Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghi lễ phát lương Đền Trần Thương dưới góc nhìn biểu tượng văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.36 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

T



<b>NGHI LỄ PHÁT LƯƠNG ĐỀN TRẦN THƯƠNG </b>


<b>DƯỚI GĨC NHÌN BIỂU TƯỢNG VĂN HĨA</b>



<b>CAO THẢO HƯƠNG</b>


<b>Tóm tắt</b>


<i>Nghi lễ Phát lương đền Trần Thương, tỉnh Hà Nam là một nghi lễ mới ra đời từ năm 2010 nhưng </i>
<i>sớm nhận được sự quan tâm từ phía cơ quan quản lý các cấp cũng như nhân dân thập phương. Đây là </i>
<i>nghi lễ mang tính biểu tượng, tính thời sự và màu sắc tâm linh rõ nét, rất đáng được quan tâm nghiên </i>
<i>cứu. Bài viết tập trung nghiên cứu nghi lễ Phát lương đền Trần Thương dưới góc nhìn biểu tượng văn </i>
<i>hóa nhằm thấy được sự vận động của biểu tượng cũng như nhu cầu tâm linh dân gian. Trong đó, phát </i>
<i>lương - xin lương được giải nghĩa với tư cách là biểu tượng mang tính lịch sử, tính hiện sinh - biểu tượng </i>
<i>trung tâm của nghi lễ. Ngoài ra, bài viết cũng bước đầu nhận diện và tìm hiểu một số biểu tượng góp </i>
<i>phần làm nên tính thiêng của nghi lễ - một trong những điểm hấp dẫn khiến cho nghi lễ dễ dàng được </i>
<i>dân gian đón nhận. </i>


<b>Từ khóa: Phát lương, nghi lễ Phát lương, đền Trần Thương, biểu tượng, biểu tượng văn hóa</b>


<b>Abstract</b>


<i>Ritual of ration at Tran Thuong Temple, Ha Nam Province is a new ritual that was born in 2010 but </i>
<i>soon received the attention from management agencies at all levels as well as the people all over the </i>
<i>country. This ritual has representativity, timeliness and spiritual colors and it is worthy of consideration. </i>
<i>The article focuses on studying ritual of rations at Tran Thuong Temple under the perspective of cultural </i>
<i>symbolsinordertoseethemovementofsymbolsaswellastheneedsoffolkspirituality. In which, giving </i>
<i>ration – applying for ration is interpreted as a historical, existential symbol - the central symbol of the </i>
<i>ritual. In additions, the article also initially identifies and explores some of the symbols that contribute </i>
<i>to the sacredness of the ritual - one of the attractions that makse the ritual easy to receive. </i>



<b>Keyword: Giving ration, ritual of ration, Tran Thuong temple, symbol, cultural symbol</b>


rong nghiên cứu văn hóa nói chung
và nghiên cứu tín ngưỡng dân gian
nói riêng, sự xuất hiện của những
hiện tượng mới, một nghi lễ mới luôn là đề
tài đáng chú ý khơng chỉ bởi tính thời sự của
vấn đề mà còn bởi ý nghĩa sâu xa, thúc đẩy sự
ra đời của nó. Nghi lễ Phát lương đền Trần
Thương là một hiện tượng mới, đáng chú ý
như thế. Đây là một nghi lễ mang màu sắc


truyền thống rõ nét, nhưng lại ra đời trong bối
cảnh hiện đại. Nghi lễ cho thấy sự vận động của
đời sống văn hóa và thế giới biểu tượng văn hóa
trong giai đoạn hiện nay.


<b>1. Khái niệm biểu tượng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

giữa hai phần này được hình thành và tồn tại
tương đối ổn định trong lịch sử. Biểu tượng gắn
liền với ý thức và vơ thức, có khả năng khơi gợi
cảm xúc và định hướng hành động. Theo nhà
thần học Paul Tillich, “những vấn đề cơ bản
trong tư tưởng tôn giáo của con người phải
được thể hiện bằng biểu tượng, bởi vì chỉ có
ngơn ngữ biểu tượng mới có thể diễn đạt được
ý nghĩa của nó” (4, tr.41) .



