Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ, VỊT VỚI VẮC XIN VÔ HOẠT H5N1 CHỦNG RE-5 TẠI QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.24 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ, VỊT </b>


<b>VỚI VẮC XIN VÔ HOẠT H5N1 CHỦNG RE-5 TẠI QUẢNG NINH</b>



<b>Nguyễn Quang Tính1*<sub>, Hồng Thị Ngọc Lan</sub>2</b>


<i>1<sub>Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, </sub>2<sub>Trường Cao đẳng Đơng Bắc Quảng Ninh</sub></i>


TĨM TẮT


Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vắc xin H5N1 tại Quảng Ninh cho thấy: Tỷ lệ mắc
bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, quy mô chăn ni càng ít tỷ lệ mắc bệnh càng cao và ngược
lại. Năm 2016 và đầu năm 2017 có tỷ lệ tiêm phòng gia cầm đạt gần 100%; vắc xin H5N1 chủng
Re- 5 có độ an tồn rất cao từ 93,78% đến 94,62%. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của đàn gà
được tiêm vắc xin H5N1 chủng Re- 5 tại 60 ngày là cao nhất (6,12 log2). Hiệu giá kháng thể sau
đó giảm dần (3,52 log2) vào thời điểm 150 ngày sau khi tiêm và khơng cịn khả năng bảo hộ nữa.
Hiệu giá kháng thể của đàn vịt được tiêm vắc xin H5N1 chủng Re- 5 tại 60 ngày là cao nhất (6,43
log2). Hiệu giá kháng thể sau đó giảm dần (4,31 log2) vào thời điểm 120 ngày sau khi tiêm và
khơng cịn khả năng bảo hộ nữa.


<i><b>Từ khóa: Đáp ứng miễn dịch, vắc xin, kháng thể, gà, vịt,</b><b> </b></i>


ĐẶT VẤN ĐỀ*


Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính nguy hiểm lây lan rất nhanh, gây chết
hàng loạt gia cầm và chim hoang dã, có thể
lây sang người, do virus type A họ


<i>Orthomyxorviridae gây nên (Phạm Sỹ Lăng, </i>


2008 [2]; Voyles B. A. 2002 [7]; Slomka M.


J. 2007 [8]). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và
tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất
định nghĩa Bệnh truyền nhiễm của gia cầm
gây ra bởi bất cứ virus cúm type A có chỉ số
gây bệnh qua đường tĩnh mạch cho gà 6 tuần
tuổi lớn hơn 1,2 hoặc là bất cứ virus nhóm A
type phụ H5 hoặc H7 không phụ thuộc vào
độc lực và tính gây bệnh của chúng cho gia
cầm (Phạm Sỹ Lăng, 2008 [2]). Theo khuyến
cáo của WHO, FAO, OIE, vắc xin nên sử
dụng như một biện pháp chiến lược, toàn diện
để phòng chống bệnh cúm gia cầm tại Việt
Nam. Trên cơ sở đó, từ năm 2005 Chính phủ
Việt Nam đã quyết định sử dụng vắc xin cúm
gia cầm nhập ngoại để phòng bệnh cho đàn
gia cầm ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả
nước và đã thu được những kết quả tương đối
tích cực trong cơng tác giám sát, phịng chống
bệnh cúm gia cầm (OIE, 1992 [6]). Những
năm gần đây, Quảng Ninh đã triển khai tiêm
phòng vắc xin H5N1 cho toàn bộ đàn gia
cầm, thủy cầm trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy,
khi tiêm cùng một loại vắc xin cho mỗi địa



phương khác nhau thì khả năng đáp ứng miễn
dịch của đàn gia cầm cũng khác nhau. Trong
phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành
nhằm đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch
của gia cầm được tiêm vắc xin H5N1 tại tỉnh


Quảng Ninh, từ đó đưa ra khuyến cáo cho các
cơ quan chức năng trong lựa chọn vắc xin để
khống chế bệnh cúm gia cầm.


NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU


<b>Nội dung nghiên cứu </b>


- Đánh giá đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn
dịch của đàn gia cầm sau khi tiêm vắc xin
cúm H5N1 tại Quảng Ninh.


- Đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn gia
cầm trên toàn tỉnh tại các thời điểm sau khi
tiêm vắc xin H5N1.


<b>Nguyên liệu </b>


Gà, vịt nuôi tại cơ sở đã được tiêm phòng vắc
xin cúm gia cầm H5N1 chủng Re- 5 vô hoạt
nhũ dầu do công ty Nanovet cung cấp; các
loại máy móc, trang thiết bị, dụng cụ hoá chất
phục vụ đề tài nghiên cứu do Chi cục Chăn
nuôi Thú y tỉnh Quảng Ninh - Cơ quan Thú y
vùng II, Hải Phòng cung cấp.


<b>Phương pháp nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nghiên cứu của Nguyễn Như Thanh và cs.,


2001 [5]. Số liệu được xử lý trên phần mềm
Excel 2007.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


<i>- Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo quy mô đàn </i>


<i><b>Nhận xét bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia </b></i>


cầm có sự khác nhau rõ rệt, thay đổi theo quy
mô đàn gia cầm. Với quy mô đàn nhỏ hơn
200 con bệnh thường thấy và chiếm tỷ lệ cao
80,78%. Những đàn có quy mô vừa (200 –
500 con) mắc bệnh ít hơn, chiếm tỷ lệ
12,49%. Còn những đàn quy mơ lớn có tỷ lệ
mắc bệnh thấp nhất (6,73%). Trên thực tế,
những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún thường


chăn nuôi chung nhiều loại gia cầm nên khả
năng bệnh dịch xảy ra rất lớn. Mặt khác, điều
kiện kinh tế cịn hạn hẹp, chi phí đầu tư thấp,
khơng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong chăn nuôi và an tồn sinh học. Các cơng
tác tiêm phịng, vệ sinh chuồng trại cũng
không được chú trọng nên tạo điều kiện thuận
lợi cho bệnh dịch phát triển nhiều hơn. Còn
những hộ chăn nuôi tập trung, theo quy mơ
lớn như mơ hình trang trại có sự đầu tư về
khoa học kỹ thuật, có đội ngũ cán bộ, kỹ thuật
viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm


nên công tác phịng bệnh được chú trọng, vì
vậy, tỷ lệ mắc bệnh là rất thấp.


<i><b>Bảng 1. Biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo quy mô đàn gia cầm </b></i>
<b>Năm </b> <b>Tổng số con </b>


<b>nhiễm (con) </b> <b>< 200 </b> <b>Quy mô đàn (con) 200 - 500 </b> <b>> 500 </b>
<b>Số con </b>


<b>(con) </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


<b>Số con </b>
<b>(con) </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


<b>Số con </b>
<b>(con) </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


2013 17.058 14.321 83,95 2.000 11,72 737 4,32


2014 851 851 100 - 0 - 0



2015 9.300 7.250 77,96 1.300 13,98 750 8,06


2016 5.731 4.320 75,40 850 14,83 561 9,79


05/2017 3.880 3.000 77,32 450 11,60 430 11,08


Tính chung 36.820 29.742 80,78 4.600 12,49 2.478 6,73


<i>- Đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm H5N1 tại Quảng Ninh </i>


<i><b>Bảng 2. Kết quả tiêm phòng vắc xin Cúm cho đàn gia cầm của tỉnh Quảng Ninh năm 2016 và 2017 </b></i>
<b>Năm </b> <b>Mũi </b> <b>Số huyện, </b>


<b>TP </b>


<b>Gia cầm được tiêm (con) </b> <b>Tổng số </b>
<b>đăng ký </b>
<b>(con) </b>


<b>Tỷ lệ tiêm </b>
<b>phòng (%) </b>
<b>Tổng số gia cầm </b>


<b>được tiêm (con) </b>


<b>Gà (con) </b> <b>Vịt (con) </b>


2016 1 14 3.620.120 2.213.473 1.406.647 3.831.305 94,49


2 14 582.304 0 582.304 651.130 89,43



2017 1 14 2.830.732 2.541.123 289.609 3.047.221 92,90


2 14 697.037 0 697.037 854.405 81,58


<i><b>Nhận xét bảng 2: Năm 2016, tỉnh Quảng Ninh tiêm phòng vắc xin Cúm cho gia cầm được chia </b></i>


