Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Dịch vụ trong tín ngưỡng thờ Mẫu từ góc nhìn lý thuyết mạng lưới xã hội (Nghiên cứu trường hợp đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.18 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>V</b>

<b>A</b>



<b>DỊCH VỤ TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU</b>


<b>TỪ GĨC NHÌN LÝ THUYẾT MẠNG LƯỚI XÃ HỘI</b>



<b>(Nghiên cứu trường hợp đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng)</b>



<b> NGUYỄN VĂN THẮNG</b>


<b>Tóm tắt</b>


<i>Vận dụng lý thuyết mạng lưới xã hội, chúng tơi nghiên cứu q trình thực hành tín ngưỡng thờ </i>
<i>Mẫu của đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng, thủ nhang đền Nguyên Khiết Linh Từ, 102 Hàng Bạc, Hoàn </i>
<i>Kiếm, Hà Nội trên phương diện sự phát triển của các loại hình dịch vụ. Nghiên cứu này của chúng tơi </i>
<i>hướng tới mục tiêu vận dụng các lý thuyết nhân học hiện đại để tìm hiểu các vấn đề thực hành tín </i>
<i>ngưỡng trong bối cảnh hội nhập tồn cầu ở Việt Nam hiện nay.</i>


<b>Từ khóa: Dịch vụ, lý thuyết mạng lưới xã hội, thực hành tín ngưỡng</b>
<b>Abstract</b>


<i>Applying the theory of social networks, we have studied the practice of the beliefs of Mother </i>
<i>Goddesses of practitioner Nguyen Tat Kim Hung, the temple custodian at Nguyen Khiet Linh Tu, 102 </i>
<i>Hang Bac Street, Hoan Kiem District, Hanoi in terms of the development of these types of services. </i>
<i>Our study aims at applying the modern anthropological theories to explore issues of the religious </i>
<i>practice in the context of global integration in Vietnam today.</i>


<b>Keywords: Service, social network theory, religious practice</b>


L

à loại hình tín ngưỡng kết tinh nhiều
giá trị văn hóa đặc sắc, từ lâu, tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã

trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng,
được các nhà khoa học trong và ngoài nước
đặc biệt quan tâm, tìm hiểu theo nhiều định
hướng tiếp cận: văn học, nghệ thuật, triết học,
tâm lý học, văn hóa học,… Với những định
hướng tiếp cận trên, nhiều công trình đã bàn
luận chuyên sâu các phương diện: loại hình,
nguồn gốc, thần điện, nghệ thuật, nghi lễ,
thanh đồng, hầu đồng, giá trị văn hóa… Trong
bài viết này, chúng tơi tiếp cận tín ngưỡng
thờ Mẫu từ định hướng nhân học tôn giáo


để nghiên cứu một vấn đề còn nhiều mảng
khuyết trống: dịch vụ1 <sub>trong tín ngưỡng thờ </sub>
Mẫu của người Việt. Nghiên cứu này hướng tới
chủ thể thực hành văn hóa để từ đó nhận diện
q trình hiện đại hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu
trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.


<b>1. Lý thuyết mạng lưới xã hội</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



Ferdinand Tonnies5<sub>. Đầu thế kỷ XX, những nền </sub>
tảng đầu tiên của lý thuyết mạng xã hội đã
định hình trong nghiên cứu của các nhà nhân
học Bronislaw Malinowski, Alfred
Radcliffe-Brown, và một nhóm bao gồm các nhà nhân
học tại trường Manchester: John A. Barnes,
Clyde Mitchell và Elizabeth Bott Spillius. Nhóm


này đã nghiên cứu thực địa, tiến hành điều tra
mạng lưới cộng đồng ở miền nam châu Phi,
Ấn Độ và vương quốc Anh. Trên cơ sở đó, nhà
nhân học SF NADEL6<sub> đã hệ thống hóa thành </sub>
một lý thuyết về cấu trúc xã hội. Lý thuyết
này đã ảnh hưởng lớn trong phân tích mạng
lưới xã hội sau đó. Sau thập niên 70 của thế
kỷ XX, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực
như kinh tế học, xã hội học, tâm lý xã hội, nhân
học… tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, xây
dựng, bổ sung hệ thống lý thuyết mạng lưới xã
hội với các quan điểm đa chiều. Tuy nhiên, dù
có điểm tương đồng hay khác biệt song về cơ
bản, các nhà nhân học tương đối đồng thuận
trong quan niệm:


<i>“Một cách chung nhất, có thể định nghĩa </i>
<i>mạng lưới xã hội là một tập hợp các mối quan </i>
<i>hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là các </i>
<i>actor. Các thực thể xã hội này không nhất thiết </i>
<i>chỉ là các cá nhân mà cịn là các nhóm xã hội, </i>
<i>các tổ chức, các thiết chế, các công ty xí nghiệp </i>
<i>và cả quốc gia. Các mối quan hệ giữa các actor </i>
<i>cũng có thể mang nhiều nội dung khác nhau từ </i>
<i>sự tương trợ, trao đổi thông tin cho đến việc trao </i>
<i>đổi hàng hóa, trao đổi các dịch vụ…” (1, tr.302).</i>


Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy, mạng
lưới xã hội được hình thành trên cơ sở của các
mối quan hệ xã hội. Các actor thiết lập, duy trì,


phát triển mối quan hệ xã hội này nhằm mục
tiêu trao đổi đa nội dung như: thơng tin, tình
cảm, tri thức, tương trợ, hàng hóa, dịch vụ… Vì
bản chất của mạng lưới xã hội là các quan hệ
xã hội nên phương pháp phân tích mạng lưới
xã hội (Social Network Analysis-SNA) sẽ khác
với phương pháp phân tích biến số (variable
analysis). Nếu phương pháp phân tích biến số
xem các yếu tố tuổi tác, giới tính, học vấn…


quy định hành vi của các actor thì phương
pháp phân tích mạng lưới xã hội lại cho rằng
mối quan hệ xã hội mới là yếu tố quyết định.
Chính tính đặc thù của phương pháp phân
tích mạng lưới xã hội như trên đã chi phối tới
việc chọn và phân tích mẫu trong nghiên cứu.


<b>2. Trường hợp đồng thầy Nguyễn Tất </b>
<b>Kim Hùng</b>


Như trên đã trình bày, phương pháp phân
tích mạng lưới xã hội khác biệt với phương
pháp phân tích biến số bởi nó chú ý tới bản
chất của các mối quan hệ xã hội. Từ định hướng
nghiên cứu mối quan hệ xã hội, chúng tôi sẽ
lựa chọn tổ hợp các phương pháp tương thích.
Thứ nhất là phương pháp chọn mẫu nhằm thu
thập dữ liệu sơ cấp. Trong bài viết này, chúng
tôi đã lựa chọn mẫu nghiên cứu không ngẫu
<i>nhiên: đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng, thủ </i>



<i>nhang đền Nguyên Khiết Linh Từ, 102 Hàng Bạc, </i>
<i>Hoàn Kiếm, Hà Nội. Để thu được những dữ </i>


liệu sơ cấp, chúng tôi đã tiến hành điền dã dài
ngày: từ tháng 8 đến tháng 11/2015. Thứ hai,
để xử lý dữ liệu sơ cấp đã thu được, chúng tôi
vận dụng một số lý thuyết mạng lưới xã hội
nhằm mô tả, phân tích quy luật hình thành,
cấu trúc của mối quan hệ giữa các actor, nhất
là sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội đối với
hành vi của các actor.


<i>Về mẫu nghiên cứu, chúng tôi chọn mẫu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>V</b>

<b>A</b>


Tất Kim Hùng đã có đủ độ dài thời gian để tạo


dựng và sở hữu một mạng lưới xã hội chuyên
cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ cho
quá trình thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc
biệt là hoạt động hầu đồng. Hiện nay, để phục
vụ cho quá trình thực hành tín ngưỡng thờ
Mẫu, đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng đã và
đang sử dụng đa loại hình dịch vụ như: dịch vụ
trang phục, dịch vụ cúng lễ, dịch vụ cung văn,
dịch vụ chấp tác, dịch vụ ghi âm ghi hình, dịch
vụ vận chuyển,… đặc biệt là dịch vụ cung ứng
lễ vật. Các loại hình dịch vụ này khơng chỉ giúp
kẻ thứ ba hưởng lợi (Tertius gaudens) như


cách nói của R.Burt mà cịn mang lại lợi ích cho
nhiều nhóm đối tượng khác. Vì vậy, sự lựa chọn
mẫu nghiên cứu có định hướng (purposive
hay judgment sam-pling) không chỉ đảm bảo
tiêu chí tính đại diện mà cịn giúp chúng tơi
khai thác nhiều thơng tin dân tộc học hữu ích,
làm sáng tỏ lý thuyết mạng lưới xã hội trong
nghiên cứu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.


<i>Về phân tích mẫu nghiên cứu, bên cạnh việc </i>


chọn mẫu như đã giới thuyết, chúng tôi đặc
biệt chú ý tới việc vận dụng các lý thuyết mạng
lưới xã hội để phân tích, lý giải mối quan hệ
giữa các actor trong mạng lưới này. Đối với
trường hợp đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng,
chúng tôi lựa chọn một số quan điểm cơ bản
trong 3 lý thuyết mạng lưới xã hội sau: quan
điểm sức mạnh của những kết nối yếu (the
strength of weak ties) của Mark S.Granovetter;
quan điểm của Ronald Burt về các lỗ hổng
cấu trúc (Structural Holes) và quan điểm của
J.Miller McPherson, Lynn Smith - Lovin về sự
đồng dạng (homophily).


