Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

MỘT SỐ KẾT QUẢ BAN ĐẦU TRONG VIỆC ÁP DỤNG CDIO ĐỂ XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tập 167, số 07, 2017</b>



Tập 167


, Số


07


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b> </b></i>

<b>Tạp chí Khoa học và Công nghệ</b>





<b>CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ</b>



<b>Môc lôc </b> <b>Trang</b>


<b>Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh </b> 3


<b>Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII </b> 9


<i><b>Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện </b></i> 15


<i><b>Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn </b></i>


<i><b>ngôn văn học của Trần Đình Sử) </b></i> 21


<b>Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời </b>


sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25


<b>Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ </b>



<i>thuật tạo hình hiện đại </i> 31


<b>Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử </b> 37


<b>Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại </b> 43


<i><b>Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in </b></i>


<b>năm 1745 và bản in năm 1932 </b> 49


<b>Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc </b>


<b>giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên </b> 55


<b>Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại </b>


<b>Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên </b> 61


<b>Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp </b>


<b>10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên </b> 67


<b>Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay </b> 73


<b>Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa </b>


học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79


<b>Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào </b>



tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85


<b>Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập </b>


<b>chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên </b> 91


<b>Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngơn </b>


ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12


<b>nâng cao </b> 97


<b>Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên </b>


<i>cứu khoa học xã hội </i> 103


<b>Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể </b>


<b>dục các trường trung học phổ thơng các tỉnh miền núi phía Bắc </b> 109


<b>Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện </b>


chuyên môn trong giảng dạy mơn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -


<b> Đại học Thái Nguyên </b> 115


<b>Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên </b>


<b>Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên </b> 119



<b>Journal of Science and Technology </b>



167

(07)



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn mơn học tự chọn trong chương </b>


trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học


Thái Nguyên 125


<b>Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO </b>


<b>để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên </b> 131


<b>Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học </b>


<i><b>Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay </b></i>135


<b>Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn </b>


<b>đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp </b> 141


<b>Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá </b>


kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147


<b>Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại </b>


<i>Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên </i> 153



<b>Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người </b>


<b>và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học </b> 159


<b>Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch </b>


đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái


<b>Nguyên </b> 165


<b>Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp </b>


<b>doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình </b> 171


<b>Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nơng nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến </b>


<b>đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang </b> 177


<b>Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê, </b>


<b>huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 </b> 183


<b>Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch </b>


vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở


khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189


<b>Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát </b>



triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193


<b>Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách </b>


nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199


<b>Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài </b>


học cho Việt Nam 205


<b>Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư </b>


nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211


<b>Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối </b>


<b>cảnh hội nhập mới </b> 219


<b>Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu </b>


<b>điển hình tại thành phố Thái Nguyên </b> 225


<b>Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân </b>


<b>hàng Thương mại Cổ phần Á Châu </b> 231


<b>Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 </b> 237


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Nguyễn Văn Chiến và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 167(07): 131 - 134



131


MỘT SỐ KẾT QUẢ BAN ĐẦU TRONG VIỆC ÁP DỤNG CDIO



ĐỂ XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



Nguyễn Văn Chiến1*, Nguyễn Trường Sơn2,Đỗ Như Tiến1


<i>1</i>


<i>Đại học Thái Nguyên, 2Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên </i>


TÓM TẮT


Vấn đề cốt lõi trong đổi mới giáo dục đại học là chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển năng
lực người học. Để thực hiện được mục tiêu này, khâu có tính tiên quyết là phải xác định chính xác
chuẩn đầu ra để từ đó phát triển chương trình đào tạo. Việc này được tiến hành thông qua khảo sát
các bên liên quan để có được tập hợp các chuẩn đầu ra mong muốn (các chuyên gia, nhà tuyển
dụng, cựu sinh viên, giảng viên), từ đó xây dựng chương trình đào tạo bám sát mục tiêu đề ra. Bài
báo đề cập đến một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO để xây dựng chuẩn đầu ra cho
các chương trình đào tạo và đưa ra một số nội dung cần đầu tư để xác định chuẩn đầu ra, phát triển
chương trình đào tạo.


