp do cự ly ngắn phương tiện dừng tại nhiều điểm, tốc độ
thấp... nên giá thành vận chuyển cao. Giá vé do nhà nước quy định và giá vé này
thường thấp hơn giá thành để có thể cạnh tranh với các loại phương tiện cơ giới cá
nhân đồng thời phù hợp với thu nhập bình quân của người dân; điều này dẫn đến
hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà đầu tư vào VTHKCC thấp, vì vậy khơng
hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân; nên Nhà nước thường có chính sách trợ giá cho
VTHKCC ở các thành phố lớn.
 Ưu nhược điểm của VTHKCC bằng xe buýt:

- Ưu điểm
+ VTHKCC bằng xe bt có tính cơ động cao, ít cản trở, hịa nhập với các
loại hình vận tải giao thơng đường bộ khác. Có thể hoạt động trong điều kiện khó
khăn về đường sá, thời tiết nên có thể tiếp cận đến các vùng chưa có hạ tầng phát
triển một cách dễ dàng.
+ Khai thác, điều hành đơn giản, thuận lợi. Có thể nhanh chóng điều chỉnh
chuyến lượt, hành trình, dễ dàng thay xe trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng
hoạt động của tuyến.
+ Hoạt động có hiệu quả với dòng hành khách có cơng suất nhỏ và trung
bình. Đối với các luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không
gian vận tải có thể giải quyết thơng qua viêc lựa chọn xe thích hợp và một biểu đồ
vận hành hợp lý.
+ Vận tải xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến (đường phố)
khác nhau trên cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung.
+ Chi phí đầu tư tương đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại;
cho phép tận dụng mạng lưới đường hiện tại của thành phố; chi phí vận hành thấp
nhanh chóng đem lại hiệu quả.
- Nhược điểm:



+ Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai
thác còn thấp (15 - 16 km/giờ) so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm... khả năng
vận tải thấp trong giờ cao điểm vì dùng bánh hơi.
+ Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiết bị, do dừng ở bến,
thiếu hệ thống thông tin... nên không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tiện
nghi, độ tin cậy...
+ Động cơ đốt trong có cường độ gây ơ nhiễm cao do: Khí xã, bụi hoặc
nhiên liệu và dầu nhờn chảy ra, ngoài ra còn gây tiếng ồn và chấn động .
 Mạng lưới hành trình của vận tải hành khách cơng cộng bằng xe buýt:
- Một số khái niệm:

+ Hành trình: là đường đi của phương tiện từ điểm đầu đến điểm cuối để
hoàn thành nhiệm vụ vận tải theo biểu đồ đã quy định, hành trình phải mang tính ổn
định lâu dài, để thuận tiện cho quá trình sử dụng của người dân.
+ Mạng lưới hành trình: là tập hợp của nhiều hành trình, phải đảm bảo tính
liên thơng.
- Những u cầu cơ bản của một tuyến xe buýt trong thành phố:

+ Chiều dài của tuyến phải nằm trong giới hạn hợp lý, thường gấp 2-3 lần
chiều dài trung bình một chuyến đi của hành khách.
+ Lộ trình của tuyến thì phải được thiết kế đi qua nhiều điểm thu hút hành
khách trong thành phố, để phục vụ, được nhiều hành khách hơn.
+ Các tuyến xe buýt phải được thiết kế có khả năng nối dài trong tương lai.
+ Cơ sở vật chất trên tuyến phải mang tính đồng bộ, sử dụng trong khoảng
thời gian dài.
- Điểm dừng trên tuyến:

Là những điểm dừng của xe buýt để hành khách lên xuống trên tuyến. Tại
điểm dừng phải có những thông tin đầy đủ và cần thiết cho hành khách, giúp cho
hành khách thuận tiện trong việc sử dụng xe buýt trong các chuyến đi của thành

phố.
 Vai trò của xe buýt trong hệ thống vận tải hành khách công cộng


Xe buýt là một trong những lực lượng chính để vận chuyển hành khách trong
thành phố, nó có thể phục vụ hành khách ở nhiều điểm trong thành phố do tính linh
động và tính linh hoạt cao hơn các phương thức vận tải khác. Đặc biệt, là đối với
các thành phố có mật độ dân cư lớn đang phát triển khả năng đầu tư cho giao thơng
đơ thị cịn hạn chế thì xe buýt thực sự là đối tượng để lựa chọn. Vì có nhiều ưu điểm
như:
+ Có tính cơ động cao không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray
khơng cản trở và dễ hồ nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố.
+ Khai thác điều hành đơn giản có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt,
thay xe trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến.
+ Hoạt động có hiệu quả với dịng hành khách có cơng suất nhỏ và trung
bình. Đối với luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian
vận tải có thể giải quyết thông qua việc lựa chọn thời gian thích hợp và một biểu đồ
vận hành hợp lý.
+ Vận tải cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến khác nhau trên cơ sở
mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung.
+ Có chi phí đầu tư tương đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện
đại. Cho phép tận dụng mạng lưới đường của thành phố. Chi phí vận hành thấp
nhanh chóng đem lại hiệu quả.
1.2. Chính sách vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị
1.2.1. Do Trung ương ban hành

Cơ chế chính sách miễn thuế giá trị gia tăng (VAT): hoạt động VTHKCC
bằng xe buýt là đối tượng được miễn thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế giá trị gia
tăng (Luật số 13/2008/QH12). Quy định cụ thể tại Thông tư số 65/2013/TT-BTC
sửa đổi, bổ sung Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính

hướng dẫn một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành Nghị định
số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày
27/12/2011 của Chính phủ. Cụ thể: mục 1 và 2 của điều 1 quy định xe buýt không


thuộc đối tượng chịu thuế VAT. Chính sách này đã góp phần làm giảm giá vé và hỗ
trợ cho người sử dụng VTHKCC.
Chính sách miễn thuế nhập khẩu: miễn thuế nhập khẩu đối với phụ tùng, linh
kiện để sản xuất lắp ráp xe buýt quy định tại Thông tư số 185/2012/TT-BTC. Cụ
thể: Chỉ miễn với các linh phụ kiện nếu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được
(danh mục miễn quy định tại Thơng tư số 04/2012/TT-BKHĐT).
Chính sách hỗ trợ về kết cấu hạ tầng: Miễn tiền thuê đất xây dựng, trạm bảo
dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe quy định tại Quyết định số 55/2012/QĐ-TTg, Quyết
định số 62/2009/QĐ-TTg. Cụ thể: Điều 1, Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê
đất để kinh doanh VTHKCC tại các quận, thành phố, thị xã thuộc các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất
đối với diện tích để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa bãi đỗ xe phục vụ cho hoạt
động VTHKCC. Đây là giải pháp kịp thời để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí
hoạt động, tuy nhiên tồn tại trong triển khai áp dụng là việc miễn tiền thuê đất chỉ
được áp dụng khi thuê đất của Nhà nước, không được hỗ trợ khi thuê đất của tổ
chức, cá nhân.
1.2.2. Do địa phương ban hành

Hiện nay TPHCM đang áp dụng các chính sách: Quy định tổ chức, quản lý
và hỗ trợ tài chính cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Quyết định số
20/2014/QĐ-UBND ngày 30/05/2014 và khuyến khích đầu tư bến bãi vận tải đường
bỗ trên địa bàn Thành phố tại Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 18/03/2010.
1.3. Thực hiện chính sách vận tải hành khách cơng cộng bằng xe bt

trong đơ thị

1.3.1. Chính sách trợ giá

Để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện VTHKCC bằng xe buýt thì
phải có giá cước hợp lý.
Khái niệm chung về trợ giá là một tập hợp các chính sách tác động (trực tiếp
hoặc gián tiếp) của Nhà nước đến quá trình sản xuất và tiêu thụ các loại hàng hóa
khuyến khích sử dụng nhằm tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường. Trợ giá là vấn


