Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Đề cương ôn tập ngữ văn 9 học kì 2 năm học 2019 – 2020 trường THCS Bình Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.19 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THCS BÌNH PHÚ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII NĂM HỌC 2019-2020</b>
<b>TỔ: VĂN- KTPV NGỮ VĂN LỚP 9</b>


<b> THỜI GIAN: TUẦN 20à 31</b>


<b>I. PHẦN VĂN BẢN.</b>


<b>1. Văn học hiện đại Việt Nam:</b>
<b>a. Thơ hiện đại:</b>


- Học thuộc phần tác giả: Thanh Hải, Viễn Phương, Hữu Thỉnh, Y Phương,


- Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các bài thơ Con cò, Mùa xuân nho nhỏ,
Viếng Lăng Bác, Sang thu, Nói với con của các tác giả trên.


<b>b. Truyện hiện đại:</b>
- Bến quê


- Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê
<b>2. Câu hỏi ứng dụng</b>


<i><b>Câu 1. Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm Văn bản: "</b><b>Viếng lăng Bác"</b></i>
<b>Trả lời</b>


<b> a. Tác giả: Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn (1928-2005), quê ở tỉnh An Giang . Là</b>
cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mỹ.


<b> b. Tác phẩm: Bài thơ được viết 4-1976, sau ngày thống nhất đất nước, lăng Chủ Tịch Hồ</b>
Chí Minh cũng vừa khánh thành. Tác gỉả từ miền Nam ra thăm miền Bắc rồi vào viếng lăng Bác.
<i><b>Bài thơ in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)</b></i>



<b> c. Nội dung và nghệ thuật:</b>


<b> * Nội dung Thể hiện lịng thành kính chân thành của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác khi</b>
vào lăng viếng Bác.


<b> * Nghệ thuật:</b>


- Giọng điệu trang trọng thiết tha


- Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp gợi liên tưởng
- Sử dụng điệp từ, điệp ngữ.


<b>Câu 2: Chép nguyên văn khổ thơ đầu của bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Cho biết</b>
nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ đó.


<b>Trà lời</b>


<i>Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác</i>


<i>Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát</i>


<i>Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam</i>


<i>Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng</i>


NT: Ẩn dụ tượng trương, dùng từ xưng hơ “con”, nói tránh , nói giảm , thán tư “ơi”.


<i><b>Câu 3. Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm Văn bản: "</b><b>Sang thu"</b></i>


<b> a.Tác giả: Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh (1942). Quê: Huyện Tam Dương, tỉnh</b>


Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông viết nhiều,viết
hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.


<i><b> b. Tác phẩm: Sáng tác cuối năm 1977, in trong tập thơ: “Từ chiến hào đến thành phố”</b></i>
( Xuất bản 1991)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

để từ đó ra sức học tập...


<b>Câu 4: Chép khổ thơ cuối bài Sang thu của Hữu Thỉnh. Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật</b>
của khổ thơ.


<b>Trả lời</b>


<i>Vẫn còn bao nhiêu nắng</i>
<i>Đã vơi dần cơn mưa</i>
<i>Sấm cũng bớt bất ngờ</i>
<i>Trên hàng cây đừng tuổi”</i>


Dùng từ chỉ định lượng “vẫn còn” và “vơi dần”, “cũng bớt” tất cả ngày một nhạt đi, chứ không
như cái nắng gay gắt, chói chan cùng cơn mưa ào, xối xả của một mùa hạ sôi động nữa. Bằng
nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng
để ta phải suy ngẫm:


<i>“Sấm cũng bớt bất ngờ</i>
<i>Trên hàng câu đừng tuổi.”</i>


“Sấm” –hiện tượng đặc trưng củathiên nhiên, “cây đứng tuổi” –là những cái cây đã nhiều tuổi vì
sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn
đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vịng đời luôn thay
đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và


vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã
nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi
họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó thì sẽ khơng xao động hay lung lay trước những biến cố
của vịng xốy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên
sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống
lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cỏi nước
nhà.


<b>Câu 5: Những hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” trong bài thơ Viếng lăng Bác </b>
của Viễn Phương có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối
với Bác Hồ.


<b>Trả lời</b>


Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho
câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm
bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời
xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời
sống của mỗi cá nhân con người.


