Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cận cảnh phim Hồng Kông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.62 KB, 13 trang )

Cận cảnh phim Hồng Kông
Thời điểm Liên Hoan Phim Quốc Tế Hồng Kông lần thứ 34 diễn ra vào
ngày 21/03 vừa qua chính là thời điểm nền công nghiệp điện ảnh nội địa tự
đánh giá vai trò của mình trong nền điện ảnh Hoa ngữ.
Hồng Kông trong những năm qua đã nổ lực chống lại nạn “ăn cắp” bản
quyền phim, cuộc cạnh tranh từ Hollywood, mối quan tâm ngày càng tăng đối với
phim của các khu vực khác thuộc Châu Á, và ảnh hưởng ngày càng lớn của nền
điện ảnh Trung Quốc. Một vài điều trong ngành công nghiệp điện ảnh đã rung lên
hồi chuông cảnh tỉnh.

Một cảnh trong phim được đề cử giải Phim Hay Nhất
Tuy nhiên những người khác lại khá tự tin lạc quan về khả năng thích ứng
của nền điện ảnh Hồng Kông và nền công nghiệp này đã nhìn thấy được vài thành
tựu đáng chú ý trong suốt thập kỷ qua.
Bộ phim gồm ba phần Vô Gian Đạo (2002-2003) là tác phẩm thành công cả
về mặt phê bình lẫn thương mại, đã tiếp sinh lực cho ngành điện ảnh Hồng Kông
và thu hút sự chú ý từ quốc tế đến nỗi đạo diễn Hollywood Martin Scorsese đã
thực hiện một phiên bản của riêng ông - tác phẩm đoạt Oscar The Departed.
Gần đây, Tuế Nguyệt Thần Thâu (Echoes of the Rainbow), một tác phẩm
tình cảm gia đình của đạo diễn La Khải Nhuệ đã chiến thắng giải Gấu Pha Lê ở
Liên Hoan Phim Berlin vào tháng trước, bộ phim được đánh giá là phim hay nhất
bởi hội đồng giám khảo từ những trẻ em tuổi từ 11 đến 14. Tuy đây chỉ là một giải
thưởng phụ nhưng nó làm tăng nhuệ khí của các nhà làm phim Hông Kông lên rất
nhiều. Dù đứng giữa một rừng phim bom tấn đến từ đại lục nhưng bộ phim với
ngân sách chỉ 1,5 triệu đô la này đã chứng minh mình vẫn là một bộ phim giành
cho khán giả quốc tế của điện ảnh Hồng Kông.
Hơn thế, số lượng tác phẩm điện ảnh Hồng Kông đã bắt đầu quay trở lại
sau những năm tháng sụt giảm. Tô Trạch Quan - Chủ Tịch Hội Đồng Phát Triển
Điện Ảnh Hồng Kông nói rằng: Hồng Kông đã sản xuất 70 bộ phim trong năm qua,
tăng 30% so với năm 2008 và ông dự báo con số sẽ còn tăng nữa trong năm nay.
Những bộ phim hợp tác sản xuất giữa Hồng Kông – Trung Quốc trong


nhiều cách đã cứu nguy nền công nghiệp điện ảnh Hồng Kông vì họ không nằm
trong hạn ngạch nhập khẩu 20 bộ phim nước ngoài trong một năm của Trung
Quốc. Sự hợp tác này được biểu hiện rõ khi liên hoan lần này đã trình chiếu một
số bộ phim nói tiếng Trung (tiếng quan thoại, tiếng Quảng và một số tiếng địa
phương khác) gần như tất cả được phụ đề tiếng Anh.
Phim Hồng Kông cũ và mới được nêu nổi bật riêng biệt trong liên hoan
năm nay, vài bộ phim mang hương vị địa phương rõ rệt sẽ được ra mắt thế giới
bao gồm: bộ phim hài tình cảm Nguyệt Mãn Hiên Ni Thi (Crossing Hennessy) của
đạo diễn Ngạn Tây với sự tham gia diễn xuất của Trương Học Hữu và Thang Duy
mở màn cho đêm liên hoan (cùng chia sẻ cho buổi mở màn còn có bộ phim tình
cảm lãng mạn của đạo diễn nghệ thuật La Trác Dao – Like A Dream (Như mộng)
với sự tham gia diễn xuất của Ngô Ngạn Tổ. Mặc dù nguyên quán của đạo diễn
Ngạn Tây là ở Hồng Kông nhưng bộ phim lại được quay ở Thượng Hải, Đài Bắc
và New York). Liên hoan cũng ưu ái cho những bộ phim có bối cảnh ở Hồng
Kông ra mắt thế giới như Love In A Puff – một tác phẩm tình cảm hài của đạo diễn
Bành Hạo Tường, và bộ phim hình sự Quyết Chiến Hỏa Long (Fire Of
Conscience) của đạo diễn Lâm Siêu Hiền, nhà làm phim dòng độc lập Scud cũng
quay trở lại trong năm nay với bộ phim chủ đề đồng tính khác An Phi Tha Mệnh
(Amphetamine).
Và để hồi tưởng lại những ngày tháng huy hoàng của điện ảnh Hồng Kông,
liên hoan phim đã tổ chức buổi triển lãm nhìn lại sự nghệp của ông hoàng phim
hành động Châu Á – cố nghệ sĩ Lý Tiểu Long, nhân vật huyền thoại này vẫn gây
sức ảnh hưởng toàn cầu cho đến ngày nay; và Long Cương – vị đạo diễn khai phá
đầu tiên, người đã thống trị điện ảnh trong những năm 60 – 70.
Chương trình liên hoan phim năm nay cũng bao gồm hai bộ phim khác đến
từ Trung Quốc đại lục, hai phim này đã chiến thắng tại liên hoan phim Berlin.
Đoàn Viên (Apart Together) – một câu truyện về một gia đình bị phân ly (người ở
đại lục, người ở Đài Loan) của đạo diễn người Trung Quốc Vương Toàn An, phim
này đoạt giải Gấu Bạc cho giải kịch bản phim hay nhất. Và Tạm Biệt Đài Bắc (Au
Revoir Taipei) của đạo diễn người Mỹ gốc Hoa Trần Tuấn Lâm – bộ phim đã

