Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN, PHÒNG NGỪA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 101 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG TẤN CẢM

TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN, PHÒNG NGỪA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG TẤN CẢM

TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN, PHÒNG NGỪA

Chuyên ngành : Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số : 8 38 01 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN TẤT VIỄN

HÀ NỘI, năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Các số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Hoàng Tấn Cảm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH, NGUN
NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN, PHỊNG NGỪA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM
ĐOẠT TÀI SẢN ................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
pháp luật hình sự Việt Nam.................................................................................... 6
1.2. Khái niệm, đặc điểm của tình hình, nguyên nhân và điều kiện, phòng
ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ......................................................................10
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA
TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 ....................26
2.1. Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .......................................................26
2.2. Nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................................................37
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG
NGỪA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...............................................................................51

3.1. Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế trong thời gian tới ...............................................................................51
3.2. Giải pháp phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế ...................................................................................................55
KẾT LUẬN .........................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BLHS

Bộ luật hình sự

2

CAND

Cơng an nhân dân

3


LĐCĐTS

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

4

Nxb

Nhà xuất bản

5

PNTH

Phịng ngừa tình hình

6

TAND

Tịa án nhân dân

7

THTP

Tình hình tội phạm

8


UBND

Ủy ban nhân dân

9

XPSH

Xâm phạm sở hữu

10

XXST

Xét xử sơ thẩm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1:

Thống kê số vụ, bị cáo phạm tội LĐCĐTS trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015 – 2019.
Thực trạng của tình hình tội LĐCĐTS trong mối quan hệ


2.2:

Trang

PL
PL

với tổng số vụ XXST trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ
năm 2015 – 2019.
Thực trạng của tình hình tội LĐCĐTS trong quan hệ với

2.3:

PL

nhóm các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ
năm 2015 – 2019 theo loại tội danh

2.4:

2.5:

Diễn biến của tội LĐCĐTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn từ 2015 – 2019
Diễn biến của tội LĐCĐTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên

PL

Huế giai đoạn từ năm 2015-2019
Cơ cấu xét theo hình phạt ở cấp sơ thẩm áp dụng đối với


2.6:

PL

PL

tội LĐCĐTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2015-2019
Cơ cấu xét theo từng năm về hình phạt ở cấp sơ thẩm áp

2.7:

PL

dụng đối với tội LĐCĐTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2015-2019
Cơ cấu xét đơn vị hành chính, lãnh thổ số vụ XXST đối

2.8:

PL

với tội LĐCĐTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2015-2019

2.8.1:

Cơ cấu xét đơn vị hành chính, lãnh thổ số vụ XXST trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2019


PL


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Cơ cấu xét theo giới tính của tội LĐCĐTS trên địa bàn

PL

bảng
2.9:

2.10:

2.11:

2.12:

tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2015-2019
Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội LĐCĐTS trên địa

PL

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2019
Cơ cấu xét theo trình độ học vấn của người phạm tội


PL

LĐCĐTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
So sánh các chỉ số kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm
2015 đến năm 2019

PL


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 26/3/1975, Thừa Thiên Huế được giải phóng hồn tồn, góp phần
quan trọng vào cơng cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cùng cả
nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi thống nhất đất nước, Năm 1976 cả
nước có 38 đơn vị hành chính trong đó có tỉnh Bình Trị Thiên. Sau này vào năm
1989 thì chia làm 3 tỉnh Thừa Thiên Huế ,Quảng Bình, Quảng Trị. Thừa Thiên
Huế là một tỉnh ven biển Bắc Trung bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
trung, có một số lợi thế về vị trí địa lý, về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn lực
khoa học và cơng nghệ, về văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư.
Hiện tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm thành phố Huế, 6 huyện đồng bằng là
Hương Thuỷ, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và 2
huyện miền núi là Nam Đông, A Lưới với 98 xã và 47 phường, thị trấn.
Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, Thừa Thiên Huế đã không
ngừng nổ lực để bắt kịp nhịp độ phát triển của cả nước, nổ lực vượt qua khó
khăn, thử thách, đạt được những thành tự to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng, đưa
Thừa Thiên Huế ra khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển; Bên cạnh đó, dưới tác động
của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự du nhập của những yếu tố văn hóa, tinh
thần khơng phù hợp trong q trình phát triển kinh tế, xã hội khiến cho tình hình
an ninh trật tự trên địa bàn diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến sự ổn

