Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

CHUYÊN đề bồi DƯỠNG HSG năm học 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.09 KB, 51 trang )

Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9
CHUYÊN ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. CÁC DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP
I.Văn nghị luận chứng minh
1.Khái niệm
Lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực, đã được thừa nhận
để chứng tỏ luận điểm mới cần được chứng minh là đáng tin cậy.
2.Cách làm bài văn nghị luận chứng minh
Cách làm bài thường có bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và
sửa lại. Nhưng tập trung là ở dàn bài chung như sau:
-Mở bài: Nêu lên luận điểm cần chứng minh.
-Thân bài:
+Giải thích ngắn gọn nội dung ý nghĩa của vấn đề cần chứng minh.
+Chứng minh cho luận điểm: có thể trình bày theo nhiều cách
+Cách 1: Xét về lí, nêu ra các lí lẽ…
Xét về thực tế, nêu ra các dẫn chứng…
- Kết bài: khẳng định ý nghĩa luận điểm cần chứng minh.
Ví dụ: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa tới nay luôn sống theo đạo lí
“uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Mở bài:
Truyền thống đền ơn đáp nghĩa, lối sống ân tình thủy chung của nhân dân ta
được thể hiện qua hai câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
Thân bài:
*Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói: câu tục ngữ khuyên chúng ta khi được
hưởng một thành quả nào đó phải nhớ ơn người đã tạo ra thành quả đó, phải biết ơn thế hệ
đi trước.


*Chứng minh cho luận điểm:
Xét về lí: Thành quả khơng tự nhiên mà có, nó do cơng sức của biết bao người
tạo nên.
Xét về thực tế: từ xưa tới nay nhân dân ta ln sống theo đạo lí uống nước
nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Các lễ hội dân gian để nhớ ơn nguồn cội, giỗ tổ Hùng
Vương, thờ cúng tổ tiên, chăm sóc, bảo tồn các khu di tích, đền đài.
Kết bài:
Ngày nay dân tộc ta vẫn tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

1

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

Thế hệ trẻ chúng ta cần phát huy truyền thống, đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
+Cách 2: chia vấn đề chứng minh thành các ý nhỏ, mỗi ý nêu ra lí lẽ rồi sau
đó nêu ln dẫn chứng để chứng minh cho từng lí lẽ.
Ví dụ:
Chứng minh rằng ca dao là tiếng nói tâm tình của người lao động.
Chúng ta có thể chia nhỏ vấn đề chứng minh thành các ý nhỏ trong phần thân bài như sau:
Ca dao thể hiện tình yêu đất nước của người lao động(dẫn chứng).
Ca dao thể hiện tình yêu gia đình của người lao động(dẫn chứng)
Ca dao thể hiện tình u đơi lứa của người lao động(dẫn chứng)
Ca dao thể hiện tình yêu lao động của người xưa(dẫn chứng)

Một số đề văn chứng minh:
ĐỀ 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn
để thuyết phục bạn: nếu khi cịn trẻ ta khơng chịu học tập thì lớn lên sẽ khơng làm được
điều gì có ích.
ĐỀ 2: Hãy chứng minh rằng đời sống con người chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu
mỗi người khơng có ý thức bảo vệ mơi trường sống.
ĐỀ 3: Hãy làm nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
II.Văn nghị luận giải thích
1.Khái niệm
Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ…
cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho
con người.
2.Cách làm bài văn nghị luận giải thích
Người làm bài phải thực hiện bốn bước tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc
và sửa lại nhưng tập trung nhất là ở dàn bài chung như sau:
Mở bài: giới thiệu vấn đề cần giải thích và gợi ra phương hướng cần giải thích.
Thân bài: giải thích ý nghĩa nội dung câu nói
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
Nghĩa sâu
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề giải thích với mọi người.
Một số đề văn giải thích:
Đề 1: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

2

Năm học 2018-2019



Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

Đề 2:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
III. Văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống
1.Khái niệm
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự
việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng
suy nghĩ.
Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu được sự việc, hiện tượng
có vấn đề; phân tích các mặt lợi hại, đúng sai của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ
thái độ, ý kiến, nhận định của người viết.
Yêu cầu về hình thức: bài viết phải có bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, xác
thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động.
2.Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Thực hiện bốn bước làm bài tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa lại
nhưng tập trung là ở dàn bài sau:
Mở bài: giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
Thân bài: -liên hệ thực tế: trình bày biểu hiện, ngun nhân sự việc, phân tích các
mặt lợi, hại, đúng, sai
- đánh giá, nhận định ý nghĩa của sự việc, hiện tượng
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hiện tượng hoặc đưa ra ý kiến phủ định, lời
khuyên…
Rút ra bài học cho bản thân.

Bài làm cần chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và
cảm thụ riêng của người viết.
Một số đề bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
Đề 1:
Chuyên mục chuyện tử tế thường ngày trên báo Infonetnet.vn có đưa tin:
Một ông lão 64 tuổi mở tiệm sách với hàng nghìn đầu sách phục vụ miễn phí đọc
giả.
Một bạn sinh viên chạy xe ôm vào những ngày cuối tuần để lấy tiền giúp bạn chữa
bệnh.
Một nữ sinh lớp 12 nhặt được mười triệu đồng trả lại cho người mất.
Từ những nghĩa cử trên, hãy viết bài văn nghị luận bàn về lối sống đẹp của con
người trong xã hội.
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

