Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Đánh giá thực trạng và giải pháp tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai tại Thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 126 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG



<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI </b>



<b>ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG </b>



<b>ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP </b>



<b>TIẾP CẬN THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI </b>


<b>TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



<b>CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI </b>


<b>ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG </b>



<b>ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP </b>



<b>TIẾP CẬN THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI </b>


<b>TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ </b>



<b>Chuyên ngành: Quản lý đất đai </b>


<b>Mã số: 8.85.01.03 </b>



<b>NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ ĐỨC MẬU </b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI </b>


<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI </b>


Cán bộ hƣớng dẫn chính: Ts. Ngơ Đức Mậu


Cán bộ chấm phản biện 1: Ts. Nguyễn Tiến Sỹ


Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Khuy


Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:


HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>



Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là hồn tồn trung
thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật
Việt Nam. Nếu sai, tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Trong thời gian học tập tại Trƣờng Đại học Tài Nguyên và Môi Trƣờng Hà
Nội, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo trong khoa Quản lý đất đai. Đặc biệt, trong q trình hồn thành luận văn này
sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
trong khoa.


Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trƣờng, khoa Quản lý đất
đai cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin


<b>gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Ngô Đức Mậu đã trực tiếp hƣớng dẫn để tơi hồn </b>
<i><b>thành luận văn này. </b></i>


Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo UBND, các phịng,
Ban thành phố Thái Bình và công ty Tài nguyên và môi trƣờng miền Nam đã nhiệt
tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tơi làm quen với thực tế hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, ngƣời thân và gia đình đã giúp đỡ tơi
trong quá trình thực hiện đề tài.


<b>Em xin chân thành cảm ơn ! </b>


<i>Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2019 </i>
<i>Tác giả </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>MỤC LỤC </b>


LỜI CAM ĐOAN ... ii



LỜI CẢM ƠN ... iii



MỤC LỤC ... iv



THÔNG TIN LUẬN VĂN ... vi



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ... vii



DANH MỤC CÁC BẢNG... viii



DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ... x




MỞ ĐẦU ... 1



1. Mục tiêu của nghiên cứu ... 3



2. Lựa chọn địa bàn nghiên cứu ... 3



3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ... 4



4. Cấu trúc Luận án ... 5



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 6



1.1. Cơ sở lý luận về tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai ... 6



1.1.1. Dịch vụ đăng ký đất đai ... 6



1.1.2. Tiếp cận thông tin đất đai. ... 12



1.2. Cơ sở pháp lý ... 14



1.2.1. Các điểm mới trong khung pháp lý liên quan đến tiếp cận thông tin đất


đai ... 14



1.2.2. Quy định về tiếp cận thông tin đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận


quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ... 20



1.3. Cơ sở thực tiễn ... 30



1.3.1. Tình hình tiếp cận thông tin và dịch vụ đăng ký đất đai ở một số nƣớc trên


thế giới ... 30




1.3.2. Tổng quan việc tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai tại


Việt Nam ... 36



CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU41


2.1. Đối tƣợng nghiên cứu... 41



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 41



2.3.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp. ... 41



2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, thống kê, thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp. .... 41



2.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích tài liệu ... 42



CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 43



3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình . 43


3.1.1. Điều kiện tự nhiên ... 43



3.1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ... 48



3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và áp lực vơí


đất đai ... 53



3.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất tại Thành phố Thái Bình ... 54



3.2.1. Tình hình quản lý sử dụng đất tại Thành phố Thái Bình ... 54



3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Thái Bình ... 59




3.2.3. Biến động sử dụng đất theo từng loại đất tại thành phố Thái Bình ... 61



3.3. Thực trạng công tác thực hiện các dịch vụ đăng ký đất đai tại thành phố


Thái Bình ... 64



3.3.1.Tình hình cấp giấy chứng nhận đối với đất ở ... 64



3.3.2. Kết quả cấp GCN đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân tính đến


thời điểm 31/12/2017 ... 72



3.3.3 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận của Thành phố Thái Bình ... 78



3.4. Đánh giá tình hình cơng khai thơng tin tại thành phố Thái Bình ... 79



3.5. Đánh giá tình hình tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai


tại thành phố Thái Bình. ... 82



3.5.1. Tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai: ... 82



3.5.2. Tiếp cận thông tin đất đai ... 87



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 96



1. Kết luận ... 96



2. Kiến nghị ... 97



TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 102




</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

THÔNG TIN LUẬN VĂN



+ Họ và tên học viên: Đặng Thị Thuý Hằng
+ Lớp: CH3A.QĐ Khóa: 2017 - 2019
+ Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Ngô Đức Mậu


+ Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp tiếp cận thông tin đất đai và
dịch vụ đăng ký đất đai tại Thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình”.


