Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy các tiết học Vật lý lớp 7.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.87 KB, 15 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện
Tên đề tài sáng kiến:
Một số giải pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong giảng
dạy các tiết học Vật lý lớp 7.
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu
tư tạo ra sáng kiến):
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy các tiết học Vật lý lớp 7
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2019-2020
4- Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Để thực hiện cơng trình nghiên cứu, qua việc nghiên cứu lí luận, học tập, đầu
tư phương pháp, tôi tiến hành điều tra trong học sinh (HS) từ những năm học
trước để thống kê các nguyên nhân dẫn đến thái độ học tập của các em chưa
được tích cực.
Qua phân tích, tơi thấy các ngun nhân dẫn đến chất lượng HS chưa cao là:
-

Đây là môn học thực nghiệm, có nhiều nội dung khó.

-

Năng lực nghiên cứu của nhiều em còn hạn chế.

-

Năng lực thực hành chưa tốt, nhiều thí nghiệm khơng thành cơng phải


làm đi làm lại, gây tâm lí chán nản.
Vậy làm sao để khơi dậy trong các em tinh thần ham học môn thực
nghiệm? Làm sao cho mỗi giờ học là giờ khám phá, tìm hiểu trong sự tích cực,
chủ động với tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái nhất?
Vậy, mấu chốt là do phương pháp dạy học của giáo viên (GV) chưa đáp
ứng được yêu cầu nâng cao năng lực học tập bộ môn của HS. Vấn đề đặt ra là
GV phải tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy- học, khơi gợi lại hứng thú
học tập cho các em, nâng cao được năng lực học tập bộ môn. Từ những suy
1


nghĩ đó đã thơi thúc tơi chọn nghiên cứu và viết đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy các tiết học Vật lý lớp
7”.
4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải
pháp đã biết:
Đề tài thực hiện thông qua việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực phù hợp vào các tiết học vật lý 7 với mục tiêu giúp HS học tập
tích cực, phát triển tư duy thực nghiệm, đồng thời phát triển kỹ năng thực hành,
thí nghiệm... đáp ứng yêu cầu đổi mới quá trình dạy- học.
Đề tài còn giúp HS tự tin vào bản thân, tự mình tìm ra con đường đi tới
kiến thức. Bồi dưỡng năng lực tự học, lịng u thích bộ mơn, biết vận dụng tốt
kiến thức, các kỹ năng thực hành vào thực tế đời sống. Đề tài giúp người GV
luôn chủ động, sáng tạo trong vai trò người hướng dẫn các em học tập.
Nội dung đã cải tiến, sáng tạo là:
+ GV và HS cần có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết học thực hành (giao nhiệm vụ
về nhà, cung cấp đường link, website về các thí nghiệm cho HS tham khảo
trước).
+ GV phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống
và phương pháp dạy học mới.

+ Tăng cường sử dụng những thí nghiệm đơn giản, tự tạo.
+ Thường xuyên liên hệ kiến thức với thực tế cuộc sống.
4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
- Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng: thảo luận nhóm, nêu và giải
quyết vấn đề, bản đồ tư duy, kết hợp với các phương pháp truyền thống.
- Các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật động não, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật
bàn tay nặn bột...
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
+ Diện tích phịng học đủ lớn để phân nhóm thực hành, số lượng HS vừa phải.
+ Dụng cụ thí nghiệm phải đầy đủ và độ chính xác cao. Tất cả thí nghiệm cần
được đảm bảo an tồn. Cần tiến hành trên khay đựng lớn để hạn chế những rủi
ro như: đổ nước,…
2


+ Cần có bộ trình chiếu (máy tính, máy chiếu) để hỗ trợ các thí nghiệm ảo nếu
cần.
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
4.4.1. Giao nhiệm vụ về nhà cho HS thực hiện trước (giới thiệu tài liệu dạy học,
video TN).
Trong một tiết dạy thì khâu chuẩn bị đóng vai trị rất quan trọng, chuẩn bị
tốt mới góp phần tạo nên tiết dạy thành công, hiệu quả.
GV cung cấp một số đường link để HS vào truy cập nghiên cứu trước.
+

