Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phân tích cơ cấu ngành kinh tế và đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.66 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

i



<b>MỤC LỤC </b>



<i><b>Trang </b></i>
Lời cảm ơn


Mục lục


Danh mục các chữ viết tắt


Danh mục bảng, hình vẽ và biểu đồ


<b>Lời mở đầu ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>3. Mục đích và nhiệm vụ khoa học của luận văn. . Error! Bookmark not defined. </b>
<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>5. Phương pháp nghiên cứu. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>7. Kết cấu của luận văn. ... Error! Bookmark not defined. </b>
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về suy dinh dưỡng trẻ emError! Bookmark not defined.


<b>1.1. Suy dinh dưỡng trẻ em. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>1.1.1. Khái niệm. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>1.1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em. ..Error! Bookmark not </b>


<b>defined. </b>


<b>1.1.3. Phân loại và thể loại suy dinh dưỡng trẻ em. Error! Bookmark not defined. </b>
<b>1.1.4. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng trẻ em. ... Error! Bookmark not defined. </b>


1.2. Tác động của suy dinh dưỡng trẻ em đến sức khỏe cộng đồng và phát triển
<b>kinh tế - xã hội. ... Error! Bookmark not defined. </b>


<b>1.2.1. Suy dinh dưỡng trẻ em ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.Error! Bookmark </b>


<b>not defined. </b>


<b>1.2.2. Suy dinh dưỡng trẻ em tác động đến phát triển kinh tế - xã hội. ... Error! </b>


<b>Bookmark not defined. </b>


<b>1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em. ... Error! Bookmark not </b>


<b>defined. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ii



1.4. Vai trò của Nhà nước, địa phương và gia đình nhằm giảm suy dinh dưỡng trẻ em.


<b> ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>1.5. Đầu tư nguồn lực cho dinh dưỡng trẻ em. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>1.5.1. Cơ sở để đầu tư cho dinh dưỡng trẻ em. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>1.5.2. Phân tích lợi ích và chi phí của đầu tư cho dinh dưỡng trẻ em. ... Error! </b>


<b>Bookmark not defined. </b>


1.6. Suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới và hoạt động phòng chống suy dinh
<b>dưỡng ở một số quốc gia. ... Error! Bookmark not defined. </b>


<b>1.6.1. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới. ...Error! Bookmark not </b>



<b>defined. </b>


<b>1.6.2. Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở một số quốc gia. ... Error! </b>


<b>Bookmark not defined. </b>


<b>1.6.3. Bài học đối với Việt Nam nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. ... Error! </b>


<b>Bookmark not defined. </b>


<b>Chương 2. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam giai đoạn 1985 – 2005 . Error! </b>
Bookmark not defined.


<b>2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Việt Nam. ... Error! Bookmark not </b>


<b>defined. </b>


<b>2.1.1 Giai đoạn 1985 – 1995. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2.1.2. Giai đoạn 1996 – 2000. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2.1.3. Giai đoạn 2001 – 2005. ... Error! Bookmark not defined. </b>
2.2. Đánh giá chung hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam.


<b> ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2.2.1. Mức giảm suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổiError! Bookmark not defined. </b>


<b>2.2.2. Kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.Error! </b>


<b>Bookmark not defined. </b>



<b>2.2.3. Giải pháp y tế - kỹ thuật đã được triển khai trong thời gian qua. ... Error! </b>


<b>Bookmark not defined. </b>


<b>2.2.4. Suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi với những chỉ tiêu kinh tế - xã hội. ... Error! </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

iii



<b>2.3. Các yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Việt Nam. Error! </b>


<b>Bookmark not defined. </b>


<b>2.3.1. Thu nhập hộ gia đình. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2.3.2. Trình độ văn hố bố mẹ. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2.3.3. Tháng tuổi của trẻ. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2.3.4. Nghề nghiệp của bố mẹ. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2.3.5. Quy mơ gia đình. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>2.3.6. Điều kiện vệ sinh và nước sạch. ... Error! Bookmark not defined. </b>
2.4. Tồn tại và thách thức trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam.


<b> ... Error! Bookmark not defined. </b>
Chương 3. Một số giải pháp kinh tế nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em
<b>Việt Nam đến 2015... Error! Bookmark not defined. </b>


<b>3.1. Việt Nam thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ... Error! Bookmark not </b>


<b>defined. </b>


3.2. Các quan điểm và định hướng chính trong cơng tác phịng chống suy dinh
<b>dưỡng trẻ em Việt Nam. ... Error! Bookmark not defined. </b>



<b>3.2.1. Các quan điểm. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>3.2.2. Các định hướng chính. ... Error! Bookmark not defined. </b>
3.3. Mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trẻ em đến năm 2015.


<b> ... Error! Bookmark not defined. </b>
3.4. Một số giải pháp kinh tế nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam
<b>đến năm 2015. ... Error! Bookmark not defined. </b>


<b>3.4.1. Giải pháp tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.Error! Bookmark not defined. </b>
3.4.2. Giải pháp đưa chỉ tiêu dinh dưỡng trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã
<b>hội của địa phương. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>3.4.3. Xã hội hoá cơng tác phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Error! Bookmark </b>


<b>not defined. </b>


3.4.4. Nâng cao trình độ dân trí đặc biệt là kiến thức thực hành dinh dưỡng và
<b>kiểm soát tốc độ tăng dân số. ... Error! Bookmark not defined. </b>
<b>3.4.5. Giải pháp đảm bảo an ninh thực phẩm hộ gia đình. ...Error! Bookmark not </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

iv



<b>3.4.6. Tăng thu nhập và nâng cao mức sống hộ gia đình. ...Error! Bookmark not </b>


<b>defined. </b>


<b>3.4.7. Giải pháp thúc đẩy xố đói giảm nghèo, tạo việc làm. .Error! Bookmark not </b>


<b>defined. </b>



3.4.8. Cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu cho cơng tác chăm sóc dinh
<b>dưỡng, sức khoẻ bà mẹ trẻ em. ... Error! Bookmark not defined. </b>
3.4.9. Tập trung giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở các vùng có tỷ
<b>lệ ở mức rất cao như Tây Bắc, Tây Nguyên và Trung Bộ.Error! Bookmark not </b>


<b>defined. </b>


3.4.10. Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm.


