Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Chính sách của nga đối với khu vực trung á dưới thời tổng thống v putin (2000 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.4 KB, 118 trang )

Mở ĐầU
1. Lý do chn ti
1.1 Trong lch s phát triển thế giới, nước Nga luôn là một cường
quốc có vị thế và ảnh hưởng nhiều mặt trên trường quốc tế, nhất là từ sau
thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vào ngày 07/11/1917
của giai cấp vô sản Nga do V.I Lênin lãnh đạo, và tiếp theo đó là sự ra đời
Nhà nước Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ viết (Liên Xơ) mà
Cộng hòa XHCN Liên bang Nga làm trụ cột. Trong thời gian tồn tại và phát
triển của mình, Liên Xơ đã lập nên nhiều kỳ tích trong lịch sử nhân loại, đã
hi sinh hàng triệu người con ưu tú nhất đề cứu nhân loại khỏi thảm họa diệt
chủng của chủ nghĩa phát xít trong thế chiến thứ hai, thiết lập được thế cân
bằng chiến lược với Mỹ, giúp đỡ các nước đứng lên đấu tranh giải phóng
dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, đến những năm 70, CNXH ở Liên Xô bắt đầu lâm vào
khủng hoảng dẫn tới hệ quả là sự tan rã của Nhà nước Liên bang, chế độ
XHCN sụp đổ; cộng hòa XHCN Liên bang Nga trong bối cảnh chung khi
đó đã tự tách ra khỏi Liên Xô để trở thành Liên Bang Nga như ngày nay.
Suốt nhiều năm, kể từ thời điểm tách ra khỏi Liên Xô (1991), nước Nga đã
trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau và những giai đoạn này đã để
lại những “ dấu ấn lịch sử” không thể nào quên. Mà kết quả là nước Nga
lâm vào khủng hoảng; từ một nước Nga hùng cường chiến thắng chủ nghĩa
phát xít và đã sinh ra Iu.Gagarin – người anh hùng đầu tiên của nhân loại
bay vào vũ trụ ngày 12/04/1961...đã đi đến kinh tế suy thối kiệt quệ,
nghèo đói và nợ nước ngồi chồng chất khơng thể trả được; chính trị bất
ổn, an sinh xã hội rối ren, khủng bố nảy sinh vì mâu thuẫn sắc tộc, tơn giáo,
đảng phái..., đã là hậu họa mà nhân dân Nga, nước Nga phải gánh chịu.
Trong những thời điểm khó khăn nhất để quyết định số phận của cả dân tộc
hoặc vươn lên, hoặc bị chà đạp xuống, hầu như ở dân tộc này đều xuất hiện

1



những cá nhân xuất chúng và những cá nhân đó đã trở thành những con
người vĩ đại dẫn dắt dân tộc mình đi lên. Chỉ tính trong khoảng 1-2 thế kỷ
vừa qua, có thể kể ra những con người vĩ đại đó là Pie Đại đế, Lênin và
đương đại hơm nay là Putin trong gần một thập niên qua với hai nhiệm kỳ
tổng thống của mình đã vững tay chèo lái đưa “con thuyền” nước Nga vượt
qua thác ghềnh để từng bước hồi phục kinh tế, ổn định chính trị - xã hội,
vươn trở lại vị thế cường quốc đã từng bị đánh mất. Nước Nga của Putin
hôm qua đã đạt được những kết quả, thành tựu khả quan khiến cả thế giới
khâm phục. Hình ảnh một nước Nga hùng cường đang dần trở lại trên
trường quốc tế; về chính trị đối nội, Nga đã thành công trong việc củng cố
quyền lực trung ương và thiết lập hệ thống chính quyền theo chiều dọc khá
ổn định. Về đối ngoại, Nga đã tái lập lại được vị thế cường quốc đã bị đánh
mất của mình trong các triều đại Gioocbachop và Enxin. Trên con đường
khôi phục lại ánh hào quang và khẳng định vị thế cường quốc của mình,
Trung Á trở thành địa bàn đặc biệt quan tâm của chính quyền tổng thống V.
Putin và trên thực tế 8 năm qua, từ 2000 đến 2008, chính quyền V.Putin đã
đạt được rất nhiều thành cơng trong chính sách đối với khu vực có vị trí
chiến lược này.
1.2 Khu vực Trung Á là khơng gian địa – chính trị độc lập mới xuất
hiện sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Trung Á với 2 vị trí quan trọng vào
bậc nhất thế giới, đó là con đường huyết mạch từ Đông sang Tây và trữ
lượng khí đốt dầu mỏ dồi dào, giờ đây đã “trở thành trung tâm chú ý của
thế giới, nhất là các nước lớn”.
Khu vực Trung Á được hiểu theo một cách phổ biến với chỉ 5 quốc
gia

gồm:

Kazakhstan,


Uzbekistan,

Kyrkyzstan,

Tajikistan



Turkamenistan. Về mặt ý nghĩa địa lý, cũng đã có người gộp cả năm quốc
gia này với khu vực ngoại Caucasus (Capcadơ). Khu vực Trung Á nằm
giữa các khu vực chiến lược quan trọng của lục địa Âu- Á: phía Đơng giáp

2


Trung Quốc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phía nam giáp
Afghanistan, Trung Đơng và hàng loạt các quốc gia đạo Hồi, phía Bắc và
Tây Bắc giáp khu vực Caucasus của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Âu và Nga.
Các nhà chiến lược cho rằng muốn kiểm soát được tồn cầu thì trước hết
phải kiểm sốt được đại lục Âu Á, nhưng muốn kiểm soát được đại lục Âu
Á thì quyết định là phải kiểm sốt được Trung Á , khu vực được mệnh danh
là “ trái tim của hịn đảo thế giới”. Từ Trung Á có thể kiềm chế Nga từ
phía Bắc, kiểm sốt được Ấn Độ ở phía nam kiềm chế Trung Quốc ở phía
đơng và kiểm sốt châu Âu ở phía tây của Trung Á . Nói như Zbigniew
Brenzinski trong tác phẩm Bàn cờ lớn thì “ Trung Á là khu đệm là nơi giáp
ranh, hội đủ các nền văn minh chính giáo hồi giáo Trung Hoa và Ấn Độ.
Một bãi đáp tuyệt vời để kiểm sốt vùng Âu Á từ cả 4 phía của thế giới. Bởi
thế bất kì một sự kiện nào xảy ra ở Trung Á sẽ ảnh hưởng không chỉ đối với
khu vực mà cịn làm thay đổi cân bằng địa chính trị tại lục địa Âu Á, khu

vực được coi là trục phát triển của thế giới”.
Sau sự kiện 11/9, Trung Á càng thu hút hơn sự quan tâm của thế giới
khi trỏ thành không gian tồn tại và phát triển của thế giới, là nơi diễn ra
những xung đột quân sự, sự tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
cường quốc. Chính vì vậy, khu vực Trung Á có vai trò lớn đối với nhiều
nước, xét trên quan điểm địa chính trị an ninh cũng như địa kinh tế.
1.3. Với mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang
Nga, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nga nói chung và chính
sách của Nga đối với Trung Á nói riêng sẽ góp phần thấy được những gì là
“dĩ bất biến” và những gì là “ứng vạn biến” của việc hoạch định và thực thi
chính sách đối ngoại của các quốc gia khác, đưa tới nhận thức đầy đủ và
sâu sắc hơn về bản chất của quan hệ chính trị quốc tế, phục vụ cho việc
hoạch định và thực hiện đường lối đối ngoại của Việt Nam.

