Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hội nhập trong lĩnh vực tài chính quốc tế của các nước Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.73 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ </b>



<i>1. Hội nhập tài chính quốc tế là q trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và </i>


<i>các luật lệ chung của cộng đồng quốc tế của khu vực trong lĩnh vực tài chính quốc tế. </i>


Hội nhập tài chính xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 1690. Dù vậy cũng phải đến cuối


thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hội nhập tài chính mới thực sự được coi trọng sau những cú


sốc về tài chính tồn cầu. Tuy vậy, nó khơng phải là một q trình có thể diễn ra ở bất kỳ


thời gian, khơng gian nào mà địi hỏi phải có những cơ sở nhất định. Qua thực tế nghiên


<i>cứu, có thể rút ra các cơ sở khách quan của hội nhập tài chính quốc tế là bốn điểm sau </i>


<i>đây: </i>


- Các quốc gia láng giềng hình thành giao lưu thương mại quốc tế;


- Mối quan hệ giữa các nước về văn hố, chính trị, xã hội;


- Sự di chuyển dòng vốn giữa các quốc gia;


- Xu thế mở cửa, hội nhập và toàn cầu hoá.


Các nghiên cứu quốc tế cho thấy hội nhập tài chính quốc tế mang lại những lợi ích


đáng kể cho các nhà đầu tư, người cho vay, các quốc gia, các công ty tài chính. Thành


phần và độ lớn của những lợi ích này sẽ khác nhau giữa các nước và phụ thuộc nhiều vào



sự hiện diện của những yếu tố cơ bản đầy hứa hẹn và các chính sách kinh tế vững chắc.


<i>Các lợi ích của hội nhập tài chính cụ thể như sau: tăng các liên kết tài chính giữa </i>


các quốc gia trong khu vực, cũng như giữa khu vực này với các khu vực khác; phát triển


quy mô, thúc đẩy tiềm lực của thị trường khu vực để cạnh tranh trên thị trường quốc tế,


nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển ngành cơng nghiệp tài chính, đảm bảo lợi ích


các nước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thúc đẩy tăng trưởng ở các nước thành


viên thông qua việc cắt đứt mối liên kết giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước,


giúp gia tăng đầu tư tại những nền kinh tế có hiệu suất hơn đồng thời gia tăng suất sinh


lợi đối với những người tiết kiệm tại những nước kém hiệu suất hơn; chia sẻ rủi ro toàn


cầu được cải thiện, giúp dịch chuyển các kết hợp đầu tư hướng tới những dự án có suất


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tài chính trong nước; cho phép có những ảnh hưởng lan tỏa quan trọng thông qua FDI,


làm tăng hiệu quả của nguồn vốn trong nước.


Hội nhập tài chính khu vực là một quá trình lâu dài, khơng thể đạt được trong một


sớm một chiều, đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác, nghiên cứu, phát triển của các quốc gia trong


khu vực. Sau khi nghiên cứu thực tiễn hội nhập tài chính trong khu vực này, có thể kết



<i>luận hội nhập tài chính bao gồm những nội dung chính sau đây: xây dựng và hình thành </i>


các cơ chế hợp tác trong lĩnh vực tài chính quốc tế; hội nhập trong vấn đề thuế quan; hình


thành các liên minh tài chính; hội nhập trong lĩnh vực tiền tệ.


Việc một quốc gia hội nhập tài chính có thành cơng hay không, không chỉ phụ


thuộc vào bản thân quốc gia đó mà cịn phụ thuộc cả vào những nước khác trong khu


<i>vực. Do đó, có thể phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến thành bại hội nhập tài chính của </i>


<i>một quốc gia thành hai nhóm điều kiện: điều kiện quốc tế và điều kiện nội địa. </i>


Các điều kiện quốc tế gồm có: các quốc gia có nhu cầu hội nhập tài chính phải


cùng ký kết, xây dựng hiệp định thương mại tự do; đảm bảo công khai, minh bạch trong


quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia; có sự trùng hợp về lợi ích.


