Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.46 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN </b>



<b>CẤN HUY HIỆU </b>



<b>NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI </b>



<b>KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI </b>



<b>NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG </b>



<b>Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG </b>



<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Kể từ“cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính“tồn cầu năm 2008 - 2009 diễn ra,
nền“kinh tế Việt Nam đã có“nhiều“chuyển biến tích cực“và thực sự hội nhập với thế
giới. Đóng góp phần lớn vào sự phát triển đó là sự gia tăng về cả quy mô lẫn số lượng
của“các doanh nghiệp nhỏ và“vừa. Theo thống kê năm 2016,”các doanh nghiệp nhỏ và
vừa chiếm“98%“tổng số doanh nghiệp“đang hoạt động trên cả nước, đóng góp hơn 40%
GDP cho đất nước. Đồng hành với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khơng
thể khơng nói đến vai trị của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các“ngân hàng thương mại
cổ“phần. Chính phủ cũng đã có nhiều biện pháp và chính sách nhằm nâng cao chất lượng
của hệ thống Ngân hàng, đồng nghĩa với việc khẳng định vai trò chủ chốt của“hệ thống
Ngân hàng“trong“hệ thống tài“chính quốc gia.


Trong“xu thế hội nhập và cạnh tranh thì“hoạt động tín dụng của các NHTM vẫn
ln“giữ một vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của“Ngân hàng, đóng góp
lớn nhất vào doanh thu cũng như lợi nhuận hàng năm của Ngân hàng, đồng thời“thúc đẩy
sự tăng trưởng của nền kinh tế“quốc gia. Tuy nhiên“hoạt động tín dụng“của các Ngân


hàng luôn phải đối mặt với nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, làm“ảnh hưởng
khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của“hệ thống ngân hàng. Đứng trước thực trạng đó,
việc“nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đảm bảo“sự an tồn, hiệu quả và phát triển
bền vững là vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ các Ngân hàng mà cịn của cả
Chính phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2012 lên 105 nghìn tỷ năm 2016. Lợi nhuận sau thuế tăng gấp 5 lần sau 4 năm. Tín dụng
tăng từ 6,6 nghìn tỷ năm 2012 lên 51,2 nghìn tỷ năm 2016. Kết quả tài chính đã phản ánh
được sự tăng trưởng vượt trội trong hoạt động kinh doanh của TPBank. Đối tượng KH
chủ yếu mà TPBank hướng đến là nhóm khách hàng trẻ và năng động mà chủ yếu trong
đó“là các doanh nghiệp“thuộc phân khúc“nhỏ và“vừa. Mặc dù trong những năm vừa qua,


“tỷ lệ nợ xấu“của TPBank đã“giảm đi đáng“kể, tuy nhiên“chất lượng cho vay doanh
nghiệp“nhỏ và vừa của TPBank là chưa thực sự tốt, chưa đáp ứng được mục tiêu thể hiện
ở việc tình trang nợ quá hạn và nợ xấu vẫn diễn ra. Do đó việc quản lý“và nâng cao chất
lượng tín dụng đối với“nhóm khách hàng này là cực kỳ quan trọng và“đóng vai trị quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của“TPBank. Trước xu thế và thực trạng“hoạt động kinh
doanh của các Ngân hàng TMCP“nói chung và TPBank nói riêng, tác giả đã lựa chọn đề
<i><b>tài "Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại </b></i>


<i><b>Ngân hàng TMCP Tiên Phong" nhằm giải quyết những vấn đề đó. </b></i>


Ngồi lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn được kết cấu thành 3 chương:


<b>- Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa </b>


của Ngân hàng thương mại


<b>- Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại </b>



TPBank


<b>- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và </b>


vừa tại TPBank.


<b>Trong chương 1, luận văn trình bày khái quát về chất lượng tín dụng đối với </b>


DNNVV, tập trung làm rõ những vấn đề sau:


Luận văn đưa ra những quan điểm về thế nào là DNNVV; đặc điểm của DNNVV
và đặc biệt là vai trị của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế.


Tiếp đó, luận văn đi vào nghiên cứu hoạt động cho vay đối với DNNNV của
NHTM: khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay DNNVV; các phương thức cho
vay áp dụng cũng như những thuận lợi khó khăn khi cho vay đối với DNNVV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ngân hàng thương mại, gồm:


<i>Quan niệm về chất lượng tín dụng đối với DNNVV đó là sự đáp ứng ki ̣p thời, hợp </i>


<i>lý những yêu cầu về vốn của khách hàng , phù hợp với các quy đi ̣nh của pháp luật hiện </i>
<i>hành, vơ<sub>́ i một mức chi phí hợp lý , đảm bảo sự phát triển an tồn và lợi nhuận trong hoạt </sub></i>
<i>động tín dụng của ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. </i>


Đứng trên quan điểm của hệ thống NHTM, luận văn đưa ra các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng tín dụng đối với DNNVV gồm : Chỉ tiêu dư nợ tín dụng ; chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu ,
nợ quá hạn của ngân hàng ; chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ có TSĐB ; chỉ tiêu vịng quay vốn tín
dụng; chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn; chỉ tiêu tỷ lệ lãi treo và chỉ tiêutỷ lệ thu nhập từ hoạt


động tín du ̣ng DNNVV.


Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNNVV: nhóm nhân tố
khách quan (các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế; môi trường xã hội và mơi trường
pháp lý) và nhóm nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại (chính sách tín dụng
của NHTM đối với DNNVV; quy trình tín dụng của NHTM đối với DNNVV; Khả năng
thu thập, phân loại và xử lý thơng tin; trình độ cán bộ tín dụng; chất lượng cơng tác kiểm
sốt nội bộ; cơng tác quản trị rủi ro tín dụng)


<b>Trong chương 2, luận văn khái quát những nét chung nhất về Ngân hàng TMCP </b>


Tiên Phong và đi sâu nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại đây.
Trước tiên, luận văn giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Tiên Phong: quá trình
hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức cũng như kết quả nổi bật đạt được về mặt quy mô
hoạt động, kết quả kinh doanh, chỉ tiêu huy động vốn, chỉ tiêu cho vay,…. trong những
năm gần đây.


Trọng tâm của chương 2 là việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với
DNNVV tại TPBank: sau khi khái quát qua về hoạt động cho vay DNNVV tại TPBank,
luận văn đi vào phân tích sâu thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại TPBank
theo nhóm chỉ tiêu đã nêu trong chương 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Những kết quả đã đạt được của TPBank trong việc nâng cao chất lượng tín dụng </i>
<i>đối với DNVVN </i>


Dư nợ đối với DNNVV ngày càng được mở rộng:thể hiện ở số lượng DNNVV có
quan hệ cho vay và dư nợ đối với DNNVV đều tăng trưởng mạnh qua các năm.


Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm đáng kể qua các năm và luôn là ngân hàng có tỷ lệ
nợ xấu, nợ quá hạn thấp nhất hệ thống.



Cùng với cải thiện tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thì tỷ lệ lãi treo cũng được cải thiện
đáng kể qua các năm.


Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế cũng được cải thiện đáng kể, dịch chuyển dần
sang các ngành có ít rủi ro như ngành dược phẩm, xây lắp...


<i>Những vấn đề hạn chế, khó khăn </i>


Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của khối DNNVV tuy có giảm
nhưng có sự chuyển dịch theo chiều hướng xấu: đó là sự giảm dư nợ nhóm 3 và tăng ở dư
nợ nhóm 4 và nhóm 5.


Vịng quay vốn tín dụng chưa được cải thiện đáng kể: Tốc độ tăng của doanh số
thu nợ vẫn thấp tốc độ tăng của doanh số cho vay.


Hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự cao, dưới 15%. Vẫn còn rất nhiều DNNVV
chưa tiếp cận được nguồn vốn tại TPBank.


<i>Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, khó khăn trên </i>


<i>- Nguyên nhân chủ quan: </i>


Chính sách tín dụng: Điều kiện vay vốn còn chặt chẽ, thời gian xét duyệt chậm,
chính sách lãi suất chưa linh hoạt.


Quy trình tín dụng cịn nhiều thủ tục, tương tác giữa các phòng ban còn nhiều hạn
chế, quy trình thẩm định cịn nhiều bất cập, gây khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn
của khách hàng, tốc độ luân chuyển cán bộ cao...



Trình độ cán bộ tín dụng cịn hạn chế: Cán bộ tín dụng tại TPBank có tuổi đời cịn
trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tác nghiệm và thẩm định khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>- Nguyên nhân khách quan: </i>


Năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động của DNNVV còn nhiều hạn chế,
tính minh bạch cịn chưa cao gây khó khăn trong việc thẩm định và phê duyệt tín dụng.


Tài sản đảm bảo của các DNNVV còn nhiều hạn chế, thường có tính pháp lý chưa
đầy đủ, tính khả mại chưa cao.


Môi trường kinh tế: Nền kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi sau khủng
hoảng, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các cuộc chạy đua lãi
suất bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng.


Môi trường pháp lý: Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt
động cho vay ngân hàng cũng như hoạt động của các DNNVV chưa đồng bộ. Việc quản
lý các DNNVV còn nhiều bất cập.


Hệ thống thông tin cho vay hoạt động thiếu hiệu quả.