3


Chính vì những lý do đó, chúng tơi đã chọn đề tài “ Chính sách của
Nga đối với khu vực Trung Á dưới thời Tổng thống V. Putin (20002008)” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu chính sách của Tổng thống V.Putin trong suốt 8 năm
cầm quyền cũng như sự phát triển của Liên bang Nga từ 2000 đến 2008 đã trở
thành đề tài thu hút nhiều học giả trên thế giới và Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, xuất hiện một số cuốn sách nghiên cứu của các
học giả phương Tây về nước Nga đáng chú ý như sau: Russia Under Putin:
Echoes of the Soviet Era (Nước Nga thời Putin: Âm vang thời Xô viết) của tác
giả Gregory Feifer; Russia in the 21st Century: The Prodigal Supperpower
(Nước Nga trong thế kỷ 21: Siêu cường hoang phí) của tác giả Rosefielde do
Nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành....Tác phẩm Các đời tổng thống
Nga- Vladimir Putin của tác giả Leonid Mlechin – đây là cuốn sách trình bày

đầy đủ về tình hình chính trị - xã hội của Liên bang Nga dưới thời tổng thống
Enxin và Putin. Qua tác phẩm này, tác giả đã chỉ ra những chính sách tiêu biểu
của tổng thống Putin – người mà như Enxin đã nhận xét “có khả năng tập hợp
quanh mình những người sẽ đổi mới nước Nga vĩ đại trong thế kỷ XXI”.
Dịch giả Lê Khánh Trưởng đã biên dịch tác phẩm V.Putin- Ơng là ai?
qua đó đã giới thiệu cho thế giới biết được những đặc điểm cơ bản trong sự
nghiệp của Putin trước khi lên làm Tổng thống Nga.
Nhà nghiên cứu A.A Mukhin trong tác phẩm Putin và những người cộng
sự đã chỉ ra những nhân vật tiêu biểu trong bộ máy chính quyền của Tổng
thống V. Putin, những người đã cùng với Putin đưa nước Nga trở lại hùng
cường và đó cũng chính là những người có vai trị to lớn trong việc hoạch định
và thực thi các chính sách đối ngoại của Nga đối với thế giới nói chung và khu
vực Trung Á nói riêng, trong đó tiêu biểu là Mendeev – Người kế nhiệm vai trò
Tổng thống của Putin từ 2008 đến nay.

4


Nhóm tác giả Lê Thanh Vạn, Hà Mỹ Hương đã thực hiện đề tài nhánh
Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI đã
nêu lên những nét chính trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong 20
năm đầu của thế kỷ XXI, trong đó có những chính sách đối với khu vực Trung
Á.
Nhà nghiên cứu Zbigniew Brenzinski trong tác phẩm Bàn cờ lớn đã
phân tích vị trí đặc biệt quan trọng của khu vực Trung Á trong tham vọng
của các cường quốc nếu muốn làm khẳng định vị thế của mình.
Về luận văn, nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nga cũng đã được
nhiều sinh viên, học viên chọn làm đề tài cho khóa luận và luận văn tốt nghiệp,
trong đó đáng chú ý là: Sinh viên Nguyễn Bảo Châu (Học viên Ngoại giao) với
đề tài Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống Putin

(2000- 2008) đã trình bày những chiến lược cơ bản của chính sách đối ngoại
của Tổng thống Putin trong hai nhiệm kỳ, những thành công và kết quả đạt
được. Sinh viên Nguyễn Phương Thảo (Học viện ngoại giao) với đề tài Chính
sách đối ngoại của Liên bang Nga trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống V.Putin
đã tập trung làm sáng tỏ những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại, trong
bước đầu khơi phục lại vị thế siêu cường của Liên bang Nga...Về chính sách
đối ngoại của Nga đối với các khu vực, đáng chú ý có Lê Dỗn Huy với đề tài “
Chính sách của Liên bang Nga đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) dưới thời Tổng thống V.Putin (2000- 2008)” trong đó đề cập đến
những nét chính trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin đối với khu
vực Đơng Nam Á.
Ngồi ra, trên các tạp chí như tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Nghiên
cứu Quốc tế, Xây dựng Đảng, tài liệu Thông tấn xã Việt Nam...các nhà
nghiên cứu Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết về nước Nga cũng như
chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống Putin như: “
Sự trỗi dậy của Liên bang Nga trong bối cảnh mới”, Nguyễn An Hà, Tạp

5


chí cộng sản số 8 (176) năm 2009; ‘Nước Nga hậu Xơ viết: Phân tích và dự
báo”, Hà Mỹ Hương, Tạp chí cộng sản số 12 (800) năm 2009; “ Những nỗ
lực của nước Nga nhằm tăng cường vai trò cường quốc trong quan hệ
quốc tế” , Phan Văn Rân, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 6 (93) năm
2008....
Qua các cơng trình nghiên cứu trên, chúng tơi rút ra một số nhận xét sau:
- Các cơng trình chủ yếu trình bày tổng thể những nét chính trong chính
sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V. Putin.
- Trong các cơng trình khi đề cập đến chính sách của V. Putin đối với
các khu vực thì chỉ mới trình bày khá khái qt, chưa có sự phân tích so sánh

với chính sách của các cường quốc khác.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài nước và sự cố gắng của bản thân, luận văn sẽ đi sâu
phân tích những chính sách của chính quyền Tổng thống Putin đối với khu
vực Trung Á . Qua đó đánh giá những thành cơng trong chính sách của
V.Putin đối với khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng này, tác
động của nó đối với sự phục hưng của nước Nga trên trường quốc tế; so
sánh chính sách của Nga và các nước lớn như Mỹ đối với Trung Á .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn đi sâu nghiên cứu những nhân tố tác động đến chính sách của
Nga đối với khu vực Trung Á , những nét chính trong chính sách đối ngoại của
Nga ở Trung Á , vị trí của Nga trong khu vực Trung Á
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách của Nga đối
với Trung Á từ năm 2000 đến 2008.

6


- Về khơng gian: Luận văn nghiên cứu chính sách của Nga đối với 5
nước Trung Á : Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrkyzstan, Tajikistan và
Turkamenistan.
- Về nội dung: Luận văn chủ yếu đề cập đến chính sách của Nga đối với
khu vực Trung Á trong thời gian V.Putin làm Tổng thống từ năm 2000 đến năm
2008, những chính sách cơ bản trên các lĩnh vực an ninh -chính trị.
4. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên các nguồn tài liệu sau:
- Nhóm tài liệu gốc: Các bài diễn văn, thông điệp liên bang, tuyên bố
ngoại giao của Tổng thống V. Putin.

- Nhóm các tài liệu sách, báo, tạp chí, ấn phẩm nghiên cứu chuyên sâu
hoặc mang tính chất tổng hợp về lịch sử Liên bang Nga, về Tổng thống V.Putin,
chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin. Các tài liệu về tình hình thế giới,
chính sách đối ngoại của các cường quốc trên thế giới đối với khu vực Trung
Á.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra, chúng tôi dựa vào chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của
Đảng và Nhà nước về đối ngoại làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên
cứu. Luận văn cố gắng trình bày sự kiện trung thực, xem xét sự vận động của
chúng trong mối liên quan chặt chẽ với nhau, từ đó rút ra những nhận xét,
đánh giá.
Đây là một đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp
logic được đặc biệt coi trọng. Luận văn dựa trên cơ sở những tài liệu lịch
sử, những tuyên bố ngoại giao, thơng điệp liên bang, những sự kiện lịch sử
có thật để phân tích, xử lý, hệ thống hố, khái qt hoá vấn đề.