Các điều kiện trong nước bao gồm: Cơ chế thị trường được xác lập và hoạt động


một cách có hiệu quả; nền kinh tế phát triển ở một mức độ nhất định; có mối quan hệ


kinh tế với các trung tâm kinh tế chủ yếu của thế giới.


Tuy nhiên trên thực tế, một quốc gia, một khu vực khơng nhất thiết phải có tất cả


các yêu cầu trên mới có thể tham gia hội nhập tài chính. Một quốc gia vẫn có thể vừa



tham gia hội nhập vừa tự tiến hành cải cách nền kinh tế nội địa hoặc các nước trong khu


vực vừa tiến hành hội nhập vừa tiếp tục nghiên cứu những phương pháp phát triển cao


hơn.


<i>2. Khu vực Đông Á, bao gồm mười quốc gia ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, </i>


<i>Lào, Malaysia, Myanmar, Phillipines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và Trung Quốc, </i>


<i>Nhật Bản, Hàn Quốc là một vùng có sự đa dạng rất lớn trên tất cả các mặt văn hố, xã </i>


hội, chính trị, mơi trường, địa lý, dân số cũng như mức độ phát triển, quy mô nền kinh tế.


Đông Á đang đứng trước nhu cầu liên kết kinh tế sâu hơn dựa trên sự phụ thuộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thức của hợp tác khu vực Đông Á đang xuất hiện liên tục và đa dạng với các thoả thuận


song phương và tiểu khu vực trong khuôn khổ ASEAN+1 cũng như trong nội khối


<i>ASEAN. Tuy nhiên, Đơng Á cần một khn khổ thể chế có tính chất tồn khu vực, dựa </i>


<i>trên khn khổ ASEAN+3 hiện tại với những nội dung liên kết có chọn lọc về thương </i>


<i>mại, đầu tư và tài chính nhằm tạo ra nền tảng kinh tế vĩ mơ của khu vực. </i>


So sánh tình hình Đông Á với những cơ sở khách quan của hội nhập tài chính đã


<i>được phân tích ở trên, có thể thấy khu vực Đông Á đã đáp ứng được một số cơ sở ban đầu </i>



<i>của hội nhập tài chính như sự hội nhập về thương mại, sự thuận lợi cho di chuyển vốn </i>


<i>tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn như khối lượng vốn di chuyển cịn thấp, niềm tin giữa </i>


<i>các quốc gia chưa cao. Tại các diễn đàn Đông Á gần đây, lãnh đạo các quốc gia trong </i>


khu vực đã nhiều lần khẳng định quyết tâm thúc đẩy hội nhập kinh tế, tiến tới hội nhập


tài chính. Do đó hội nhập tài chính tại Đơng Á là một q trình được dự kiến sẽ diễn ra


tuy nhiên quá trình này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các quốc gia trong khu vực, nhằm


đáp ứng những cơ sở đầu tiên của hội nhập.


<i>Trong bối cảnh đó, các quốc gia trong khu vực Đơng Á đã tích cực thúc đẩy q </i>


<i>trình hội nhập kinh tế cũng như tài chính của khu vực. Nhiều sáng kiến đã được đưa ra </i>


<i>để hỗ trợ cho q trình hội nhập, trong đó đáng chú ý là những sáng kiến sau: </i>


- Sáng kiến Chiang Mai và đa phương hoá sáng kiến Chiang Mai nhằm thiết lập


các thỏa thuận hỗ trợ song phương đa phương trên lĩnh vực tài chính trong tồn khu vực


- Sáng kiến các thị trường trái phiếu châu Á (ABMI) và cơ chế bão lãnh tín dụng


và đầu tư (CGIF) với mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu của các nước châu Á và


hướng tới một thị trường trái phiếu khu vực dễ tiếp cận hơn cho cả nhà phát hành và nhà



đầu tư.


- Sáng kiến Quỹ tiền tệ châu Á (AMF) nhằm xây dựng một quỹ ngoại tệ lớn để hỗ


trợ cán cân thanh toán và duy trì dự trữ ngoại hối của từng quốc gia để đối phó với các


trường hợp xảy ra khủng hoảng.