<b>Error! Bookmark not defined. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

v



<b>CHƢƠNG 1 </b>



<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM </b>


<b>1.1. SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM. </b>


<b>1.1.1. Khái niệm. </b>


Suy dinh dưỡng do thiếu protein-năng lượng là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan
trọng và phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện của SDD là trẻ chậm lớn và thường hay mắc
bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả năng học
tập, năng suất lao động kém khi trưởng thành.


<b>1.1.2. Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trẻ em (TTDDTE). </b>
TTDD là tập hợp các đặc điểm chức phận cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. TTDDTE từ 0 đến 5 tuổi thường được coi
là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của tồn bộ cộng đồng.



Để đánh giá TTDDTE người ta sử dụng phương pháp nhân trắc học với các chỉ
tiêu nhân trắc theo khuyến nghị của WHO là W/A, H/A và W/H. Thiếu dinh dưỡng
được ghi nhận khi các chỉ tiêu trên thấp hơn 2 độ lệch chuẩn so với quần thể tham
khảo NCHS theo tuổi và giới tính.


<b>1.1.3. Phân loại và thể loại suy dinh dƣỡng trẻ em. </b>


Theo WHO có 3 thể loại SDD trẻ em: Thể nhẹ cân hay cân nặng thấp theo tuổi,
thể thấp còi hay chiều cao thấp theo tuổi và thể gầy còm hay cân nặng thấp theo
chiều cao. SDD trẻ em được phân thành 4 mức độ: thấp, trung bình, cao và rất cao.


<b>1.1.4. Nguyên nhân của suy dinh dƣỡng trẻ em. </b>


<i><b>Nguyên nhân trực tiếp: Khẩu phần thiếu hụt và bệnh tật là những nguyên nhân </b></i>
<i><b>trực tiếp nổi trội nhất gây suy dinh dưỡng. Nguyên nhân tiềm tàng: Những nguyên </b></i>
nhân này được xếp theo ba nhóm: Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình, chăm sóc
bà mẹ trẻ em chưa tốt và thiếu dịch vụ chăm sóc y tế và vệ sinh môi trường kém.
<i><b>Nguyên nhân cơ bản: Nguyên nhân cơ bản bao gồm những vấn đề liên quan đến cơ </b></i>
cấu kinh tế, các yếu tố chính trị - xã hội và văn hoá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

vi



<b>1.2. TÁC ĐỘNG CỦA SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM ĐẾN SỨC KHOẺ CỘNG </b>


<b>ĐỒNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. </b>


<b>1.2.1. Suy dinh dƣỡng trẻ em ảnh hƣởng tới sức khoẻ cộng đồng. </b>


Hậu quả của suy dinh dưỡng thể nặng khơng cịn là vấn đề bàn cãi nữa, nhưng


đối với thể vừa và nhẹ các hậu quả tăng tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, ảnh hưởng
đến phát triển hành vi và trí tuệ cũng như sức khoẻ khi trưởng thành.


<b>1.2.2. Suy dinh dƣỡng trẻ em tác động đến phát triển kinh tế - xã hội </b>


 <i><b>Suy dinh dưỡng trẻ em tác động đến năng suất lao động: Một đứa trẻ bị suy </b></i>
dinh dưỡng sẽ có nguy cơ cao khi đến tuổi trưởng thành và gia nhập lực lượng lao
động với khả năng lao động, học tập và nghiên cứu kém do đó suy dinh dưỡng trẻ
em đã trực tiếp ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nguồn nhân lực.


<i><b> Suy dinh dưỡng trẻ em làm giảm nguồn lực đầu tư: Hàng năm ngân sách </b></i>
Nhà nước, địa phương và gia đình đều phải dành phần kinh phí khơng nhỏ cho việc
phục hồi những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng và điều trị các bệnh có liên quan.


 <i><b>Suy dinh dưỡng tác động đến tăng trưởng kinh tế: Suy dinh dưỡng trẻ em </b></i>
kìm hãm tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo WB thì suy dinh dưỡng đã làm
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước nghèo khoảng 3% tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) hàng năm và ngược lại nếu tình hình dinh dưỡng được cải thiện thì
có thể góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng từ 2 -3 % GDP. Đối với
<i>Việt Nam, suy dinh dưỡng đã làm thiệt hại khoảng 2,4% GDP (VDD, 1998). </i>


<b>1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM </b>


<b>1.3.1. Yếu tố kinh tế xã hội </b>


<i><b>Tăng trưởng và phát triển kinh tế: ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã </b></i>
hội trong đó có tình trạng dinh dưỡng của người dân nói chung và tình trạng dinh
dưỡng trẻ em nói riêng. Theo WB, ở Việt Nam để giảm bớt 10% tỷ lệ thấp còi phải
mất 15 năm nếu kinh tế tăng trưởng (GDP) 9%/năm và 20 năm nếu mức tăng
<i>trưởng kinh tế 6% (Ninez Ponce, 1998). Như vậy chúng ta không thể thụ động chờ </i>


đợi kinh tế tăng trưởng mà cần có chiến lược hành động tích cực vì trẻ em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

vii



<i><b>chi tiêu dành cho ăn uống, giá cả lương thực thực phẩm, ngân sách đầu tư cho </b></i>
<i><b>dinh dưỡng trẻ em, trình độ dân trí, dân số và điều kiện vệ sinh mơi trường. </b></i>


