Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Các thể thức tín dụng điều chỉnh cơ cấu và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng - Nguyễn Liên Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.68 KB, 99 trang )

Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tháng sáu năm 1944, tại Bretton Woods, bang New Hampshire- Mỹ,
đứng trớc phần thắng tất yếu của phe đồng minh trong Chiến tranh thế giới
thứ hai, 44 quốc gia đã thống nhất khai sinh ra Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (IBRD), ngày nay quen thuộc
với tên gọi Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm thiết lập nên những quy
tắc của một trật tự kinh tế mới cho thời kỳ hậu chiến. Một loạt tổ chức kinh
tế quốc tế đa phơng mà trong đó hai tổ chức nói trên có vị thế ít tổ chức nào
sánh kịp đã đóng vai trò điều phối nhiều mặt đời sống chính trị, kinh tế và
xã hội của thế giới. Trong thời kỳ này, vai trò ngày càng tăng của các nớc
đang phát triển và sự tơng tác mạnh mẽ giữa các học thuyết kinh tế khác
nhau làm nổi lên nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng đối với phát
triển, mà đáng chú ý nhất là việc xác định vai trò tối u của nhà nớc và của
thị trờng trong phát triển kinh tế, việc lựa chọn giữa các đờng lối tăng trởng
kinh tế theo kiểu hớng nội, hớng ngoại hoặc hỗn hợp, về phơng thức huy
động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tối u, và quá trình tự do hoá và hội
nhập với bên ngoài. Thời kỳ Kỷ nguyên vàng đánh dấu sự thắng thế của
một chính phủ mạnh và hớng nội ở các quốc gia đang phát triển, cùng với
sự phổ biến của học thuyết mang đậm tính chất của chủ nghĩa can thiệp
kiểu Keynes.
Những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 chứng kiến nhiều bớc
ngoặt mới trong quan hệ kinh tế quốc tế: hệ thống tiền tệ Bretton Woods
sụp đổ, chấm dứt chế độ bản vị đô la; các cú sốc giá dầu và nợ nớc ngoài
làm bộc lộ những điểm yếu nội tại của một loạt chính sách can thiệp của
chính phủ, đa đến những khó khăn kinh tế lớn buộc nhiều nớc đang phát
triển phải thực hiện điều chỉnh chính sách để giải toả những vớng mắc cơ
1
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
cấu, nhằm thích ứng tốt hơn với môi trờng quốc tế kém thuận lợi và hớng tới


mục tiêu tăng trởng cao và bền vững. Trong nỗ lực củng cố lý do tồn tại của
mình, các tổ chức Bretton Woods (các IFI) đã nắm lấy cơ hội này để thực
hiện hỗ trợ các nớc đang phát triển điều chỉnh chính sách vĩ mô và vi mô
thông qua các khoản tín dụng hỗ trợ cho các chơng trình điều chỉnh cơ cấu
trung hạn. Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa tân cổ điển coi nhà nớc và các
chính sách can thiệp của nhà nớc là nguyên nhân gây ra những khó khăn
kinh tế, các IFI chủ trơng hỗ trợ các nớc đang phát triển điều chỉnh cơ cấu
(ĐCCC) theo hớng giảm bớt vai trò của nhà nớc, tăng cờng vai trò của thị tr-
ờng và khu vực t nhân để giải quyết các khó khăn kinh tế bằng cách cho các
nớc này vay những khoản tín dụng đi kèm điều kiện ĐCCC. Đến cuối thập
kỷ 80 đầu thập kỷ 90, sự sụp đổ của chủ nghĩa xa hội ở Liên Xô và Đông
Âu và việc chuyển đổi sang kinh tế thị trờng của một loạt các nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung đã mở rộng thêm d địa hoạt động cho các khoản tín
dụng ĐCCC. Câu hỏi đặt ra là: có đúng là các IFI, điển hình là IMF và WB,
với các sứ mạng đặc biệt và ảnh hởng mà không một tổ chức đa quốc gia
nào có thể sánh kịp, đang trở thành những nguồn cố vấn chính sách sáng
suốt và trợ thủ đắc lực cho các nớc đang phát triển trong quá trình tìm kiếm
một mô hình phát triển hợp lý, hay chúng đơn thuần chỉ là những công cụ
phổ biến kiểu kinh tế thị trờng và xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế mới
phù hợp với lợi ích của các nớc OECD, các cổ đông hùng mạnh nhất và
đang chi phối mọi quyết định của các IFI ?
Bởi vì trên thực tế, từ giữa thập kỷ 80 đến nay đã và đang có hàng
chục nớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam đợc hởng những khoản tín
dụng ĐCCC của các IFI, nhng tình trạng đói nghèo vẫn còn phổ biến,
khủng hoảng kinh tế vẫn còn đều đặn xảy ra.
Chúng ta và nhiều nớc đang phát triển khác đã quen với việc hân
hoan trớc những đánh giá lạc quan của các IFI về nền kinh tế nớc mình và
ngợc lại, nhng chúng ta không nên quên rằng ngay trớc khi cuộc khủng
hoảng nợ nổ ra ở Mêhicô vào năm 1982, mở đầu cho cuộc khủng hoảng tại
2

Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
các nớc đang phát triển thì các IFI vẫn còn đa ra những dự báo rất lạc quan
về nền kinh tế nớc này, tơng tự đối với cuộc khủng hoảng tài chính Châu á
năm 1997. Và đó cũng mới chỉ là một ví dụ rất nhỏ trong những sai lầm
của các IFI.
Việc đánh giá đợc tác dụng thực chất của các khoản tín dụng điều
chỉnh cơ cấu đối với các nớc đang phát triển tỏ ra là yêu cầu hết sức cần
thiết để rút ra những bài học bổ ích giúp các nớc có ý định yêu cầu các IFI
hỗ trợ các khoản tín dụng ĐCCC để có các đối sách và bớc đi phù hợp
trong quá trình thiết kế và thực hiện các chơng trình ĐCCC đi kèm các
khoản tín dụng này.
Vào cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, trong hoàn cảnh bị cấm vận
kinh tế và chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam đã
xây dựng và thực hiện khá thành công một đợt cải cách sâu rộng. Một vài
năm sau đó, trong tiến trình đổi mới trong nớc, mở cửa và bình thờng hoá
quan hệ với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đợc WB và IMF hỗ trợ nhiều
khoản tín dụng ĐCCC tơng ứng với một chơng trình ĐCCC đầu tiên từ
1994-1997, và một chơng trình thứ hai mà chúng ta đã thống nhất với hai tổ
chức này vào đầu năm 2001. Các chơng trình này liên quan đến nhiều mặt
của tiến trình đổi mới, đến phơng hớng, chiến lợc cải cách kinh tế và thể
chế trớc đây và hiện nay, của quá trình hội nhập của ta với thế giới bên
ngoài, nhng cho đến nay vẫn cha có tổng kết chính thức hoặc học thuật nào
đánh giá kết quả về mặt định tính hoặc định lợng của các khoản tín dụng
này. Việc phân tích thực chất và tổng kết tác động của các khoản tín dụng
này đối với các nớc đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói
riêng, vai trò của các IFI trong quá trình này đang trở thành vấn đề cấp
bách có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng

Khoá luận này cố gắng giới thiệu tơng đối có hệ thống về các
khoản tín dụng ĐCCC, phân tích và tổng hợp ở mức khách quan nhất có thể
tác động của các khoản tín dụng này đối với các nớc đang phát triển, đặc
biệt là Việt Nam trên cơ sở đó rút ra những bài học cần thiết và kiến nghị
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của các khoản tín dụng
này trong thời gian tới.
3. Đối tợng nghiên cứu
Khoá luận này sẽ nghiên cứu các khoản tín dụng ĐCCC dành
cho các nớc đang phát triển của các IFI mà điển hình nh các công cụ SAF
(Thể thức Điều chỉnh Cơ Cấu) /ESAF (Thể thức Điều chỉnh Cơ Cấu mở
rộng), và hiện nay là PRGF (Thể thức tăng trởng và giảm nghèo) của IMF,
SAL (khoản vay điều chỉnh cơ cấu)/SAC (Tín dụng điều chỉnh cơ cấu) và
hiện nay là PRSC (Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo) của WB mà đều có hình
thức chung là các khoản tín dụng nhằm hỗ trợ cho các chơng trình ĐCCC.
Nói đến tác dụng của khoản tín dụng ĐCCC là phải nói đến những tác dụng
mà chơng trình ĐCCC do khoản tín dụng này hỗ trợ đem lại, vì chính các
chơng trình này mới là mục tiêu, tâm điểm mà các khoản tín dụng này h-
ớng tới.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp nghiên cứu là phơng pháp duy vật biện chứng, với
quan điểm khách quan toàn diện, lịch sử và cụ thể của triết học Mác-xít,
các phơng pháp thống kê, phân tích, đối chiếu và tổng hợp của kinh tế học
dựa trên các tài liệu của Việt Nam, IMF, WB, một số tài liệu của các nhà
kinh tế học Pháp và Nhật (xem mục Tài liệu tham khảo).
Chơng I nguồn gốc và sự hình thành tín
dụng điều chỉnh cơ cấu (ĐCCC)
4
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
1.1 Khái niệm Tín dụng ĐCCC
Khoá luận này xác định đối tợng nghiên cứu là các thể thức tín dụng

ĐCCC chính do các tổ chức IMF và WB tài trợ cho các nớc đang phát triển,
vì vậy sẽ không chỉ giới hạn ở định nghĩa về Thể Thức Tín dụng Điều
Chỉnh Cơ Cấu- Structural Adjustment Credit của WB mà thể thức tín dụng
ĐCCC ở đây đợc hiểu là tất cả các khoản tín dụng mà WB và IMF tài trợ
cho các nớc đang phát triển nhằm hỗ trợ cho các chơng trình hoặc
chính sách cơ cấu lại nền kinh tế của các nớc này cho phù hợp với chính
sách kinh tế vĩ mô của Chủ nghĩa tự do mới.
Các thể thức này bao gồm:
SAF (Thể thức Điều chỉnh Cơ Cấu), ESAF (Thể thức Điều chỉnh
Cơ Cấu mở rộng), PRGF (Thể thức tăng trởng và giảm nghèo) của IMF
SAL (khoản vay điều chỉnh cơ cấu), SAC (Tín dụng điều chỉnh
cơ cấu), PRSC (Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo) của WB
1.2 Lịch sử hình thành tín dụng ĐCCC
1.2.1 Suy thoái kinh tế tại các nớc đang phát triển
Từ cuối thập lỷ 70, chiều hớng tăng trởng kinh tế thực ở các nớc
đang phát triển bắt đầu suy giảm đáng kể nh minh hoạ của Bảng 1.1 dới
đây.
Bảng 1.1. Tăng trởng GDP và GDP theo đầu ngời của các nớc đang
phát triển, thời kỳ 1965-1992 (thay đổi % bình quân hàng năm).
5
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
1965-73 1973-80 1980-92
GDP GDP
đầu
ngời
GDP
GDP
đầu
ngời
GDP GDP

đầu
ngời
GDP thực bình quân chung 6.5 3.9 5.4 3.2 2.8 0.9
Các nớc thu nhập thấp 5.5 2.9 4.6 2.5 5.9 3.9
Các nớc thu nhập trung bình
7.0 4.4 5.7 3.3 1.7 -0.1
Các nớc xuất khẩu dầu mỏ
6.9 4.3 6.0 3.2 0.8 -1.8
Các nớc x/k hàng chế biến
7.4 4.8 6.0 4.1 6.0 4.3
Các nớc mắc nợ nhiều
6.9 4.2 5.4 2.9 1.0 -1.0
Các nớc tiểu Sahara Châu phi
6.4 3.6 3.2 0.3 2.2 -0.8
Các nớc công nghiệp
4.7 3.7 2.8 2.1 1.6 2.3
Nguồn : Mosley P., Jane Harrigan & John Toye (1995), Aid and Power:
the World Bank and Policy-based Lending, Routledge Publisher, London,
1995- tr.5,6
Nh vậy, tốc độ tăng trởng của hầu hết các nớc đang phát triển từ mức
khá cao trong thời kỳ 1965-1980 gắn liền với "Kỷ nguyên vàng" bùng nổ
kinh tế ở các nớc công nghiệp, đã giảm dần trong những năm sau đó, cũng
gắn liền với thời kỳ giảm sút tăng trởng ở các nớc công nghiệp. Bớc vào
thập kỷ 80, tốc độ tăng trởng ở các nớc đang phát triển đã giảm rất đáng kể,
đặc biệt ở các nớc có thu nhập trung bình, các nớc xuất khẩu dầu, các nớc
mắc nợ nhiều và các nớc thuộc tiểu Sahara Châu Phi. Khi tính cả tốc độ
tăng dân số, thì tốc độ tăng trởng GDP đầu ngời ở nhiều nớc đang phát triển
thậm chí còn bị giảm xuống mức âm. Tình trạng suy giảm tăng trởng này
phần nào cho thấy việc vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô theo Keynes
nh các công cụ chính để thúc đẩy tăng trởng, kể từ sau Chiến tranh thế giới

II đến giữa những năm 70, đã không còn thúc đẩy đợc mức tăng trởng trong
thời kỳ ban đầu. Yêu cầu đổi mới chính sách để chặn đứng chiều hớng suy
thoái kinh tế, tạo đà tăng trởng mới đang dần trở thành một xu thế chủ đạo
ở cả các nớc công nghiệp lẫn các nớc đang phát triển.
6
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
1.2.2 Tác động của cuộc khủng hoảng dầu lửa và khủng hoảng
nợ nớc ngoài.
Năm 1973, các nớc OPEC đã tăng giá dầu gấp 3 lần, làm giảm mạnh
mức tăng trởng thực ở các nớc công nghiệp. Đến năm 1979-1980, giá dầu
một lần nữa lại tăng gấp 3, thực sự là cú sốc lớn góp phần đẩy các nớc công
nghiệp vào thời kì suy thoái nghiêm trọng, kéo theo sự suy giảm tăng trởng
mạnh mẽ ở các nớc đang phát triển.
Việc quay vòng khoản thu nhập đô la dầu mỏ khổng lồ qua hệ thống
ngân hàng t nhân đã tạo điều kiện cho các đang phát triển tiếp cận một cách
dễ dàng nguồn vốn trên các thị trờng tài chính quốc tế, phần nào giúp họ
giảm bớt đợc tốc độ suy thoái kinh tế, nhng không bền vững. Vào đầu
những năm 80, các chính phủ bảo thủ lần lợt lên nắm quyền ở nhiều nớc
công nghiệp lớn ở Anh, Đức và Mỹ đã thực thi chính sách chống lạm phát
bằng các biện pháp thắt chặt tiền tệ, đẩy lãi suất danh nghĩa lên trên mức
10%, làm tăng số nợ nớc ngoài của các nớc đang phát triển. Tình hình này
cộng với tỉ lệ trao đổi thơng mại bất lợi cho những nớc xuất khẩu hàng hoá
cơ bản (Bảng 1.2) và việc sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn quốc tế đã
đẩy nhiều nớc đang phát triển vào tình trạng không trả đợc nợ.
Bảng 1.2. Thay đổi trong tỉ lệ trao đổi thơng mại của
các nớc đang phát triển.
(thay đổi % hàng năm)
1965-73 1973-80 1980-85
7
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng

Giá hàng xuất khẩu
Hàng chế biến
Lơng thực
Phi lơng thực
Kim loại và khoáng sản
Nhiên liệu
Tỉ lệ trao đổi thơng mại
Các nền kinh tế thu nhập thấp
Các nền kinh tế thu nhập trung bình
Tiểu Sahara Châu Phi
Đông á
Nam á
Châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-be
17 nền kinh tế mắc nợ nhiều
6.4
5.9
4.6
2.5
8
-4.8
1.7
-8.5
-0.6
3.7
3.9
1.4
8.2
8.6
10.2
4.7