<b>Câu 6. Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm Những nôi sao xa xôi</b>
<b>Trả lời: Tác giả</b>


- Lê Minh Khuê sinh năm 1949. Quê quán: Tĩnh Gia- Thanh Hóa
- Sự nghiệp sáng tác


- Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong chống Mĩ.
+ Vào năm 1967, tác giả có những bài báo đầu tiên và năm 1969 bà bắt đầu viết vă
+ Ngoài việc viết văn bà cịn từng làm phóng viên cho nhiều báo đài



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Phong cách sáng tác: Bà viết truyện ngắn với một ngịi bút giàu nữ tính, miêu tả tinh tế, đặc
sắc


<b> Tác phẩm: Truyện ngắn “Nhưng ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến</b>
chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường
Sơn


<b>Câu 7: Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.</b>


Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong: Thao, Phương
Định và Nho của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống
Mĩ. Họ làm thành một tổ trinh sát mặt đườnglàm nhiệm vụ phá bom, đo khối lượng đất đá lấp vào
hố bom thơng đường cho đồn xe ra mặt trận.Cơng việc vơ cùng khó khăn và gian khổ, họ luôn
phải đối mặt với cái chết nhưng chưa bao giờ mất đi niềm vui, sự hồn nhiên của tuổi trẻ, những
giây phút mơ mộng. Họ yêu thương và gắn bó với nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Trong một
lần phá bom, Nho bị thương, đồng đội hết sức lo lắng, chăm sóc cho cơ rất tận tình. Cuối truyện,
một trận mưa sao băng vụt qua trên cao điểm đã gợi trong lòng Phương Định những khát khao
hoài niệm.


<b>Câu 8. Nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi</b>


<b> Nội dung: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm</b>
hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh
niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ
trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.


<b> Nghệ thuật: Truyện ngắn có cách kể chuyện tự nhiên: ngôi kể thứ nhất - Phương Định kể</b>
chuyện làm tăng tính chân thực, ngơn ngữ truyện sinh động, trẻ trung, nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ xuất sắc



<b>Câu 9: mạch cảm xúc qua bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.</b>
<b>Trả lời</b>


- Dòng cảm xúc được khơi nguồn từ vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên từ đó mở
rộng ra với mùa xuân của đất nước.


- Cảm xúc lắng dần vào sự suy tư và ước nguyện của nhà thơ muốn được hòa nhập và đóng
góp cho cuộc đời chung.


- Bài thơ kết thúc với những tình cảm thiết tha tự hào về quê hương đất nước.


<b>Câu 10: Suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ”.</b>
<b>Trả lời</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 11: Nêu những nét chính về tác giả Thanh Hải và hồn cảnh ra đời bài thơ “Mùa xuân nho</b>
nhỏ”.


<b>Trả lời</b>


<b> a. Tác giả: Thanh Hải (1930- 1980) , tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong</b>
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.


- Ông là một trong những cây bút có cơng xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ
những ngày đầu.


<b> b. Tác phẩm: được sáng tác tháng 11 -1980 , khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, không</b>
bao lâu trước khi nhà thơ qua đời( 12/1980)


<b> c. Nội dung và nghệ thuật: </b>



<b> * Nội dung: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời, mùa xuân đất nước cách mạng,</b>
nhà thơ khát khao được cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
<b> * Nghệ thuật:</b>


- Nhạc điệu trong sáng thiết tha, tứ thơ sáng tạo tự nhiên, h/a thơ gợi cảm.
- Nghệ thuật so sánh sáng tạo.


<i><b>Câu 12. chép chính xác hai khổ thơ nói lên khát vọng dâng hiến của Thanh Hải. chỉ ra nghệ </b></i>
<i><b>thuật và tác dụng của nó</b></i>


<b>Gợi ý</b>


<i>… “Ta làm con chim hót</i>
<i>Ta làm một cành hoa</i>


<i>Ta nhập vào hịa ca</i>
<i>Mội nét trầm xao xuyến.</i>


<i>Một mùa xuân nho nhỏ</i>
<i>Lặng lẽ dâng cho đời</i>


<i>Dù là tuổi hai mươi</i>
<i>Dù là khi tóc bạc”...</i>
<b> Hình ảnh ẩn dụ, hốn dụ trong khổ thơ và tác dụng:</b>
- Biện pháp nghệ thuật:


+ Ẩn dụ: Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”
+ Hoán dụ: “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”
- Hiệu quả nghệ thuật:



+ Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: chỉ con người cá nhân với lối sống đẹp, sống với tất cả sức
sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của
đất nước, của cuộc đời chung.


+ Hình ảnh hốn dụ: “tuổi hại mươi” (tuổi trẻ mạnh mẽ đầy sức sống) và “khi tóc bạc” (tuổi đã
xế bóng) khát vọng cống hiến, hiến dâng tất cả sức lực của mình cho cuộc đời và đất nước.


<b>Câu 13. Nêu vài nét chính về Y Phương và tác phẩm Nói với con.</b>
<b>Trả lời.</b>


<b> a. Tác giả:</b>


- Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày.


- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng,cách tư duy giàu hình ảnh của
người miền núi.


<b> b. Tác phẩm:</b>


- Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần vàvật chất của nhân dân cả nước nói
chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miềnnúi nói riêng vơ cùng khó khăn, thiếu thốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trả lời.