3

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

Gợi ý làm bài:
Mở bài: nêu vấn đề nghị luận: suy nghĩ về lối sống đẹp, lối sống có ý nghĩa.
-Trong cuộc sống thường ngày, nếu mọi người đều bắt đầu một ngày mới bằng
những việc làm tử tế thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu.
-Ông lão 64 tuổi mở hiệu sách để phục vụ độc giả, anh sinh viên chạy xe om để
giúp bạn chữa bệnh, cô học sinh lớp 12 nhặt được của rơi trả lại cho người mất, nhiều cá

nhân, tổ chức, gia đình thu nhận các em bé bị bỏ rơi về nuôi dưỡng dưới mái ấm tình
thương...
-Những con người ấy chính là hiện thân của lối sống đẹp.
Thân bài:
- Thật vậy,những việc làm tử tế hàng ngày vì mọi người, vì cộng đồng, khơng vụ lợi
cho bản thân chính là biểu hiện của lối sống đẹp.Việc làm của ông lão, anh sinh viên, bạn
nữ sinh lớp 12 là những việc làm tốt của những con người tốt. Đó chính là biểu hiện của lối
sống đẹp. Cách sống đó gợi cho chúng ta sự tin yêu, trân trọng và cảm phục.
- Biểu hiện của lối sống này chúng ta bắt gặp rất nhiều trong đời sống: một người
nước ngồi tình nguyện nhặt rác thải ở bờ biển Nha Trang nước ta để giữ gìn vẻ đẹp cho
bãi biển, nhiều tri thức trẻ tình nguyện đến những vùng xa xôi của Tổ quốc để gieo con chữ
cho trẻ em vùng cao, hải đảo…
-Những nghĩa cử cao đẹp của bao người đó khiến cho bản thân mỗi con người chúng
ta cần phải sống đẹp. Vì sống đẹp mang lại rất nhiều lợi ích cho chính bản thân, gia đình và
xã hội.
-Sống đẹp là sống biết cống hiến, sống biết cho đi chứ không phải chỉ nhận lại. Cho
đi một cách vơ tư, thầm lặng mà khơng hề địi hỏi gì cho bản thân mình.(Dẫn chứng: các
anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh thầm lặng vì đất nước, những người từ tâm hiến máu
tới 40, 50 lần tình nguyện để cứu người khi gặp nguy kịch, những chú chiến sĩ công an
thầm lặng ngày đêm săn bắt cướp để giữ gìn bình yêu cho cuộc sống, các chú bộ đội ngày
đêm chắc tay súng nơi biên cương, đảo xa để bảo vệ hịa bình cho đất nước…)
-Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, biết ước mơ, hồi bãi những điều tốt đẹp,
cao cả; có trí tuệ sáng suốt, tâm hồn cao thượng và hành động hướng thiện(dẫn chứng)
-Bên cạnh lối sống đẹp của biết bao người cũng khơng ít người có lối sống khơng
đẹp. Họ chỉ biết sống ích kỉ, lạnh lùng, vơ cảm chỉ biết nhận cho riêng mình nhưng khơng
biết cho đi. Đó là cách sống chỉ vì bản thân, hẹp hịi, sống theo chủ nghĩa cá nhân thực
dụng đáng lên án và phê phán gay gắt.(dẫn chứng: nhiều người gặp tai nạn ngồi đường
thì dửng dưng khơng lo cấp cứu người gặp nạn mà chỉ lo chụp hình đăng lên các trang
mạng xã hội, thấy người khổ cực thì khơng động lịng thương, tâm không làm việc thiện
giúp đời mà chỉ biết vun vén lợi ích cho bản thân…). Sự sống trong những con người này

rồi cũng sẽ chết dần, chết mòn.
Kết bài
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

4

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

-Tóm lại, mọi người cần phải có ý thức sống đẹp, làm những việc tử tế để cho cuộc
sống này ngày càng tốt đẹp hơn.
-Liên hệ bản thân: bắt đầu việc sống đẹp từ những việc làm và hành động nhỏ nhất
để mang lại ý nghĩa tích cực cho bản thân, gia đình, xã hội, cho cuộc đời.
IV. Bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1.Khái niệm
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề
thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.
Ví dụ: -Suy nghĩ từ truyện ngụ ngơn Đẽo cày giữa đường.
-Đạo lí uống nước nhớ nguồn.
u cầu về nội dung của bài văn này là phải làm sáng tỏ các vấn đề
tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu,
phân tích để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của một tư tưởng nào đó nhằm
khẳng định tư tưởng của người viết.
Yêu cầu về hình thức bài văn phải có bố cục ba phần, lời văn chính
xác, sinh động, luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.

2. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Dàn bài chung:
Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Thân bài:
-Giải thích nội dung ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí
-Chứng minh sự đúng, sai của tư tưởng, đạo lí đó.
-Đánh giá, nhận định vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh cuộc
sống riêng chung.
Kết bài: Kết luận, tổng kết, khẳng định lại vấn đề, nêu nhận thức mới, tỏ
ý khuyên bảo hoặc ý hành động.
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

5

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

Ví dụ: Tục ngữ xưa có câu: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” . Hãy làm rõ ý
nghĩa của câu tục ngữ trong việc nhìn nhận, đánh giá sự vật, con người
qua nội dung và hình thức.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
-Bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức khi xem xét, đánh
giá sự vật, con người. Tục ngữ Việt Nam thường có câu: “ Tốt gỗ hơn tốt
nước sơn”.
Thân bài

-Giải thích nội dung ý nghĩa câu nói:
Gỗ là chất liệu tạo nên đồ vật, nước sơn chỉ dùng để vét bên ngoài
cho đồ vật được đẹp hơn. Trong hai yêu tố này của đồ vật, chất gỗ quyết
định tới giá trị của đồ vật.(nghĩa đen)
Gỗ chính là bản chất nội dung bên trong. Nước sơn tượng trưng cho
vẻ đẹp hình thức bên ngồi. Vì vậy, khi nhìn nhận và đánh giá sự vật,
con người…thì nội dung bên trong quan trọng hơn và quyết định tới hình
thức bên ngoài.
Khẳng định: nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ là hồn tồn đúng:
Vì nếu gỗ có bị hỏng thì nước sơn dù có bóng đẹp đến mấy cũng không
thể sử dụng được. Đồ vật sẽ bị hỏng ngay. Con người cũng vậy, phẩm
chất đạo đức, trình độ kiến thức, năng lực làm việc là quyết định. Hình
thức bề ngoài dù đẹp đẽ, lộng lẫy nhưng phẩm chất đạo đức khơng tốt,
năng lực làm việc yếu kém thì cũng trở thành người vô dụng.(dẫn
chứng)
Vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc đánh giá con
người: Khi đánh giá con người phải nhìn vào bản chất qua hành động
việc làm và hiệu quả công việc.
Tuy vậy, chúng ta cũng khơng nên q xem nhẹ hình thức bên
ngồi. Hình thức cũng góp phần rất lớn làm tăng sức hấp dẫn cho nội
dung. Đây chính là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau để tạo nên giá
trị của đồ vật, vẻ đẹp của con người.(Dẫn chứng: xem mặt mà bắt hình
dong/con lợn có béo thì lịng mới ngon, xanh vỏ đỏ lịng, cái răng cái tóc
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

6

Năm học 2018-2019



Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

là góc con người. Trong các cuộc thi sắc đẹp, người đẹp nào muốn đăng
quang hoa hậu thì phải hội đủ cả hai yếu tố: vẻ đẹp bên ngoài và phẩm
chất bên trong.)
Kết bài: Tóm lại, khi đánh giá sự vật, con người phải chú trọng tới
bản chất bên trong nhưng cũng không nên q xem nhẹ hình thức bên
ngồi.

