Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xói mòn và sa mạc hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.26 KB, 13 trang )

Xói mòn và sa mạc hóa
- Quá trình rửa trôi và xói mòn đất: Đây
là quá trình phổ biến vì 3/4 đất tự nhiên
là đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn
lại tập trung vào 4 – 5 tháng mùa mưa,
chiếm đến 80% tổng lượng mưa năm.
Tuy nhiên, quá trình rửa trôi; xói mòn
càng gia tăng do hoạt động của con
người mà đặc trưng là:
+ Mất rừng
+ Đốt nương làm rẫy
+ Canh tác không hợp lý trên đất dốc
- Quá trình hoang mạc hóa: Theo định
nghĩa của FAO thì: “Hoang mạc hóa là
quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân
bằng sinh thái của đất, thảm thực vật,
không khí và nước ở các vùng khô hạn
và bán ẩm ướt… Quá trình này xãy ra
liên tục, qua nhiều giai đoạn, dẫn đến
giảm sút hoặc hủy hoại hoàn toàn khả
năng dinh dưỡng của đất trồng, giảm
thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia
tăng sinh cảnh hoang tàn”. Chỉ tiêu quan
trong để xác định độ hoang mạc hóa là tỷ
lệ lượng mưa hàng năm so với lượng bốc
thoát hơi nước tiềm năng trong giới hạn
từ 0,05 – 0,65 (Công ước chống sa mạc
hóa). Hiện nay, hoang mạc hóa thể hiện
rõ nhất trên đất trống, đồi núi trọc, nơi
không còn lớp phủ thực vật, địa hình dốc,
chia cắt, nơi có lượng mưa thấp (700 –


800mm; 1.500mm/năm, lượng bốc hơi
tiềm năng đạt 1.000mmm –
1.800mm/năm) (Ninh Thuận, Bình
Thuận, Cheo Reo, Sông Mã, Yên
Châu).
Ở Việt Nam do hậu quả của việc chặt phá
rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất
không bền vững, qua nhiều thế hệ (du
canh, du cư, độc canh, quảng canh) nên
đất bị thoái hóa nghiêm trọng, nhiều nơi
mất khả năng sản xuất và xu hướng
hoang mạc hóa ngày càng phát triển, nhất
là ở các vùng đất trống đồi núi trọc. Tác
động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên
và hoạt động kinh tế xã hội của con
người là 2 quá trình đồng hành và làm
xuất hiện các quá trình dẫn đến hoang
mạc hóa ở Việt Nam:
- Đất bị thoái hóa nghiêm trọng do xói
mòn, rửa trôi.
- Nạn cát bay ở vùng ven biển.
- Đất bị mặn hóa, chủ yếu là mặn hóa thứ
sinh do tưới tiêu không đúng quy trình kỹ
thuật.
- Đất bị phèn hóa do chặt phá rừng tràm,
rừng ngập mặn để làm nông nghiệp, làm
các vùng nuôi trồng thủy sản.
- Đất thoái hóa do canh tác nông nghiệp
hoặc chăn thả quá mức ở vùng đất dốc
làm xuất hiện kết von đá ong.

- Đất thoái hóa do khai thác mỏ, đãi
vàng bừa bãi, đặc biệt là những nơi
khai thác tự phát của tư nhân không có
kế hoạch làm trôi tầng đất mặt, lộ đá gốc.
Hương Thảo
Khai thác rừng ở Việt Nam
Tài nguyên rừng được khai thác chủ yếu
là các loại gỗ và tre nứa. Gỗ được khai
thác phục vụ cho các mục đích gia dụng
và sản phẩm gỗ xẻ phục vụ cho các
ngành kinh tế khác nhau. Gỗ cho
sản xuất giấy và gỗ chuyên dùng khác
(gỗ trụ mỏ, ván sàn) chiếm tỷ trọng nhỏ.
Phần lớn gỗ được sản xuất tiêu thụ trong
nội địa, chiếm 98% gỗ tròn, 92% gỗ xẻ
và 80% sản phẩm giấy. Nếu tính theo đầu
người về gỗ xẻ và sản phẩm giấy của
nước ta chỉ đạt 0,0094 m
3
và 1,3kg/năm
(1989); trong khi cùng thời gian này ở
Indonesia là 0,038 m
3
và 4,6kg/năm.
Một phần gỗ và các lâm đặc sản như quế,
dầu hồi, hạt điều, cánh kiến được được
xuất khẩu sang các nước như Liên Xô cũ,
Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Thái
Lan. Nhìn chung giá trị xuất khẩu lâm
sản ở nước ta chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

trong nền kinh tế quốc doanh. Ví dụ như

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×