7


Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như : Phương
pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thông kê ... nhằm hỗ trợ cho hai
phương pháp chủ yếu trên.

6. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở những tài liệu tiếp cận được, luận văn hi vọng sẽ phác
hoạ lên những nhân tố cơ bản tác động đến chính sách đối ngoại của Nga
đối với khu vực Trung Á từ năm 2000- 2008
- Thông qua những tuyên bố ngoại giao, những thông điệp liên bang
luận văn sẽ góp phần phân tích những nét cơ bản trong chính sách đối

ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Trung Á từ năm 2000- 2008. Đặc
biệt là những chính sách về chính trị- an ninh.
- Qua việc nghiên cứu chính sách của Nga đối với Trung Á dưới thời
Tổng thống Putin, luận văn sẽ nêu lên vai trò của Nga đối với khu vực
Trung Á , những thành công trong chính sách của Nga đối với khu vực địa
– chính trị quan trọng này. Bên cạnh đó, luận văn sẽ so sánh chính sách của
Nga và của các cường quốc đối với khu vực Trung Á .
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến việc hình thành chính sách
đối ngoại của Nga ở khu vực Trung Á từ năm 2000- 2008.
Chương 2: Chính sách của Nga đối với Trung Á từ năm 2000 đến
2008.
Chương 3: Một số nhận xét về chính sách của Nga đối với khu vực
Trung Á dưới thời Tổng thống Putin.

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA
ĐỐI VỚI KHU VỰC TRUNG Á TỪ NĂM 2000- 2008.
1.1. Bối cảnh quốc tế
Chiến tranh lạnh kết thúc với sự tan rã của siêu cường Liên Xô dẫn
đến những biến đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế. Ý thức hệ khơng cịn là
nhân tố hàng đầu trong tập hợp lực lượng, thay vào đó lợi ích quốc gia trở
thành yếu tố chủ đạo trong các mối quan hệ linh hoạt, biến chuyển giữa các
quốc gia. Hầu hết các nước dù lớn hay nhỏ trong đó có cả Liên bang Nga

đều phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình sao cho phù hợp với sự
thay đổi về so sánh lực lượng và thực trạng an ninh thế giới, đồng thời bắt
kịp với những xu thế phát triển của thời đại.
Sau khi Liên Xô tan rã, so sánh lực lượng giữa các nước lớn hồn
tồn thay đổi theo hướng có lợi cho Mỹ, là siêu cường duy nhất còn lại với
sức mạnh vượt xa tất cả các đồng minh và đối thủ. Cả về sức mạnh kinh tế
và sức mạnh quân sự. Với sức mạnh của mình, Mỹ đã tham gia vào tất cả
các hoạt động chính trị của thế giới và có tầm ảnh hưởng to lớn trong nhiều
sự kiện chính trị quốc tế sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Mỹ tự cho mình
quyền vi phạm những luật chơi trong các quan hệ quốc tế; thể hiện mong
muốn đưa thế giới đi theo những lợi ích và toan tính của Hoa Kỳ.
Điều cần nói là, thế giới với một siêu cường vượt trội khơng có nghĩa
thế giới là đơn cực. Sức mạnh của Mỹ bắt đầu bộc lộ những điểm yếu và
sau một thời kỳ tăng trưởng cũng có dấu hiệu chững lại và giảm sút. Bên
cạnh đấy, số lượng của các nước lớn đã vượt quá con số 2 ở cấp độ toàn
cầu cũng như khu vực. Các trung tâm kinh tế, chính trị lớn như Trung
Quốc, Liên Bang Nga, Nhật Bản và EU cũng có khả năng cạnh tranh và
thậm chí là vượt trên Mỹ ở một số lĩnh vực.

9


Tuy nhiên, trong một cục diện thế giới nhất siêu đa cường như vậy,
các nước lớn đều rút ra kinh nghiệm trước đây của Liên Xô trong Chiến
tranh lạnh và họ khơng có ý định hợp tác với nhau lập thành mặt trận hay
giương cao ngọn cờ đi đầu chống Mỹ, mà ngược lại giữ quan hệ tốt với Mỹ
đồng thời mong muốn xây dựng một trật tự đa cực, trong đó mỗi nước là
một cực. Quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp trong
khuôn khổ tuy có mâu thuẫn song vẫn hợp tác, kiềm chế và đấu tranh song
không đi đến mức đổ vỡ quan hệ. Đặc biệt là việc dàn xếp bất đồng thông

qua thoả hiệp và nhân nhượng, dung hồ các lợi ích nhằm tránh đối đầu
qn sự trực tiếp, vì hồ bình, ổn định và an ninh quốc tế.
Với cục diện thế giới và so sánh lực lượng như vậy, đặc điểm căn
bản của tình hình an ninh quốc tế cuối thập niên 90 là ổn định tổng thể và
xáo động cục bộ. Tuy nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng
hồ bình ở nhiều khu vực bị đe doạ. Đó là những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn
giáo, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, sự phát triển kinh tế chính trị khơng cân
bằng, sự tranh giành tài nguyên lãnh thổ…vốn được kiềm chế trong cơ chế
hai cực nay có điều kiện bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn các mâu
thuẫn tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết không
thể nhanh chóng và dễ dàng mà ảnh hưởng theo kiểu dây chuyền dẫn tới
khả năng quốc tế hố cao. Điển hình là bạo lực ở Trung Đông, bất ổn ở
Nam Tư, khơng khí thù hận và bạo lực ở Kosovo, nội chiến kéo dài ở
Srilanca, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, tranh chấp biển
Đông đang tác động tiêu cực đến hồ bình và ổn định ở nhiều khu vực trên
thế giới. Do vậy, khái niệm an ninh giờ đây khơng chỉ cịn bó hẹp trong chủ
quyền tịan vẹn lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào. An ninh của quốc gia bây
giờ phải gắn liền với an ninh của các quốc gia khác, của toàn khu vực và
thế giới.

10


Mặt khác, những thách thức từ các vấn đề toàn cầu đã làm cho khái
niệm an ninh quốc gia ngày càng mang tính tồn diện hơn. Nếu như trước
đây, nhắc đến an ninh, các quốc gia chỉ coi trọng các vấn đề truyền thống
liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ hay quân sự. Thì ngày nay, những khái
niệm an ninh phi truyền thống như: an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an
ninh con người….cũng trở thành mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng
quốc tế. Nói như vậy khơng có nghĩa là phủ nhận an ninh quân sự. Mặc dù

so với thời kỳ Chiến tranh lạnh, vai trò của an ninh quân sự bị giảm đi,
song trong toàn bộ chiến lược an ninh quốc gia, an ninh quân sự là điều
không thể thiếu và thực tế chưa bao giờ bị các nước, trong đó có Liên bang
Nga xem nhẹ.
Tuy còn nhiều phức tạp và biến động bất thường trong đời sống quốc
tế, nhưng hồ bình, hợp tác và phát triển đã trở thành những xu thế chính
của thời đại. Trong chiến lược của tất cả các quốc gia, nhất là các nước lớn,
hợp tác kinh tế đều được đặt lên hàng đầu, khơng chỉ có ý nghĩa quyết định
đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi nước, mà cịn tạo sự
ổn định chính trị và mở rộng hợp tác quốc tế. Q trình tồn cầu hố và
thương mại thế giới phát triển đã làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nước, trước hết về kinh tế, sau đó là về an ninh và chính trị ngày càng
mạnh mẽ. Liên kết toàn cầu và khu vực đã trở thành động lực phát triển của
lực lượng sản xuất, khiến cho tất cả các nước đều bị cuốn vào cịng xốy
của nó nếu khơng muốn bị tụt hậu.
Thêm vào đó là các vấn đề như khủng bố quốc tế, đói ngèo, ơ nhiễm
mơi trường, bùng nổ dân số, bệnh tật…đã làm cho tất cả các nước tuy có
lợi ích dân tộc khác nhau nhưng muốn hay không đều phải hợp tác với
nhau dù chỉ là sách lược để cùng tiến lên hoặc cùng đối phó với những vấn
đề đe doạ sự sinh tồn của mỗi nước và của thế giới mà khơng một nước
nào, dù có sức mạnh đến đâu có thể một mình đảm nhiệm được. Chính sách

