Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.22 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN </b>



<b>NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN </b>



<b>TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI </b>


<b>Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP </b>



<b>CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM</b>



<b>Chuyên ngành: Quản lý kinh tế </b>


<b>(Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế) </b>
<b>Mã số: 62340410 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN </b>



<i><b>Người hướng dẫn khoa học: </b></i>



<b>1. PGS.TS NGUYỄN THẾ CHINH </b>



<b>2. PGS.TS ĐINH ĐỨC TRƯỜNG </b>



<b>Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Mậu Dũng </b>



<b> </b>

<b>Học viện Nông nghiệp Việt Nam </b>


<b>Phản biện 2: TS. Nguyễn Hoàng Nam</b>



<b>Viện chiến lược, Chính sách Tài ngun và Mơi trường </b>


<b>Phản biện 3: GS. TS Nguyễn Hồng Sơn </b>




<b>Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam </b>


<b>Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án </b>


<b>cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân </b>



<i><b>Vào hồi: 16 giờ 00 ngày 24 tháng 8 năm 2018 </b></i>



<i><b>Có thế tìm hiểu luận án tại: </b></i>



<b>- Thư viện Quốc gia </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>
<b>1. Sự cần thiết của nghiên cứu </b>


Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh rằng, tự do hóa thương mại có những
tác động trực tiếp và gián tiếp tới ô nhiễm môi trường của một ngành và một quốc
gia. Nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới như Hettige và cộng sự
(1996), Edward (1993), Mani và Wheeler (1999), Dean (2002), Ederington (2004),
Mani và Jha (2005), Guminlang (2011) đã cho thấy, không phải mọi tác động là
như nhau mà có sự khác nhau xuất phát từ đặc thù riêng của từng ngành và từng
quốc gia. Nhưng tổng hợp lại thì tác động tiềm tàng của tự do hóa thương mại đến
mơi trường gồm: (i) tự do hóa thương mại tác động tới các quy định môi trường;
(ii) tự do hóa thương mại tác động tới mơi trường thơng qua sự chun mơn hóa,
chuyển dịch cơ cấu trong ngành; (iii) tự do hóa thương mại tác động tới môi
trường thông qua kênh đầu tư, chuyển giao công nghệ; (iv) tự do hóa thương mại
tác động tới mơi trường bằng hiệu ứng trực tiếp. Do vậy, cần có những cơng trình
nghiên cứu tiếp theo ở mức độ chi tiết hơn những kênh nào cũng như những yếu tố
nào diễn ra tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường và mức độ
tác động của nó đến các ngành và các doanh nghiệp.



Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới -
WTO (World Trade Organization) từ năm 2007. Cho đến nay, Việt Nam đã có
quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới. Tự do hóa thương mại trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết, có tác động trực tiếp và nhanh nhất đến thương
mại quốc tế và đầu tư, từ đó lan tỏa đến sản xuất trong nước, tạo việc làm và giảm
nghèo. Ngoài ra, tự do hóa thương mại còn có những tác động vơ hình khác như
làm gia tăng nhận thức của xã hội về nhu cầu hội nhập, đổi mới mạnh mẽ thể chế
nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đồng bộ. Tuy nhiên, Việt Nam
không thể né tránh những vấn đề thương mại và suy thối mơi trường trong hội
nhập kinh tế quốc tế nói chung và trong WTO nói riêng. Vấn đề thương mại và
môi trường trong các Hiệp định của WTO; hiệp định thương mại song phương, đa
phương được thể hiện dưới dạng tiêu chuẩn về quy trình sản xuất và chế biến, các
quy định về nhãn mác, các hệ thống phí, lệ phí liên quan đến mơi trường đối với
các sản phẩm xuất nhập khẩu (MUTRAP, 2015).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Như vậy, tự do thương mại đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Nhưng sự phát triển đó có
tác động đến chất lượng mơi trường hay khơng? Đã có những nghiên cứu thực địa
chứng minh rằng, có mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và ơ nhiễm môi trường
từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (Hettige và cộng sự, 1996) hay (Dean, 2002;
Edwards, 1993; Ederington và cộng sự, 2004; Nguyen Duy Loi, 2010). Ở Việt Nam,
các nhà kinh tế cũng đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại với ơ
nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và cho rằng đó là mối quan
hệ thuận chiều (Mani và Jha.S, 2005) (Pham Thai Hung và cộng sự, 2008). Tuy nhiên,
nghiên cứu này thực hiện khi Việt Nam mới bắt đầu gia nhập WTO, vì vậy chưa có
nhiều thời gian để kiểm định. Ngân hàng thế giới cũng đã nghiên cứu mối quan hệ giữa
thương mại và ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt
Nam (WB, 2007), nhưng nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xếp hạng các ngành gây ô
nhiễm mơi trường .



Tóm lại, tự do thương mại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam, nhưng đồng thời cũng gây ra những
tác động tới môi trường. Tuy nhiên, tác động này chưa được xác định rõ và đầy đủ
trên cả phương diện định tính và định lượng. Từ thực tế đó việc nghiên cứu sinh
<b>(NCS) lựa chọn đề tài “Tác động của tự do hóa thương mại tới ơ nhiễm môi </b>


<b>trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng </b>


cả mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn quản lý ô nhiễm môi
trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


<i><b> Mục tiêu tổng quát </b></i>


Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của tự do hóa thương mại tới
ơ nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam từ đó đưa
ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm nhẹ tác động của tự do hóa thương mại tới ơ
nhiễm mơi trường từ ngành này.


<i><b> Mục tiêu cụ thể </b></i>


- Nghiên cứu cơ sở lý luận tác động của tự do hóa thương mại tới ơ nhiễm
mơi trường từ ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo;


- Phân tích thực trạng của tự do hóa thương mại và ô nhiễm môi trường từ
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam;


- Phân tích tác động của tự do hóa thương mại tới ơ nhiễm môi trường từ


ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.


- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác động của tự do hóa thương mại tới
ơ nhiễm mơi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.


<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của tự do hóa thương mại tới ơ
nhiễm mơi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.


- Phạm vi nghiên cứu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cấp 4 và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.


Ngoài ra, NCS còn nghiên cứu theo loại hình doanh nghiệp, quy mơ doanh
nghiệp và phân vùng kinh tế.


+ Thời gian: từ năm 2006 đến năm 2014, các giải pháp, kiến nghị được đề
xuất đến 2025, tầm nhìn 2035;


+ Khơng gian: Luận án nghiên cứu trên phạm vi cả nước Việt Nam, dựa
trên cách phân vùng của PCI gồm: Các thành phố trực thuộc Trung Ương, Đồng
bằng sơng Hồng, Miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long.


<b>4. Đóng góp mới của luận án </b>


Luận án này, nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại tới ơ nhiễm mơi
trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Bên cạnh những kế
thừa, luận án đã khắc phục được một số hạn chế của các nghiên cứu đi trước. Sau


đây là một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn.


Về mặt lý luận: Luận án khẳng định tự do hóa thương mại có tác động tích
cực và tiêu cực tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Trong cùng một môi trường tự do thương mại như nhau thì loại hình, quy mơ, khu
vực phân bố của doanh nghiệp có tác động đến ơ nhiễm môi trường từ ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo ở những cấp độ khác nhau.


Về mặt thực tiễn: Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết, sử dụng mơ
hình nghiên cứu của nhà kinh tế học Hettige và cộng sự cùng bộ dữ liệu mảng
được ghép nối từ bộ số liệu của GES và IPPS giai đoạn từ năm 2006 đến 2014.
Ngoài các biến thể hiện đặc điểm doanh nghiệp như yếu tố đầu vào, tuổi, vùng
phân bố thì luận án còn sử dụng thêm các biến kiểm sốt như: i) loại hình, quy mơ
doanh nghiệp, ngành; ii) biến tương tác là tích số giữa tự do thương mại lần lượt
với loại hình và quy mơ doanh nghiệp, ngành. Đặc biệt, luận án sử dụng tỷ lệ xuất
khẩu, tỷ lệ nhập khẩu và tỷ lệ tổng kim ngạch để làm thước đo của tự do hóa
thương mại, đây là thước đo được sử dụng rộng rãi ở trên thế giới, nhưng còn hạn
chế ở Việt Nam.


Bằng chứng thực nghiệm khẳng định tự do hóa thương mại có tác động tích
cực và tiêu cực đến ơ nhiễm mơi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở
Việt Nam. Cụ thể, tự do hóa thương mại và ơ nhiễm mơi trường từ ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam biến thiên ngược chiều. Đây là kết quả khác
biệt so với những kết quả nghiên cứu trước đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

phía Bắc là hai khu vực được nhận thấy ô nhiễm nhiều nhất do ngành bẩn gây ra.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đưa ra các kiến nghị chính sách
nhằm giảm nhẹ tác động của tự do hóa thương mại tới ơ nhiễm môi trường từ
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.