Bản thân biểu tượng là một khái niệm có
tính đứt đoạn - tức “cái biểu hiện” và những ý
nghĩa biểu trưng không được nối liền nhau. Đó
là lý do mà ở phương Tây cổ xưa, biểu tượng
được hình dung như hai mảnh ghép được xẻ
đôi, chia cho hai người để làm dấu hiệu nhận
nhau. Sự hoạt động của ý thức, trí tưởng
tượng, những liên tưởng của con người được
nhìn nhận như một chìa khóa mở cánh cửa bí
ẩn về phần đứt gãy. Mircea Eliade nhấn mạnh
đến “hoạt động tiềm thức và siêu nghiệm của
con người”. Trong khi đó, James Wald đã nhấn
mạnh đến phức cảm trong liên tưởng. Chỉ
những gợi mở của phức cảm trong liên tưởng
mới có thể nối lại phần đứt gãy giữa việc sử
dụng hình ảnh và phần thực đằng sau - “phần
trình bày”.


Giữa hai phần chính của biểu tượng, “cái
biểu hiện” và“cái được biểu hiện” bao giờ cũng
có một logic. Các trường hoạt động của ý thức
trong biểu tượng rất phong phú, đa dạng và khó
nắm bắt. Ban đầu con người ngầm quy ước về
một nội dung nào đó (có thể là nhiều hơn) bằng
một tín hiệu, lấy cái này để đại diện cho cái kia.
Qua thời gian, tín hiệu đó được làm dày thêm,
phức tạp hơn bằng những lớp nghĩa mới dựa
trên lớp nghĩa ban đầu. Với sự chồng xếp các
lớp nghĩa, lâu dần con người bắt đầu có những
liên tưởng và cảm xúc. Khi các lớp nghĩa trở nên


phức tạp, khơi gợi nhiều cảm xúc ở con người,
điều khiển hành vi của con người một cách vơ
thức thì tín hiệu trở thành biểu tượng. Sự “đứt
gãy” giữa “cái biểu hiện” và “cái được biểu
hiện” là do sự chồng xếp giữa các


lớp nghĩa mà thành. Lớp nghĩa mới ra đời dựa
trên những lớp nghĩa gần nó nhất. Đặc điểm nổi
bật của biểu tượng là tính liên kết cơ động của
các mối liên hệ. Tuy nhiên, mối liên hệ ấy được
phát triển, vận động; theo thời gian và hoàn
cảnh lịch sử - xã hội, các lớp nghĩa được bồi đắp
và biến dạng một cách có chọn lọc và khác nhau
ở từng nền văn hóa. Điều này liên quan trực tiếp
tới tính ổn định tương đối của biểu tượng.


Bản chất của biểu tượng chính là sự gợi mở
của cái biểu hiện, dẫn dắt con người tới những
cái được biểu hiện. Vì thế, đối với tư duy biểu
tượng, khơng có gì là khơng khắc phục được.
Những gì khó hình dung được biểu trưng bởi
cái cụ thể; cái “ảo” được biểu hiện qua cái “thực”.
Vì vậy, biểu tượng khơng phải là một thực thể
tĩnh mà luôn vận động, biến đổi theo thời gian.


<b>2. Biểu tượng phát lương - từ lịch sử tới văn hóa</b>


Như đã nói ở phần trên, biểu tượng có đời
sống riêng, gắn với đời sống xã hội. Biểu tượng
có thể bị phai nhạt ý nghĩa, thậm chí trở thành


biểu tượng chết khi khơng cịn chứa đựng ý
nghĩa gì đối với con người. Nhưng biểu tượng
cũng có thể được bồi đắp thêm nghĩa mới và
quá trình bồi nghĩa này diễn ra dựa trên một
dòng logic nhất định. Ta có thể thấy điều này ở
nghi lễ Phát lương đền Trần Thương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Cũng vì mới ra đời, nên đây là một hiện
tượng cho thấy sự tham gia của lớp nghĩa mới
bên cạnh các lớp nghĩa có sẵn trước đó. Ở đây
có sự tích hợp, chồng xếp nhiều ý nghĩa, gắn
liền với niềm tin, ước mong phồn thực, niềm
tự hào dân tộc… mang đậm màu sắc dân gian,
cụ thể, có sự bồi đắp, chồng xếp giữa lớp nghĩa
mới và lớp nghĩa cũ. Lớp nghĩa truyền thống là
lớp nghĩa tín ngưỡng hóa, tâm linh hóa sự kiện
lịch sử, gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại
xâm dưới thời nhà Trần. Đền Trần Thương
trong tâm thức dân gian gắn liền với chiến
thắng quân Nguyên Mông do nhà Trần lãnh
đạo. Trong chiến thuật đánh giặc,