<i>Từ khóa: Chuẩn đầu ra, chương trình giáo dục đại học, CDIO, phát triển chương trình đào tạo, </i>


<i>xác định chuẩn đầu ra. </i>


MỞ ĐẦU *



Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) là đại học
vùng với 26 đơn vị trực thuộc gồm: 08 cơ sở
giáo dục đại học thành viên, 02 Khoa trực
thuộc, 05 Viện nghiên cứu và 11 đơn vị phục
vụ đào tạo và dịch vụ triển khai các nhiệm vụ
liên quan đến đào tạo. Hiện ĐHTN đang đào
tạo 126 ngành bậc đại học với quy mô đào tạo
khoảng 62.000 sinh viên (SV) hệ chính quy,
hàng năm cung cấp cho thị trường lao động
hàng nghìn SV thuộc nhiều ngành nghề khác
nhau. Hiện nay, một số cơ sở giáo dục đại học
thành viên (CSGDĐHTV) của ĐHTN đã hoàn
thiện việc xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO.
Việc xây dựng chuẩn đầu ra và thực hiện đánh
giá SV theo chuẩn đầu ra đã và đang được
ĐHTN triển khai bài bản từ năm 2013, qua
hai năm thực hiện đã đánh giá chất lượng SV
tốt nghiệp theo chuẩn đầu ra cho hơn 1400 SV
của 29 ngành học bậc đại học. Bài báo này sẽ
trình bày một số vấn đề về xây dựng chuẩn
đầu ra ở Đại học Thái Nguyên theo CDIO.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Khái niệm CDIO


CDIO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh
Conceive - Design - Implement - Operate,





*


<i>Tel: 0974028999; Email: </i>


nghĩa là: Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng,
triển khai và vận hành. CDIO là một đề xướng
của các khối ngành kỹ thuật thuộc ĐH Kỹ thuật
Massachusetts, Mỹ, phối hợp với các trường
đại học Thụy Điển. Đây là một giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội
trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế
chương trình và phương pháp đào tạo theo một
quy trình khoa học.


CDIO được xây dựng một cách hợp lý, logic
và về phương pháp tổng thể mang tính chung
hóa có thể áp dụng để xây dựng quy trình
chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau
ngoài ngành kỹ sư (với những sự điều chỉnh,
bổ sung cần thiết), trong đó có khối ngành
kinh tế và quản trị kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Nguyễn Văn Chiến và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 167(07): 131 - 134


132


Cho đến nay mạng lưới các trường đại học áp
dụng CDIO trên thế giới đang ngày càng
tăng lên, đặc biệt là ở Mỹ. Tính đến mốc thời


điểm này, đã có tới hơn 100 trường trên thế
giới áp dụng với các môn về Vật lý, Kỹ thuật
điện tử và Kỹ thuật máy. Ở châu Á,
Singapore là nước đầu tiên triển khai CDIO.
Quốc gia này đã áp dụng thành công tại 5
trường và 15 chuyên ngành (diplomas) từ
năm 2007. Năm 2010, Singapore được tổ
chức IchemE (S’pore) trao tặng giải thưởng
<i>Đào tạo xuất sắc các môn kỹ thuật hóa học </i>
(Excellence in Education and Training in
Chemical Engineering) nhờ thành tích áp
dụng quy trình CDIO.


Lợi ích khi áp dụng CDIO


Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem
lại các lợi ích sau:


<i>- Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với </i>
<i>nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu </i>
hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường
và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực;
<i>- Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO giúp người </i>
<i>học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” </i>
<i>và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng </i>
với mơi trường làm việc luôn thay đổi;


<i>- Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các </i>
<i>chương trình đào tạo được xây dựng và thiết </i>
<i>kế theo một quy trình chuẩn. Các cơng đoạn </i>


của q trình đào tạo sẽ có tính liên thơng và
gắn kết chặt chẽ;


- Cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát
triển, gắn phát triển chương trình với chuyển
<i>tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp </i>
phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học lên
một tầm cao mới.


Vấn đề áp dụng CDIO trong xây dựng
chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ở
Đại học Thái Nguyên


Nắm bắt được tầm quan trọng của việc xây
dựng chuẩn đầu ra và phát triển chương trình
đào tạo theo mơ hình CDIO, Đại học Thái
Nguyên đã xây dựng kế hoạch và đầu tư để
từng bước áp dụng CDIO trong việc xây dựng
chuẩn đầu ra cho các chương trình giáo dục
đại học.


<i>Các bước đã triển khai áp dụng CDIO trong </i>
<i>việc xây dựng chuẩn đầu ra của ĐH Thái </i>
<i>Nguyên </i>


(1) Tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ lãnh
đạo và cán bộ làm công tác khảo thí và đảm
bảo chất lượng về Phương pháp tiếp cận
CDIO trong xây dựng chuẩn đầu ra và chương
trình đào tạo.



(2) Tổ chức đồn cán bộ học hỏi kinh nghiệm
triển khai CDIO tại Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh.


(3) Trên cơ sở các kiến thức về CDIO và
những kinh nghiệm chia sẻ của đơn vị bạn;
căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Đại học Thái Nguyên đã có các văn
bản triển khai và rà sốt lại tồn bộ chuẩn đầu
ra của các chương trình đào tạo và có lộ trình,
quy trình cụ thể cùng các hoạt động đào tạo,
tập huấn hỗ trợ các đơn vị trong quá trình xây
dựng chuẩn đầu ra.