định về an ninh, kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt là tội phạm xâm phạm sở hữu
nhất là tội LĐCĐTS. Theo số liệu thống kê xét xử từ năm 2015 đến năm 2019
của Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy trung bình mỗi năm ngành
Tịa án thụ lý bình qn 39,8 vụ án với 48,6 bị cáo bị xét xử về tội LĐCĐTS.
Mặc dù số vụ án, số bị can chiếm tỷ lệ không cao so với các địa bàn khác trong
cả nước nhưng gây hậu quả nghiêm trọng đến tình hình an ninh, kinh tế và trật tự
an tồn xã hội ở địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng
nhân dân.
Nhận thầy tầm quan trọng về vị trí, vai trị của cơng tác phịng ngừa tội

1


phạm. Hội đồng nhân dân, Ủy Ban nhân dân, các ban ngành, đoàn thể trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện
pháp phịng ngừa THTP nói chung và tình hình các tội xâm phạm sở hữu cũng
như tội LĐCĐTS tài sản nói riêng. Từ đó đã góp phần ổn định tình hình, bảo
đảm trật tự an tồn xã hội, phục vụ quá trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa
phương. Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác phòng ngừa, đấu tranh
ngăn chặn các tội xâm phạm sở hữu đặc biệt là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn
cịn một số hạn chế, thiếu sót: Cơng tác tun truyền, cơng tác phịng ngừa xã
hội, phịng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chức năng; công tác thông tin, trao
đổi tình hình, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm vẩn cịn
bị động, chưa có chiều sâu … Từ thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu làm sáng
tỏ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm LĐCĐTS để rút ra những tồn tại hạn
chế và từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa đối với tội
LĐCĐTS là vơ cùng quan trọng. Chình vì vậy, đề tài “Tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: Tình hình, ngun nhân và điều
kiện, phịng ngừa” đã được lựa chọn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

* Các cơng trình về tội phạm học
Để làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng nội dung luận văn, một số giáo
trình, tài liệu sau đây đã được tham khảo, nghiên cứu:
- Học viện Cảnh sát nhân dân (2013), Một số vấn đề về tội phạm học Việt
Nam, (tài liệu tham khảo dùng cho hệ đào tạo sau đại học);
- Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Yêm (2013), Tội phạm học Việt Nam,
Nxb CAND, Hà Nội;
- Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt Nam,
một số vần đề lý luận và thực tiễn, Nxb CAND, Hà Nội;
- GS. TS. Võ Khánh Vinh (2012), Xã hội học pháp luật, những vấn đề cơ
bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Các cơng trình đã nêu khơng thể thiếu trong việc thực hiện đề tài luận văn.

2


Bởi vì trong đó khơng chỉ chứa đựng lý luận tội phạm học về các vấn đề cơ bản
phải giải quyết của đề tài luận văn mà cịn có những chỉ dẫn cho việc xác định
phương pháp nghiên cứu đề tài, từ tổng quan cho đến chi tiết.
* Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến Tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, tình hình, nguyên nhân và điều kiện phòng ngừa
- Về luận án tiến sĩ luật học có các cơng trình nghiên cứu sau:
+ Bùi Thị Lan Hương (2018), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
miền đơng nam bộ: tình hình, ngun nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận án
tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội;
- Về luận văn thạc sĩ, có các cơng trình nghiên cứu sau:
+ Nguyễn Tiến Dũng (2014), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật
hình sự Việt Nam – Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định,
Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội .
+ Nguyễn Thị Hồng Phượng (2014), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên

địa bàn tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa,
Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện khoa học xã hội;
Các luận văn, luận án, cơng trình khoa học trên đều có giá trị kế thừa và
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đối với việc triển khai nghiên cứu luận văn:
“Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: Tình hình,
ngun nhân và điều kiện, phịng ngừa”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá những vấn đề lý luận cũng như
thực tiễn về tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn đưa ra dự bào và đóng góp một số giải pháp
phịng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích những vấn đề lý luận về tình hình, ngun nhân và điều
kiện, phịng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

3


Thứ hai, căn cứ các số liệu thống kê hình sự, đánh giá tình hình, ngun
nhân và điều kiện phịng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015 – 2019;
Thứ ba, dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở tỉnh Thừa Thiên
Huế và đề xuất các giải pháp phòng ngừa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình, ngun nhân, điều kiện và
phịng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận tội phạm học và phịng

ngừa tội phạm.
- Khơng gian nghiên cứu là địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Luận văn sử dụng số liệu thống kê xét xử sơ thẩm
hình sự của TAND cấp huyện và TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đối với các tội
xâm phạm sở hữu từ năm 2015 đến 2019.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sử dụng các vấn đề của tội phạm học,
vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để giải quyết về tình hình,
nguyên nhân và điều kiện, đưa ra giải pháp phòng ngừa phù hợp với đặc thù của
tỉnh Thừa Thiên Huế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu chọn lọc một số vụ
án điển hình, phương pháp dự báo, hệ thống hóa, so sánh tổng kết thực tiễn dựa
trên chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.

