Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hội nghị Copenhagen về biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.42 KB, 2 trang )

Hội nghị Copenhagen về biến đổi khí hậu - Buồn hơn cả bóng đá thua trận
Cập nhật ngày: 20/12/09
Tuần qua ghi nhận một thất bại còn lớn hơn rất nhiều so với việc đội bóng đá U23 của chúng ta
thua trận tại SEA Games XXV. Đó là Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra tại Copenhagen
(Thủ đô của Vương quốc Đan Mạch) đã kết thúc mà chẳng có gì sáng sủa. Nguyên thủ của tất cả
các quốc gia trên thế giới từ lớn nhất như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Brasil tới các quốc gia nhỏ bé là
các quốc đảo trên các đại dương đã có mặt.
Quốc gia nào cũng lo cho tương lai của Trái đất, nhưng bất đồng rất lớn. Các
quốc gia phát triển và đang phát triển giàu có – những quốc gia là “thủ phạm chính” gây
nên hiệu ứng nhà kính và làm cho khí hậu nóng lên – đã không dám hy sinh quyền lợi
của mình, nên không dám thỏa mãn những yêu cầu đòi hỏi chính đáng của những quốc
gia nghèo – là “nạn nhân” của hiện tượng biến đổi khí hậu. Các quốc đảo yêu cầu tới
năm 2050, thế giới hạn chế nhiệt độ tăng chỉ 1,5
o
C so với thời kỳ tiền công nghiệp,
nhưng các nước phát triển và đang phát triển giàu có không nhất trí và cho phép con số
này lên 2
o
C. Các nước nghèo yêu cầu các nước công nghiệp phát triển phải chi nhiều
tiền để đền bù cho những nước là nạn nhân. Nhưng những nước công nghiệp, giàu có
chỉ hứa chi một mức “xón, nhỏ giọt”.
Cảnh sát Copenhagen bắt giữ những người biểu tình quá khích trong thời gian Hội
nghị.
Nguyên thủ của nhiều nước kém phát triển đã “tự ái” bỏ Hội nghị, khiến Hội nghị
trở nên kém vui rõ rệt. Trước tình thế đó, Tổng thống Mỹ đã họp với lãnh đạo một số quốc
gia có nền công nghiệp mạnh, thải nhiều khí độc hại, như Trung Quốc. Ấn Độ, Brasil mời
thêm Nam Phi để đưa ra một nghị quyết mang tính “vớt vát”, trong đó có hứa từ năm 2020
(còn lâu lắm) các nước này sẽ chi 100 tỷ đôla Mỹ (con số như muối bỏ bể) để góp vào quĩ
“cứu Trái đất” và chưa đưa ra được biện pháp nào để thực hiện việc cắt giảm lượng khí
thải gây hiệu ứng nhà kính.
Khí thải – nguyên nhân gây nên “hiệu ứng nhà kính”.


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đọc bản diễn văn rất được Hội nghị chú
ý. Diễn văn có nêu: Nếu nhiệt độ Trái đất tăng 2
o
C, thì Việt Nam – một quốc gia xuất khẩu
lúa gạo lớn nhất thế giới – sẽ bị mất đi 38% diện tích đồng bằng trồng cây lương thực.
Điều đó có nghĩa sẽ ảnh hưởng tới an ninh lương thực liên quan tới hàng trăm triệu người
trên thế giới.
Hậu quả của “hiệu ứng nhà kính” là bão lụt ngày càng nguy hiểm hơn.
Vậy là, Trái đất – ngôi nhà chung của cả nhân loại – chưa hứa hẹn có tương lai
tươi sáng. Sẽ có hàng chục, hàng trăm triệu người trực tiếp bị đe dọa tính mạng và
khó khăn trong cuộc sống bởi hậu quả của khí hậu nóng lên chưa có biện pháp nào
ngăn cản, bởi bão tố, thiên tai, lụt lội… Thật buồn cho thái độ và sự hành xử của
những quốc gia gây nên những hậu quả này !

×