Tìm hiểu tồn bộ các loại hình dịch vụ trong
tín ngưỡng thờ Mẫu là một hướng nghiên cứu
thú vị, cần được thực hiện trong một chuyên
luận lớn. Trong phạm vi bài viết này, chúng
tôi tập trung nghiên cứu chuyên sâu một loại


hình dịch vụ cốt yếu, tiêu biểu: dịch vụ cung
ứng lễ vật.


Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, lễ vật dâng
cúng có vai trị đặc biệt quan trọng. Đối với
thanh đồng, lễ vật dâng cúng khơng chỉ chứng
tâm cho lịng sùng kính mà còn là nghi thức
bắt buộc để thực hiện các nghi lễ quan trọng,
nhất là hầu đồng. Đối với con nhang đệ tử, sau
khi được ban phát, những lễ vật này đã vượt ra
khỏi phạm trù vật chất tầm thường, mang một
ý nghĩa tâm linh thiêng liêng: đó là tài lộc mà
Thánh Mẫu nhân từ đã ban phát để cứu giúp
trong bối cảnh con người đang phải trực diện
đương đầu với muôn nỗi khó khăn nơi trần
thế. Đối với tín ngưỡng thờ Mẫu, lễ vật dâng
cúng không chỉ phản ánh đặc tính dung hợp
mà cịn là biểu tượng văn hóa, kết tinh trong
đó vũ trụ quan, nhân sinh quan của người Việt
cổ. Giữ một vị trí đặc biệt quan trọng như vậy
nên trong quá trình thực hành tín ngưỡng thờ
Mẫu, lễ vật dâng cúng khơng chỉ đa dạng về
chủng loại, lớn về số lượng lớn mà còn được
thường xuyên sử dụng trong nhiều dịp lễ tiết
của một năm. Đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng
là một trong những trường hợp tiêu biểu cho
việc sử dụng lễ vật này.


Tính chất tiêu biểu được thể hiện trên
nhiều phương diện mà trước hết là sự phong


phú về chủng loại. Giống như nhiều thanh
đồng khác, khi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu,
nhất là hầu đồng, đồng thầy Nguyễn Tất Kim
Hùng cần đến một hệ thống lễ vật gồm nhiều
chủng loại như đồ mã, xôi thịt, hương hoa, cau
trầu, trà quả, bánh kẹo, đường sữa, bia rượu,
nước giải khát, mì tơm, mì chính…


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



Tất Kim Hùng cịn dùng nhiều lễ vật bánh kẹo
khác. Khi đi lễ hội và hầu đồng ở đền phủ khác
vào ngày 8 tháng Giêng, đồng thầy Nguyễn Tất
Kim Hùng sử dụng tới 2.5008<sub> lễ vật gồm: 500 </sub>
lon nước ngọt, 500 gói bánh, 500 gói đường,
500 gói kẹo.


Cùng với chủng loại, số lượng, tính chất tiêu
biểu cịn được thể hiện rõ trong tần suất sử
dụng lễ vật. Cùng với những ngày đại tiệc vào
các tháng 2, 3, 6, 10 âm lịch hàng năm như các
đền phủ khác, 8 tháng còn lại thường tương
ứng với tiệc của 8 vị thánh khác. Tuy số lượng
nhỏ hơn so với những tháng đại tiệc, nhưng
vào tiệc của mỗi vị thánh này vẫn có mũ mã và
những lễ vật dâng cúng phù hợp. Ngoài việc
hầu đồng, cúng lễ tại bản điện, trung bình mỗi
năm, đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng cịn trực
tiếp hầu chính cho bản hội từ 5 - 6 lần tại các
đền phủ nổi tiếng khác. Như vậy, tính trung


bình một năm, để thực hành tín ngưỡng thờ
Mẫu, đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng đã phải
sử dụng từ 17 - 18 lần các lễ vật dâng cúng.


Tính chất đa chủng loại, số lượng lớn và
tần suất sử dụng cao đã khiến quá trình chuẩn
bị lễ vật dâng cúng của các đồng thầy gặp
khơng ít khó khăn về thời gian, tâm sức, tiền
của. Để có thể thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
thuận lợi, nhiều đồng thầy trong đó có đồng
thầy Nguyễn Tất Kim Hùng đã hóa giải những
vướng mắc này bằng giải pháp tìm kiếm các
dịch vụ cung ứng lễ vật từ một mạng lưới xã
hội do mình dày cơng thiết lập và duy giữ.


<i><b>3.2. Mạng lưới xã hội cung ứng lễ vật</b></i>


Trong hơn 20 năm hầu đồng, đồng thầy
Nguyễn Tất Kim Hùng đã dần tạo lập cho mình
một mạng lưới xã hội tương đối ổn định để
cung ứng lễ vật dâng cúng. Mạng lưới xã hội
này được hợp thành bởi 3 yếu tố: thời gian
hình thành, nguyên nhân gắn kết của các
actor và mối liên kết giữa các actor.