26.2
4
2.1
5
1.2
-3.4
2.4
3.5
-3.7
-3.7
-4.9
-4.5
-4.1
-1.1
-2.4
-2.3
-0.6
1.7
-1.9
-1.3
Nguồn : Mosley P., Jane Harrigan & John Toye (1995), Aid and Power:
the World Bank and Policy-based Lending, Routledge Publisher, Londo
nmn, 1995- tr.7
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là cuộc khủng hoảng giá dầu lửa này
tác động đến các nớc đang phát triển có thu nhập thấp phải nhập khẩu dầu
lửa và các nớc xuất khẩu dầu nhiều hơn là các nớc công nghiệp, kể cả
những nớc phải nhập khẩu dầu. Một trong những lý giải về sự khác biệt này
là vai trò quan trọng của yếu tố thị trờng, và một số bài học về chính sách
kinh tế có thể đợc rút ra từ quá trình này. Thứ nhất, việc các nớc công
nghiệp, điển hình của các nền kinh tế thị trờng, vợt qua đợc thách thức này

khá dễ dàng cho thấy thị trờng có khả năng tự điều chỉnh cao trớc các cú
sốc kinh tế. Thứ hai, các nớc xuất khẩu dầu lửa có nguồn lực lớn nhng mức
tăng trởng không cao vì nguồn lực đã không đợc phân bổ và sử dụng hiệu
quả.
Không trả đợc nợ đúng hạn và đầy đủ, uy tín tín dụng giảm đã làm
xói mòn đáng kể khả năng tiếp cận nguồn vốn quốc tế của các nớc đang
8
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
phát triển. Khi cuộc khủng hoảng bùng phát năm 1982, nguồn tài trợ không
u đãi bên ngoài bù đắp cho cán cân thanh toán đã giảm nhanh chóng, mức
năm 1986 tụt xuống còn cha đến một phần mời mức năm 1980 : 5.2 tỉ USD
so với 59.2 tỉ USD
1
. Chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ của các nớc
công nghiệp cũng làm giảm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đẩy các nớc
đang phát triển, nhất là các nớc không có dầu lửa, lún sâu thêm vào suy
thoái kinh tế. Bảng thống kê dới đây cho thấy các cú sốc đối với nền kinh tế
của các nớc đang phát triển không có dầu lửa
2
trong giai đoạn 1980-1987.
Bảng 1.3. Các cú sốc đối với các nớc đang phát triển không có dầu lửa.
(thời kỳ 1980-1987)
1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987
Thay đổi trong tỉ lệ trao
đổi thơng mại (%)
-5.8 -4.0 -2.0 0.6 2.6 -2.3 -2.9 0.6
Tăng GNP thực tế ở các
nớc công nghiệp
1.3 1.5 -0.3 2.7 4.9 3.2 2.7 3.1
Lãi suất thực nớc ngoài

(%)
1.9 16.1 18.3 15.0 10.6 15.0 7.7 -0.3
Nguồn vốn bên ngoài
(tỉ USD)
59.2 57.3 31.1 19.2 14.7 16.4 5.2 4.9
Thâm hụt cán cân vãng
lai (% xuất khẩu hàng
không và dịch vụ)
-16.5 -20.0 -17.2 -10.9 -6.3 -6.1 -1.8 1.0
Nguồn: Chapelier G. and Hamid Tabatai (1989), Stabilization, structural
Adjustment and UNDP Policy, UNDP Policy Discussion Paper, New York
- tr 14
Tuy không phải là lý do duy nhất gây ra những khó khăn kinh tế của
nhiều nớc đang phát triển, các cú sốc bên ngoài đã làm bộc lộ rõ hơn những
yếu điểm và khiếm khuyết của từng nền kinh tế. Cũng trong những điều
kiện bất lợi nh vậy, nhng các chỉ số vĩ mô của nhiều nớc đang phát triển lại
không bị xấu đi đáng kể, chứng tỏ các yếu tố bên trong có vai trò quan
1
Chapelier G. and Hamid Tabatai (1989), Stabilization, structural Adjustment and UNDP Policy,
UNDP Policy Discussion Paper, New York
2
Gồm tất cả các nớc đang phát triển trừ các nớc OPEC
9
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
trọng trong việc đảm bảo khả năng thích ứng của quốc gia với những thay
đổi bất lợi của môi trờng kinh tế bên ngoài. Trong khi nêu cao nguyên tắc
chủ quyền quốc gia, nhiều nớc đang phát triển, đặc biệt là những nớc đã
từng là thuộc địa và những nớc phát triển đi sau, trong nhiều năm đã thực
thi một chính sách mà có tác giả gọi là "chủ nghĩa dân tộc kinh tế
1

chủ tr-
ơng chính phủ phải kiểm soát toàn bộ các hoạt động kinh tế bằng một loạt
các quy định điều tiết thơng mại, đầu t và tiền tệ. Nhiều nớc đang phát triển
đã thực thi các chính sách không phù hợp, tạo nên những vớng mắc cơ cấu,
điển hình là những bất hợp lý của hệ thống tỉ giá hối đoái, quản lý tín dụng
không hiệu quả, hệ thống thuế phân biệt đối xử, chế độ thơng mại bảo hộ
quá mức sản xuất trong nớc bằng các hàng rào quan thuế và phi quan thuế,
và khu vực DNNN làm ăn thua lỗ. Chính vì vậy, chủ nghĩa dân tộc về kinh
tế và chính sách can thiệp sâu của nhà nớc vào nền kinh tế cũng bị coi là
một trong những nguyên nhân dẫn đến thành tích kinh tế xấu đi của nhiều
quốc gia đang phát triển.
Theo một tổng kết của IMF
2
, trong 35 quốc gia đợc hỗ trợ để thực
hiện 72 chơng trình SAF/ESAF và 31 chơng trình SAL/SAC trong những
năm 80 và 90
3
, trong một thời gian dài trớc khi thực hiện các chơng trình
điều chỉnh đợc các IFI hỗ trợ, hầu hết các nớc này đều có những đặc điểm
chung là tuy không bị khủng hoảng và mất ổn định kinh tế vĩ mô và tài
chính nghiêm trọng, nhng lại có tỉ lệ tăng trởng GDP thấp, thu nhập đầu
ngời giảm, lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn (6%GDP) và vị thế kinh tế
đối ngoại không vững chắc, với thâm hụt cán cân vãng lai bình quân là
12% GDP. Các vớng mắc cơ cấu chính là về mặt tài chính: diện thuế hẹp,
nguồn thu phụ thuộc nhiều vào thuế xuất nhập khẩu; quản lý tài chính kém;
việc miễn giảm thuế tuỳ tiện, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nớc, trở
thành hiện tợng khá phổ biến; vai trò của nhà nớc: sự can thiệp của nhà nớc
1
Mosley P., Jane Harrigan & John Toye (1995), Aid and Power: the World Bank and Policy-based
Lending, Routledge Publisher, London, 1995- tr 3