Thiếu hụt dữ liệu về ô nhiễm môi trường là một hạn chế trong nghiên cứu,
nhưng trong luận án này, NCS đã nghiên cứu và xử lý để có bộ dữ liệu về cường
độ ô nhiễm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Đây là một phần
đóng góp của luận án về cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, tác giả đã phân loại ngành sạch và
ngành bẩn ở cấp độ chi tiết 4 chữ số bằng việc sử dụng bộ dữ liệu GES và IPPS.
Đây là cấp phân loại ngành sạch – bẩn nối giữa VSIC và ISIC chi tiết nhất hiện
nay.


<b>5. Cấu trúc của luận án </b>


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa
thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo


Chương 2: Phương pháp nghiên cứu


Chương 3. Đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi
trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam


Chương 4. Định hướng và giải pháp chính sách để giảm thiểu ô nhiễm môi
trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh tự do hóa thương
mại ở Việt Nam


<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b>TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG </b>
<b>CỦA TỰ DO HĨA THƯƠNG MẠI TỚI Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG TỪ </b>


<b>NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO </b>



<b>1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới </b>
<b>ơ nhiễm mơi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo </b>


<i><b>1.1.1 Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi </b></i>
<i><b>trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng phương pháp định tính </b></i>
<i><b>1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi </b></i>
<i><b>trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng phương pháp định lượng </b></i>
<i><b>1.1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu của luận án </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Về mặt lý thuyết, từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tự do hóa thương
mại tác động tới mơi trường cả mặt tích cực lẫn tiêu cực và bằng cả phương pháp
định lượng lẫn định tính. Vì vậy trong nghiên cứu của mình, NCS sử dụng cả
phương pháp định lượng và phỏng vấn chuyên gia để nghiên cứu tác động của tự
do hóa thương mại tới ơ nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
thông qua các kênh: quy định môi trường; thay đổi quy mô sản xuất và thay đổi cơ
cấu nền kinh tế; di cư ô nhiễm từ các nước phát triển qua các nước đang phát triển
thông qua đầu tư. Đây là nghiên cứu chi tiết hơn các nghiên cứu trước đây ở Việt
Nam. Ngoài ra, xét dưới góc độ ngành, nghiên cứu của WB thực hiện ở Việt Nam
năm 2008 chỉ dừng lại ở xếp loại ngành sạch, ngành bẩn theo mã ngành ISIC bản
sửa đổi lần 3. Nhưng trong nghiên cứu này, ngoài xếp loại ngành sạch ngành bẩn
chi tiết nhất ở cấp độ 4 chữ số theo VSIC bản sửa đổi lần 4 thì NCS còn so sánh
tốc độ gia tăng ô nhiễm giữa hai ngành sạch và bẩn để từ đó thấy được sự thay đổi
cơ cấu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.


Về mặt thực tiễn, NCS tiến hành đo lường tình trạng ơ nhiễm mơi trường từ
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dựa trên lượng thải. Từ đó, NCS sử dụng
phương pháp định lượng để nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại tới ơ
nhiễm mơi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo qua thành phần ô nhiễm
là nước, không khí, chất độc và kim loại ở cấp độ DN thuộc ngành. Bởi hoạt động
sản xuất của các doanh nghiệp luôn thải ra chất thải ở thể lỏng và khí, các thành


phần ơ nhiễm: nước, khơng khí, chất độc, kim loại được nghiên cứu nhiều ở trên
thế giới. Tình trạng ơ nhiễm nước, khơng khí, chất độc, kim loại đang là vấn đề
môi trường trầm trọng ở Việt Nam. Tác động này được kiểm định qua biến loại
hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, phân loại ngành.


Cuối cùng, NCS tiến hành phỏng vấn sâu để bổ sung vào kết quả định lượng
và gợi ý chính sách để giảm nhẹ những tác động của tự do hóa thương mại tới ô
nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở nước ta.


<b>1.2 Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi </b>
<b>trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo </b>


<i><b>1.2.1 Một số vấn đề lý luận về tự do hóa thương mại </b></i>


<i><b>1.2.2 Một số vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế </b></i>
<i><b>biến, chế tạo </b></i>


<i><b>1.2.3 Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công </b></i>
<i><b>nghiệp chế biến, chế tạo </b></i>


<i>1.2.3.1 Khái niệm về tác động của tự do hóa thương mại tới ơ nhiễm mơi trường từ </i>
<i>ngành công nghiệp chế biến, chế tạo </i>


Tự do hóa thương mại tác động tích cực, tiêu cực đến các khía cạnh mơi trường
xuất phát từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gọi là tác động của tự do hóa thương
mại tới ơ nhiễm mơi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.


<i>1.2.3.2 Tự do hóa thương mại tác động tới các quy định môi trường trong ngành công </i>
<i>nghiệp chế biến, chế tạo </i>



Tóm lại, có 03 nhóm các quy định thương mại để xử lý các vấn đề môi trường:


- Để xử lý các vấn đề mơi trường bên ngồi lãnh thổ thơng qua các cơng cụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Để bù đắp đối với các quốc gia nới lỏng các quy định/ tiêu chuẩn về môi
trường thông qua đánh thuế hoặc biện pháp về hải quan;


- Các biện pháp phía sau biên giới: các biện pháp mơi trường nội địa không trực
tiếp vào các quốc gia khác. Đây là nhóm cơng cụ khơng rõ ràng và dễ bị cho là có
nhiều nguy cơ gây ra các tranh chấp thương mại và tạo ra các rào cản thương mại,
như: thuế và các quy định nội địa của quốc gia nhập khẩu được áp dụng không
phân biệt đối xử với các sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu có thể
tạo ra rào cản thương mại cho quốc gia xuất khẩu nếu các quy định môi trường ở
quốc gia nhập khẩu cao hơn so với quốc gia xuất khẩu. Các trợ cấp cho hàng hóa
xuất khẩu gây ra sự gia tăng các vấn đề môi trường.


<i>1.2.3.3 Tự do hóa thương mại tác động tới tăng năng suất của ngành công nghiệp </i>
<i>chế biến, chế tạo </i>


Như vậy, tự do hóa thương mại tác động lên tồn bộ ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo.Tác động này bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn,
cũng như cả khu vực phi chính thức và chính thức. Đối với khu vực kinh tế chính
thức, việc giảm thuế hàng hóa cuối cùng làm tăng năng suất trung bình, với sự gia
tăng lớn nhất là kênh phân phối. Nếu các DN đầu tư công nghệ và phân phối lại lực
lượng sản xuất để tăng năng suất thì tác động của tự do hóa thương mại tới ơ
nhiễm mơi trường sẽ giảm đi và DN đó có khả năng thành cơng trong mơi trường
tự do hóa thương mại. Ngược lại, nếu DN tăng năng suất bằng sản xuất nhiều hơn
sẽ dẫn đến sự phá sản và gia tăng ô nhiễm bởi cạn kiệt tài nguyên và gia tăng chất
thải.



<i>1.2.3.4 Tự do hóa thương mại tạo sự di cư của các ngành công nghiệp bẩn đến các </i>
<i>nước đang phát triển </i>


Từ lý thuyết của các nhà kinh tế đưa ra, NCS sử dụng dữ liệu để xem xét,
trong tiến trình tự do hóa thương mại, Việt Nam có nằm trong quy luật là “ổ chứa ô
nhiễm” của một nước đang phát triển thơng qua dịng vốn FDI mà các nhà kinh tế
đã đưa ra? Thành phần môi trường bị ô nhiễm được xét đến trong nghiên cứu này
là nước, khơng khí, chất độc và kim loại.