<b>1.3.2. Yếu tố chăm sóc sức khoẻ và dinh dƣỡng </b>


Cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng cho người mẹ, phụ nữ có thai thơng qua
nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc của các chương trình sức khoẻ là góp phần


<i>giảm SDD bà mẹ trẻ em. Do đó, trình độ học vấn của phụ nữ, khả năng tiếp cận và </i>


<i>sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế và dinh dưỡng cho bà mẹ trẻ em, thực hành nuôi </i>
<i>con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung, đội ngũ cán bộ và mạng lưới cộng tác viên </i>
<i>dinh dưỡng tại cộng đồng) có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em. </i>


<b>1.4. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC, ĐỊA PHƢƠNG VÀ GIA ĐÌNH NHẰM GIẢM </b>


<b>SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM </b>


Hướng tiếp cận mới nhằm cải thiện tình trạng SDD trẻ em theo phương châm
dự phòng là làm thế nào để đứa trẻ không bị SDD chứ không đợi đứa trẻ bị SDD rồi
mới tìm cách khắc phục đã khẳng định vai trị chủ động và tích cực của hộ gia đình.
Nhà nước hỗ trợ kinh phí để bắt đầu các chương trình. Sau đó địa phương hồn toàn
chủ động trong việc triển khai các hoạt động can thiệp dinh dưỡng sao cho phù hợp
với điều kiện thực tế.


<b>1.5. ĐẦU TƢ NGUỒN LỰC CHO DINH DƢỠNG TRẺ EM </b>



<b>1.5.1. Cơ sở để đầu tƣ cho dinh dƣỡng trẻ em </b>


<i><b>Thứ nhất, Công ước Liên hiệp quốc hướng các nước cam kết cung cấp dịch vụ </b></i>
chăm sóc y tế và dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ em nhằm tăng trưởng công bằng và
phát triển bền vững. Đầu tư cho dinh dưỡng trẻ em còn tạo điều kiện đạt được MDG
<i><b>(3 trong số 8 MDG có liên quan trực tiếp đến trẻ em). Thứ hai, đầu tư cho dinh </b></i>
dưỡng trẻ em góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công cộng và giảm yêu cầu về
nguồn lực để bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra. Đầu tư cho cải thiện điều kiện vệ
sinh môi trường, y tế, dinh dưỡng và giáo dục cho trẻ em thường mang lại lợi ích
<i><b>cho cả cộng đồng. Thứ ba, đầu tư dinh dưỡng trẻ em góp phần làm tăng triển vọng </b></i>
cạnh tranh kinh tế trong dài hạn, nâng cao chất lượng, năng suất lao động của nguồn
nhân lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

viii



<b> 1.5.2 Phân tích lợi ích và chi phí của đầu tƣ cho dinh dƣỡng trẻ em </b>


<i>Phần mềm vi tính PROFILE (Ross J., 1997) ADB/UNICEF sử dụng tính tỷ </i>
<i>số chi phí-lợi ích của can thiệp tại Việt Nam cho thấy: một đồng chi phí cho phịng </i>


<i>chống SDD thì tỷ lệ lợi ích thu được là hơn 8 đồng. </i>


<b>1.6. SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG </b>
<b>CHỐNG SUY DINH DƢỠNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA </b>


<b>1.6.1. Tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em trên thế giới </b>


Thiếu dinh dưỡng phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo thống kê của WHO,
hiện nay trên thế giới có hơn 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân,


<i>trong đó khoảng 20 triệu trẻ em bị SDD nặng (Hà Huy Khôi, 1998). Xu thế chung </i>
là tỷ lệ suy dinh dưỡng đang giảm (trừ vùng giáp xa mạc châu Phi) nhưng mức
giảm của những năm 1990 – 1995 kém hơn thời kỳ 1985 – 1990.


<b>1.6.2. Hoạt động phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em ở một số quốc gia </b>


SDD trẻ em là vấn đề dinh dưỡng cộng đồng quan trọng nhất trên thế giới
hiện nay. Nghèo đói và thiếu kiến thức là nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng
nhưng không phải cứ đợi kinh tế phát triển mới chống suy dinh dưỡng mà cần phải


làm ngay. Luận văn đề cập đến hoạt động PCSDD trẻ em ở Thái Lan, Indonesia,


Malaysia, Bangladesh, Philippines.


<b>Bài học đối với Việt Nam nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

ix



<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>THỰC TRẠNG SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM VIỆT NAM </b>
<b>GIAI ĐOẠN 1985 – 2005 </b>


<b>2.1. TÌNH HÌNH SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI VIỆT NAM </b>


Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm tới yếu tố con người trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội. Để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu
cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì nâng cao sức khoẻ trong đó yếu tố nền
tảng là cải thiện dinh dưỡng rất cần thiết và cấp bách. Nghị quyết ĐH Đảng X đã đề
ra mục tiêu giảm SDD trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 20% vào năm 2010. Mặt khác,


Việt Nam đã cam kết cùng với cộng đồng quốc tế thực hiện các MDG do Liên Hợp
quốc đề ra. Trong đó có mục tiêu liên quan đến việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng
trẻ em là giảm tỷ lệ SDD xuống 15% đến năm 2015.


<b>2.1.1 Giai đoạn 1985 – 1995 </b>


<i><b>Hoạt động phòng chống SDD trẻ em: Viện Dinh dưỡng đã triển khai </b></i>
Chương trình nghiên cứu về bữa ăn, điều tra tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi, thực
phẩm cấp cứu cho bà mẹ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD. Tuy


nhiên, do điều kiện kinh tế còn nghèo, nên hoạt động chăm sóc dinh dưỡng trẻ em
tại gia đình, cộng đồng và xã hội chỉ tập trung phục hồi những trẻ bị SDD mà chưa
có đủ nguồn lực để triển khai theo hướng dự phòng. Do vậy mà hiệu quả các hoạt
động nhằm giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi chưa cao.