4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là cơng trình nghiên cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn tỉnh thừa Thiên Huế dưới góc độ tội phạm học góp phần làm rõ hơn các đặc
điểm tội phạm học của loại tội này trong thực tiễn, từ đó tìm ra các giải pháp
phịng ngừa ngun nhân và điều kiện phạm tội .
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phịng ngừa tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo liên quan đến chuyên ngành tội
phạm học và phòng ngừa tội phạm.
7. Cơ cấu của luận văn
Bố cục luận văn được chia thành 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tình hình, ngun nhân, điều kiện và
phịng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chương 2: Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Chương 3: Dự báo tình hình và các giải pháp phòng ngừa tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN
VÀ ĐIỀU KIỆN, PHÒNG NGỪA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT
TÀI SẢN
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội phạm là hành vi gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nhất định
cho một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ. Những
quan hệ xã hội được luật hình sự Việt Nam bảo vệ là những quan hệ xã hội được
xác định trong BLHS như quyền nhân thân, quyền sở hữu.
Về nhóm các tội phạm xâm phạm đến quan hệ sở hữu. BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) không đưa ra khái niệm hay điều luật cụ thể thế nào
là các tội xâm phạm sở hữu. Khái niệm này chỉ có thể hiện trong một số tài liệu,
giáo trình của một số trường luật và của các tài liệu khoa học. Theo một số nhà

nghiên cứu có thể hiểu “các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi do người có
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ
chức và công dân”.
Thông qua quan hệ sở hữu xác lập ba quyền năng: Quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Hành vi gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt
hại cho các quan hệ sở hữu đó là những hành vi xâm phạm đến các quyền năng:
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội thuộc nhóm tội xâm
phạm sở hữu do vậy khái niệm của nó phải thỏa mãn các đặc điểm của các tội
xâm phạm sở hữu đồng thời phải mang trong mình những đặc điểm riêng có,
khác biệt để phân biệt với các tội phạm khác thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu.
Tại Điều 174 BLHS năm 2015 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

6


như sau: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác
trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”
Trên cơ sở các nội dung, khái niệm, cách hiều thì có thể tổng hợp khái
niệm tội LĐCĐTS như sau: “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy
hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện bằng thủ
đoạn gian dối xâm phạm vào quan hệ sở hữu tài sản của người khác nhằm chiếm
đoạt tài sản”.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.1.2.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo
vệ và bị hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại tới, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây

thiệt hại trong chừng mực nhất định.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản có thể được hiểu
dưới các dạng cụ thể sau: vật (vàng, trang sức, xe ơtơ…), tiền, giấy tờ có giá (cổ
phiếu, trái phiếu…) và quyền tài sản (bất động sản, …).
Tội LĐCĐTS trực tiếp xâm hại đến quan hệ sở hữu đối với tài sản. Đối
tượng tác động của nó là tài sản của người khác có thể là cá nhân, của tổ chức
cũng như của nhà nước. Những quan hệ sở hữu đối với tài sản này đều được
pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ. Tuy nhiên, quan hệ sở hữu tài sản này phải
là quan hệ hợp pháp. Một số có quan hệ sở hữu khơng hợp pháp thì khơng được
nhà nước bảo vệ nên nó khơng là khách thể trong tội phạm này.
1.1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngồi của tội phạm
mà con người có thể nhận thấy được.
Mặt khách quan của tội phạm gồm hành vi khách quan của tội phạm; hậu
quả; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; thời gian, địa điểm, phương
pháp, phương tiện, hoàn cảnh… thực hiện tội phạm.

7


- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hai hành vi khác nhau. Đó
là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hai hành vi này có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Lừa dối là hành vi có ý nghĩa là để thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản.
+ Hành vi gian dối là việc đưa ra những thông tin không đúng với sự thật
bằng các hình thức thủ đoạn khác nhau (đưa ra các thơng tin giả như bằng lời
nói, các giấy tờ giả mạo, giả danh...) làm cho người chủ tài sản tin đó là sự thật,
sau đó người chủ tài sản tự nguyện giao tài sản của mình cho người có hành vi
gian dối. Như vậy hành vi gian dối có trước, sau đó mới nhận và chiếm đoạt
được tài sản của nạn nhân giao cho.