<i>Chân phải bước tới cha</i>
<i>Chân trái bước tới mẹ</i>
<i>Một bước chạm tiếngnói</i>


<i>Hai bước tới tiếngcười.</i>



Y Phương muốn nóivới con chính là cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người – tình u thương
vơ bờ bến mà cha mẹ dành cho con – tình gia đình.


<b>II. PHẦN TIẾNG VIỆT:</b>
<b> 1. Lí thuyết: tự học SGK</b>


- Thế nào là thành phần khởi ngữ? Cho ví dụ


- Thành phần biệt lập là gì? Có mấy thành phần biệt lập, nêu khái niệm? Cho ví dụ mỗi loại
- Nêu các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn


- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ? Viết
đoạn văn có sử dụng hàm ý và cho biết đó là hàm ý gì?


<b> 2. Bài tập ứng dụng</b>


2. 1. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu văn sau:


<i> a. “Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình,dối người ; đối với việc làm người thì cách đó</i>
<i>thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”</i>


<i> b. Câu “ Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh</i>
<i>niên” có chứa thành phần biệt lập gì ? Giải thích phần ý nghĩa mà nó mang lại cho câu chứa nó .</i>
<i> c. Câu “Muốn vậy thì khâu đầu tiên , có ý nghĩa quyết định là làm cho lớp trẻ - những người chủ</i>
<i>thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điếu đó , quen dần với những thói quen ngay từ</i>
<i>những việc nhỏ nhất” có chứa thành phần biệt lập gì? Chỉ ra?</i>


d. Trang phục, khơng có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân
<i>thủ, đó là văn hóa xã hội. ( Trang phục –Băng Sơn )</i>



e. Cịn mắt tơi thì các anh lái xe bảo: “ Cơ có cái nhìn sao mà xa xăm” ( Những ngôi sao xa xôi)
2.2. Tìm thành phần biệt lập trong các câu thơ:


a- Mùa xuân ta xin hát - Câu Nam ai, Nam bình.. b- Ơi! hàng tre xanh xanh Việt Nam.
c- Ơi, con chim chiền chiện- Hót chi mà vang trời. d- Hình như thu đã về


2.3. Tìm khởi ngữ và viết lại thành câu khơng có khởi ngữ.


a. Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào trong tay vẫn cầm quyển sách… ( Bến quê)


b. Cịn mắt tơi thì các anh lái xe bảo: “ Cơ có cái nhìn sao mà xa xăm” ( Những ngôi sao xa xôi)
c. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được ( Tiếng nói văn nghệ)


<b>2.4. Đọc đoạn văn .</b>


Bến quê là câu câu chuyện về cuộc đời- cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta, với những nghịch
lí khơng dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hơm nay, chúng ta có thể gặp đâu đó giống như
hoặc gần giống như nhân vật Nhĩ- Nguyễn Minh Châu. Người ta có thể mải mê kiếm danh kiếm
lợi rồi sau những ngày rong ruổi hết cuộc đời, vì một lí do gì đó nằm bẹp một chỗ, con người mới
nhận ra rằng: Gia đình chính là tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng. Cái chân lí giản dị
ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Bến quê là
1 câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống...


à Xác định thành phần biệt lập và khởi ngữ có trong đoạn văn.
<b>III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:</b>


<b>1. Lý thuyết:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

1.3. Biết liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản đê viết được đoạn văn, bài văn mạch lạc có
liên kết .



<b> 2. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN HKII</b>


<i><b>Đề 1. Viết một đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 15 dịng nói về một thói quen xấu cần phải chấn</b></i>
<i>chỉnh trong học sinh hiện nay?</i>


<b> Đáp án</b>


<i><b> a.Mở đoạn: Giới thiệu chung về hiện tượng mà đề yêu cầu</b></i>


Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay mà nó trở thành thói quen xấu của học sinh cần phải
chấn chỉnh. Đó chính là hiện tượng xả rác bừa bãi trong và ngoài lớp học.


<i><b> b.Thân đoạn </b></i>


<i><b> - Nêu một vài thực trang mà học sinh xả rác: Hs ăn quà bánh xong xả rác ngay trong phòng</b></i>
học, nhét rác trong hộc bàn, xả rác xuống lầu, xuống chân cầu thang thậm chí bỏ rác vào trong
chậu hoa cây kiểng…


<i><b> - Phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên: Các em ý thức chưa cao, chưa hiểu hết tác</b></i>
hại không lường của rác thãi bừa bãi, do lười biếng, do thói quen, do bắt chước bạn, do nhà nhà
trường phạt chưa mạnh tay…


<b> - Tác hại: Làm mất vệ sinh, mất vẻ mĩ quan trường lớp, bị sao đỏ ghi trừ điểm, làm ô nhiểm</b>
môi trường, gây ra dịch bệnh, hình thành nhân cách xấu khó chữa…


<i><b> - Biện pháp khắc phục: Bố trí nhiều thùng rác để các bạn học sinh có chỗ bỏ rác, cho các em</b></i>
xem những đoạn phim nói về tác hại của việc xả rác bừa bãi, xử phạt mạnh tay đối với học sinh vi
phạm và tái phạm nhiều lần…



<i><b> c. Kết đoạn: Khẳng định lại hiện tượng trên, nêu lên suy nghĩ của bản thân.</b></i>


+ Xả rác bừa bãi trong và ngoài lớp học là một hành vi xấu cần phải khắc phục ngay.