<i><b>Tiến triển suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. </b></i>
<b>Năm </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>1985 </b> <b>1990 </b> <b>1995 </b>


Cân nặng/tuổi (%) 51,5 45 44,9
Chiều cao/tuổi (%) 59,7 56,5 46,9


<i>(Nguồn: Viện Dinh dưỡng, Tổng cục thống kê) </i>


Điều tra những năm 80 cho thấy tỷ lệ trẻ em SDD rất cao lên tới 51,5% ở thể
nhẹ cân và 59,7% ở thể thấp còi. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thì
những tiến bộ cải thiện tình trạng SDD trẻ em đã được ghi nhận. Mức giảm SDD trẻ


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

x




Luận văn cũng đã xem xét tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi chia theo vùng kinh
tế và theo khu vực thành thị, nông thôn, trình độ văn hố bố và mẹ ở giai đoạn này.


Sau 10 năm tỷ lệ SDD trẻ em cân nặng/tuổi giảm từ 51,5% xuống còn


44,9%. Do chưa có một chiến lược dinh dưỡng tổng thể ở cấp quốc gia để định
hướng các hoạt động phòng chống SDD trẻ em nên hiệu quả của các biện pháp can
thiệp chưa diễn ra ở phạm vi rộng.


<b>2.1.2. Giai đoạn 1996 – 2000 </b>


<i><b>Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Cơng tác y tế và chăm sóc </b></i>
trẻ em đã có nhiều cố gắng, tỷ lệ tử vong trẻ em xuống mức thấp nhất so với các
nước có cùng mức thu nhập bình qn đầu người, hạ thấp được rõ rệt các thể SDD
nặng và rất nặng. Nhưng do chưa quan tâm đúng mức tới công tác dinh dưỡng và
thiếu sự phối hợp nên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD protein-năng lượng vẫn ở
mức cao nhất (trung bình 45%) so với các nước trong khu vực Đơng Nam Á.


Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bản Kế hoạch Hành động Quốc gia về dinh
dưỡng 1996–2000, là văn kiện đầu tiên về chiến lược dinh dưỡng ở nước ta, yêu cầu
chính quyền các cấp có trách nhiệm đưa mục tiêu xố nạn đói và giảm SDD trẻ em
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Những thành công trong việc giảm đáng kể
tỷ lệ SDD trẻ em trong giai đoạn này được cộng đồng thế giới công nhận.


<i><b>Tiến triển suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. </b></i>
<b>Năm </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>1995 </b> <b>2000 </b>



Cân nặng/tuổi (%) 44,9 33,8


Chiều cao/tuổi (%) 46,9 36,5


<i>(Nguồn: Tổng điều tra dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, 2000) </i>


So với kết quả cuộc Tổng điều tra năm 1990, tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi đã
giảm đi 11,2% và tốc độ giảm không đều giữa các mức độ suy dinh dưỡng.


Luận văn cũng đã xem xét tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi chia theo


vùng kinh tế: Tỷ lệ SDD trẻ em giảm ở tất cả các vùng theo sự tăng lên của mức chi


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

xi



<b>2.1.3. Giai doạn 2001 – 2005 </b>


<i><b>Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Chiến lược quốc gia về </b></i>
dinh dưỡng đã được Chính phủ phê duyệt với đầy đủ các mục tiêu và giải pháp. Đó
là sự tiếp tục KHHĐQGDD 1996 – 2000 và thể hiện sự kiên trì của Chính phủ Việt
Nam nhằm thực hiện các MDG. Dự án phòng chống SDD trẻ em đã được sự quan
tâm rất lớn của Bộ Y tế trong công tác chỉ đạo, phối hợp, lồng ghép các hoạt động
với các đơn vị có liên quan nhằm giảm tỷ lệ SDD trẻ em.


<i><b>Tiến triển suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi </b></i>


<b>Năm </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>2002 </b> <b>2005 </b>



Cân nặng/tuổi (%) 30,1 25,2


Chiều cao/tuổi (%) 33,0 29,6


Cân nặng/chiều cao (%) 7,9 6,9


<i>(Nguồn: Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, VDD - TCTK, 2002, 2005) </i>


Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cân nặng/tuổi chung toàn quốc 2005 là 25,2%.


Tuy nhiên, theo phân loại của WHO tỷ lệ SDD nhẹ cân ở nước ta vẫn ở mức cao, tỷ
lệ SDD thấp còi và gầy cịm ở mức trung bình. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi
cao nhất ở vùng Tây Nguyên (34,5%), thấp nhất ở vùng Đồng Nam Bộ (18,9%).
<b>2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƢỠNG </b>


<b>TRẺ EM VIỆT NAM. </b>


<b>2.2.1. Mức giảm suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

xii



thì tốc độ giảm suy dinh dưỡng ở nước ta nhanh hơn do chúng ta đã có các can thiệp
về dinh dưỡng và sức khoẻ có hiệu quả.


<i><b> Suy dinh dưỡng thấp còi: 1985 - 2005, suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm đi </b></i>
khá nhanh. Năm 1985, tỷ lệ này là 59,7% ở trẻ em dưới 5 tuổi, đến năm 1995 là
46,9%, giảm trung bình 1,28% năm. Năm 2005, tỷ lệ thấp còi còn 29,6%, giảm
được xấp xỉ 1,8%/năm tính trong 10 năm gần đây. Trong khi đó mức giảm chung
cho các nước khu vực Đông Nam Á là 0,9%/năm trong thời gian từ 1990 đến nay.