<i>1.2.3.5 Tự do hóa thương mại tạo sự chun mơn hóa trong ngành công nghiệp bẩn </i>


Với việc Việt Nam khai thác lợi thế cạnh tranh chính trong các mặt hàng
thâm dụng lao động và thâm dụng tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu sang các đối
tác thương mại chính. Những đối tác nhìn chung có các quy định môi trường
nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, sự mở cửa thương mại ấn tượng của Việt Nam có thể có
những ảnh hưởng tiêu cực lên mơi trường. Bởi vì, để tiếp tục tăng trưởng nhanh
chóng như những năm vừa qua, Việt Nam có thể “chun mơn hóa” trong những
ngành “thâm dụng ơ nhiễm” hay những ngành có cường độ ơ nhiễm cao (ngành
bẩn). Nghiêm cứu thực nghiệm của Mani và Jha năm 2005 đã cho chúng ta thấy
điều đó (Mani và Jha.S, 2005). Như vậy, từ lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy, các
nước đang phát triển đang “chuyên môn hóa” trong những ngành “thâm dụng ơ
nhiễm”. Vậy, Việt Nam có nằm trong quy luật đó hay khơng chính là mục tiêu của
nghiên cứu này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Tự do hóa thương mại sẽ tạo điều kiện cho quốc gia tham gia giảm thiểu ô
nhiễm môi trường bằng việc áp dụng những công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh.
Nhưng ngược lại, tự do thương mại sẽ tạo ra áp lực cho mơi trường nếu quốc gia
<b>đó bị hạn chế về tài chính, chính sách. </b>


<b>CHƯƠNG 2 </b>



<b>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>2.1 Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu </b>


Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan về tác động của tự do hóa thương mại
tới ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất. Để trả lời câu hỏi
nghiên cứu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu, NCS sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm kinh tế lượng Stata 12 và phương pháp
phỏng vấn, thống kê cùng với khung phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này
như sau:


<b>Sơ đồ 2.1: Khung phân tích </b>


<i>Nguồn: NCS Tổng hợp từ cơ sở lý luận </i>


Định hướng và giải pháp chính sách giảm thiểu ơ nhiễm môi trường từ CNCBCT
trong bối cảnh tự do hóa thương mại ở Việt Nam



trong


Cơ sở lý thuyết về tự do hóa thương mại tác động tới ô nhiễm môi trường
từ ngành CNCBCT


Thực trạng ô nhiễm môi
trường ngành CNCBCT
Thực trạng tự do hóa


thương mại ngành
CNCBCT



Tự do hóa thương
mại ngành CNCBCT


Ơ nhiễm mơi trường
từ ngành CNCBCT
Quy định môi trường


DN FDI gây ô nhiễm mơi trường
nhiều hơn các loại hình DN khác


- Sử dụng biến kiểm sốt loại
hình DN


DN lớn gây ô nhiễm môi trường
nhiều hơn các quy mô DN khác
- Sử dụng biến kiểm sốt quy mơ
DN


Cơ cấu của ngành CNCBCT ở
Việt Nam dịch chuyển theo chiều
hướng gia tăng ngành công
nghiệp bẩn


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Từ các mối quan hệ của khung phân tích này và dựa trên tổng quan nghiên
cứu, các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra để kiểm định thực nghiệm như sau:


<i>Giả thuyết 1: Khi tự do thương mại gia tăng thì ơ nhiễm mơi trường từ </i>
<i>ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam gia tăng. (Dean, 2002) </i>
<i>(Gumilang, 2011; Mani và Wheeler, 1998). </i>



<i>Giả thuyết nghiên cứu: dưới góc độ ngành và Doanh nghiệp </i>
<i>Dưới góc độ ngành: </i>


<i>Giả thuyết 2: Khi tự do hóa thương mại gia tăng thì cơ cấu của ngành cơng </i>
<i>nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam dịch chuyển theo chiều hướng gia tăng ngành </i>
<i>công nghiệp bẩn. Hay nói cách khác, khi tự do thương mại gia tăng thì tải lượng ơ </i>
<i>nhiễm từ ngành bẩn lớn hơn ngành sạch. (Mani và Jha.S, 2005) (Mani và </i>
<i>Wheeler, 1999; Copeland và Taylor, 1994) </i>


<i>Dưới góc độ Doanh nghiệp: </i>


<i>Giả thuyết 3: Khi tự do hóa thương mại gia tăng thì Doanh nghiệp FDI gây </i>
<i>ô nhiễm môi trường nhiều hơn các doanh nghiệp khác (Grossman and Krueger, </i>
<i>1993) (Ederington và cộng sự, 2004). </i>


<i> Giả thuyết 4: Khi tự do thương mại gia tăng thì các doanh nghiệp có quy </i>
<i>mơ lớn gây ơ nhiễm môi trường nhiều hơn các doanh nghiệp khác. (Copeland và </i>


<i>Tayor, 2003) ((Mani và Jha.S, 2005) </i>


<b>2.2 Phương pháp nghiên cứu </b>


<i><b>2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả </b></i>
<i><b>2.2.2 Phươg pháp nghiên cứu định lượng </b></i>


<i>2.2.2.1 Mơ hình đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường </i>


Để ước lượng tác động của tự do hóa thương mại tới ơ nhiễm mơi trường
ngành cơng nghiệp, NCS sử dụng mơ hình dưới dạng hàm tải lượng ô nhiễm tổng


quát được đề xuất trong nghiên cứu của Hettige và cộng sự (Hettige và cộng sự,
1996) như sau:


<b>P = β0 +β1 X+ β2 T+ β3 D+ui </b>(1)


Trong đó, P là mức độ ô nhiễm, X là véc- tơ các yếu tố đầu vào, T là biến đại


diện cho tự do hóa thương mại, D là véc – tơ tập hợp các biến giả, ui là số hạng sai số


<b>ngẫu nhiên. </b>


Từ hàm tải lượng ô nhiễm tổng quát, NCS xây dựng mơ hình nghiên cứu tải
lượng ơ nhiễm của một doanh nghiệp và biểu diễn dạng tuyến tính như sau:


<b>Pijt = β0 + β1 Xijt + β2 Tijt +Dijt β3 +ui (2) </b>


Trong đó, Pijt là mức độ ô nhiễm (được đo bằng ô nhiễm chất độc, kim


loại, nước, khơng khí) của doanh nghiệp thứ i thuộc ngành j theo thời gian t; Xijt


là yếu tố đầu vào; T là biến số đại diện cho mở cửa thương mại ; D là véc tơ
các biến kiểm soát bao gồm kiểm sốt về quy mơ doanh nghiệp, loại hình doanh
nghiệp và vùng miền phân bố; β là các véc – tơ hệ số của các tham số phù hợp;


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Ngoài ra, để đánh giá tổng quát hơn về tác động của tự do hóa thương mại
đến ô nhiễm môi trường ở cấp độ ngành, mô hình được sử dụng dưới dạng tuyến
tính là:


<b> Pjt = β0 + β1 Xjt + β2 Tjt + Djt β3 +ui (3) </b>



<b>Trong đó, P</b>jt là mức độ ô nhiễm (được đo bằng ô nhiễm chất độc, kim loại,


nước, khơng khí) của ngành thứ j theo thời gian t; Xjt là yếu tố đầu vào; T là biến
số đại diện cho mở cửa thương mại; D là véc tơ các biến kiểm soát bao gồm kiểm
soát về loại ngành và vùng miền phân bố; β là các véc – tơ của các hệ số của các


tham số phù hợp; ui là số hạng sai số ngẫu nhiên.


<i>2.2.2.2 Phương pháp ước lượng </i>


Mơ hình chung của dạng số liệu mảng như sau:


Yit = β0 + βi*Xit + vit hay Yit = β0 + βi*Xit +ci + uit (vit = ci + uit) (4)


Trong đó Yit là biến phụ thuộc; Xit là véc tơ các biến giải thích, vit là các yếu


tố ngẫu nhiên, ci là biến không quan sát được (thể hiện đặc điểm riêng của từng


quan sát hoặc từng đơn vị), uit thỏa mãn các giả thiết của phương pháp ước lượng


bình phương tối thiểu OLS.


<i><b>Mơ hình hồi quy gộp POLS </b></i>


Nếu khơng có cit thì mơ hình (4) khi được viết lại dưới dạng mô hình hồi


quy gộp (Pooled Model) như sau:


Yit = β0 + βi*Xit + uit (4.1)



Trong đó Yit là biến phụ thuộc ; Xit là véc- tơ các biến giải thích trong phương trình


4.


<i><b>Mơ hình tác động cố định FEM </b></i>


Mơ hình FEM có dạng như sau:


Yit = β0 + βi*Xit + ci + uit (4.2)


Mơ hình FEM được ước lượng bằng phương pháp hồi quy cổ điến với biến
giả hoặc phương pháp biến đổi dọc như sau:


Có : Yi = β0 + βi*Xi + ci + uit


<i><sub>X</sub></i>

<i><sub>X</sub></i>

<i><sub>u</sub></i>

<i><sub>u</sub></i>



<i>Y</i>



<i>Y</i>

<i>it</i> <i>i</i>

1 <i>it</i> <i>t</i>  <i>it</i> <i>i</i>


Phương pháp này giúp loại bỏ những ảnh hưởng theo chiều ngang của ci và chỉ


còn lại những ảnh hưởng theo chiều dọc. Vì thế hàm cịn có tên gọi là ước lượng dọc.


<b>Mơ hình hồi quy ngẫu nhiên REM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>2.2.2.3 Dữ liệu </i>
<i>i) Nguồn dữ liệu </i>



Trong nghiên cứu này NCS sử dụng dữ liệu doanh nghiệp được chiết từ bộ
Điều tra Doanh nghiệp (GES) do Tổng cục Thống kê (GSO) thực hiện trong giai
đoạn 2006 – 2014. Bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp cung cấp một nguồn thông tin
phong phú ở cấp độ doanh nghiệp, ngành, bao gồm: giá trị xuất nhập khẩu, năm
thành lập, ngành hoạt động, hình thức sở hữu, cơ cấu vốn, cơ cấu việc làm, vùng
miền phân bố. Các thông tin này được khai thác để có một tập hợp dữ liệu về đặc
điểm của doanh nghiệp, ngành để sử dụng cho khung phân tích đã nêu trên.