+ Thông thường tội LĐCĐTS thực hiện hai hành vi gian dối và chiếm
đoạt tài sản kế tiếp nhau, nhưng cũng có trường hợp hai hành vi được thực hiện
đan xen hoặc lại có khoảng cách về mặt thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp
này tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được coi là hoàn thành từ lúc chiếm đoạt được
tài sản. Chiếm đoạt được tài sản được xem là chuyển dịch tài sản của người khác
một cách bất hợp pháp thành tài sản của mình. Hoăc có thể xem là hành vi tước
đoạt quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) của
người khác thành của mình.
- Về hậu quả BLHS quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2 triệu
đồng trở lên. Nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng phải thuộc một
trong các trường hợp sau đây thì mới bị coi là tội phạm.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn
vi phạm.
+ Đã bị kết án về các tội xâm phạm sở hữu hoặc tội sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Việc định tội LĐCĐTS ngồi việc xác định hậu quả cịn địi hỏi phải làm

8


rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, hành vi gian dối là nguyên
nhân chủ yếu để quyết định việc chiếm đoạt của người phạm tội.
- Thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện, điều kiện, hồn cảnh…
thực hiện tội phạm. Các dấu hiệu này nói chung không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong mặt khách quan của tội LĐCĐTS nhưng chúng có ý nghĩa quan trọng
trong việc đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm.
1.1.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội LĐCĐTS được thực hiện dưới lỗi cố ý trực tiếp. Đối với tội phạm này
người phạm tội luôn luôn nảy sinh ý định từ trước (ý định chiếm đoạt tài sản) khi
thực hiện hành vi gian dối và mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Xem xét yếu tố lỗi cố ý trực tiếp và ý định chiếm đoạt trước hay sau khi
thực hiện hành vi có ý nghĩa trong việc phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
với các tội phạm xâm phạm sở hữu khác. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác
định đúng loại tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội từ đó xác định đúng
ngun nhân, điều kiện phịng ngừa có hiệu quả.
1.1.2.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà
theo quy định của luật hình sự thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi
đó.
Chủ thể của tội LĐCĐTS theo quy định tại các Điều 174, BLHS năm
2015 được xác định như sau:
Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc người
từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi nếu thực hiện hành vi phạm tội quy định tại Khoản 3,
Khoản 4 Điều 174 BLHS.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội họ có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình
một cách đúng đắn theo những yêu cầu, chuẩn mực của xã hội, của pháp luật.

9


1.2. Khái niệm, đặc điểm của tình hình, nguyên nhân và điều kiện,
phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố của tình hình tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản
1.2.1.1. Khái niệm
Tội phạm học là một ngành khoa học pháp lý – xã hội nghiên cứu nguồn

gốc, bản chất, các hình thức biểu hiện và các loại tình hình tội phạm, các quy
luật xuất hiện, tồn tại và thay đổi của tình hình tội phạm; các nguyên nhân, điều
kiện và cơ chế tác động của các nguyên nhân và điều kiện đó đến tình hình tội
phạm; nhân thân người phạm tội; các biện pháp phịng ngừa và khắc phục tình
hình tội phạm xảy ra trong xã hội và những vấn đề khác có liên quan đến cơng
tác đấu tranh phịng, chống tình hình tội phạm [49,tr 5]. Như vậy để làm rõ nội
dung của luận văn thì ngồi u cầu nhận diện được tội LĐCĐTS thì ta cần phải
nhận thức được, giải thích thế nào về tình hình tội LĐCĐTS; ngun nhân và
điều kiện của tội LĐCĐTS; phịng ngừa tội LĐCĐTS?
Tình hình tội phạm là một khái niệm cơ bản của tội phạm học, có ý nghĩa
nhận thức phương pháp luận, lý luận và thực tiễn quan trọng. Hiện nay các nhà
lý luận cịn có những quan điểm khác nhau về THTP.
Có quan điểm cho rằng. THTP là hiện tượng xã hội, pháp lý – hình sự có sự
thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp, gồm tổng thể thống nhất hữu cơ các
tội phạm đã xảy ra và những người đã thực hiện chúng trên phạm vi địa bàn
(lãnh thổ) nhất định trong khoảng thời gia nhất định. [30, tr 01]
Trong cuốn “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” GS.TS
Nguyễn Xuân Yêm lại đưa ra định nghĩa như sau: “THTP là tồn bộ tình hình,
cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong
một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm
vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định”
[53].

10


Theo quan điểm của PGS.TS Phạm Văn Tỉnh thì “THTP là một khách thể
nghiên cứu cơ bản của tội phạm học và là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng tâm
– sinh lý – xã hội tiêu cực, có tính lịch sử và lịch sử cụ thể, pháp lý hình sự và
giai cấp, được biểu hiện bằng tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra và các chủ