Các chuyên gia WB đã dự báo vào 2000 tỷ lệ thấp còi ở trẻ em nước ta sẽ là 45%,
đến 2013 sẽ dưới 35% với điều kiện đạt mức tăng trưởng kinh tế liên tục là


9%/năm. Như vậy, suy dinh dưỡng thấp còi đã giảm đáng kể và nhanh hơn nhiều so
với dự báo của các chuyên gia, dù rằng hiện vẫn còn ở mức cao.


<i><b>Suy dinh dưỡng gầy còm: Suy dinh dưỡng gầy cịm phản ánh tức thì hậu </b></i>
quả tình trạng khơng tăng cân hoặc sút cân do những vấn đề về sức khoẻ và ăn uống
hiện tại của trẻ em. Theo WHO thì chỉ tiêu này độc lập với tuổi và các nhóm dân
tộc. Năm 1998 tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm là 10,5%, giảm xuống còn 8,6% vào
năm 2000 và năm 2005 có 6,9% trẻ em suy dinh dưỡng thể gầy còm.


<i><b>Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo vùng kinh tế: Mức giảm không </b></i>
đồng đều giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị dẫn tới tỷ lệ suy dinh dưỡng
hiện nay vẫn còn ở mức cao theo phân loại của WHO là một thách thức lớn đối với
hoạt động phòng chống suy dưỡng trẻ em và mục tiêu tăng trưởng chiều cao, cải
thiện giống nịi của người Việt Nam.


<b>2.2.2. Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em. </b>


Báo cáo phân tích, đánh giá kết quả Chương trình phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em 1994 – 1997 do Tổng cục thống kê và Viện Dinh dưỡng tiến hành cho
biết: kinh phí đầu tư phịng chống suy dinh dưỡng năm 1996 tính bình quân 1 xã,
phường là 10.834 nghìn đồng tăng 60% so với năm 1994. Đồng thời luận văn cũng
đề cập đến việc tính tốn mức chi phí phải bỏ ra để giảm 1% tỷ lệ SDD trẻ em là
bao nhiêu có so sánh giữa khu vực nơng thơn và thành thị, giữa các vùng để phân


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

xiii



Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2001–2010 được Chính phủ phê
duyệt thì dự án phịng chống SDD trẻ em là một hoạt động rất quan trọng. NSNN


cho lĩnh vực y tế đã được dành cho dự án, những hiệu quả mà dự án mang lại đã
được Bộ Y tế đánh giá rất cao và coi đây là hướng đầu tư đúng nhằm cải thiện tình
trạng suy dinh dưỡng trẻ em. Kinh phí được cấp từ nguồn TW trong 5 năm qua là
200 tỷ đồng, đạt 102,7% so với kế hoạch là 195 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dự án đã huy
động 66,046 tỷ đồng từ ngân sách của các Tỉnh. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các địa
phương là không đều và việc sử dụng nguồn ngân sách của dự án còn xảy ra hiện
tượng chồng chéo, lãng phí, nên hiệu quả mà đem lại chưa đúng như mong đợi.

<b>2.2.3. Suy dinh dƣỡng trẻ em < 5 tuổi với những chỉ tiêu kinh tế - xã hội. </b>



<i><b>Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi với tăng trưởng kinh tế: Các chuyên gia </b></i>
<i>kinh tế - y tế (WB, 2006) đã tính tốn mức độ thiệt hại do suy dinh dưỡng gây ra ở </i>
Việt Nam hiện nay khoảng 5% GDP. Do vậy , suy dinh dưỡng nói chung và suy
dinh dưỡng trẻ em nói riêng ở nước ta là một trong những yếu tố làm cản trở tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định
sẽ góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và ngược lại cải thiện tình
trạng suy dinh dưỡng trẻ em sẽ góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát
triển kinh tế một cách bền vững.


<b>Suy dinh dƣỡng trẻ em và tỷ lệ đói nghèo: Theo VLSS 2002, nếu xem xét </b>
vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo nhóm hộ gia đình thì tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi thấp) có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm
giàu nhất (12,7%) và nhóm nghèo nhất (34,2%), tương tự tỷ lệ suy dinh dưỡng thể
thấp cịi (chiều cao/tuổi thấp) nhóm giàu nhất (9%) và nhóm nghèo nhất (34,4%).
Chính vì vậy, hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta cần tập
trung vào những vùng, nhóm dân cư nghèo, mức sống thấp nhằm thu hẹp khoảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

xiv



<b>2.3. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA SDD TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI VIỆT NAM </b>



Viện Dinh dưỡng đã sử dụng các số liệu thu được từ cuộc điều tra đánh giá
Mục tiêu giảm suy dinh dưỡng trẻ em năm 2004 tiến hành phân tích các yếu tố nguy
<i>cơ (Thu nhập hộ gia đình, trình độ văn hố bố mẹ, tháng tuổi của trẻ, nghề nghiệp </i>


<i>của bố me, quy mô gia đình, điều kiện vệ sinh và nước sạch) đối với suy dinh dưỡng </i>


trẻ em. Bằng cách phân tích hồi quy các yếu tố chính nguy cơ của suy dinh dưỡng
thấp còi. (Sử dụng hàm sinh học Probit, biến phụ thuộc O nếu trẻ bị suy dinh dưỡng
<i>thấp còi, Khác =1). (Lê Danh Tuyên, VDD, 2004). </i>


<b>2.4. TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC TRONG PCSDD TRẺ EM Ở VIỆT NAM. </b>


 Tỷ lệ SDD trẻ em xuất phát điểm ở mức rất cao, tuy đã giảm xuống còn
25,2% năm 2005 nhưng theo WHO vẫn ở mức cao. Khi tỷ lệ SDD đã hạ xuống thì
tốc độ giảm sẽ thấp và việc giảm sẽ ngày càng khó khăn hơn. Tỷ lệ SDD trẻ em ở
một số vùng sâu, vùng xa còn ở mức rất cao.