- Sáng kiến Đồng tiền chung châu Á, mong muốn tạo ra một đồng tiền chung giúp


các quốc gia châu Á giảm lệ thuộc vào USD và tránh được những biến động trên thị


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tuy đã có nhiều sáng kiến nhưng vẫn còn rất nhiều việc để làm nếu Đông Á muốn


đưa những sáng kiến ban đầu trở thành một hệ thống chắc chắn cho hội nhập khu vực.


<i>Hội nhập tài chính trong khu vực Đơng Á thực sự mới chỉ là những ý tưởng sơ khai ban </i>


<i>đầu còn thiếu rất nhiều vấn đề cả về mức độ phát triển, khung pháp lý, quyết tâm hội </i>


<i>nhập, đầu tàu lãnh đạo, chủ nghĩa khu vực mạnh mẽ. Tuy nhiên với những lợi ích to lớn </i>


mà hội nhập đem lại, quá trình này vẫn sẽ diễn ra và nhiệm vụ của các quốc gia thành


viên là tìm cách thúc đẩy để quá trình này diễn ra nhanh hơn, gia tăng sự tham gia của


mình vào tiến trình chung của tồn khu vực.


<i>Lý do của sự chậm chạp này nằm ở các vấn đề sau đây: các nền kinh tế trong khu </i>



vực có sự khác biệt rất lớn về mức độ phát triển kinh tế, thể chế cũng như hệ thống, kết


cấu nền kinh tế.; thị trường tài chính của các nước Đơng Á cịn chưa phát triển tồn diện


với những đặc điểm riêng về cơ cấu và thể chế làm hạn chế hội nhập tài chính của khu


vực này; khơng có một nền kinh tế đủ mạnh để làm đầu tầu lãnh đạo; cơ chế hợp tác giữa


các nước hời hợt, khơng được thể chế hố; thiếu một chủ nghĩa khu vực.


<i>3. Từ thực tế hội nhập tài chính quốc tế khu vực Đơng Á và EU, có thể rút ra một số bài </i>


<i>học đáng chú ý đối với Đông Á và Việt Nam. </i>


- Đối với Đông Á: Đông Á cần có thời gian chuẩn bị cho q trình hội nhập tài


chính khu vực; kiên trì theo đuổi mục tiêu hội nhập; đảm bảo minh bạch về tài chính nói


chung, minh bạch về chi tiêu cơng nói riêng; xây dựng tinh thần đồn kết, tương trợ để


vượt qua khủng hoảng, liên kết chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế và tiền tệ phải được gắn


cùng chính trị; khắc phục tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước.


- Đối với Việt Nam: muốn hội nhập tài chính thành cơng, đem lại lợi ích tối đa cho


quốc gia, Việt Nam cần đảm bảo quá trình hội nhập diễn ra một cách chắc chắn, phù hợp


với hoàn cảnh thực tế trong nước, khơng chạy theo thành tích, hội nhập vội vã. Bên cạnh



đó, Việt Nam cũng cần đảm bảo việc chi tiêu công được thực hiện một cách hiệu quả, hạn


chế tối đa tình trạng tham nhũng gây thất thốt, lãng phí, ảnh hưởng đến ngân sách, nợ


quốc gia. Cuối cùng, việc hội nhập cần đảm bảo vẫn giữ vững được quyền tự chủ của dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Kể từ khi tiến hành đổi mới đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và </i>


<i>đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế tuy nhiên q trình này vẫn có nhiều hạn chế, chủ yếu </i>


<i>là do những lý do chủ quan bên trong nội bộ của đất nước ví dụ như mức độ phát triển </i>


của nền kinh tế, thể chế chính sách cịn nhiều mâu thuẫn, chất lượng nguồn nhân lực và


cơ sở hạ tầng kém. Đối với hội nhập trong lĩnh vực tài chính quốc tế, Việt Nam đã nới


lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của


các tổ chức cư trú. Tuy nhiên nhiều hạn chế vẫn duy trì và cịn nhiều thách thức do nền


<i>kinh tế vĩ mô đem lại. Mức độ tự do hố tài chính và mức độ phát triển tài chính của Việt </i>