3.Dạng bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí dưới dạng
một câu chuyện
Đối với dạng bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí được đề
thi ra dưới dạng một câu chuyện rồi nêu suy nghĩ của em hoặc bài học
rút ra từ câu chuyện thì cách làm bài như sau:
Mở bài: Giới thiệu nội dung ý nghĩa câu chuyện.
Thân bài
-Tóm tắt nội dung câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
-Rút ra ý nghĩa và bài học từ câu chuyện.
-Đánh giá, bàn luận ý nghĩa của câu chuyện đối với con người và
cuộc sống.
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa câu chuyện
Rút ra bài học cho bản thân
VÍ DỤ:
Đọc câu chuyện sau:

NHỮNG DẤU CHẤM CÂU


Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ
những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản, đằng sau những câu
đơn gian là ý nghĩa đơn giản. Sau đó không may, anh ta lại làm mất dấu
chấm than. Anh ta bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, khơng ngữ điệu. Anh
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

7

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

không cảm thán, khơng xt xoa, khơng gì làm anh ta sung sướng,
mừng rỡ hay phẫn nộ cả. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm tới mọi điều.
Anh ta lại tiếp tục đánh mất dấu chấm hỏi. Từ đó anh ta khơng còn
biết học hỏi để tiến bộ.
Một thời gian sau, anh ta lại đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta
khơng liệt kê được, khơng cịn giải thích hành vi của mình được nữa, lúc
nào cũng trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn mất hết
cách tư duy.
Cứ như vậy, anh ta đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị
điểm kém vì bài văn của bạn mất hết ý nghĩa. Nhưng mất những dấu
chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn
cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn giữ gìn cẩn thận những dấu chấm của mình bạn nhé!

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,
2010)
Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.
Gợi ý:
*MB: Nêu vấn đề: Đừng bao giờ đánh mất những giá trị vốn có của
bản thân.
*TB:
-Tóm tắt nội dung câu chuyện
-Rút ra ý nghĩa của câu chuyện:
+Ý nghĩa của dấu chấm câu trong bài văn: giúp cho bài văn có ý
nghĩa trọn vẹn, chia tách các thành phần câu, làm rõ thành phần phụ,
thành phần chính, biểu hiện được ngữ điệu, tình cảm, cảm xúc người
viết. Những dấu chấm câu giúp cho bài văn mạch lạc, tách biệt được ý
nghĩa của từng câu văn. Nếu thiếu những dấu chấm câu bài văn sẽ
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

8

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

không mạch lạc, ý nghĩa sẽ không rõ ràng. Bài văn sẽ không thể là bài
văn nếu thiếu những dấu chấm câu.
+Ý nghĩa của câu chuyện: câu chuyện là dòng nhận thức khi con
người mất dần những dấu chấm câu nghĩa là sẽ đánh mất tất cả. Bởi vì

mất dấu chấm câu là mất đi suy nghĩ, sự tư duy, cảm xúc của chính bản
thân mình. Ý nghĩa của câu chuyện chính là sự cảnh tỉnh: đừng đánh
mất những giá trị vấn có của bản thân.
-Đánh giá, bàn luận ý nghĩa câu chuyện:
+Con người khi tự đánh mất những giá trị của bản thân, đây là một
quá trình diễn ra theo tuần tự dần dần từ mất cái nhỏ rồi đến mất cái lớn
mà thường khi đánh mất những cái nhỏ con người ta thường chủ quan,
xem nhẹ cho đến khi mất cái lớn không thể cưỡng lại được rồi cuối cùng
đi đến mất hết.
+Nhân vật “anh” trong câu chuyện cũng đánh mất mình theo quá
trình như vậy. Đầu tiên, anh ta đánh mất dấu phẩy nên anh ta sợ những
câu phức tạp chỉ tìm đến những câu đơn giản. Cuộc sống của con người
chúng ta cũng vậy. Chúng ta không thể nào trở nên sâu sắc khi chỉ tìm
đến những vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Cuộc sống của anh sẽ
không có sự tìm hiểu, suy xét mà chỉ đơn giản sống một cách bằng
phẳng, nhợt nhạt, vô vị qua ngày.
+Thứ hai là anh ta tiếp tục đánh mất dấu chấm than. Cuộc sống của
anh ta sẽ trở thành một con người sống khơng cảm thán, khơng xt
xoa, khơng có gì làm cho anh ta vui hay buồn nữa. Anh ta sẽ trở nên thờ
ơ với mọi điều và trở thành một con người vô cảm, trầm cảm. Đây cũng
là căn bệnh của rất nhiều người hiện nay. Câu chuyện muốn nhắc nhở
mọi người nếu chúng ta đánh mất đi cảm xúc, tình cảm của bản thân thì
chúng ta sẽ trở thành những con người vô cảm, loại động vật máu lạnh
chứ không phải là con người nữa.
+Thứ ba là anh ta tiếp tục đánh mất dấu chấm hỏi. Điều đó có ý
nghĩa là anh ta khơng cịn khả năng học hỏi. Mà cuộc sống này nếu
chúng ta không cố gắng học hỏi thì chúng ta sẽ khơng bao giờ tiến bộ
được. Bởi vì học hỏi là một việc mà con người phải thực hiện suốt đời(Hồ
Chí Minh).


Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

9

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

+Thứ tư là anh ta tiếp tục đánh mất dấu hai chấm. Điều này đồng
nghĩa với việc anh ta không thể liệt kê, giải thích hành vi của mình, chỉ
biết trích dẫn lời của người khác, khơng thể hiện được chính kiến và
quan điểm của bản thân. Nếu sống theo cách sống đó chúng ta là cái
bóng, con rối trong tay người khác mà thôi.
+ Cuối cùng là anh ta đến dấu chấm hết. Nghĩa là anh ta đã đánh
mất đi bản thân mình, mất tất cả, cuộc đời sẽ khơng cịn có ý nghĩa nữa.
+Dẫn chúng ở một số trường hợp con người tim nhiễm những cái
xấu như hút thuốc lá, nghiện rượu bia, nghiện cờ bạc…
-Để không đánh mất bản thân như nhân vật “anh” trong câu
chuyện, trong cuộc sống mọi người chúng ta phải biết trân trọng và gìn
giữ những điều nhỏ bé nhất.(Dẫn chứng)
-Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ sống khơng có lập trường, ít chú
trọng vào việc nhỏ, đang dần đánh mất đi những giá trị vốn có của bản
thân, sống ích kỷ, thực dụng cần lên án gay gắt(Dẫn chứng: nhiều thanh
niên cưới vợ đáng mẹ, đáng bà của mình…)
*Kết bài:
-Thơng điệp từ câu chuyện là lời cảnh báo về lối sống vội vàng,

không xem trọng bản thân đang tồn tại ở rất nhiều người hiện nay.
Liên hệ với bản thân em.

Ví dụ 2:
Đọc câu chuyện sau:
CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:
Tơi muốn lớn lên thật nhanh. Tơi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc
xun qua lớp đất cứng phía trên...
Tơi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

10

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành
lá. Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tơi khơng biết sẽ gặp phải
điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tơi có mọc ra, đám cơn trùng sẽ
kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bơng hoa của tơi có thể nở ra
được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm
ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc
lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
(THẢO NGUYÊN, Nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị - First News và
NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành)
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên?
GỢI Y
1- Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: Nghị lực sống và vươn lên trong cuộc sống.
2- Thân bài:
a.Tóm tắt nội dung câu chuyện
- Tóm tắt thật ngắn gọn truyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi
nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non
bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ tức khắc.
b- Rút ra ý nghĩa từ câu chuyện:
- Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm
nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt
đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa
sáng. Sống khơng có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động... chỉ nhận được sự thất bại, thậm
chí bị hủy diệt.
c.Đánh giá, bàn luận ý nghĩa câu chuyện:
- Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng
cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là khơng ngừng vươn lên để
sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn khơng hồn tồn là trở lực mà chính là động
lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công.
- Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt
qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là
động lực thôi thúc con người tìm tịi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở
nên tươi đẹp hơn.
- Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9

Chuyên đề văn nghị luận xã hội

11

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển.
- Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ
bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn.
- Cuộc sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị,
nhàm chán, sống thừa, sống vơ ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể
tan biến trong cuộc đời.
(Trong q trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa)
- Bên cạnh những người có ước mơ, khơng ngừng vươn lên để sáng tạo, cũng cịn
khơng ít người sợ hãi, né tránh gian khổ, khó khăn. Bên cạnh những ước mơ chính đáng,
phù hợp với mục tiêu cao đẹp của cộng đồng cũng cịn có ước mơ vụn vặt, tầm thường, vị
kỉ.
- Biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Phê phán những người
sống khơng có ước mơ, thụ động, ngại khó ngại khổ, khơng có ý chí, nghị lực.
(dẫn chứng minh họa)
3- Kết bài: Tóm lại, con người sống trong cuộc sống phải có ý chí và nghị lực mạnh mẽ
để đối diện với thực tại, phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống. Đó mới là cách sống tích
cực và chủ động.
Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động.
----------------------------------------------------------------------------------------MỘT SỐ ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN THỰC HÀNH LUYỆN TẬP

ĐỀ 1: Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
HỘP KEM
Chị ơi, xin lỗi, chị có thể đổi lại cho em hộp kem loại năm ngối được khơng ạ?
Cơ chủ qn lộ rõ vẻ khó chịu khi đang định đặt hộp kem loại mười ngàn xuống cho
vị khách nhỏ.
Như không hề để ý đến ánh mắt xem thương của cô gái, chỉ sau một loáng, cậu bé đã
ăn hết hộp kem. Tiến đến quầy trả tiền với tờ mười ngàn duy nhất trên tay, cậu bé nói nhỏ
với cơ gái:
- Chị vui lịng gửi phần tiền cịn lại cho bác có đứa con nhỏ đang đứng trước quán
giúp em nhé!
Cậu bé quay lưng, cơ gái chợt lặng người nhìn ra cửa, nơi người đàn ông mù cầm
cây đàn đang đứng cạnh đứa con gái bé nhỏ mà ít phút trước đó đã bị cô mời ra khỏi quán.
GỢI Y
1-Mở bài: Trong cuộc sống cần phải biết yêu thương, quí trọng mọi người…
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

12

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

2- Thân bài:
a-Tóm tắt câu chuyện
b-Ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện khuyên mọi người cần có thái độ ứng xử nhã nhặn với mọi người xung

quanh ( nhân vật em bé trong truyện).
- Giáo dục lòng yêu thương con người, biết giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó
khăn( hình ảnh cha con người đàn ơng mù)
- Câu chun cịn nhắc nhở những người chưa biết quan tâm tới người khác cần suy
xét lại hành vi của mình( cái lặng người của cơ chủ quán).
- Câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp( cử chỉ nhỏ mà ý nghĩa lớn)…
3- Kết bài:
Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

ĐỀ 2: Đọc câu chuyện sau:
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một
mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy – tay, chân, đầu...rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài
trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
( Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống – Tập 2, trang 104 –
NXB Công an Nhân Dân).
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.
GỢI Ý
1-Mở bài: Con người luôn muốn vươn lên để đạt được hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là gì,
làm thế nào để có hạnh phúc ?
2- Thân bài:
a.Tóm tắt câu chuyện:
b-Ý nghĩa câu chuyện
Thượng đế là đấng tồn năng có khả năng biết hết mọi chuyện và tạo nên con người
nhưng không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho lồi người bởi vì:

- Hạnh phúc khơng sẵn có, hạnh phúc tồn tại trong chính cuộc sống con người.
- Lời nói của thượng đế “tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc” thể hiện: hạnh phúc
do chính con người tạo nên.
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