2
IMF, The ESAF at Ten Years: Economic Reform and Adjustment in Low-income Countries,
Washington D.C
3
Tên cụ thể của các nớc này đợc trình bày trong chơng 2
10
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
vào nền kinh tế ở mức khá cao, với doanh nghiệp nhà nớc (DNNN) đóng
vai trò quan trọng ở nhiều nớc, kể cả trong những ngành kinh doanh thơng
mại thuần tuý; tình trạng các doanh nghiệp nhà nớc kiểm soát giá cả là khá
phổ biến(điển hình ở Mozambich và Tanzania) đối với hàng nông sản xuất
khẩu, một số hàng nhập khẩu chủ chốt nh phân bón, các sản phẩm dầu,
thực phẩm, và các mặt hàng lơng thực sản xuất trong nớc ; nhiều DNNN
nhà nớc làm ăn thua lỗ hoặc không tạo ra nguồn tích luỹ để mở rộng vốn
đầu t; một loạt nớc có đồng bản tệ đợc định giá quá cao và có chế độ ngoại
hối và thơng mại mang tính hạn chế quá mức, với mức chệnh lệch tỉ giá
chính thức và chợ đen lên đến 100%; nhà nớc thực hiện kiểm soát chặt chẽ
lãi suất và phân bổ tín dụng bằng các công cụ trần và sàn tín dụng, hoặc
giới hạn biên độ lãi suất, với kết quả là có niều nớc có lãi suất thực âm, nợ
khó đòi ở mức cao, và nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán.
Những vớng mắc cơ cấu này đã góp phần làm chậm tốc độ tăng tr-
ởng, giảm hiệu quả kinh tế và khả năng thích ứng hữu hiệu của nền kinh tế
trớc các cú sốc bất lợi bên ngoài. So với các nớc đang phát triển không phải
điều chỉnh, trong thời kì 1981-1985, thu nhập đầu ngời bình quân của các
nớc phải điều chỉnh thấp hơn, tỉ lệ tiết kiệm chỉ bằng một nửa, thâm hụt
ngân sách, nợ nớc ngoài và lạm phát cao hơn, hệ thống hối đoái méo mó
hơn, tốc độ tăng dân số cao hơn các chỉ số xã hội (giáo dục, y tế và tuổi
thọ) kém hơn, nh Bảng 1.4 minh hoạ. Điều đó góp phần lý giải tại sao các
nớc trên buộc phải thực hiện điều chỉnh chính sách kinh tế trong những
năm 80 và 90.

Bảng 1.4. Các chỉ số kinh tế và xã hội của các nớc phải điều chỉnh và
các nớc đang phát triển không phải điều chỉnh, thời kì 1981-1985.
(đơn vị :% hàng năm)
Chỉ số Các nớc phải
điều chỉnh
Các nớc không
phải điều chỉnh
Tăng trởng GDP đầu ngời thực -1.1 0.3
Lạm phát
94.4 23.5
Tổng tiết kiệm quốc gia(%GDP) 8 18.6
11
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
Cân đối ngân sách(%GDP) -9.1 -6.8
Tăng trởng kim nghạch xuất khẩu 1.7 4.4
Tỉ lệ trả nợ (thực, % xuất khẩu và dịch vụ) 27.9 18.8
Nợ nớc ngoài(mệnh giá, %GNP) 81.9 55.7
Tổng dự trữ(tính theo tháng nhập khẩu ) 2 4.7
Tốc độ tăng dân số 2.8 2.4
Tuổi thọ bình quân(tính theo số năm) 51.5 59.7
Nguồn: IMF, The ESAF at Ten Years: Economic Reform and Adjustment
in Low-income Countries, Washington D.C- tr 4
1.2.3 Sự can thiệp của IMF và WB
Theo Điều lệ và Hiến chơng khi thành lập, nhiệm vụ ban đầu của
Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD)
1
là hỗ trợ quá trình tái
thiết thời hậu chiến ở những vùng bị chiến tranh tàn phá và hỗ trợ phát triển
kinh tế của các quốc gia hội viên thông qua các dự án đầu t, trong khi vai
trò cơ bản của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) là tạo điều kiện thuận lợi để ổn

định cán cân thanh toán trong một hệ thống các tỉ giá hối đoái cố định nhng
có thể điều chỉnh. Tuy nhiên, trong những năm đầu tiên, cả hai tổ chức đều
không có nguồn lực và kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ
này. Kế hoạch Marshall của Mỹ với tổng số tiền lên đến 13 tỉ USD, và
những nỗ lực của nhân dân tại các nớc bị chiến tranh tàn phá đợc là các yếu
tố chính mang lại sự thành công của công cuộc tái thiết Châu Âu. Qui định
về chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức này khi thành lập không đề cập
gì đến hoạt động hỗ trợ điều chỉnh sách.
Tuy nhiên, quãng thời gian hơn 50 năm đã chứng kiến sự phát triển
mạnh mẽ của 2 tổ chức này cả về lợng và chất. Số quốc gia hội viên của
mỗi tổ chức đã vợt quá con số 180, phạm vi chức năng và hình thức hoạt
động có những biến đổi và đợc mở rộng đáng kể, biến chúng thành những
tổ chức có ảnh hởng khá sâu sắc đến nền kinh tế thế giới và chính sách của
nhiều quốc gia, nhất là các nớc đang phát triển.
IBRD và Nhóm Ngân hàng Thế giới
1
Sau này đợc mở rộng thành nhóm Ngân hàng thế giới (WB)
12
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
Từ nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ tái thiết và phát triển các nền kinh tế ở
châu Âu bị chiến tranh tàn phá( nhng đã không thực hiện đợc nh đề cập ở
trên), theo thời gian IBRD- đã tự biến đổi thành một tổ chức phát triển đa
phơng hùng mạnh với tên gọi " Nhóm Ngân hàng Thế giới" (WB), có mục
tiêu chính là thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thế giới với trọng tâm là hỗ
trợ cho phát triển kinh tế ở các nớc nghèo và các nớc đang phát triển khác.
Hình thức hoạt động chủ yếu là tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội theo các điều kiện u đãi, ở những vùng địa lý và lĩnh
vực ở các nớc đang phát triển mà WB cho rằng "t nhân không muốn tham
gia". Ngoài ra, WB còn mở rộng tổ chức, chức năng và phạm vi hoạt động
của mình sang nhiều lĩnh vực khác.

Các cú sốc đối với nền kinh tế quốc tế nh đã đề cập ở trên đã xảy ra
khi hoạt động chủ yếu của WB ở các nớc đang phát triển là cho vay theo dự
án đang gặp phải một số vấn đề về hiệu quả. Từ những thất bại của nhiều
dự án phát triển, mà có tài liệu cho rằng lên đến 70% số dự án, các nhà
kinh tế làm việc tại WB, những ngời bắt đầu có tiếng nói và ảnh hởng hơn
trong tổ chức này, đã đa ra lập luận rằng, viện trợ theo dự án chỉ có tác
dụng và hiệu quả trong một môi trờng thuận lợi về mặt thể chế và chính
sách mà nhiều nớc đang phát triển, nhất là những nớc tiểu Sahara Châu phi,
không đáp ứng đợc. Trong điều kiện có những biến động bất lợi trong môi
trờng kinh tế quốc tế bên ngoài, điển hình là các cú sốc dầu lửa, cuộc
khủng hoảng nợ, tỉ lệ trao đổi thơng mại thay đổi bất lợi cho các nớc đang
phát triển thì việc thiếu vắng các chính sách phù hợp giúp cho các nớc này
thích ứng đợc với những điều kiện mới sẽ mang lại một số hậu quả nghiêm
trọng đối với thành công của các dự án phát triển.
Nh vậy, theo đánh giá của WB, thực tiễn khó khăn kinh tế của các n-
ớc đang phát triển do những biến động bất lợi bên ngoài, cùng với những
chính sách không phù hợp của họ đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các
hoạt động cho vay theo dự án của WB nói riêng, và tốc độ tăng trởng kinh
tế ở nhiều nớc đang phát triển nói chung. Hoạt động cho vay hỗ trợ cải cách
13
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
và điều chỉnh chính sách là cần thiết để xử lí tận gốc các vấn đề, nhằm
giảm thiểu các khả năng tái hiện những khó khăn này trong tơng lai, giúp
các nớc đang phát triển thích ứng tốt hơn với những biến động bất lợi bên
ngoài, tạo đà cho phát triển bền vững. Ngoài ra việc cho vay hỗ trợ chính
sách có thể giúp WB đạt đợc một số mục đích quan trọng về chính trị, từ đó
nâng vị thế và vai trò của WB từ một tổ chức tài trợ phát triển đa phơng đơn
thuần thành một tổ chức có ảnh hởng đáng kể trong quá trình hình thành
một trật tự kinh tế quốc tế mới.
Trớc hết, hoạt động cho vay hỗ trợ chính sách giúp WB tiếp cận và