 Nạn đói tiềm ẩn - Hiện tượng thiếu những vi chất quan trọng hàng đầu như
Vitamin A, sắt, Iốt vẫn cao ở các đối tượng có nguy cơ như phụ nữ và trẻ em. Bèo
<i>phì ở trẻ em gia tăng ở khu vực thành thị dẫn đến “gánh nặng kép về dinh dưỡng” </i>
đó là thiếu và thừa dinh dưỡng.


 Kết quả cơng tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững gây cản trở rất lớn đối
với công tác phòng chống SDD trẻ em. An ninh thực phẩm HGĐ ở những vùng khó
khăn chưa được đảm bảo, kiến thức thực hành chăm sóc dinh dưỡng cịn hạn chế,
trong khi công tác giáo dục truyền thông chưa đến tận hộ gia đình, chưa tác động
đến tồn xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

xv




<b>CHƢƠNG 3 </b>


<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY </b>
<b>DINH DƢỠNG TRẺ EM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015. </b>


<b>3.1. VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ </b>


Chính phủ Việt Nam đã đề ra các Mục tiêu Phát triển phù hợp với các Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG). Việc thực hiện các MDG thơng qua các Mục
tiêu phát triển Việt Nam có ảnh hưởng rất tích cực tới việc cải thiện tình trạng dinh
dưỡng trẻ em mà trước mắt là giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống
dưới 20% theo tinh thần của Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X và xuống dưới 15%
vào năm 2015. Trong các MDG và Mục tiêu phát triển xã hội và giảm nghèo Việt
Nam có 3 mục tiêu liên quan mật thiết đến cơng tác phịng chống suy dinh dưỡng
<i>trẻ em. Luận văn đã trình bày cụ thể q trình thực hiện 3 mục tiêu: Xố đói giảm </i>


<i>nghèo, bảo vệ sức khoẻ trẻ em, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ bà mẹ. </i>


Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD đã giảm đáng kể, từ 51,5% năm
1985 xuống còn 25,2% năm 2005. Tuy nhiên, theo báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên
hiệp quốc thì tình trạng thiếu dinh dưỡng vẫn cịn là vấn đề tồn cầu. Để giảm được
tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em bị thiếu cân so với tuổi, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của


tình trạng suy dinh dưỡng thì thế giới còn phải đối mặt với rất nhiều thử thách hiện
tại và trong tương lai. Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi nước ta đã giảm nhanh nhưng vẫn
còn ở mức cao buộc chúng ta phải có những định hướng và quan điểm đúng đắn
trong công tác phòng chống SDD trẻ em trong thời gian tới.


<b>3.2. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHÍNH TRONG CƠNG TÁC PHÒNG </b>
<b>CHỐNG SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM VIỆT NAM. </b>



<b>Các quan điểm: Đầu tư cho dinh dưỡng trẻ em là đầu tư cho nguồn nhân lực </b>
có đủ sức khoẻ, trí tuệ, đảm bảo năng suất lao động phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, do đó là đầu tư cho phát triển, góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội,
nâng cao và đạt được sự đồng đều chất lượng dân số, cải thiện giống nòi, thực hiện


quyền trẻ em. Cải thiện tình trạng SDD trẻ em là hoạt động liên ngành, đòi hỏi sự


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

xvi



<i><b>Các định hƣớng chính: Một là, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cần được </b></i>


thực hiện trên phạm vi cả nước, lấy hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho mọi người


<i><b>là nền tảng. Hai là, giải quyết suy dinh dưỡng trẻ em và các vấn đề sức khoẻ có liên </b></i>


quan là nội dung quan trọng của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng và các cấp lập


<i><b>kế hoạch. Ba là, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cần được xã hội hoá cao và </b></i>


<i><b>cần những nỗ lực lâu dài. Bốn là, có kế hoạch đào tạo cán bộ dinh dưỡng và xây </b></i>


<i><b>dựng cơ chế phối hợp liên ngành có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Năm </b></i>


<i><b>là, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em cần được xây dựng với nội dung và </b></i>
giải pháp cụ thể phù hợp dựa trên sự phân tích tình hình thực tế ở từng địa phương.


<b>3.3. MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƢỠNG TRẺ EM ĐẾN 2015. </b>


<i><b>a) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em: Tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 </b></i>


tuổi tính chung cả nước mỗi năm giảm 1,5% để giảm còn dưới 15% vào năm 2015.
<i><b>b) Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu Vitamin A, thiếu Iốt và giảm đáng kể tình </b></i>
<i><b>trạng thiếu máu dinh dưỡng. </b></i>


<i><b>c) Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào thấp: Tỷ lệ hộ gia đình có </b></i>
mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1.800 Kcal từ 15% năm 2000
xuống dưới 5% vào 2010 và cơ bản thanh toán vào 2015.


<b>3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH </b>
<b>DƢỠNG TRẺ EM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015. </b>


<b>3.4.1. Giải pháp tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định. </b>


Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định tạo điều kiện đảm bảo yếu tố nguồn lực
giải quyết các vấn đề xã hội. Các chính sách của Chính phủ như nông nghiệp,
thương mại, tăng chi phí ngân sách cho y tế, dinh dưỡng và giáo dục, xố đói giảm
nghèo, vay vốn, tạo việc làm…nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống dân
cư. Qua đó, có thể tác động quan trọng đến mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ


em. Và khi tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em được cải thiện thì lại là điều kiện góp
phần để nước ta có thể đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế cao hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

xvii



<b>3.4.2. Đƣa chỉ tiêu dinh dƣỡng trẻ em vào kế hoạch phát triển của địa phƣơng. </b>
Chính phủ Việt Nam ở mọi cấp cần có ý thức và sự cam kết cao, nỗ lực, kiên
trì mục tiêu cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ. Cần phải xem đây
là chỉ tiêu phấn đấu của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương như: giảm suy
dinh dưỡng, thanh tốn tình trạng thiếu ăn, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm...



