Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

DỀ CƯƠNG SỬ 6,7,8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.01 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 7
TỔ SỬ- ĐỊA- TD- GDCD- HÓA- SINH. NĂM HỌC 2010- 2011
I/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
- Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ờ châu Âu
- Công cuộc xây dựng đất nước của nhà Lý
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của quân dân nhà Lý
- Đời sống kimh tế văn hóa thời Trần
- Nguyên nhân, diễn biến của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên
- Những cải cách của Hồ Quý Ly
- Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
II/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1/ Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Ai là người đã tìm ra châu Mỹ?
a/ Pitago. b/ Magienlan. c/ Can- vanh. d/ Cô- lôm- bô.
Câu 2: Thời phong kiến Trung Quốc triều đại nào phát triển nhất?
a/ Thời nhà Tống. b/ Thời nhà Minh. c/ Thời nhà Đường. d/ Thời nhà Thanh.
Câu 3: Vào thời Lý đạo gì phát triển nhất?
a/ Đạo Phật. b/ Đạo Nho. c/ Đạo Giáo. d/ Đạo Thiên Chúa.
Câu 4: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng ở nước nào?
a/ Anh. b/ Italia. c/ Đức. d/ Pháp.
Câu 5: Câu nói “ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”là của ai?
a/ Trần Nhật Duật b/ Trần Thủ Độc c/ Trần Khánh Dư d/ Trần Quốc Tuấn.
Câu 6: dưới thời Lý quốc hiệu nước ta là:
a/ Đại Cồ Việt b/ Đại Ngu c/ Đại Việt d/ Vạn Xuân.
Câu 7: Thời Trần quân lính đều thích vào cách tay chữ:
a/ Sát Thát b/ Hào Khí Đông A c/ Giết giặc d/ Yêu nước.
Câu 8: Nhà trần được thành lập vào năm:
a/ 1226 b/1227 c/1258 d/1285
Câu 9: Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử của nước ta?
a/ có ý thức giữ gìn và tôn trọng b/ tuyên truyền với mọi người cùng bảo vệ.
c/ cả a,b đều đúng d/ cả a,b đều sai.


Câu 10: Đinh Bộ Lĩnh đượcnhân dân tôn là:
a/ Đại Vương b/ Vạn Thắng Vương c/ Bình Vương d/ Dạ Trạch Vương
Câu 11: Ở châu Âu thành thị trung đại xuất hiện vào thời gian nào?
a/ Thế kỉ X b/ Thế kỉ X I c/ Thế kỉ XII d/ Thế kỉ IX
Câu 12: Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược:
a/ Nhà Minh b/ Nhà Tống. c/ Nhà Nguyên. d/ Nhà Thanh
Câu 13: Ai là người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất?
a/ Crixtôp Côlômbô. b/ Magienlan. c/ Vaxcô đơ Ga- ma. d/ Pitago
Câu 14: Các cuộc phát kiến địa lí đem lại kết quả:
a/ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển.
b/ Thu được nguồn nguyên liệu vàng bạc, đá quý.
c/ Chiếm được những vùng đất rộng lớn ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Câu 15: Nhà Trần ban hành bộ luật:
a/ Hình Thư b/ Quốc triều hình luật c/ Hồng Đức d/ Hoàng triều hình luật
Câu 16: Quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất vào năm:
a/ 1258 b/ 1285 c/1288 d/ 1287
Câu 17: Hiện nay khu vực Đông Nam Á gồm có mấy quốc gia?
a/ 11. b/ 12. c/ 10. d/ 9.
Câu 18: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu:
a/ Nông dân, nô lệ. b/ Địa chủ, nông dân.
c/ Lãnh chúa phong kiến, nông nô. d/ Địa chủ, nô lệ.
Câu 19: Nhà Trần suy yếu vào thời gian nào:
a/ Thế kỉ XI b/ Thế kỉ XII c/ Cuối thế kỉ XIV d/ Thế kỉ XIII
Câu 20: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất (981) là:
a/ Đinh Bộ Lĩnh. b/ Lý Thường Kiệt. c/ Lê Hoàn. d/ Ngô Quyền.
Câu 21: Quốc hiệu nước ta dưới thời Đinh là:
a/ Việt Nam. b/ Đại Việt. c/ Vạn Xuân. d/ Đại Cồ Việt.
Câu 22Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vào năm:
a/ 1009. b/ 1010. c/ 1011. d/ 1012.