+ Thơng tin luận văn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU </b>


BĐĐC : Bản đồ địa chính


BNV : Bộ nội vụ


BTC : Bộ tài chính


BTP : Bộ tƣ pháp


BTNMT : Bộ tài nguyên môi trƣờng


CCN : Cụm công nghiệp


CNVPĐKĐĐ : Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai


CP : Chính phủ


CT : Chỉ thị



CSDL : Cơ sở dữ liệu


ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai


GCN : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất


HĐND : Hội đồng nhân dân


HSĐC : Hồ sơ địa chính


KCN : Khu cơng nghiệp


NVTC : Nghĩa vụ tài chính


NĐ : Nghị định


NQ : Nghị quyết


QĐ : Quyết định


QH : Quốc hội


QH – KHSDĐ : Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


QL : Quốc lộ


QSDĐ : Quyền sử dụng đất



TCQLĐĐ : Tổng cục quản lý đất đai


TN&TKQ : Tiếp nhận và trả kết quả


TT : Thơng tƣ


TTg : Thủ tƣớng chính phủ


TTHC : Thủ tục hành chính


TTLT : Thông tƣ liên tịch


TX : Thị xã


UBND : Uỷ ban nhân dân


UBTVQH : Uỷ ban thƣờng vụ quốc hội


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Bảng 3.15. Các cơ quan ngƣời dân phải tiếp cận khi nộp hồ sơ đăng ký



đất đai ... 85



Bảng 3.16. Đánh giá sự hỗ trợ của chính quyền và cán bộ địa chính cấp cơ


sở. ... 86



Bảng 3.17. Sự quan trọng của thông tin đất đai đối với ngƣời dân. ... 87



Bảng 3.18. Khả năng tiếp cận thông tin đất đai. ... 89




Bảng 3.19. Tiếp cận hồ sơ đất đai. ... 90



Bảng 3.20. Những khó khăn trong tiếp cận thông tin đất đai ... 92



Bảng 3.21. Yếu tố cần để tăng cƣờng tiếp cận thông tin đất đai ... 92



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ </b>


Sơ đồ 1.1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận ... 25



Hình 3.1: Thơng tin về thủ tục hành chính liên quan đến đất đai khơng đƣợc


niêm yết cơng khai tại phịng Một cửa thành phố Thái Bình... 81



Hình 3.2: Tài liệu về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đƣợc cung cấp tại 81


thành phố Thái Bình ... 81



Hình 3.3: Bản đồ quy hoạch chung đƣợc treo tại phòng Quản lý đơ thị ... 82



thành phố Thái Bình ... 82



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>MỞ ĐẦU </b>


Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và là yếu tố quan
trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và các sinh vật khác trên trái
đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài ngƣời, là điều kiện để sinh
tồn, là điều kiện không thể thiếu đƣợc để sản xuất, là tƣ liệu sản xuất cơ bản trong
nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu khơng có đất đai thì khơng có bất kỳ một ngành
sản xuất nào, con ngƣời không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì
cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay.