thành 2 đợt. Đợt 1 năm 2016 tiêm phòng vắc xin Cúm mũi 1 cho 3.620.120 con trong tổng số gia
cầm đăng ký là 3.831.305 con, chiếm tỷ lệ 94,49%. Mũi 2 chỉ tiến hành tiêm cho đàn vịt, tổng số
đăng ký là 651.130 con và tiến hành tiêm được 582.304 con, chiếm tỷ lệ 89,43%. Đợt 1 năm 2017
tiêm phòng vắc xin Cúm mũi 1 cho 2.830.732 con gà và vịt trong tổng số 3.047.221 con, chiếm tỷ
lệ 92,90%. Mũi 2 tiêm được 697.037 con trong tổng số 854.405 con, chiếm tỷ lệ 81,58%.


<i><b>Nhận xét bảng 3: Trong tổng số 1.030 con gia cầm theo dõi sau khi tiêm mũi 1, số gia cầm an toàn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

gan gia cầm; trường hợp xoang bụng của gia cầm chứa chất dịch màu trắng sữa là do vắc xin đưa
vào quá sâu trong xoang bụng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cán bộ thú y địa phương
<i>tiêm khơng đúng vị trí, sai kỹ thuật, một số khác thấy bệnh tích nghi do vi khuẩn E. coli, Cầu trùng </i>
đã ủ bệnh từ trước mà chủ hộ chăn nuôi, cán bộ thú y không thể phát hiện được.


<i><b>Bảng 3. Kết quả theo dõi độ an toàn của vắc xin H5N1 trên đàn gia cầm</b></i>


<b>Lần </b>
<b>tiêm </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Địa điểm theo dõi </b> <b>Tổng hợp </b>
<b>Đơng </b>


<b>Triều </b>



<b>Quảng </b>
<b>n </b>


<b>Hồnh Bồ </b> <b>Đầm </b>
<b>Hà </b>


1


Tổng số gia cầm theo dõi (con) 260 240 260 270 1.030


Số gia cầm phản ứng (con) 18 16 13 17 64


Tỷ lệ phản ứng (%) 6,92 6,67 5,0 6,3 6,22


Số gia cầm an toàn (con) 245 225 241 255 966


Tỷ lệ an toàn (%) 94,23 93,75 92,69 94,44 93,78


2


Tổng số gia cầm theo dõi (con) 256 233 301 345 1.135


Số gia cầm phản ứng (con) 15 14 14 18 61


Tỷ lệ phản ứng (%) 5,86 6,009 4,65 5,22 5,43


Số gia cầm an toàn (con) 245 220 283 326 1.074


Tỷ lệ an toàn (%) 95,70 94,42 94,01 94,49 94,62



Tổng


Tổng số gia cầm theo dõi (con) 516 473 561 615 2.165


Số gia cầm phản ứng (con) 33 30 27 35 125


Tỷ lệ phản ứng (%) 6,4 6,34 5,23 5,69 5,915


Số gia cầm an toàn (con) 490 445 524 581 2.040


Tỷ lệ an toàn (%) 94,96 94,08 93,58 94,47 94,22


<i>- Giám sát huyết thanh học của đàn gà sau khi được tiêm phòng vắc xin </i>


<i><b>Bảng 4. Hiệu giá kháng thể trung bình của gà được tiêm vắc xin H5N1 </b></i>
<b>Thời điểm lấy mẫu sau </b>