Các hoạt động chính để xây dựng chuẩn đầu
ra và chương trình đào tạo ở ĐH Thái Nguyên
theo CDIO bao gồm:


(1) Rà soát và xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra
căn cứ vào sứ mạng trường đại học, tầm nhìn
của trường và mục tiêu của chương trình và
các tiêu chuẩn kiểm định cũng như các yêu
cầu đặc thù của ngành và bối cảnh cụ thể của
từng trường. Các chuẩn đầu ra cần được xây
dựng chi tiết đến cấp độ ba.


(2) Tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan
(giảng viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng lao
động, nhà nghiên cứu giáo dục).



(3) Tổng hợp ý kiến để chỉnh sửa chuẩn đầu ra
cho phù hợp. Phê duyệt và ban hành chuẩn
đầu ra cho các ngành đào tạo.


Trong suốt quá trình rà soát, xác định chuẩn
đầu ra, các đơn vị đã nhận được tư vấn từ các
chuyên gia giáo dục và có sự điều chỉnh cần
thiết đối với chuẩn đầu ra của đơn vị.


<i>Một số kết quả ban đầu áp dụng CDIO trong </i>
<i>việc xây dựng chuẩn đầu ra của Đại học </i>
<i>Thái Nguyên </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Nguyễn Văn Chiến và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 167(07): 131 - 134


133
dụng mơ hình CDIO trong xây dựng chuẩn đầu


ra mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở đào tạo:
<i>Thứ nhất: Phương pháp và quy trình xây dựng </i>
chuẩn đầu ra rất rõ ràng, thu hút sự tham gia
của các bên liên quan trong quá trình đưa ra
chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo [1].
<i>Thứ hai: Đề cương CDIO cung cấp cho đơn </i>
vị đào tạo bản mô tả rất chi tiết tổng thể các
kiến thức, kỹ năng mà một người sinh viên
tốt nghiệp có thể có khi kết thúc một khóa
đào tạo, do vậy cơ sở đào tạo khi xây dựng
chuẩn đầu ra có thể dựa vào đó để ra quyết


định lựa chọn những khối kiến thức, kỹ năng,
thái độ mà sinh viên tốt nghiệp đơn vị mình
cần đạt được [2].


<i>Thứ ba: Phương pháp tiếp cận CDIO khơng chỉ </i>
hướng chương trình đào tạo đến việc xây dựng
chuẩn đầu ra đơn thuần mà phương pháp này
còn đưa ra các giải pháp để phát triển chương
trình đào tạo tích hợp dựa trên chuẩn đầu ra đã
được xây dựng [3].


<i>Một số khó khăn khi áp dụng CDIO trong </i>
<i>việc xây dựng chuẩn đầu ra của Đại học </i>
<i>Thái Nguyên </i>


Bên cạnh những thuận lợi trên, việc xây dựng
chuẩn đầu ra theo mơ hình CDIO tại Đại học
Thái Nguyên gặp một số khó khăn như sau:
<i>Thứ nhất: CDIO là phương pháp tiếp cận dùng </i>
cho ngành kỹ thuật, do vậy trong quá trình xây
dựng chuẩn đầu ra cho các ngành xã hội và tự
nhiên đặc biệt như các ngành Khoa học xã hội
và Khoa học tự nhiên, việc áp dụng sẽ gặp khó
khăn trong cách dùng các thuật ngữ để đưa mơ
hình thiết kế - triển khai - vận hành vào chương
trình đào tạo và chuẩn đầu ra.


<i>Thứ hai: Do cách hiểu Đề cương CDIO của </i>
cán bộ, giảng viên có sự khác nhau, có nhiều
thuật ngữ gây nhiều tranh cãi giữa các nhóm


xây dựng chuẩn đầu ra như “kiến thức nền
tảng cốt lõi”, “kiến thức nền tảng nâng cao”
hay “phân tích sự hiện diện của yếu tố bất
định” v.v. Một số đơn vị khi phát phiếu điều
tra cho nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh
viên và giảng viên, những người điền phiếu
không hiểu được nội dung của câu hỏi dẫn
đến kết quả trả lời không chính xác.


<i>Thứ ba: Việc thiết kế phiếu điều tra theo CDIO </i>
tương đối dễ do đã có các đơn vị bạn đi trước có
kinh nghiệm, tuy nhiên việc lấy thơng tin, phân
tích và xử lý phiếu khá phức tạp do số lượng câu
hỏi quá nhiều khi lấy ý kiến đối với toàn bộ
chuẩn đầu ra ở cấp độ 3.