Cường độ ơ nhiễm được định nghĩa là: lượng ô nhiễm trên một đơn vị hoạt
động gây ra bởi các chất gây ơ nhiễm. Sau đó, cường độ ơ nhiễm được dùng làm
mức ô nhiễm ước tính, Hettige và cộng sự đã đưa ra nghiên cứu về cường độ ô
nhiễm năm 1996 (Hettige và cộng sự, 1996).


Cường độ ô nhiễm = Lượng ô nhiễm


Một đơn vị hoạt động gây ra ô nhiễm


<i>ii) Xử lý dữ liệu </i>


<i>iii) Biến số và thước đo </i>


<i><b>* Biến phụ thuộc </b></i>


Hệ thống IPPS sử dụng ba loại hệ số ô nhiễm, bao gồm: (i) các hệ số dựa vào
sản lượng; (ii) các hệ số dựa vào giá trị gia tăng; (iii) các hệ số dựa vào việc làm. Cả
ba loại hệ số trên đều được nhận thấy có tương quan cao với nhau. Nhưng ô nhiễm và
việc làm được nhận thấy có biến thiên cùng chiều nên các hệ số dựa vào việc làm
thường được dùng để ước tính ơ nhiễm ở các nước đang phát triển. Điều này được
giải thích trong nghiên cứu của Hettige và cộng sự năm 1995. Ngoài ra, hệ thống
IPPS được kiểm tra với bộ dữ liệu ngành ở Mỹ và ở Indonesia cho ô nhiễm nguồn


nước, nghiên cứu cho thấy sự thay đổi cao đối với cường độ ô nhiễm dựa trên hệ số
lao động. Mặc khác, bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO khơng có các thơng tin
về sản lượng, giá trị gia tăng. Vì vậy trong luận án, NCS dựa vào việc làm để suy tính
giá trị ước tính tải lượng ơ nhiễm .


Cường độ ô nhiễm = Lượng ô nhiễm (kg)


1.000 (Lao động)


Dựa trên cơng thức tính cường độ ô nhiễm, NCS sẽ tính tải lượng ô nhiễm.
Mỗi thành phần mơi trường khác nhau thì tải lượng ơ nhiễm sẽ khác nhau, vì chất
gây ơ nhiễm khác nhau. Nhìn chung, tải lượng ơ nhiễm được hiểu là: khối lượng
chất ơ nhiễm có trong một đơn vị chất thải. Ví dụ: tải lượng ơ nhiễm nước thải là
khối lượng chất ơ nhiễm có trong một đơn vị nước thải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Tải lượng ô nhiễm = Lượng ô nhiễm (kg) * Tổng lao động của doanh nghiệp
1.000 (Lao động)


Tải lượng ô nhiễm được lấy logarit trước khi đưa vào mơ hình nghiên cứu.
Đối với mỗi chất ô nhiễm khơng khí, nước và các chất độc hại cho hơn 240 hóa
chất và kim loại, IPPS cung cấp một giá trị giới hạn thấp, giá trị giới hạn cao và
giá trị giới hạn trung vị. Trong nghiên cứu của WB áp dụng IPPS để tính ảnh
hưởng ơ nhiễm từ các ngành công nghiệp năm 2008, đã sử dụng giá trị giới hạn
thấp của cường độ ô nhiễm, để áp dụng cho nhiều biện pháp bảo toàn của cường độ
ơ nhiễm. Vì vậy, trong luận án này NCS cũng sử dụng giá trị giới hạn thấp của
cường độ ô nhiễm.


Cuối cùng, dựa vào nghiên cứu của Hettige và cộng sự (1995, trang 4) thì
“các cường độ ơ nhiễm theo ngành ln ln có phân phối theo hàm số mũ, với
một ít ngành cường độ cao và nhiều ngành cường độ rất thấp”. Như vậy các giá trị


ước tính ơ nhiễm nên được thực hiện ở càng chi tiết càng tốt. Vì vậy NCS sử dụng
các hệ số ô nhiễm ở cấp độ 4 chữ số, đây là cấp độ chi tiết nhất hiện có trong hệ
thống IPPS.


<i><b>* Nhóm biến giải thích </b></i>


Yếu tố đầu vào sản xuất được đo bằng K (nguồn vốn). Nguồn vốn (K) được
đại diện bởi nguồn vốn bình quân (trung bình cộng của nguồn vốn đầu năm và
nguồn vốn cuối năm) (Nguyễn Thị Cành, 2004; Bernanke và Gilchrist, 1996). Biến
số này được logarit hóa khi đưa vào mơ hình hồi quy.


Halit (2003) ước tính tác động của tự do hóa thương mại đối với tăng trưởng
cho 120 quốc gia trong giai đoạn 1970-1997. Ông đã sử dụng hai phương pháp đo
độ mở của thương mại. Phương pháp đầu tiên được tính bằng cách sử dụng khối
lượng thương mại, bao gồm các tỷ lệ khác nhau của biến thương mại là: xuất khẩu,
nhập khẩu, tổng kim ngạch với GDP (Halit, 2003). Bên cạnh đó, Santos-Paulino
(2002) đã kiểm tra tác động của tự do hoá thương mại đối với tăng trưởng với 22
quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1972-1998. Ông đã sử dụng thước đo tăng
trưởng xuất khẩu làm đại diện cho độ mở của nền kinh tế. Kết quả ước lượng bằng
phương pháp OLS cho thấy tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn ở các nền kinh tế mở
(Paulino, 2002). Iscan Talan (1998) đã phân tích hiệu quả của sự mở cửa thương mại
đối với tăng trưởng năng suất tổng sản phẩm cho các ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo ở Mexico trong giai đoạn 1970-1990. Để xác định hiệu quả năng suất của sự
tự do hóa thương mại, thước đo đại diện cho độ mở của thương mại chính là giá trị
xuất khẩu. Kết quả là tự do hoá thương mại có những tác động tích cực đến tăng
trưởng năng suất (Talan, 1998).


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

thực nghiệm phụ thuộc vào sự sẵn có của số liệu và các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể. Trong nghiên cứu này, để đo lường biến tự do thương mại, NCS sử dụng
thước đo, bao gồm:



(i) Tỷ lệ giữa giá trị xuất khẩu với tổng doanh thu của ngành
(ii) Tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu với tổng doanh thu của ngành
(iii) Tỷ lệ giữa tổng kim ngạch với tổng doanh thu của ngành


Trong đó, với cấp độ DN: giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và tổng kim ngạch
được xác định bởi giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và tổng kim ngạch của doanh
nghiệp thuộc cùng ngành tương ứng; tổng doanh thu được xác định bằng tổng
doanh thu của ngành cấp 4 tương ứng. Với cấp độ ngành: giá trị xuất khẩu, nhập
khẩu và tổng kim ngạch, tổng doanh thu được xác định bằng tổng giá trị xuất khẩu,
nhập khẩu và tổng kim ngạch, tổng doanh thu của ngành cấp 2 tương ứng.


Ngoài ra, luận án sử dụng biến tương tác là tích số giữa biến tự do hóa
thương mại với biến giả loại hình doanh nghiệp, quy mơ doanh nghiệp, ngành để
đánh giá ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến ơ nhiễm môi trường so sánh
giữa loại hình doanh nghiệp, quy mơ doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.


Nhóm biến kiểm sốt đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm: loại hình doanh
nghiệp, được chia thành doanh nghiệp Ngồi nhà nước (khơng bao gồm DN FDI)
(DN ngoài NN), doanh nghiệp FDI (DNFDI), doanh nghiệp trong nước (DNNN)
(Tổng cục thống kê, 2015); quy mô doanh nghiệp, được chia thành doanh nghiệp
lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ (Chính Phủ,
2009); ngành nghề kinh doanh và tuổi của doanh nghiệp.


Đối với biến loại hình doanh nghiệp, hai biến giả được sử dụng là DNNN và
DN ngồi NN. Trong đó, các biến số được gán giá trị bằng 1 nếu là đối tượng khảo
sát và 0 nếu khác. DN FDI được lựa chọn làm cơ sở để so sánh.


Đối với biến quy mô doanh nghiệp, ba biến giả được sử dụng là DN siêu
nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Trong đó, cá biến số được gán giá trị bằng 1 nếu là đối


tượng khảo sát và 0 nếu khác. DN lớn được lựa chọn làm cơ sở để so sánh.