Với vai trò và ý nghĩa đặc biệt đó thì việc bảo vệ, quản lý, sử dụng có hiệu
quả đất đai là rất cần thiết và đã đƣợc chính phủ các nƣớc triển khai tƣơng đối tốt
thông qua hệ thống quản lý đất đai. Việc hình thành hệ thống quản lý đất đai hiện
đại tiến tới hệ thống quản lý đất đai trên nền chính phủ điện tử để cải thiện sự tiếp
cận thông tin và các dịch vụ đất đai cho tất cả các đối tƣợng có liên quan đã trở
thành xu hƣớng chung của các quốc gia phát triển trên thế giới. Việt Nam khơng
nằm ngồi xu hƣớng này. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đầu tƣ
một lƣợng kinh phí lớn trong lĩnh vực đất đai với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các dự án
đƣợc tài trợ bởi các tổ chức quốc tế cũng nhƣ sự đầu tƣ của các địa phƣơng. Mục
tiêu của việc này là tiến hành thu thập dữ liệu đất đai và xây dựng một hệ thống
đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các mục tiêu này sẽ góp
phần tiến tới xây dựng một hệ thống quản lý đất đai minh bạch và tăng cƣờng tiếp
cận thông tin của ngƣời dân đến đất đai và các dịch vụ đăng ký đất đai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Từ 2008 đến 2016, Chính phủ Việt Nam đã đầu tƣ khoảng hơn 9,22 nghìn tỷ
đồng, trung bình khoảng 1 nghìn tỷ đồng mỗi năm để thực hiện các dự án đo đạc
bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở
hữu tài sản gắn liền với đất (GCNQSDĐ) và xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất
đai. Các dự án trên đã hoàn thành khối lƣợng công việc rất lớn về đo đạc bản đồ địa
chính chính quy, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính. Trong đó,
chỉ tính riêng Dự án tổng thể đƣợc đầu tƣ bởi nguồn vốn Chính phủ đã hồn thành
đo đạc bản đồ địa chính cho tổng diện tích 11,3 triệu ha, cùng với đó, có hơn 28,5
triệu thửa đất đƣợc đăng ký. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 12,7 triệu thửa đất sau
đó đƣợc quản lý trong CSDL, chiếm khoảng 10% so với ƣớc tính khoảng trên 120
triệu thửa đất trên phạm vi tồn quốc. Số cịn lại, tiếp tục đƣợc quản lý theo cách
thức thủ công, trên các tệp dữ liệu riêng lẻ, thiếu hệ thống dẫn đến nhiều hạn chế
trong lƣu trữ, bảo quản, khai thác và cập nhật thông tin.


Việc triển khai cung cấp các thông tin đất đai và các dịch vụ công về đất đai


chƣa đƣợc triển khai đồng bộ theo mục tiêu đề ra theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày
14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về chính phủ điện tử. Một số báo cáo của
Ngân hàng Thế giới cũng thẳng thắn nhận định việc triển khai công bố thông tin đất
đai của đa số các địa phƣơng còn chƣa đƣợc thực hiện triệt để. Các bảng tin niêm
yết thơng đất đai cịn trống, các trang thông tin điện tử của các tỉnh chƣa có đủ
thơng tin cần thiết để ngƣời dân có thể truy cập theo quy định.


Báo cáo chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI) ở Việt
Nam do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng kết hợp với Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam dƣới sự tài trợ của UNDP đã đặt tiếp cận đất đai (bao gồm tiếp
cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai) là yếu tố quan trọng trong sáu trục
nội dung của PAPI. Chi tiết ra, chỉ số tiếp cận thông tin về quy hoạch/kế hoạch sử
dụng đất, khung giá đền bù (thuộc nhóm chỉ số cơng khai minh bạch); thơng tin về
GCNQSDĐ (thuộc nhóm chỉ số thủ tục hành chính cơng) là 2/22 yếu tố thành phần
của PAPI.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

yêu cầu một cách chính thức. Đối với các dịch vụ đất đai cơng dân thƣờng phải tự
tìm hiểu các thủ tục quy trình và hồ sơ, đồng thời phải trực tiếp đến các trụ sở cơ
quan nhà nƣớc để thực hiện các dịch vụ này. Từ đó, cùng với tâm lý e dè của ngƣời
dân khi phải làm việc với các cán bộ, cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai cộng
thêm sự hỗ trợ còn rất hạn chế từ các cơ quan quản lý này dẫn đến việc tiếp cận
thông tin đất đai và dịch vụ đất đai của ngƣời dân còn rất nhiều hạn chế. Từ thực
trạng này, việc tăng cƣờng tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đất đai là một vấn
đề cần đƣợc chú trọng, tìm hiểu và phân tích cụ thể để đƣa ra đƣợc các giải pháp
phù hợp giải quyết vấn đề này.


Báo cáo PAPI năm 2017 cũng chỉ ra rằng Thái Bình là một trong 11 tỉnh trên
cả nƣớc có giảm sút trong thực hiện công khai, minh bạch thông tin. Báo cáo cũng
cho thấy, tỉnh Thái Bình là đơn vị hành chính cấp tỉnh có điểm số "đánh giá chất
lƣợng dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" thấp nhất trong cả nƣớc.