/>
studying-physics/
+ />GV cần chuẩn bị thật kĩ tiến trình bài thực hành, lựa chọn nội dung phù
hợp với từng lớp, giao nhiệm vụ cụ thể rõ ràng bằng phiếu bài tập. Bên cạnh đó,
GV cần chuẩn bị dụng cụ thật chu đáo, bố trí thí nghiệm mẫu để hướng dẫn cho

HS trước khi cho các nhóm thực hành.
Đối với HS: Cần nghiên cứu trước nội dung bài học theo hướng dẫn của
GV và phải mang đầy đủ sách vở cần thiết, tránh hiện tượng không nắm được
trước nội dung sẽ không chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức mới.
4.4.2. Chú trọng phương pháp dạy học tích cực.
Nếu như GV chỉ dạy lí thuyết mà khơng chú trọng đến các thí nghiệm,
thực hành thì sẽ khơng khắc sâu được kiến thức cho HS đồng thời HS sẽ khơng
có kĩ năng thực hành. Đối với HS, các em rất háo hức mong chờ được làm thí
nghiệm nên nếu như GV thường xuyên cho các em thực hành thí nghiệm trong
giờ dạy thì HS sẽ rất hào hứng trong giờ học.
Trong các phương pháp dạy học tích cực, HS tiếp cận vấn đề đặt ra qua
tình huống nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình đề xuất và tiến
hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với
các nhóm khác rút ra kết luận.
Trong quá trình này, HS ln ln phải động não, trao đổi với các HS
khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức và qua đó, kĩ
năng của HS dần hình thành và phát triển. GV dành sự tự chủ cho HS, chấp
3


nhận các lỗi sai và sự hiểu lầm ban đầu, HS được chủ động làm thí nghiệm, trao
đổi, thảo luận, chiếm lĩnh kiến thức.
Các yếu tố tâm lí như hứng thú, tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo ln
có tác động thúc đẩy qua lại lẫn nhau. Chúng vừa là nguyên nhân, lại vừa được
kích thích bởi các thành cơng mà HS đạt được trong q trình học tập. Do vậy,
mỗi biện pháp, mỗi phương pháp dạy học tích cực đều có hiệu quả tốt cho tất cả
các yếu tố tâm lí và đảm bảo tốt hơn đối với kết quả học tập.
Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực là hết sức cần thiết nhằm
phát huy triệt để tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong dạy học. Việc tổ
chức hoạt động học tập theo nhóm nhỏ kết hợp với các phương pháp tích cực đã

có trong hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống như: vấn đáp tìm tịi,
thí nghiệm nghiên cứu, công tác độc lập... dần dần làm cho trong mỗi tiết học
bình thường, HS được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận
nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường lĩnh hội nội
dung học tập.
4.4.3 Tăng cường các thí nghiệm, đặc biệt là thí nghiệm tự tạo
Vật lí là mơn khoa học thực nghiệm, vì vậy để nâng cao chất lượng dạy
học trước hết phải tăng cường sử dụng các thí nghiệm, đặc biệt là thí nghiệm tự
tạo. Thí nghiệm tự tạo ở đây có thể là của giáo viên hoặc của học sinh. Với
những dụng cụ đơn giản, dễ tìm, giáo viên có thể biểu diễn thí nghiệm trên lớp
hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho các em. Từ đó sẽ tạo nên sự hứng thú học tập
cho học sinh vì các em được giải thích những vấn để, hiện tượng thực tế xung
quanh mình, tạo cho học sinh tác phong như những nhà nghiên cứu khoa học.
4.4.4. Cho HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề xảy ra
trong thực tế.
Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức, GV cần tăng cường tính thực tiễn, giúp
các em kết nối mơn học Vật lí với những thực tế đa dạng và sinh động của cuộc
sống.
Việc tạo hứng thú cho HS trong tiết học không chỉ một lần mà phải rèn
luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối tiết học. Việc vận dụng kiến thức
đã học để giải quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế cũng sẽ tạo được sự
4