13

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

 Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: hạnh phúc khơng bao giờ sẵn có hay là
món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.
c- Bàn bạc- đánh giá – chứng minh
- Con người có thể tạo nên hạnh phúc bằng bàn tay vun xới và tấm lịng u thương
cuộc đời.
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận được sâu sắc giá trị của
hạnh phúc của chính mình và sống cuộc đời đầy ý nghĩa.
- Hạnh phúc không phải là những điều có sẵn, nó đến từ chính những hành động của
mỗi con người (dẫn chứng)
- Hãy vun đắp hạnh phúc cho chính mình.
- Phê phán những kẻ ỷ lại, dựa dẫm trông chờ hạnh phúc mơ hồ viễn vông, thờ ơ với
cuộc sống (dẫn chứng thực tế)
3- Kết bài:
- Trong cuộc đời ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại hãy nỗ lực tìm tịi và vươn lên.
- Con người phải biết dựa vào chính mình để sinh tồn hòa nhập để sáng tạo và phát

triển
ĐỀ 3: Đọc câu chuyện sau:
Chiếc hộp giấy vàng
Hồi đó một người bạn tơi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một
cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng
chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thơng khiến bạn tơi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa,
sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: “Con tặng cho cha nhân
dịp giáng sinh.”. Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hơm trước
nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống khơng.
Anh nói to với con: “Bộ con khơng biết rằng khi cho ai món q thì phải có gì trong
đó chứ:”
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng trịng: “Cha ơi nó đâu có trống
rỗng. Con đã thổi những nụ hơn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất
cả dành cho cha mà.”
Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ơm con vào lịng và cầu xin con tha thứ cho
mình.
(Trích Hạt giống tâm hồn)
Hãy tạo một văn bản (có độ dài khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ
của em về câu chuyện trên.
GỢI Y
1-Mở bài: Nêu vai trị của tình u thương, sự cảm thong, thấu hiểu, sẻ chia trong cuộc
sống.
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

14

Năm học 2018-2019



Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

2- Thân bài:
a- Tóm tắt câu chuyện:
b-Ý nghĩa của câu chuyện:
-Đứa con trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh thật đẹp để tặng bố nhưng người bố
đã phạt con mình vì nó đã phí phạm cả cuộn giấy gói hoa màu vàng. Dù bị phạt nhưng đứa
con vẫn mang đến hộp quà để tặng cho cha.
-Câu chuyện là lời cảnh báo ý nghĩa với tất cả mọi người đặc biệt là tình cảm của
cha mẹ với con cái. Người cha chưa biết trân trọng món quà của con mà quá đi sâu vào tiền
bạc, vật chất, câu chuyện phản ánh thực tế đời sống hiện nay của con người.
-Ngồi ra món q ý nghĩa của đứa con với người cha chứa đầy tình yêu vô bờ bến.
Đặc biệt là những nụ hôn của con gái đã thổi vào trong chiếc hộp giấy vàng. Món
quà tinh thần ấy là sở hữu quý giá nhất chứng minh cho tình cha con khơng gì có thế sánh
bằng.
c- Bài học cuộc sống:
-Câu chuyện ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc:
+Biết trân trọng tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử, ln lắng nghe, thấu hiểu,
tơn trọng nguyện vọng, sở thích, sáng tạo trí tưởng tượng của trẻ thơ.
+Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc, đặc biệt đối với con trẻ để khỏi mắc sai
lầm đáng tiếc xảy ra
+Nếu biết hợp tác, chia sẻ, đồn kết, thấu hiểu, nhường nhịn thì gia đình sẽ đầy ắp
tiếng cười, gợi khơng khí ấm cúng và hạnh phúc.
+Biết giữ gìn và nâng niu nó thì cuộc sống sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
3- Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.
ĐỀ 4: Suy nghĩ của em từ câu chuyện sau đây:
NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy

ù vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và
đọc:
- Cắt cỏ trong vườn: 5 đơ la
- Dọn dẹp phịng của con: 1 đô la
- Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu
- Trông em giúp mẹ: 25 xu
- Đổ rác: 1 đô la
- Kết quả học tập tốt: 5 đô la
- Quét dọn sân: 2 đô la
- Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

15

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà
cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm
qua: Miễn phí.
Và đắt hơn cả chính là tình u của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí ln con trai ạ.

Khi đọc những dịng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng trịng.
Cậu nhìn mẹ và nói: “Con u mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ
giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN”
(Theo Hạt giống tâm hồn)
GỢI Y
1. Mở bài : Nêu vấn đề : Thái độ tình cảm của con đối với cha mẹ.
2.Thân bài :
a- Tóm tắt câu chuyện :
b-Ý nghĩa câu chuyện
- Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao q. Biết đón nhận tình thương, sự
quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.
- Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
c-Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra
- Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp.
- Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án:
+ “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động
“cho – nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên.
+ Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ.
3.Kết bài: Bài học cho bản thân.
ĐỀ 5: Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
“Một hơm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm
thấy buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ơng ta ngẩng cao đầu,
kiêu ngạo hỏi:
– Anh có nghiên cứu triết học khơng? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới
đấy!
Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập:
– Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, khơng có thời gian nghiên cứu triết học.

Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội


16

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

– Như vậy là anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời rồi – nhà bác học nói. Nói xong ơng
ta quay mặt ra ngồi, ngắm nhìn sơng nước, khơng nói chuyện với người chèo thuyền nữa.
Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng gió,
lúc nào cũng như sắp bị chìm.
Bỗng nhiên, một cơn gió lớn thổi đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và
người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước.
– Ơng có biết bơi khơng? – Người lái thuyền hét lớn, hỏi nhà bác học.
Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời: – Khơng biết!
– Vậy thì ơng đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi! – người chèo thuyền nói.
(Theo “200 bài học đạo lí” – NXB Văn hóa – Thơng tin, 2011)
GỢI Y
1- Mở bài: Nêu vấn đề: Mỗi con người luôn tồn tại cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Nhưng
trước khuyết điểm của người khác, mỗi người lại có cách ứng xử khác nhau.
2- Thân bài:
a- Tóm tắt câu chuyện:
b- Ý nghĩa câu chuyện:
Mỗi người đều có điểm mạnh của riêng mình, khơng thể nào tất cả mọi mặt đều tốt
hơn người khác. Câu chuyện cịn có ý nghĩa khuyên con người nên rèn luyện cho mình
những kĩ năng sống cần thiết để thoát khỏi sự nguy hiểm khi gặp phải.
c–Đánh giá, bàn luận ý nghĩa của câu chuyện