+ Là hs những người có kiến thức chúng ta phải ý thức việc bảo vệ môi trường bởi bảo vệ môi
trường là bảo vệ mạng sống của chúng ta. Hãy nói khơng với việc xả rác bừa bãi nơi công cộng.
<i><b> Đề 2. Viết một đoạn văn nghị luận ngắn khoảng một trang giấy thi bàn về tinh thần tự học</b></i>
<b>a. Mở đoạn: Giới thiệu tinh thần tự học.</b>


<b> Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biết và bắt</b>
kịp nhịp sống của thời đại. Một trong những cách giúp ta phát huy kiến thức là phải học tập, mà
không những học ở lớp, ở thầy cơ, mà cịn phải có tinh thần tự học.


<b> b. Thân đoạn: (Giải quyết vấn đề)</b>
<b> - Giải thích: Học là gì?</b>


+ Học là hoạt động thu nhận kiến thức. Học có thể diễn ra dưới hai hình thức là học ở thầy cơ
hướng dẫn và tự học.


+Tự học là tự nghiên cứu tìm tịi và bổ sung thêm kiến thức cho bản thân.
<b> - Tại sao ta phải tự học?</b>


Thời gian ta học ở trường lớp là giới hạn mà kiến thức của nhân loại là vô hạn nên ta phải tự học
để nâng cao trình độ hiểu biết, học nhiều để nâng cao hiểu biết, có kiến thức để phục vụ cho bản
thân, gia đình và xã hội.


<b> - Tinh thần tự học biểu hiện như thế nào?</b>


+ Tự giác học tập, chủ động học tập, soạn trước bài ở nhà đọc thêm sách và xem kiến thức trên
tivi, làm thêm bài tập trong sách giáo khoa, sách nâng cao …giúp ta mở rộng thêm kiến thức, giúp


ta khắc sâu thêm kiến thức.


<b> + Dẫn chứng: Bác Hồ là tấm gương tự học </b>


Bác đi đến đâu cũng không ngừng tự học và thế nên Bác nói và viết thành thạo rất nhiều thứ
tiếng. Nguyễn Hiền cũng tự học mà đỗ trạng nguyên…


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>c. Kết đoạn: Kết thúc vấn đề</b>


<b> + Khẳng định lại vấn đề: Tự học là phương pháp học mang lại hiệu quả cao giúp ta hiểu và</b>
nâng cao thêm kiến thức.


<b> +Nêu suy nghĩ của bản thân: Là học sinh chúng ta cần rèn luyện tinh thần tự học để có nhiều</b>
hành trang kiến thức để vững bước vào đời.


<b> Đề 3. suy nghĩ của em về tình yêu thương.</b>


<i><b> a.Nêu vấn đề: Giới thiệu chung về tình yêu thương</b></i>


Trong cuộc sống con người, thứ quý nhất không phải là vật chất xa hoa hay tiền đồ danh lợi mà
nó xuất phát từ trong bản thân con người.Tình yêu thương, đó là tình cảm cao q mà con người
sẽ khơng thể sống nếu thiếu nó.


<b> b. Triển khai vấn đề</b>


<b> - Giải thích: Tình u thương là một thứ tình cảm tốt đẹp nhất mà con người ta dành cho nhau,</b>
có tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn,... thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết
<b> -Ý nghĩa của tình u thương: con người khơng thể sống mà khơng có tình u thương. Tình</b>
u thương là điểm tựa cho con người, tạo con người niềm tin và sức mạnh tinh thần… Con người
phải biết cho và nhận tình yêu thương. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống


là dành cho cả hai phía. Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và
bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng. Người
được nhận yêu thương thì có thể nhận được rất nhiều