hứng thú cho HS. GV cần làm cho mức độ hứng thú ngày càng tăng đến nỗi các
em không để ý thời gian trơi đi nhanh chóng, đến khi giờ học kết thúc HS vẫn
cịn luyến tiếc. Ví dụ, sau khi học xong bài “nguồn âm”, GV có thể cung cấp
thêm thơng tin:
- Máy bay có thể gặp tai nạn vì những con chim bé nhỏ bay lượn trên bầu trời.
Biện pháp: Một số sân bay đã ghi lại âm thanh hoảng hốt, đau đớn của một số

loài chim khi bị thương và phát lại các âm này để những con chim khác nghe
được sợ hãi và bay đi nơi khác.
- Nuôi chim yến: Để dẫn dụ và giữ được yến sinh sống trong nhà, các nhà này
đều phải có hệ thống âm thanh của chim yến đặt phía trong và ngồi nhà.
MINH HỌA
Ví dụ 1 về phương pháp dạy học:
Bài: GƯƠNG CẦU LỒI
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- Nắm được dấu hiệu nhận biết gương cầu lồi
- Nêu được những đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
- Hiểu được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của
gương phẳng
2.Kĩ năng:
- Làm được TN để xác định ảnh của một vật qua gương cầu lồi
- Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn
3.Thái độ :
Ổn định, tập trung trong tiết học; thảo luận nhóm có hiệu quả
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị :
1. GV:
+1 gương cầu lồi, 1gương phẳng, 2 viên pin giống nhau; giá đỡ; 1 màn chắn.
(x 4 bộ)
5


+ Giáo án điện tử, máy chiếu
2. HS: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa

III. Phương pháp dạy học: Thực nghiệm, trực quan, hoạt động nhóm, nêu và
giải quyết vấn đề
IV. Chuỗi các hoạt động học:
A. Khởi động
1.Ổn định lớp: (1p)
2.Tình huống bài mới (2p)
GV cho HS quan sát một số tranh về gương cầu lồi. Hỏi: những hình vẽ
trên liên quan đến dụng cụ quan học nào? HS dự đoán. GV đặt vấn đề vào bài
mới. “Để biết câu trả lời của em A có đúng hay khơng và để biết được vì sao nó
lại được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học
này?”
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm

NỘI DUNG
I. Ảnh của một vật

hiểu ảnh của một vật tạo

tạo bởi gương cầu

bởi gương cầu lồi (12p)

lồi :

-GV: cho HS quan sát -HS: Quan sát, trả lời: mặt

+ Dự đoán


gương cầu lồi. Hỏi dấu phản xạ lồi

+ Thí nghiệm

hiệu nhận biết gương cầu - HS: ảnh ảo, không hứng

+ Kết luận

lồi?

được trên màn chắn; ảnh Ảnh của một vật tạo

-GV: Yêu cầu HS nhắc lại bằng vật; khoảng cách từ bởi gương cầu lồi là
tính chất ảnh của một vật ảnh
tạo bởi gương phẳng

đến

gương

bằng ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

khoảng cách từ vật đến + Chú ý: So sánh

-GV: Để biết ảnh của một gương.

điểm giống và khác

vật tạo bởi gương cầu lồi


nhau giữa gương cầu

như thế nào ta tìm hiểu

lồi và gương phẳng.

phần I :

-HS: dự đoán

-GV: yêu cầu HS đưa ra dự
6


đốn, cách làm thí nghiệm,
từ đó tự rút ra nhận xét.