- Khơng nên lấy điểm mạnh của mình để đo điểm yếu của người khác vì mỗi người
đều có điểm yếu riêng. Chúng ta không nên bao giờ cười nhạo, coi thường những người
xung quanh.
- Biết cách nhận thấy và học theo cái mạnh của người khác để bổ sung cái yếu của
mình thì mới tiến bộ. Nếu khơng, kết quả cuối cùng sẽ giống như nhà bác học trong câu
chuyện bị chết chìm nơi đáy sơng.
3-Kết bài:
Bài học về tính khiêm tốn, luôn học hỏi những người xung quanh để bản thân mình
ngày càng hồn thiện.
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

17

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

ĐỀ 6: Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
“Sau trận động đất và sóng thần kinh hồng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học,
người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp
hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng
manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng cịn
thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em.
Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em
nhỏ. Em bé quay người lau vội dịng nước mắt.
Thấy em lạnh, tơi cởi chiếc áo khốc choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối

của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi,
cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khơ, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ
ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến
chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp
hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu khơng ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả
lời:“Bởi chắc cịn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cơ chú phát chung
cho cơng bằng.”
(Dẫn theo báo Dân trí điện tử)
GỢI Ý
1- Mở bài:
Nêu vấn đề: Tình yêu thương, sự sẻ chia của con người trong kúc khó khăn
hoạn nạn.
2- Thân bài:
a- Tóm tắt câu chuyện:
b- Nêu được ý nghĩa của câu chuyện:
- Thể hiện tình yêu thương ấm áp, sự đồng cảm, sẻ chia giữa những con người
đang ở trong hoàn cảnh éo le. Điều này có thể thấy qua nghĩa cử cao đẹp của nhân vật
“tôi” đối với em nhỏ cũng như suy nghĩ, việc làm đáng trân trọng của em bé bất
hạnh.
c- Bàn luận về vấn đề tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc
sống:
- Trong cõi đời, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị cao
quý, là điều cần thiết mà ai cũng phải hướng tới.
- Trong hồn cảnh khó khăn, hoạn nạn, lòng nhân ái càng cần thiết để sưởi ấm
những mảnh đời bất hạnh.
- Phê phán những kẻ sống vơ cảm, ích kỉ, thờ ơ với cộng đồng.
3- Kết bài: Rút ra bài học.
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội


18

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

Mỗi người cần biết sống yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với cộng đồng; đặc
biệt là cần quan tâm, giúp đỡ những kiếp đời kém may mắn.
ĐỀ 7: Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện dưới đây:
Tơi đang dạo bộ trên bãi biển khi hồng hơn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi
lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống, nhặt thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần
hơn, tơi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thuỷ triều đánh dạt vào bờ và
ném chúng trở lại với đại dương.
- Cháu đang làm gì vậy? - Tôi làm quen.
- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng - Cậu bé trả
lời.
- Cháu có thấy là mình đang mất thời gian khơng. Có hàng ngàn con sao biển như
vậy. Cháu khơng thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.
Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tơi mỉm cười trả lời:
- Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó. Ít nhất là cháu đã
cứu được những con sao biển này.
(Theo Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
GỢI Y
1- Mở bài:
Nêu vấn đề: Thái độ của mỗi người đối với những vấn đề của cuộc sống. Để cuọc

sống tốt đẹp, mỗi chúng ta cần chung tay góp sức…
2- Thân bài:
a- Hành động giúp đỡ những con sao biển để chúng trở về với biển cả của cậu
bé tuy nhỏ nhặt, bình thường, chẳng mấy ai quan tâm nhưng lại là hành động mang
nhiều ý nghĩa:
- Góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường tự nhiên
- Thể hiện nét đẹp nhân cách của con người: Không thờ ơ, lạnh lung vô cảm
trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết sẻ chia, giúp
đỡ vật hoặc người khi gặp hoạn nạn khó khăn
b- Hành động của cậu bé trong câu chuyện cho ta bài học sâu sắc, thấm thía về
những kĩ năng sống cần có ở mỗi con người:
- Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và mơi trường sống.
- Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là những việc làm
nhỏ nhặt.
c- Phê phán những hành động thiếu trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường
sống cũng như lối sống thờ ơ, vô cảm… trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung
quanh mình.
3- Kết bài:
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

19

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng


Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
ĐỀ 8: Đọc câu chuyện sau:
"Người thợ làm bút chì nâng niu sản phẩm của mình trước khi cho nó vào hộp:
- Có năm điều con cần phải nhớ trước khi ta để con bước vào thế giới hỗn độn ngồi
kia - Ơng nói với bút chì - Lúc nào con cũng phải nhớ và khơng bao giờ được qn những
điều ấy, khi đó, con mới trở thành một cây bút chì đẹp nhất, hiểu khơng?
- Thứ nhất, con ln có thể tạo ra những thứ rất vĩ đại, nhưng chỉ khi nào con nằm
trong tay một ai đó.
- Thứ hai, con phải liên tục chịu đựng những sự gọt giũa rất đau đớn, nhưng hãy nhớ,
tất cả đau đớn ấy chẳng qua là để làm cho con đẹp hơn mà thôi.
- Tiếp theo, con phải nhớ lúc nào con cũng có thể sửa chữa những lỗi mà con ghi ra.
- Và một điều nữa, hãy biết phần quan trọng nhất trên cơ thể của con chính là phần ruột,
phần bên trong chứ khơng phải là lớp vỏ ngồi.
- Cuối cùng, con, bút chì, phải để lại vết chì của con trên bất cứ bề mặt nào mà con
được sử dụng để viết, và phải liên tục viết, bất kể chuyện khó khăn gì, được khơng?"...
(Trích câu chuyện: "Ngụ ngơn bút chì")
Suy nghĩ của em về lời dặn dị của người thợ làm bút chì trong đoạn truyện trên.
GỢI Y
1-Mở bài:
Dẫn dắt, nêu vấn đề đặt ra trong câu chuyện.
2- Thân bài:
a- Đoạn trích chủ yếu xoay quanh lời dặn dò của người thợ với chiếc bút chì. Lời
dặn dị rất chân tình phù hợp đặc điểm của chiếc bút chì như: dùng để viết, muốn đẹp và sử
dụng tốt phải thường xuyên gọt nhọn; cấu tạo có hai phần gồm phần gỗ bên ngồi chỉ để
bảo vệ cịn phần lõi chì bên trong mới quan trọng nhất dùng để viết; bút chì có thể viết lại
những dòng khác nếu viết chưa tốt và viết đến khi thân bút khơng cịn, lõi chì hết vv… Từ
lời dặn dị chân tình, tha thiết trên, ta thấy thấp thống bóng dáng của chính mỗi người
trong những u cầu mà người thợ khuyên bút chì làm. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở
nghĩa đen mà hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc gửi đến người đọc bài học về sống đẹp, sống có ý
nghĩa.