<i>Nam tương đối thấp. </i>


Nhằm hội nhập tài chính quốc tế khu vực Đơng Á, Việt Nam đã tích cực và chủ


động tham gia vào các hoạt động trong khuôn khổ ASEAN (Đông Nam Á) và ASEAN+3


(Đơng Á) để đối phó với các nguy cơ khủng hoảng. Quá trình tham gia của Việt Nam vào



hội nhập tài chính khu vực Đơng Á thể hiện qua các khía cạnh sau:


-. Tích cực đối thoại chính sách và chia sẻ về thông tin với các nước trong khu


vực;


- Tham gia sáng kiến Chiang Mai và triển khai đa phương hoá sáng kiến Chiang


Mai;


- Tham gia sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á;


- Tham gia hợp tác về tự do hoá tài khoản vốn và dịch vụ tài chính;


- Tham gia Quỹ Cơ sở Hạ tầng ASEAN;


- Tham gia nhóm nghiên cứu ASEAN + 3.


Tuy vậy cũng giống như thực tiễn hội nhập tài chính quốc tế tại khu vực Đông Á,


<i>sự tham gia của Việt Nam vào q trình hội nhập tài chính khu vực mới chỉ dừng ở mức </i>


<i>tham gia nghiên cứu các sáng kiến mà chưa có các hoạt động thiết thực. </i>


Từ những điểm đã phân tích ở trên, có thể thấy, để hội nhập sâu rộng trong lĩnh


vực tài chính khu vực Đơng Á địi hỏi Việt Nam cần phải tích cực tham gia vào các sáng


kiến, cơ chế hợp tác sẵn có của khu vực; đồng thời phải củng cố, phát triển một cách bền



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>để Việt Nam tham gia có hiệu quả và bền vững vào q trình hội nhập lĩnh vực tài chính </i>


<i>tại Đơng Á có thể chia thành hai nhóm giải pháp lớn như sau: </i>


- Các giải pháp phát triển bền vững thị trường tài chính trong nước bao gồm: Nâng


cao hiệu quả của lãi suất cơ bản; Sắp xếp lại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần;


Xây dựng tỷ giá hối đoái dựa trên rổ tiền tệ hợp lý; Nâng cao khả năng chuyển đổi của


đồng Việt Nam; Có chính sách kiểm sốt và xử lý tốt hiện tượng đầu cơ làm lũng đoạn


thị trường chứng khoán; Thành lập công ty định mức tín nhiệm trên thị trường chứng


khoán Việt Nam.


- Các giải pháp thúc đẩy q trình hội nhập bao gồm: Tham gia tích cực vào các


cơ chế đối thoại; Tích cực đẩy nhanh các đàm phán Thoả thuận Hoán đổi Song phương;


Tăng cường thương mại và đầu tư nội khối; Chủ động đề xuất các sáng kiến trong khu


vực; Chủ động tham gia nghiên cứu định hướng của ASEAN+3.


4. Tóm lại, có thể khẳng định một cách rõ ràng rằng, hội nhập tài chính là một quá trình


tất yếu, mang lại những lợi ích to lớn cho những quốc gia tham gia vào q trình đó. Tuy


nhiên, hội nhập tài chính cũng là một quá trình đầy khó khăn, thách thức và rủi ro. Hiện



nay q trình hội nhập tài chính diễn ra ở hầu hết các khu vực trên toàn thế giới với từng


mức độ khác nhau. Tại Đông Á, việc hội nhập còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy


nhiên, dù tại khu vực nào, vẫn tồn tại những khó khăn chưa được khắc phục, cần tiếp tục


nghiên cứu, điều chỉnh.


Đối với Việt Nam, việc tham gia hội nhập tài chính là một nhiệm vụ quan trọng


trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như khu vực. Tuy nhiên, sau khi xem xét


những bài học của các quốc gia trên thế giới, có thể khẳng định, q trình hội nhập của


Việt Nam cần được diễn ra một cách thận trọng, từng bước, tránh vội vàng dẫn đến


những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Đề ra những biện pháp cải cách, thúc


đẩy thị trường tài chính trong nước phát triển cũng như chủ động hội nhập, tích cực tham


gia nghiên cứu cùng các quốc gia trong khu vực là con đường đúng đắn đi đến hội nhập


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->

×