LỜI NÓI ĐẦU
Nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI – thế kỉ của khoa học kĩ thuật, của sự tiến
bộ và phát triển. Đất nước VN cũng đang chuyển mình ngày càng mạnh mẽ để hòa
nhập với sự phát triển của thế giới. Thời đại mới đang tạo cho chúng ta cơ hội
nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Để phát huy sức mạnh
truyền thống và tiềm năng của đất nước, con người VN, để VN tiến nhanh tiến
mạnh trên con đường phát triển xã hội, việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ có trí
thức, có năng lực, lý tưởng trở thành nhiệm vụ cấp thiết của xã hội. Nhận thức
được yêu cầu đó, Đảng ta rất coi trọng công tác giáo dục, coi “ giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân”. Chính vì vậy,
việc tìm hiểu, năm bắt công tác giáo dục ở các trường phô thông là việc làm thường
xuyên và cần thiết, nhất là đối với người giáo viên – những ng trực tiếp tham gia và
góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Xuất phát từ yêu cầu đó, hằng năm trường ĐHSP Thái Nguyên tổ chức cho
sinh viên năm thứ 3 đi kiến tập sư phạm để bước đầu vạn dụng kiến thức lý thuyết
giáo dục vào thực tế, học hỏi những ng đi trước để tích lũy kinh nghiệm về công
tác giáo dục cho bản thân. Vì thế, khi nhận được nhiệm vụ tại trường THCS Túc
Duyên, tập thể Toán – Tin K43 chúng tôi mặc dù chỉ trong thời gian 3 tuần ngắn
ngủi đã nghiêm túc và tích cực học hỏi với tinh thần trách nhiệm cao. Qua đó, bản
thân tôi đã không những thu được những kinh nghiệm thực tế quý báu mà còn được
thực hành phương pháp nghiên cứu khoa học về TLGD khi thực hiện đề tài: “ Thực
trạng hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc
Duyên,Thái Nguyên”.
Đề tài được hoàn thành với sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thầy Trần Văn
Sơn – Giảng viên khoa tâm lý giáo dục trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên và sự
giúp đỡ nhiệt tình của cô Nhâm Thị Chung giáo viên giảng dạy môn toán lớp 6A2
cùng toàn thể các em học sinh trong lớp 6A2.
Xuất phát từ hoạt động học tập thực tế của trường nói chung và của lớp 6A2
nói riêng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này. Mặc dù việc nghiên cứu đã
hoàn thành nhưng đây là bài viết đầu tay và với vốn kinh nghiệm ít ỏi nên không
tránh khỏi những thiếu sót tôi mong được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo cùng
toàn thể bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 3/12/2010.
1
PHẦN THỨ NHẤT
Những Vấn Đề Chung
I. Lý do chọn đề tài.
Trong tâm lý học, hứng thú là một vấn đề phong phú, hấp dẫn và cũng khá
phức tạp, như L. X. Vưgôtxki đã khẳng định: “Đối với việc nghiên cứu hầu như
không có vấn đề nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con
người" [113, tr. 110]. Chính vì thế, lâu nay lĩnh vực hứng thú đã được nhiều nhà
khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, song vẫn còn nhiều vấn đề cần tìm tòi.
Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó có
vai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức
nói riêng. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát
vọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, làm tăng sức làm
việc,...ở mỗi người. Trong họat động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi
thúc HS nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học
một môn nào đó, HS sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó quan sát
của các em trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ
dàng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích cực hơn, sự tưởng tượng sẽ phong phú
hơn... Các em sẽ tự giác, sáng tạo, say sưa, không biết mệt mỏi trong quá trình lĩnh
hội, và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải các bài tập sẽ linh hoạt, sáng
tạo hơn, nhờ đó kết quả học tập của họ sẽ ngày càng nâng cao, năng lực của HS
từng bước được hình thành, phát triển một cách tích cực. Điều này đã được đại văn
hào Macxim Goocki khái quát: “Tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối với công
việc”.
Trong trường phổ thông nói chung, trường trung học cơ sở nói riêng, Môn
Toán là môn học đầy thú vị và rất hay nếu chúng ta biết tận dụng, biết phương pháp
học sẽ rất dễ và giúp ích cho học sinh (hs) và rất cần thiết trong cuộc sống. Thật
vậy, do tính chất trừu tượng, khái quát cao, sự suy luận lôgic chặt chẽ, toán học có
khả năng hình thành ở người học óc trừu tượng, năng lực tư duy lôgic chính xác.