thể thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị hành chính – lãnh thổ nhất định và
trong một thời gian nhất định.[34, tr 80]
Các quan điểm, định nghĩa trên dù cịn khác nhau tuy nhiên đều thừa nhận
tình hình tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội được biểu hiện thông
qua các đặc điểm và thông số về lượng và chất của nó. Trên cơ sở kế thừa các
quan điểm về THTP, có thể đưa ra khái niệm về tình hình tội phạm LĐCĐTS
như sau: “Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một hiện tượng pháp luật –
xã hội, có thể thay đổi về mặt lịch sử, tiêu cực phổ biến bao gồm tổng thể các tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên một địa phương nhất định trong
một giai đoạn nhất định”.
1.2.1.2. Đặc điểm của tình hình các tội LĐCĐTS
- Tình hình tội phạm LĐCĐTS là một hiện tượng xã hội. Trước hết đó là
một hiện tượng xã hội, chứ không phải là một hiện tượng sinh vật học, vật lý,
hóa học, vũ trụ học v.v[49, tr 55]. Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội bởi vì
nó tồn tại, có nguyên nhân xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện xã hội và phản
ảnh thực trạng xã hội: Tình hình tội phạm sẽ thay đổi và mất đi cùng với sự thay
đổi hiện tượng xã hội (kinh tế, chính trị, tâm lý, tư tưởng…). Nó được hình thành
từ các hành vi phạm tội của những con người cụ thể chống lại nhà nước và xã
hội, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội, phá
vỡ những giá trị xã hội. Đó là hệ quả tất yếu của các tác động tiêu cực, biểu hiện
ở việc gây ra thiệt hại vật chất và tinh thần cho xã hội.
- Tình hình tội LĐCĐTS là một hiện tượng pháp lý hình sự: BLHS năm
2015 quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự. Tình hình tội LĐCĐTS là các hành vi tiêu cực, gây nguy hiểm cho
xã hội, gây thiệt hại cho các quan hệ tồn tại trong xã hội, xâm phạm đến các giá

11


trị vật chất và tinh thần mà xã hội đã có được. Hậu quả ở đây là những tác hại về

mọi mặt do chúng gây ra. Tình hình tội LĐCĐTS là một mặt tất yếu của hiện
tượng, chứ không phải là một sự kiện riêng biệt và cũng không chỉ đơn thuần là
tổng cộng các thiệt hại do từng tội phạm cụ thể gây ra [48, tr57].
- Tình hình tội LĐCĐTS là hiện tượng pháp lý hình sự mang tính lịch sử.
Theo quan điểm Mác – Lênin thì mọi hiện tượng trong xã hội và tự nhiên không
phải ở trạng thái tĩnh tại, bất biến, mà thường xuyên biến đổi và thay đổi [49,
tr55]. Do vậy, tình hình các tội XPSH như là một hiện tượng xã hội có sự thay
đổi về mặt lịch sử. Kéo theo đó nên dấu hiệu, đặc điểm của tình hình các tội
XPSH cũng thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội.
Tình hình phạm tội LĐCĐTS cũng không phải là trường hợp ngẫu nhiên, không
phải là một tổn số cơ học các tội phạm đã thực hiện mà là một tổng thể thống
nhất. Do đó, nếu có sự thay đổi của dấu hiệu, đặc điểm nào đó thì tất yếu sẽ kéo
theo sự thay đổi của các dấu hiệu, đặc điểm khác của hiện tượng nói chung.
1.2.1.3. Các yếu tố của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Các yếu tố của THTP đó chính là các thông số (chỉ số) về chất và lượng của
THTP. Chỉ số về chất của THTP là làm sáng tỏ cơ cấu và tính chất của các tội
phạm đã thực hiện. Chỉ số về lượng của THTP là thực trạng và diễn biến của
THTP. Các thơng số này có mối quan hệ, tác động lẫn nhau thành một thể thống
nhất biện chứng. Đó là các yếu tố chung của tình hình tội phạm và để hiểu được
THTP lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì ta cũng
phải xuất phát, tìm hiểu, đánh giá dựa trên sự phân tích các chỉ số về lượng (thực
trạng, diễn biến), về chất (cơ cấu, tính chất) của THTP lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Nội dung của các yếu tố này bao gồm:
- Thực trạng (mức độ):
Thực trạng của THTP là chỉ số về lượng đầu tiên và tổng hợp của THTP.
Thực trạng của THTP là khái niệm tổng hợp. Tính tổng hợp của các chỉ số này
dựa trên nhiều tiểu chỉ số (các chỉ số cấu thành). Dựa trên cách tiếp cận tổng thể
mới có thể đánh giá một cách khách quan thực trạng hiện thực của THTP trong