b- Đánh giá, bàn luận về ý nghĩa lời dặn dò của người thợ:
- Đây là lời khuyên đúng đắn, sâu sắc, bổ ích và rất thiết thực, phù hợp với mọi
người với mọi thời đại .
- Phân tích và nêu biểu hiện của lời khuyên; lấy dẫn chứng minh hoạ trong cuộc
sống, trong thơ văn:
+ Con người ln phải khiêm tốn. Dù mình có niềm tin trong cuộc đời mình có thể
thành đạt, có thể sống trong hào quang nhưng phải luôn tâm niệm một điều thành cơng ấy
có sự dìu dắt, giúp đỡ, động viên, có ánh mắt khích lệ, tin u… của biết bao người thân
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

20

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

xung quanh ta như chiếc bút chì nó có thể tạo ra những tác phẩm kiệt tác nhưng phải nằm
trong tay của một con người tài năng. Bởi vậy chúng ta luôn phải khiêm nhường, một mình
ta khơng thể tạo nên thành cơng.
+ Con người phải trải qua thử thách, phải đối mặt với bao thất bại khi đó mới trưởng
thành, lớn khơn. Chính những cọ xát, trải nghiệm trong gian lao, vất vả ta mới rút cho
mình bài học quý báu, mới đứng vững trước bao cạm bẫy của cuộc đời, để sống đẹp hơn,
tốt hơn (dẫn chứng)
+ Con người ln có thể sữa chữa được lỗi lầm trong quá khứ do mình gây ra với
điều kiện mình nhận rõ những khuyết điểm ấy và ln có niềm tin để sữa chữa làm lại từ
đầu. (dẫn chứng)

+ Giá trị lớn nhất, tài sản quý nhất của con người không phải là vỏ bọc hình thức bên
ngồi mà chính là ở trí tuệ, tâm hồn, trái tim, nhân cách bên trong…
+ Dù bất kể khó khăn gì, con người cũng phải sống hết mình, làm việc hết mình để
lại dấu ấn riêng của mình trong tâm hồn, trái tim người khác. (dẫn chứng)
c-Phản bác, lật ngược vấn đề cần nghị luận:
Nếu khơng có những đức tính trên, con người sẽ trở thành những kẻ khoe khoang,
thiếu bản lĩnh, thiếu tự tin, thiếu kinh nghiệm sống, không biết đề cao giá trị bên trong mà
chỉ xem trọng vỏ bọc bên ngoài; dễ ngã gục trước khó khăn, thử thách… Cuộc đời sẽ trơi
đi vơ vị, tẻ nhạt…
3- Kết bài: Bài học được rút ra :
Ln xác định đúng mục đích sống tốt đẹp cho chính mình từ lịng khiêm tốn; dũng
cảm đối mặt với khó khăn thử thách; biết vươn dậy sau khi ngã; biết cống hiến, sống hết
mình; biết nâng niu vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn bên trong...

ĐỀ 9 : Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
Diễn giả Le-O Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục
đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn
tuổi.
Người hàng xóm của em là một ơng lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ơng khóc, cậu bé lại
gần rồi leo lên ngồi vào lịng ơng. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi
em đã trị chuyện những gì với ơng ấy, cậu bé trả lời: “Khơng có gì đâu ạ. Con chỉ để ơng
ấy khóc”.
(Theo “Phép màu nhiệm của đời”- NXB Trẻ, 2005)
GỢI Ý
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

21

Năm học 2018-2019



Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

1- Mở bài: Nêu vấn đề: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết quan tâm giúp đỡ những người
xung quanh.
2- Thân bài:
a- Giải thích được nội dung cơ bản của câu chuyện:
- Em bé đạt giải trong cuộc thi vì em là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau với
người khác.
- Người được chia sẻ khơng địi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc đau đớn cũng
là quá đủ.
- Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất “trẻ con” ngồi vào lịng người hàng
xóm thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất trong tình huống ấy.
b- Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện
- Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau thương, cần có
một mối đồng cảm từ những người xung quanh (dẫn chứng).
- Biết quan tâm, sẻ chia với người khấc là một hành động đẹp. Nhưng cách thể hiện
sự quan tâm đó như thế nào cịn tùy thuộc ở mỗi người. (dẫn chứng)
3- Kết bài: Bài học cho bản thân:
- Trong cuộc sống con người cẩn phải biết quan tâm, chia sẻ với người khác dù chỉ
là hành động cử chỉ nhỏ nhất.
- Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được một việc có
- Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống. ý nghĩa.

ĐỀ 10-Bốn Ngọn Nến
Trong một căn phịng, khơng gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì
thầm của những ngọn nến. Cây nến thứ nhất than vãn: “Ta là biểu tượng của Hịa Bình.