Hiện nay, đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng
đang sở hữu một mạng lưới xã hội cung ứng
lễ vật dâng cúng được tạo lập và duy giữ trên


xã hội này chuyên cung cấp một loại lễ vật nhất


định. Chẳng hạn, mũ mã, ngựa voi, hình nhân
do ơng Đặng Xn Hào, 38 tuổi, đang cư trú tại
Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội cung cấp. Ơng
Lê Minh Hoạt, 58 tuổi, Giáp Nhị, Hoàng Mai, Hà
Nội chuyên bán vàng thoi. Ông Nguyễn Văn
Đại, 62 tuổi, làng Thượng, Cầu Giấy, Hà Nội đáp
ứng nhu cầu vàng lá, tiền âm phủ. Các loại bia
rượu, trà bánh, đường sữa thường do hai bà:
Nguyễn Thị Kim Oanh, 46 tuổi, 60 Hàng Buồm,
Hoàn Kiếm, Hà Nội và bà Lê Thị Băng Huyền,
55 tuổi, số 1 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
cung ứng.


So với nhiều nguồn cung ứng dịch vụ lễ vật
khác, mạng lưới xã hội này có nhiều lợi thế biệt
trội trên các phương diện mẫu mã, giá thành,
niềm tin… Lợi thế đó chính là lý do để đồng
thầy Nguyễn Tất Kim Hùng đã quyết định
chuyên dùng các nguồn cung ứng dịch vụ của
mạng lưới xã hội này từ trên dưới 10 năm nay.
Các actor tham gia vào mạng lưới cung ứng
dịch vụ lễ vật này có mối gắn kết chặt chẽ với
đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng bởi nhiều
nguyên nhân. Một số actor như ơng Hào tự
tìm đến để giới thiệu sản phẩm. Các actor khác
như ông Hoạt, ông Đại lại là do tự thân đồng
thầy tìm kiếm. Cịn bà Oanh, bà Huyền vốn
là con nhang đệ tử tại đồng đền nhiều năm
nay. Mối quan hệ đa diện giữa các actor này
sẽ được cụ thể hóa trong sơ đồ số 1 dưới đây:



<i> Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các actor trong </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>V</b>

<b>A</b>


thì các actor ở các điểm B (bà Oanh) và C (bà


Huyền) là những con nhang đệ tử. Các actor
điểm D (ông Hào), điểm E (ông Hoạt) điểm
F (ông Đại) tuy không phải con nhang đệ tử
nhưng tham gia vào mạng lưới xã hội này với
tư cách là những người cung ứng dịch vụ.
Từ sơ đồ trên, theo quan điểm của J.Miller
McPherson và Lynn Smith-Lovin, mạng lưới xã
hội này được kết cấu theo hai dạng thức: đồng
dạng nền tảng (baseline homophily) và đồng
dạng khác biệt (inbreeding homophily). Mối
quan hệ giữa B (bà Oanh) với C (bà Huyền) là
mối quan hệ đồng dạng nền tảng bởi các actor
này được kết nối với đồng thầy và kết nối với
nhau trên cơ sở cùng chung tín ngưỡng. Mối
quan hệ giữa D (ông Hào), E (ông Hoạt) với F
(ông Đại) là mối quan hệ đồng dạng khác biệt
bởi các actor này chỉ kết nối với đồng thầy vì
lợi ích riêng, khơng có bất cứ mối gắn kết nào
với nhau. Đây là một mạng lưới cá nhân được
kết nối bởi một actor chính là đồng thầy (còn
gọi là ego). 5 actor còn lại xoay quanh trục kết
nối chính với ego, có hoặc khơng có quan hệ
với nhau. Với các mối quan hệ trên, theo quan
điểm của Mark S.Granovetter, trong cung ứng


dịch vụ, mạng lưới xã hội này đã bao chứa song
trùng cả hai lợi thế: những quan hệ mạnh và
sức mạnh của những kết nối yếu. Vấn đề này
chúng tơi sẽ phân tích cụ thể trong mục 3 của
bài viết.


Vậy để có thể cung ứng lễ vật, mạng lưới xã
hội được tạo lập bởi các actor với nhiều dạng
thức như trên sẽ vận hành ra sao? Nguyên tắc
vận hành của mạng lưới này chính là nội dung
tiếp theo mà chúng tôi sẽ đề cập tới.


<i><b>3.3. Nguyên tắc vận hành </b></i>


<i>Trong khung lý thuyết “Sức mạnh của các </i>


<i>mối quan hệ yếu”, Mark S.Granovetter đã chỉ ra </i>


rằng: tình cảm, sự tin cậy và tính đa diện của
các mối quan hệ là 3 nguyên tắc chính yếu
trong số các nguyên tắc vận hành của mạng
lưới xã hội. Soi chiếu khung lý thuyết này vào


thể vận hành bền vững nhiều năm, 3 nguyên
tắc trên đều được tuân thủ gắn với những nét
văn hóa đặc thù riêng.