<b> - Biểu hiện của tình yêu thương: sự hi sinh, quan tâm, chở che, đùm bọc. Đối với một đứa trẻ</b>
thì đó có thể là nguồn ni dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tim nhạy
cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ. Giúp đỡ


người khác khi gặp khó khăn…


<b> -Phê phán những lối sống không biết yêu thương</b>


Cũng có những con người tham lam ích kỉ, ln muốn mọi thứ thuộc về mình và đòi hỏi ở
người khác quá nhiều trong khi bản thân thì chẳng cần quan tâm đến ai khơng cần biết người khác
nghĩ gì. Họ sẵn sàng vui vẻ cười nói khi người ngồi bên cạnh đang khóc nức nở vì chuyện gia
đình khơng may .Họ có thể tỏ ra khó chịu khi tiếng khóc tội nghiệp đó làm gián đoạn niềm vui
của họ. Không một lời quan tâm động viên an ủi chỉ biết đến hạnh phúc của riêng mình nhưng
làm như vậy họ có thật sự hạnh phúc khơng?. Niềm vui kia nhanh đến rồi cũng chóng đi và họ sẽ
trở lại tham lam ich kỉ.


<b>c. Kết thúc vấn đề: Suy nghĩ của bản thân về việc rèn luyện để có lối sống đẹp, biết cho và nhận</b>
tình u thương


Trong cuộc sống ngày nay, tình yêu thương ngày càng phát triển hay mai một đều do ý thức
của con người. Vì thế để có một XH tốt đẹp đầy lịng nhân ái ta phải quan tâm, san sẻ giúp đỡ lẫn
nhau khi gặp khó khăn.


Là học sinh, với truyền thống nhân đạo sâu sắc, em tự cảm thấy bản thân phải có trách nhiệm
với mọi người và quê hương, em sẽ cố gắng học thật tốt, phấn đấu trở thành cơng dân tốt có ích
cho XH, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.



<i><b>Đề 4. Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng nêu suy nghĩ của em về “lòng yêu nước.”</b></i>
<b> I.Nêu vấn đề (Mở bài)</b>


Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời
của dân tộc ta. Nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi
con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc.
Tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những vật tầm thường nhất, yêu làng quê rồi trở nên tình
yêu nước. Tình u nước gắn bó với con người từ khi sinh ra lớn lên cho đến lúc trưởng thành và
khi trở về với đất mẹ.


<i><b>2. Dùng lý lẽ chứng minh: Vì sao con người phải có lòng yêu nước? </b></i>
- Con người có lịng u nước bởi đó là nơi mà họ và những người thân sinh ra và lớn lên, là
nơi chôn cất những người thân yêu của mình. Yêu nước bởi mảnh đất ấy đã cho ta giọng nói, cho
ta biết thế nào là vẻ đẹp của cuộc đời: từ cảnh sắc thiên nhiên cho tới con người. Yêu nước bởi
mảnh đất thiêng liêng ấy đã thấm đẫm bao xương máu của đồng bào, những nguòi đã hi sinh đến
tận giây phút cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước… vô vàn lí do để chúng ta yêu nước.
- Tình yêu nước là sức mạnh giúp con ng vượt qua rất nhiều những khó khăn gian lao...để chiến
đấu và chiến thắng quân thù.


<b>3. Bàn luận mở rộng vấn đề: Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình yêu nước? </b>
<i> - Học sinh, sinh viên: Nỗ lực học tập, sáng tạo, học tập nghiêm túc và có kiến thức tốt về lịch sử</i>
đất nước. Không để xảy ra hiện tượng "chảy máu chất xám", phải ý thực đc rằng học tập khơng
chỉ cho mình, cho gia đình mà còn cho đất nước.
- Trí thức: Làm việc hết mình, tận lực tận tâm, trách nhiệm cao, sáng tạo trong công việc, không
bắt tay với kẻ xấu, ăn bớt (dẫn chứng). Về liên doanh nươc ngồi thì ko vì quyền lợi riêng của
công ty mà tổn hại đến quyền lợi của đất nước.
- Quan chức: học tập, thấm nhuần đường lối của Đảng, Nhà nước, làm việc vì dân, nhìn xa trơng


rộng, khơng tham nhũng, phung phí, đẩy lùi lạm phát, khơng nên bảo thủ, cứng nhắc, quan liêu,
giáo điều,... (dẫn chứng)


- Nhân dân lao động: chấp hành luật pháp, không làm tổn hại đến truyền thống văn hoá và kinh tế
đất nước


- Doanh nghiệp: làm ăn đúng luật định, nộp đủ thuế, tích cực các hoạt động xã hội đăc biệt là từ
thiện.


- Văn nghệ sĩ: phát huy văn hoá dân tộc, tiếp thu chọn lọc văn hoá nước ngoài.
<i><b>4. Phê phán những thái độ sai lệch: Bên cạnh những người có lịng nồng nàn u nước thì cịn</b></i>
rất nhiều người khơng u nước điển hình như học sinh khơng cố gắng học tập để mai này có đủ
trình độ kiến thức để phục vụ đất nước. Một số đơng giới trẻ học văn hóa phẩm nước ngồi để làm
mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Một số doanh nghiệp buôn bán lậu trốn thuế làm tổn thất tài chính
quốc gia, …Đó là những người khơng u nước chỉ lo đến quyền lợi cá nhân đáng phê phán và
lên án.


