Tải bản đầy đủ (.docx) (203 trang)

luận án tiến sĩ quá trình đô thị hóa ở quận tân phú, thành phố hồ chí minh từ năm 2003 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 203 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN BÁ CƯỜNG

Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA


QUẬN TÂN PHƯ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN BÁ CƯỜNG



Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
QUẬN TÂN PHƯ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2015
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013


LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐINH QUANG HẢI
2. PGS.TS TRẦN VĂN THỨC

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài
liệu, số liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và đƣợc
trích dẫn rõ ràng theo quy định. Những kết luận của luận án chƣa đƣợc công
bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả

Nguyễn Bá Cường


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CNH, HĐH
Nxb
UBND
MTTQ
XĐGN


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
Chư ng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU LI N QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN........................................................................................................................................... 6
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về đơ thị và đơ thị hố ở Việt Nam................................ 6
1.1.1. Những nghiên cứu về đơ thị và đơ thị hóa ở Việt Nam
...........................................................................................................................................................................

6

1.1.2. Những nghiên cứu về đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh và quận Tân Phú . 10

1.1.3. Những nghiên cứu về đơ thị và đơ thị hóa ở nước ngồi có liên quan đến đề
tài luận án
.........................................................................................................................................................................

14
1.2. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã công bố và những vấn đề
luận án tiếp tục giải quyết.................................................................................................................. 19
1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã công bố
.........................................................................................................................................................................

19
1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
.........................................................................................................................................................................

20
Chư ng 2: Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA QUẬN TÂN PHƯ TỪ NĂM 2003 ĐẾN
NĂM 2010.................................................................................................................................................. 22
2.1. Khái niệm đơ thị, đơ thị hóa và tiêu chí đánh giá đơ thị hóa................................... 22
2.1.1. Khái niệm đơ thị, đơ thị hóa

.........................................................................................................................................................................

22
2.1.2. Tiêu chí đánh giá đơ thị hóa
.........................................................................................................................................................................

23
2.2. Khái quát về sự ra đời và những yếu tố tác động đến q trình đơ thị hóa
quận Tân Phú.......................................................................................................................................... 24
2.2.1. Sự thay đổi về địa giới hành chính, tên gọi của quận Tân Phú trước khi tách
khỏi quận Tân Bình và việc thành lập quận Tân Phú
.........................................................................................................................................................................

24
2.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hoá, xã hội trước khi quận Tân Phú ra đời . 27

2.2.3. Chủ trư ng, chính sách về đơ thị hóa của Đảng, Chính phủ, Thành ủy Thành
phố Hồ Chí Minh và quận Tân Phú


.........................................................................................................................................................................

31
2.3. Q trình quy hoạch đơ thị quận Tân Phú...................................................................... 35
2.3.1. Quy hoạch mở rộng không gian đô thị quận
.........................................................................................................................................................................

35
2.3.2. Xây dựng c sở vật chất và hạ tầng đô thị
37

2.3.3. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thư ng mại và dịch vụ
.........................................................................................................................................................................

41
2.3.4. Dân cư đô thị
.........................................................................................................................................................................

47
2.4. Quản lý đô thị quận Tân Phú.................................................................................................. 48
2.4.1. Sự quản lý của chính quyền quận Tân Phú
.........................................................................................................................................................................

48
2.4.2. Cơng tác quản lý đất đai, nhà ở, sở hữu tài sản và c sở hạ tầng đô thị
50
2.4.3. Quản lý về cảnh quan, tài nguyên, môi trường đô thị
.........................................................................................................................................................................

52
2.4.4. Công tác thông tin tuyên truyền
.........................................................................................................................................................................

54


2.4.5. Giám sát quy hoạch và trật tự đô thị
.........................................................................................................................................................................

57
2.4.6. Đảm bảo đời sống nhân dân và phát triển văn hóa, giáo dục

.........................................................................................................................................................................

60
Tiểu kết....................................................................................................................................................... 63
Chư ng 3: QUẬN TÂN PHƯ ĐẨY MẠNH Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA TỪ
NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015............................................................................................................. 64
3.1. Những yếu tố mới tác động đến q trình đơ thị hóa của quận Tân Phú.........64
3.2. Cơng tác quy hoạch đô thị........................................................................................................ 67
3.2.1. Mở rộng không gian đô thị
.........................................................................................................................................................................

67
3.2.2. C sở vật chất và hạ tầng đô thị
69
3.2.3. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thư ng mại và dịch vụ
.........................................................................................................................................................................

72
3.2.4. Dân cư đô thị
.........................................................................................................................................................................

81
3.3. Công tác quản lý đô thị quận Tân Phú.............................................................................. 83
3.3.1. Sự quản lý của chính quyền quận Tân Phú
.........................................................................................................................................................................

83
3.3.2. Quản lý đất đai, nhà ở, sở hữu tài sản, c sở hạ tầng đô thị
85
3.3.3. Quản lý về cảnh quan, tài nguyên, môi trường đô thị

.........................................................................................................................................................................

88
3.3.4. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây
dựng đô thị
.........................................................................................................................................................................

89
3.3.5. Giám sát quy hoạch và trật tự đô thị
.........................................................................................................................................................................

91
3.3.6. Sự chuyển biến về lối sống dân cư đô thị và công tác quản lý, đảm bảo đời
sống dân cư
.........................................................................................................................................................................

93
Tiểu kết....................................................................................................................................................... 96


Chư ng 4: NHẬN XÉT VỀ Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA QUẬN TÂN PHƯ VÀ
MỘT SỐ KINH NGHIỆM................................................................................................................ 97
4.1. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân................................................................................... 97
4.1.1. Thành tựu
.........................................................................................................................................................................

97
4.1.2. Hạn chế......................................................................................................................................... 124
4.2. Đặc điểm của q trình đơ thị hóa quận Tân Phú..................................................... 129
4.3. Một số kinh nghiệm................................................................................................................... 135

Tiểu kết..................................................................................................................................................... 141
KẾT LUẬN............................................................................................................................................. 142
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LI
N
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................................................. 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 148
PHỤ LỤC................................................................................................................................................ 162


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ
Tên bảng biểu, bản đồ
Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quận Tân
Phú (2003-2010)
Biểu đồ 2.2. Tổng doanh thu thƣơng mại - dịch vụ quận Tân Phú (20032010)
Bảng 2.1. Dân số và biến động dân số ở quận Tân Phú từ năm 2004 đến năm
2010
Bảng 3.1. Cơ sở hạ tầng giao thông quận Tân Phú đến năm 2015
Biểu đồ 3.1. Giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp, xây dựng quận
Tân Phú (2011-2015)
Biểu đồ 3.2. Tổng doanh thu thƣơng mại - dịch vụ quận Tân Phú (20112015)
Bảng 3.2. Dân số trung bình năm của quận Tân Phú chia theo phƣờng
Bảng 4.1. Thu nộp ngân sách của quận Tân Phú từ năm 2003 đến năm 2010
Bảng 4.2. Thu nộp ngân sách của quận Tân Phú từ năm 2011 đến năm 2015
Bảng 4.3. Dân số và biến động dân số ở quận Tân Phú (2008-2012)
Bảng 4.4. Số liệu cơng tác xóa đói giảm nghèo ở quận Tân Phú đến năm
2012


