Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiểu luận - Khí Tượng Nông Nghiệp.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.58 KB, 7 trang )

I.Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu :
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á và là nơi chuyển tiếp giữa đại lục
châu Á và 2 đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khí hậu Việt Nam là khí
hậu Nhiệt đới gió mùa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời
nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần
của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu
dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Vùng Bắc Trung Bộ là vùng đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóng
do gió foehn gây nên. Mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh gây ra thời tiết
khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió foehn.
Thời tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có
khi lên tới 43
o
C, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều
như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ
sinh hoả hoạn.
Trước thực tiến đặt ra đó mà tôi đã thực hiện đề tài “Tác hại của Gió Lào( Gió phơn
Tây Nam) đến hoạt động sản xuất của người dân khu vực Bắc Trung Bộ-Việt Nam”, từ
đó làm cơ sở để đề ra các biện pháp hiệu quả trong công tác phòng ngừa, giảm thiểu tác
hại của nó gây ra.
 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết:
Phương pháp được sử dụng để hệ thống lại các kiến thức lý thuyết, ảnh hưởng của Gió
Lào. Quá trình làm tiểu luận cần tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu
thống kê qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan, ban
ngành.
1
II. Nội dung
1. Vài nét chung về hiện tượng gió Lào ở Việt Nam
a.Khái niệm, nguồn gốc và cơ chế hình thành Gió Lào
 Khái niệm:


Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bên
kia núi gió thổi lên (anabatic wind), không khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chút bớt
ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống
(katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị
nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khô và nóng hơn. Núi càng cao
chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy núi cao 3km, nhiệt độ không khí bên kia
núi là 10
o
C, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18
0
C, theo M. Short, NASA ).
Foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức (föhn) chỉ thứ gió ở vùng núi Alps, nhờ nó khu vực
Trung Âu được hưởng khí hậu ấm áp. Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên
khác nhau, “phơn” là tên gọi địa phương của thứ gió khô và nóng thổi trong các thung
lũng của nước Áo và Thụy sĩ, ở phía bắc dãy núi An-pơ, ở tây nam nước Mỹ là
"chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek, Tây Ban Nha gọi
là gió Bilbao. Ở Việt Nam, hiện tượng foehn thường được dân gian gọi là gió Lào hoặc
gió phơn Tây Nam khô nóng. Nói chung, thường đặt tên cho gió này theo tên địa
phương nơi xảy ra.
 Nguồn gốc và cơ chế hình thành
Gió này có nguồn gốc từ vùng biển Nam Ấn Độ Dương mà thực chất là khối
khí Ben-gan, trên đường đi qua lục địa Thái Lan, Lào, Campuchia và dãy Trường Sơn.
Gặp dãy Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và bị lạnh nên hầu hết hơi ẩm đều bị
ngưng lại thành mưa trút xuống bên sườn phía Tây của dãy núi
Khối không khí nguồn gốc biển nóng ẩm bị biến tính fohn trở nên khô và nóng. Gió
fohn khô, nóng thường có hướng Tây, Tây-Nam thường được gọi là gió Lào.
Nhưng động lực chủ yếu sinh ra gió Lào là vùng áp thấp thường hình thành ở miền Hoa
nam, có khi trung tâm áp thấp nằm ngay ở đồng bằng Bắc bộ. Vùng áp thấp có tác dụng
“gọi gió” hay “hút gió” vượt qua dẫy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu thì gió
Lào càng thổi mạnh, và có trường hợp tỏa rộng ra Bắc bộ, lên tới vùng Việt Bắc.

b. Tình hình Gió Lào ở Việt Nam
2
Gió Lào là một dạng thời tiết đặc biệt về mùa hè ở Trung Bộ Việt Nam. Gió
Lào thổi theo hướng Tây nam. Trong một ngày, gió Lào thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ
sang cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Có khi
gió Lào thổi liên tục suốt cả ngày đêm, có đợt kéo dài trong 10 ngày đêm liền. Khi có
gió Lào thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vượt quá 37oC và độ ẩm nhất trong
ngày thường giảm xuống dưới 50%. Tiến sĩ Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Trung tâm
Vật liệu và môi trường khắc nghiệt (Viện Cơ học) cho biết, gió Lào sở dĩ rất khô nóng
vì đã trút hết hơi ẩm bên Lào, khi sang Việt Nam lại tăng nhiệt độ do đi qua các núi đá.
Những trận gió này làm khí hậu mùa hè ở Bắc Trung bộ và nhất là Nghệ An trở nên
cực kỳ khắc nghiệt, làm tăng chi phí sinh hoạt, giảm hiệu suất công việc và khiến các
nhà đầu tư ngần ngại
Gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Ở đồng bằng
Nghệ An – Hà Tĩnh, trung bình hàng năm quan sát được 20 - 30 ngày. Trong các vùng
thung lũng phía Tây, tình trạng khô nóng còn biểu hiện nghiêm trọng hơn, mỗi năm có
đến 40 – 50 ngày, trong đó có 15 – 20 ngày khô nóng cấp II.
Khu vực Thanh Hoá gió khô, nóng ít hơn, khoảng từ 10 đến 20 ngày mỗi năm
Bảng 7.3. Mức độ gió khô nóng ở một số địa điểm vùng Bắc Trung Bộ
Địa điểm Tháng
III
Tháng
IV
Tháng
V
Tháng
VI
Tháng
VII
Tháng

