Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thông tin về Biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.89 KB, 5 trang )

Biến đổi khí hậu: Biến đổi môi trường sống
Như chúng ta biết, trái đất hình thành trong thái dương hệ khoảng 4,65 tỷ năm trước đây
và con người nguyên thuỷ xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 4 triệu năm.
Trái đất được bao bọc bởi khí quyển và trong bầu khí quyển có nhiều loại khí khác
nhau. Trong đó khí nhà kính (KNK) gồm CO2 (cacbonit-dioxit cacbon), CH4 (Metan),
Nox (Oxit Nitơ), hơi nước và xon khí.
KNK là loại khí trong khí quyển có tính năng giữ lại bức xạ nhiệt phát từ dưới lên,
không cho thoát vào vũ trụ. CO2 là loại KNK chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH).
Khí nhà kính làm trái đất nóng lên
[links(left)]Dựa vào số liệu đo đạc của các nhà khí tượng học thì hàng năm mặt trời rọi
bức xạ ánh sáng vào trái đất một khối lớn năng lượng khoảng 5.4.10
24
Jun. Trái đất chỉ
hấp thụ khoảng 60% lượng này, còn 40% phản xạ ngay vào vũ trụ. Số năng lượng hấp
thu được qua nhiều quá trình phức tạp, biến thành bức xạ nhiệt phát trở lại qua khí
quyển vào vũ trụ. Hàm lượng KNK trong khí quyển phải được giữ sao cho khối năng
lượng hấp thu được phát ra hết để nhiệt độ không tích lại và không tăng lên làm BĐKH.
Theo báo cáo của UB Liên chính phủ về BĐKH toàn cầu (IPCC – intergovernmental
Panel on Climate Change) thì kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 1750 trở về trước, tức
là thời gian chưa xảy ra công nghiệp hóa, hàm lượng CO2 đo được là 280 ppm, nhiệt độ
trung bình của bề mặt trái đất lúc đó được giữ ổn định - đó là hàm lượng cân bằng (đơn
vị hàm lượng 1ppm là khí: 1 phân tử CO2 trộn với 1 triệu phân tử khí quyển).
Đến năm 2005, hàm lượng CO2 đo được là 379 ppm, tăng khá cao so với mức cân bằng
280 ppm. Hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Từ
1906 – 2005 nhiệt độ bề mặt trái đất tăng 0,74 độ C. Trước nguy cơ này các nhà khoa
học thế giới đã mô phỏng tính toán 6 kịch bản dự báo tăng nhiệt độ và mực nước biển.
Theo kịch bản số 4, nếu hàm lượng KNK năm 2100 bằng 850 ppm thì nhiệt độ trung
bình toàn cầu của bề mặt trái đất sẽ tăng 2,8 độ C so với năm 2000 và mực nước biển sẽ
dâng từ 0,21 – 0,48m, gây một thảm hoạ không lường trước cho nhân loại, đó là chưa kể
từ nay đến lúc đó BĐKH sẽ tạo ra bão lụt, hạn hán, sụt lở đất, nhiễm mặn, bệnh tật…
cho bao nhiêu cư dân trên hành tinh ở các vùng đất thấp, mà trước hết đối tượng dễ bị