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Dƣới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển nhanh
của kinh tế công - thƣơng nghiệp, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện
nay đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến q
trình đơ thị hóa đã và đang diễn ra trên tồn thế giới, trong đó có Việt Nam. Đơ thị
hóa là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã
hội của Việt Nam nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển mạnh các
ngành công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, du lịch, thu hẹp dần tỷ trọng nông nghiệp,
đáp ứng mục tiêu CNH, HĐH do Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đề ra trong giai đoạn
2000-2020, qua đó góp phần đẩy nhanh q trình phát triển kinh tế, xã hội và từng
bƣớc nâng cao đời sống nhân dân.
Quận Tân Phú nằm ở phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh, đƣợc thành lập
từ năm 2003 trên cơ sở tách ra từ quận Tân Bình. Nằm ở vị trí cửa ngõ và là một
quận tƣơng đối lớn, nên sự phát triển của quận Tân Phú gắn bó mật thiết với sự phát
triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh là địa phƣơng có tốc độ phát triển kinh tế
xã hội và q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhất cả nƣớc. Chịu tác động bởi q
trình đơ thị hóa, cùng với chủ trƣơng mở rộng, phát triển nội thị của Thành phố Hồ
Chí Minh, quá trình đơ thị hóa ở quận Tân Phú đã diễn ra nhanh chóng và đạt đƣợc
nhiều thành tựu quan trọng. Nghiên cứu đơ thị hố của quận Tân Phú để thấy rõ
bƣớc khởi đầu của việc quy hoạch và xây dựng đô thị của một quận mới - quận nội
thành và nội dung xây dựng đối với một đô thị ở thời điểm hiện tại của Việt Nam.
Cũng giống nhƣ sự phát triển chung của nhiều đô thị khác trong cả nƣớc, q
trình đơ thị hóa ở quận Tân Phú đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần đƣợc quan tâm
giải quyết. Bên cạnh những mặt tích cực, đơ thị hóa ở quận Tân Phú cũng có bất cập
và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ: Lao động và việc làm, nhất là việc làm
cho ngƣời nông dân khơng cịn đất để sản xuất nơng nghiệp; áp lực tăng nhanh của
dân số đối với các vấn đề xã hội; tác động của đơ thị hóa đến mơi trƣờng sinh thái.
Bên cạnh đó, một đơ thị hiện đại cần có một hệ thống hạ tầng tốt, việc này không chỉ
thúc đẩy đô thị phát triển về cấu trúc đơ thị mà các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, đời sống nhân dân cũng phải đƣợc nâng cao, văn minh, hiện đại hơn.
Phƣơng thức phát triển hạ tầng hợp lý có vai trị quyết định tới sự phát triển bền

vững của đô thị chứ không chỉ nhìn nhận trên giải pháp thiết kế hay quy hoạch. Đây
1


chính là khâu cịn thiếu và yếu trong các chính sách quản lý phát triển đô thị, định
hƣớng thiết kế, quy hoạch.
Nghiên cứu q trình đơ thị hóa ở quận Tân Phú cần có cái nhìn cụ thể và
khách quan, xem xét q trình đơ thị hóa diễn ra nhƣ thế nào, những nhân tố khách
quan, chủ quan tác động, chi phối ra làm sao. Trên cơ sở đó rút ra những thành cơng
và hạn chế để tham khảo góp phần vào công cuộc phát triển đô thị bền vững ở Thành
phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Tân Phú nói riêng trong các thời kỳ tiếp theo.
Nghiên cứu về đơ thị hóa đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các chuyên
gia, các nhà quản lý và nhiều nhà nghiên cứu ở những chuyên ngành khác nhau.
Cũng đã có những nghiên cứu chuyên sâu và các bài viết đăng trên các tạp chí khoa
học chuyên ngành theo từng lĩnh vực về q trình đơ thị hóa ở Việt Nam. Nhƣng
đến nay vẫn chƣa có một nghiên cứu chun sâu, tồn diện, có hệ thống về q trình
đơ thị hóa quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, việc nghiên cứu q trình
đơ thị hóa của quận Tân Phú nhằm hiểu rõ hơn về những thuận lợi, khó khăn trong
q trình đơ thị hóa và rút ra những kinh nghiệm cần thiết, góp phần cung cấp cơ sở
khoa học và thực tiễn giúp cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chủ
trƣơng, chính sách về đơ thị hóa và cung cấp những kinh nghiệm bổ ích cho các địa
phƣơng khác. Do đó kết quả nghiên cứu đề tài là cần thiết và có ý nghĩa khoa học.
Trên những ý nghĩa đó, tơi quyết định chọn nghiên cứu về “Q trình đơ thị hố ở
Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2015” làm đề tài
Luận án Tiến sĩ Lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tồn diện và hệ thống về q trình đơ thị hóa ở quận Tân Phú,
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2015; đánh giá những thành tựu, hạn

chế và nguyên nhân, làm rõ một số đặc điểm đặt trong sự so sánh với một số quận
khác; đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm.
2.2. hi m vụ nghiên cứu
- Làm rõ chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của Thành phố Hồ

Chí Minh về vấn đề đơ thị hóa;
- Phân tích những yếu tố tác động tới q trình đơ thị hóa ở Quận Tân Phú từ

năm 2003 đến năm 2015;
- Làm rõ quá trình chuyển biến về quy hoạch đô thị và công tác quản lý đô thị
ở quận Tân Phú từ sau khi thành lập (năm 2003);

2


- Làm rõ những chuyển biến trên các lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa,

xã hội, đời sống của dân cƣ quận Tân Phú trong quá trình đơ thị hóa (2003-2015);
- Đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, khoa học về q trình đơ thị

hóa quận Tân Phú trong hơn 10 năm (2003-2015).
3. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. ối t ng nghiên cứu Q trình đơ thị hóa quận Tân Phú từ năm 2003 đến
năm 2015
3.2. Ph m vi nghiên cứu
Về phạm vi khơng gian: Tồn bộ địa bàn Quận Tân Phú từ năm 2003-2015,
bao gồm 11 phƣờng: Hiệp Tân, Hòa Thạnh, Phú Thạnh, Phú Thọ Hòa, Phú Trung,
Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Sơn Nhì, Tân Thành, Tân Thới Hòa, Tây Thạnh.
Về phạm vi thời gian: Từ năm 2003 đến năm 2015.
Luận án chọn mốc năm 2003 bắt đầu nghiên cứu vì năm 2003 quận Tân Phú