11


đối ngoại của liên bang Nga cũng khơng nằm ngồi sự điều chỉnh này, lấy
tiếp xúc và điều hoà lợi ích làm nền tảng sao cho tạo dựng được các mối
quan hệ kiểu mới có lợi nhất cho sự tồn tại và phát triển trong bối cảnh
quốc tế phức tạp đầu thế kỷ XXI.
Bên cạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như xu thế tồn

cầu hố kinh tế, thế giới còn chứng kiến sự phát triển năng động của khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương với tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các
khu vực khác. Những ví dụ cho “sự thần kỳ” ở khu vực này là Nhật Bản
vào cuối thập niên 60, sự xuất hiện của bốn con rồng Châu Á vào cuối thập
niên 70, sau đó là Thái Lan, Malaysia…Hiện tại, 60% hoạt động sản xuất
và 40% thương mại của thế giới đang nằm tại khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương. Điều này, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định
chiến lược đối ngoại, phục vụ cho công cuộc chấn hưng kinh tế của các
quốc gia trong khu vực, trong đó có Liên Bang Nga, đất nước có đến ¾
diện tích lãnh thổ nằm ở khu vực châu Á.
1.2. Tình hình nước Nga những năm đầu thế kỷ XXI
Liên bang Nga bước ra vũ đài chính trị quốc tế sau Chiến tranh lạnh
với quy chế đặc biệt “ Quốc gia kế tục Liên Xô” được thể hiện trên ba
điểm: 1- Được Liên hợp quốc đồng ý chuyển giao tư cách thành viên
thường trực Hội đồng bảo an; 2- Các đại sứ Liên Xô cũ được thừa nhận là
đại sứ Liên bang Nga, không cần trao lại uỷ nhiệm thư; 3- Liên bang Nga
được thừa nhận là cường quốc hạt nhân. Phần lớn di sản của Liên Xô, Liên
bang Nga đều kế thừa trên tất cả các mặt kinh tế, quân sự, tài nguyên…
nhưng do hậu quả của những cuộc khủng hoảng trong quá trình chuyển đổi
chế độ nên nền kinh tế và vị trí chính trị của Nga trong thập niên 90 của thế
kỷ XX ngày càng suy yếu. Ngày 31/12/ 1999, V. Putin khi được chỉ định
làm quyền Tổng thống Liên bang Nga thì đồng thời cũng tiếp nhận cả

12


những điểm tích cực cũng như hậu quả to lớn cả về kinh tế lẫn chính trị - xã
hội.
Hệ tư tưởng Nga có ảnh hưởng đối với cơ cấu quyền lực, mang
nhiều điểm khác biệt so với các nước châu Âu khác, dẫn đến nx đặc thù

trong truyền thống văn hố chính trị và tư tưởng hoạch định chính sách đối
ngoại của Liên bang Nga.
Một là: Chủ nghĩa “ Đại Nga” với ý thức về một nước Nga hùng
mạnh trải dài trên cả hai châu lục Á- Âu, có sứ mệnh như “ đế chế La Mã”
đối với châu Âu và thế giới. Chính ý thức tự hào đó đã khiến cho dân tộc
Nga vượt qua mọi thử thách và chiến thắng, siết chặt hàng ngũ chung
quanh người lãnh đạo cao nhất. Tuy nhiên, tư tưởng này đại diện cho một
nhà nước phong kiến chuyên chế, hà khắc; không phải là tiền đề của nhà
nước pháp quyền tư sản và dân chủ tư sản. Ảnh hưởng đến hệ thống chính
trị hiện nay là quyền lực Nhà nước vẫn tiếp tục được cấu trúc theo kiểu
hình chóp, tập trung quyền quyết định cuối cùng trong tay một người, nay
chính là Tổng thống (khác với các cơ chế tam quyền phân lập ở các nước
châu Âu khác hay ở Mỹ) vai trò của Đuma cịn hạn chế.
Hai là: văn hố chính trị Nga cịn mang màu sắc của chủ nghĩa cấp
tiến (hình thành và phát triển ở các thế kỳ XVII- XIX) mang đặc điểm là
tính máy móc, chú trọng các biện pháp sức mạnh để mau chóng đạt được
mục tiêu chính trị. Trong thời kỳ Liên Xơ trước đây, đó là tính nóng vội,
chủ nghĩa tối đa, nhận thức cứng nhắc, muốn ngay lập tức chuyển sang xã
hội cộng sản như tư tưởng về “ chủ nghĩa xã hội toàn dân” của Khơrusop,
chương trình, biện pháp cải tổ của Gioocbachop, “ biện pháp sốc” trong cải
cách kinh tế của chính quyền Yeltsin.
Trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống từ 2000 đến 2008, Putin đã thổi
vào nước Nga một luồng gió mới, giúp nước Nga dần ổn định, phục hồi và
phát triển nhanh chóng. Ơng đã thi hành một loạt các biện pháp, thiết lập hệ

13


thống hành pháp dọc, xiết chặt sự quản lý của trung ương đối với các địa
phương, hạn chế sự lũng đoạn của giới tài phiệt…Đồng thời, Putin đã tiến

hành quyết liệt cuộc chiến chống li khai ở Chesnia.
Ngay từ khi lên cầm quyền, đương kim Tổng thống Liên bang Nga
đã tập trung vào việc củng cố quyền lực của Điện Kremli và thể chế Nhà
nước. Theo ông, một quốc gia hùng mạnh, người dân khơng thể khơng có
tính tơn nghiêm, dân tộc khơng thể khơng giữ cho mình một niềm tự hào
chính đáng. Ơng cũng đã nhanh chóng lật đổ những cơ cấu không hợp lý,
kém hiệu quả của gần một thập kỷ mà Yeltsin cầm quyền. V.Putin nói:
“Chúng tơi muốn tăng cường các thể chế Nhà nước, cải thiện mối quan hệ
giữa chính quyền trung ương với các địa phương, xây dựng lại hệ thống
pháp lý, xác định rõ các ngun tắc lãnh đạo… Đồng thời, vì muốn có dân
chủ nên chúng tôi phải thực hiện một nhiệm vụ to lớn: tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển hài hồ các chính đảng” [44;tr 223]. Chính Yeltsin đã
khiến nước Nga đang từ một Liên bang lập hiến trở thành một Liên bang
hiệp ước ngày một rệu rã khi ông từng khuyến khích gia tăng tính tự trị ở
89 khu vực của Liên bang Nga và đã ầm ĩ tuyên bố với các thủ lĩnh địa
phương: “Các bạn hãy nắm vào tay bao nhiêu quyền lực mà các bạn
muốn”.
Ngược lại với người tiền nhiệm, V.Putin lại coi việc xây dựng một
chính quyền trung ương hùng mạnh là trọng tâm. Ông liên tục đưa ra những
biện pháp khôn lường để thu hút về cho Điện Kremli những quyền lực trọng
yếu nhất nhằm tái lập ý tưởng về một nhà nước Nga hùng mạnh mà mọi
người tưởng đã bị vĩnh viễn chơn vùi cùng với chế độ Xơ Viết. Ơng rất khó
chịu khi có tới 25% những nghị định của các địa phương mâu thuẫn với Hiến
Pháp và các luật Liên bang. Vì vậy, ngày 14/5/2000 Putin đã ký một sắc lệnh
chia nước Nga thành 7 khu vực và cử những đại diện của mình xuống giám
sát các chính quyền địa phương đó. Theo Putin khơng thể để lâu tình trạng