<b>3.4.3. Xã hội hố cơng tác phịng chống suy dinh dƣỡng trẻ em. </b>


Chương trình phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em đòi hỏi phải được xã hội
hoá cao. Xã hội hoá ở đây được hiểu là sự tham gia của các ngành, lĩnh vực khác
nhau như: nông nghiệp, thương mại, giáo dục, kế hoạch đầu tư, kế hoạch hố gia
đình, dân số, xố đói giảm nghèo…chứ khơng phải chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế.
<b>3.4.4. Nâng cao trình độ dân trí đặc biệt là kiến thức thực hành dinh dƣỡng và </b>


<b>kiểm soát tốc độ tăng dân số. </b>


Một trong những nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng trẻ em là thiếu kiến
thức mà đặc biệt là kiến thức chăm sóc sức khoẻ và thực hành dinh dưỡng hợp lý.
Do đó, hoạt động phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em cần lấy hoạt động giáo dục
dinh dưỡng làm nền tảng nhằm đưa kiến thức dinh dưỡng vào cuộc sống. Mặt khác,
phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em lại phải đi đôi với chương trình dân số kế
hoạch hố gia đình nhằm kiểm sốt tốc độ tăng dân số.


<b>3.4.5. Giải pháp đảm bảo an ninh thực phẩm hộ gia đình. </b>


<i><b>a. Cơ sở của giải pháp: Xét trên góc độ dinh dưỡng nông nghiệp và thực phẩm, </b></i>
nguyên nhân trực tiếp của suy dinh dưỡng là thiếu ăn mà thiếu ăn là do nguyên nhân
mất an ninh thực phẩm hộ gia đình. Như vậy, suy dinh dưỡng vừa là hậu quả vừa là
nguyên nhân của mất anh ninh thực phẩm hộ gia đình và ngược lại. Luận văn đưa ra
các số liệu thống kê về tình trạng mất an ninh thực phẩm hộ gia đình và tỷ lệ SDD
trẻ em gia tăng của một số địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai như: Bình Thuận,
Ninh Thuận, Hải Hậu (Nam Định) và Hậu Lộc (Thanh Hoá).


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

xviii



vùng này chậm và tỷ lệ này còn khá cao. Nên đảm bảo an ninh thực phẩm hộ gia


đình nhằm giảm tỷ lệ SDD trẻ em vẫn có một vai trị quan trọng trong thời gian tới.


<i><b>b. Hướng thực hiện: Đảm bảo các hộ gia đình có sẵn thực phẩm đa dạng, cung cấp </b></i>
thực phẩm ổn định và bền vững, đảm bảo cho các hộ gia đình tiếp cận được với
lương thực, thực phẩm.


<b>3.4.6. Tăng thu nhập và nâng cao mức sống hộ gia đình. </b>


<i><b>a. Cơ sở của giải pháp: Mức sống của người dân Việt Nam còn thấp hơn nhiều với </b></i>
các nước trong khu vực. Do đó, thay đổi mức thu nhập hộ gia đình theo hướng tăng
lên sẽ làm cho tỷ lệ phần trăm thu nhập chi cho ăn uống tăng lên tức là điều kiện để
chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt là trẻ em sẽ đảm bảo hơn. Điều này góp phần làm
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Luận văn đưa ra kết quả Tổng điều tra dinh
dưỡng năm 2000, khoảng 40 - 60% mức chi tiêu bình quân đầu người là dành cho
ăn uống. Các chỉ số nhân trắc của các đối tượng được điều tra đều liên quan chặt với
tình trạng kinh tế của hộ gia đình.


<i><b>b. Hướng thực hiện: Phát triển kinh tế hộ gia đình, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phát </b></i>
<i>triển kinh tế gia đình: Tạo việc làm, mơ hình tín dụng cung cấp vốn cho hộ gia đình </i>


phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cây con giống...


<b>3.4.7. Giải pháp thúc đẩy xố đói giảm nghèo, tạo việc làm. </b>


<i><b>a. Cơ sở của giải pháp: Đói nghèo là nguyên nhân gốc rễ của duy dinh dưỡng trẻ </b></i>
em ở Việt Nam. Giảm đói nghèo góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và
ngược lại cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo.
Những vùng có tỷ lệ đói nghèo cao cũng là những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em ở mức cao như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.



<i><b>b. Hướng thực hiện: Chính phủ cần phải thúc đẩy mạnh hơn nữa cơng tác xóa đói </b></i>
giảm nghèo trên phạm vi cả nước đồng thời tập trung ưu tiên cho các vùng khó
khăn trong Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

xix



- Thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội cho các nhóm yếu thế, nhóm dễ
bị tổn thương, đẩy mạnh xã hội hố cơng tác xố đói giảm nghèo.


<b>3.4.8. Cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu cho cơng tác chăm sóc dinh </b>
<b>dƣỡng, sức khoẻ bà mẹ trẻ em. </b>


<i><b>a. Cơ sở của giải pháp: Tình trạng dịch vụ chăm sóc y tế và vệ sinh môi trường </b></i>
kém vẫn đang là vấn đề lớn ở Việt Nam. Việc cung cấp nước sạch và cơng trình vệ
sinh có những bước khởi đầu có ý nghĩa trên phạm vi toàn quốc, song kết quả đạt
được vẫn còn khiêm tốn. Luận văn, nêu lên thực trạng dịch vụ chăm sóc y tế và vệ
sinh mơi trường cũng như hệ thống cơ sở y tế nước ta hiện nay chưa đảm bảo với số
liệu thống kê cụ thể. Điều này đã góp phần gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
em và là một trong những yếu tố cản trở việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở
nhiều địa phương trong cả nước.