đề khá phức tạp, hiệu quả của nó phần lớn được quyết định bằng việc xác định rõ
đối tượng được hưởng trợ giá, hình thức trợ giá, các yếu tố ảnh hưởng đến mức trợ
giá… Mức trợ giá cao hay thấp lại phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố giá
thành và mức độ đáp ứng nhu cầu đi lại, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với
nhau, vì vậy cần phải xem xét mọi khía cạnh khi xây dựng phương án trợ giá cụ thể.
Có các phương thức trợ giá chính sau:
Trợ giá trực tiếp cho bên cung: Nhà nước dùng chính sách trợ giá trực tiếp
tác động vào bên cung bằng cách bổ sung doanh thu cho các đơn vị VTHKCC.
Phương thức này được thực hiện khi Nhà nước yêu cầu các đơn vị vận tải giảm giá
vé và được tài trợ để bù đắp lại những thiệt hại cho đơn vị vận tải do giảm giá vé.
Sau khi được trợ giá thì các đơn vị vận tải phải thực hiện các nghĩa vụ như một đơn
vị sản xuất kinh doanh bình thường. Cụ thể việc tài trợ do giảm giá vé như sau:
+ Nếu giá vé thấp hơn giá thành thì việc tài trợ gồm khoản bù đắp do không
đủ chi và khoản lợi ích tài chính (lãi) của đơn vị vận tải khi bỏ vốn kinh doanh.
+ Nếu giá vé bằng giá thành sản phẩm thì việc tài trợ chỉ phải bù đắp phần
lợi ích tài chính (lãi).
Phương thức trợ giá này có ưu điểm là khuyến khích được đơn vị thực hiện
nhiệm vụ vận chuyển khách cơng cộng, đảm bảo lợi ích của họ và khuyến khích họ
đầu tư vào VTHKCC; trong trường hợp này, lợi ích của người sản xuất và người
tiêu dùng đều được đảm bảo. Tuy nhiên hình thức trợ giá này có nhược điểm là đơn
vị thực hiện nhiệm vụ vận chuyển khách công cộng có sự trông chờ vào Nhà nước.

Trợ giá trực tiếp cho bên cầu: Nếu áp dụng phương thức trợ giá vào bên cầu
bằng cách bổ sung thu nhập cho người sử dụng phương tiện VTHKCC thì có thể
đảm bảo cho các đơn vị VTHKCC tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.
Người tiêu dùng được tăng thêm thu nhập, nhưng có thể thay vì dùng số tiền đó để
mua sản phẩm VTHKCC thì có thể họ lại sử dụng vào các mục đích tiêu dùng cá
nhân khác; lúc đó mục tiêu của chính sách sẽ không đạt được; mặt khác, áp dụng
phương thức này rất khó xác định được đối tượng, số lượng được trợ giá và cũng
khó quản lý về mặt tài chính khi tiến hành trợ giá.


1.3.2. Chính sách thuế

Nhà nước tạo mơi trường thuận lợi cho VTHKCC thu hút đông đảo hành
khách, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách bằng các biện pháp:
+ Ưu đãi về tài chính đối với các yếu tố đầu vào và đầu ra của hoạt động vận
tải như: Miễn giảm thuế vốn, lãi suất tín dụng, thuế nhập khẩu phương tiện, thuế
đất, thuế nhập nhiên liệu, phụ tùng; dùng chính sách miễn giảm thuế cho các yếu tố
đầu ra như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Cho phép các đơn vị VTHKCC kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ mà không
phải nộp thuế như quảng cáo, tham gia vận chuyển khách du lịch, được hưởng vùng
đất đẹp, có ưu thế thương mại…
+ Áp dụng chính sách đánh thuế vào các phương tiện vận tải cá nhân trên các
tuyến có đủ lực lượng VTHKCC.
Ưu điểm của áp dụng chính sách này là góp phần hạ thấp chi phí cho
VTHKCC do có sự ưu đãi các yếu tố đầu vào, đầu ra. Tuy nhiên, có nhược điểm:
Đơn vị hoạt động vận tải có thể tranh thủ dựa vào sự ưu đãi của Nhà nước để thực
hiện các mục tiêu kinh doanh của mình; lúc đó mục tiêu của chính sách có thể sẽ
khơng đạt được.
1.3.3. Các chính sách hỗ trợ khác