12



đất nước, trong vùng, trong đơn vị lãnh thổ hành chính nhất định hoặc một điểm
dân cư cụ thể và trong một thời gian nhất định. THTP có THTP rõ và THTP ẩn.
Thực tế rất khó để xem xét các chỉ số ẩn của THTP, thường chúng ta căn cứ vào
số liệu tội phạm rõ, đó là số liệu thống kê được.
Do đó để đánh giá mức độ THTP LLĐCĐTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế ta cần đánh giá định lượng dựa vào các con số thống kê đã được đăng ký và
xác định chính xác những người thực hiện tội phạm trong một số nội dung cần so
sánh sau:
+ Tỷ trọng các loại tội phạm: Cần quan tâm đến các tiểu chỉ số cụ thể như
theo mức độ nghiêm trọng (các tội ít nghiêm trọng, các tội nghiêm trọng, các tội
rất nghiêm trọng…); theo chủ thể của tội phạm (nam giới, nữ giới, người dưới 18
tuổi, người không có việc làm, người nước ngồi, …); theo nhóm tội phạm xâm
phạm sở hữu (lừa đảo, trộm cắp, cướp, …); theo hình phạt đã tuyên (tù chung
thân, tử hình, dưới 15 năm…); theo thời gian; theo đồng phạm hay riêng lẻ.
+ Sự phân bố của tình hình tội phạm: Xác định các số liệu thống kê theo
lãnh thổ hành chính, thành phố, huyện, thị.
- Diễn biến:
Diễn biến của tình hình tội phạm là chỉ số về lượng – chất của tình hình tội
phạm. Theo thời gian cả thực trạng của THTP (chỉ số về lượng) lẫn cơ cấu của
THTP (chỉ số về chất) đều được thay đổi. Khoảng thời gian tiếp nhận thường là
một năm. Để đánh giá những thay đổi của THTP lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì có thể được tính trong vòng 05 năm để thấy
được diễn biến của THTP. Số lượng số vụ án, số bị cáo thực hiện tội LĐCĐTS
trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 trên địa bàn tồn tỉnh cũng như
từng ranh giới hành chính địa phương cụ thể. Việc so sánh số vụ/số bị can đã
được thống kê chỉ ra rằng diễn biến của THTP lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tăng hay giảm; thấy được diễn biến của THTP lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trên từng huyện, thị xã với cường độ khác nhau như thế nào,

nhịp độ tăng hay giảm của từng huyện, thị xã.

13


Ngoài ra cũng cần xem xét diễn biến của THTP thuộc nhóm tội xâm phạm
sở hữu để có cái nhìn tổng quát rõ hơn về sự thay đổi cơ cấu của từng loại tội
phạm khác nhau.
Để tránh sự cồng kềnh, sự so sánh các chỉ số theo các năm đòi hỏi phải có
sự tính tốn tương ứng. Do đó, để đơn giản, dễ thấy, dễ hiểu diễn biến của tình
hình tội phạm thông thường được thể hiện bằng các chỉ số tương đối, trong các
phần trăm được tính tốn theo năm đầu tiên, thường được gọi là năm định gốc
(cơ sở khơng thay đổi) hoặc theo năm trước đó (phương thức dây xích, cơ sở
thay đổi).
Qua xem xét thực trạng và diễn biến của THTP lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giúp ta chứng minh khơng chỉ những thay đổi
tính tích cực hoặc tiêu cực, mà còn về những xu hướng phát triển của THTP và
ngay cả những quy luật thay đổi của THTP, mà dựa vào các xu hướng và các
quy luật có thể dự báo về sự phát triển của nó trong tương lai gần.
- Cơ cấu:
Cơ cấu của THTP được đo lường trong/bằng tỷ trọng hoặc các phần của các
nhóm và các loại tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong một
khoảng thời gian nhất định và ở một lãnh thổ nhất định.
Theo đó để xác định cơ cấu của THTP lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần
nghiên cứu làm rõ các thông số sau: Thông số phản ánh tỷ trọng giữa số vụ và số
người phạm tội LĐCĐTS với tổng số vụ và số người phạm tội nói chung; Tỷ
trọng giữa số vụ LĐCĐTS với các tội khác trong nhóm tội xâm phạm sở hữu; tỷ
trọng về mức độ xử lý (hình phạt) đối với tội LĐCĐTS trong năm năm qua; Cơ
cấu theo độ tuổi người phạm tội; Cơ cấu theo giới tính, học vấn, tái phạm hay
khơng tái phạm…

Việc nghiên cứu, phân tích các chỉ số về cơ cấu của tình hình tội LĐCĐTS
chỉ rõ đặc điểm lượng – chất, tính nguy hiểm cho xã hội của tình hình các tội
xâm phạm sở hữu. Điều này có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng biện pháp