tác động đến quá trình xây dựng và hoạch định chính sách ở cấp cao nhất
cũng nh ở các cấp thực hiện chính sách khác nhau ở nớc đang phát triển,
tăng cờng ảnh hởng của WB trong tầng lớp lãnh đạo và các tổ chức ở những
nớc này. Đây là một đòn bẩy hữu hiệu giúp WB thực thi chính sách, đẩy
mạnh hoạt động và tăng cờng ảnh hởng của mình ở nớc nhận tài trợ.
Hơn nữa, những điều kiện ràng buộc với hoạt động cho vay chính
sách sẽ có tác dụng biến đổi thể chế kinh tế, và trên một mức độ nhất định,
thể chế chính trị và xã hội của nớc nhận tài trợ, thúc đẩy quá trình biến đổi
nền kinh tế của các nớc này theo hớng thị trờng trên cơ sở học thuyết kinh
tế Tân cổ điển đang thịnh hành trong thập kỷ 80. Thành công trong nỗ lực
này, theo đánh giá của WB , không những giúp tạo lập môi trờng thuận lợi
để nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ theo dự án của WB, mà còn giúp
loại trừ nguồn gốc kinh niên của những khó khăn kinh tế và năng lực thích
nghi kém của các nớc đang phát triển trớc những biến đổi bất lợi của môi
trờng bên ngoài , là sự can thiệp thái quá của chính phủ vào các thị trờng.
Cuối cùng, điều mà WB không công nhận nhng lại rất quan trọng, là việc
chuyển hoá các nền kinh tế của thế giới đang phát triển sang thể chế thị tr-
ờng là phù hợp với lợi ích lâu dài của các nớc công nghiệp hội viên WB.
Nhằm mục đích trên, năm 1984, WB đã thiết lập chơng trình Khoản
vay điều chỉnh cơ cấu (SAL), sau đợc đổi thành chơng trình tín dụng điều
chỉnh cơ cấu (SAC), tập trung chủ yếu vào các nớc nghèo nhất đủ điều kiện
14
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
vay u đãi của IDA, và Khoản vay điều chỉnh cơ cấu ngành(SECAL), cung
cấp những khoản tín dụng theo những điều kiện hết sức u đãi nhằm khuyến
khích các nớc này tiến hành các biện pháp cải cách và điều chỉnh chính
sách kinh tế theo hớng thị trờng trong toàn bộ nền kinh tế hoặc trong phạm
vi một ngành kinh tế cụ thể.
Nhìn chung, thập kỷ 80 chứng kiến sự gia tăng mạnh của các hoạt
động cho vay điều chỉnh cơ cấu của WB; từ mức khiêm tốn của năm 1980,

cam kết cho vay điều chỉnh đã đạt kỷ lục 6.5 tỉ USD vào năm 1989, sau đó
giảm xuống 5 tỉ USD trong các năm 1990 và 1991. Tính tổng cộng, các
khoản vay SAL và SECAL đã chiếm bình quân 26% tổng giá trị hoạt động
cho vay của Nhóm WB.
Quỹ tiền tệ quốc tế
Trong hơn 50 năm tồn tại và hoạt động, cùng với việc kéo dài thêm
danh mục số quốc gia hội viên, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã có nhiều
biến đổi theo hớng ngày càng mở rộng chức năng, phạm vi hoạt động và
ảnh hởng của mình, gắn liền với những bớc ngoặt quan trọng trong lịch sử
phát triển kinh tế quốc tế.
Từ khi thành lập đến đầu thập kỷ 70, IMF chủ yếu thực hiện chức
năng cơ bản theo Hiến chơng. Trên nền tảng hệ thống tỉ giá hối đoái cố
định của Hệ thống Bretton Woods, IMF có nhiệm vụ hỗ trợ các nớc hội
viên khắc phục những khó khăn tạm thời trong cán cân thanh toán mà
nguyên nhân có thể là chủ quan hoặc khách quan, với điều kiện các nớc
nhận hỗ trợ phải thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ thắt chặt để giảm
cầu mà ngời ta thờng gọi là các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô
(macroeconomic stabilization policies). Có thể nói đây là một bớc chuyển
biến quan trọng đầu tiên trong họat đọng của IMF.
Chiều hớng giảm tăng trởng kinh tế thời kỳ đầu những năm 80 (Bảng
1.1) cộng với những yếu kém cơ cấu kinh niên đã làm cho nhiều nớc đang
phát triển không kịp thích ứng với những thay đổi bất lợi của môi trờng bên
ngoài. Biện pháp đối phó bằng cách tăng cờng vay nợ nớc ngoài để bù đắp
15
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
cho cán cân thanh toán chỉ làm trầm trọng thêm tình hình, với kết quả là
không những môi trờng vĩ mô của họ xấu đi, mà số nợ nớc ngoài của họ
ngày càng tăng vợt quá khả năng thanh toán. Nhiều nớc đứng trên bờ vực
của sự vỡ nợ, hoặc phải tiến hành các chơng trình cơ cấu lại nợ dài đằng
đẵng và tốn kém, ảnh hởng lớn đến tốc độ tăng trởng của họ.

Tình hình trên làm IMF nhận thấy rằng, cho dù các chơng trình hỗ trợ
cán cân thanh toán của IMF có thành công đến mức nào, thâm hụt cán cân
thanh toán vẫn tái diễn, có thể nhiều lần, ở chính những nớc thực hiện ch-
ơng trình. Trên quan điểm rằng khi các biện pháp chính sách bình ổn kinh
tế vĩ mô ngắn hạn cha đủ để xử lí tận gốc các khó khăn kinh tế của các nớc
đang phát triển, và việc xây dựng và thực hiện các cải cách lớn về chính
sách và thể chế kinh tế, nhất là vai trò của chính phủ và các cơ chế khuyến
khích sản xuất trở nên cần thiết, đòi hỏi thời gian dài hơn để thực hiện, IMF
đã mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động của mình, từ hỗ trợ cán cân thanh
toán ngắn hạn để bình ổn kinh tế vĩ mô, đến tham gia xử lý nợ cùng các n-
ớc đang phát triển để giúp các nớc này khắc phục khủng hoảng và tiến tới
hỗ trợ điều chỉnh chính sách trung hạn. Bớc đi đầu tiên là vào năm 1974,
khi IMF thiết lập Thể thức mở rộng của Quỹ (EFF). Vào giữa những năm
80, với yêu cầu phối hợp với WB trong nỗ lực hỗ trợ các nớc đang phát
triển , nhất là các nớc có thu nhập thấp thực hiện điều chỉnh chính sách.
IMF đã tiếp cận một cách thức hoạt động mới, hoạt động cho vay hỗ trợ
điều chỉnh cơ cấu, bằng việc thiết lập Thể thức điều chỉnh cơ cấu(SAF), có
mục tiêu khác hẳn với mục tiêu ban đầu của tổ chức này , và sử dụng nguồn
tài trợ chính là khoản thu nhập từ việc bán vàng những năm trớc đó. Một
thời gian ngắn sau, SAF đã đợc tăng cờng bằng Thể thức điều chỉnh cơ cấu
mở rộng (ESAF), với nguồn tài trợ từ nguồn của SAF và từ các khoản đóng
góp của một số quốc gia hội viên.
Mục tiêu chủ yếu của SAF/ESAF là thúc đẩy sự bền vững đối ngoại
(external viability) và tăng trởng bằng cách giảm bớt những mất cân đối
trong kinh tế đối ngoại, cải thiện việc huy động, phân bổ và sử dụng các
16
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
nguồn lực thông qua tự do hóa hệ thống thơng mại và thanh toán. Các thể
thức này có sức hấp dẫn lớn do chúng có nhiều điểm u việt hơn các thể thức
hỗ trợ cán cân thanh toán truyền thống của IMF: thời gian dài hơn, mức hỗ