14



“ông chằng bà chuộc”, “phép vua thua lệ làng”, khi cùng trong một nước Nga
mà mỗi địa phương hành sự theo một kiểu. Ông nhấn mạnh “thời của các vụ
dàn xếp đã qua rồi, chúng ta sẽ sống trong một nhà nước thống nhất và hùng
mạnh. Đó là một nhà nước Nga” [44; tr 125].
V.Putin đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm chế ngự các thống
đốc địa phương, Tổng thống có thể cách chức các vị tỉnh trưởng dân bầu
lên và tước quyền tham gia Thượng viện của họ nếu họ đưa ra các điều luật
trái với Hiến pháp Liên bang. Mặt khác, V.Putin cũng khéo léo tập hợp các
nhà lãnh đạo khu vực bằng cách lập ra Hội đồng Nhà nước làm cơ quan tư
vấn cho mình vào ngày 22/11/2000. Tham gia Hội đồng Nhà nước có lãnh
đạo của 89 chủ thể ở Nga. Có ý kiến cho rằng: Hội đồng Nhà nước có thể
trở thành đối trọng với Thượng viện, một khi Thượng viện có ý định “chọc
gậy bánh xe” vào các chính sách của Tổng thống Liên bang Nga.
Ngày 26/12/2000, Tổng thống Nga đã chính thức bắt đầu thảo luận
với giới lãnh đạo của Nga về soạn bộ luật nhằm đóng cửa những đảng nhỏ
để giúp đất nước ổn định hơn nữa tình hình.
Về cơ cấu và thành phần nhân sự của chính phủ Nga cũng được xây
dựng theo phương pháp khác thời Yeltsin, đó là Điện Kremli có thể tác động
trực tiếp và mạnh mẽ hơn vào hoạt động của nội các. Ngày 14/12/2000,
Đuma quốc gia thông qua một ngân sách không bị thâm hụt, lần đầu tiên
trong kỷ nguyên “hậu Xô Viết” từ năm 1991 tới nay. Bộ luật thuế với mức
13% cho mọi đối tượng được ban hành để khuyến khích người giàu nộp thuế
và làm đầy kho bạc…Kết quả là đầu năm 2001, nội bộ chính trường Nga đã
ổn định hơn, quan hệ giữa văn phòng Phủ Tổng thống với các lực lượng
chính trị trong cơ quan lập pháp là Đuma quốc gia Nga đã được cải thiện
một cách đáng kể so với thời Yeltsin, góp phần làm yên ấm thêm bầu khơng
khí chính trị chung của đất nước. Theo lời Tổng thống Nga, Trong Đuma
quốc gia Nga có thể “có những tranh cãi nhưng khơng có sự đe dọa”.

15



Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đang chứng kiến một xu thế phát triển
mạnh mẽ của q trình tồn cầu hoá, xu thế tăng cường liên kết các tổ chức
kinh tế quốc tế và khu vực, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các quốc
gia trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng.
Nước Nga bước vào thế kỷ mới với những mục tiêu và nhiệm vụ rất
nặng nề, với nhiều khó khăn, phức tạp còn tồn đọng trong thập kỷ 90. Trong
những năm 90, GDP của Nga đã giảm 50%, chỉ còn tương đương 1/10 của
Mỹ. Nếu ở giữa thập niên cuối cùng của thế kỷ XX mới chỉ có 20% số người
Nga sống dưới mức nghèo khổ, thì tới tháng 7/1999 tỉ lệ này là 57%. Tổng
nợ nước ngoài của Liên bang Nga trước khi Putin lên nắm chính quyền lên
tới 158,4 tỷ USD. Theo nhận xét của tờ báo Berlin từ “một nhà nước bị moi
rỗng ruột và nhiều năm phải nhờ vào những khoản tín dụng quốc tế để tồn
tại” thì rất khơng dễ dàng để xây nên “một xã hội tự do, nở hoa và giàu có”.
Trước thực trạng đất nước như vậy nên V.Putin ngay từ khi được trao
quyền Tổng thống bắt đầu từ 1/1/2000 đã thực hiện những nước cờ rất bất
ngờ trong quá trình lãnh đạo của mình. Putin lên nắm chính quyền là thời
điểm đầu tiên của thế kỷ mới và cũng là thời điểm bắt đầu mở ra một thời kỳ
mới cho lịch sử nước Nga. Báo chí phương Tây đã đưa ra nhận xét về Putin
“Putin là người đáng sợ không quá hy vọng vào Mỹ như người tiền nhiệm…
dù có ý định tiếp cận với Mỹ, Putin không cần dựa vào Mỹ để duy trì quyền
lực. Ơng ta dựa vào Mỹ để nắm quyền lực” [11;tr 37]. Mục tiêu xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế của nước Nga được xác định là nhiệm vụ cực
kỳ quan trọng trong chính sách của Tổng thống Nga V.Putin. Mọi chính sách
khác như ngoại giao, an ninh… cũng đều tập trung nhằm trước hết tìm cách
thúc đẩy những lợi ích kinh tế và thương mại của Nga.
Quả thực Putin đã có cách nhìn rất thực tế, thậm chí là thực dụng. Ơng
muốn đưa nước Nga hoà nhập vào nền kinh tế mới của thế giới. Điều này
cũng có nghĩa là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Nga phải là khôi phục lại