<i><b>b. Hướng thực hiện: Đầu tư mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch, vệ sinh môi </b></i>
trường. Nâng cấp hệ thống nhà trẻ và hệ thống y tế cơ sở ở các xã khó khăn.


<b>3.4.9. Tập trung giảm TLSDDTE < 5 tuổi ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Trung Bộ. </b>
<i><b>a) Cơ sở giải pháp: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em của một số vùng sâu, vùng xa còn </b></i>
ở mức rất cao: hơn 1/3 số trẻ em sống ở khu vực Tây Nguyên bị suy dinh dưỡng
(34,4%), tỷ lệ suy dinh dưỡng cao còn tồn tại ở các vùng Tây Bắc (30,4%), vùng
Bắc Trung Bộ (30%).



<i><b>b) Hướng thực hiện </b></i>


- Cần phải có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các vùng khó khăn thông qua việc ưu
tiên phân bổ ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng chống SDD trẻ em. Hỗ trợ
sản phẩm dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. Đẩy mạnh các hoạt động tăng cường
sản xuất thực phẩm giàu dinh dưỡng tại chỗ kết hợp với ngành nông nghiệp


giám sát chặt chẽ tình trạng thiếu ăn.


- Lồng ghép chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và mục tiêu giảm tỷ lệ


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

xx



<b>3.4.10. Huy động sự tham gia của doanh nghiệp sản xuất LTTP. </b>


<i><b>a. Cơ sở của giải pháp: Các nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng đã chỉ ra suy dinh </b></i>
dưỡng được biết tới khơng chỉ là tình trạng chậm lớn, thấp bé nhẹ cân đơn thuần mà
luôn đi kèm với tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng: Vitamin A, sắt, iốt. Sự thành
công của việc bổ sung iốt vào muối ăn nhằm giải quyết vấn đề thiếu iốt đã khẳng
định tính ưu việt của giải pháp bổ sung vi chất vào thực phẩm. Đây là một giải pháp


mang tính kinh tế, hiệu quả và bền vững kết hợp giữa lợi ích của doanh nghiệp và


giải quyết các vấn đề sức khoẻ cộng đồng.


<i><b>b. Hướng thực hiện: Lựa chọn loại thực phẩm nào để tăng cường vi chất cần đảm </b></i>
<i>bảo các yếu tố sau: Khả thi đối với nhà sản xuất, tính năng tác dụng của sản phẩm, </i>


<i>sự chấp nhận của người tiêu dùng. Với mong muốn tạo ra các loại sản phẩm bổ </i>



sung vi chất có giá cả hợp lý cung cấp ra thị trường nhằm cải thiện tình trạng thiếu
vi chất và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.


<b>3.6.11. Tăng ngân sách và sử dụng hiệu quả đầu tƣ phòng chống SDD trẻ em. </b>


<i><b>a) Cở sở giải pháp: Theo báo cáo tổng kết của Chương trình mục tiêu quốc gia </b></i>
phòng chống SDD trẻ em thì số kinh phí tính trên đầu trẻ cịn ở mức rất thấp. Hiện
tại mới chỉ khoảng 0,45usd/trẻ/năm trong khi phần lớn các nước ở khu vực đầu tư
liên tục ở mức 10usd/trẻ/năm. Đồng thời, hiệu quả sử dụng kinh phí đầu tư cho dinh
dưỡng trẻ em chưa cao do chồng chéo, dàn trải, lãng phí và khơng tác động đến các
đối tượng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.


<i><b>b) Hướng thực hiện: </b></i>


- Ngân sách Nhà nước: Duy trì và tăng ngân sách hàng năm, phấn đấu đạt mức


1usd/trẻ/ năm. Đẩy mạnh hỗ trợ từ ngân sách địa phương phấn đấu đạt 50%
ngân sách Trung ương. Hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội.


- Rà soát lại tất cả các giải pháp can thiệp nhằm hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng đang
được triển khai để có những điều chỉnh cần thiết để nâng cao hiệu quả của các
chương trình, dự án. Đảm bảo tính phối hợp liên ngành chặt chẽ, đồng bộ và có
các chính sách hỗ trợ cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

xxi



thức cho hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng ở nước ta. Vấn đề đặt ra là cần
phải có những giải pháp hữu hiệu mang tính dự phịng sớm bên cạnh những giải


pháp chuyên môn - kỹ thuật với phương châm không để trẻ bị suy dinh dưỡng chứ


không chỉ khắc phục những đứa trẻ đã bị suy dinh dưỡng.


<b>KẾT LUẬN </b>


Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được mức giảm suy dinh dưỡng
trẻ em dưới 5 tuổi khá ấn tượng và là nước duy nhất trong khu vực đạt được mức
giảm 1,8%/năm tính từ đầu thập kỷ 90 đến nay. Nhưng theo các chuyên gia WB đã
dự báo mức giảm SDD sẽ chậm lại trong thập kỷ tới. Điều này được lý giải là hiện
tượng phát triển tăng tốc sẽ chậm lại sau một thập kỷ của thời kỳ kinh tế bùng nổ ở
Việt Nam, sau đó các yếu tố kinh tế xã hội cũng như chăm sóc y tế và sức khoẻ sẽ
đóng vai trị chủ đạo trong việc hạ thấp tỷ lệ SDD trong những năm tới.


</div>

<!--links-->

×