-HS: làm việc theo nhóm

-GV: GV hướng dẫn HS
làm thí nghiệm trước. Giao
nhiệm vụ cho các nhóm.
GV theo dõi, hỗ trợ, uốn
nén kịp thời.
-GV: sau khi làm xong, -HS: Ảnh ảo vì nó khơng
u cầu HS nhận xét:

hứng đuợc trên màn


+Ảnh này là ảnh ảo hay -HS: Nhỏ hơn vật
ảnh thật? Tại sao?
+Ảnh này lớn hơn vật hay
nhỏ hơn vật?

-HS: Ảnh ảo và nhỏ hơn

-GV: Vậy ảnh của vật tạo vật
bởi gương cầu lồi có tính -HS: Hồn thành phần kết
chất gì?

luận, Ghi vở

-GV: Cho HS điền vào chỗ
trống ở phần “kết luận”
-GV: Chốt lại
- Phát phiếu bài tập cho -Làm việc theo nhóm
HS, giao nhiệm vụ cho các
nhóm, từ đó yêu cầu HS so
sánh ảnh của một vật tạo -HS: rút ra phần so sánh,
bởi gương cầu lồi và gương ghi vở

II. Vùng nhìn thấy

phẳng.

của gương cầu lồi :

- Chốt lại


+ Thí nghiệm
+ Kết luận

HOẠT ĐỘNG 2:

Tìm -HS: trình bày phương án Bề rộng nhìn thấy

hiểu vùng nhìn thấy của thí nghiệm, làm thí nghiệm, của gương cầu lồi
gương cầu lồi (8p)

đưa ra nhận xét

-GV: Yêu cầu HS trình bày

rộng
phẳng.

7

hơn

gương


phương án thí nghiệm, -HS: Gương lồi rộng hơn
cách bố trí và tiến hành thí gương phẳng
nghiệm

-HS: Điền từ “rộng”


-GV: Hãy so sánh vùng -HS: Ghi vở
nhìn thấy của hai gương
này?

III.Vận dụng:

-GV: Hãy điền vào chỗ
trống ở phần “kết luận”

-HS: Những chỗ đường

-GV: Chốt lại

giao thông bị gấp khúc. gương cầu lồi rộng

C. Luyện tâp - vận dụng Gương chiếu hậu ở các xe
(8p)
-GV:

C3: Vùng nhìn thấy
hơn gương phẳng. Vì

-HS : Vì gương lồi có vùng vậy giúp người lái xe
Gương

cầu

lồi nhìn thấy rộng hơn gương thấy khoảng rộng ở

thuờng được áp dụng ở vị phẳng


phía sau

trí nào mà trong cuộc sống
ta thường thấy?

- HS: Để người lái xe nhìn

-GV: Trên ơ tơ, xe máy có thấy trong gương người và C4: Người lái xe nhìn
gắn gương lồi làm gương xe đi ngược chiều, tránh tai thấy trong gương xe
chiếu hậu. Tại sao không nạn

cộ và người bị vật

gắn gương phẳng?

cản ở bên đường bị

-GV: Ở những chỗ đường + HS thảo luận theo nhóm che khuất , tránh tai
gấp khúc có vật cản che và làm bài tập vào bảng nạn
khuất nguời ta thuờng đặt nhóm.
gương cầu lồi. Làm vậy có
ích gì?
-GV: cho HS quan sát
tranh và hỏi HS dùng
gương gì, tìm vị trí đặt
gương? (BT 1)
- GV: cho HS làm bài tập
theo nhóm, vẽ kí hiệu
gương? (BT 2)