Trước hết là ngun tắc tình cảm. Nguyên
tắc này chủ yếu thể hiện ở dạng kết nối đồng
dạng nền tảng trong mối quan giữa hệ giữa B,


C với đồng thầy và giữa B với C. Đây là hai actor
gắn bó với nhau bởi họ cùng chung một bản
hội. Với đồng thầy, họ là những con nhang, đệ
tử nên không chỉ có tình cảm gắn bó mà họ
cịn tri ân tâm đức của đồng thầy. Trên cơ sở
của sự gắn bó và tri ân đó, họ đã tham gia và
trở thành một trong những điểm kết nối quan
trọng, bền vững của mạng lưới cung cấp dịch
vụ cúng lễ.


Thứ hai là nguyên tắc niềm tin. Nguyên
tắc này hình thành ở cả hai điểm kết nối đồng
dạng nền tảng và kết nối đồng dạng khác biệt.
Đối với điểm kết nối đồng dạng khác biệt, các
actor D, E, F đã có đủ độ dài thời gian cần thiết
(trên dưới 10 năm) để đặt lòng tin vào đồng
thầy Nguyễn Tất Kim Hùng. Đối với điểm kết nối
đồng dạng nền tảng, niềm tin của các actor B,
C không chỉ là niềm tin vào con người mà cịn
là niềm tin tơn giáo. Với con nhang đệ tử, đồng
thầy chính là hiện thân của sự linh thiêng bởi
có khả năng kết nối giữa thế giới phàm trần và
thế giới thần linh của Thánh Mẫu. Vì vậy, niềm
tin vào đồng thầy chính là niềm tin vào sự linh
nghiệm huyền bí của thế giới thần thánh. Sự
đan kết, hợp dung giữa niềm tin con người với
niềm tin thần thánh đã giúp mạng lưới xã hội
này vận hành bền vững trong nhiều năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>




bn hay gia sự gặp rủi ro, bất trắc, các actor
này thường tìm đến mong nhờ đồng thầy chỉ
dạy hoặc cầu xin Thánh Mẫu độ phúc, cứu
nguy. Với nội dung trao đổi đa chiều như vậy,
sự gắn kết giữa các actor này với đồng thầy
càng thêm bền chặt.


Một mạng lưới xã hội được dày công
gây dựng trong hơn 10 năm qua với những
nguyên tắc vận hành chặt chẽ, bền vững như
trên sẽ mang những lợi ích gì? Chúng tơi sẽ trả
lời câu hỏi này trong mục 4 của bài viết: Lợi ích
của mạng lưới xã hội cung ứng dịch vụ lễ vật
dâng cúng.


<b>4. Lợi ích của mạng lưới xã hội cung ứng </b>
<b>dịch vụ lễ vật dâng cúng</b>


<i>Trong lý thuyết “Sức mạnh của những mối </i>


<i>quan hệ yếu”, Mark Granovetter đã chỉ ra rằng, </i>


một khi đã duy trì được mạng lưới với những
nguyên tắc vận hành chặt chẽ, các hoạt động
của những mối quan hệ giữa các actor trong
mạng lưới sẽ mang tính chất tương hỗ. Nghĩa
là, khi gắn bó với nhau trong một mạng lưới,
các actor sẽ có mối trao đổi, tương trợ lẫn
nhau. Nội dung của sự trao đổi, tương trợ phụ


thuộc vào mục đích gắn kết của mạng lưới.
Trong trường hợp nghiên cứu, tuy mục đích
gắn kết với nhau bởi nhu cầu cung ứng dịch
vụ lễ vật song tính chất tương hỗ giữa các
actor khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà con
lan thấm sâu rộng tới lợi ích văn hóa, nhất là
lợi ích văn hóa đối với tín ngưỡng thờ Mẫu. Sự
tương hỗ đa chiều này được thể hiện rõ nét
trong lợi ích của các actor tham gia vào mạng
lưới mà trước hết là lợi ích của actor trung tâm
(ego) - đồng thầy.


<i><b>4.1. Lợi ích của ego</b></i>


Dày cơng tạo lập và duy giữ mạng lưới cung
ứng dịch vụ lễ vật này trong hàng chục năm,
actor trung tâm (ego) đồng thầy Nguyễn Tất
Kim Hùng đã thu được nhiều lợi ích mà trước
hết là lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế đó nảy sinh
từ điểm kết nối đồng dạng nền tảng với các
actor là con nhang đệ tử. Vì mối quan hệ bền


chặt giữa các actor với ego dựa trên nhiều yếu
tố: thâm niên, tình cảm tri ân, trao đổi đa nội
dung, đặc biệt là niềm tin tín ngưỡng nên các
actor này thường tính giá thành đồ lễ thấp hơn
từ 10 % – 15%9<sub> so với thị trường. Bên cạnh đó, </sub>
ego cịn thu được lợi ích kinh tế từ việc mơi
giới dịch vụ cho người làm lễ trình đồng mở
phủ. Chúng ta có thể thấy q trình mơi giới


này được thể hiện trong sơ đồ số 2 dưới đây:


<i> Sơ đồ 2: Q trình mơi giới dịch vụ của đồng </i>


<i>thầy Nguyễn Tất Kim Hùng cho người làm lễ trình </i>
<i>đồng, mở phủ. </i>


Trong sơ đồ trên, G là actor làm lễ trình
đồng mở phủ. Nếu có nhu cầu trợ giúp, ego sẽ
làm vai trò trung gian, môi giới G với các actor
của cả hai điểm kết nối: đồng dạng nền tảng và
đồng dạng khác biệt. Ở sơ đồ trên, các đường
kẻ đứt đoạn thể hiện mối quan hệ mới, được
thiết lập nhờ vai trị mơi giới của ego. Trong
trường hợp này, theo quan điểm mạng lưới xã
hội của R. Burt, ego đã lợi dụng các lỗ hổng
cấu trúc trong mạng lưới cung cấp dịch vụ để
hưởng lợi. Thực tế điền dã cho thấy, việc môi
giới của ego khơng chỉ giúp người trình đồng
hưởng lợi mà bản thân ego cũng thu được lợi
nhuận từ 10% - 15%10 <sub>tổng số tiền mà actor chi </sub>
trả khi dùng dịch vụ được môi giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>V</b>

<b>A</b>


góp phần hiện đại hóa q trình thực hành


tín ngưỡng thờ Mẫu. Trước hết là vấn đề bảo
lưu những giá trị đặc sắc. Trong quá trình thực
hành tín ngưỡng thờ Mẫu, do sở hữu một
mạng lưới cung cấp các dịch vụ đồ lễ chuyên


nghiệp nên đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng
thường yêu cầu mạng lưới này cung cấp đồ
lễ theo đúng nghi lễ truyền thống về mẫu
mã, kích cỡ, đặc biệt là màu sắc. Không phải
ngẫu nhiên mà lễ vật trong tín ngưỡng thờ
Mẫu bao gồm cả đồ mã và lễ chay thường qui
định 4 màu: đỏ, xanh, vàng và trắng tùy từng
đối tượng được dâng cúng. Bốn màu sắc này
chính là bốn biểu tượng văn hóa trong nhận
thức về một thế giới kết cấu 4 tầng: màu đỏ
(thiên phủ), màu xanh (nhạc phủ), màu vàng
(địa phủ) và màu trắng (thủy phủ). Không sáng
tạo những màu sắc mới, giữ lại bản gốc những
sắc màu nguyên thủy, thông qua dịch vụ cung
ứng lễ vật, đồng thầy Nguyễn Tất Kim Hùng đã
góp phần bảo lưu giá trị căn cốt, đặc sắc của
tín ngưỡng thờ Mẫu: giá trị triết học trong vũ
trụ quan của người Việt cổ.


Cùng với bảo lưu, việc sử dụng mạng lưới
dịch vụ này cho thấy q trình hiện đại hóa
trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay.
Tính chất hiện đại hóa ấy không đơn giản thể
hiện ở lễ vật dâng cúng mới như nước uống
lavie, mỳ tôm, dầu ăn, sữa tươi… mà quan
trọng hơn là tính chuyên nghiệp trong việc
tiêu dùng dịch vụ để phục vụ cho q trình
thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.


<i><b>4.2. Lợi ích của các actor trong điểm kết </b></i>


<i><b>nối đồng dạng nền tảng</b></i>


Cùng với lợi ích của ego, các actor trong
điểm kết nối đồng dạng nền tảng ở mạng lưới
này cịn thu được nhiều lợi ích. Bên cạnh lợi ích
kinh tế, văn hóa là lợi ích lớn nhất mà các actor
này có được khi tham gia vào mạng lưới cung
ứng lễ vật.


Khi tham gia vào mạng lưới cung cấp dịch
vụ lễ vật, các actor trong điểm kết nối đồng


ban phát tài lộc. Bước vào những thập niên
đầu tiên của thế kỷ XXI, thế giới đã và đang
chứng kiến những biến động kinh tế, văn
hóa, xã hội chưa từng có trong lịch sử nhân
loại. Những biến động sâu sắc của q trình
tồn cầu hóa này bên cạnh những mặt tích
cực cũng để lại khơng ít hậu quả tiêu cực như
sự đổ vỡ niềm tin, sự khủng hoảng tinh thần
hay những cú sốc văn hóa. Trước những biến
động ấy, cảm giác lo âu, bất ổn đã khiến nhiều
người đã tìm đến với tơn giáo, tín ngưỡng như
một giải pháp để tìm kiếm an ninh tinh thần.
Cuộc sống của người Việt Nam cũng không
nằm ngồi những biến động tồn cầu đó. Rủi
ro, bất trắc luôn là nỗi ám ảnh thường trực
đối với nhiều người, nhất là với đối tượng làm
nghề kinh doanh, buôn bán khi nền kinh tế
thị trường phát triển trong bối cảnh tồn cầu