<b>Trong chương 3, sau khi khái quát định hướng hoạt động chung cũng như định </b>


hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong,
luận văn đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại TPBank. Đó là:


<i><b>Thứ nhất: Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với DNNVV </b></i>


<i>- Đa dạng hóa hình thức cho vay đối với DNNVV: ngồi các phương thức cho vay </i>



chủ yếu như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cần đẩy mạnh phát triển
và quảng bá áp dụng các hình thức cho vay mới đối với DNNVV như: Nhận TSĐB là
quyền đòi nợ từ các tổ chức uy tín, chiết khấu giấy tờ có giá; cho vay chiết khấu bộ
chứng từ xuất khẩu; cho vay thấu chi dựa trên tài khoản; cho vay dựa trên hàng tồn kho
và khoản phải thu; tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng thế chấp L/C và các sản phẩm tài
trợ đặc thù cho từng nhóm ngành, nhóm khách hàng tại một khu vực đặc thù. Ví dụ: tài
trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, doanh nghiệp hoạt động trong
ngành dược phẩm….


<i>- Hồn thiện chính sách khách hàng đối với DNNVV hợp lý </i>


Các cơ quan hội sở cần hướng dẫn các chi nhánh trong việc xây dựng Chính sách
khách hàng đối với DNNVV tại từng địa bàn kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thống nhất quy trình cho vay mới để quá trình tác nghiệp nhanh chóng, rõ ràng, từ đó có
thể thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc và làm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của
DNNVV.


Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt.


Quy hoạch hạn mức tín dụng cho khối khách hàng DNNVV từng thời kỳ phù hợp
với giới hạn tăng trưởng của nhà nước cũng như kế hoạch phát triển kinh doanh của ngân
hàng.


Thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ hợp lý.
Vận dụng linh hoạt các khoản đảm bảo.


Về phía các đơn vị kinh doanh: cần phối hợp với hội sở để triển khai tốt chính
sách khách hàng đối với DNN&V.



<i>- Tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm soát: </i>


Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng


Thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng đối với DNNVV.


Nâng cao trình độ cho chuyên viên thẩm định: ngoài nguyên tắc 6C trong kĩ năng
phân tích tín dụng, chuyên viên thẩm định cần tuân thủ đúng các bước trong quy trình
cho vay và các hướng dẫn thẩm định khoản vay theo món, theo hạn mức, theo ngành
nghề do Ngân hàng ban hành.


Hồn thiện thu thập và phân tích các thông tin về khách hàng
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng


Hồn thiện mơ hình tổ chức và nhân sự của Khối Quản trị rủi ro.


Xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa Hội sở và các đơn vị kinh doanh:
Hội sở có nhiệm vụ chủ trì, quản trị tập trung rủi ro tín dụng cùng với sự phối hợp của
các đơn vị kinh doanh.


Nâng cao năng lực chun mơn về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín
dụng nói riêng đối với cán bộ làm công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Đưa ra quan điểm độc lập và nhất quán về rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống, nắm
rõ danh mục khách hàng và thấu hiểu các loại hình rủi ro tín dụng cũng như nguyên nhân
và đề xuất giải pháp về những khả năng lựa chọn giữa rủi ro và thu nhập trong hoạt động.


Thực hiện đồng bộ các biện pháp phịng tránh rủi ro tín dụng gồm: hồn thiện quy
trình thủ tục cho vay; nâng cao hoạt động thu hồi và xử lý nợ; mua bảo hiểm cho các
khoản tiền vay; xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng trước khi quyết định cho vay;…


Tăng cường công tác dự báo yếu tố môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh như lạm phát, lãi suất, tỷ giá,...


- <i>Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ </i>


Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ phải được thực hiện đồng bộ trên toàn hệ
thống, liên tục.


Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng: Đối với
từng khoản vay: Đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trong tất cả các khâu của quá
trình cho vay: kiểm tra trước (công tác thẩm định), kiểm tra trong khi cho vay (mục đích
sử dụng vốn, thủ tục giải ngân,..) và kiểm tra sau khi cho vay (đảm bảo khách hàng sử
dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời đôn đốc khách hàng hoàn trả nợ
gốc, lãi vay đúng hạn). Đối với toàn bộ các khoản nợ vay của DNNVV: Kiểm tra kiểm
soát phải thực hiện định kì hoặc bất thường và đảm bảo đủ các nội dung sau: xem xét và
phân loại đối tượng vay vốn; định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo; kiểm tra, kiểm soát hồ
sơ lưu tại Ngân hàng; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình và chính sách cho vay; định kỳ
kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV.


Bên cạnh việc đề xuất giải pháp, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị với các
Doanh nghiệp vừa và nhỏ và kiến nghị với Ngân hàng nhà nước, các cơ quan chính phủ,
cơ quan quản lý, hiệp hội DNNVV.


Với những kết quả đạt được thông qua thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng tín
dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong”, luận văn đã có
những đóng góp chủ yếu sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

hàng thương mại nói riêng, từ đó khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín
dụng đối với DNNVV.



- Đánh giá và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV, từ đó rút ra
những kết quả cũng như những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới việc nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong làm cơ sở đưa ra các giải pháp.


- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với
DNNVV, phù hợp với định hướng phát triển DNNVV của Nhà nước và định hướng chiến
lược DNNVV của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.


</div>

<!--links-->

×