nhà Trần, cả ba lần chống lại quân
Mông Nguyên, đều chú trọng tới
vấn đề lương thực. Đó là sự vận
dụng kế “vườn khơng nhà trống”
khiến quân giặc thiếu lương thực
trong 2 lần sang xâm lược nước
ta. Và chiến thuật đánh cắt lương
thảo của địch, khiến địch mất


lương thảo phải rút quân ở lần
xâm lược thứ ba. Như vậy, ở
hướng nghĩa này, lương thực gắn
liền với lịch sử, lịch sử được tâm
linh hóa.


Bên cạnh lớp nghĩa trên, biểu
tượng phát lương còn tích hợp,
bồi đắp nghĩa khác, ý nghĩa về ước
mong phồn thực. Ước mong


phồn thực về sự no đủ là tâm thức vốn đã sẵn
có trong văn hóa dân gian. Ở đây có sự chuyển
hóa từ lương thảo nuôi quân sang lương thực
nuôi dân, được biểu hiện bằng ngũ cốc. Lương
thực gắn liền với sự no đủ, đồng thời gợi liên
tưởng tới hạt giống, sự sinh sôi nảy nở, được
phủ thêm màu sắc tâm linh: đó là ngũ cốc
thiêng, chứa đựng sức mạnh siêu nhiên, gắn
liền với ước mong phồn thực của con người,
cầu mưa thuận gió hịa, may mắn sung túc…
Lương thực trở thành biểu tượng của phồn
thực, là“lộc” của rất nhiều dân tộc trên thế giới,
bởi chức năng trong đời sống hiện thực của nó


là ni sống con người, là vật dự trữ để nuôi con
người lâu dài, đồng thời là hạt giống tạo nên sự
sinh sơi nảy nở. Tâm thức này được tích hợp vào
biểu tượng lương ở đền Trần Thương, và vì có
sự bồi nghĩa này thì nghi lễ bao hàm nội dung


phát lương - nhận lương mới ra đời. Phát lương
là phát lộc, nhận lương là nhận lộc, xin lương
cũng có nghĩa là xin lộc. Bởi thế mà nghi lễ này
được tổ chức vào đầu năm, con người xin lộc
may mắn đầu năm. Lúc này biểu tượng mang
tính hiện sinh rõ rệt. Ta có thể hình dung sự bồi
đắp hai lớp nghĩa này qua sơ đồ sau:


Sự tích hợp của hai lớp nghĩa của biểu
tượng phát lương là sự tích hợp của tính lịch
sử (gắn với thời chiến) và tính hiện sinh (gắn
với thời bình). Tất nhiên, tính lịch sử trong biểu
tượng này không chỉ là sự tưởng nhớ quá khứ
mà còn là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc
luôn tồn tại bền bỉ trong tâm thức người Việt.
Trong đó, người Việt ln nhắc nhở mình sẵn
sàng tiếp nối truyền thống hào hùng bảo vệ Tổ
quốc, sẵn sàng chiến đấu vì độc lập dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cảm, mong ước, nghĩa là phù hợp với đời sống
của nhân dân. Và chỉ có như vậy, văn hóa nói
chung và nghi lễ phát lương nói riêng mới có
con đường phát triển theo hướng được bồi
đắp. Nghi lễ phát lương mặc dù mới ra đời
nhưng biểu tượng của nó là sự tiếp nối của
những gì vốn đã tồn tại thẳm sâu trong tâm
thức dân gian, vì thế nên nghi lễ đã thu hút
được sự quan tâm của nhân dân, trở thành
một hoạt động văn hóa có sức sống mãnh liệt.