Với mong muốn ghi nhận rõ hơn hiện trạng tiếp cận thông tin và dịch vụ
<i><b>đăng ký đất đai ở cấp cơ sở, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá thực trạng </b></i>
<i><b>và giải pháp tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai tại Thành phố </b></i>


<i><b>Thái Bình - tỉnh Thái Bình". </b></i>


<b>1. Mục tiêu của nghiên cứu </b>


Nghiên cứu này có mục tiêu đánh giá thực trạng việc tiếp cận thông tin và
dịch vụ đăng ký đất đai và khuyến nghị các giải pháp để tăng cƣờng tiếp cận thông
tin và dịch vụ đăng ký đất đai của ngƣời dân ở địa phƣơng.


Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, nghiên cứu cần đánh giá đƣợc thực trạng tiếp
cận thông tin và dịch vụ đăng ký đất đai ở địa bàn, chỉ ra các nguyên nhân, hạn chế
của việc cung cấp thông tin đất đai; và khuyến nghị giải pháp tăng cƣờng tiếp cận
thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai của ngƣời dân.


<b>2. Lựa chọn địa bàn nghiên cứu </b>


Nghiên cứu này lựa chọn thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình là địa bàn
nghiên cứu vì các lý do sau đây:


- Trên cơ sở kết quả PAPI nhƣ trích dẫn ở trên;


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Thành phố Thái Bình có cơ cấu dân số phù hợp, kết hợp giữa nông thôn và
thành thị nên đảm bảo tính đa dạng khi đánh giá thực trạng;


- Thái Bình là địa bàn dễ tiếp cận đối với nghiên cứu.



<i><b>Sơ lược về địa bàn nghiên cứu: Thành phố Thái Bình là trung tâm chính trị, </b></i>
kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thái Bình. Với vai trị quan trọng, trong những
năm gần đây thành phố Thái Bình đã có những bƣớc phát triển lớn về kinh tế, văn
hóa – xã hội và cải cách hành chính. Nhu cầu sử dụng đất đai tại thành phố theo đó
càng ngày càng lớn cùng với đó địi hỏi sự quản lý của các cơ quan nhà nƣớc liên
quan đến lĩnh vực đất đai. Việc cung cấp thông tin đất đai cũng đang là một trong
những vấn đề mà thành phố Thái Bình nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung quan
tâm. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Bình đã cơ bản xây dựng đƣợc một hệ
thống dịch vụ công trực tuyến để cung cấp thông tin về lĩnh vực tài nguyên và môi
trƣờng cho ngƣời có dân có nhu cầu về lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng. Tuy
nhiên, việc tiếp cận của ngƣời dân về thông tin đất đai qua khảo sát sơ bộ là vẫn còn
<b>rất nhiều hạn chế và vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm, đánh giá cụ thể. </b>


<b>3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài </b>


Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài này nếu đƣợc thực hiện thành
công sẽ:


- Chỉ ra đƣợc những điểm đã thực hiện đƣợc và chƣa thực hiện đƣợc trong
vấn đề tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đất đai, từ đó đƣa ra giải pháp tăng
cƣờng tiếp cận thông tin đất đai tạo sự minh bạch về thông tin đất đai. Thiếu minh
bạch là yếu tố căn bản nhất dẫn đến tham nhũng và việc cải thiện minh bạch quy
trình và minh bạch kết quả quyết định phân bổ đất, bao gồm giá giao đất có thể
đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, và với ảnh hƣởng tốt, có thể giảm đáng kể
các cơ hội tham nhũng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

những điều khoản nhằm hợp pháp hóa và điều tiết việc tiếp cận các thông tin về đất
đai thông qua các phƣơng tiện điện tử; đồng thời xây dựng mục tiêu và thiết lập cơ
cấu thể chế cho việc phát triển hệ thống thông tin đất đai quốc gia và hạ tầng dữ liệu
không gian quốc gia của Việt Nam.



<b>4. Cấu trúc Luận án </b>


Luận án gồm 03 chƣơng, không kể phần mở đầu, kết luận và các phần khác
theo yêu cầu:


Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>


<b>1.1. Cơ sở lý luận về tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai </b>


<i><b>1.1.1. Dịch vụ đăng ký đất đai </b></i>


Hiện nay, do công cuộc đổi mới kinh tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế thị trƣờng đã gây sức ép không nhỏ đến quỹ đất vốn có hạn của chúng
ta. Sự đa dạng của nền kinh tế làm cho mối quan hệ đất đai ngày càng phức tạp hơn.
Từ thực tế đó, đòi hỏi nhà nƣớc cần thực hiện việc đăng ký đất đai, cấp GCN, để
giải quyết các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất, để việc sử dụng đất trở
nên hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm.