tổn thương là các nước kém phát triển và người nghèo là đại bộ phận của nhân loại.
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu
Đến gần cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học mới xác định được chính xác tác động của
con người làm BĐKH trên hành tinh.
Năm 1992, Liên hiệp quốc (LHQ) đã triệu tập một hội nghị mang tính lịch sử tại Rio
Dejanero (Brasil) để thông qua hiệp định khung về chương trình hành động quốc tế
nhằm cứu vãn tình trạng xấu đi nhanh chóng bầu khí quyển trái đất mà nguyên nhân chủ
yếu gây ra là KNK.
Đồng thời thành lập một tổ chức trực thuộc để thẩm định về BĐKH toàn cầu, có tên
là Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH toàn cầu (IPCC). Tiếp theo, nhiều hội nghị, hội
thảo tầm cỡ thế giới được tổ chức liên tục ở nhiều nước để thực thi cuộc chiến chống
BĐKH toàn cầu.
Năm 2007, chương trình phát triển của LHQ (UNDP) phát hành báo cáo “phát triển con
người 2007 – 2008”. LHQ đã làm hết khả năng để hỗ trợ cuộc chiến chống BĐKH
nhằm bảo vệ nhân loại trước thảm hoạ vô cùng to lớn của thời đại mà chính do sự “vô
thức” của con người gây ra.
Nghị định Thư Kyoto: Bước đầu tiên đầy trắc trở...
Nghị định thư Kyoto ra đời tại Hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia trên thế giới vào
tháng 12/1997 ở thành phố Kyoto (Nhật Bản) nhằm cắt giảm KNK. Trải qua hàng loạt
cuộc thương thảo để phê duyệt, ký kết kéo dài trong 10 năm, mãi đến tháng 12/2007 đã
có 175 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết từ giai đoạn 2008 – 2012 sẽ giảm phát thải
KNK và tới năm 2012 sẽ đạt 5% của lượng phát thải 1990.
Đáng tiếc, cho đến nay, Hoa Kỳ là nước phát thải KNK nhiều nhất vào khí quyển (trên
20% toàn thế giới) lại đứng ngoài vạch cam kết.
Để nối tiếp, Nghị định thư Kyoto sắp hết hạn vào năm 2012, LHQ vừa tổ chức hội nghị
Bali (Indonesia) vào giữa tháng 12/2007. Ở Hội nghị này các nhà khoa học cung cấp
thêm nhiều dữ liệu chính xác để các quốc gia yên tâm và đồng thuận hơn trong việc cắt
giảm phát thải KNK. Thế nhưng đến ngày kết thúc, cũng quốc gia phát thải KNK nhiều
nhất thế giới lại chưa tán thành văn bản cuối cùng của hội nghị, nên lộ trình Bali (Bali
Road Map) phải kéo dài thêm 2 năm nữa, năm 2008 sẽ họp tại thành phố Poznan của Ba

Lan, năm 2009 họp tại Kopenhagen – thủ đô Đan Mạch.
Thế mới biết, lợi ích cục bộ của quốc gia vẫn trên lợi ích chung của nhân loại!
VN đối mặt với biến đổi khí hậu toàn cầu
VN không may mắn nằm trong diện 5 quốc gia bị tác động nhiều nhất của hiện tượng
nước biển dâng cao, là hậu quả tăng nhiệt độ làm bề mặt trái đất nóng lên do phát thải
KNK. Theo cảnh báo của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đến năm 2100, nếu
mực nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất đai của VN, 10% dân số, tác
động đến 7% sản xuất nông nghiệp, giảm 10% GDP (nguồn: Dagupta.et.al.2007), riêng
sản xuất kinh tế biển sẽ suy giảm 1/3 (nguồn UNDP).
Còn theo dự báo dựa vào các kịch bản khác, nếu mực nước có thể dâng cao từ 3 – 5m
thì đối với VN sẽ là thảm hoạ tiềm tàng?
Chính phủ VN đã phê chuẩn công ước khung LHQ về BĐKH (UNFCCC) vào năm
1994 và nghị định Kyoto vào năm 2002. Tuy chưa phải là quốc gia công nghiệp phát
triển nhưng VN đang tập trung cho các hoạt động kiểm kê và giảm thiểu phát thải khí
nhà kính theo nghị định Thư Kyoto.
Việt Nam đang soạn thảo thông báo quốc gia số 2 (SNC) cho UNFCCC sẽ hoàn thành
vào năm 2009.
Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường VN làm đầu mối quốc gia về các
hoạt động liên quan đến BĐKH. Bộ này đang phối hợp với các ngành khác xây dựng
chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, trong đ1o có biện pháp giảm thiểu phát thải
KNK và thích ứng với các tình huống bất thường của thiên tai, đồng thời soạn thảo
khung chính sách quản lý rủi ro do BĐKH gây ra.
Tuy nhiên, trong báo cáo “BĐKH và phát triển con người ở VN” của hai tác giả Peter
Chaudhry và Greet Ruysschaert do chương trình phát triển LHQ công bố mang tính
nhận xét, đánh giá: “Khái niệm BĐKH và những tác động tiềm tàng của nó, cũng như
nhu cầu thích ứng vẫn chưa được hiểu đúng ở VN (trừ cộng đồng nhỏ các nhà nghiên
cứu, các chuyên gia và một số cơ quan nhà nước liên quan ở TW và địa phương).”
Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 14 (COP 14) diễn ra từ 1 - 12/12 tại
thành phố Poznan (Ba Lan) là hội nghị quan trọng để tiến tới một thoả thuận mới, thay
thế Nghị định thư Kyoto dự kiến hoàn thành vào cuối năm sau. Thế nhưng, bầu không