<b> III. Kết thúc vấn đề (Kết bài)</b>


<b> Lòng yêu nước như một thứ của quý mà mỗi con người cần phải rèn luyện bồi dưỡng để có. Là</b>
học sinh chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tinh thần yêu nước để từ đó ra sức học tập để xây
dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.


<b> Đề 5. Suy nghĩ của em về đức tính trung thực.</b>


<i><b> a.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận (Đức tính trung thực) </b></i>
Ai cũng biết rằng, người Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua
nhiều thế hệ như: tinh thần u nước, lịng dũng cảm, đức tính trung thực và lòng tự trọng....
Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đang có mà đặc biệt là tính trung
thực.



<i><b> b. Thân bài</b></i>


<i><b> * Giải thích thế nào là tính trung thực ?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Giúp hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu mến, tơn trọng. Có kiến thức, làm giàu có tri
thức của bản thân, giúp ta thành đạt trong cuộc sống. Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành
người tốt. Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.


<b> c. Nêu những biểu hiện của tính trung thực ? </b>


Người có đức tính trung thực là ln ln tơn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch
sự thật. Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi; không báo cáo sai sự thật; không tham lam lấy của người
khác làm của mình; sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, khơng làm giả, làm
hại đến người tiêu dùng. Trong học hành, thi cử: Khơng quay cóp chép bài của bạn; khơng mở tài
liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra; không chạy điểm; không dùng bằng giả.


<b> d. Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực</b>


Bên cạnh những người trung thực vẫn còn nhiều nguời thiếu đức tính trung thực như trong sản
xuất chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến người tiêu dùng thậm chí
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người. Trong học tập, trong các kì
thi: Nạn học giả, bằng thật do quay cóp chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn cịn phổ biến.
Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong
xã hội. Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.


<b> c. Kết bài</b>


Trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời kì hiện đại khi mà chúng ta
hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ


hết.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.


<b>Đề 6 . Lời xin lỗi</b>


<b> 1. Nêu vấn đề: Lời xin lỗi là một trong những nguyên tắc ứng xử có văn hố của mỗi người</b>
trong giao tiếp hàng ngày


<b> 2. Triển khai vấn đề</b>


<b> - Giải thích: Xin lỗi là việc bày tỏ thái độ, tình cảm của con người khi ý thức về việc làm sai</b>
trái của mình đã gây ảnh hưởng không tốt, làm thiệt hại, buồn phiền đến người khác


<b> - Tại sao ta phải xin lỗi: Mắc sai lầm ta phải xin lỗi đó là biểu hiện của người có văn hóa. Xin</b>
lỗi khi phạm sai lầm để khơng mất lịng với mọi người xung quanh, tạo tình cảm tốt đẹp trong
quan hệ. Biết nhận lỗi và xin lỗi gíup bản thân nhận ra khuyết điểm để hoàn thiện bản thân.


Biết nhận lỗi và xin lỗi để từ đó nhận thức được cái đúng cái sai giúp bản thân hoàn thiện hơn
và tìm được sự thơng cảm, tha thứ để con người hiểu và gần gũi nhau hơn. Khi mắc lỗi với thầy
cô, cha mẹ, bạn bè… Ta phải xin lỗi. Khi có lỗi với những người nhỏ hơn ta, ta cũng phải xin lỗi,
bởi trong nguyên tắc ứng xử là có lỗi phải nhận lỗi và xin tha thứ đó chính là văn hóa ứng xử của
người Việt Nam.


<b> -Phê phán: thái độ cố chấp, tự cao hoặc thiếu chân thành trong việc nhận lỗi.</b>
<b> 3. Kết thúc vấn đề:</b>


- Khẳng định lại vấn đề


- Nêu suy nghĩ, hành động của bản thân


<i><b> Đề 7. suy nghĩ của em về ước mơ trong cuộc sống</b></i>



<b> 1.Nêu vấn đề: Trong mỗi chúng ta ai cũng có một mục đích riêng và cách đạt được mục đích đó</b>
thì đương nhiên cũng khác nhau. Mục tiêu ta đặt ra đó chính là ước mơ của mỗi người. Sống phải
biết ước mơ và thực hiện ước mơ.