Việc tìm kiếm cách chứng minh một định lý, tìm lời giải hay cho một bài toán...có
tác dụng trong việc rèn luyện cho HS các phương pháp tư duy khoa học trong học
tập, trong việc giải quyết các vấn đề, biết cách quan sát, phân tích, tổng hợp, so
sánh, dự đoán, suy luận, chứng minh...qua đó rèn luyện cho HS trí thông minh sáng
tạo. Không những thế, môn Toán còn góp phần tích cực vào việc giáo dục cho các
em những phẩm chất đáng quí trong học tập, lao động và cuộc sống, như: tính kỷ
luật, tính kiên trì, tính chính xác, biết cảm thụ cái đẹp trong những ứng dụng phong
phú của toán học, tìm ra cái đẹp của những lời giải hay,... Khi nhận ra điều này, HS
ngày càng yêu thích, say mê môn Toán hơn, tích cực học tập, ứng dụng nó, từ đó
mà chất lượng học toán ngày càng cao hơn. Ngược lại môn Toán làm cho hs sợ trở
nên chán ngán, lo sợ, thiếu tự tin gây ức chế trong giờ học Toán và càng ngày khó
học các môn học khác. Trong chương trính toán lớp 6, tuy mức độ hơi khó nhưng
2
kiến thức kỹ năng có tính cơ bản mở đầu, nếu hs học kém Toán sẽ hạn chế trong
năm học tiếp theo. Cho nên đối với cấp học, bậc học hay môn học nào cũng có mặt
mạnh, yếu của nó và điều có hs khá giỏi, trung bình yếu, kém nhưng với hs khá
giỏi thì các em tiếp thu được vốn tri thức được nhanh hơn so với hs yếu kém. Vì
vậy trong môn Toán việc hs giỏi hay khá còn phụ thuộc rất nhiều vào cách truyền
đạt kiến thức và hứng thú của học sinh với môn học, khả năng tiếp nhận kiến thức
của mỗi học sinh hay do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Vì vậy hứng thú càng trở nên quan trọng trong việc học tập môn Toán ở
trường THCS. Chỉ khi có hứng thú thật sự đối với việc học tập môn Toán HS mới
thấy được sự hấp dẫn của nội dung tri thức toán học, cũng như những phương pháp
khám phá ra nội dung đó. Đồng thời các em cũng cảm nhận được vai trò của toán
học đối với đời sống và các ngành khoa học khác.
Trong những năm gần đây, hứng thú học môn Toán của HS ở nhiều trường
THCS nhìn chung vẫn còn bị hạn chế, không ít em sợ toán, coi việc học toán là một
công việc nặng nhọc, căng thẳng,... Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên có thể do
các em chưa thật sự nhận biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học toán, chưa
được kích thích hành động tích cực, sáng tạo trong quá trình giải toán...; cũng có
thể do nội dung môn Toán khô khan, phương pháp dạy của GV chưa thật sự hấp
dẫn,...
Mặt khác, trên thực tế những nghiên cứu hình thành hứng thú học toán cho HS
THCS ở Việt Nam còn chưa được nghiên cứu mang tính hệ thống.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Thực trạng hứng thú học tập môn toán của học
sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên”.
II. Mục đích nghiên cứu
Là một giáo sinh thực tập trong quá trình kiến tập sư phạm mục đích nghiên
cứu của tôi là bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 6A2
trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên.
Đối với học sinh lớp 6 là đối tượng đang chuẩn bị cho mình hướng đi tương
lai. Tôi hiểu nhờ đâu mà các em có hứng thú học tập, các yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp, gián tiếp đến hứng thú học tập. Bước đầu biết cách làm một đề tài nghiên cứu
3
khoa học và vận dụng tâm lý học, giáo dục học vào thực tế từ đó tìm ra cách tổ
chức công tác chủ nhiệm và xây dựng cho mình phương pháp giảng dạy thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục.
III. Đối tượng và khách thể điều tra
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hứng thú học tập môn toán của học sinh
lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên.
- Khách thể nghiên cứu: chính gồm 39 HS trong đó có 20 HS nam và 19 HS nữ
của lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên.
Khách thể nghiên cứu bổ trợ là 30 GV gồm các GV trực tiếp dạy những HS
được nghiên cứu và các GV dạy các bộ môn ở các khối lớp 7, 8, 9.
Trưng cầu ý kiến 64 CMHS. Một số khách thể phỏng vấn sâu: 25 HS, 30
CMHS, 15 GV,...