VIII
Tháng
IX
Tổng
cộng
Tần số khô nóng cấp I
Thanh Hóa - 0,4 2,6 3,8 3,7 1,5 0,1 12,1
Vinh 0,2 1,2 5,2 7,2 7,1 5,9 0,4 27,2
Hà Tĩnh 0,3 1,0 5,4 7,3 10,1 6,4 0,6 31,6
Đồng Hới 0,5 1,5 4,9 7,3 6,8 5,2 0,7 26,9
Cửa Tùng 0,6 1,9 3,7 8,7 6,7 5,1 0,7 27,5
Tần số khô nóng cấp II
Thanh Hóa 0.0 0,0 0,0 0,3 0,3 0,0 0,0 0,6
Vinh 0,2 0,6 1,8 2,1 2,7 0,5 0,0 7,9
Hà Tĩnh 0,2 0,2 0,6 0,9 1,2 0,4 0,0 3,5
Đồng Hới 0,4 1,5 3,1 0,7 1,8 0,7 0,0 8,2
Cửa Tùng 0,2 0,8 1,0 3,0 1,0 0,4 0,0 6,4
Các tỉnh Bình - Trị - Thiên cũng là vùng có nhiều gió Tây khô nóng. Đặc biệt
khu vực Quảng Trị có đèo Lao Bảo, nơi thấp nhất của dãy Trường Sơn hút luồng gió
Tây khô nóng thổi thẳng xuống vùng đồng bằng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất
Nông Lâm nghiệp. Về cường độ và tần số, trung bình mùa hè quan sát được 25 – 30
ngày khô nóng cấp I, trong đó có 7 – 8 ngày khô nóng cấp II. Hai tháng nhiều gió Tây
3
khô, nóng nhất là tháng VI và VII, trung bình mỗi tháng có 7 – 9 ngày khô nóng cấp I,
trong đó 2 – 3 ngày khô nóng cấp II.
 Tác hại của Gió Lào:
Tác hại của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) chính là nhiệt độ cao và độ ẩm
không khí thấp. Trong trường hợp tốc độ gió vừa phải (khoảng 2 - 3 m/s), nhiệt độ tối
cao trong ngày tới 34 - 35
0

C, độ ẩm tối thấp dưới 55%. Gió Lào mạnh (tốc độ khoảng 5
- 10 m/s) có thể làm tăng nhiệt độ tới 37 - 40
0
C, độ ẩm giảm xuống dưới 45%. Vì vậy
khi có gió Tây Nam khô nóng, độ thoát hơi nước của cây rất lớn, lượng nước trong cây
bị hao hụt không kịp bù lại, cây sẽ bị khô héo và chết. Gió khô nóng kéo dài dễ gây ra
khô hạn trên diện rộng, ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng.
Những ruộng mạ khô hạn ở Nghệ An
Những đợt gió khô nóng đến sớm thường nguy hiểm cho lúa xuân đang thời kỳ
trỗ bông. Khi gặp những đợt gió này, tỷ lệ hạt lép từ 20 – 50%. Đối với lúa mùa vào
thời kỳ mạ, gió này làm cho mạ bị già, khi cấy xuống không bén được rễ. Đặc biệt gió
Tây Nam khô nóng còn là nguyên nhân gây ra cháy rừng.
4
Cháy rừng diễn ra trong những ngày nắng nóng
Trong những trường hợp gió mạnh, cây cỏ bị khô héo, dễ bị cháy rừng và lan
trên diện rộng. Mặt khác, tác động gián tiếp của các yếu tố khí tượng còn kéo theo làm
khô kiệt nước trong đất, chua phèn và muối mặn ngấm lên mặt làm cho bộ rễ cây như
bị ngâm trong các dung dịch có nồng độ muối khoáng và a xít cao, cây trồng có thể bị
chết.
Khi Gió Lào thổi, nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp, nước ở các ao, sông
nóng dần lên, làm các loại động vật thủy sinh chết.
Hiện tượng cá chết do nắng nóng
 Biện pháp phòng tránh:
Để đề phòng gió Tây Nam khô nóng, đối với lúa xuân cần gieo cấy đúng thời
vụ, chăm bón tốt cho lúa mọc khỏe, trổ sớm, tránh được nhũng đợt gió khô nóng đầu
mùa. Đối với lúa mùa, khi cấy cần giữ nước mặt ruộng cho mát gốc, bón thêm phân để
làm tăng sức sống.
5

×