đƣợc thành lập. Năm 2015 là năm kết thúc nghiên cứu của luận án vì quận Tân Phú
đã trải qua hơn 10 năm đơ thị hóa, đã đủ thời gian để tống kết, đánh giá tuy mới chỉ
đạt bƣớc đầu về những thành công quan trọng và những tồn tại hạn chế trong q
trình quy hoạch, quản lý đơ thị và ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn quận.
Ngoài ra, để có cái nhìn tồn diện và có thêm những cơ sở để đánh giá về q trình
đơ thị hố quận Tân Phú, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã đề cập đến một
số vấn đề có liên quan đến đề tài trƣớc năm 2003 và sau năm 2015.
Về phạm vi nội dung:
Đơ thị hóa là một vấn đề rộng lớn, trong khuôn khổ của bản luận án này,
phạm vi nội dung của luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Những yếu tố tác
động đến sự chuyển biến q trình đơ thị hóa quận Tân Phú từ năm 2003 đến năm
2015; Quá trình chuyển biến về quy hoạch đô thị, sự thay đổi diện mạo của quận Tân
Phú trên nhiều khía cạnh từ chủ trƣơng, chính sách xây dựng và phát triển đơ thị,
quy hoạch về kiến trúc đến thay đổi về địa giới hành chính và mơi trƣờng đơ thị;
Q trình chuyển biến về công tác quản lý đô thị quận Tân Phú (quản lý nhà đất, xây
dựng đô thị, đƣờng xá giao thông, quản lý vệ sinh môi trƣờng đô thị, an ninh trật
tự); Q trình chuyển biến về sinh hoạt đơ thị (dân cƣ đô thị, đời sống dân cƣ, lao
động việc làm, các ngành kinh tế đơ thị, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục).
4. C sở lý luận, phư ng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về

3


phát triển kinh tế, xã hội nói chung, về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trong
thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
Luận án sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu. Phƣơng pháp luận
duy vật biện chứng nhằm nghiên cứu những biến chuyển về kinh tế - xã hội và

những thay đổi trong lối sống của dân cƣ dƣới tác động của đô thị hóa của quận Tân
Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Phƣơng pháp luận duy vật lịch sử nhằm xem xét
những chuyển biến đó trong những điều kiện lịch sử cụ thể và theo trình tự thời gian
phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa
phƣơng pháp tiếp cận lịch sử với các phƣơng pháp tiếp cận liên ngành và đa ngành.
Ph ơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu chủ
yếu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic.
Với phư ng pháp lịch sử, luận án trình bày q trình đơ thị hóa ở quận Tân
Phú trải qua các giai đoạn phát triển theo lịch đại và đồng đại từ năm 2003 đến năm
2015 trên các chiều cạnh khác nhau. Phư ng pháp logic để xem xét các vấn đề, các
nội dung nghiên cứu theo một trật tự đảm bảo sự hợp lý và chiều hƣớng phát triển
tất yếu của q trình đơ thị hóa.
Bên cạnh đó, luận án cịn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành,
đa ngành nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, phân tích, xử lý thơng tin để
thẩm định làm phong phú thêm nguồn tƣ liệu của luận án. Ngồi ra, luận án cịn sử
dụng phƣơng pháp khác nhƣ: khu vực học, điền dã, khảo sát thực địa.
guồn tài li u
Trước hết là các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc và của
Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục thống kê, các sở Ban ngành
thuộc Thành phố Hồ Chí Minh về những vấn đề có liên quan đề tài luận án. Thứ hai
là các tài liệu, báo cáo tổng kết các ngành, các lĩnh vực hàng năm của Quận Tân Phú
từ năm 2003 đến năm 2015, số liệu thống kê hàng năm của quận Tân Phú và các
phịng chun mơn trực thuộc quận Tân Phú. Thứ ba là các cơng trình nghiên cứu,
sách, bài tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, luận văn, luận án có liên quan về đơ thị,
đơ thị hóa.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án tập hợp và hệ thống hóa khối lƣợng tài liệu về đơ thị hóa nói chung

và đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, quận Tân Phú nói riêng, trên cơ sở đó dựng
lại một cách tồn diện, có hệ thống về q trình đơ thị hóa ở quận Tân Phú, Thành

phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2015.
4


- Luận án phân tích và làm rõ q trình đơ thị hóa quận Tân Phú từ năm 2003

đến năm 2015 trên các nội dung: Quá trình chuyển biến về quy hoạch đơ thị trên
nhiều khía cạnh từ chủ trƣơng, chính sách xây dựng và phát triển đơ thị, kiến trúc
đến thay đổi về địa giới hành chính và mơi trƣờng đơ thị; Q trình chuyển biến về
cơng tác quản lý đô thị nhƣ: quản lý nhà đất, xây dựng đô thị, giao thông, quản lý vệ
sinh môi trƣờng đô thị, an ninh trật tự; Quá trình chuyển biến về sinh hoạt đô thị
gồm: dân cƣ đô thị, đời sống dân cƣ, lao động việc làm, các ngành kinh tế đơ thị,
văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục.
- Luận án làm rõ đặc điểm, thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, nêu lên một số

kinh nghiệm trong quá trình đơ thị hóa ở quận Tân Phú từ năm 2003 đến năm 2015.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm luận cứ khoa
học cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách trong xây dựng cũng nhƣ
tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng đơ thị hóa đối với các địa phƣơng trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho các nhà quản lý và các
nhà hoạch định chính sách đề ra chủ trƣơng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả trong
q trình xây dựng và phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay. Luận án làm tài liệu
tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy học tập về lịch sử Việt Nam
hiện đại nói chung, về q trình đơ thị hóa và văn hóa đơ thị ở Việt Nam nói riêng.
7. Bố cục của luận án

Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án

đƣợc bố cục thành 4 chƣơng:
Chư ng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chư ng 2. Q trình đơ thị hóa quận Tân Phú từ năm 2003 đến năm 2010
Chư ng 3. Quận Tân Phú đẩy mạnh q trình đơ thị hóa từ năm 2010 đến
năm 2015
Chư ng 4. Một số nhận xét về q trình đơ thị hóa quận Tân Phú và một số
kinh nghiệm

5


Chư ng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU
LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về đơ thị và đơ thị hố ở Việt Nam
1.1.1. hững nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa ở Vi t am
Ở Việt Nam vấn đề đơ thị và đơ thị hóa đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ở trong

và ngoài nƣớc nghiên cứu tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣ: Sử học, kinh
tế học, xã hội học, nhân học, địa lý học, kiến trúc,…
Nghiên cứu về vấn đề dân số và nhà ở đô thị đáng chú ý là cuốn Dân số và
nhà ở đơ thị của Phạm Văn Trình (Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1987). Trong đó, tác giả
nghiên cứu về chính sách, biện pháp và phƣơng hƣớng kỹ thuật nhằm giải quyết
vấn đề nhà ở đô thị, môi trƣờng đô thị và vấn đề dân số.
Tác giả Trƣơng Quang Thao trong công trình nghiên cứu về Đơ thị hơm qua,
hơm nay và ngày mai (Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1988), tác giả đã nghiên cứu làm rõ
một số vấn đề về đô thị trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai với một số nội dung
nhƣ: Đơ thị hố, sự bùng nổ dân số, cuộc sống trong đô thị, sự phát triển và tàn tạ
của đơ thị... Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu tìm ra những phƣơng hƣớng và giải
pháp cho việc điều chỉnh, quy hoạch xây dựng đô thị trong tƣơng lai.