giành giải Netpac (một giải thưởng của hội liên hiệp Tuyên truyền Điện Ảnh Châu
Á).
Một sự trùng hợp ở liên hoan phim năm nay là Liên Hoan Phim Quốc Tế
Hồng Kông (HKIFF) lại trùng vào Liên Hoan Phim Châu Á (AFA) (cùng ngày
22/03) và Diễn đàn tài trợ Điện Ảnh Hồng Kông – Châu Á (HAF), nhằm đem cả
nghệ thật lẫn tiền tài về với nhau từ ngày 22 đến 24/3. Liên hoan phim sẽ tự động
“chạy” từ 21/03 đến 06/04, trình chiếu hơn 240 bộ phim (một lần nữa, hầu như tất
cả đều phụ đề tiếng anh) đến từ gần 50 quốc gia.
Sau đây chúng tôi xin điểm qua liên hoan phim quốc tế lần này:
"Nguyệt Mãn Hiên Ni Thi" (Crossing Hennessy)

Nguyệt Mãn Hiên Ni Thi
Bộ phim tình cảm hài Nguyệt Mãn Hiên Ni Thi được Ngạn Tây biên kịch
kiêm đạo diễn. Phim được lấy tên từ một con đường tấp nập chạy xuyên suốt trung
tâm quận Loan Tử của Hồng Kông.
Trong khung cảnh ấy, ở giữa những con đường đèn điện neon đầy những
cửa hiệu hàn chì và buôn bán thiết bị, nơi những người dân đang làm việc thì xuất
hiện hai con người độc thân “bị đẩy” vào nhau bởi sự hối thúc thành gia lập thất
của gia đình hai bên. Trương Học Hữu đóng vai một người đàn ông trung niên
đang đi tìm người bạn đời, còn Thang Duy vào vai một người phụ nữ trẻ đang chờ
đợi bạn trai mình mãn hạn tù.
Đạo diễn Ngạn Tây mô tả câu truyện là “cách hai con tim thay đổi qua thời
gian.” Nữ biên kịch tài năng – người đã viết rất nhiều tác phẩm bao gồm Điềm
Mật Mật (Comrades: Almost a Love Story, bộ phim được đề cử nằm trong top 10
bộ phim hay nhất Trung Hoa) - giờ đây đóng hai vai trò đạo diễn kiêm viết kịch
bản, và Nguyệt Mãn Hiên Ni Thi là tác phẩm tiếp theo của bà sau bộ phim tình
cảm Thân Mật (Claustrophobia) được thực hiện vào năm ngoái.
Dù ở thể loại hài hay tình cảm, Ngạn Tây vẫn tiếp tục tìm nguồn cảm hứng
trong những mối quan hệ con người.
Bà nói: “Không còn sự phiêu lưu nào nữa, mọi ngõ ngách trên thế giới này

đều đã được chinh phục. Điều kỳ diệu còn lại chính là nhân tâm, đó là thứ mà bạn
không bao giờ có thể hoàn toàn hiểu được, cho dù bạn nghĩ mình đã hiểu.”
"Chí Minh Dữ Xuân Kiều" (Love In A Puff) và "Quyết Chiến Hỏa
Long" (Fire of Conscience)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×