Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Năng lực quản lý của cán bộ cấp xã tại Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.18 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>
<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


Trong hệ thống đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có vị trí rất quan trọng, là
nền tảng của hệ thống chính trị và là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói “Cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp
xã làm được việc thì mọi cơng việc đều xong xi”; cán bộ cấp xã là người trực tiếp
hàng ngày tiếp xúc với nhân dân, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng, nhà nước.
Đồng thời họ cịn có vai trị hết sức quan trọng trong việc quyết định hiệu quả hoạt
động của hệ thống chính trị tại cấp cơ sở nói riêng và của cả hệ thống chính trị nói
chung, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hàng ngày của nhân dân ở địa phương.


Để thực hiện thắng lợi, hiệu quả các nhiệm vụ về chính trị, an ninh, kinh tế và
xã hội trên địa bàn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp xã phải là những người có năng lực,
được nhân dân tín nhiệm, nhân dân tin tưởng trao cho quyền để thực hiện việc
quản lý bộ máy công quyền và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương.
Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta cũng
xác định “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với
vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây
dựng đảng”. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong
điều kiện tiếp tục củng cố, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát
triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh chương trình, mục tiêu
xây dựng nơng thơn mới. Do đó, vai trị, nhiệm vụ của cán bộ cấp xã càng trở lên
quan trọng và nặng lề hơn, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã có bản lĩnh
chính trị, có năng lực quản lý và trình độ chun mơn để đảm đương các trọng
trách mà Đảng, nhà nước và nhân dân tin tưởng giao cho.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

các xã và thị trấn thuộc huyện cơ bản đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, tình hình
chính trị - xã hội ổn định, kinh tế - văn hóa phát triển, quốc phịng – an ninh được
giữ vững, đó chính là sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ cấp xã. Tuy nhiên,


bên cạnh những mặt đạt được, trước những yêu cầu thực tiễn của cải cách nền hành
chính và xây dựng nông thôn mới, năng lực quản lý của cán bộ cấp xã trên địa bàn
huyện vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất định:


Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã chưa tương xứng với vai trị, vị trí của họ
cũng như chức trách của các chức danh do nhà nước qui định, cán bộ thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các xã còn cứng nhắc, chưa phù hợp với đặc điểm,
điều kiện tự nhiên và trình độ văn hóa của người dân. Chưa khai thác được hết
tiềm năng, thế mạnh của từng xã để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời
sống của nhân dân, bên cạnh đó một bộ phận công chức cấp xã thực hiện nhiệm vụ
chuyên mơn, trình độ cịn hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao dẫn tới khi thực thi
công vụ thiếu tính chủ động, tham mưu xử lý công việc không đúng trọng tâm.
Việc quy hoạch cán bộ trong đó cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn cịn
mang lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và yếu tố dịng họ, do đó khi thực hiện việc bầu
chức danh chủ chốt và bổ nhiệm chức vụ chưa thực sự chọn được đúng người,
đúng đối tượng, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự yếu kém về
năng lực, thiếu linh hoạt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh trên địa
bàn huyện, đưa huyện Hữu Lũng ngày càng giầu đẹp, văn minh và trở thành một
trong những huyện dẫn đầu của tỉnh Lạng Sơn trong những năm tiếp theo.


Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề trên, để có nghiên
<b>cứu mang tính hệ thống, cá nhân lựa chọn đề tài “ Năng lực quản lý cán bộ cấp </b>
<b>xã tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” làm Đề tài luận văn thạc sỹ của mình. </b>


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
2.1. Mục tiêu chung


Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ cấp xã tại huyện Hữu Lũng từ đó đưa ra


những giải pháp để nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp xã, đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong tình hình hiện nay.


2.2. Mục tiêu cụ thể


- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực quản lý của cán bộ cấp xã tại huyện
Hữu Lũng.


- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực quản lý của cán bộ cấp xã tại
huyện Hữu Lũng.


- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cấp xã tại
huyện Hữu Lũng.


<b>3. Phương pháp nghiên cứu </b>
3.1 Nguồn số liệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;


- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số
107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch
và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp;


- Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nội
vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã,
<b>phường, thị trấn; </b>


- Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 24/9/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn


về việc giao số lượng cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn.


- Các báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ cấp xã thu thập từ phòng Nội vụ,
Ban Tổ chức Huyện ủy và UBND huyện Hữu Lũng; Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ
huyện Hữu Lũng khóa XXIII nhiệm kỳ 2015 – 2020;


- Tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
- Tạp chí Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở;


- Các Tham luận về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã.


Nguồn số liệu sơ cấp gồm ý kiến của cán bộ cấp xã, cấp huyện và người dân.
<b>3.2 Phương pháp thu thấp dữ liệu sơ cấp </b>


<b>Đối tượng </b>
<b>khảo sát, </b>
<b>phỏng vấn </b>


<b>Phương pháp </b>
<b>thu thập số </b>


<b>liệu </b>


<b>Mục đích thu thập số liệu </b> <b>Số lượng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

xã trên bảng hỏi,
phỏng vấn


quản lý của mình



Cán bộ cấp


huyện Phỏng vấn


Nhận xét của cán bộ cấp huyện
về năng lực quản lý của cán bộ
cấp xã


10 người


Công chức
cấp xã


Khảo sát dựa
trên bảng hỏi


Ý kiến nhận xét đánh giá của đội
ngũ công chức chuyên môn tại
UBND các xã về năng lực quản lý
của cán bộ cấp xã


150 phiếu


Người dân Phỏng vấn Nhận xét của người dân về năng


lực quản lý 15 người


3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu


Phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong luận văn là phương pháp


thống kê mô tả, tổng hợp so sánh và số liệu tổng hợp từ các bảng hỏi được xử lý
bằng phần mềm stata và Excel.


<b>4. “Đối tượng và phạm vi nghiên cứu” </b>


- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực quản lý (Năng lực: Lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện, lãnh đạo, “kiểm tra giám sát) của cán bộ cấp xã tại huyện Hữu Lũng.


- Phạm vi nghiên cứu: Tại địa bàn huyện Hữu Lũng với 26 đơn vị hành chính
cấp xã (25 xã và 01 thị trấn).


- Thời gian thực hiện từ năm 2013 – 2016.
<b>5. Kết cấu của Luận văn </b>


<b>Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực quản lý của cán bộ cấp xã. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

×