Ở góc độ sử học, đáng chú ý là cơng trình nghiên cứu Đơ thị cổ Việt Nam do

Viện Sử học xuất bản năm 1989. Đây là một cơng trình tập hợp nhiều bài viết của các
nhà nghiên lịch sử về các đơ thị cổ trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Các
tác giả nhận định, thế kỷ XVII - XVIII là thời kỳ hƣng khởi của đô thị cổ Việt Nam.
Thời kỳ này, nhiều đô thị Việt Nam xuất hiện và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể.
Hàng loạt các đô thị trở nên nổi tiếng, trong đó phải kể đến Thăng Long - Kẻ Chợ,
Thanh Hà, Phố Hiến, Hội An... Một thời, Phố Hiến là một đô thị thƣơng cảng phát triển
rực rỡ, một trung tâm đô hội với rất nhiều ngành nghề, nơi tụ hội buôn bán giữa các
vùng miền. Đại Nam nhất thống chí mơ tả: N i đây phong vật phồn thịnh, nhà ngói như
bát úp. Trong đó, có nhiều bài viết nghiên cứu sâu về quá trình hình thành, phát triển
của các đô thị nhƣ Thăng Long, Hoa Lƣ, Phố Hiến, Hội An.
Các nghiên cứu về văn hóa đơ thị và lối sống đô thị đã ngày càng thu hút đƣợc
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả , trong số đó có thể kể đến cuốn Lối sống
trong đời sống đô thị hiện nay của tác giả Lê Nhƣ Hoa (Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà
Nội, 1993). Sách là tập hợp những bài viết nghiên cứu về lối sống đô thị. Theo nhận

6


định của các tác giả thì lối sống đơ thị là nhân tố quy định nét đặc thù của đô thị, nội
dung của lối sống đô thị rất rộng gồm: nếp sống văn hóa đơ thị, lối sống tiểu nơng
thực dụng trong xã hội đơ thị, giao tiếp văn hóa hay giao lƣu văn hóa ở đơ thị, quản
lý đơ thị, lối sống vùng ngoại vi, văn hóa gia đình, giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật,
tuổi trẻ đô thị, giáo dục trẻ em, tiêu dùng văn hóa, thời trang, nhà ở,...
Nghiên cứu về đơ thị hóa đáng chú ý là cơng trình Đơ thị Việt Nam gồm tập 1
và tập 2 của tác giả Đàm Trung Phƣờng (Nxb Xây Dựng, Hà Nội, 1995). Cơng trình
này đã tập trung giải quyết hai vấn đề chính là: Đánh giá thực trạng mạng lƣới đô thị
Việt Nam và Nghiên cứu - định hƣớng phát triển trong bối cảnh đơ thị hố thế giới
và bƣớc sang CNH, HĐH của thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, tác giả cũng mở rộng

những khái niệm về đơ thị học có quan hệ với những tiến bộ của khoa học thế giới.
Đây là một trong những công trình quan trọng góp phần gợi mở cho các nhà nghiên
cứu khác và bạn đọc hƣớng tiếp cận các vấn đề lý luận về đơ thị nói chung cũng
nhƣ đại cƣơng về đơ thị hố ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, nhƣ chính tác giả của
cơng trình đã giới thiệu, cuốn sách cũng chƣa có điều kiện đi sâu vào từng đô thị,
mà mới dừng ở những cấp vĩ mô.
Tác giả Trần Cao Sơn trong cuốn Dân số và tiến trình đơ thị hóa - Động thái
phát triển và triển vọng (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995) đã đề cập đến mức độ
đơ thị hóa, quy mơ dân số đô thị, các tụ điểm đô thị lớn nhất thế giới, cấu trúc hệ
thống đô thị, đặc điểm và triển vọng đơ thị hóa ở Việt Nam. Một điểm lƣu ý trong
cơng trình này là tác giả đã nêu đặc điểm hệ thống cấu trúc đô thị theo “không gian
chùm”, “đô thị chuỗi”, “cấu trúc đô thị theo khơng gian điểm”.
Bên cạnh đó vấn đề nhà ở cũng là một trong những nội dung của vấn đề của
đô thị hóa. Nghiên cứu vấn đề này có thể kể đến các cơng trình nhƣ: Vấn đề nhà ở
đơ thị trong nền kinh tế thị trường của thế giới thứ ba (1996), Các đô thị lớn của
Việt nam và trên thế giới (1998), Tác động kinh tế - xã hội của Đổi mới trong lĩnh
vực nhà ở đô thị (1998)…
Công trình Lối sống đơ thị miền Trung, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của
tác giả Lê Nhƣ Hoa (Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 1996) là tập hợp các bài viết
về nhiều vấn đề của đời sống văn hóa đơ thị miền Trung nhƣ: Vai trị của nhân cách
trong lối sống đơ thị, tính hai mặt trong sự phát triển nhân cách; môi trƣờng sinh
thái; phân tầng xã hội và phân tầng về văn hóa; lối sống đơ thị, nếp sống Thiên chúa
giáo; văn hóa cảng đơ thị miền Trung, ảnh hƣởng của đạo Phật với lối sống; trang
phục Huế; giá trị văn hóa của cƣ dân đô thị cổ Hội An...
7


Tác giả Nguyễn Viết Chức có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết về Hà Nội.
Tác giả đã dành nhiều quan tâm, nghiên cứu về đời sống văn hóa, tinh thần của ngƣời
dân Hà Nội. Trong cuốn Nếp sống người Hà Nội (Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội,

2001) của Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) đã không bàn trực tiếp vào văn hóa đơ thị, mà
xem xét nếp sống ngƣời Hà Nội trong các mối quan hệ “lẽ sống” và “lối sống”. Theo
các tác giả thì lẽ sống là mặt ý thức của lối sống, còn nếp sống là mặt ổn định của lối
sống. Nói cách khác, lối sống là cơ sở đầu tiên để hình thành nếp sống và lẽ sống thì
dẫn dắt lối sống. Lối sống đƣợc hình thành trên cơ sở những điều kiện sinh hoạt vật
chất nhất định. Nếp sống vừa phản ánh nhu cầu khách quan của đời sống xã hội, vừa thể
hiện ý chí chủ quan của con ngƣời. Nếp sống bao gồm những cách thức hay những quy
ƣớc đã trở thành thói quen trong sản xuất nhƣ: săn bắn, trồng cây; trong sinh hoạt nhƣ:
ăn, mặc, ở; trong tổ chức đời sống xã hội nhƣ: phong tục, lễ nghi, đạo đức, pháp luật...