Nhà nước tạo tiền đề cho việc áp dụng các phương thức huy động vốn: Hình
thành tập đồn, các doanh nghiệp thuộc sở hữu khác nhau. VTHKCC bằng xe buýt
có thể do các doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân hoặc hỗn hợp Nhà
nước và tư nhân đảm nhận.
+ Có chính sách giá cước thích hợp để hấp dẫn người dân sử dụng phương
tiện VTHKCC; áp dụng các biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân.
+ Thu hút hành khách sử dụng phương tiện VTHKCC bằng cách nâng cao
chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo mức độ tin cậy cao, thuận tiện, nhanh
chóng, an toàn, văn minh, lịch sự.
+ Nhiều nước đã vận động các hình thức cung cấp dịch vụ vận tải như Hội
cha mẹ học sinh ký hợp đồng với chủ phương tiện vận chuyển con em họ đến


trường. Cách làm này đã hạn chế đáng kể sự tắc nghẽn giao thông và tai nạn giao
thông.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách vận tải hành khách

công cộng bằng xe buýt trong đô thị
1.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến khuyến khích đầu tư vận tải hành khách công

cộng bằng xe buýt
Để đầu tư phát triển VTHKCC bằng xe buýt phải có điều kiện cơ bản nhất đó
là hệ thống giao thông thỏa mãn yêu cầu vận hành khai thác của phương tiện, ngồi
ra cịn có những yếu tố khác tác động đến lợi ích của chủ đầu tư (bên cung) và của
người dân sử dụng (bên cầu).
- Đối với các doanh nghiệp:
Muốn khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào VTHKCC thì cần phải đảm
bảo điều kiện: Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư vào VTHKCC và các hoạt động hỗ trợ
của doanh nghiệp đạt được phải ích nhất bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận vốn
đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác.

Để giảm giá thành vận chuyển, trước hết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
được vay các nguồn vốn ưu đãi dài hạn, hoặc các nguốn vốn vay hỗ trợ phát triển
của các tổ chức tài chính quốc tế, đây là điều quan trọng trong giảm chi phí khai
thác vận chuyển.
Chính sách ưu đãi đối với các hoạt động hỗ trợ đối với VTHKCC, đây là các
hoạt động được nhà nước cho phép doanh nghiệp kinh doanh, tạo môi trường thuận
lợi để doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi đồng thời giảm mức trợ giá trực tiếp từ
nguồn Ngân sách nhà nước.
- Đối với người dân sử dụng:

Để đầu tư phát triển VTHKCC cũng cần khuyến khích người dân sử dụng
VTHKCC bằng xe buýt cần phải vừa khuyến khích về lợi ích sử dụng VTHKCC
thông qua giá vé và chất lượng phục vụ của VTHKCC, vừa phải hạn chế phương
tiện cá nhân, hai mặt này cần phải tiến hành đồng thời, nhưng cần có phương pháp
và bước đi thích hợp.