Tương truyền, khi có chiến tranh, nhân dân
tự nguyện đóng góp lương thực vào kho lương
của nhà Trần. Nay lại có nghi lễ Phát lương từ
kho lương nhà Trần cho dân chúng. Như vậy,
nhà Trần thu lương từ dân trong chiến tranh và
phát lương cho dân khi hịa bình trở lại. Ta có
thể bắt gặp sự tương đồng hiện tượng này qua
sự kiện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần ở hồ Hồn
Kiếm. Khi có chiến tranh, rùa thần cho Lê Lợi
mượn gươm chiến đấu. Sau khi chiến tranh kết
thúc, Lê Lợi trả lại gươm cho rùa thần. Mượn rồi
trả gươm, thu rồi phát lương là quy trình thể
hiện quy luật của văn hóa dân gian Việt Nam, sự
chuyển hóa tự nhiên từ thời chiến sang thời bình.
Ý nghĩa của các biểu tượng đã chuyển hóa từ sức
mạnh đánh giặc sang ổn định trong hòa bình. Đây
là biểu hiện của văn hóa Việt Nam, một nền văn
hóa có lịch sử phát triển trong điều kiện trải qua
nhiều cuộc chiến tranh.


<b>3. Nhóm biểu tượng thiêng trong nghi lễ </b>


<b>phát lương</b>


Cũng giống như ở nhiều hoạt động nghi lễ
dân gian khác, màu đỏ là một biểu tượng
thiêng của nghi lễ phát lương đền Trần
Thương. Túi lương được may bằng vải đỏ,
được đựng trong hộp đỏ, đặt trên khay có vải
đỏ. Màu đỏ trong tín ngưỡng dân gian thường


đi liền với thần thánh và sự kiêng kỵ. Ban đầu,
màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Khi ấy, nó là
một tín hiệu được hình thành theo lối tư duy
hoán dụ trực quan: mặt trời màu đỏ nên nhắc
tới mặt trời thì nghĩ tới màu đỏ và nhắc tới màu
đỏ thì nghĩ tới mặt trời. Người Việt tôn sùng
mặt trời từ rất sớm, điều này đã được nhiều


học giả bàn đến. Khi con người tôn thờ mặt
trời, màu đỏ đồng nghĩa với sự linh thiêng của
mặt trời, là màu của sức mạnh siêu nhiên, màu
ở trên cao (trên trời). Dựa trên ý nghĩa này, ý
nghĩa rộng hơn bắt đầu phát triển. Khơng chỉ
là màu tượng trưng cho tín ngưỡng thờ mặt
trời, màu đỏ cũng tượng trưng cho thần thánh
nói chung, cho “đấng trên cao” ngồi tầm với
của con người và sự kiêng kỵ.


Ta có thể hình dung cụ thể qua sơ đồ như sau:


<i>Màu đỏ - Mặt trời (Sự liên tưởng)</i>




<i>Màu đỏ -Thần Mặt trời (Lớp nghĩa 1)</i>


Màu đỏ - sức mạnh siêu nhiên, đấng trên
<i>cao (Lớp nghĩa 2)</i>





<i>Màu đỏ - linh thiêng, kiêng kỵ (Lớp nghĩa 3)</i>




Màu đỏ trong trường hợp ở đền Trần
Thương cũng khơng nằm ngồi dịng chảy ý
nghĩa này của tổng thể tín ngưỡng dân gian Việt
Nam. Tuy nhiên, khác với nhiều nơi, ở đền Trần
Thương, màu đỏ thường đi cùng với màu vàng.
Ta có thể thấy được điều này trên trang phục
quân rước, trên túi lương (vải đỏ thêu chữ
vàng). Đó là sự gợi nhắc tới lá cờ thêu sáu chữ
<i>vàng “phá cường địch, báo hoàng ân” của Trần </i>
Quốc Toản trong cuộc chiến lịch sử với quân
Nguyên Mông lần thứ hai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nhiều người cho rằng đây là một biến thể của
Đạo giáo khi du nhập vào Việt Nam. Có lẽ bởi
thế mà biểu tượng con số 5 được chuyển tải
qua năm loại hạt làm lương thực mang ý nghĩa
kép đặc trưng. Ngũ cốc vừa là biểu tượng của
dòng Đạo giáo, vừa là biểu tượng của văn hóa
dân gian, thể hiện sự trọn đầy, sung túc, giống
như mâm ngũ quả trên bàn thờ người Việt vậy.
Cũng bởi thế mà ý nghĩa của ngũ cốc càng tô
điểm thêm tính chất phồn thực của nghi lễ
phát lương.