Cuốn Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến nơng thơn ngoại thành Hà Nội: thực
trạng và giải pháp tác giả Lê Du Phong (Chủ biên) (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2002) đã trình bày về tốc độ đơ thị hóa tại khu vực ngoại thành Hà Nội trong
giai đoạn 1991-2000. Q trình đơ thị hóa một mặt góp phần làm thay đổi diện mạo
của các làng quê trƣớc đó của khu vực ngoại thành, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Mặt khác, cũng chính do tốc độ
đơ thị hóa nhanh chóng đã phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Nội dung
cuốn sách cịn phân tích, nhận xét thực trạng ảnh hƣởng tích cực và những hạn chế
vƣớng mắc trong q trình đơ thị hóa nơng thơn ngoại thành Hà Nội, đồng thời nêu
những bức xúc trong quá trình giải quyết đền bù khi bị thu hồi đất. Từ đó các tác giả
đã đƣa ra những kiến nghị đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết những khó
khăn bất cập do q trình đơ thị hóa ở khu vực nơng thơn hiện nay và những phƣơng
án đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
Năm 2005, tác giả Trịnh Duy Ln trong cơng trình nghiên cứu về Xã hội học
đô thị (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005) đã cho chúng ta cách tiếp cận nghiên
cứu về các vấn đề xã hội trong khu vực đơ thị. Trong cơng trình này, các vấn đề nhƣ:
dân cƣ, đời sống, việc làm, lao động, kiến trúc, văn hóa, ứng xử, thƣơng mại... đã
đƣợc tác giả trình bày và làm rõ, gợi mở những hƣớng tiếp cận vấn đề đặt ra những
nội dung chủ yếu cần đi sâu nghiên cứu trong xã hội đô thị.
Tác giả Hồng Vinh trong cơng trình Những vấn đề văn hố trong đời sống xã

hội Việt Nam hiện nay (Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2006) đã cho rằng: văn hóa là
tồn bộ sự hiểu biết của con ngƣời, đúc kết thành hệ giá trị xã hội, hình thành trong quá

8


trình hoạt động thực tiễn của xã hội lồi ngƣời, nó có khả năng chi phối và điều tiết
đời sống tâm lý cũng nhƣ các hoạt động xã hội của con ngƣời sống trong cộng đồng
xã hội ấy. Từ quan niệm này, có thể hiểu văn hóa đơ thị là toàn bộ sự hiểu biết của
con ngƣời, đƣợc đúc kết thành hệ giá trị xã hội, hình thành trong quá trình hoạt
động thực tiễn của xã hội, của cƣ dân đơ thị; nó có khả năng chi phối và điều tiết đời
sống tâm lý cũng nhƣ mọi hoạt động xã hội của cộng đồng cƣ dân đô thị.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trong cơng trình nghiên cứu Biến đổi văn hóa đơ
thị Việt Nam hiện nay (Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2007) xác định 5 đặc trƣng
của văn hóa đơ thị so với văn hóa nơng thơn là: 1. Lối sống văn hóa đơ thị tùy thuộc
vào các dịch vụ cơng; 2. Trong văn hóa đơ thị, hệ số sử dụng các phƣơng tiện giao
thông lớn và tăng lên khơng ngừng cùng với q trình hiện đại hóa; 3. Văn hóa đơ
thị có tính phân hóa cao và rõ nét; 4. Hoạt động ứng xử đa phƣơng hóa, đa dạng hóa
ngày càng rộng mở; 5. Là phức hợp văn hóa bác học (hàn lâm, chuyên nghiệp), văn
hóa dân gian và văn hóa đại chúng. Từ các đặc trƣng trên, có thể thấy văn hóa đơ thị
là một phức hợp văn hóa bác học, dân gian và đại chúng với lối sống mang tính cơng
cộng hay tính xã hội hóa cao, tính mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa.
Khơng thể kể đến bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) từ khởi thủy đến năm 2000 của
Viện Sử học (Nxb Khoa học xã hội, 2017). Đây là bộ thông sử đồ sộ, khơng có riêng
chun đề về đơ thị và đơ thị hóa, song từ tập 2 (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV) đến tập 15
(từ năm 1986 đến năm 2000) đều có các nội dung về đơ thị, đơ thị hóa đƣợc nghiên cứu
rất sâu sắc, trình bày trong các chƣơng mục của các tập theo diễn trình lịch sử.

Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu trên cịn có những bài viết, tham luận
trên các tạp chí, hội thảo khoa học nhƣ: Lịch sử tụ cư, quá trình đơ thị hóa và những

đặc điểm dân số học: nghiên cứu trường hợp phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà
Nội của Nguyễn Thị Thùy Dƣơng trên Tạp chí Xã hội học số 2/2011; Từ làng đến
phố: đơ thị hóa và quá trình chuyển đổi lối sống ở một làng ven đơ (trường hợp
phường Nhân Chính, quận Thanh Xn, Hà Nội) của tác giả Bùi Thị Kim Phƣợng;
Nghiên cứu về đơ thị cịn có các Luận án đã bảo vệ thành công nhƣ: Đô thị Hải
Dư ng thời kỳ thuộc địa (1883-1945) của Phạm Thị Tuyết bảo vệ ở Khoa Lịch sử
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội năm 2011; Luận án Tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Thị
Hoài Phƣơng về “Thành phố Hải Phòng từ năm 1888 đến năm 1945” bảo vệ năm 2015
tại trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án Tiến sĩ lịch sử về đề
tài “Thành phố Thanh Hóa từ năm 1804 đến năm 2010” của tác giả Nguyễn Thị Thu
Hà, bảo vệ tại trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015; Luận

9


án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng với đề tài“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội từ năm 1978 đến năm 2008” của Đỗ
Thị Thanh Loan bảo vệ năm 2015; Luận án Tiến sĩ lịch sử của Đỗ Thị Hƣơng Liên về
đề tài “Quá trình hình thành và phát triển thành phố Lạng S n từ năm 1925 đến năm
2012” đã bảo vệ thành công tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Ngun năm 2018.

Các cơng trình nghiên cứu, luận án, các bài viết trên đây đã đi sâu nghiên cứu
làm sáng rõ đơ thị hóa là một q trình tất yếu diễn ra mạnh mẽ ngay từ cuối thế kỷ
XIX và cho tới hiện nay ở Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia đến đầu thế kỷ XX trên
khắp thế giới. Q trình đơ thị hố đã làm biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc về đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm thay đổi từ diện mạo đô thị, cảnh quan môi
trƣờng đến lối sống của cƣ dân đô thị… nhất là ở những đô thị lớn và tại những
quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
1.1.2. hững nghiên cứu về đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh và quận
Tân Phú

Từ trƣớc đến nay, nghiên cứu về đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh và
quận Tân Phú chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều, chỉ mới có một số cơng trình
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Trong cơng trình nghiên cứu Đơ thị hóa và phát triển kinh tế xã hội ở Việt
Nam 1954 đến 1989 do Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1991,
trong đó đề cập đến tác động, ảnh hƣởng của đô thị hóa ở Sài Gịn - Thành phố Hồ
Chí Minh trong gần 40 năm (từ năm 1954 đến năm 1989).
Bài viết của tác giả Lê Hồng Liêm về Xu hướng phát triển đô thị, xu hướng
gia tăng dân số và lao động ở các quận ven Thành phố Hồ Chí Minh trong cuốn
Ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề lịch sử và truyền thống của các
tác giả Lê Hồng Liêm, Lê Sơn, Trƣơng Minh Nhật, Quách Thu Nguyệt (Nxb Trẻ,
Hồ Chí Minh, 1994), đã tập trung phân tích, làm rõ bối cảnh lịch sử thế giới và trong
nƣớc, thực tiễn của Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu đặt ra cũng nhƣ xu hƣớng
tất yếu của quá trình đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ quả tất yếu là sự gia
tăng dân số và nhu cầu phải giải quyết là vấn đề lao động và việc làm, tình trạng thất
nghiệp, đời sống của ngƣời lao động và các vấn đề xã hội khác. Đó là những áp lực
đối với không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh mà nhất là đối với các quận vùng ven.
Trong cuốn Những mặt tồn tại trong q trình đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí
Minh của tác giả Nguyễn Văn Tài (Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,1995) đã tập trung đi sâu
nghiên cứu những vấn đề bức xúc trong q trình đơ thị hóa nhƣ: sự gia tăng dân số

