Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.26 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU </b>



<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang diễn ra sôi nổi và nhanh


chóng, nhiều quốc gia và nhiều công ty đang có nhu cầu mở rộng đầu tư ra các nước


khác. “Đối với các nước đang phát triển và khả năng tích lũy vốn trong nước cịn thấp như


Việt Nam thì cần phải thu hút vốn từ bên ngồi cho đầu tư phát triển, trong đó thu hút đầu


tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một tất yếu khách quan.”


Sau gần 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, cùng với sự ra đời của Luật Đầu tư


nước ngoài tại Việt Nam vào năm 1987 và lần sửa đổi gần nhất là Luật Đầu tư năm 2014,


việc thu hút FDI ngày càng thể hiện “vai trị quan trọng và có những đóng góp đáng kể đối


với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam” nói chung cũng như các địa phương nói


riêng, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh.


Là một tỉnh có nhiều thế mạnh trong thu hút FDI do có vị trí thuận lợi, nguồn nhân


lực dồi dào, giá nhân công rẻ, thuận tiện trong việc mở rộng các hoạt động giao dịch ở


nhiều lĩnh vực với các địa phương khác, Hà Tĩnh đã “thu hút được nhiều nhà đầu tư nước


ngoài” và tăng liên tục qua các năm. Tính đến năm 2015, Hà Tĩnh đã thu hút 64 dự án FDI



đến từ 12 nước và vùng lãnh thổ khác nhau với số vốn hơn 11 tỷ Đơ la Mỹ (USD), “đóng


góp một phần không nhỏ vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà


Tĩnh”.


Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên đây là sự cố gắng nỗ


lực của công tác quản lý nhà nước (QLNN) trên địa bàn tỉnh. Dựa trên các chính sách thu
hút đầu tư chung, Hà Tĩnh đã cụ thể hóa thành các chính sách của tỉnh nhằm tạo ra mơi
trường đầu tư thơng thống hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư vào địa
phương.


Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, cơng tác QLNN về đầu tư trực


tiếp nước ngồi của tỉnh vẫn cịn một số hạn chế bất cập, như: chỉ chú trọng vào việc thu


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nghiệp FDI sau cấp phép chưa được quan tâm thích đáng; Vẫn cịn các dự án FDI không


đạt hiệu quả đầu tư; Một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: trốn


thuế, tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trường …Những hạn chế trên đã ảnh hưởng nhất


định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã


thực hiện, đồng thời làm suy giảm sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác.


Thực trạng trên đây đã đặt ra rất nhiều vấn đề cho phía cơ quan QLNN của tỉnh,



cụ thể là Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Tĩnh. Đó là “làm thế nào để tăng cường quản


lý các doanh nghiệp FDI nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu


cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh” ?


<i><b>Từ những lý do trên đây, nên tôi chọn đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước đối </b></i>


<i><b>với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” </b></i>


cho luận văn thạc sĩ của mình.


<b>2. Tổng quan nghiên cứu đề tài </b>


Đề tài về QLNN đối với doanh nghiệp FDI đã được nhiều nhà khoa học và các


hoạt động thực tiễn nghiên cứu. Dưới đây là một số cơng trình tiêu biểu:


<i>- Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với </i>


<i>doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng” của Phan Thị </i>


Thanh Hải (2006) đã tập trung nghiên cứu “các vấn đề lý luận và thực trạng về công tác


QLNN đối với các doanh nghiệp FDI, từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác
QLNN đối với loại hình doanh nghiệp này, nhưng mới chỉ thực hiện trên địa bàn thành


phố Đà Nẵng và thời gian nghiên cứu từ năm 2006”, chưa được cập nhật những thông tin


<b>mới về QLNN đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài. </b>



<i>- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị “Hồn thiện quản lý nhà nước đối với doanh </i>


<i>nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Phú Thọ” của Nguyễn Thị Hải Yến (2012), </i>


Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, đã có những phân tích sâu sắc


về lý luận chung đối với QLNN, đồng thời đánh giá thực trạng QLNN đối với doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

giải pháp hoàn thiện QLNN đối với loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới. Tuy


nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


<i>- Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có </i>


<i>vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Thị Vui (2013), Trường </i>


Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, “đã tập trung nghiên cứu thực trạng công tác


QLNN đối với các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh, từ đó đưa ra một số giải pháp


hồn thiện QLNN đối với loại hình doanh nghiệp này đến năm 2020”. Với cơng trình này,


tác giả đã có nhiều cập nhật về số liệu cũng như các cơ sở lý luận về đầu tư, tuy nhiên


cơng trình cũng chỉ phân tích thực trạng tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh.


<i>- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh “Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển </i>


<i>giá của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội” của Bùi Đình Sa (2013), Viện Đại học Mở Hà </i>



Nội dựa trên cơ sở lý luận chung về hoạt động chuyển giá và thực trạng hoạt động


chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội đã đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát


hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Như vây cơng trình mới chỉ tập


trung nghiên cứu về giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI


trên địa bàn Hà Nội, là một khía cạnh nhỏ, riêng biệt trong công tác QLNN đối với các


doanh nghiệp FDI trên địa bàn cấp tỉnh.


<i>- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Tĩnh” của Bùi </i>


Thị Thủy Ninh (2015), Trường ĐH Vinh, đã đề cập tới thực trạng FDI tại tỉnh Hà Tĩnh


giai đoạn 2007 – 2013, từ đó đưa ra các định hướng cũng như “một số giải pháp nhằm


tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”. Cơng trình nghiên cứu đã có nhiều


cập nhật về số liệu FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vào năm 2014, tuy nhiên đề tài mới chỉ


phân tích về tình hình thu hút FDI của Hà Tĩnh những năm gần đây, chứ chưa đi sâu


nghiên cứu về công tác QLNN đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


“Như vậy, cho đến nay chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu đầy đủ, hệ thống


về QLNN đối với các doanh nghiệp FDI trên địa tỉnh Hà Tĩnh”, trong đó chủ thể thực



hiện QLNN là: UBND tỉnh Hà Tĩnh. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài này để thực hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài </b>


Trên cơ sở vận dụng lý luận để phân tích và đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất


một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường QLNN đối với các doanh nghiệp FDI trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.


<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài </b>


<i><b>* Đối tượng nghiên cứu đề tài: </b></i>“Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về QLNN đối


với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.”


<i><b>* Phạm vi nghiên cứu đề tài: </b></i>


<i>- Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh </i>


<i>- Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng giai đoạn 2011- 2015, đề xuất các giải </i>


pháp, kiến nghị nhằm tăng cường QLNN đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh cho giai đoạn 2016-2020.


<i>- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp FDI trên </i>
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do tỉnh quản lý. Chủ thể quản lý là UBND tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn


tập trung nghiên cứu 5 nội dung quan trọng về QLNN đối với các doanh nghiệp FDI



gồm: “(i) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư; Lập và công


bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương ;(ii) Tổ chức và thực hiện hoạt động


xúc tiến đầu tư; (iii) Chủ trì tổ chức việc đăng ký đầu tư, thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu


hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; (iv) Tổ chức


thực hiện việc giải phóng mặt bằng cho các dự án thuộc doanh nghiệp FDI; (v) Kiểm tra,


thanh tra và giám sát hoạt động doanh nghiệp FDI; (vi) Giải quyết các khó khăn, vướng


mắc của nhà đầu tư; kiến nghị giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.”


<b>5. Phương pháp nghiên cứu luận văn </b>


Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm phương pháp phân


tích, so sánh, thống kê và tổng hợp. Đồng thời, luận văn thu thập dữ liệu thứ cấp từ giáo


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>6. Kết cấu luận văn </b>


Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3


chương cụ thể như sau:


<i>Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn </i>
<i>đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh </i>


<i>Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư </i>



<i>trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh </i>


<i>Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các </i>


<i>doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

×