hóa mạnh mẽ như hiện nay. Hóa giải nỗi lo âu
này, theo mơ thức ứng xử của văn hóa truyền
thống, những người làm nghề thương mại
thường tìm đến kêu cầu cửa Mẫu, cúi mong
Thánh Mẫu phù trì, tai qua nạn khỏi, ban tài
phát lộc. Để Thánh Mẫu đoái hồi thân phận,
rủ lịng thương xót, họ thường dâng cúng lễ
vật. Trong tâm thế ứng xử của mô thức văn hóa
truyền thống đó, các actor của điểm kết nối
đồng dạng nền tảng này đã coi việc cung cấp
dịch vụ lễ vật với giá rẻ như một hình thức tiến
dâng để Thánh Mẫu ban phát tài lộc cho mình.
Khơng chỉ cung ứng dịch vụ lễ vật với giá cả
thấp hơn thị trường, vào những ngày tiệc lớn
của bản điện, các actor này còn thường xuyên
dâng tiến lễ vật với số lượng không nhỏ. Thực
chất việc cung ứng và dâng tiến lễ vật như trên
chính là một phương thức đặc biệt để các actor
tìm kiếm lợi ích an ninh tinh thần, nhằm mục
tiêu cân bằng đời sống tâm linh trong một xã
hội nhiều biến đổi như hiện nay.


<i><b>4.3. Lợi ích của các actor trong điểm kết </b></i>
<i><b>nối đồng dạng khác biệt</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



có thể nói, các actor trong điểm kết nối đồng
dạng khác biệt thuộc mối quan hệ yếu. Tuy
nhiên, những mối quan hệ yếu này lại có sức


mạnh riêng. Trong lý thuyết của mình, Mark
Granovetter nhấn mạnh tuyệt đối không thể
xem thường những mối quan hệ yếu bởi nó có
sức mạnh riêng. Ơng gọi đó là “Sức mạnh của
các mối quan hệ yếu”. Trong điểm kết nối đồng
dạng khác biệt này, cái mà Mark Granovetter
gọi là sức mạnh của những quan hệ yếu ấy
chính là lợi ích mà các actor đã tìm kiếm được
từ mạng lưới này.


Khơng khó khăn lắm để chúng ta nhận ra,
nhờ vai trò trung tâm và môi giới của đồng
thầy, các actor ở điểm kết nối đồng dạng khác
biệt này đang sở hữu một thị trường giàu tiềm
năng, có nhu cầu cao đối với việc tiêu thụ
các dịch vụ lễ vật mà họ cung ứng. Chính thị
trường giàu tiềm năng, có nhu cầu cao đã giúp
họ đảm bảo một nguồn thu nhập ổn định.
Chẳng hạn, đối với actor D (ông Hào) chuyên
cung cấp đồ mã, chỉ tính riêng đồng thầy
Nguyễn Tất Kim Hùng, trung bình một năm
sử dụng đồ mã tới gần 20 lần. Mỗi lần làm mã
ước khoảng 3.000.00011<sub> đồng. Bình quân ông </sub>
Hào có thể thu được gần 60.000.000 đồng mỗi
năm. Đó là chưa kể tới một mạng lưới hàng
trăm con nhang đệ tử mà đồng thầy Nguyễn
Tất Kim Hùng có thể mơi giới. Tóm lại, một thị
trường tiêu thụ tiềm năng với nguồn thu có
tính ổn định chính là lợi ích kinh tế đầu tiên
mà các actor của mạng lưới này thu được từ


dịch vụ cúng ứng lễ vật.


Như đã phân tích, các mối quan hệ yếu này
có sức mạnh riêng. Nếu như các mối quan hệ
mạnh chú trọng hướng nội thì các mối quan hệ
yếu lại có nhiều cơ hội hướng ngoại. Ở mạng
lưới cung ứng lễ vật này, lợi ích mang lại khơng
chỉ có ý nghĩa đối với các actor mà cịn có vai
trị quan trọng đối với các mối quan hệ khác.
Cụ thể, nhờ mạng lưới này, các actor D (ông
Hào), E (ông Hoạt), F (ông Đại) đã tạo công
ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương,


truyền thống theo hướng chuyên hóa như
Duyên Trường, Giáp Nhị, làng Thượng.