<i>Nghi lễ Phát lương được diễn ra vào giờ </i>


<i>thiêng, giờ chính Tý (12 giờ đêm). Đây được coi </i>


là thời điểm tâm linh, huyền bí, là thời điểm
giao thoa giữa ngày cũ và ngày mới, là lúc trời
tối nhất, đêm lặng nhất. Nếu như ban ngày là
dương, ban đêm là âm thì giờ tý là cực âm. Đây
cũng là thời khắc thiêng gắn với thế giới âm, thế
giới thần linh. Bởi thế mà nhiều nghi lễ dân gian
được tổ chức trong đêm. Ở đền Hát Môn


liền với chủ nghĩa yêu nước, ý thức về lịch sử
của người Việt. Bởi thế, nghi lễ Phát lương đền
Trần Thương dễ dàng có được sự đón nhận
nhiệt tình và đầy trân trọng từ nhân dân địa
phương cũng như khách thập phương.


Dưới góc nhìn biểu tượng, nghi lễ Phát
lương đền Trần Thương là một hiện tượng
đáng chú ý, cần được nghiên cứu sâu hơn nữa.
Bởi ở đây ta thấy sự vận động, chuyển hóa, tích
hợp của các lớp nghĩa biểu tượng rất rõ nét.
Là một nghi lễ mới xuất hiện, song các biểu
tượng được hình thành đã gắn bó với tâm thức
dân gian, được cộng đồng đồng thuận và đón
nhận. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa đối với
nghiên cứu biểu tượng văn hóa mà cịn gợi mở
ý tưởng cho việc nghiên cứu về sự vận động,
biến đổi của đời sống văn hóa nói chung.



C.T.H


<i>(Khoa Văn hóa học, Trường ĐHVH HN) </i>


thờ Hai Bà Trưng, lễ mộc dục cũng được diễn


ra vào giờ tý. Khi giờ thiêng điểm, cả làng rước
Hai Bà ra khỏi đền, đến nhà Mộc Dục. Trong
đêm, Hai Bà được rước đi trang nghiêm, dân
làng khơng được nhìn thấy Hai Bà, kể cả thời
khắc rước Hai Bà lên và xuống kiệu cũng hoàn
tồn phải đảm bảo khơng ai được nhìn thấy. Ở
làng Dương Liễu (thuộc huyện Hoài Đức - Hà
Nội), trong hội làng, khi rước kiệu Thánh từ đình
về đến quán, dân làng tắt đèn ở quán đi và hú
hét trong bóng tối cho đến khi đưa được Thánh
xuống kiệu, vào trong hậu cung. Đêm tối tạo
nên sự thiêng liêng, và giờ Tý, khi trời tối nhất là
giờ cực thiêng, ban tổ chức nghi lễ phát lương
đền Trần Thương chọn giờ này để bắt đầu là
một sự lựa chọn gắn chặt với tâm linh dân gian.


<b>Thay lời kết</b>


Nghi lễ Phát lương đền Trần Thương là


<b>Tài liệu tham khảo</b>


<i>1. Chevalier, J., Gheerbrant, A. (1997), Từ điển </i>



<i>Biểu tượng Văn hóa Thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà </i>


Nẵng.


<i>2. Cirlot, J.I. (Jack Sage, trans.) (2011), A </i>


<i>Dictionary of symbols, Routledge, London.</i>


<i>3. Đinh Hồng Hải (2011), Ngôn ngữ biểu tượng </i>


<i>trong đời sống văn hóa của người Cơ tu, Luận án </i>


tiến sĩ Nhân học văn hóa, Học viện khoa học xã hội,
Hà Nội.


<i>4. Nguyễn Kim Hoa (2004), Biểu tượng nữ thần </i>


<i>trong tôn giáo Đông – Tây, Tạp chí Khoa học về phụ </i>


nữ, 6 (67), pp. 41- 47.


<i>5. Sorensen, J., Ritual as Action and Symbolic </i>


<i>Expression, </i>


JesperS%C3%B8rensen


nghi lễ giàu tính biểu tượng. Ở đó ta thấy sự



vận động của biểu tượng với sự bồi đắp, tích
hợp các lớp nghĩa. Cũng bởi thế mà nghi lễ
này chạm tới những vấn đề thuộc về tâm thức
sâu xa của con người, phục vụ cho những ước
mong phồn thực vĩnh cửu của con người, gắn


Ngày nhận bài: 23 - 2 - 2017


Ngày phản biện, đánh giá: 2 - 3 - 2017


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

×