8


D. Mở rộng kiến thức ( 5 phút)
+ Gương cầu lồi có thị trường lớn hơn so với các gương khác có
cùng kích thước và cùng vị trí đặt mắt nên trong xu hướng hiện đại ngày nay,
người ta dùng gương cầu lồi để làm gương chiếu hậu trên ôtô, xe máy.
+ Gương cầu lồi còn được thiết kế để quan sát những nơi bị che khất làm tăng
khả năng nhìn thấy, loại bỏ được các điểm mù, hạn chế những tai nạn đáng tiếc
xảy ra.
Lưu ý: Khi một vật được đặt ở bất kì khoảng cách nào trước gương cầu lồi (đặt
trong vùng nhìn thấy của gương), ta nhìn vào gương sẽ thấy một ảnh ảo nhỏ hơn
vật. Trong gương chiếu hậu của xe máy hay ô tô cũng vậy, người lái xe bao giờ
cũng thấy ảnh của các xe đi sau mình nhỏ hơn thực tế.
Mắt ta đã quen ước lượng khoảng cách từ vật đến mắt bằng độ lớn của
vật đó. Khi một ơ tơ ở xa ta, mắt ta bao giờ cũng thấy nó nhỏ hơn so với khi nó
ở gần. Do thói quen đó, một người lái xe nhìn vào gương chiếu hậu bao giờ
cũng thấy các xe đi sau mình nhỏ hơn khi anh ta nhìn trực tiếp các xe đó, và có
cảm giác rằng các xe đó cịn ở rất xa, trong khi chúng đã đến gần mình rồi. Nếu
người đó khơng điều chỉnh được cảm giác của mình thì có thể có những động
tác điều khiển xe khơng chính xác và gây tai nạn.
E. Dặn dị(2 phút)
1. Củng cớ :
Hệ thống lại kiến thức chính mà HS vừa học. Hướng dẫn HS tìm hiểu phần
“có thể em chưa biết”.
2. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học:
Học thuộc phần “ghi nhớ”. Tìm thêm một số ứng dụng của gương cầu lồi
trong thực tế.
Cho HS làm các bài tập còn lại trong SBT

b.Bài sắp học: “Gương cầu lõm”
* Câu hỏi soạn bài:
- Tính chất của ảnh tạo bởi gương lõm?
- Tác dụng của gương cầu lõm?
9


Phụ lục
BT1: Để tham gia giao thơng an tồn, ta phải sử dụng dụng cụ quang học nào,
đặt ở vị trí nào?

BT 2: A, B là gương phẳng hay gương cầu lồi? Vì sao?

Bài 7: CHẤT DẪN ĐIỆN- CHẤT CÁCH ĐIỆN
(Dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột)
I. Mục tiêu bài học
10


Kiến thức:
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật
liệu cách điện là vật liệu khơng cho dịng điện đi qua.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dịng các êlectron tự do dịch
chuyển có hướng.
Kĩ năng: Phân biệt được vật liệu cách điện và vật liệu dẫn điện.
Thái độ:
Ổn định, tập trung trong tiết học; thảo luận nhóm có hiệu quả
Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết

vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị
Mỗi nhóm HS:
- Một bộ pin
- Một vài bóng đèn
- Một số dây nối, một số kẹp cá sấu.
III.Chuỗi các hoạt động học
Hoạt động của GV
A. Khởi động
- GV có thể dưa cho HS xem một số đoạn

Hoạt động của HS
Làm việc chung

dây dẫn điện, yêu cầu các em tách vỏ và mô

- Quan sát các đoạn dây,

tả.

nhận xét.

- Đặt câu hỏi: dây điện thường làm bằng
gì? Tại sao?
B. Hình thành kiến thức
Bước 1: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
- Điều khiển HS thảo luận. HS dễ dàng nói
Làm việc cá nhân, liệt kê
được: dây đồng dẫn điện tốt, vỏ nhựa cách


các vật dẫn điện.

điện.