Sở dĩ NCS sử dụng loại hình doanh nghiệp và quy mơ doanh nghiệp làm nhóm
biến kiểm sốt là vì: với loại hình doanh nghiệp, NCS tiến hành kiểm định theo giả
thuyết H3; còn đối với quy mô doanh nghiệp, NCS tiến hành kiểm định theo giả
thuyết H4.


Tuổi doanh nghiệp được tính bằng hiệu số giữa năm điều tra khảo sát với
năm doanh nghiệp thành lập.


D<i>jt là biến kiểm soát của ngành j theo thời gian t, bao gồm: ngành sạch và </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

năm 1996, thì những ngành có chi phí giảm ơ nhiễm trên một đơn vị sản lượng cao
thì được cho là ngành bẩn (Min, 1996). Theo Vutha và Jalilian (Vutha và
Jalilian.H, 2008), các ngành công nghiệp được phân loại dựa trên tổng lượng chất
thải độc hại thải ra môi trường nước, khơng khí và đất trên 1 triệu USD sản lượng.
Các ngành công nghiệp có tổng lượng chất thải độc hại ra môi trường lớn hơn
1.500 pound/ 1 triệu USD sản lượng là ngành bẩn nhất; từ 500 - 1.500 pound/1
triệu USD sản lượng là ngành bẩn trung bình; bé hơn 500 pound/ 1 triệu USD sản
lượng là ngành ít bẩn (hay ngành sạch). Một phương pháp khác để phân biệt ngành
“bẩn” hay “sạch” là dựa vào cường độ ô nhiễm thực tế như trong nghiên cứu của
Wheeler và cộng sự năm 1998 (Mani và Wheeler, 1998). Trong nghiên cứu này,
những ngành có tải lượng ơ nhiễm lớn là ngành “bẩn”, những ngành có tải lượng ơ
nhiễm ít là ngành sạch. Cách phân loại này giúp ước lượng các chênh lệch ô nhiễm
liên ngành đồng thời kiểm soát được các đặc điểm doanh nghiệp khác nhau thuộc
ngành. Từ những lý thuyết trên, luận án sẽ sử dụng phương pháp phân loại ngành
của Wheeler năm 1998. Theo đó, NCS chia tải lượng ô nhiễm ngành cấp 4 làm 3
khoảng, khoảng các ngành có tải lượng ơ nhiễm lớn nhất là ngành bẩn và khoảng
các ngành có tải lượng ơ nhiễm thấp nhất là ngành sạch.



Các nhân tố về mặt địa lý, 6 biến giả sẽ được sử dụng để đại diện cho 7 vùng
kinh tế của cả nước là thành phố trung ương, Đồng bằng Sơng Hồng, Miền núi
phía Bắc, Duyên Hải, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long,
các biến giả được gán giá trị 1 nếu thuộc đối tượng nghiên cứu và 0 nếu khác,
trong đó thành phố trung ương được lựa chọn làm cơ sở để so sánh. Trong luận án
này, NCS sử dụng biến kiểm soát về mặt địa lý nhằm mục đích đánh giá q trình
phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam trong q trình tự do hóa thương mại.


<i><b>1.2.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HĨA THƯƠNG MẠI </b>
<b>TỚI Ơ NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, </b>


<b>CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM </b>


<b>3.1 Thực trạng tự do hóa thương mại ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở </b>
<b>Việt Nam </b>


<i><b>3.1.1 Quá trình cải cách thương mại của Việt Nam </b></i>


<i><b>3.1.2 Những yêu cầu về môi trường của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo </b></i>
<i><b>trong thương mại quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam </b></i>


<i><b>3.1.3 Tình hình tự do hóa thương mại ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở </b></i>
<i><b>Việt Nam </b></i>


<i>3.1.3.1 Thực trạng xuất nhập khẩu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt </i>
<i>Nam </i>


Từ năm 2007 đến 2014, khoảng cách nhập siêu của ngành công nghiệp chế


biến, chế tạo Việt Nam đang thu hẹp, đến năm 2014, cán cân xuất nhập của Việt
Nam đã gần cân bằng. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tới các nền kinh tế thu
nhập thấp và trung bình rất đa dạng. Liên minh Châu Âu (EU) và Bắc Mỹ (Hoa
Kỳ và Canada) trở thành thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, chủ yếu là
hàng dệt may, giày dép và thủy sản. Mặc dù thị phần ở Bắc Mỹ, EU chiếm
bình quân không đến 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng giá
trị xuất khẩu đến hai thị trường này mang lại gần 50% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam năm 2014.


<i>3.1.3.2 Thực trạng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp </i>
<i>chế biến, chế tạo ở Việt Nam </i>


Doanh nghiệp FDI ln là loại hình doanh nghiệp dẫn đầu về kim ngạch
<i>xuất khẩu (XK) của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. </i>


DN lớn cũng là những DN nhập khẩu và tham gia thị trường nhập khẩu
<i>nhiều nhất, đạt mốc 50.000 triệu USD năm 2012. </i>


<i>3.1.3.3 Thực trạng thuế quan của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt </i>
<i>Nam </i>


Hiện nay, để khuyến khích các doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam áp dụng
miễn thuế cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, một số rất nhỏ hàng hóa chịu thuế
<b>xuất khẩu là các loại tài nguyên. </b>


<b>3.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở </b>
<b>Việt Nam </b>


<i><b>3.2.1 Thực trạng các chính sách môi trường tác động tới ngành công nghiệp chế </b></i>
<i><b>biến, chế tạo trên thế giới và ở Việt Nam </b></i>



<i><b>3.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở </b></i>
<i><b>Việt Nam </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Năm 2006 lượng chất độc của ngành chỉ ở mức 220 tấn, nhưng đến năm
2014 con số này đã tăng lên 366 tấn. Như vậy, thương mại và ơ nhiễm chất độc
có mối quan hệ thuận chiều.


Lượng chất độc tăng đều trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc
ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo. DN ngồi Nhà nước là loại hình DN thải ra
<i>lượng chất độc cao nhất, hơn 200 tấn vào năm 2011 </i>


DN nhỏ là những DN gây ô nhiễm chất độc cao nhất cả về lượng thải và
<i>bình qn </i>


<i>3.2.2.2 Ơ nhiễm kim loại trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam </i>


Theo số liệu thống kê, ô nhiễm kim loại trong ngành công nghiệp chế biến,
<i>chế tạo ở Việt Nam gia tăng trong suốt khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014. </i>


DN ngoài Nhà nước là loại hình DN gây ơ nhiễm kim loại nhiều nhất, tăng
<i>từ 124 tấn năm 2006 lên 250 tấn năm 2011, sau đó giảm và giữ mức gần 220 tấn </i>


DN lớn là những DN có tải lượng ô nhiễm kim loại lớn nhất, từ 134 tấn năm
2006 tăng lên 226 tấn năm 2014


<i>3.2.2.3 Ơ nhiễm nước trong ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam </i>


Ô nhiễm nước trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam gia
tăng đều từ năm 2006 đến 2014.



DN ngồi Nhà nước là những DN gây ơ nhiễm mơi trường nước lớn nhất, tăng
<i>từ 138 tấn năm 2006 lên 233 tấn năm 2011, sau đó giảm nhưng khơng đáng kể. </i>


Ơ nhiễm nước trong ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam chịu
sự tác động lớn của các DN thuộc quy mô DN lớn.


<i>3.2.2.4 Ơ nhiễm khơng khí trong ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam </i>


Ô nhiễm mơi trường khơng khí gia tăng trong q trình tự do hóa thương
mại. DN ngồi Nhà nước là loại hình DN có tải lượng thải gây ơ nhiễm khơng khí
<i>nhiều nhất và tăng đều từ năm 2006 đến 2011, từ 408 tấn lên đến 671 tấn. </i>


DN lớn là quy mơ DN có tải lượng ô nhiễm nhiều nhất và bình qn ơ
<i>nhiễm cũng lớn nhất. </i>


<b>3.3 Đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ </b>
<b>ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam </b>


<i><b>3.3.1 Mô tả thống kê và tương quan biến </b></i>


<i>3.3.1.1 Mô tả thống kê </i>


<i><b>3.3.2 Kết quả ước lượng và phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới ơ </b></i>
<i><b>nhiễm mơi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp độ doanh nghiệp </b></i>
<i><b>ở Việt Nam </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

tăng, thì lượng thải các dạng chất độc, kim loại, nước và khơng khí từ ngành cơng
nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng giảm.



Tại cùng mức độ tự do hóa thương mại thì doanh nghiệp (DN) FDI gây ô nhiễm
môi trường nhiều hơn DN Ngoài Nhà nước và DN Nhà nước. Việt Nam dường như
đang là “nơi trú ẩn ô nhiễm” thông qua các dự án FDI.