Tuy nhiên không phải khi nào và ở đâu, các
dịch vụ cung ứng lễ vật dâng cúng đều mang
lại lợi ích xi chiều. Trong nhiều trường hợp,
dịch vụ cung ứng lễ vật có những tác động
ngược chiều với những biểu hiện tiêu cực như
dùng đồ mã tràn lan, ganh đua lễ vật dâng
cúng…. Những biến tướng đó đang làm cho
tín ngưỡng thờ Mẫu bị trần tục hóa, mài mịn
những giá trị cốt lõi, đặc sắc của tín ngưỡng
này. Tuy nhiên, đó là một nội dung khoa học có
thể bàn luận chun sâu trong một cơng trình
nghiên cứu khác.


<b>***</b>



Trên cơ sở tương tác của nhiều yếu tố: kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa… q trình hiện
đại hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu diễn ra trên
nhiều cấp độ mà các loại hình dịch vụ chỉ là
một trong số những phương diện tiêu biểu.
Định hướng tiếp cận nhân học tôn giáo với
những lý thuyết nhân học hiện đại sẽ giúp
chúng ta phát hiện nhiều vấn đề khoa học
mới, nhất là những vấn đề đương đại của tín
ngưỡng thờ Mẫu trong bối cảnh tồn cầu hóa
hiện nay.


N.V.T
<i>(TS., Khoa Việt Nam học, Trường ĐHSP HN)</i>


<b>Chú thích</b>


1<sub>Dịch vụ là một khái niệm công cụ, được dùng </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>V</b>

<b>A</b>


vụ. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiên cứu, vì


nhiều lý do, hoạt động thương mại chỉ giữ vai trò
cung ứng, nhiều khi mang tính chất phục vụ hơn
là tính chất thương mại bán mua. Vì vậy, trong
bài viết này, để phục vụ tín ngưỡng thờ Mẫu,
bên cạnh các dịch vụ như chấp tác, cung văn…
chúng tôi quan niệm việc cung ứng các loại lễ vật
dâng cúng cũng là một loại hình dịch vụ.



2<sub>John Barnes Arundel (1918-2010) là nhà </sub>


nhân học người Úc. Ông là một trong số những
người đầu tiên đề cập đến khái niệm mạng lưới
xã hội vào năm 1954 trong bài viết về giáo xứ đảo
<i>Na Uy: “Class and Committees in a Norwegian </i>


<i>Is-land Parish”, in trong Barnes, John (1954), “Class </i>
<i>and Committees in a Norwegian Island Parish.” </i>
<i>Human Relations, tr. 39 - 58. Từ đây, quan điểm </i>


mạng lưới xã hội của ông được áp dụng rộng rãi
trong nghiên cứu khoa học xã hội, chính trị và
một số lĩnh vực khác.


3<sub>James Clyde Mitchell (1918 - 1995) là nhà </sub>


nhân học người Anh. Ông đã có những nghiên
cứu quan trọng về mạng lưới xã hội tại Đại học
Manchester. Kết quả nghiên cứu về mạng lưới
xã hội của ông lần lượt được công bố vào các
<i>năm 1956, The Kalela dance: Aspects of social </i>


<i>relationships among urban Africans in Northern </i>
<i>Rhodesia, Manchester, Manchester University </i>


<i>Press; 1966, 1971, The Yao Village: a Study in the </i>


<i>Social Structure of a Malawian Tribe Manchester, </i>



Manchester University Press.


4<sub> David Émile Durkheim (1858 - 1917) là một </sub>


nhà xã hội học, tâm lý học xã hội và triết học
người Pháp. Ông được coi là một trong những
người đi tiên phong, xây nền, đắp móng cho
ngành xã hội học.


5 <sub>Ferdinand Tönnies (1855 - 1936 ) là một là </sub>


một nhà xã hội học, triết học người Đức. Ơng có
đóng góp lớn cho lý thuyết xã hội học với kết quả
nghiên cứu về hai loại nhóm xã hội: Gemeinschaft
và Gesellschaft.


<i>cấu xã hội của ông được xuất bản năm 1957, sau </i>


khi ông qua đời một năm.


7 - 11 <sub>Số liệu điền dã của tác giả thu được vào </sub>


tháng 11/2015.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


<i>1. Nhiều tác giả (2013), Lòng tin và vốn xã hội, </i>
Nxb. Tri thức, Hà Nội.



<i>2. Ngô Đức Thịnh (2014), Lên đồng, hành trình </i>


<i>của thần linh và thân phận, Nxb. Thế giới, Hà Nội.</i>


<i>3. James Clyde Mitchell (1956), The Kalela </i>


<i>dance: Aspects of social relationships among </i>
<i>urban Africans in Northern Rhodesia, Manchester, </i>


Manchester University Press.


<i>4. James Clyde Mitchell (1966, 1971), The Yao </i>


<i>Village: a Study in the Social Structure of a Malawian </i>
<i>Tribe Manchester, Manchester University Press.</i>


<i>5. J. B.Arundel (1954), Class and Committees in </i>


<i>a Norwegian Island Parish, Human Relations, pp. </i>


39-58.


<b> Ngày nhận bài: 17 - 2 - 2016</b>


</div>

<!--links-->

×