<b>tiêm vắc xin mũi 1 (ngày) </b> <b>Tổng số mẫu (n) </b> <b>Số mẫu (+) </b>


<b>Tỷ lệ dương </b>
<b>tính (+) </b>


<b>Số mẫu </b>


<b>đạt bảo hộ </b> <b>Tỷ lệ bảo hộ (%) </b>


<b>GMT </b>
<b>(log2) </b>


30 200 186 93,00 172 86,00 5,30



60 200 190 95,00 178 89,00 6,12


90 200 182 91,00 156 78,00 4,65


120 200 179 89,50 138 69,00 4,11


150 200 125 62,50 51 25,50 3,52


<i><b>Nhận xét bảng 4: Ở thời điểm 30 ngày sau </b></i>


khi tiêm vắc xin mũi 1, làm phản ứng HI có
186/200 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 93,00%.
Trong các mẫu dương tính có 172 mẫu có
hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt
86%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 5,30
log2. Kết quả nghiên cứu hiệu giá kháng thể
trung bình của đàn gà sau khi tiêm vắc xin 4
tuần tại Quảng Ninh thấp hơn kết quả nghiên
cứu của Đào Yến Khanh (2005) [1] tại cùng
thời điểm (5,30 log2 so với 5,47 log2); ở thời
điểm 60 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 1, làm
phản ứng HI có 190/200 mẫu dương tính,
chiếm tỷ lệ 95,00%. Trong các mẫu dương
tính có 178 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4
log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 89,00%. Hiệu giá kháng
thể trung bình là 6,12 log2. Kết quả nghiên


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trung bình của đàn gà sau tiêm vắc xin 120
ngày tại Quảng Ninh thấp hơn kết quả nghiên


cứu của Đào Yến Khanh (2005) [1] tại cùng
thời điểm (4,11 log2 so với 4,94 log2). Ở thời
điểm 150 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 1,
làm phản ứng HI có 125/200 mẫu dương tính,
chiếm tỷ lệ 62,50%. Trong các mẫu dương
tính có 51 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 4
log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 25,50%. Hiệu giá kháng
thể trung bình đạt 3,52 log2.


<i><b>Nhận xét bảng 5: Khi kiểm tra hiệu giá </b></i>


kháng thể bằng phản ứng HI tại các thời điểm
khác nhau thì hiệu giá kháng thể của các mẫu
được phân bố đều từ ≤ 3 log2 đến 8 log2,
nhưng với tỷ lệ khác nhau. Tại thời điểm 150
ngày có tới 24% số mẫu không có đáp ứng
miễn dịch chiếm tỷ lệ cao nhất; thời điểm 60
và 120 ngày chỉ có 4 – 16% số mẫu khơng có
đáp ứng miễn dịch (tỷ lệ thấp nhất). Tại thời
điểm 30 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu
tập trung từ 4 log2 đến 7 log2. Theo Tô Long
Thành và Đào Yến Khanh (2009) [4]: Gà
được tiêm vắc xin sau 1 tháng có hiệu giá
kháng thể tập trung ở 5 – 7 log2. Tại thời
điểm 90 ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu


tập trung ở mức cao từ 4 log2 đến 6 log2, các
mẫu đạt tỷ lệ 8 log2 giảm xuống cịn 2%. Có
thể thấy, gà có hiệu giá kháng thể cao tại thời
điểm này giảm đi so với thời điểm 60 ngày


sau khi tiêm vắc xin mũi 1. Tại thời điểm 120
ngày hiệu giá kháng thể của các mẫu tập
trung ở mức từ 3 log2 đến 5 log2. Theo Tô
Long Thành và Đào Yến Khanh (2009) [4]:
Gà được tiêm vắc xin sau 4 tháng theo dõi
kháng thể vẫn đạt mức bảo hộ tập trung ở 5 –
8 log2. Có thể nhận thấy rằng, gà có hiệu giá
kháng thể của các mẫu tập trung ở mức không
đạt hiệu giá kháng thể cao nhất tại thời điểm
này giảm rất nhiều so với các thời điểm trước
đó. Tại thời điểm 150 ngày, hiệu giá kháng
thể của các mẫu tập trung ở mức từ ≤ 3 log2
đến 5 log2. Khơng có mẫu nào đạt được hiệu
giá kháng thể ≥ 7 log2.


Như vậy, tại thời điểm 60 ngày sau khi tiêm
vắc xin mũi 1 thì hiệu giá kháng thể phân bố
ở mức rất cao, thời điểm 30 ngày có hiệu giá
kháng thể phân bố thấp hơn 60 ngày. Các thời
điểm 90 ngày, 120 ngày, 150 ngày có hiệu giá
kháng thể tập trung ở mức thấp hơn.