trợ lớn hơn và u đãi hơn, trong khi vẫn đảm bảo việc giải ngân nhanh. Từ
năm 1982, các nớc đang phát triển đã trở thành khách hàng chính của IMF,
với số lợng tín dụng ròng (tổng số vay IMF trừ đi tổng số trả cho IMF) là
6.9 tỉ USD năm 1982,11 tỉ USD năm 1983, 4.7 tỉ USD năm 1984 và 0.3 tỉ
USD năm 1985 và đến năm 1986 lại có thêm 62 quốc gia có thu nhập thấp
có đủ điều kiện vay theo SAF/ESAF. Tuy nhiên, việc vay theo SAF/ESAF
để thực hiện các chơng trình điều chỉnh cơ cấu phải tuân thủ một khung
điều kiên ràng buộc, trong đó ngoài mục đích giúp các quốc gia điều chỉnh
khắc phục khó khăn kinh tế, còn có việc tạo điều kiện cho các nớc này có
nguồn lực hay tạo ra nguồn lực để trả đợc nợ cho IMF.
1.3 Tính chất và đặc điểm của các thể thức tín dụng ĐCCC
1.3.1 Tính chất và đặc điểm
Khái niệm và nguồn gốc của các khoản tín dụng ĐCCC đã bao
hàm ý nghĩa về sự tác động của các thế lực bên ngoài vào nền kinh tế các n-
ớc đi vay. Sở dĩ các nớc này đợc hởng tín dụng là để họ tuân thủ nhng điều
chỉnh nhất định theo đánh giá của các tổ chức cấp tín dụng. Vậy nên chúng
ta có thể khẳng định ngay một tính chất cơ bản của các khoản tín dụng
ĐCCC là đây là các khoản tín dụng có điều kiện, mà cụ thể ở đây là các
điều kiện về một chính sách kinh tế phải theo đuổi. Nói cách khác, các nớc
đang phát triển chỉ đợc cấp các khoản tín dụng này với điều kiện là chính
phủ của nớc đó tuân thủ một chơng trình bình ổn kinh tế và cải cách cơ cấu
kinh tế phù hợp với các yêu cầu của các IFI
Khi nói đến tín dụng, ta thờng thấy chúng gắn liền với các
chơng trìnhđầu t và phát triển, đó thậm chí là mục tiêu cơ bản của tín dụng.
Nhng tín dụng ĐCCC lại là một trờng hợp đặc biệt. Các khoản tín dụng này
17
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
không bao giờ đi kèm với một chơng trình đầu t nh các khoản tín dụng
công ớc khác, mà đòi hỏi sự huy động các nguồn lực trong nớc.
Một tính chất cơ bản khác cũng rất đặc trng cho tín dụng

ĐCCC là việc các chính phủ đi vay phải bắt đầu thực hiện một số cải cách
cơ bản trớc cả khi bắt đầu các thoả thuận chính thức về khoản vay. Các
chính phủ phải có bằng chứng về việc mình nghiêm túc thực hiện cải cách
kinh tế rồi mới có thể bắt đầu các thoả thuận. Đặc trng ngặt nghèo này của
tín dụng ĐCCClà yêu cầu của các tổ chức cho vay buộc các quốc gia đi
vay phải tỏ rõ quyết tâm, hay ít ra là sự thực tâm muốn ĐCCC.
Một thoả thuận ba bên, giữa WB, IMF và chính phủ nớc đi vay
sẽ xác lập ra các mục tiêu và phơng thức thực hiện cho một chơng trình
hành động điều chỉnh cơ cấu trong 3 năm, đợc lập thành Văn bản chính
sách khung mà tùy theo cụ thể khoản tín dụng ĐCCC sẽ mang nhng tên gọi
hơI khác nhau.
Việc giải ngân đợc thực hiện theo từng đợt, và có thể bị gián
đoạn, thậm chí huỷ bỏ nếu các IFI xét thấy các chính phủ không nghiêm
túc thực hiện cải cách. Đây không chỉ là một lời đe dọa suông mà trên thực
tế, nhiều nớc đi vay đã phảI chịu sự trừng phạt này, trong đó có Việt Nam.
Nhng mức độ khắt khe thì còn tùy thuộc tổ chức cho vay, chúng ta sẽ xem
cụ thể trong phần dới đây.
1.3.2 Mức tín dụng
Căn cứ vào yêu cầu hỗ trợ, quy định về mức cổ phần tại WB và IMF
của quốc gia đợc vay (tối đa là 140% cổ phần, trong một số trờng hợp đặc
biệt có thể cao hơn nhng cũng không quá 185% cổ phần cho thể thức PRGF
và 225% cho thể thức ESAF), và tuỳ theo thể thức hỗ trợ ĐCCC mà quốc
gia lựa chọn, WB và IMF sẽ xác định mức tín dụng ĐCCC dành cho một
quốc gia muốn thực hiện ĐCCC trong thời gian thực hiện điều chỉnh để
nhập khẩu các hàng hoá cần thiết cho đầu t, dự trữ ngoại hối hoặc giúp
trang trải một phần chi phí cho việc cải cách nh thành lập các quỹ hỗ trợ
18
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
giải quyết lao động dôi d, hay hỗ trợ cấp vốn bổ sung cho hệ thống ngân
hàng thơng mại. Các nớc đang phát triển có thu nhập thấp sẽ đợc WB cho

vay theo điều kiện IDA
1
và đợc IMF cho vay theo điều kiện ESAF
2
. Dĩ
nhiên với t cách là bên cho vay, hỗ trợ tài chính của IMF còn tạo điều kiện
để bên vay trả đợc nợ cho IMF dới cáI mục đích nghe rất kêu là để tăng
tính bền vững đối ngoại.
Các khoản tín dụng ĐCCC đợc giải ngân theo từng đợt, thờng là sau
những đợt kiểm điểm thực hiện chơng trình. Nếu Ban Giám đốc của các
IFI đánh giá quốc gia điều chỉnh thực hiện tốt các cam kết của mình thì sẽ
quyết định cho giải ngân. Nh vậy, công cụ này vừa là củ cà rốt để khuyến
khích quốc gia điều chỉnh thực hiện các biện pháp cải cách (nhiều chuyên
gia kinh tế không ngần ngại khẳng định rằng để mua những cải cách
chính sách mà nớc nhận tài trợ không muốn
3
, mặc dù IMF cố gắng bác
bỏ), vừa là cây gậy chế tài (với cách làm truyền thống là đình chỉ giải ngân)
nếu quốc gia không thực hiện đúng các cam kết mà không có lý do chính
đáng. Nh IMF đã tuyên bố, khi cán cân thanh toán bị thâm hụt, quốc gia
nào cũng phải tìm cách điều chỉnh, dù có hay không có IMF. Chính việc
IMF cung cấp các khoản tín dụng này có thể làm yếu đi động cơ của chính
phủ trong việc thực hiện những điều chỉnh chính sách đã thoả thuận, do vậy
việc giải ngân các khoản tín dụng này phải thực hiện theo từng đợt tuỳ
thuộc vào tiến bộ thực thi các chính sách đó
4
. Tuy nhiên, thực tế cũng cho
thấy, giữa IMF và WB cũng có những cách xử lý khác nhau về vấn đề này,
trong đó IMF thiên hơn về cây gậy, còn WB lại thiên hơn về củ cà rốt,
nhất là ở những quốc gia nhận khối lợng tài trợ lớn của WB

5
. Khi các quốc
1
Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA),1 tổ chức thuộc WB, đợc thành lập năm 1960, hiện có 161 hội viên,
chuyên cho các nớc có thu nhập thấp vay tiền theo các điều kiện vô cùng u đãi (thời gian vay 40 năm có
10 ân hạn, không lãi), thờng gọi là tín dụng
2
Xem giới thiệu cụ thể về ESAF ở mục 1.3.1 và mục 3.1.1
3
Mosley P., Jane Harrigan & John Toye (1995), Aid and Power: the World Bank and Policy-based
Lending, Routledge Publisher, London, 1995
4
IMF, Policy Development and Review Department (2001), Conditionality in Fund-Supported
Programs-Policy Issues, Washington D.C- tr11
5
IMF, Policy Development and Review Department (2001), Conditionality in Fund-Supported
Programs-Policy Issues, Washington D.C
19
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
gia không thực hiện tốt các cam kết của IMF thì giải ngân thờng bị đình
chỉ, trong khi đó với WB thì điều đó thờng ít xảy ra hơn.
1.4 Phân loại
Xét theo tổ chức tài trợ khoản tín dụng ta sẽ có:
1.4.1 Các khoản tín dụng của IMF
SAF (Thể thức Điều chỉnh Cơ Cấu), đợc thiết lập vào tháng 3
năm 1986 nhằm cung cấp các khoản vay rất u đãi để hỗ trợ điều chỉnh cơ
cấu ở các nớc có thu nhập thấp
ESAF (Thể thức Điều chỉnh Cơ Cấu mở rộng)đợc thiết lập
tháng 12 nắm 1987 nhằm hỗ trợ cho các chơng trình cải cách đặc biệt mạnh
mẽ với mức hỗ trợ cao hơn SAF.