14


phịng ngừa và tổ chức phịng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu, đồng
thời định hướng cho công tác đấu tranh với các tội phạm này.
- Tính chất:
Tính chất của tình hình tội LĐCĐTS được làm sáng tỏ thơng qua mức độ,
diễn biến và cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu. Trên cơ sở nghiên
cứu làm rõ mức độ, diễn biến, cơ cấu cho thấy số lượng của các tội phạm nguy
hiểm nhất cho xã hội, đặc điểm nhân thân của những người thực hiện... và tỷ
trọng của chúng trong tổng số các tội xâm phạm sở hữu.
Tính chất của THTP được thể hiện trong các đánh giá về chất như: Tính
nguy hiểm cho xã hội; phương thức, thủ đoạn phạm tội; tính nghiêm trọng/ mức
độ nghiêm trọng của tội phạm; tính tái phạm; hậu quả của hành vi mức độ thiệt
hại)…
1.2.2. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản
1.2.2.1. Khái niệm
THTP nói chung và tình hình tội LĐCĐTS nói riêng là một hiện tượng xã
hội, nó nảy sinh và tồn tại trong xã hội, do đó nó không thể không chịu sự tác
động, chi phối của môi trường xã hội. Đó là mơi trường sống, mơi trường hình
thành nhân cách cá nhân, mơi trường làm nảy sinh, tồn tại các loại hành vi của
con người trong đó có hành vi phạm tội.
Vì vậy ngun nhân và điều kiện và điều kiện THTP có những đặc điểm
chung sau: Thứ nhất, nguyên nhân và điều kiện THTP là những hiện tượng và
quá trình xã hội. Thứ hai, đây là những hiện tượng mang tính tiêu cực ln thể

hiện ở xu thế chống đối, đi ngược lại quá trình vận động phát triển của xã hội.
Thứ ba, đây là những hiện tượng phổ biến và tồn tại tương đối ổn định.
Ngồi các đặc điểm chung thì ngun nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm tội LĐCĐTS có những đặc điểm khác biệt sau: Đặc điểm cá nhân của
người phạm tội và những tình huống, hồn cảnh khách quan bên ngoài, trong sự
tác động lẫn nhau dẫn đến việc thực hiện hành vi.

15


Đặc điểm cá nhân người phạm tội đến từ những nguyên nhân và điều kiện
từ phía người phạm tội: Đặc điểm sinh học, giới tính; đặc điểm xã hội, học vấn,
nghề nghiệp, hồn cảnh gia đình; đặc điểm tâm lý như nhu cầu bản thân, hệ
thống các giá trị, quan điểm sống, lối sống, sở thích v.v. Ngồi ra cịn nhiều yếu
tố như tình huống, hồn cảnh cụ thể cũng làm phát sinh nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm.
Hiện nay các nhà nghiên cứu có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để tìm
hiểu nguyên nhân và điều kiện của THTP như là. Một số xuất phát từ cách tiếp
cận xã hội học lý giải nguyên nhân và điều kiện của THTP như là sản phẩm của
sự tác động qua lại của các hiện tượng xã hội tiêu cực, như là mặt trái của quá
trình phát triển xã hội và qua đó lý giải nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.
Cách lý giải nguyên nhân và điều kiện của tội phạm dựa vào quan điểm thần học
thì cho rằng tội phạm là hành vi của những cá nhân con người làm sai, làm
không đúng xâm hại đến các chuẩn mực giáo lý thần quyền và nguyên nhân của
việc đó là do quỹ dữ ám nhập họ, cho nên họ phạm tội và để đấu tranh xử lý nó
thì phải trừng trị quỷ dữ để làm cho con người trở về với con người (cái thiện)…
Trong các cách nhận thức về nguyên nhân và điều kiện của THTP thì hiện nay
cách nhận thức trên quan điểm triết học Mác – Lênin, dựa vào việc sử dụng các
cặp phạm trù triết học, đặc biệt cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả là cách
nhận thức khoa học nhất. Việc sử dụng cách tiếp cận triết học cho phép nhà

nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của nguyên nhân và điều kiện, không sử dụng
cách tiếp cận triết học thì người nghiên cứu khơng thể lý giải, giải phẩu nguyên
nhân và điều kiện với tư cách là một hiện tượng xã hội (đây là yếu tố động), kết
quả (hệ quả) của mâu thuẩn xã hội, xung đột xã hội. Đây chính là lý luận triết
học nhưng cũng chính là phương pháp luận nghiên cứu nguyên nhân và điều
kiện của tội phạm.
- Khi đề cập đến nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói
chung, GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng: “Nguyên nhân của tình hình tội phạm
là những hiện tượng xã hội tiêu cực ở trong mối liên hệ tương tác hai mức độ