<i><b>Bảng 5. Tần số phân bố các mức kháng thể của gà được tiêm vắc xin H5N1 </b></i>
<b>Thời điểm lấy mẫu </b>


<b>sau tiêm vắc xin mũi </b>
<b>1 (ngày) </b>


<b>Tỷ lệ các mẫu có hiệu giá kháng thể log2 % </b> <b>Tổng số </b>
<b>mẫu (n) </b>



<b>(-) </b> <b>≤ 3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b> <b>6 </b> <b>7 </b> <b>8 </b>


30 10 18 46 44 48 28 6 200


60 4 18 42 50 54 26 6 200


90 10 34 40 44 48 20 4 200


120 16 46 44 40 30 22 2 200


150 24 25 22 28 1 - - 165


<i>- Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vịt được tiêm vắc xin H5N1, chủng Re- 5 </i>


<i><b>Bảng 6. Hiệu giá kháng thể trung bình của vịt được tiêm vắc xin H5N1 </b></i>
<b>Thời điểm lấy mẫu sau </b>


<b>tiêm vắc xin mũi 2 (ngày) </b> <b>Tổng số mẫu </b> <b>Số mẫu (+) </b> <b>đạt bảo hộ Số mẫu </b> <b>Tỷ lệ bảo hộ (%) </b>


<b>GMT </b>
<b>(log2) </b>


30 200 180 158 79,00 5,58


60 200 183 183 91,50 6,43


90 120 102 93 77,50 4,48


120 60 47 36 60,00 4,31



<i><b>Nhận xét bảng 6: Tại thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 2 hiệu giá kháng thể trung bình </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

log2, 93/120 mẫu có hiệu giá kháng thể trung bình ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 77,50%. Tại thời
điểm 120 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 2 hiệu giá kháng thể trung bình của vịt đạt 4,31 log2;
36/60 mẫu có hiệu giá kháng thể trung bình ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 60,00%.


<i><b>Bảng 7. Phân bố hiệu giá kháng thể của đàn vịt trong tỉnh được tiêm vắc xin qua các thời điểm </b></i>
<b>Thời gian lấy mẫu sau tiêm vắc </b>


<b>xin mũi 2 (ngày) </b>


<b>Tỷ lệ % các mẫu có hiệu giá kháng thể log2 </b> <b>Tổng số </b>
<b>mẫu (n) </b>
<b>(-) </b> <b>≤ 3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b> <b>6 </b> <b>7 </b> <b>8 </b>


30 9 12 24 20 21 11 3 200


60 9 9 14 12 14 43 200


90 13 10 20 17 23 12 5 120


120 18 22 26 25 9 60


<i><b>Nhận xét bảng 7: Tại thời điểm 30 ngày sau </b></i>


khi tiêm vắc xin mũi 2: Tỷ lệ các mẫu có hiệu
giá kháng thể 4 log2, 5 log2, 6 log2, 7 log2, 8
log2 là cao nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt là 24%;
20%; 21%; 11%; 3%. Tại thời điểm 60 ngày


sau khi tiêm vắc xin mũi 2: Hiệu giá kháng
thể của vịt được tiêm vắc xin tăng lên, cao
nhất đạt 8 log2. Tỷ lệ số mẫu có hiệu giá
kháng thể 8 log2 cao nhất là 43%; 5 log2 và 7
log2 đều chiếm tỷ lệ 14% trong tổng số mẫu.
Tại thời điểm 90 ngày sau khi tiêm vắc xin
mũi 2: Hiệu giá kháng thể bắt đầu giảm dần,
cao nhất là 8 log2 chiếm tỷ lệ thấp nhất (5%).
Tỷ lệ số mẫu có hiệu giá kháng thể 7 log2; 6
log2; 5 log2; 4 log2 tương ứng là: 12%; 23%;
17%; 20% trong tổng số mẫu. Tại thời điểm 120
ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 2: Hiệu giá
kháng thể cao nhất cịn 6 log2, khơng có mẫu
nào đạt hiệu giá kháng thể mức 7 log2, 8 log2.
KẾT LUẬN


- Tỷ lệ mắc bệnh của đàn gia cầm khác nhau
rõ rệt, thay đổi theo quy mô chăn ni, quy
mơ chăn ni càng ít tỷ lệ mắc bệnh càng cao
và ngược lại. Quy mô đàn dưới 200 con,
chiếm tỷ lệ 80,78% nhưng với quy mô trên
500 con chỉ chiếm tỷ lệ 6,73%, quy mô vừa từ
200 đến 500 con chiếm tỷ lệ 12,49%.