Thảo luận nhóm để thống

GV tóm tắt và đặt câu hỏi: Có những vật

nhất ý kiến.

dẫn điện, có những vật cách điện. Trong lớp
11


có những vật nào dẫn điện? Vật nào cách
điện?
- GV ghi bảng danh sách các vật mà HS
thống nhất cho là dẫn điện: compa, thước kẻ
nhôm... ; cho là cách điện và các trường hợp
ý kiến không thống nhất.
Bước 2. Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm
- Giao nhiệm vụ:
Làm việc cá nhân
Hãy đề xuất một phương án xác định bằng

HS vẽ “sơ đồ” mạch điện

thực nghiệm các vật đã nêu trong danh sách

vào


là dẫn điện hay khơng và giải thích. Được

rõ dự báo kết quả với các

quyền sử dụng các dụng cụ sau: một pin,

vật cần kiểm tra.

1vài loại bóng đèn khác nhau, một số dây

Làm việc nhóm

nối, một số kẹp cá sấu.

Thảo

GV lưu ý chọn bóng đèn sao cho có bóng

về phương án, thống nhất

hiệu điện thế định mức thấp phù hợp với

phương án. Vẽ sơ đồ trên

pin, có loại khơng phù hợp. VD 6V, 1,5V.

bảng phụ.

vở thí nghiệm,


luận

trong

ghi

nhóm

- u cầu HS làm việc cá nhân sau đó thảo
luận nhóm về các phương án.
- Quan sát, theo dõi các nhóm để can thiệp
nếu cần và phân loại nhanh các phương án
của các nhóm.
Bước 3. Thí nghiệm tìm tịi - nghiên cứu
- Với mỗi loại phương án, chọn đại diện 1

Làm việc chung

nhóm lên trình bày.

Một vài nhóm trình bày

- Điều khiển lớp thảo luận phương án và kết

phương án của mình, đồng

quả quan sát được, phân tích các sai lầm và

thời


đề xuất điều chỉnh các phương án.

thí nghiệm trước lớp với 1

- Phân cơng các nhóm tiến hành theo các

vật.

phương án đã chỉnh sửa, kiểm tra khoảng 3

Thảo luận các phương án,

vật.

nhận xét, phân tích và giải
12

thực

hiện

ngay


- Từ kết quả thí nghiệm của các nhóm, đối

thích kết quả thực nghiệm.

chiếu để chỉnh sửa danh sách các vật dẫn

điện, cách điện ban đầu.
Bước 4. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
- Bằng câu hỏi, hướng dẫn HS đi tới kết
luận:

Làm việc chung

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

Thảo luận quanh các câu

Chất cách điện khơng cho dịng điện đi qua.

hỏi do Gv đặt ra, đi tới

- Yêu cầu HS nêu ví dụ về chất dẫn điện

thống nhất kết luận

tốt, chất cách điện ( có thể lấy từ danh sách

Ghi chép kết luận

đã kiểm tra thực nghiệm)
C. Vận dụng

Làm việc chung

- Có thể sử dụng các câu C3, C6, C7 SGK


Giải các bài tâp vận dụng

cho HS vận dụng trả lời.
- Đặt câu hỏi: nước có dẫn điện khơng?
Ngồi kim loại, cịn những chất nào dẫn

Tìm

ví dụ về

các

chất

điện?

dẫn điện trong đời sống.

Cho HS trả lời dựa vào kinh nghiệm sống

Tìm kiếm thơng tin thơng

(quan niệm ban đầu).

qua các tư liệu, internet

Yêu cầu HS về nhà tìm kiếm tài liệu để
trả lời câu hỏi.
- Phần dịng điện trong kim loại có thể dạy
như hướng dẫn của SGV

Ví dụ 2: Về một số thí nghiệm tự tạo
+Bài “định luật phản xạ ánh sáng”
Sau khi học xong bài này, giáo viên giới thiệu cho HS “hộp ảo thuật”. GV
vẽ hình chưa có vị trí các gương và đường truyền ánh sáng từ vật đến mắt, nêu
vấn đề: làm sao để nhìn xuyên qua vật chắn sáng. HS sẽ tò mò và cảm thấy
hứng thú. HS suy nghĩ và suy luận và tìm cách giải thích ngun tắc hoạt động.
Nếu HS không giải quyết được, GV gợi ý, sau đó giao nhiệm vụ về nhà theo
nhóm cho các em thực hiện.
13