Cả hai thể thức SAF và ESAF đều quy định việc thực hiện điều
chỉnh cơ cấu sẽ đợc thực hiện theo 3 chơng trình liên tiếp cho từng năm
(hiện nay ESAF có những chơng trình cho năm thức 4 trong những trờng
hợp đặc biệt. Mỗi chơng trình hàng năm đều thuộc phạm vi của một khuôn
khổ chính sách 3 năm dới hình thức một Văn bản khuôn khổ chính sách
(PFP), đợc xây dựng bởi nỗ lực tập thể của 3 bên gồm chính phủ nớc nhận
hỗ trợ, IMF và WB, từ đó hình thành một chơng trình gồm các biện pháp
kinh tế vĩ mô và điều chỉnh cơ cấu hỗ trợ lẫn nhau mà nớc nhận hỗ trợ phải
thực hiện, và làm cơ sở để vận động hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ
Các khoản tín dụng theo SAF và ESAF cung cấp các điều kiện
khá u đãi, lãi suất 0,5 %/năm, thời hạn vay 10 năm có 5,5 năm ân hạn. Mức
vay 3 năm sẽ bằng 50% số cổ phần của quốc gia hội viên (theo SAF), và
110%, trong một số trờng hợp đặc biệt có thể đến 255% cổ phần của quốc
gia hội viên (theo ESAF)
PRGF (Thể thức tăng trởng và giảm nghèo) là thể thức thay thế
cho ESAF và SAF, nhấn mạnh vào việc tăng cờng các chính sách nhằm vào
các đối tợng nghèo nhằm giúp họ đợc hởng những thành quả của tăng tr-
ởng. Nội dung ĐCCC đợc quy định trong Văn bản chiến lợc giảm nghèo
20
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
(PRSP) do quốc gia đi vay tự xây dựng, có sự hỗ trợ của các tổ chức đa ph-
ơng , dựa trên Chiến lợc phát triển kinh tế-xã hội do quốc gia xây dựng và
đa ra thảo luận rộng rãi trong các cơ quan chính phủ, các tổ chức quần
chúng, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ.
Điều kiện vay rất u đãi, không khác nhiều với điều kiện vay
theo ESAF và SAF, hơn nữa, số điều kiện chính sách ĐCCC hàng năm đã
giảm từ 15,1 trong ESAF xuống còn 11,6 trong PRGF
1.4.2 Các khoản tín dụng của WB
SAL (khoản vay điều chỉnh cơ cấu), SAC (Tín dụng điều chỉnh
cơ cấu), có nội dung tơng tự nh nhau đều là các khoản tín dụng u đãi của

WB dành cho các nớc đang phát triển để thực hiện ĐCCC. Các điều kiện
vay cũng tơng tự SAF và ESAF
PRSC (Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo), đã thay thế cho SAL/SAC
cũng với mục đích là giúp ngời nghèo đợc hởng những kết quả của tăng tr-
ởng, và có sự chủ động hơn của các chính phủ đi vay trong việc thiêt kế và
thực hiện các nội dung ĐCCC
1.5 Điều kiện sử dụng tín dụng
Cần phải chú ý rằng các khoản tín dụng ĐCCC luôn luôn đi kèm với
các điều kiện quy định chính sách phải theo đuổi. Nói cách khác, các
khoản tín dụng này đợc các IFI đồng ý cấp cho một nớc với điều kiện là
chính phủ nớc đó phải chấp nhận một chơng trình bình ổn kinh tế và cải
cách cơ cấu kinh tế theo thoả thuận với các IFI. Và thậm chí trong phần lớn
các trờng hợp, dù trên lý thuyết , các nớc đi vay cũng có quyền tham gia
thoả thuận về nội dung ĐCCC, các IFI mới là bên quyết định nội dung và
trình tự của các chơng trình ĐCCC. Các nội dung cơ bản ĐCCC mà các nớc
vay phải thực hiện bao gồm các chơng trình ĐCCC sau:
1.5.1 Cải cách tài khoá
Cải cách ngân sách. Trong chơng trình ĐCCC, chính sách ngân
sách đợc thay đổi theo hớng lâu dài là ngân sách nhà nớc chỉ có vai trò: là
21
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô và đầu t cung ứng những cơ sở
hạ tầng vật chất và dịch vụ xã hội cơ bản mà t nhân không muốn và không
có điều kiện tham gia. Vai trò truyền thống phân bổ nguồn lực trớc đó đợc
chuyển giao dần cho thị trờng; hoạt động kinh tế trực tiếp của Chính phủ đ-
ợc giảm dần bằng cách giảm và chấm dứt việc đầu t trực tiếp của Chính phủ
vào các hoạt động thơng mại thuần tuý, đồng thời tăng đầu t cho cung cấp
các dịch vụ công, cho vận hành và bảo dỡng các các cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội, theo định hớng đầu t của nhà nớc chỉ bổ sung, hỗ trợ chứ không
thay thế, hay cạnh tranh với đầu t t nhân. Gánh nặng của ngân sách đợc

giảm bớt khi mọi hình thức trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngân sách
nhà nớc cho các doanh nghiệp nhà nớc làm ăn thua lỗ đợc bãi bỏ để giành
thêm nguồn lực đầu t cho các lĩnh vực xã hội. Thu chi ngân sách các cấp đ-
ợc công khai hoá, và các luật lệ mới về ngân sách và chơng trình đầu t công
cộng thờng là sản phẩm của nội dung này và mang dấu ấn của phơng hớng
lâu dài nói trên. Đó chính là mô hình nhà nớc nhỏ, nhng hữu hiệu, không
có mục tiêu kiếm lợi, mà chỉ giữ vai trò ổn định, hỗ trợ và góp phần định h-
ớng cho nền kinh tế
1
.
Cải cách thuế có các mục tiêu quan trọng là tăng nguồn thu ngân
sách và minh bạch hoá môi trờng kinh tế, thờng bao hàm những nội dung
chính sau:
áp dụng và tăng cờng sử dụng các loại thuế ít gây ra các
méo mó, có diện rộng và dễ thu (nh VAT) để thay thế các loại thuế trùng
lặp (nh thế doanh thu) và áp dụng các loại thuế mới (thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...) phù hợp với tiến trình phát triển nền kinh
tế thị trờng; áp dụng mức thuế quan thống nhất và tơng đối thấp để tăng
diện thuế, hạn chế mọi hình thức miễn giảm thuế tuỳ tiện. (Chúng ta có thể
thấy rõ là Việt Nam đã áp dụng cải cách thuế theo hớng này.)
Thực hiện cải cách hệ thống thu thuế, tăng cờng năng lực
1
Nguồn: Viện phát triển quốc tế Harvard(1994) Những thách thức trên con đờng cải cách ở Đông D-
ơng, tr10
22
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
của bộ máy quản lý thuế để tăng hiệu quả của hoạt động thu thuế, nhất là ở
những nớc chuyển đổi kinh tế (từ kế hoạch hoá tập trung sang thị trờng)
ấn định giá các hàng hoá công cộng nh điện, nớc theo tiêu
chuẩn hiệu quả kinh tế vi mô. Cũng cần lu ý là tăng nguồn thu từ thuế

