Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Văn 7 tuần 18, 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.68 KB, 10 trang )

Nguyễn Quốc Việt Giáo án : Ngữ văn 8
ND : 15.12.10 Tuần 18 Tiết 69, 70
ÔN TỔNG HỢP
I. MỤC TIỂU CẦN ĐẠT :
Năm được nội dung chính các bài đã học trong học kì một.
1. Kiến thức :
- Nội dung và nghệ thuật của các văn.
- Nội dung của các bài tiếng Việt và TLV.
2. Kĩ năng :
Tóm lược được nội dung chính.
3. Thái độ : Thấy được tầm quan trọng của tiết ôn tổng hợp.
II. Chuẩn bị của thầy và trò :
- Thầy : giáo án, sgk ...
- Trò : Nắm được nội dung chính của các bài đã học
III/ Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 : KTBC :
? Đoạn lại đoạn thơ Hai chữ nước nhà ? Phân tích 8 câu thơ cuối ?
Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 : Ôn tập văn học
Câu 1 : Hãy cho biết diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trên đường từ nhà đến trường ?
Câu 2: Hãy cho biết nội dung chính của văn bản "Trong lòng mẹ" của nhà văn Nguyên Hồng là gì ?
Câu 3 : Em có nhận xét gì về nhân vật chị Dậu ?
Câu 4 : Hãy cho biết nguyên nhân cái chết của lão Hạc ?
Câu 5: Những hiện thực và mộng tưởng nào đã hiện ra trong lúc cô bé quẹt diêm ?
Câu 6 : Trong truyện " Cô bé bán diêm" của nhà văn An-đéc-xen, tác giả đã thể hiện lòng thương cảm đối
với cô bé bất hạnh như thế nào ?
Câu 7 : Hãy cho biết nghệ thuật tiểu biểu của văn bản Đánh nhau với cối xay gió ?
Câu 8 : Em có nhận xét gì về cặp nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong văn bản "Đánh nhau với
cối xay gió" của Xéc-van-tét ?
Câu 9 : Văn bản chiếc lá cuối cùng dảo ngược tình huống mấy lần? Mỗi lần điều liên quan đến điều gì?
Câu 10 : Văn bản Hai cây phong thể hiện ý nghĩa gì ?


Câu 11 : Hãy cho biết tác hại của bao bì ni lông ?
Câu 12 : Khói thuốc lá gây hại như thế nào đối với người hút và mọi người xung quanh ?
Câu 13 : Hãy cho biết ý nghĩa của văn bản "Bài toán dân số" ?
Câu 14 : Học thuộc lòng bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông ... tác và bài Đập ... Côn Lôn ?
Câu 15 : Tâm trạng của Tản Đà trong bài thơ Muốn ... cuội như thế nào ?
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
GV nhận xét và sửa sai cho hs (nếu có)
TIẾT 2
Hoạt động 3: Ôn tập tiếng Việt
Câu 1 : Hãy cho biết đặc điểm của câu ghép ?
Câu 2 : Hãy cho biết nói quá là gì và nói quá có tác dụng như thế nào ?
Câu 3 : Thế nào là nói giảm nói tránh và nói giảm nói tránh có tác dụng như thế nào ?
Câu 4 : Hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong các đoạn trích sau :
a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí
và tự do ". (Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
b) Động Phong Nha gồm hai bộ phận : Động khô và Động nước.
(Trần Hoàng, Động Phong Nha)
Câu 5 : Tìm biện pháp nói quá và giải thích nghĩa của chúng trong các câu sau :
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
Nguyễn Quốc Việt Giáo án : Ngữ văn 8
b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
Câu 6 : Đặt câu :
a) Đặt một câu ghép quan hệ tương phản.
b) Đặt một câu ghép có quan hệ điều kiện.
c) Đặt một câu có sử dụng nói giảm nói tránh .
d)) Đặt một câu có sử dụng nói quá .
Hoạt động 4 : Ôn tập tập làm văn
Câu 1 : Thế nào là thuyết minh ?