Câu 23: Nhà Lý ban hành bộ luật gì?
a/ Gia Long. b/ Hồng Đức. c/ Hoàng triều luật lệ. d/ Hình thư
Câu 24: Ai là người dâng sớ đòi chém bảy tên nịnh thần?
a/ Chu Văn An. b/ Hoàng Diệu. c/ Trần Quốc Tuấn. d/ Trần Quang Khải.
2/ Tự luận
Câu 1: Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến?
Câu 2: Trình bày diễn biến trận đánh Vân Đồn của quân dân nhà Trần. Ý nghĩa của trận đánh Vân Đồn như thế nào?
Câu 3: Nêu những mặt tiến bộ và hạn chế cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
Câu 4:Vì sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?
Câu 5:Trình bày cuộc chiến đấu của quân dân nhà Lý trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Câu 6:Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập
Câu 7: Trình bày diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng.
Câu 8: Tại sao xảy ra “loạn 12 sứ quân”?
Câu 9: Vì sao quân dân nhà Trần đánh thắng ba lần quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta?
Câu 10: Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược.
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 6
TỔ SỬ- ĐỊA- TD- GDCD- HÓA- SINH. NĂM HỌC 2010- 2011
I/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
- Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
- Sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
- Những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại.
- Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang.
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.
II/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.
1/ Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Có mấy loại tư liệu lịch sử?
a/ 3 b/ 2 c/ 4 d/ 1
Câu 2: Kim Tự Tháp là công trình kiến trúc của nước nào?

a/ Trung Quốc. b/ Hi Lạp. c/ Ai Cập. d/ Ấn Độ.
Câu 3: Năm 2009 nằm vào thế kỉ mấy?
a/ Thế kỉ XX. b/ Thế kỉ XXI. c/ Thế kỉ XIX. d/ Thế kỉ XVIII.
Câu 4: Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử của nước ta?
a/ Có ý thức giữ gìn, tôn tạo. b/ Tuyên truyền với mọi người cùng bảo vệ.
c/ Cả a, b đều sai. d/ Cả a, b đều đúng.
Câu 5: Các quốc gia cổ đại đã sáng lập ra hệ thống chữ cái a, b, c là:
a/ Trung Quốc và Lưỡng Hà. b/ Ai Cập và Ấn Độ.
c/ Hi Lạp và Ai Cập. d/ Hi Lạp và Rô-ma.
Câu 6: Câu nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” là của ai?
a/ Hồ Chí Minh. b/ Ngô Quyền. c/ Phạm Văn Đồng. d/ Lý Bí.
Câu 7: Người đứng đầu bộ lạc gọi là gì?
a/ Tộc trưởng. b/ Tù trưởng. c/ Lạc tướng. d/ Già làng.
Câu 8: Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là người:
a/ Lạc Việt. b/ Cham-pa. c/ Tây Âu. d/ Giao Chỉ.
Câu 9: Hùng Vương đã chia cả nước thành bao nhiêu bộ?
a/ 13 bộ. b/ 12 bộ. c/ 15 bộ. d/ 14 bộ.
Câu 10: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là:
a/ Nhà xây. b/ Nhà lá. c/ Nhà tầng. d/ Nhà sàn.
Câu 11: Quân Tần sang xâm lược nước ta vào khoảng thời gian nào?
a/ Thế kỉ II TCN. b/ Thế kỉ III TCN. c/Thế kỉ II. d/Thế kỉ IV TCN.
Câu 12: Cư dân Văn lang đi lại chủ yếu bằng phương tiện gì?
a/ Xe ngựa. b/ Xe đạp. c/ Thuyền. d/ Tàu hỏa.
Câu 13: Di tích Hoàng Thành Thăng Long thuộc loại tư liệu lịch sử;
a/ Tư liệu hiện vật. b/ Tư liệu truyền miệng
c/ Tư liệu chữ viết d/ Cả a, b, c đúng.
Câu 14: Dương lịch là loại lịch tính thời gian theo:
a/ Chu kì quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. b/ Chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
c/ Cả a, b đều đúng. d/ Cả a, b đều sai.
Câu 15: Người tinh khôn sống theo hính thức nào?

