Cách bổ sung sắt cho người
chạy thận nhân tạo
Trong cơ thể, lượng sắt tổng cộng khoảng 3.000-
4.000mg. Khoảng 65%-70% trong hồng cầu,
nguyên hồng cầu; 15-30% trong tổ chức võng nội
mô khắp cơ thể dưới dạng ferritin và hemosiderin
tập trung ở các bộ phận chủ yếu như gan lách;
chỉ có 0,1% gắn kết với phân tử protein lưu hành
trong hệ thống tuần hoàn làm nhiệm vụ vận
chuyển sắt gọi là transferin.
1. Vì sao người chạy thận nhân tạo bị thiếu sắt?
Người bệnh chạy thận nhân tạo thiếu sắt do:
Thường xuyên bị mất máu (do máu đọng lại trong bộ
lọc, chảy máu tại vị trí chọc kim Fistula, lấy máu làm
xét nghiệm). Mỗi năm thường mất khoảng 2,5lít máu
ứng với 750 mg sắt, tính ra mỗi ngày mất 2mg sắt.
Một số người bệnh còn có các bệnh lý đi kèm (xuất
huyết tiêu hóa, đái ra máu), lượng sắt mất do cộng
thêm các bệnh lý này rất lớn, mỗi ngày khoảng 3-
5mg.
- Sự hấp thu sắt đường ruột kém. Thêm đó, họ dùng
calci carbonat, muối nhôm (chống loãng xương) nên
sự hấp thu sắt giảm sút thêm.
- Nhu cầu sắt tăng do người bệnh phải dùng chất kích
thích tạo hồng cầu EPO (erythropoietin).
Như vậy người bệnh chạy thận nhân tạo vừa thiếu
sắt do thụ động (mất máu, hấp thu kém) vừa thiếu sắt
chủ động do nhu cầu tăng lên (khi dùng EPO).
2. Bổ sung như thế nào?
Để xác định tình trạng thiếu sắt phải xét nghiệm và bổ
sung sắt trong hai trường hợp: khi xét nghiệm thấy có
tình trạng thiếu sắt thực sự hoặc khi dùng EPO, nhu
cầu sắt tăng cao.
Bổ sung sắt bằng đường uống:
Việc hấp thu sắt ở người bệnh này thường bị sút
kém. Sắt chỉ được hấp thu khi dạ dày rỗng (uống 1
giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn). Điều này ít
có người bệnh làm đúng. Vì vậy việc bổ sung sắt
bằng đường uống không thu lại kết quả. Chỉ có
khoảng 1% người bệnh chạy thận nhân tạo dùng sắt
uống có hiệu quả (có thể uống đúng giờ, mất máu ít,
dùng EPO với liều thấp).
Bổ sung sắt bằng đường tĩnh mạch:
Bổ sung sắt bằng đường tĩnh mạch có hiệu quả hơn
uống. Khi dùng cần chú ý:
+ Chọn thuốc: Có thể chọn sắt gluconat, sắt dextran,
sắt sucrose, sắt sacharate. Phải quy ra lượng sắt
nguyên tố có trong sản phẩm để tính liều tương
đương.
+ Liều thích hợp: Khuyến cáo là 8 liều 125mg sắt
gluconat chia đều trong 8 tuần hoặc 8 liều 62,5mg sắt
gluconat dùng trong 8 tuần. Không nên dùng liều lớn
hơn 125mg sắt gluconat cho mỗi lần truyền (trừ khi
có chỉ định của bác sĩ). Liều tổng cộng cả đợt (8-10
tuần) vào khoảng 1.000mg sắt gluconat.
+ Nếu có dùng thuốc kích thích tạo hồng cầu (EPO)
mà không dùng sắt tĩnh mạch thì cần làm xét nghiệm
xác định tình trạng sắt mỗi 4-6 tuần một lần, nếu dùng
EPO nhưng có dùng sắt tĩnh mạch thì cần làm xét
nghiệm này mỗi 1-3 tháng một lần.
Chỉ nơi chạy thận nhân tạo mới làm xét nghiệm xác
định được tình trạng thiếu sắt thực sự và làm tốt việc
dùng sắt theo đường tĩnh mạch theo đúng các quy
định nói trên.
Các tai biến có thể xảy ra khi bù sắt
Ở Mỹ phát hiện một số trường hợp dùng sắt qua
đường tĩnh mạch bị tai biến cấp đe dọa tính mạng
(0,7%). Các cơ quan chức năng đã khuyến cáo khi
dùng sắt gluconat, sắt dextran cần làm test. Một ví
dụ cách làm test: Với gluconat: pha loãng 25mg sắt
gluconate trong 50ml dung dịch natrichlorid đẳng
trương truyền tĩnh mạch chậm trong 60 phút. Chờ đợi
sau khi dùng xong khoảng 15-30 phút nếu không có
biểu hiện bất thường thì dùng được. Ngoài ra, có thể
bị tụt huyết áp, nóng bừng mặt, đau thắt lưng, đau
nhiều vùng thượng vị.
Sắt là yếu tố cần cho vi khuẩn và rất cần cho phản
ứng ôxy hóa. Bổ sung thừa sắt sẽ dễ bị nhiễm khuẩn
và dễ tăng cường quá trình ôxy hóa có hại cho tim
mạch. Vấn đề này hiện còn tranh luận (do các kết quả
thực nghiệm, lâm sàng chưa thống nhất).
Không nên tự dùng sắt theo đường tĩnh mạch tại nhà.
Nếu điều kiện ở xa nên nhờ bệnh viện tỉnh ở gần
truyền sắt tĩnh mạch theo chỉ định của thầy thuốc và
phải định kỳ xác định sắt tại nơi chạy thận nhân tạo.
Bổ sung sắt mới chỉ là một mặt. Còn nếu chữa thiếu
máu phải cần dùng thêm thuốc kích thích tạo hồng
cầu (EPO).