1.4.2. Các nhóm yếu tố về kết cấu hạ tầng

Đây là nhóm yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trong
quá trình vận tải. Nó bao gồm: Hệ thống giao thông tĩnh và hệ thống giao thông
động. Tức là: Hệ thống đường giao thông, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, điểm đầu
cuối, điểm dừng đỗ trên đường… tác động trực tiếp tới tốc độ phương tiện, sự an
toàn thoải mái của hành khách khi ngồi trên phương tiện. Nếu hệ thống đường sá có
chất lượng kém, nhiều ổ gà, và tình trạng kỹ thuật của phương tiện không tốt sẽ ảnh
hưởng đến độ êm dịu của phương tiện và hành khách trên xe.
1.4.3. Nhóm các yếu tố về con người

Con người là chủ thể của mọi hoạt động, là nhân tố quyết định mọi vấn đề,
yếu tố con người đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ

vận tải. Con người ở đây muốn đề cập tới những người trực tiếp tham gia sản xuất
vận tải như lái xe, nhân viên bán vé, người quản lý và tổ chức vận tải. Chất lượng
và hiệu quả làm việc của họ quyết định tới sự an toàn và chất lượng dịch vụ vận
VTHKCC bằng xe bt liên tỉnh.
Trình độ dân trí, thu nhập của người dân là yếu tố quyết định đến lượng hành
khách đi lại bằng phương tiện vận tải xe buýt, thêm vào đó là thói quen đi lại của
người dân; từ đó có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe
buýt.
- Trình độ lái xe và nhân viên phục vụ xe

Nhân viên lái phụ xe là người trực tiếp tham gia vào việc điều khiển các hoạt
động và điều khiển phương tiện lưu thông trên đường, là lực lượng sản xuất chính
của doanh nghiệp vận tải. Là người ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ
VTHKCC bằng xe buýt. Do vậy đòi hỏi lái xe và nhân viên phục vụ xe phải có trình
độ tay nghề, văn hóa, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp, tính điềm tĩnh, cẩn thận,
khơng nóng nảy…
- Cơng tác tổ chức quản lý và điều hành

Công tác này ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sản phẩm vận tải. Chất lượng
của công tác này là giảm thiểu các chuyến đi không thực hiện được hoặc không
thực hiện đúng thời gian quy định, đảm bảo được biểu đồ chạy xe…


Làm tốt công tác tổ chức, điều hành vận tải sẽ tạo ra sự nhịp nhàng, thơng
thống, liên thơng giữa các phương thức đón trả khách tạo cho hành khách sự thuận
tiện trong đi lại của mình, đặc biệt là trong việc hành khách phải thay đổi phương
tiện trong hành trình đi lại của mình.
1.4.4. Nhóm các yếu tố về kỹ thuật

Yếu tố kỹ thuật ở đây chính là về phương tiện vận tải, tức là nói về chất

lượng phương tiện, chủng loại phương tiện như thế nào, điểm dừng đỗ, bến bãi…
Để đảm bảo nhóm yếu tố này tốt là phụ thuộc vào chủ quan của doanh nghiệp kinh
doanh vận tải.
Trong quá trình vận tải, chất lượng phương tiện (kỹ thuật, tuổi thọ, mức độ
tiện nghi) có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng vận tải, là yếu tố tạo
nên sự an toàn, tiện nghi, thoải mái… cho hành khách trong quá trình vận tải. Về
chủng loại phương tiện thì có phù hợp với điều kiện đường xá và nhu cầu đi lại hay
không.
Để đảm bảo cho phương tiện ln ở trong tình trạng kỹ thuật tốt ln sẵn
sàng tham gia vào q trình vận tải, thì yếu tố quan trọng là chất lượng cơng tác bảo
dưỡng sửa chữa phương tiện. Công việc này phải đảm bảo thường xuyên liên tục,
khắc phục ngay các sự cố của phương tiện.
1.4.5. Các nhóm yếu tố khác
- Cơ chế chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp kinh doanh

VTHKCC: chính sách thuế, các chính sách ưu tiên khác.
- Điều kiện mơi trường (thời tiết, khí hậu, mơi trường kinh doanh) và điều

kiện khai thác: mạng lưới giao thông, điều kiện hành khách.
- Các vùng thu hút hành khách.
- Tình hình an ninh trật tự trên tuyến đi qua, an ninh trật tự của toàn xã hội,

đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng dịch vụ vận tải xe buýt.
Những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ vận tải xe
buýt, là những yếu tố nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp.


×