16


kinh tế, phải giải quyết mọi vấn đề của chính bản thân mình. Putin đã cơng
khai tun bố như sau: “Một đất nước nơi sự yếu kém và đói nghèo ngự trị
không thể coi là hùng mạnh được…”[16; tr 40]. Chính vì thế, V.Putin đã đặt
cho mình một chương trình nghị sự với những mục tiêu cụ thể hơn. Thông
qua những việc làm cụ thể từ từ xác lập uy và lực “Putin khơng bỏ sót một
chi tiết nào, Putin tính tốn trước mọi việc”. Bản thân V.Putin đã nhìn thấy
rõ ít nhất ba bài học mà “triều đại Yeltsin” để lại cho ơng. Đó chính là ba lí
do đã đẩy nước Nga vào cảnh “cười ra nước mắt” thời “hậu Xô Xiết”. Thứ
nhất, không đánh giá hết hoặc phủ nhận những thành quả của Liên bang Xô
Viết. Thứ hai, không lường trước hết những cái giá phải trả cho các cuộc thử
nghiệm thời “kinh tế thị trường mang màu sắc tư bản hoang dã” ở thập niên
cuối cùng của thế kỷ XX. Thứ ba, tham vọng “đẽo chân cho vừa giày” và
mơ ước sao y bản chính từ những mơ hình ngoại quốc. Putin vẫn xác định
xây dựng nền kinh tế thị trường ở Nga. Ơng khẳng định: “Tơi chắc rằng
Nhà nước khơng có sự chọn lựa nào khác để phát triển dân chủ và nền kinh
tế thị trường” [14, 67]. Nước Nga cần phải có chiến lược cho sự phát triển
dài hạn và có những mục tiêu rõ ràng.
Ngày 29/9/2000, tại cuộc họp đầu tiên Hội đồng quốc gia, Tổng thống
Liên bang Nga đã uỷ quyền thành lập nhóm cơng tác soạn thảo chiến lược
phát triển kinh tế của Nga trong triển vọng dài hạn. Ngày 22/11/2000, phiên
họp đầu tiên của Hội đồng Nhà nước Liên bang Nga báo cáo thực hiện đã
được đệ trình và những nội dung cơ bản của nó đã được chấp nhận. Tổng
thống Liên bang Nga đã giao nhiệm vụ nhóm cơng tác soạn thảo cùng với
Chính phủ xây dựng chiến lược của Nhà nước đến năm 2010 và sẽ đem ra
xem xét tại Hội đồng Nhà nước vào 2/2001. Ngồi ra, Chính phủ cịn thơng
qua chương trình phát triển kinh tế - xã hội trung hạn (2002- 2005).

Mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển kinh tế là chuyển đổi nền
kinh tế Nga theo quĩ đạo phát triển bền vững, yêu cầu xây dựng nền kinh tế

17


quốc dân theo phương thức mới, định hướng theo sự bảo đảm cân bằng của
các chỉ số kinh tế - xã hội, môi trường và dân số, nền sản xuất hiệu quả cao,
ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể ở Nga
trong giai đoạn 2000 - 2001 được xác định ở mức 5-7%/năm, về khối lượng
sản xuất là 10 -15%. Khối lượng sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến
không chỉ là cần thiết mà còn là yêu cầu nhằm đạt được mục tiêu chiến lược
chung của nước Nga [50; tr 67].
Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2000 2010, chính sách của Chính phủ đang tập trung vào tổng thể các biện pháp
như kích thích đầu tư, thực hiện chính sách cơng nghiệp tích cực nhằm cải
thiện cơ cấu sản xuất nói chung, cơ cấu kinh tế đối ngoại nói riêng, điều
chỉnh chính sách tài chính tiền tệ, ngân hàng, xố sổ kinh tế ngầm, tấn cơng
vào tội phạm kinh tế, thực hiện chính sách hiện đại hố cơng nghiệp, đưa
nước Nga tích cực tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trước
mắt các biện pháp đó nhằm:
Thứ nhất: Đưa nước Nga vượt qua tình trạng khủng hoảng của nền
kinh tế, bảo đảm tăng trưởng sản xuất, lành mạnh hoá khu vực tài chính.
Thứ hai: Khơi phục tính bền vững của q trình hồi phục sản xuất,
kích thích đầu tư của cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Thứ ba: Xây dựng nền sản xuất có khả năng cạnh tranh trên thị trường
thế giới với các sản phẩm có mức độ chế biến cao và từng bước củng cố vị
thế của nền kinh tế Nga trên trường quốc tế.
Nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế nước Nga
điều quan trọng nhất là phải hồi phục phát triển kinh tế. Thành tựu của bất
kỳ mục tiêu chiến lược nào cho sự phát triển nước Nga đều chỉ có thể là đưa

đất nước sang giai đoạn phát triển bền vững và phải phát triển tương đối
nhanh. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của chính sách
kinh tế.

18


Với Chiến lược phát triển kinh tế, chương trình phát triển kinh tế - xã
hội và những cải cách kinh tế nước Nga những năm đầu thế kỷ XXI đã thu
được những thành tựu đáng kể. Nếu như nền kinh tế của Nga bị rơi vào tình
trạng khủng hoảng nặng nề sau những năm tháng cầm quyền của Tổng thống
Yeltsin thì đến thời V.Putin từ 2000 trở lại đây, những năm tháng buồn tẻ đó
có vẻ như đã đi đến hồi cuối khi đã có nhiều dấu hiệu phục hồi xuất hiện.
Từ năm 2000 - 2003 trong 4 năm liên tục kinh tế Liên bang Nga phát
triển rất khả quan và người ta bắt đầu nghĩ đến nước Nga phải phát triển
mạnh mẽ hơn, phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng để đưa nước Nga trở lại
cường quốc không chỉ về quân sự mà cả kinh tế cho tương xứng với địa vị
của nước Nga. Nền kinh tế Nga tăng trưởng liên tục trong những năm đầu
thế kỷ XXI, năm 2001 tăng 5,1%, 2002 tăng 4,7%, 2003 tăng 7,3%. Trong
khi đó GDP năm 1999 của Nga mới chỉ đạt là 220 tỷ USD. Trong giai đoạn
1999 - 2003 GDP đã tăng với nhịp độ hàng năm là 6,2% [49; tr 11].
Đồng thời với việc tăng trưởng kinh tế, lạm phát cũng được kiềm chế,
việc chậm trả lương cho công nhân viên chức và việc lấy hàng đổi hàng
cũng được giảm bớt. Trong “Thông điệp Liên bang Nga năm 2002”, Tổng
thống Putin đã khơng hài lịng với mức tăng trưởng dự kiến mà Chính phủ
đã đề ra từ 5 - 7% và cho rằng nước Nga cần có những mục tiêu với những
hồi bão to lớn hơn. Theo ơng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga ít nhất là
phải 8% năm trong 15 năm liên tiếp thì kinh tế Nga và mức sống của người
dân Nga mới có hy vọng vững mạnh. Trong “Thông điệp Liên bang Nga
2003”, Tổng thống Putin còn khẳng định, GDP của Nga sẽ tăng gấp đơi

trong vịng 10 năm (2001 - 2010) với mức tăng trưởng kinh tế phải đạt 7% 10% và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước Nga [47; tr 626]. Kết
quả năm 2004 mức tăng trưởng kinh tế đạt 6,9%, GDP đạt 583,3 tỷ USD.
Đến 2005 GDP của Nga đã tăng vọt đạt 800 tỷ USD.