khí chung bao trùm hội nghị vẫn là còn nhiều bất đồng.
Trước và trong thời gian diễn ra hội nghị, nhiều báo cáo về vấn đề biến đổi khí hậu
được công bố gây nên mối lo ngại lớn cũng như nhắc nhở trách nhiệm của các nước trên
thế giới trong việc ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu. Tổ chức Khí tượng Thế giới
(WMO) ngày 25/11 công bố báo cáo cho biết mật độ các loại khí thải gây hiệu ứng nhà
kính, nguyên nhân làm Trái đất ấm dần lên, đã tăng tới mức kỷ lục trong năm 2007.
Tổng lượng khí thải trong khí quyển năm 2007 tăng 1,06% so với năm 2006 và tăng
24,2% kể từ năm 1990. Riêng lượng khí CO2 trong khí quyển đã tăng tới 37% kể từ thế
kỷ 18. Các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và làm nông nghiệp là
yếu tố chính tạo ra khí thải độc hại.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Môi trường và phát triển GermanWatch (Đức) cho biết
trong năm 2007, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của hơn 15.000 người trên thế giới, ảnh
hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người và gây thiệt hại ước tính lên tới hơn 80 tỷ
USD. Ông Sven Harmeling, cố vấn cấp cao của GermanWatch và tác giả của báo cáo
nhấn mạnh: “Kết luận rút ra từ báo cáo này là các nước nghèo chịu tác động của thiên
tai nhiều hơn các nước giàu” và “người dân nước nghèo có ít khả năng đối phó với thiên
tai bất thường hơn người dân các nước giàu”.
Trong tình hình cấp thiết như vậy, Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 14 là rất
quan trọng khi chỉ còn 1 năm nữa để tiến tới thoả thuận mới thay thế Nghị định thư
Kyoto. Hội nghị tập trung bàn thảo việc xây dựng cơ chế hoạt động đầy đủ của Quỹ
thích ứng, thúc đẩy cơ chế giảm bớt khí thải theo nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng
có phân chia và theo năng lực” và đưa ra bản dự thảo đầu tiên cho thỏa thuận mới về
biến đổi khí hậu. Đặc biệt, lần đầu tiên tại Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu, các Bộ
trưởng Môi trường nhóm họp để thảo luận kế hoạch hợp tác dài hạn ứng phó với biến
đổi khí hậu. Tuy nhiên, cũng giống như các hội nghị trước, hai nhóm nước phát triển và
đang phát triển vẫn tranh cãi không dứt xung quanh việc chia sẻ trách nhiệm trong cuộc
chiến chống biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy thực hiện các hoạt động hỗ trợ các
nước đang phát triển thích ứng với tình trạng ấm nóng toàn cầu. Nhóm G-77 và Trung
Quốc cho rằng, các nước phát triển là thủ phạm chính gây ra tình trạng biến đổi khí hậu
hiện nay, nên phải gánh trách nhiệm lớn hơn và phải đưa ra cam kết đến năm 2020 cắt

giảm 25 - 40% tổng lượng khí phát thải so với mức của năm 1990 và đến năm 2050,
phải nâng mức cắt giảm lên 50%. Nhóm này cũng yêu cầu các nước phát triển đẩy mạnh
những hoạt động hỗ trợ tài chính và công nghệ nhằm giúp nhóm nâng cao năng lực ứng
phó với biến đổi khí hậu. Về phần mình, nhiều quốc gia trong nhóm nước phát triển
viện cớ thu nhập bình quân đầu người ở một vài nước đang phát triển thậm chí còn cao
hơn ở nước họ để gây sức ép buộc các nước đang phát triển cũng phải đặt ra chỉ tiêu
cam kết cắt giảm khí thải và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Một yếu tố nữa gây chia rẽ giữa hai nhóm nước là hiệu quả hoạt động của Quỹ cho các
nước kém phát triển (LDC Fund). Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện
nay, việc hỗ trợ cho các nước phát triển xem ra càng khó thực hiện. Đó là chưa kể đến
việc những khó khăn về kinh tế khiến cho vấn đề chống biến đổi khí hậu có nguy cơ bị
gạt xuống hàng thứ yếu. Nhưng bất kể thế nào thì chống biến đổi khí hậu là cuộc chiến
sống còn cho một tương lai phát triển bền vững. Bởi vì, cái giá phải trả cho biến đổi khí
hậu là vô cùng khốc liệt. Đó là sinh mạng của hàng triệu người dân do thiên tai, đó là sự
nghèo đói dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác khi mất kế sinh nhai.
Bởi vậy, điều quan trọng của Hội nghị là gạt bỏ những bất đồng, tập trung nỗ lực toàn
cầu để đạt được mục tiêu cao nhất là tiến tới một công ước quốc tế, thay thế Nghị định
thư Kyoto về cắt giảm khí thải nhà kính, dự kiến sẽ diễn ra tại Copenhagen - Đan Mạch
vào tháng 12/2009./.

×