<i>Thứ tư: Một số đơn vị nhầm lẫn giữa đề </i>
cương CDIO ở cấp độ 3 và chuẩn đầu ra do
vậy đã đưa ra một danh sách quá dài các mục
của chuẩn đầu ra.


Một số đề xuất khuyến nghị


Từ những thuận lợi và khó khăn trong q trình
triển khai xây dựng chuẩn đầu ra theo phương
pháp tiếp cận CDIO tại Đại học Thái Nguyên,
để hoàn thành được nhiệm vụ trên, chúng tôi
xin đề xuất với các đơn vị một số biện pháp cụ
thể sau:



(1) Tổ chức tập huấn để nâng cao nhận thức,
hiểu biết của lãnh đạo các cấp, cán bộ và
giảng viên về CDIO và các lợi ích mà phương
pháp tiếp cận này mang lại.


(2) Triển khai rà soát lại chuẩn đầu ra dựa trên
đề cương CDIO cần được thực hiện một cách
có chọn lọc. Các chương trình dựa vào năng
lực thực tế để lựa chọn các danh mục chuẩn
đầu ra mà chương trình có khả năng đáp ứng,
khơng nên đưa tồn bộ danh mục chuẩn đầu ra
cấp độ 3 của CDIO vào làm chuẩn đầu ra của
chương trình. Chuẩn đầu ra cần ngắn gọn, súc
tích dễ hiểu và cần làm rõ được sự khác biệt
của chương trình đào tạo này so với chương
trình đào tạo khác.


(3) Bộ phận xây dựng chuẩn đầu ra cần họp,
thảo luận để chuyển tải chuẩn đầu ra theo
đúng văn phong tiếng Việt, bao gồm các từ
ngữ đơn giản, dễ hiểu.


(4) Đối với các chương trình đào tạo thuộc các
ngành ngoài kỹ thuật, việc xác định các quy
trình Thiết kế - Triển khai - Vận hành cần
được cân nhắc kỹ lưỡng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Nguyễn Văn Chiến và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 167(07): 131 - 134


134



KẾT LUẬN


Hoạt động xây dựng chuẩn đầu ra là hoạt động
đơn giản nhất trong chuỗi hoạt động nhằm rà
soát, xây dựng lại chương trình đào tạo theo
phương pháp tiếp cận CDIO. Tuy nhiên có rất
nhiều vấn đề cần quan tâm. Sự thay đổi này
cần sự đóng góp nhiệt tình về thời gian của các
cán bộ, giảng viên tham gia chương trình và
kinh phí của đơn vị đào tạo và đặc biệt là sự
quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị. Đại học
Thái Ngun đã hồn thành q trình xây dựng
chuẩn đầu ra và sẽ tiếp tục triển khai rà soát,
xây dựng chương trình đào tạo theo hướng đáp
ứng nhu cầu xã hội. Đại học rất mong nhận
được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
các cơ quan chủ quản và nhận được sự hỗ trợ


từ các trường bạn trong và ngoài nước nhằm
nhanh chóng đưa chất lượng giáo dục của Đại
học lên một tầm cao mới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. </i>Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Lê Ngọc


<i>Quỳnh Lam (2014), Chương trình đào tạo tích </i>


<i>hợp từ thiết kế đến vận hành, Nxb Đại học Quốc </i>



gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 52-56, 59-70.
2. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (2010),


<i>Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ </i>
<i>thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, Nxb Đại </i>


học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 71-72,
299-311.


3. Đoàn Thị Minh Trinh, Nguyễn Hội Nghĩa
<i>(2014), Hướng dẫn thiết kế và phát triển chương </i>


<i>trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, Nxb Đại học </i>


Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 47-48.


SUMMARY


SEVERAL INITIAL FINDINGS IN APPLYING CDIO TO BUILD


LEARNING OUTCOME STANDARDS OF TRAINING CURRICULUMS
AT THAI NGUYEN UNIVERSITY


Nguyen Van Chien1*, Nguyen Truong Son2, Do Nhu Tien1


<i>1</i>


<i>Thai Nguyen University, 2University of Science – TNU </i>



The core issue in higher education innovation is the transformation of providing knowledge to
learners into developing their capacities. To accomplish this objective, the first and most important
stage is to exactly determine the learning outcomes in order that training programs are developed
accordingly. This can be done through consultations with concerned people (experts, recruiters,
alumni, lecturers) to obtain the set of expected outcomes, from which the training program will be
developed in accordance with the targeted objectives. This article refers to initial results in the
application of CDIO to build outcome standards for training programs and recommends some
contents to be further invested to determine the learning outcomes and develop training programs.
<i>Keywords: outcomes, higher education programs, CDIO, training program development, </i>


<i>outcomes determination. </i>


<i>Ngày nhận bài: 15/3/2017; Ngày phản biện: 04/4/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017</i>




*


</div>

<!--links-->

×