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về: Hứng thú, hứng thú học tập, đặc điểm
hứng thú học môn Toán của HS nói chung, hứng thú học môn Toán của HS lớp
6A2 nói riêng; các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển hứng thú của
HS THCS.
Điều tra, phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng hứng thú học
môn Toán của HS ở một số trường THCS; xác định những đặc điểm của hứng thú
học môn Toán ở HS THCS.
Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao
hứng thú học môn Toán cho HS.
Đề xuất kiến nghị sư phạm nhằm phát triển hứng thú học môn Toán của HS
THCS.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu một vấn đề có rất nhiều phương pháp tuy nhiên việc thực hiện các
phương pháp còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan và chủ quan. Do điều kiện
hạn chế nên tôi không vận dụng được tất cả các phương pháp trong quá trình
nghiện cứu. Tôi đã vận dụng chủ yếu các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: phương pháp này được sử dụng trong các giờ học các
giờ truy bài để nhận xét thái độ, ý thức học tập của học sinh.
- Phương pháp điều tra: phương pháp này được sử dụng dưới các hình thức
như phát phiếu điều tra, thu thập số liệu....để nắm được hứng thú của học
sinh với môn học.
- Phương pháp toán học: đây là phương pháo được áp dụng trong khi thống kê,
4
xử lí số liệu thu thập được. Trên cơ sở đánh giá, phân loại học sinh.
- Phương pháo đàm thoại: tiếp xúc, trò chuyện trực tiếp với học sinh và giáo
viên bộ môn, từ đó nắm được tình hình chung của lớp và chất lượng học tập
của học sinh.
- Ngoài ra đề tài còn được thực hiện nhờ việc đọc, phân tích các tài liệu có liên
quan.
VI. Phạm vi và giới hạn của đề tài
- Về khách thể nghiên cứu: Do điều kiện hạn chế nên không thể nghiên cứu
HS THCS từ lớp 6 đến lớp 9, chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu được HS lớp 6A2 lớp
đặc trưng của trường THCS Túc Duyên.
- Về đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số đặc điểm hứng thú học môn Toán của HS lớp 6A2.
+ Biện pháp tâm lý sư phạm: chủ yếu áp dụng một số tác động tâm lý thông
qua phương pháp dạy học của GV nhằm tăng tính chủ động, tìm tòi, sáng tạo và tạo
lập bầu không khí tâm lý HS tích cực trong quá trình học tập để nâng cao hứng thú
học môn Toán.
- Địa bàn nghiên cứu:
Chỉ triển khai nghiên cứu tại lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái
Nguyên.
5
PHẦN THỨ HAI
Nội dung và các kết quả nghiên cứu
I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hứng thú là vấn đề hấp dẫn và phức tạp cho việc nghiên cứu. Vì thế đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú có giá trị trên thế giới, đặc biệt là của các
nhà tâm lý học nổi tiếng. Từ những công trình nghiên cứu có giá trị ấy có thể khái
quát lịch sử nghiên cứu theo các xu hướng sau:
+ Xu hướng thứ I: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú:
Đại diện cho xu hướng này là A.F.Bêliep. Năm 1944 tác giả tiến hành thành
công luận án tiến sĩ “Tâm lý học hứng thú” nội dung cơ bản của luận án là
những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong tâm lý học.
+ Xu hướng thứ II: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân
cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng.
Đại diện cho xu hướng này là L.LBôgiôvích “Hứng thú trong quan hệ hình
thành nhân cách”, Lukin, Lêvitôp nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ với năng
lực”. L.P.Bơlagôna Dejina, L.X.Xlavi, B.N.Mione lại xem xét hứng thứ trong
mối quan hệ với hoạt động” các tác giả này đã coi hứng thú là động cơ có ý
nghĩa của hoạt động. Trong xu hướng này còn có nhiều nhà nghiên cứu khác
như: L.X.Rubinstêin, A.V.Daparôzét, M.I.Bôliép, L.A.Gôđôn ...
+ Xu hướng thứ III: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các
giai đoạn lứa tuổi: Đại diện là G.ISukina “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa
tuổi”. D.P.Xalônhisư nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu
giáo. V.G Ivanôp đã phân tích sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh
lớn trong trường trung học. V.N. Marôsôva nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú
trẻ em trong điều kiện bình thường và trong điều kiện không bình
thường”(1957). Những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểm hứng
thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong các
giai đoạn phát triển lứa tuổi của trẻ.
6