<i><b>3.3.3 Kết quả ước lượng và phân tích về ảnh hưởng của tự do hóa thương mại </b></i>
<i><b>tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp độ </b></i>
<i><b>ngành ở Việt Nam </b></i>


Luận án đã phân loại ngành sạch, ngành bẩn dựa vào bộ dữ liệu cường độ ô
nhiễm công nghiệp của Ngân hàng thế giới và bộ dữ liệu Điều tra doanh nghiệp.
Phân loại ngành sạch, ngành bẩn chi tiết đến cấp độ 4 chữ số theo mã VSIC là bộ
dữ liệu chi tiết nhất hiện nay.


Tóm lại, kết quả ước lượng cấp ngành củng cố thêm cho kết quả ước lượng cấp
doanh nghiệp rằng tự do thương mại không làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam. Ngành bẩn là ngành gây ô nhiễm môi trường với tốc độ lớn hơn
ngành sạch. Đặc biệt, Việt Nam đang ưu tiên đầu tư, mở rộng quy mô các doanh nghiệp
thuộc ngành bẩn. Đây chính là hướng chuyển dịch cơ cấu đáng lo ngại ở nước ta. Vì
vậy, Chính phủ cần có chiến lược, lựa chọn ngành để hướng tới phát triển bền vững.


<b>3.4 Đánh giá kết quả chung </b>


<b>3.4.1 Kết quả nghiên cứu tác động tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi </b>
<b>trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam </b>


Tự do hóa thương mại khơng làm cho vấn đề môi trường trở nên trầm trọng
hơn là kết quả nghiên cứu định lượng. Điều này cũng được sự đồng thuận của các
chuyên gia mà NCS phỏng vấn. Bởi vì, trong quá trình tự do hóa thương mại các
quy định, chính sách mơi trường nhận được sự quan tâm và ưu tiên trong cả hai
lĩnh vực, thương mại và mơi trường. Những chính sách thương mại và môi trường


được thực hiện dưới góc độ Chiến lược, chương trình hành động quốc gia, quy
định, rào cản, pháp lệnh…


Trong q trình tự do hóa thương mại chính sách thương mại, môi trường đều
được ưu tiên ở mức độ cao và qua các giai đoạn: Ban hành chính sách, thực thi, bắt
buộc và tự nguyện. Chính sách môi trường, thương mại được ưu tiên, đổi mới qua các
giai đoạn.


Tự do hóa thương mại giúp nhận thức môi trường tăng lên, Việt Nam học hỏi được
nhiều kinh nghiệm của các quốc gia, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của FTA


<b>3.4.2 Hạn chế của tự do hóa thương mại tới ơ nhiễm môi trường từ ngành </b>
<b>công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

khả năng tài chính để đổi mới, đầu tư công nghệ.


Tự do thương mại thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam với tốc độ gia tăng
mạnh mẽ. Và lý thuyết đã chứng minh ô nhiễm dư cư từ các quốc gia phát triển
sang các quốc gia đang phát triển thông qua kênh FDI. Kết quả thực nghiệm ở
nghiên cứu này cũng cho thấy điều đó. Như vậy, FDI cũng gây ra tác động tiêu cực
cho môi trường ở Việt Nam.


<i><b>3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế </b></i>


Với mục tiêu phát triển kinh tế và trở thành nước công nghiệp vào năm
2020, vì vậy, một số động cơ khuyến khích kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến
môi trường.


Việt Nam đang thu hút nguồn vồn FDI, vì vậy, DN FDI được ưu ái hơn về
chính sách đầu tư. Thông thường các dự án FDI là các dự án quy mô lớn, nhưng lại


đang tập trung ở những ngành gây ô nhiễm sâu. Mặt khác, các dự án FDI được
phân biệt đối xử với chính sách mơi trường.


Về mặt công nghệ, hệ thống quy chuẩn môi trường Việt Nam chưa kiểm
soát hết giá trị thông số cao, số lượng thơng số ít hơn các nước. Đánh giá công
nghệ khơng có sự sàng lọc, cơng nghệ sản xuất khơng có rào cản, ngưỡng để kiểm
sốt. Việt Nam cần ưu tiên kiểm sốt các ngành gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm
trọng, cần có các u cầu về bảo vệ môi trường cao và tập trung vào các ngành gây ô
nhiễm môi trường lớn.


Cơ sở hạ tầng và sự phát triển thiếu quy hoạch cũng là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường cục bộ giữa các vùng trong cả nước. Vì vậy, cần có các chính
sách để phân bổ lại các khu công nghiệp trên cả nước.


<b>CHƯƠNG 4 </b>


<b>ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐỂ GIẢM THIỂU Ô </b>
<b>NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ </b>


<b>TẠO TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM </b>
<b>4.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế liên quan đến thương mại và môi trường </b>
<b>4.2 Định hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế </b>
<b>biến, chế tạo trong bối cảnh tự do hóa thương mại ở Việt Nam </b>


Trong bối cảnh tự do thương mại, Việt Nam lồng ghép các nội dung bảo vệ
môi trường vào Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa ngành cơng nghiệp chế biến,
chế tạo, lựa chọn mơ hình, gắn tăng trưởng với chống ơ nhiễm mơi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu hướng tới quan điểm phát triển bền vững.


<b>4.3 Một số giải pháp chính sách để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ ngành công </b>


<b>nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh tự do hóa thương mại ở Việt Nam </b>


<i><b>4.3.1 Hồn thiện các chính sách mơi trường và thương mại trong bối cảnh tự do </b></i>
<i><b>hóa thương mại </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Nam. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng được cơ hội của quá trình tự do hóa thương
mại để phát triển kinh tế nhưng đồng thời hạn chế được những tác động tiêu cực
của nó đối với các vấn đề xã hội và mơi trường. Do đó, cần thiết phải có sự phối
hợp chính sách trong phát triển thương mại và bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn
đầu của quá trình cơng nghiệp hóa.


Về phía Chính phủ:


- Điều chỉnh các chính sách thương mại phù hợp với các chuẩn mực thương
mại quốc tế;


- Có các biện pháp hữu hiệu và kịp thời ngăn ngừa và đối phó với nguy cơ ơ
nhiễm mơi trường qua biên giới;


- Bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên không tái tạo
khác, hạn chế ô nhiễm do tăng trưởng nóng của nền kinh tế;


- Đáp ứng các yêu cầu môi trường đối với sản phẩm để nâng cao khả năng
tiếp cận thị trường;


- Quản lý chặt chẽ thị trường trong nước để hạn chế đến mức tối đa ảnh
hưởng đối với môi trường do đẩy mạnh sản xuất;


- Thực thi triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp
chặt chẽ và quết liệt;



- Hợp nhất các mục tiêu môi trường vào cơng tác kế hoạch hóa của quốc gia,
các ngành, các tỉnh, cũng như kế hoạch hóa phát triển các đô thị;


- Chuyển dần quản lý môi trường từ chủ yếu bằng các mệnh lệnh hành chính
sang, về cơ bản, các biện pháp kinh tế. Quản lý bằng mệnh lệnh hành chính nên
được áp dụng đối với những khu vực mà tình trạng ơ nhiễm đã lên tới mức báo
động;


Về phía doanh nghiệp:


- Thường xuyên cập nhật thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường từ
các nước nhập khẩu;


- Chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng quy trình sản xuất chế
biến đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường trong nước và quốc tế;


- Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao khả năng
tiếp cận thị trường xuất khẩu, tăng cơ hội tham gia vào ch̃i cung ứng bền vững
tồn cầu.


Về phía người lao động và người tiêu dùng:


Cần nâng cao nhận thức cộng đồng, người lao động trong công tác bảo vệ
môi trường là điều cần thiết. Vì yếu tố đầu vào lao động ảnh hưởng lớn tới ô nhiễm
môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất. Do đó, cần có những chương trình
giáo dục, đào tạo, truyền thông bắt buộc về bảo vệ môi trường cho người lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

chỉ dùng để xuất khẩu mà chưa đến được với người dân Việt Nam.



Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng hài hòa giữa chính sách thương mại và môi
trường đáp ứng các quy định về môi trường trong thương mại quốc tế trong các
chiến lược. Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2011 - 2020, định
hướng tới năm 2030 theo Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 đã đề ra mục
tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các
sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có
hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với mơi trường và việc giảm dần
nhóm hàng nhiên liệu, khống sản thơ.


Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiên dùng bền vững giai
đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 theo quyết định số 76/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 01 năm 2016 đưa ra mục tiêu về xuất khẩu bền
vững với việc nâng dần tỷ trọng sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường trong cơ cấu
xuất khẩu.