10


một cách nhanh chóng, vấn đề ơ nhiễm mơi trƣờng, khoảng cách giàu nghèo gia tăng,
vấn đề lao động, giải quyết việc làm, sự gia tăng các loại hình tội phạm, tệ nạn xã hội…
Cơng trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị (Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1997) của
Nguyễn Thế Bá là cơng trình cơ bản trình bày về nguyên lý thiết kế và quy hoạch

xây dựng đô thị; giúp chúng ta có hƣớng tiếp cận khi tìm hiểu, nghiên cứu về công

tác quy hoạch trong việc phát triển đơ thị hiện đại. Đây là một cơng trình rất có giá
trị về vấn đề quy hoạch đơ thị.
Cơng trình đồ sộ Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (4 tập) do Trần
Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Cơng Bình, (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ
Chí Minh, 1998) đã khảo cứu toàn diện về các mặt lịch sử, chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, nghệ thuật của Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả Tơn Nữ Quỳnh Trân có nhiều nghiên cứu về Thành phố Hồ Chí Minh,
riêng về góc độ đơ thị hóa, khổng thể khơng kể đến cơng trình Văn hóa làng xã trước sự
thách thức của đơ thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nxb Trẻ, Hà Nội, 1999). Cơng
trình gồm có 3 chƣơng, trong đó đáng chú ý là nội dung chƣơng 1 trình bày về tình
hình đơ thị hóa tại quận Tân Bình. Tuy đƣợc trình bày ngắn gọn nhƣng nội dung này
cũng đã giúp ích rất nhiều cho chúng tôi nắm bắt một cách khái quát những bƣớc phát
triển đơ thị của Tân Bình vào giai đoạn tiếp sau chính sách Đổi mới năm 1986. Đồng
thời giúp cho nghiên cứu sinh có những hiểu biết rất chân xác về thực trạng của quận
Tân Bình trƣớc khi tách thành hai quận Tân Bình và Tân Phú.
Một trong những nghiên cứu tiêu biểu về mối quan hệ giữa vấn đề đơ thị hóa và
dân số là cơng trình hợp tác nghiên cứu về Dân số và di chuyển nội thị - trường hợp
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội của Viện Nghiên Cứu Phát triển Paris, Viện Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Dân số, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội (2002).
Nghiên cứu này đã chỉ ra một số điểm đáng chú ý nhƣ từ khi thực hiện các biện pháp tự
do hóa kinh tế theo chính sách đổi mới vào năm 1986, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội, hai đơ thị lớn nhất Việt Nam, đã bƣớc vào giai đoạn phát triển đô thị mạnh mẽ.
Hiện nay, việc phát triển đô thị chủ yếu do làn sóng di dân từ nơng thơn ra thành thị vì
mức tăng trƣởng kinh tế cao ở thành thị, cộng với sự khác biệt nông thôn thành thị ngày
càng lớn và việc quản lý hộ khẩu khơng cịn chặt chẽ. Thứ hai là tỷ lệ dân số ở nông
thôn hiện nay vẫn cao (hơn 75% dân số, theo điều tra dân số năm 1999), điều này cho
phép chúng ta dự đốn rằng q trình tăng trƣởng dân số đơ thị sẽ cịn tiếp tục diễn ra
trong nhiều năm tới. Thứ ba là trong bối cảnh đó, sự tái cấu trúc nhà ở và dân cƣ đô thị
diễn ra ngày càng mạnh mẽ, do giá nhà đất tăng cao ở trung


11


tâm thành phố, do có nhiều dự án phát triển đô thị và do sự xuất hiện các khu công
nghiệp mới và do tiến trình phân tầng xã hội. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề về hạ tầng
kỹ thuật và phƣơng tiện giao thông đô thị.
Luận án Tiến sĩ Tổ chức không gian quy hoạch - kiến trúc Trung tâm thư ng mại
Dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thanh Hà (Trƣờng Đại học Kiến trúc
Thành phố Hồ Chí Minh, 2005) là một đề tài chuyên ngành Quy hoạch Không gian đô
thị. Thông qua tổng quan đánh giá quy hoạch kiến trúc trung tâm thƣơng mại dịch vụ
đơ thị nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tác giả đề xuất các mơ hình
lý thuyết tổ chức khơng gian và đề xuất áp dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh về quy
hoạch và tổ chức không gian các trung tâm thƣơng mại dịch vụ. Đề tài không đề cập
đến nghiên cứu về quản lý và kiểm sốt phát triển đơ thị và khu trung tâm.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về xu thế đơ thị hố và phát triển các thành phố
cực lớn thế kỷ 21 đáng chú ý là luận án Tiến sĩ “Giải pháp quy hoạch tổ chức không
gian đô thị cực lớn theo hướng phát triển bền vững lấy thành phố Hồ Chí Minh làm ví
dụ” của Nguyễn Tiến Thành (Trƣờng Đại học Kiến trúc, Thành phố Hồ Chí Minh,
2006). Các lý luận về quy hoạch cấu trúc không gian đô thị lớn trên thế giới, thực trạng
và định hƣớng phát triển và quy hoạch phát triển không gian Thành phố Hồ Chí Minh,
tác giả đề xuất các giải pháp tổ chức quy hoạch cấu trúc không gian Thành phố Hồ Chí
Minh theo 2 phƣơng án (mơ hình): Mơ hình cấu trúc khơng gian xun tâm - vành đai
(đây là phƣơng án hữu hiệu) có điều chỉnh hồn thiện theo hƣớng lan toả ra ngoại
thành theo một số trục lớn xun tâm. Mơ hình tổ chức quy hoạch cấu trúc khơng gian
Thành phố Hồ Chí Minh theo hƣớng “Đơ thị trong đô thị” bằng việc xây dựng các đô
thị vệ tinh, các đô thị đối trọng mới xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng trình nghiên cứu về Nơng dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong
q trình đơ thị hóa (Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007) tác giả Lê Văn Năm là
cơng trình nghiên cứu khá công phu, viết về những “xáo trộn” trong đời sống của ngƣời
nơng dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đơ thị hóa, trong đó tập

trung vào tình hình chuyển dịch đất đai và cơ cấu nghề nghiệp, cũng nhƣ sự thay đổi về
môi trƣờng sống, trong đó có mơi trƣờng văn hóa của họ. Theo tác giả, ở vùng ngoại
thành thành phố, đang có sự chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông. Đó
cũng là tiến trình ngƣời nơng dân dần dần xa rời đồng ruộng để trở thành thị dân. Tác
giả còn mô tả những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống nơng dân. Đơ thị hóa làm cho họ
dần dần rời bỏ ruộng đồng, chuyển sang những hoạt động kinh doanh, buôn bán, lao
động bằng những ngành nghề khác hay rơi vào cảnh thất nghiệp. Tác giả Lê Văn Năm