không có nghĩa là phải tăng sắc thuế và suất thuế, vì điều đó tác động bất
lợi đến đầu t và tăng trởng. Về lâu dài, cải cách thuế phải dẫn đến 3 giảm-
mức thuế suất, và số lợng mức thuế suất, và miễn giảm tuỳ ý, và 3 tăng-
chủng loại thuế, diện thuế và khoản thu từ thuế.
1.5.2 Cải cách thơng mại
Các điều kiện ĐCCC thờng bao gồm nhiều lĩnh vực cải cách có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau và không thể đợc thực hiện biệt lập với nhau,
trong đó mức độ chú trọng vào từng cải cách tuỳ thuộc vào tình hình và yêu
cầu cụ thể của từng nớc. Cải cách thơng mại thờng là nội dung không thể
thiếu đợc của hầu nh mọi yêu cầu ĐCCC, do những tác động mạnh mẽ và
nhanh chóng của nó đối với việc khắc phục thâm hụt cán cân thanh toán, là
yêu cầu khắc phục đầu tiên cho các nớc phải điều chỉnh, phân bổ nguồn lực
và cải thiện môi trờng đầu t, và nhu cầu tăng cờng ngoại thơng, mở cửa và
hội nhập khu vực và quốc tế để phát triển, nhất là từ cuối những năm 80 và
đầu những năm 90 đến nay. Một chế độ thơng mại mang tính hạn chế cao
đợc coi là một cản trở cơ cấu đáng kể đối với việc thúc đẩy tăng trởng
nhanh và khả năng thích ứng với các cú sốc bên ngoài.
Tuy nhiên xuất phát điểm và động lực để các quốc gia thực hiện cải
cách thơng mại không giống nhau, và điều đó quyết định tính chất, nội
dung và các bớc đi cải cách thơng mại. Lý do phổ biến nhất dẫn đến yêu
cầu cải cách thơng mại là tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cán cân
thanh toán, do thâm hụt đáng kể của ngân sách và cán cân vãng lai, còn các
trờng hợp khác là yêu cầu tận dụng tối đa lợi thế tơng đối trong thơng mại
và đầu t quốc tế để có thể chuyển sang giai đoạn tăng trởng cao của các nớc
chuyển đổi kinh tế và những nớc đã hoàn tất quá trình bình ổn kinh tế vĩ
23
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
mô. Trong trờng hợp đầu, cải cách thơng mại là bắt buộc, để khắc phục
khủng hoảng, nhng trong các trờng hợp sau, cải cách thờng là tự nguyện,
tuỳ thuộc vào ý chí chính trị và mục tiêu chiến lợc phát triển của từng quốc

gia. Trong mọi trờng hợp, cải cách thơng mại gồm các biện pháp nhằm
nâng cao tính minh bạch, tăng khả năng dự báo và tự do hoá chế độ thơng
mại. Trình tự cải cách thơng mại về cơ bản đợc quyết định bởi các nội dung
này, và tuỳ theo chế độ thơng mại của từng quốc gia điều chỉnh, các giai
đoạn cải cách thơng mại có thể đợc thực hiện lần lợt, hoặc đồng thời với
nhau.
Thông thờng giai đoạn đầu tiên của cải cách thơng mại là nâng cao
tính minh bạch của chế độ thơng mại bằng cách công khai hoá chế độ th-
ong mại, từ quyền kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói
chung, đến các định chế mang tính hạn chế ngoại thơng (các hàng rào thuế
quan và phi quan thuế) và các biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Giai đoạn
này rất quan trọng với các quốc gia chuyển đổi kinh tế cần thay thế chế độ
thơng mại độc quyền ngoại thơng và kém minh bạch bằng một chế độ th-
ơng mại minh bạch hơn theo hớng thị trờng và mở cửa.
Giai đoạn tiếp theo là tăng khả năng dự báo của chế độ thơng mại,
gồm việc chuyển hoá hình thức hạn chế thơng mại mang tính tuỳ tiện, khó
lợng hoá sang các hình thức hạn chế khác rõ ràng, dễ lợng hoá, công bằng
và dài hạn hơn, mà trọng tâm là thuế hoá các hàng rào phi quan thuế theo
một lịch trình rõ ràng và cụ thể. Khả năng dự báo của chế độ thơng mại đợc
cải thiện sẽ giúp các doanh nghiệp lợng hoá đợc các chi phí cần thiết, xác
định đợc mức độ, phạm vi và thời gian đợc bảo hộ để vạch kế hoạch đầu t
phù hợp.
Giai đoạn cuối cùng là tự do hoá thong mại cả trong và ngoài nớc, cả
sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. ở trong nớc, yêu cầu đề ra đối với
các nớc chủ yếu là các biện pháp : (i) loại bỏ những rào cản đối với việc
thành lập và mở rộng hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thông qua
việc bãi bỏ chế độ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và bổ sung hoạt động
24
Khúa Lun Tt Nghip Nguyn Liờn Phng
kinh doanh với mục đích chủ đạo là tăng thêm quyền hạn sản xuất kinh

doanh cho các thành phần kinh tế; (ii) giảm bớt mức độ và phạm vi bảo hộ
(nh việc giảm thuế quan ); (iii) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận
với các điều kiện kinh doanh thơng mại thuận lợi (nh quyền tiếp cận ngoại
tê); (iv) nới lỏng kiểm soát và quản lý ngoại hối để tỉ giá thực phải do thị tr-
ờng quyết định. Đối với bên ngoài, đó là sự tự do hoá ngoại thơng và tăng
cờng mở cửa với thị trờng quốc tế thông qua(i) bãi bỏ hạn chế về ngoại hối
và thơng mại, gồm bãi bỏ các hạn chế số lợng nhập khẩu bằng cách giảm
bớt các hàng rào phi quan thuế, giảm thuế quan và sắc thuế; (ii) khuyến
khích tham gia các thoả thuận tự do hoá thơng mại song phơng, khu vực và
quốc tế nhằm tận dụng lợt thế tơng đối của mình, đồng thời tạo áp lực cạnh
tranh với các doanh nghiệp trong nớc; (iii) áp dụng chế độ một tỷ giá trên
cơ sở thị trờng và phá giá hợp lý để tăng xuất khẩu bằng các biện pháp
khuyến khích và bãi bỏ các đầu mối xuất và nhập khẩu. Thông qua quá
trình này mà các doanh nghiệp giảm bớt đợc đáng kể chi phí, nền kinh tế
nâng cao đợc sức cạnh tranh.
Tuy nhiên yêu cầu cải cách thơng mại cũng bao hàm các nguy cơ sau
đây:(i) nhập khẩu tăng mạnh làm thâm hụt cán cân thanh toán đến mức khó
kiểm soát, góp phần gây bất ổn định kinh tế vĩ mô, hàng ngoại cạnh tranh
và lấn át hàng nội ở những nớc đang phát triển và những nớc mới mở cửa,
với kết quả là nhiều doanh nghiệp trong nớc bị cạnh tranh và có thể bị phá
sản, từ đó làm tăng thất nghiệp và có thể nảy sinh những vấn đề xã hội bất
lợi khác; (ii) phá giá để tăng xuất khẩu quá mức có thể làm giảm thu nhập
thực tế, tăng giá hàng nhập khẩu, ảnh hởng đến những ngành sản xuất dùng
nhiều nguyên liệu và hàng hoá trung gian nhập khẩu; (iii) giảm thuế quan
có thể làm giảm nguồn thu ngân sách, ảnh hởng đến các chơng trình chi
tiêu khác của Chính phủ; và (iv) tăng tính dễ bị tổn thơng của nền kinh tế
khi thị trờng bên ngoài cho hàng xuất khẩu bị thu hẹp. Vì vậy việc thiết kế
và thực hiện một lịch trình cải cách thơng mại phù hợp với hoàn cảnh cụ
thể của từng nớc, trong đó giảm thiểu những ảnh hởng có hại của quá trình
25

×