Thế nhưng đời nay những cái đó thật chông vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng,
người với người - thậm chí vợ chồng anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi
cọ". Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.
Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể: ''Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình
như ta trở nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời khơng cần tới niềm
tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ, tắt tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc.
''Ta là Tình u - ngọn nến thứ ba nói - Nhưng ta khơng cịn đủ sức để tỏa sáng nữa.
Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem,
khơng thiếu kẻ qn ln cả tình u đối với những người ruột thịt của mình''. Dứt lời phẫn
nộ, ngọn nến vụt tắt.
Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh
sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào phịng.
Thấy ba ngọn nến bị tắt, cơ bé thốt lên: ''Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này
ln cần các bạn. Hịa Bình, Niềm Tin, Tình u phải luôn tỏa sáng chứ''.
Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phịng, đáp lời cơ gái: ''Đừng lo. Tôi là
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

22

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

Hy Vọng. Nếu tơi cịn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại
Hịa Bình, Niềm Tin và Tình u''.
Mắt cơ bé sáng lên. Cơ bé dùng cây nến thứ tư - Hy Vọng - thắp sáng trở lại các cây nến

khác
ĐỀ 11- VẾT THƯƠNG
Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hơm cha cậu bé đưa cho cậu một túi
đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một
cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập
kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi.
Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng
rào.
Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ơng bảo
cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai
dù chỉ một lần.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã khơng cịn
một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ơng nói
với cậu rằng “Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã
không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó
cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lịng người khác. Dù sau đó
con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn cịn ở lại. Vết thương tinh thần
cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là
những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi
con gặp khó khăn, cổ vũ con và ln sẵn sàng mở rộng tấm lịng mình cho con. Hãy nhớ
lấy lời cha…”

ĐỀ 12- CƠNG BẰNG
Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân
cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng,
đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đơi.
Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra.
Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa

đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đó đồng ý.
Kết cục tài sản đó được chia cơng bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.
Gợi ý:
+ Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. 
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

23

Năm học 2018-2019


Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

     + Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự cơng bằng tuyệt đối thì kết cục chẳng ai được lợi
gì. 
     + Sự cơng bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta (tình u thương, lịng vị tha) 
      + Bài học: Trong bất cứ  chuyện gì đừng nên tính tốn q chi li; nhường nhịn
chính là tạo nên sự cơng bằng tuyệt đối. 
ĐỀ 13- CÁI LẠNH
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và
lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà
vừa nhìn thấy một khn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ 2 lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó khơng
đi chung nhà thờ với ơng ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ 3 trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ,
nhìn người đối diện, nghĩ thầm: "Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho

con heo béo ị giàu có kia?"
Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: "Thanh củi trong tay, phải khó nhọc
lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?"
Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những
nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da
trắng!"
Chỉ cịn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong
im lặng, anh ta tự nhủ: "Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa
trước".
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những
khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau khi những người cứu hộ tới
nơi, cả 6 đều đã chết cóng. Họ khơng chết vì cái lạnh bên ngồi mà chết vì sự buốt giá
trong sâu thẳm tâm hồn.
Gợi ý:
* Từ câu chuyện Cái lạnh, thí sinh rút ra những vấn đề cần nghị luận:
- Con người sống ích kỉ, khơng chia sẻ với người khác, tâm hồn sẽ trở nên giá lạnh,
tàn nhẫn.
- Sự giá lạnh của tâm hồn có sức huỷ hoại ghê gớm đối với người khác và với chính
bản thân mình.
* Bình luận về những vấn đề đã rút ra:
Câu chuyện ẩn chứa thông điệp sâu sắc, đúng đắn:

Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

24

Năm học 2018-2019



Trường THCS Đồng Khởi

Giáo viên: Lê Ngọc Hưng

- Con người khơng muốn chia sẻ với người khác có nhiều lí do: Sự phân biệt chủng
tộc, tôn giáo, đẳng cấp xã hội, tính tốn hơn thiệt nhưng tất cả đều bắt nguồn từ lối sống
ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.
- Sự ích kỉ khiến tâm hồn con người mất đi niềm đồng cảm khiến họ không thể chia
sẻ, hi sinh, giúp đỡ người khác. Chính vì thế, con người sống gần nhau mà vẫn cô độc, giá
lạnh, tàn nhẫn.
- Sự ích kỉ dẫn đến những hậu quả khơn lường với người khác và với chính mình vì
quay lưng với người khác là đánh mất đi cơ hội nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của chính
mình trong những hồn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
* Thí sinh lấy dẫn chứng từ câu chuyện và trong cuộc sống để làm sáng tỏ vấn đề
đang bàn luận.
* Bàn bạc mở rộng: Trong cuộc sống, có nhiều tấm lịng biết chia sẻ, u thương
nhưng cũng có khơng ít kẻ sống ích kỉ, vơ cảm, tàn nhẫn cần bị phê phán.
* Rút ra bài học: Đừng sống lạnh lùng, ích kỉ; bỏ qua những khác biệt, mở rộng tấm
lòng yêu thương, chia sẻ để cuộc sống con người trở nên gần gũi, ấm áp.

ĐỀ 14- Bài học về cách chấp nhận
Ở một ngôi trưởng tiểu học nọ có tổ chức một buổi văn nghệ do chính các học sinh
trong trường biểu diễn. Họ tổ chức hẳn một cuộc thi giữa các lớp để tuyển diễn viên cho
các vai diễn trong vở kịch của trường, những đứa trẻ rất hăng hái tham gia. Cậu bé hàng
xóm của tơi cũng là một trong số những đứa trẻ đó. Mẹ cậu nói với tơi rằng cậu đã rất
nghiêm túc chuẩn bị cho cuộc thi này. Cậu đã đứng hàng giờ trước gương để tập luyện chỉ
với mong muốn có một vai diễn phụ trong vở kịch. Hơn ai hết mẹ cậu biết rằng cậu khơng
có khiếu đóng kịch nhưng bà vẫn ủng hộ hết lòng cho nỗ lực của đứa con trai bé nhỏ.
Ngày diễn ra cuộc tuyển chọn tôi đã cùng mẹ cậu bé đến trường đón cậu tan học. Vừa thấy
chúng tơi, cậu bé vội chạy đến ngay, đôi mắt sáng long lanh ngập tràn vui sướng và hãnh

diện :
_Mẹ ơi, mẹ thử đoán xem nào?
Và như khơng thể chờ được,cậu bé la tống lên bằng giọng nói hổn hển và xúc động :
_Con được cơ chọn là người vỗ tay và reo hị, mẹ ạ!
Gợi ý:
-Sự ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu của cậu bé khiến tôi vô cùng bất ngờ, tôi cứ tưởng
Bồi dưỡng HS giỏi Ngữ văn 9
Chuyên đề văn nghị luận xã hội

25

Năm học 2018-2019


×