Câu 2 : Hãy cho biết bố cục của một bài văn thuyết minh và cách làm của kiểu bài này ?
Câu 3 : Lập dàn bài cho ác đề sau :
Đề 1 : Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.
Gợi ý :
Dàn bài về con chó
I/ Mở bài
Nhà em nuôi rất nhiều loài vật ...Nhưng vật nuôi có ích mà em thích đó là
chú chó ...
II/ Thân bài
- Nhà em nuôi nó được bao lâu .
- Nó là giống chó như thế nào ?
- Hình dáng nó như thế nào ?
- Màu lông (màu da), ... , đầu tai, mắt, ...
- Đặc tính :
+ Biết phân biệt người quen kẻ lạ, giữ nhà cho chủ
+ Thích đùa giỡn, hay quấn quýt bên chủ....
III/ Kết bài
- Tình cảm của em đối với người đó như thế nào ?
- Em mong muốn điều gì cho người đó ?

Đề 2 : Thuyết minh về một trò chơi thả diều .
Gợi ý :
I/ MB:
Trong dân gian Việt Nam có rất nhiều trò chơi ... Trong đó trò chơi mà em thích là trò chơi thả diều.
Sau đây em sẽ thuyết minh về trò chơi này.
II/ TB:
- Hình dáng diều rất phong phú , cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp .
- Màu sắc cũng rất đa dạng, sặc sỡ , kích thước thuộc vào người làm diều .
- Vật liệu : Khung diều làm bằng tre hoặc nhựa, cánh làm bằng giấy hay ni
lông ...

- Diều có các bộ phận : Thân diều, đuôi diều, cánh diều, dây diều ...
- Cách thức chơi :
+ Thời gian : thường là vào các buổi chiều mùa hè, khi nắng vừa tắt, có gió
nhiều .
+ Chỗ chơi : cánh đồng, bãi đất rộng, triền đê, ...nơi không có vật cản.
+ Thả diều cần có hai người : người phóng diều phải nâng mũi diều chếch một
góc khoảng 45 độ nhẹ nhàng theo hướng gió. Và một người cầm dây vừa chạy vừa thả dây để gió
nâng diều lên cao, hai người này phải phối hợp nhịp nhàng.
III/ KB:
- Cảm nhận của em về trò chơi thả diều .
- Hình ảnh diều tô thêm vẻ thơ mộng của khung cảnh quê hương và mang theo bao mơ ước tuổi thơ.
Nguyễn Quốc Việt Giáo án : Ngữ văn 8
Đề 3 : Kể lại một buổi lao động của lớp em .
Gợi ý :
I/ MB :
- Thời gian lao động vào buổi lao động là lúc nào ?
- Địa điểm là ở đâu ?
II/ TB : Kể diễn biến buổi lao động
- Buổi lao động bát đầu lúc mấy giờ, mọi người chuẩn bị như thế nào ?
- Buổi lao động tiến hành với không khí ra sao ?
- Nam thì làm việc gì ? Nữ làm việc gì ?
- Trong quá trình lao đông các bạn làm việc như thế nào ?
- Để quên đi mọi mỏi các bạn đã làm gì ?
- Thấy các bạn lao động nhiệt tình giống như những người thợ chuyện nghiệp. Bạn nào bạn nấy mồ hôi
mồ kê đầm đìa như vừa mới tấm, thơ hồng hộc, mặt đỏ bừng , trông thật đáng thương nhưng cũng dễ cười
- Buổi lao động diễn ra khoảng bao lâu thì kết thúc
III/ KB
Buổi lao động tuy mệt nhưng rất vui , vui vì em đã làm cho sân trường trở nên sạch đẹp. Vì thế
chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống sạch đẹp hơn .
IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Về nhà học kĩ bài.
- Chuẩn bị : "Trả bài KT TV" và bài "Hoạt động ... bảy chữ"
Chuẩn bị kĩ phần hoạt động trên lớp.
ND : 18.12.10 Tuần 18 Tiết 71
Nguyễn Quốc Việt Giáo án : Ngữ văn 8
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp hs đánh giá được năng lực của mình để phấn đấu trong học tập hơn nữa.
1.Kiến thức : Nội dung của bài kiểm tra.
2. Kĩ năng : Phân tích đề kiểm tra
3. Thái độ : Thấy được tầm quan trọng của tiết trả bài kiểm tra.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò
Thầy : bài kiểm của học sinh
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 : Ổn định lớp
Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 : Sửa bài
Hoạt động 3 : Nhận xét
Ưu điểm :
- Đa số hs có học bài làm làm tốt.
- Đọc và phân tích kĩ yêu cầu.
- Chữ viết dễ đọc, ...
Khuyết điểm :
- Còn một vài hs không đọc kĩ câu hỏi nên làm sai.
- Làm thiếu câu, thiếu yêu cầu.
- Một vài em viết cẩu thả, tẩy xoá nhiều.
Hoạt động 4 : Trả bài cho hs
HS kiểm tra lại kết quả của mình.
GV quan sát và giải đáp thắc mắc hs (nếu có)
Hoạt động 5 : Bảng tổng kết