19


Tuy nhiên, mức tăng trưởng trong giai đoạn từ 2001 - 2004 chủ yếu là
do xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô và giá dầu thế giới tăng cao. Về cơ bản
Nga vẫn là nước xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô. Xuất khẩu năm 2003 đạt
mức 136 tỷ USD, năm 2004 tăng 178 tỷ USD, trong đó nhiên liệu năng lượng
chiếm 60,4%, kim loại và các sản phẩm kim loại chiếm 17,9%, cịn xuất khẩu
thiết bị máy móc lại giảm đi 1,7%, chỉ ở mức 5,1%. Nhập khẩu tăng từ 75,4 tỷ
USD năm 2003 lên 93,3 tỷ USD vào năm 2004, trong đó tỷ lệ nhập khẩu hàng
hố tiêu dùng tăng 24,6%. Nhờ có cán cân thương mại thặng dư cao, dự trữ
ngoại tệ của Nga tăng nhanh, đạt mức hơn 120 tỷ USD vào tháng 12/2004 và
ngân sách Liên bang tiếp tục được cải thiện, thặng dư ngân sách đạt hơn 750
tỷ rúp. Tỷ lệ lạm phát giảm, từ 18,6% năm 2001 xuống 12% năm 2003, năm
2004 là 11,5% [49; tr 11- 12].
Kinh tế Nga năm 2006 còn đạt nhiều kết quả hơn năm 2005. Đây là
thành công lớn nhất của Nga từ sau khi Liên Xô tan rã. Các chỉ số năm 2006
đều khả quan: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,9%; thu nhập thực tế
bằng tiền của người dân tăng 11,5%; tỷ lệ lạm phát từ 10,9% năm 2005 giảm
xuống cịn 9%; sản xuất cơng nghiệp trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 10
tăng 4,3%(năm 2005 là 3,7%); đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế tăng 55,5%;
luồng vốn đầu tư vào Nga đạt khoảng 40 tỷ USD, mức cao nhất trong 15
năm qua. Tăng trưởng kinh tế Nga đạt khoảng 6,3%, trong đó giá trị sản xuất
công nghiệp tăng 11,1%; tổng kim ngạch ngoại thương tăng gần 30% so với
cùng kỳ năm trước đạt 213,9 tỷ USD và Nga tiếp tục duy trì tình trạng xuất
siêu nền kinh tế. Sản lượng công nghiệp của tất cả các loại hình cơ sở nơng

nghiệp trong 11 tháng tăng 2,2%, đạt giá trị 1.540,6 tỷ rúp [12; tr 57].
Những kết quả tích cực đó đạt được là nhờ sự điều hành có hiệu quả
của Chính phủ (chẳng hạn trong 6 tháng đầu năm Chính phủ tập trung vào
các giải pháp chống lạm phát), đồng thời cũng nhờ những nhân tố thuận lợi
bên ngoài như giá năng lượng cao. Năm 2006 Nga tiếp tục khai thác và xuất

20


khẩu nhiều dầu khí, chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Năm 2006 khai thác 439
triệu tấn dầu (tăng 9,7 triệu tấn so với năm 2005). Những tập đoàn dầu khí
lớn của Nga đều thu lợi nhuận cao, nộp cho ngân sách nhà nước 22,5 tỷ
USD trong năm 2006. Nguồn thu xuất khẩu dầu khí là nhân tố có ý nghĩa
nhất định bảo đảm được thế vững vàng cho cán cân tài chính của Nga.
Bên cạnh lĩnh vực dầu lửa, Nga cịn đạt những thành tích ấn tượng
trong một số ngành khác như luyện kim, nhôm, nông nghiệp thực phẩm,
công nghiệp quân sự.
Nhờ những kết quả đạt được như vậy nên các khoản nợ nước ngồi
đã được thanh tốn, thậm chí cịn trả trước thời hạn. Chẳng hạn trong thời
gian từ 15 đến 21/8/2006 Nga đã thanh toán khoản nợ còn lại là 21,6 tỷ
USD đối với câu lạc bộ Paris, giảm được hơn 1/3 tổng số nợ nước ngoài
của Nga; khoản tiền tiết kiệm trả lãi nợ cho đến năm 2020 là 12 tỷ USD.
Điều này thực sự gây kinh ngạc nếu biết rằng năm 2000 tổng số nợ nước
ngoài của Nga lên đến 158,4 tỷ USD. Sau khi thanh toán nợ cho câu lạc bộ
Paris, Bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin tun bố từ nay Nga khơng
cịn nguy cơ vỡ nợ nữa cho dù giá dầu biến động theo chiều hướng nào.
Năm 2006 đánh dấu một số mốc quan trọng trên lĩnh vực kinh tế của
nước Nga, Nga và Mỹ đã ký thoả thuận song phương kết thúc đàm phán về
việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); bốn dự án ưu tiên
quốc gia (với kinh phí 550 tỷ rúp trong thời gian 2 năm dành cho giáo dục, y

tế, nhà ở và nông nghiệp) bắt đầu được triển khai thực hiện nhằm giải quyết
những vấn đề cấp bách đối với đời sống nhân dân.
Theo đà năm 2006, nền kinh tế Nga giữ được nhịp độ phát triển tương
đối mạnh trên hầu hết các lĩnh vực. Sang năm 2007 đã ghi nhận kỷ lục mới
về tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,6%. Sản xuất công nghiệp tăng 7,5% (so
với năm 2006 là 3,5%), đầu tư cơ bản tăng 19,9%, xây dựng tăng 23,7%, chỉ
số lạm phát ở mức 7,1%, thu nhập thực tế tăng 18,5%.

21


Chính quyền của Tổng thống Putin tiếp tục cải cách cơ cấu nền kinh tế
theo hướng tập trung hoá, thắt chặt hơn sự kiểm soát của nhà nước đối với
ngành dầu khí. Bên cạnh các tập đồn nhà nước đã có như GAZPROM,
ROSNEFT, ENERGIA (năng lượng)… đã lập thêm các tập đoàn lớn khác
trong các lĩnh vực mũi nhọn mang tính chất định hướng lâu dài: cơng nghiệp
qn sự, cơng nghiệp đóng tàu, đường sắt, ơtơ, chế tạo máy bay…Đây là
điểm khác biệt trong cơ cấu nền kinh tế của Nga so với các nước khác. ở
Nga, các tập đoàn kinh tế quốc doanh lớn đóng góp trên 80% thu nhập ngân
sách, trong khi ở các nước khác, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 70 80%. Dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng mạnh liên tục, đạt kỷ lục 425 tỷ USD. Sau
khi thanh toán hết nợ cho câu lạc bộ Paris năm 2006, năm 2007 Nga trả hết
nợ cho Mỹ.
Về kinh tế đối ngoại 2007 tiếp tục phát triển tích cực, đạt kim ngạch
trên 300 tỷ USD. Thu hút đầu tư nước ngoài tăng nhanh: chỉ riêng 9 tháng
đầu năm 2007 đạt 70 tỷ USD trong khi cả năm 2006 đạt 41 tỷ USD [55; tr
181].
Nền kinh tế Nga phục hồi cùng với tốc độ phát triển kinh tế khá cao
như vậy nên đã tạo được điều kiện để dự trữ vàng và ngoại tệ tăng lên. Năm
2007, tổng giá trị dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đạt 246 tỷ USD. Với lượng
dự trữ vàng này Nga đã vươn lên đứng thứ tư thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và

Nhật Bản. Nhờ vậy, từ năm 2005 Nga bắt đầu tham gia sáng kiến quốc tế xoá
nợ cho các nước nghèo nợ nặng nhất. Và thực tế trong năm 2006 đã xoá nợ
hơn 550 triệu USD cho 6 nước nghèo nhất ở châu Phi (Bênanh, Dămbia,
Mađagaxka, Mơdămbích, Tandania và Etiôpia).
Ngân sách dôi dư đã giúp Nga tăng gấp đơi chi phí cho giáo dục và
tăng gấp ba cho y tế trong vòng 5 năm. Thu nhập của người dân tăng lên đã
kích thích tiêu dùng gia tăng. Theo lời phó thủ tướng Sergây Ivanov thì đến
năm 2020 GDP bình qn đầu người của Nga có thể sẽ đạt khoảng 30.000