<i><b>4.3.2 Tái cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo chiều hướng hạn </b></i>
<i><b>chế phát triển các ngành công nghiệp bẩn </b></i>


Trong q trình tự do hóa thương mại, đề án tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt
Nam cần hạn chế phát triển các ngành cơng nghiệp bẩn. Theo mơ hình tăng trưởng
và theo định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cũng như kết quả
nghiên cứu thì Việt Nam đang ưu tiên phát triển các ngành cơng nghiệp “bẩn” vì
vậy Chính sách quản lý mơi trường cần ưu tiên quản lý và can thiệp đối với các
ngành công nghiệp bẩn. Theo kết quả đánh giá, đã xác định được thành phần môi
trường ô nhiễm, ngành ô nhiễm và khu vực ô nhiễm trong ngành cơng nghiệp chế
biến, chế tạo. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề môi trường cần tiếp cận dưới nhu
cầu của quốc gia để xác định thành phần ô nhiễm quan trọng nhất, các doanh
nghiệp, khu vực cho sự ưu tiên. Với nguồn lực và khả năng có hạn Chính phủ
khơng thể thực hiện khắp cả nước mà cần phải có sự ưu tiên. Các ngành gây ô


nhiễm nhất cần phải có một khn khổ chính sách tốt và chương trình xử lý tại
chỡ. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi sự củng cố, liên tục, điều chỉnh và quản lý một cách
hiệu quả hơn các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Do vậy, với nguồn lực và tài
chính có hạn nên ưu tiên tập trung xử lý và kiểm sốt ơ nhiễm độc hại, vì đây là
vấn đề nghiêm trọng không chỉ hiện tại mà còn là tương lai của Việt Nam. Để xử
lý và kiểm sốt độc hại trong cả nước thì Chính phủ sẽ phải chi một khoản tiền rất
lớn nhưng cần thiết và nếu so với vấn đề sức khỏe, năng suất mà con người phải
đối mặt với ô nhiễm thì đây còn là chi phí ít tốn kém hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

phát triển xuất khẩu.


<i>Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thân </i>
thiện với môi trường trong ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó cần
xử lý nghiêm những doanh nghiệp sử dụng, nhập khẩu công nghệ lạc hậu, gây tổn
hại đến môi trường.


Việt Nam chưa có chính sách, biện pháp thỏa đáng nhằm khuyến khích
doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng hóa
xuất khẩu. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu môi trường
đối với hàng hoá xuất khẩu đang là thách thức đối với các doanh nghiệp nước ta
hiện nay.


<i><b>4.3.3 Đặt chính sách môi trường trong đàm phán FDI </b></i>


Việt Nam cần có các chính sách tăng cường quản lý mơi trường trong chính
sách thu hút vốn đầu tư cũng như các DN FDI. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy,
Việt Nam đang là quốc gia “trú ẩn ô nhiễm” thông qua các dự án FDI. Việt Nam
đang theo đuổi mục tiêu trở thành nước cơng nghiệp vào năm 2020, vì vậy, các
chính sách khuyến khích kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài chưa thực sự chú trọng
đến công tác bảo vệ môi trường. Thật vậy, Việt Nam cần hạn chế những dự án FDI


gây ô nhiễm môi trường sâu. Vị trí địa lý để thực hiện những dự án FDI cũng là
điều rất quan trọng, quy hoạch tổng để phòng ngừa các sự cố mơi trường xảy ra.
Bên cạnh đó, cần thẩm định công nghệ trước quá trình thực hiện dự án, tránh
những công nghệ lạc hậu đội lốt đầu tư. Mặt khác, trên thực tế, nước sở tại khơng
có thẩm quyền trong cơng tác quản lý môi trường ở các doanh nghiệp FDI cũng là
bất cập rất lớn.


Ngồi ra, cần co chính sách, tỷ lệ ký quỹ, bảo hiểm đối với các dự án khai
thác khoáng sản là rất cần thiết để hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên.


Chính phủ có nhiều biện pháp tập trung chỉ đạo nhưng do nhiều nguyên
nhân khác nhau, thực trạng ô nhiễm môi trường, những yếu kém, thách thức vẫn
hiện hữu, chưa có biện pháp giải quyết tập trung ở mọi cấp, mọi ngành, nhất là các
địa phương đang là cơ quan quản lý, cấp giấy phép trực tiếp các dự án đầu tư.
Thực tế ở nước ta thời gian qua cho thấy việc cấp phép cho các dự án đầu tư nước
ngoài (FDI) đã được phân cấp mạnh về các tỉnh và khơng ít tỉnh đã chạy theo tốc
độ tăng trưởng GDP cao và chấp nhận các dự án FDI khai thác tài nguyên giá rẻ,
với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bị người dân phản
ứng mạnh mẽ. Ngồi ra phải có chế tài và khung rõ ràng, chấm dứt ưu đãi tài
nguyên giá rẻ, tăng cường giám sát các doanh nghiệp FDI về tuân thủ các tiêu chí
bảo vệ mơi trường khói bụi, nước thải, tiếng ồn ngay từ khâu thiết kế và lựa chọn
công nghệ đến thi cơng vận hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng để phát triển bền vững thì cần phải biết nói khơng
với những dự án FDI có tác động xấu đến môi trường. Việc thu hút đầu tư nước
ngồi phải giảm thiểu tác động tới mơi trường.


<i><b>4.3.4 Hồn thiện chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa ngành cơng nghiệp chế </b></i>
<i><b>biến, chế tạo theo hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững </b></i>



Mặc dù, chính sách thuế quan của Việt Nam đã sửa đổi theo hướng hội nhập,
thúc đẩy xuất nhập khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời đã có tác dụng
nhất định đối với việc bảo vệ môi trường. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của
nước ta được hưởng mức thuế xuất khẩu gần như bằng không (0%).


Việt Nam phải từng bước lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các
chính sách phát triển được xác định trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoach,
chương trình phát triển xuất nhập khẩu.Trong chính sách xuất khẩu chú trọng đến
các sản phẩm tiêu thụ ít nguyên liệu, năng lượng, ít gây ơ nhiễm.Nhập khẩu hàng
hóa chú trọng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và công nghệ phục vụ sản
xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.


Áp lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu đã có những tác động tích cực
buộc các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất
thân thiện môi trường, xuất khẩu tạo thêm nguồn lực tài chính để phục hồi và tái
tạo mơi trường. Nhập khẩu hàng hóa đã chú trọng ngun nhiên vật liệu, máy móc
thiết bị và cơng nghệ phục vụ sản xuất trong nước.Ý thức chấp hành các quy định
môi trường của doanh nghiệp đã được nâng lên, số doanh nghiệp triển khai áp
dụng tiêu chuẩn ISO 14000 vào quá trình sản xuất ngày càng nhiều.


Tuy nhiên, chính sách thuế quan chưa xác định đúng giá trị thực của tài
nguyên trong cấu thành sản phẩm xuất khẩu, mức thuế xuất khẩu đối với một số
mặt hàng chưa có tác dụng răn đe, hiện tượng xuất khẩu khoáng sản ồ ạt vẫn còn
xảy ra.Nhiều loại tài nguyên khác hẳn nhau về giá trị cũng như mức độ tác động
môi trường vẫn được xếp cùng một nhóm và chịu một khung thuế.


Chính vì vậy, NCS đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện chính sách xuất nhập
khẩu theo hướng bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững:



Việt Nam cần hồn thiện chính sách thuế theo hướng kết hợp điều chỉnh
chính sách thuế xuất nhập khẩu và hệ thống thuế nội địa nhằm đáp ứng các yêu cầu
cam kết hội nhập và bảo vệ môi trường.


Việt Nam cần hoàn thiện các chính sách phi thuế theo ngun tắc khơng bóp
méo thương mại và nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường.


Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng các quy định và tiêu chuẩn đối với
sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, hình thành rào cản kỷ thuật của Việt Nam nhằm
hạn chế và ngăn ngừa việc nhập khẩu hàng kém chất lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

thức của các nhà sản xuất, xuất khẩu về các loại rào cản của các nước nhập khẩu
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hóa, tránh rủi ro
cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.


<i><b>4.3.5 Quy hoạch vùng gắn liền với công tác bảo vệ các thành phần mơi trường </b></i>
<i><b>ưu tiên </b></i>


Chính phủ Việt Nam cần có chính sách quy hoạch vùng. Theo kết quả
nghiên cứu, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
là ba khư vực được nhận thấy ô nhiễm nhất. Để giải bài tốn quy hoạch, khơng tập
trung vào ba khu vực nói trên thì Chính phủ cần có giải pháp chung cho các khu
vực kinh tế khác, như: giải pháp về huy động nguồn lực, định hướng đầu tư vào
các ngành chủ lực và dự án trọng điểm, ưu đãi về thuế đất, tạo dựng sự phối hợp và
liên kết phát triển trong vùng. Bên cạnh đó, các khu vực cịn lại cần phải tạo lập
mơi trường đầu tư hấp dẫn, có chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhận lực địa
phương.


Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chính sách quản lý mơi trường ưu tiên đối với
các thành phần môi trường. Trong luận án này, NCS lựa chọn ô nhiễm chất độc, ô


nhiễm kim loại, ô nhiễm nước và ô nhiễm khơng khí để đánh giá tác động của tự
do hóa thương mại lên ơ nhiễm mơi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Kết quả thực nghiệm cũng như thực trạng đều cho thấy, tình trạng ơ nhiễm của bốn
thành phần môi trường này đang là vấn đề báo động ở Việt Nam. Tải lượng ô
nhiễm của bốn thành phần này gia tăng cùng với quá trình tự do hóa thương mại.
Vì vậy, cần nâng tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải y tế, nước thải sinh
hoạt và công nghiệp đúng quy ch̉n; đối với khí thải cần giám sát cơng nghệ, q
trình xử lý các doanh nghiệp, khu cơng nghiệp chặt chẽ hơn.


Thực trạng cho thấy, q trình cơng nghiệp hóa đang làm cho nguồn nước
mặt từ sông, ao hồ của Việt Nam lâm vào tình trạng ơ nhiễm trầm trọng. Rất nhiều
hệ thống sông đã trở thành sông chết. Mặc dù Chính phủ đã có đề án cải thiện các
hệ thống sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai, nhưng các hệ thống sông này hiện tại
vẫn nằm trong tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng.


Trong báo cáo phân tích hiện trạng mơi trường khơng khí xung quanh Bộ
Tài nguyên và Môi trường (2014), cho thấy, ơ nhiễm khơng khí tập trung ở các đô
thị phát triển, các khu, cụm công nghiệp. Một số ngành cơng nghiệp như ngành
khai khống, nhiệt điện, xi măng…đang hoạt động vẫn tiếp tục phát thải vào mơi
trường khơng khí một lượng bụi lớn, đây là những ngành được chia vào nhóm
ngành cơng nghiệp bẩn trong luận án này (Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2014).


Vì vậy sự cần thiết đối với Chính phủ Việt Nam là phải ưu tiên tập trung giải
quyết những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay như nước và khơng khí.


<b>4.4 Kiến nghị </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

các hoạt động xúc tiến thương mại thông thường, còn rất cần sự trợ giúp của Nhà
nước trong việc đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa
phương với các quốc gia, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng


cơng nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế
giới; kịp thời trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp thương
mại. Lĩnh vực đầu tư, không đầu tư dàn trải vào tất cả các ngành, các lĩnh vực; tập
trung tối đa vào một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng
trưởng, xây dựng thương hiệu mạnh và chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong
nước và nước ngoài, hạn chế mở rộng quy mô các ngành công nghiệp bẩn. Tiếp tục
đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngồi nhưng cần có chính sách quản lý mơi trường,
đổi mới cơng nghệ, đổi mới quản lý. Có chính sách ưu tiên thu hút những nhà đầu
tư chiến lược, những dự án có quy mô lớn trong ngành công nghiệp sạch, công
<b>nghệ cao, công nghệ sạch, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ. </b>


Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nói chung và cơng nghiệp nói riêng
đang phát triển mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực khoa học và công nghệ đã có những
bước tiến vượt bậc, để phát triển, Việt Nam cần phải đổi mới toàn diện, sâu sắc cả
nhận thức lý thuyết lẫn hành động chính sách về cơ cấu kinh tế, khoa học công
nghệ, quản lý kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia.


<b>KẾT LUẬN </b>


Trong bối cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì việc tăng cường hội
nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại với các quốc gia trên thế giới
được xem là bước đi có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển
nên kinh tế thị trường ở Việt nam.


Nghiên cứu thực nghiệm của luận án đánh giá tác động của tự do hóa thương
mại tới ơ nhiễm mơi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam đã
chỉ ra rằng, hầu hết các biến của tự do thương mại đều có ý nghĩa thống kê ở mức
10%. Chứng tỏ rằng, hầu hết những thay đổi của tự do thương mại đều ảnh hưởng
đến ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.



Trước hết là chỉ tiêu tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nhập khẩu và tỷ lệ tổng kim ngạch
có tác động ngược chiều với ô nhiễm môi trường ở cả cấp doanh nghiệp cũng như
cấp độ ngành. Kết quả này đúng với thực tiễn, bởi khi tham gia các hiệp định
thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao công nghệ, chất
lượng sản phẩm để xuất khẩu những sản phẩm đạt tiêu chuẩn với thị trường quốc
tế, người tiêu dùng khắt khe. Như vậy, tự do hóa thương mại khơng làm trầm trọng
thêm vấn đề môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.
Kết quả này không ủng hộ giả thuyết H1 cũng như các nghiên thực nghiệm trước
đây ở Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

nhất, đồng thời cũng là loại hình DN gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong hầu
<i>hết thành phần của môi trường. Kết quả này phù hợp với lý thuyết kinh tế, ủng hộ </i>


<i>giả thuyết H3 và một lần nữa ủng hộ lý thuyết các nước đang phát triển là “nơi trú </i>


ẩn ô nhiễm” của Ederington và cộng sự; Rober Hoffmann; Grossman và Krueger.
Bên cạnh đó, kết quả ước lượng trong luận án cho thấy, DN lớn là DN gây ô
nhiễm môi trường nhiều nhất trong hầu hết các thành phần môi trường được xét
<i>đến. Kết quả này ủng hộ giả thuyết H4. Mặc dù, DN lớn chỉ chiếm tỷ lệ 6% trong </i>
tổng số DN ở Việt Nam và DN thuộc ngành bẩn. Vì vậy, Việt Nam khơng nên dựa
vào lợi thế so sánh của mình để tăng quy mô doanh nghiệp. Thực tế, các doanh
nghiệp có quy mơ lớn ở Việt Nam như: dệt may, giày da, hóa chất, sắt thép… là
những doanh nghiệp phát triển dựa vào nguồn lao động giá rẻ. Do đó, ngồi chính
sách vĩ mơ để quản lý đầu tư, cơng nghệ, chiều sâu thì các quy định về xử lý chất
thải tại các khu công nghiệp và người lao động cũng rất cần thiết để có thể giúp
giảm ơ nhiễm cơng nghiệp.


Mặt khác, ở cấp độ ngành, kết quả ước lượng của luận án cho thấy, tốc độ
gây ô nhiễm môi trường của ngành bẩn lớn hơn rất nhiều lần ngành sạch trong
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Kết quả này phù hợp với lý


<i>thuyết kinh tế và ủng hộ giả thuyết H2. Để thực hiện mục tiêu trở thành nước </i>
công nghiệp vào năm 2020, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách cơ
cấu ngành hợp lý. Bởi theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, Việt Nam đang
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ở những ngành bẩn. Thật vậy, dệt may, sản xuất
thép, sản xuất giấy, sản xuất xi măng… là những ngành có tỷ lệ hàng hóa xuất
khẩu lớn ở Việt Nam. Như vậy, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách
để cải cách thương mại song song với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.


Cuối cùng, khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long
và Đông Nam Bộ được nhận thấy là những vùng ô nhiễm nhất ở Việt Nam.
Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách quy hoạch lại các khu cơng nghiệp,
khuyến khích các vùng kinh tế khác phát triển. Song song với điều này thì
Chính phủ cũng cần có các chính sách, chế tài để khắc phục môi trường hiện
trạng ở các khu cơng nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN </b>



1. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017), Tự do hóa thương mại tác động tới ô nhiễm môi
<i>trường ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, </i>
Số 15, May-17


2. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Mai Phương (2017), Ô nhiễm khơng khí từ
ngành cơng nghiệp sản xuất ở Việt Nam trong q trình tự do hóa thương mại và hội
nhập, Hội thảo cấp trường “Hội nhập và Tăng trưởng bao trùm ở Khu vực Châu Á
Thái bình dương”, 2017


3. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Mai Phương (2017), Impact of trade
liberalization and FDI on Environmental pollution in Vietnam manufacturing
industry , The 2nd Kobe University - Foreign Trade University Cooperation
Symposium, Kobe University, Japan.



4. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Mai Phương (2017), Impact of trade
liberalization and FDI on Water in Vietnam Manufacturing industry, 13th
International Conference on Humanities and Social Sciences (IC-HUSO2017),
Thailand.


5. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Mai Phương (2017), The impact of green
investing on the performances of enterprises in Vietnam: a study using both
quantitative and qualitative methods, 13th International Conference on Humanities
and Social Sciences (IC-HUSO2017), Thailand.


6. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đinh Đức Trường (2016), Effects of Trade Liberalisation
<i>on the Environment in the Manufacturing Sector in Vietnam, 12th International </i>


<i>conference on Humanities and Social Siences (IC-HUSO) 2016.14-15 /11/2016 </i>


7. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Mai Phương (2016), Trade and environment in
the field of fisheries: the situation in Vietnam and lessons from some ASEAN
<i>countries. International conference "Beyond AEC: Implications for Co-operation </i>


</div>

<!--links-->

×