Lớp 8--> 10 6.5-->7.5 5--> 6 Dưới 5 Dưới TB Trên TB
8A1 / 26 9 8 5 4 4 22
8A2 / 22 14 4 4 0 0 22
IV/ Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
Về nhà chuẩn bị " Kiểm tra học kì I" : Xêm lại nooij dung của các bài tiếng Việt ở những tiết
ôn tập cũng như ở bài ôn tập tổng hợp.
Nguyễn Quốc Việt Giáo án : Ngữ văn 8
ND : 18.12.10 Tuần 18 Tiết 72
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : LÀM THƠ BẢY CHỮ
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Bước đầu nhận dạng và biết cách làm thơ bảy chữ.
1. Kiến thức :
Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.
1. Kĩ năng :
Nhận biết thơ bảy chữ.
3. Thái độ : Yêu thích thơ bảy chữ.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án, ...
- HS: Sách giáo khoa, xem và soạn bài trước.
III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
Hoạt động 1: KTCBHS
Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Chuẩn bị ở nhà
Đưa tập soạn cho gv kiểm
I- Chuẩn bị ở nhà
Gọi hs đọc phần 1
Gọi hs đọc phần 3
1. Khái niệm và phạm vi
luyện tập

? Muốn làm một bài thơ bảy
chữ, ta phải xác định được
những yếu tố nào?
- Những yếu tố cần xác định
trước khi làm thơ bảy chữ:
+ Số dòng, số chữ trong một
dòng.
+ Cách ngắt nhịp.
+ Gieo vần.
+ Luật bằng trắc.
+ Bố cục.
+ Số dòng, số chữ trong
một dòng.
+ Cách ngắt nhịp.
+ Gieo vần.
+ Luật bằng trắc.
+ Bố cục.
? Nhận xét các đặc điểm của
thơ bảy chữ trong các bài thơ
và khổ thơ (SGK/165)?
a- Bánh trôi nước:
- Số dòng: 4 dòng.
- Số chữ: 7 chữ (trong một
dòng).
- Cách ngắt nhịp: 4/3.
- Gieo vần: Vần “on” (cuối câu
1, 2, 4).
- Luật bằng trắc: Luật bằng trắc
thể hiện ở các chữ: 2, 4, 6
trong câu.

D1: em(B) ; trắng(T) ; vừa(B)
D2: nổi(T) ; chìm(B) ; nước(T)
D3: nát(T) ; dầu(B) ; kẻ(T)
D4: em(B) ; giữ(T) ; lòng(B)
- Luật niêm: Chữ thứ 2 của câu 1
(vần B) niêm với chữ thứ 2 của
câu 4 (vần B).
- Luật đối: Câu 2 và câu 3 đối
thanh, đối ý.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×