- Năm 2016 và đầu năm 2017, tại Quảng Ninh
tỷ lệ tiêm phòng gia cầm đạt gần 100%.
- Vắc xin H5N1 chủng Re- 5 có độ an tồn rất
cao từ 93,58% đến 95,16%.


- Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của đàn


gà được tiêm vắc xin H5N1 chủng Re- 5 tại
60 ngày là cao nhất 6,12 log2, tỷ lệ bảo hộ đạt
89% và hiệu giá kháng thể sau đó giảm dần


cịn 3,52 log2 vào thời điểm 150 ngày sau khi
tiêm và khơng cịn khả năng bảo hộ nữa.
- Hiệu giá kháng thể của đàn vịt được tiêm
vắc xin H5N1 chủng Re- 5 tại 60 ngày cũng
cao nhất là 6,43 log2 và hiệu giá kháng thể
sau đó giảm dần cịn 4,31 log2 tại thời điểm
120 ngày sau khi tiêm và không còn khả năng
bảo hộ nữa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. Đào Yến Khanh (2005), Kiểm nghiệm và khảo </i>
<i>nghiệm vắc xin cúm gia cầm ngoại nhập, Luận </i>
<i>văn thạc sĩ Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp </i>
Hà Nội.


<i>2. Phạm Sỹ Lăng (2008), Một số bệnh quan trọng </i>
<i><b>gây hại cho gia cầm, Nxb Nông nghiệp, tr. 11 </b></i>
<i>3. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật </i>
<i>học ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, </i>
Hà Nội.


<i>4. Tô Long Thành, Đào Yến Khanh (2009), </i>
“Khảo nghiệm vaccine cúm gà H5N2 nhập từ Hà
<i>Lan và Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật </i>
<i>Thú y, Tập XVI, Số 2, tr. 7-10. </i>



5. Nguyễn Như Thanh, Lê Thanh Hòa, Trương
<i>Quang (2011), Phương pháp nghiên cứu dịch tễ </i>
<i>học thú y, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. </i>
6. OIE, Council of European Communities
(1992), “Council Directive 92/40/EEC of 19 th
May 1992 introducing Community measures for
<i>the control ofavian influenza”, Official Journal of </i>
<i>Eropean Communities, L167, pp. 1-15. </i>


<i>7. Voyles B. A. (2002), “Orthomyxo virus”, The </i>
<i>biology of viruses, Ed. 2, NewYork, NY: Mc Graw </i>
– Hill, pp. 147.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

SUMMARY


<b>ASSESSMENT OF THE IMMUNITY RESPONSE OF CHICKEN, DUCK TO </b>
<b>H5N1 INACTIVATED VACCINE IN QUANG NINH PROVINCE </b>


<b>Nguyen Quang Tinh1*, Hoang Thi Ngoc Lan2 </b>
<i>1</i>


<i>University of Agriculture and Forestry - TNU, 2Northeast College of Quangninh</i>


Studying of the immunity response of chicken, duck to H5N1 inactivated vaccine in Quang Ninh
province has shown that, the incidence depended on many factors. For instance, this ratio was
increased when the scale was less. All chicken and duck were vaccinated in 2016 and 2017
(100%). The H5N1 vaccine (strain Re-5) was recorded from 93.78% to 94.62% in safety.
Antibody titration results of chicken flocks vaccinated with H5N1 strain Re-5 at 60 days were
highest (6.12 log2). Antibody titres were then reduced (3.52 log2) at 150 days post-vaccination


and no longer protective. The antibody titres of the dynasties that were injected with the H5N1
strain Re-5 at 60 days were the highest (6.43 log2). Antibody titres were then reduced (4.31 log2)
at 120 days post-vaccination and no longer protective.


<i><b>Key words: Immunity response, vaccine, antibody, chickens, ducks</b></i>


<i><b>Ngày nhận bài: 10/5/2018; Ngày phản biện: 21/5/2018; Ngày duyệt đăng: 31/7/2018 </b></i>




*


</div>

<!--links-->

×