Bài “Sự phản xạ âm”, hình thành kiến thức “âm phản xạ”
Đặt một chiếc đồng hồ nhỏ trên bàn.
Đặt tai phía trên đồng hồ khoảng 35 đến 40cm, ta hầu như khơng nghe được âm
thanh “tích tắc” từ chiếc đồng hồ phát ra.
Dùng một ống rỗng hình trụ dài khoảng 30 đến 40cm đặt thẳng đứng trên mặt
bàn bao quang đồng hồ. Đặt tai phía trên miệng ống, gần sát ống nhưng không
chạm vào ống, ta sẽ nghe khá rõ tiếng tích tắc phát ra từ chiếc đồng hồ.
Dùng một chiếc nắp đậy vào đầu trên của ống, ta không còn nghe được âm
thanh phát ra từ đồng hồ nữa.
Các em có thể giải thích vì sao?
Hướng dẫn: bằng phiếu bài tập điền từ
Khi có chiếc ống, âm thanh từ chiếc đồng hồ phát ra xung quanh đến …sẽ bị dội
lại, truyền lên miệng ống và đi vào tai, giúp ta nghe rõ.
Bài “sự nhiễm điện do cọ xát”
Tạo một tia nước nhỏ chảy xuống phía dưới. Cọ xát quả bóng cao su vào vải
khơ rồi đưa vật đó đến gần dịng nước. Mơ tả hiện tượng và giải thích?
4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện nhằm mục đích tạo sự hứng thú học
tập, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS. Bản thân nhận thấy việc thực hiện đề tài

nghiên cứu đã có nhiều tác động tích cực, góp phần đổi mới cách tổ chức- thiết
kế giờ dạy của GV một cách sáng tạo, nâng cao được chất lượng bộ môn.
Bảng thống kê kết quả học tập môn Vật lí HKI khối 7 năm học 20192020:
14


HS Giỏi
Số lượng Tỉ lệ
52
92,9

HS Khá
Số lượng
4

Tỉ lệ
7,1%

%
5- Những thông tin cần được bảo mật: khơng
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
Quá trình dạy học có đem lại kết quả tốt hay khơng đều phụ thuộc vào ý
thức và sự ham muốn học tập của HS. Đây là chìa khóa của thành cơng. Bằng
cách phối hợp nhiều biện pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tơi đã kích thích
được sự say mê khám phá, hướng dẫn các em tự tham gia vào các hoạt động
mình đã thiết kế, tạo điều kiện cho các em bộc lộ hết khả năng nhận thức, phát
huy tối đa khả năng học tập của bản thân đối với bộ môn này.
Muốn thành công trong công tác dạy học, yêu cầu GV phải tâm huyết với
công việc, phải đam mê tìm tịi học hỏi từ nhiều nguồn, từ đồng nghiệp, tổng

hợp các kinh nghiệm áp dụng vào dạy học. Ngoài ra, việc áp dụng sáng kiến
này cần phải thực hiện thường xuyên và đồng bộ. Có như vậy kết quả mới được
duy trì và nâng cao như mong muốn.
7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp
dụng thử:
Việc lựa chọn đúng đắn và kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học
nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nghệ thuật sư phạm và
lịng nhiệt tình. Khơng thể có một bản hướng dẫn cho một bài học, một kiến
thức, cũng khơng thể có một gợi ý nào đó bất di bất dịch. Tất cả mọi khó khăn
sẽ vượt qua, nếu có lịng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao đối với sự nghiệp
giáo dục, sự nghiệp trồng người cao cả mà chúng ta đang phục vụ.

15



×