a/ Theo bầy. b/ Theo gia đình. c/ Theo thị tộc. d/ Theo từng nhóm nhỏ.
Câu 16: Quốc gia cổ đại nào phát minh ra số 0?
a/ Hi lạp. b/ Việt Nam. b/ Trung Quốc. d/ Ấn Độ.
Câu 17: Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm những quốc gia:
a/ Trung Quốc và Ấn Độ. b/ Hi lạp và Rô ma. c/ Việt Nam và Thái Lan. d/ Ai Cập
Câu 18: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
a/ Thế kỉ VII b/ Thế kỉ VII TCN c/ Thế kỉ VI. d/ Thế kỉ IV
Câu 19: triệu Đà xâm lược nước ta vào khoảng thời gian:
a/ Thế kỉ III. b/ Thế kỉ II. c/ Thế kỉ I. d/ Thế kỉ III TCN
Câu 20: An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa ở:
a/ Việt Trì. b/ Vĩnh Phú. c/ Phong Khê. d/ Phú Thọ.
2/ Tự luận.
Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
Câu 2: Vì sao lại có sự phân công lao động giữa đàn ông và phụ nữ?
Câu 3: Trình bày đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
Câu 4: Ở nước ta dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
Câu 5: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
Câu 6: Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
Câu 7: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang như thế nào?
Câu 8: Kể tên các quốc gia cồ đại phương Đông.
Câu 9: So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
Câu 10: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 8
TỔ SỬ- ĐỊA- TD- GDCD- HÓA- SINH. NĂM HỌC 2010- 2011
I/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
- Hoàn cảnh thành lập Công xã Pari và ý nghĩa của Công xã Pari.
- Công xã Pari là nhà nước kiểu mới
- Sự phát triển của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Tình hình Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Cách mạng Tân Hợi năm 1911

- Nguyên nhân, hâu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai.
- Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á
- Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Nước Mĩ giữa hai cuộc chiên tranh thế giới
II/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.
1/ Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Cuộc cách mạng tư sản diễn ra đầu tiên trên thế giới là ở:
a/ Anh. b/ Hà Lan. c/ Pháp. d/ Mĩ.
Câu 2: Chế độ quân chủ lập hiến nghĩa là:
a/ Vua không nắm thực quyền. b/ Mọi quyền lực quốc gia đều thuộc về tư sản và quý tộc mới.
c/ Giai cấp phong kiến nắm quyề lực. d/ Cả câu a và b đều đúng.
Câu 3: Ngày Quốc khánh Hoa Kì là ngày:
a/ 2/ 9 b/ 14/ 7 c/ 4/ 7 d/ 7/ 4.
Câu 4: Xã hội phong kiến Pháp trước cách mạng gồm mấy đẳng cấp?
a/ Ba đẳng cấp. b/ Hai đẳng cấp. c/ Một đẳng cấp. d/ Bốn đẳng cấp.
Câu 5: Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở:
a/ Pháp. b/ Anh. c/ Đức. d/ Nga.
Câu 6: Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm:
a/ 1864. b/ 1862. c/ 1863. d/ 1861.
Câu 7: Nước nào được gọi là “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”?
a/ Pháp. b/ Anh. c/ Mĩ. d/ Đức.
Câu 8: Hoạt động của Quốc tế thứ hai gồm mấy giai đoạn?
a/ 5 giai đoạn. b/ 4 giai đoạn. c/ 3 giai đoạn. d/ 2 giai đoạn.
Câu 9: Thuộc địa của Pháp ở châu Á là:
a/ Mã Lai – Lào - Ấn Độ. b/ Miến Điện – Lào – Campuchia.
c/ Việt Nam – Lào – Campuchia. d/ Inđônêxia – Lào – Campuchia.
Câu 10: Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm:
a/ 1912. b/1911. c/ 1913. d/ 1914.
Câu 11: Bảng nguyên tố tuần hoàn hóa học do ai phát minh?
a/ Menđêlêep. b/ Niu tơn. c/ Đác uyn. d/ Lômônôxốp.

Câu 12: Em phải làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương?
a/ Giữ gìn và bảo vệ. b/ Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ
c/ Cả a, b đều đúng. d/ Cả a, b đều sai.
Câu 13: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở:
a/ Anh. b/ Pháp. c/ Đức. d/ Mỹ.
Câu 14: Nước nào được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?
a/ Anh. b/ Pháp. c/ Đức. d/ Mỹ.
Câu 15: Ngày Quốc khánh của Pháp là ngày:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×