Đăng ký thƣờng đƣợc hiểu là công việc của một cơ quan Nhà nƣớc hoặc một
tổ chức, cá nhân nào đó thực hiện việc ghi nhận hay xác nhận về một sự việc hay
một tài sản nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời đƣợc đăng ký cũng nhƣ
tổ chức cá nhân đứng ra thực hiện việc đăng ký.


Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nƣớc thực hiện
đối với các đối tƣợng là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất, bởi nó
thực hiện đăng ký đối với đất đai - một loại tài sản đặc biệt có giá trị và gắn bó mật
thiết với mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong quá trình sản xuất và đời sống.



Theo Điều 33 của Luật Đất đai 2003 và điều 696 của bộ Luật Dân sự, việc
đăng ký đất đƣợc thực hiện với toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nƣớc (gồm cả đất
chƣa giao quyền sử dụng) và là yêu cầu bắt buộc mọi đối tƣợng sử dụng đất phải
thực hiện trong mọi trƣờng hợp: đang sử dụng đất chƣa đăng ký, mới đƣợc Nhà
nƣớc giao đất cho thuê đất sử dụng, đƣợc Nhà nƣớc cho phép thay đổi mục đích sử
dụng, chuyển QSDĐ hoặc thay đổi những nội dung chuyển QSDĐ đã đăng ký khác.
Việc đăng ký đất thực chất là quá trình thực hiện các công việc nhằm thiết lập
hồ sơ địa chính đầy đủ cho tồn bộ đất đai trong phạm vi hành chính từng xã, phƣờng,
thị trấn trong cả nƣớc và cấp GCN QSDĐ cho những ngƣời sử dụng đất đủ điều kiện,
làm cơ sở để Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo đúng pháp luật.


<b>a. Khái niệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và
ghi nhận tình trạng pháp lý về QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.


- <i>Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất có ý nghĩa đảm </i>
bảo các quyền về đất đai đƣợc bảo đảm bởi Nhà nƣớc, liên quan đến tính tin cậy, sự
nhất quán và tập trung, thống nhất của dữ liệu địa chính. Đem lại những lợi ích
khơng chỉ cho ngƣời sử dụng mà cả cho Nhà nƣớc và xã hội.


Theo điều 3, Luật đất đai 2013:


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất là chứng thƣ pháp lý để Nhà nƣớc xác nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của ngƣời có quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.



<b>b. Đặc điểm của đăng ký đất đai. </b>


<i>- Đăng ký đất đai là một nội dung mang tính đặc thù của quản lý Nhà nước </i>
<i>về đất đai, tính đặc thù thể hiện ở các mặt: </i>


Một là, đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với mọi ngƣời
sử dụng đất nhằm thiết lập mối quan hệ ràng buộc về pháp lý giữa Nhà nƣớc và
những ngƣời sử dụng đất cùng thi hành Luật Đất đai.


Hai là, đăng ký đất đai là công việc của cả bộ máy Nhà nƣớc ở các cấp, do hệ
thống tổ chức ngành Địa chính trực tiếp thực hiện.


<i>- Đăng ký đất đai thực hiện với một đối tượng đặc biệt là đất đai </i>


Khác với tài sản khác, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà nƣớc
thống nhất quản lý, ngƣời đƣợc đăng ký đất chỉ có quyền sử dụng, đồng thời phải có
nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc trong việc sử dụng đất đƣợc giao, do đó, đăng ký đất đai
đối với ngƣời sử dụng đất chỉ là đăng ký QSDĐ đai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Đất đai thƣờng có quan hệ gắn bó (khơng thể tách rời) với các loại tài sản cố
định trên đất nhƣ: nhà ở và các loại cơng trình trên đất, cây lâu năm,...Các loại tài
sản này cùng với đất đai hình thành trên đơn vị bất động sản. Trong nhiều trƣờng
hợp các loại tài sản này không thuộc quyền sở hữu Nhà nƣớc mà thuộc quyền sở
hữu của các tổ chức hay cá nhân. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của ngƣời sở hữu
tài sản trên đất cũng nhƣ quyền sở hữu đất của Nhà nƣớc, khi đăng ký đất chúng ta
khơng thể khơng tính đến đặc điểm này.