<b> 2.Triển khai vấn đề</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b> -Phân tích ý nghĩa, tác dụng của ước mơ trong đời sống con người: ước mơ đẹp khiến cuộc</b>
sống trở nên có ý nghĩa, là mục đích để con người sống phấn đấu, là sức mạnh để con người vượt
qua khó khăn trở ngại (Dẫn chứng) ước mơ thi đậu lớp 10, ước mơ được làm bác sĩ…


<b> -Bình luận: cần phần biệt những ước mơ tốt đẹp với những ham muốn thấp hèn. Phê phán</b>
những hiện tượng thiếu ý chí, nghị lực sống khơng có mơ ước chỉ sống cho qua ngày đoạn tháng.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ niềm tin ở tương lai tốt đẹp, luôn phấn đấu vươn lên,
vượt qua mọi trở ngại để đạt được ước mơ của mình.


<b> 3.Kết thúc vấn đề</b>


Có ước mơ sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống, góp phần làm cho gia đình, xã hội ngày
càng giàu đẹp và văn minh. Thế nên chúng ta có quyền được mơ ước nhưng ươc mơ vừa với sức
học tập và điều kiện kinh tế gia đình thì ước mơ của ta dễ biến thành hiện thực.


<i><b>Câu 8. Suy nghĩ của em về đức tính khiêm tốn</b></i>
<b>1.Mở bài</b>


-Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp để hồn thiện bản thân
<b>2. Thân bài</b>


<i><b>a.Giải thích: Khiêm tốn là nhún nhường, không tự đề cao bản thân</b></i>
<i><b>b. Những biểu hiện của người khiêm tốn</b></i>



-Ln có thái độ nhã nhặn, biết lắng nghe người khác
-Ln có ý thức học hỏi, tinh thần cầu tiến, nỗ lực tiến bộ
-Không khoe khoang bản thân với mọi người xung quanh
<i><b>c.Tại sao phải khiêm tốn?</b></i>


-Khiêm tốn giúp ta


+Có quan hệ gần gũi hịa hợp trong cuộc sống
+Nhận ra hạn chế của bản thân


+Tiến bộ, thành công trong cuộc sống
<i><b>d. Những biểu hiện trái ngược</b></i>


-Không phải là tự ti, tự hạ thấp bản thân


-Sự kiêu căng, tự mãn, coi thường mọi người xung quanh sẽ bị mọi người xa lánh
<b>III.Kết bài</b>


-Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp không thể thiếu
-Khiêm tốn nâng cao giá trị con người


<b>IV. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Một số gợi ý cho dàn bài tập làm văn.</b>


<i><b>* Đề 1: Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài</b></i>
<i><b>thơ "</b><b>Viếng Lăng Bác"</b><b> của Viễn Phương.</b></i>


<i><b>a. Mở bài:</b></i>


- Khái quát chung về tác giả và bài thơ.



- Tình cảm của nhân dân đối với Bác thể hiện rõ nét trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn
Phương


<i><b>b. Thân bài:</b></i>


<b>Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác</b>


- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xưng hô "con" rất gần gũi, thân thiết, ấm áp
tình thân thương.


- Tác giả sử dụng từ "thăm" thay cho từ "viếng" mong sao giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất
mát.


- Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn
bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tơn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. Cảm
nhận về sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, về suy nghĩ Bác còn sống mãi chứa đựng trong mỗi hình
ảnh của khổ thơ.


- Hình ảnh dịng người thành một tràng hoa trước lăng. =>Hình ảnh "tràng hoa" một lần nữa tô đậm
thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác.


<b>Khổ 3 - 4: Niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác</b>
- Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ về Bác.


- Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy nâng lên thành ước muốn sống đẹp.


- Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam với Bác.


<i><b>c. Kết bài:</b></i>


- Khẳng định lại tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân đối với Bác.
- Suy nghĩ của bản thân.


<i><b>* Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ "</b><b>Mùa xuân nho nhỏ"</b><b>của Thanh Hải.</b></i>
* Gợi ý:


<i><b>a. Mở bài:</b></i>


- Khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.


- Cảm nhận chung về bài thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn
làm "một mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời.


<i><b>b. Thân bài</b></i>


- Mùa xuân của thiên nhiên rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực: Qua hình ảnh,
âm thanh, màu sắc...


- Mùa xuân của đất nước: Hình ảnh "người cầm súng, người ra đồng" biểu trưng cho hai nhiệm vụ
chiến đấu và lao động dựng xây lại quê hương sau những đau thương mất mát.


-> Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu.


- Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước là khát vọng được hoà nhập vào
cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp.


-> Thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp.



- Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong
muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bơng
hoa toả hương sắc cho đời.


<i><b>c. Kết luận:</b></i>


-Ý nghĩa đem lại từ bài thơ.


- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng
<b>V. CÁC ĐỀ TỔNG HỢP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. (Học sinh tự làm)</b>


<i><b>ĐỀ 1. ĐỌC HIỂU </b></i>


Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Thời gian chạy qua tóc mẹ


Một màu trắng đến nơn nao
Lừng mẹ cứ cịng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.


Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời du chấp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa".