16


sinh ra và tái sản xuất ra tình hình tội phạm như là hậu quả tất yếu của mình.
Điều kiện của tình hình tội phạm là những hiện tượng xã hội tiêu cực, tự mình
khơng sinh ra tình hình tội phạm, mà là hỗ trợ, làm dễ dàng và tăng cường cho
sự hình thành và hoạt động của các nguyên nhân” [49, tr 75].
Đây là những khái niệm về nguyên nhân và điều kiện của THTP nói chung
từ đó có thể vận dụng để mà nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của từng
nhóm tội phạm cũng như nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.
Tội phạm học thường phân chi nguyên nhân và điều kiện tội phạm làm ba
loại: Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nói chung, nguyên nhân và điều
kiện của một nhóm tội phạm; nguyên nhân và điều kiện của một tội phạm cụ
thể. Là mơt hiện tượng xã hội, tình hình tội phạm bao giờ cũng có có nguyên
nhân và điều kiện xã hội riêng của mình. Điều kiện phạm tội là những hiện
tượng xã hội tiêu cực nhưng không sinh ra tội phạm mà chỉ là yếu tố xúc tác hỗ
trợ, thúc đẩy tình hình tội phạm. Tuy nhiên trên thực tế, phân định rõ đâu là
nguyên nhân, đâu là điều kiện của tình hình tội LĐCĐTS là việc rất khó. Trong
một số trường hợp phạm tội, một yếu tố nào đó có thể là nguyên nhân, nhưng
trong các trường hợp khác, yếu tố đó chỉ là điều kiện phạm tội phạm này là

nguyên nhân. Vì vậy sự phân biệt trên lý thuyết giữa nguyên nhân và điều kiện
của tội phạm chỉ là tương đối. Yêu cầu đấu tranh chống tội phạm đòi hỏi phải
loại trừ cả cả nguyên nhân và điều kiện tội phạm. Từ những phân tích ở trên, có
thể đưa ra khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tội LĐCĐTS như sau:
“Nguyên nhân và điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tổng hợp những
hiện tượng xã hội tiêu cực mà từ đó trực tiếp hoặc góp phần làm phát sinh tình
hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
1.2.2.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện phạm tội
- Căn cứ vào mức độ tác động: Có thể phân chia thành nguyên nhân, điều
kiện chủ yếu và nguyên nhân, điều kiện thứ yếu. Nguyên nhân, điều kiện chủ
yếu làm phát sinh tình hình tội LĐCĐTS là những yếu tố có vai trị chủ đạo,
chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng số các yếu tố phát sinh tình hình tội phạm này.

17


Còn nguyên nhân và điều kiện thứ yếu là những yếu tố có vai trị hạn chế, chiếm
tỷ lệ khơng đáng kể trong tổng số các yếu tố phát sinh tình hình tội LĐCĐTS.
- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh tội phạm: Có thể phân chia thành nguyên
nhân và điều kiện bắt nguồn từ môi trường sống; nguyên nhân và điều kiện xuất
phát từ phía người phạm tội .
Nguyên nhân và điều kiện bắt nguồn từ môi trường sống là tổng hợp các
hiện tượng xã hội tiêu cực hình thành, tồn tại trong mơi trường sống của cá nhân
có thể tác động, ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ nhất định từ đó làm phát sinh
tội LĐCĐTS. Ví dụ như các hành vi lệch chuẩn trong gia đình, ngồi xã hội, nhà
trường…Ngun nhân và điều kiện từ phía người phạm tội là tổng hợp những
nhân tố tiêu cực thuộc về nhân thân của họ tác động đến việc phát sinh tội
LĐCĐTS.
- Căn cứ lĩnh vực hình thành nguyên nhân, điều kiện phạm tội:
+ Nguyên nhân, điều kiện về kinh tế - xã hội như nạn thất nghiệp, tốc độ

đơ thị hóa nhanh chóng, phân tầng xã hội...
+ Ngun nhân về văn hóa giáo dục như: Trình độ quản lý nhà nước về văn
hóa, giáo dục, triển khai thực hiện các chính sách, chương trình về văn hóa, giáo
dục, chính sách hỗ trợ giáo dục, hiện tượng tái mù chữ...
+ Nguyên nhân về chính sách pháp luật như chậm giải quyết những bức
xúc xã hội hoặc xử lý chưa nghiêm, chưa kiên quyết triệt để trong đấu tranh với
tội phạm có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tình hình tội LĐCĐTS nói
riêng, các tội xâm phạm sở hữu nói chung.
1.2.3. Khái niệm, một số nội dung liên quan đến phòng ngừa tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản
1.2.3.1. Khái niệm phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
THTP là một hiện tượng tiêu cực nguy hiểm lớn nhất cho xã hội; gây ra cho
xã hội thiệt hại lớn trên nhiều mặt kể cả về giá trị vật chất và tinh thần. Chính vì
vậy, một trong những u cầu cấp bách là phải kịp thời phát hiện, ngăn chặn hay
nói cách khác phải làm tốt cơng tác phịng ngừa THTP. Phòng ngừa THTP là hệ

18


×