12


cịn đề cập tới những thuận lợi và khó khăn tiêu cực do q trình đơ thị hóa mang
lại. Đây là cơng trình để chúng tơi nghiên cứu về những chuyển biến trên lĩnh vực xã
hội ở quận Tân Phú trong q trình đơ thị hóa.
Cuốn sách Tiềm năng cho kỳ tích sơng Sài Gịn của Nguyễn Minh Hịa, (Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2008) đã nêu bật vai trị trung tâm kinh tế, văn
hóa, xã hội của Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Minh Hòa
chứng minh thành phố này là nơi tiếp thu sớm nhất và mạnh mẽ nhất các khoa học
công nghệ và kỹ thuật tiên tiến từ các nƣớc phƣơng Tây để phát triển cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đến ứng dụng có hiệu quả các kiểu quy hoạch - kiến trúc
phƣơng Tây vào thành phố. Tác giả cho rằng ở Sài Gịn đã hình thành nên một nền
công nghiệp tiên tiến so với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và sớm nhất so
với những vùng miền khác trong cả nƣớc.
Phân tích vấn đề đơ thị dƣới góc nhìn quản lý có cơng trình Chính quyền đơ
thị tại Việt Nam: Nghiên cứu tình huống từ Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng do
trƣờng Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Qũy Châu Á thực hiện
năm 2013. Cơng trình tập trung phân tích những tranh cãi đã và đang tồn tại về tính
hiệu quả của hệ thống quản lý đô thị ba lớp (thành phố, quận, phƣờng) và những
khó khăn trong việc áp dụng mơ hình tổ chức chung này vào cả chính quyền đơ thị
và nơng thơn. Nghiên cứu này đƣợc chia thành các giai đoạn khác nhau, trong đó

giai đoạn đầu nghiên cứu xác định những điểm chính có đƣợc từ các nghiên cứu
trƣớc và định vị những vấn đề liên quan đến quản lý đô thị, chính quyền đơ thị tại
Việt Nam. Giai đoạn thứ hai đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính thơng
qua khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu về nhìn nhận của các bên từ đó có cái nhìn so
sánh, phân tích, tổng hợp về vấn đề quản lý đơ thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng bàn về vấn đề quản lý đô thị, tác giả Nguyễn Thanh Quang trong Luận án Tiến
sĩ về Địa lý học Kiểm sốt và phát triển trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
hội nhập đã chỉ ra rằng: 1. Kinh tế thị trƣờng, hội nhập quốc tế cộng với việc đẩy mạnh tiến
trình CNH, HĐH đã và đang tạo ra nhiều động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội
nói chung và các đơ thị, nhất là khu trung tâm đơ thị nƣớc ta nói riêng; 2. Với những ƣu thế
vƣợt trội so với những khu vực khác, khu trung tâm đô thị là địa bàn mầu mỡ hấp dẫn và
thu hút nhiều nhà đầu tƣ vào phát triển các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ kéo theo các hoạt
động xây dựng phát triển đô thị diễn ra rất sôi động, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức,
làm cho cơng tác quản lý đơ thị trở nên phức tạp hơn, nhiều khi vƣợt ra ngoài tầm kiểm
sốt của chính quyền và các cơ quan chức năng

13


ở địa phƣơng nhƣ: tác động phƣơng hại đến việc sử dụng đất, đến cơ cấu chức năng và

tạo lập không gian của các khu trung tâm đô thị, bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, hạn chế;
3. Nhiều nhà hàng, siêu thị, khách sạn, văn phòng, ngân hàng, cao ốc đã và đang đƣợc
xây dựng trong khu trung tâm các đơ thị lớn khơng có sự phù hợp với quy hoạch xây
dựng làm cho không gian đô thị trở nên chật trội, lộn xộn, chắp vá, thiếu cây xanh, giao
thơng ùn tắc. Đó là những vấn đề đang đặt ra cho chính quyền các đơ thị, nhất là các đơ
thị lớn trong việc kiểm sốt phát triển đơ thị trong bối cảnh hội nhập; 4. Việc phát triển
cân bằng và đồng bộ khu trung tâm thành phố là mục tiêu của thành phố để phấn đấu
xây dựng nơi đây thành khu trung tâm đạt chuẩn quốc tế về chất lƣợng sống, môi
trƣờng đô thị. Muốn đạt đƣợc mục tiêu đó, việc tăng cƣờng kiểm sốt phát triển khơng

gian khu trung tâm là giải pháp khơng thể thiếu và có vị trí then chốt trong các hoạt
động quản lý đơ thị của thành phố; 5. Luận án đã đánh giá tình hình phát triển và kiểm
sốt phát triển khơng gian đô thị khu trung tâm hiện hữu của Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm sốt phát triển khơng gian đô
thị và đề xuất tổ chức hệ thống kiểm sốt phát triển khơng gian đơ thị Thành phố Hồ
Chí Minh theo mơ hình trực tuyến - chức năng, độc lập riêng và trực thuộc UBND
thành phố; theo mơ hình 3 cấp: Thành phố - Quận, Huyện - Phƣờng, Xã trực thuộc sự
quản lý hành chính của UBND cấp tƣơng ứng; đề xuất Bộ tiêu chí kiểm sốt phát triển
khơng gian đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh với 8 nhóm tiêu chí tiêu biểu, bao qt các
hoạt động cơ bản về phát triển và khai thác sử dụng không gian đơ thị.

Các cơng trình nghiên cứu và bài viết trên đây đã cung cấp nguồn sử liệu khá
phong phú, đa dạng, trong đó đã trình bày khá cụ thể về vị trí địa lý, dân cƣ, truyền
thống lịch sử, văn hóa và có những phân tích và đánh giá khá tồn diện trên các
phƣơng diện: Kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, qn sự, quốc phịng an ninh của
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có đề cập đến quận Tân Phú.
1.1.3. hững nghiên cứu về đơ thị và đơ thị hóa ở n ớc ngồi có liên quan
đến đề tài luận án
Cho đến nay cũng đã có ít nhiều cơng trình nghiên, bài viết của tác giả ở
nƣớc ngồi nghiên cứu về đơ thị, các vấn đề kinh tế, xã hội của đô thị và q trình
đơ thị hóa, nhƣ:
Tác giả Davis, K. trong cuốn World Urbanization 1950-1970 (Đơ thị hố thế
giới 1950-1970), (Institute of International Studies, University of California at
Berkeley, Berkeley, Califinia, 1972). Nội dung cuốn sách đã trình bày một phân tích
mang tính truyền thống về đơ thị hố thế giới từ năm 1950-1970 và dự đoán cho hệ
14