( Trích trong lời mẹ hát, Trương Nam HươngNXB giáo dục Việt Nam, 2008 )
<b>Câu1. Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào ?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của ít nhất 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong</b>
khổ thơ đầu.



<b>Câu 4. Tìm ít nhất 02 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ chạy trong câu thơ “Thời gian chạy qua</b>
tóc mẹ” và chỉ ra hiệu quả biểu đạt của từ chạy được nhà thơ sử dụng.


<b>TẬP LÀM VĂN</b>


Từ ý thơ trên của Trương Nam Hương, hãy viết đoạn văn ngắn không quá 200 từ với chủ đề :
Lời ru của mẹ trong cuôc đời mỗi con người.


<b>ĐỀ 2. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. Đọc kĩ đoạn trích sau để trả lời các câu hỏi</b>


<i>“ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác khơng nói gì nữa.</i>
<i>Cịn nhà họa sĩ và cơ gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng</i>
<i>bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thơng chỉ cao q đầu, rung tít trong nắng</i>
<i>những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu</i>
<i>màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn từng cục, lăn trên các vòm</i>
<i>lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…”</i>


<b>Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích có kết hợp những</b>
phương thức biểu đạt nào?


<i><b>Câu 2. Xác định phép tu từ trong câu “Mây bị nắng xua, cuộn tròn từng cục, lăn trên các vòm lá</b></i>
<i>ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…”? Cho biết tác dụng của phép tu từ ấy</i>
trong đoạn trích?


<b>Câu 3. Tại sao trong văn bản các nhân vật khơng có tên cụ thể?</b>
<b>Đề 3. ĐỌC HIỂU </b>


<b> Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi</b>



“Bà như chiếc bóng trở về. Ít khi tơi thấy bà nói chuyện với một ai ngồi các cháu ra. Ít khi tơi
thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng bà như chiếc bóng. Nếu ai lành
chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên nhủ, bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm
miệng mười sao khi bà khuyên chỉ còn mồm một miệng hai.


Người ta bảo: “ con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, bà tôi như thế thì chúng tơi làm sao hư được.
<b>Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích</b>


<b>Câu 2. Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn</b>


<b>Câu 3. Đoạn trích giúp em nhận ra tình cảm nào mà tác giả dành cho bà? Tại sao nói “ Bà như thế</b>
thì chúng tơi làm sao hư được?”


<b>Câu 4.. Xác định phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn</b>


<b>Câu 5. Ghi lại một tác phẩm trong chương trình ngữ văn 9 có nội dung ca ngợi về người bà kính</b>
u, nêu tác giả..


<b>II. LÀM VĂN</b>


Câu 1. Suy nghĩ của em về vai trị của gia đình đối với mỗi người.
<b>Đề 4. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Câu 1. Đọc đoạn văn sau:</b>


“ Thế là thầy khg còn dạy con nữa. Ngày tiễn đưa thầy về Bắc mà lòng con chẳng muốn tí nào.
Chiều. Mưa rơi nhiều. Mưa trắng sân ga. Những hàng cây ngả nghiêng trước gió. Thầy và con
đứng ở một góc sân ga. Tay con nắm chặt tay thầy, dường như khg muốn buông ra. Tay thầy ấm
áp như tình thầy đối với con. Con nghe trong hơi ấm ấy những lời chỉ dạy hết sức tận tình. Thầy
rời xa mái trường với bao hoài niệm đẹp, biết bao trị u, bạn q. Có lẽ nào thầy ngi được.


Ngồi kia mưa hãy cịn nặng hạt, gió thổi mạnh và lạnh nhưng lòng con nghe ấm lạ!


a. Nội dung đoạn trích là gì?


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

d. Phân tích câu: “ Ngồi kia, kia mưa hãy cịn nặng hạt, gió thổi mạnh và lạnh nhưng lòng con
nghe ấm lạ!”


e. Cảm nhận của em về tình thầy trị được đề cập trong đoạn văn (5,6 dòng).
<b>Câu 2. Kể tên các phương châm hội thoại.</b>


Xác định các ví dụ sau liên quan đến PCHT nào?
a. Tất cả các ngày lễ trong năm cả nước đều được nghỉ.


b. Thấy bạn đến chậm, Hà liền nói: “ Cậu có họ hàng với nhà rùa phải khg?”.
c. Họp xong cậu nhớ đi ra cửa trước.


d. Chúng tôi là những người ăn ngay nói thật.


<b>Câu 3. Em có suy nghĩ gi về giá trị của thời gian đối với cuộc sống mỗi người. Bằng 1 đoạn văn</b>
ngắn 15 dòng.


Giáo viên biên soan


Trần thị Ngọc vân


</div>

<!--links-->
Đề cương ôn tập ngữ văn 9 học kì 1
  • 12
  • 7
  • 275
  • ×