22


USD ngang với mức chuẩn của tầng lớp trung lưu tại các nước phát triển
[50;tr 58].
Tóm lại, mặc dù vẫn còn một số vấn đề bất cập trong nền kinh tế Nga,
song một thực tế không thể phủ nhận là nền kinh tế Nga đang phục hồi với
tốc độ khá ấn tượng. Tổng thống Putin coi việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
tốc độ cao là một trong những mục tiêu hàng đầu của quốc gia. Putin cho
rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm là mối lo lớn và cơ bản của nước Nga
trong thế kỷ này. Tại cuộc mít tinh lớn ở thủ đơ Matxcơva tháng 11/2007 thu
hút hàng nghìn người tham dự, Tổng thống Putin đã nhận định: “Nga sẽ trở
thành một trong năm cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong vòng một
thập kỷ tới”. Tổng thống Putin còn nhấn mạnh, hiện nay Nga đang ở trong
tốp 10 nền kinh tế vững mạnh nhất thế giới và chẳng bao lâu nữa Nga có thể
bứt phá ngoạn mục. Các chuyên gia độc lập ở Nga cũng như trên thế giới
hiện cũng có chung nhận định rằng nếu Nga vẫn tiếp tục thực thi đường lối
phát triển đất nước cũng như duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế như
hiện nay thì trong vịng 10 năm nữa, Nga chắc chắn sẽ vươn lên tốp 5 nền
kinh tế hàng đầu tồn cầu. Theo thống kê trong vịng 8 năm qua, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của Nga đã tăng 70%, tổng vốn đầu tư của các công

ty trong nước tăng hơn 30 lần. Hiện nay, Nga đã thanh tốn xong tồn bộ
khoản nợ nước ngồi (từ thời Liên Xơ cũ) và chuyển sang tích luỹ tài chính
[15; tr 1].
Để thay đổi thực lực và diện mạo của mình nước Nga cần giữ ổn định
về chính trị và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Hai vấn đề này đã trở
thành hai mặt của một mục tiêu là chấn hưng nước Nga và đây cũng là đặc
điểm của kỷ nguyên Putin. Vậy để đạt được những thành tựu to lớn ngồi
những ngun nhân đã phân tích ở trên, cùng với khả năng cá nhân thì liệu ta
có thể nói đến vận may đối với kỷ nguyên Putin khơng? Nhà phân tích kinh
tế Yaroslav Lissovolik thuộc ngân hàng Deutsche Bank ở Matxcơva cho

23


rằng: “Nếu phân tích các câu chuyện thành cơng ở châu Á hay ở châu Âu,
người ta đều thấy rằng thành công là sự kết hợp giữa các vận may với các
chính sách đúng đắn. Đối với nước Nga, rõ ràng ông Putin đã lên nắm
quyền lãnh đạo vào thời điểm giá dầu đang dao động ở mức thấp nhất và
ông sẽ rời khỏi cương vị này đúng vào thời điểm giá dầu đang ở đỉnh cao
nhất… Đó là một vận may” [15; tr 2].
1.3. Tình hình Trung Á sau năm 1991.
1.3.1. Tình hình chung
Khu vực Trung Á có năm nước: Kazakhstan, Uzbekistan,
Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, trong đó có bốn nước nằm trong Tổ
chức hợp tác Thượng Hải (trừ Turkmenistan). Sau đây là một số nét tổng
quan về lịch sử, địa lý, kinh tế của năm nước Trung Á :
Kazakhstan: Vào đầu thế kỷ XVI, dân tộc Cadăc được hình thành.
Đến giữa thế kỷ XIX, toàn bộ lãnh thổ Kazakhstan nằm trong thành phần
nước Nga. Ngày 26/8/1920, nước Cộng hịa Xơ viết tự trị Kazakhstan được
thành lập trong khuôn khổ nước Nga. Ngày 5/12/1936, Kazakhstan trở thành

nước Cộng hòa trong Liên bang Cộng hịa XHCN Xơ Viết. Ngày
25/10/1991, Kazakhstan tách khỏi Liên Xơ cũ trở thành nước độc lập.
Kazakhstan có biên giới giáp Nga, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan,
biển Caspi, biển Aran, Trung Quốc, là quốc gia giàu về dầu mỏ, khí tự nhiên,
than đá. GDP bình qn đầu người khoảng 3.200 đơ la (1999). Thủ đô của
Kazakhstan là Axtana (thay cho thủ đô cũ là Alma Ata).
Kyrgyzstan: Từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XVI, vùng đất này thuộc
quyền quản lý của những người Mông Cổ. Đến đầu thế kỷ XIX, vùng này
thuộc lãnh địa Kôcan. Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XIX, Kyrgyzstan
nằm trong đế chế Nga. Ngày 1/2/1926, Kyrgyzstan trở thành nước Cộng
hòa tự trị trong nước Nga. Từ ngày 5/12/1936, Kyrgyzstan là nước Cộng
hòa nằm trong Liên bang Xô Viết. Ngày 31/8/1991, Kyrgyzstan tách khỏi

24


Liên Xơ và tun bố là nước Cộng hịa độc lập. Kyrgyzstan có biên giới
giáp với Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan, là nước giàu tiềm năng về
thủy điện, vàng, than đá, dầu mỏ... GDP bình qn đầu người khoảng 2.300
đơ la (1999). Thủ đô của Kyrgyzstan là Biskêch.
Tajikistan: Vào thế kỷ IX đến thế kỷ X, dân tộc Tátgich được hình
thành. Năm 1868, Nga hoàng sát nhập miền Bắc Tajikistan vào đế chế Nga,
còn miền Nam Tajikistan nằm dưới chế độ bảo hộ của Nga. Ngày
14/10/1924, Tajikistan trở thành nước cộng hòa tự trị nằm trong thành phần
nước Cộng hịa xơ viết Uzbekistan. Ngày 16/10/1929 Tajikistan tách ra
thành nước Cộng hòa XHCN xô viết và đến 5/12/1929, gia nhập Liên bang
xô viết. Ngày 9/9/1991, Tajikistan tách khỏi Liên Xô (cũ) và tuyên bố độc
lập. Tajikistan có biên giới giáp với Kyrgyzstan, Trung Quốc, Afghanistan,
Uzbekistan; là quốc gia có tiềm năng lớn về thủy điện, dầu mỏ, uranium...
GDP bình quân đầu người khoảng 990 đô la (1998). Thủ đô của Tajikistan

là Đusanbe.
Uzbekistan: Vùng núi Uzbekistan ngày nay trước kia từng bị người
Ba Tư, người Hi Lạp, người Arập và Mông Cổ đến xâm chiếm. Từ thế kỷ
XIX Uzbekistan bị chia thành ba vương quốc nhỏ: Bukhara, Khiva và
Kocan. Năm 1917, chính phủ Hồi giáo do Mutxtapha cầm đầu đã chiếm
Kocan. Năm 1918, Hồng qn trở lại kiểm sốt Kơcan, nước Cộng hịa tự
trị Tuôckestan tuyên bố thành lập. Năm 1920, Khiva và Bukhara trở thành
các nước Cộng hịa Xơ viết. Năm 1929, Tckestan, Khiva, Bukhara được
phân chia lại thành các lãnh thổ Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan,
Turkmenistan và Uzbekistan. Các nước này sau đó lần lượt gia nhập vào
Liên bang Xô viết. Ngày 1/9/1991, Uzbekistan tách khỏi Liên Xơ (cũ) và
trở thành nước Cộng hịa Uzbekistan độc lập. Uzbekistan có biên giới giáp
với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, biển Aran là nước

25


×