thống đô thị đến năm 2000. Lý thuyết này tập trung vào sự thay đổi dân số nông
thôn - đô thị, coi đó là nền tảng của đơ thị hố. Q trình đơ thị hố đƣợc xác định

rằng: Cơng nghiệp là động lực cơ bản đằng sau sự di chuyển của cƣ dân nông thôn
ra thành thị kiếm việc làm tại các nhà máy. Với lý thuyết đó, tác giả nhận định rằng,
trƣớc cách mạng công nghiệp ở Anh, không có xã hội nào có thể đƣợc mơ tả nhƣ là
đô thị.
Trong bài viết “The World City Hypothesis, Development and Change” (Giả
thuyết thành phố thế giới, phát triển và thay đổi) của Friedmann, đăng trên
International Journal of Urban and Regional Research, 1986, 17, 69-83 đã trình bày
các giả thuyết hiện đại hố và lý thuyết tồn cầu hố về đơ thị hoá tiếp tục từ những
năm 1970 đến năm 1980, các siêu đô thị trên thế giới đã bắt đầu hình thành và có
tầm ảnh hƣởng ngày càng mạnh và có cấu trúc liên kết. Tác giả cho rằng các thành
phố trên thế giới là một số lƣợng nhỏ các khu vực đô thị rộng lớn trong hệ thống đô
thị tồn cầu kiểm sốt về sản xuất và mở rộng thị trƣờng trên tồn thế giới. Trong
cơng trình của mình, Friedmann đã đƣa ra ba giả thuyết với dân số đơ thị và khơng
gian hố. Thứ nhất là các thành phố trên thế giới tập trung tạo nguồn vốn thế giới.
Thứ hai, sự tăng trƣởng kinh tế của các thành phố trên thế giới minh họa cho những
mâu thuẫn của chủ nghĩa tƣ bản công nghiệp, đáng chú ý nhất là sự phân cực không
gian và giai cấp của Hồi giáo. Thứ ba, chi phí cho thành phố trên thế giới thƣờng
vƣợt xa khả năng tài chính của bang mà kết quả là tiếp tục khủng hoảng tài chính và
xã hội.
Tác giả Timberlake, M. trong cơng trình World-system theory and the study of
comparative urbanization (Lý thuyết hệ thống thế giới và nghiên cứu về đơ thị hóa
so sánh), (In: Smith, M.P and Feagin, J.R (eds.), đƣợc công bố bởi The Capitalist
City, Blackwell, Oxford, 1987). Trong đó, tác giả đã khẳng định rằng đơ thị hố có
thể xem nhƣ là một phản ứng nội tại của địa phƣơng trong kinh tế toàn cầu. Tác giả
đã đƣa ra ba khung lý thuyết để nghiên cứu về đơ thị hóa so sánh. Thứ nhất, các tác
giả định rằng mơ hình phát triển tƣ bản chủ nghĩa tồn tại là duy nhất, khẳng định
chủ nghĩa tƣ bản là một hình thức duy nhất của chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, chủ nghĩa
tƣ bản đòi hỏi một xã hội có cấu trúc nhất định, đƣợc đặc trƣng bởi trao đổi bất
bình đẳng, phát hiện khơng đồng đều và bất bình đẳng xã hội. Thứ ba, lý luận về
tồn cầu hố thiết lập mơ hình tổ chức xã hội, công nghệ và biến động dân số nhƣ

yếu tố nội sinh trong phát triển và đô thị hoá bị hạn chế bởi yếu tố ngoại sinh.

15


Cùng đƣa ra lý thuyết trong để nghiên cứu về đơ thị hóa, Kasarda, J.D. and E.
M.Crenshaw trong một nghiên cứu liên ngành Third World Urbanization:
Dimensions, Theories, and Determinants (Đô thị hóa thế giới thứ ba: kích thước, lý
thuyết và các yếu tố quyết định) (Annual Review of Sociology, 1991, Vol.17). Các
tác giả đã đƣa ra ba khung lý thuyết nghiên cứu đơ thị hố dƣới cách tiếp cận hiện
đại hố, đó là: 1. Thực trạng đơ thị hố trong bất kỳ xã hội nào phụ thuộc bởi trạng
thái ban đầu khi bắt đầu đơ thị hố. 2. Cơng nghệ là nhân tố quan trọng hơn so với tổ
chức xã hội trong q trình đơ thị hố. 3. Cách thức và mơ hình đơ thị giữa các nƣớc
phát triển và đang phát triển có nhiều điểm tƣơng đồng mặc dù có sự khác biệt về
văn hố. Bên cạnh đó, các tác giả cịn đƣa ra phƣơng pháp phác họa mơ hình đơ thị
hóa trong “Thế giới thứ ba” trong nghiên cứu liên ngành này. Thứ nhất, theo dõi các
xu hƣớng và kích thƣớc của đơ thị hóa ở các nƣớc đang phát triển và sau đó thảo
luận về các lý thuyết chính hƣớng dẫn nghiên cứu đơ thị tồn cầu. Thứ hai, xem xét
và phê bình các cuộc điều tra xuyên quốc gia về các yếu tố quyết định đô thị hóa và
kích thƣớc của nó. Thứ ba, thảo luận về các vấn đề cần đảm bảo điều tra bổ sung
trong tƣơng lai gần.
Một trong nghiên cứu kinh điển trong những năm 1990 về tƣơng lai nhằm tái
hiện bức tranh sinh động về nền văn minh của thế kỷ 21, làm rõ những mối quan hệ
trong kinh doanh, cuộc sống gia đình, chính trị, kinh tế và cuộc sống của từng cá nhân
đó là Toffler, Alvin với cơng trình The third wawe (Làn sóng thứ ba) (New York:
Bantam Books, 1990). Nội dung cơng trình nghiên cứu khá nổi tiếng này đã chỉ rõ
nguyên nhân của những biến đổi văn hóa của các xã hội loài ngƣời từ trƣớc đến nay là
sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, đặc biệt là của khoa học kỹ thuật, công nghệ. Cuốn
sách lần lƣợt trình bày, minh họa, ví dụ làm rõ ba làn sóng sẽ diễn ra trong tƣơng lai.
Làn sóng thứ nhất là sự ra đời của nông nghiệp và nền văn minh nơng nghiệp. Làn sóng

thứ hai là cơng nghiệp hóa và sự ra đời của nền văn minh cơng nghiệp. Làn sóng thứ ba
là nền văn minh hậu cơng nghiệp; con ngƣời chứng kiến sự hội nhập quốc tế rộng rãi và
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học.
Trong bài viết “Urbanization in the Out City: A case Study in Ho Chi Minh
City’s Suburbs” (Đơ thị hóa ở ngồi thành phố: Một trường hợp nghiên cứu tại Thành
phố Hồ Chí Minh) của Drummond đƣợc đăng trên Malaysian Journal of Tropical
Geography, 29, No.1 (1998): p 23-38, đã đi sâu nghiên cứu về những thay đổi rất sâu
sắc của một khu vực ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh trong “cơn bão của tốc độ đơ thị
hóa”. Tác giả Drummond đã phân tích và đƣa ra các bằng chứng về những mặt tích cực,

16


×