<i>- Đăng ký đất đai phải được tổ chức thực hiện theo phạm vi hành chính từng </i>
<i>xã, phường, thị trấn. </i>



Ở Việt Nam, bộ máy Nhà nƣớc đƣợc tổ chức thành 04 cấp: Trung ƣơng, tỉnh,
huyện, xã. Trong đó cấp xã là đầu mối quan hệ tiếp xúc giữa Nhà nƣớc với nhân
dân, trực tiếp quản lý toàn bộ đất đai trong địa giới hành chính xã.


<b>c. Các loại hình đăng ký đất đai. </b>


Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu
và đăng ký biến động, đƣợc thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan
quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị
pháp lý nhƣ nhau. (Quốc hội nƣớc CHXHCNVN, 2013)


<i>- Đăng ký QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu: </i>
Đăng ký QSDĐ lần đầu là việc đăng ký QSDĐ thực hiện đối với thửa đất
đang có ngƣời sử dụng, chƣa đăng ký, chƣa đƣợc cấp một loại GCN nào (GCN
QSDĐ, GCN quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ ở, GCN QSDĐ quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất) hoặc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất để sử dụng.
(Quốc hội nƣớc CHXHCNVN, 2013)


<i>- Đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất </i>


Đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện
đối với thửa đất, tài sản gắn liền với đất đã đƣợc cấp GCN mà có thay đổi về nội
dung đã ghi trên GCN.( Quốc hội nƣớc CHXHCNVN, 2013)


<b>d. Đơn vị thực hiện các dịch vụ đăng ký đất đai: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản
gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất đối với trƣờng hợp đƣợc ủy quyền theo quy định; xây
dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu


đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các
tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.


<b>e. Vai tr của Giấy chứng nhận quyền s dụng đất, quyền sở h u nhà ở </b>
<b>và tài sản khác g n liền với đất: </b>


Giấy chứng nhận là một công cụ quản lý đất đai vô cùng quan trọng, giúp
cho nhà nƣớc quản lý đất đai một cách hiệu quả và khoa học, là căn cứ quan trọng
để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngƣời sử dụng đất


<i>* Đối với nhà nước </i>


Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà
nƣớc thống nhất quản lý. Việc cấp giấy chứng nhận giúp nhà nƣớc nâng cao hiệu
quả quản lý đất đai, cụ thể:


Giấy chứng nhận là cơ sở cung cấp các thông tin quan trọng, phục vụ cho
việc theo dõi và quản lý đất đai của nhà nƣớc; đặc biệt là trong công tác kiểm kê đất
đai nhƣ : tổng diện tích tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, chủ sử dụng đất…


Việc cấp Giấy chứng nhận nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại trong lịch
sử về quản lý và sử dụng đất đai.


Giấy chứng nhận là công cụ để nhà nƣớc thực hiện các kế hoạch sử dụng đất
đã đề ra, giúp việc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.


Giấy chứng nhận là căn cứ để nhà nƣớc thu các khoản thuế, phí, lệ phí đúng
đối tƣợng, tăng nguồn ngân sách cho nhà nƣớc.



Giấy chứng nhận là cơ sở để nhà nƣớc giải quyết các vấn đề thƣờng xảy ra
trong quá trình sử dụng đất nhƣ: tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.


Giấy chứng nhận là căn cứ để nhà nƣớc đền bù cho các cá nhân, hộ gia đình
khi nhà nƣớc thu hồi đất, góp phần đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>* Đối với người sử dụng đất </i>


Giấy chứng nhận là chứng thƣ pháp lý xác lập và bảo hộ quyền lợi hợp pháp
của ngƣời sử dụng đất, là cơ sở để ngƣời sử dụng đất yên tâm sử dụng và đầu tƣ
nhằm sử dụng đất đai một cách hợp lý và tiết kiệm hơn.


Giấy chứng nhận là cơ sở cho việc thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng
đất nhƣ chuyển nhƣợng, thừa kế, thế chấp, cho thuê quyền sử dụng đất, bảo lãnh,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất một cách thuận tiện.


Giấy chứng nhận là cơ sở để ngƣời sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ đối
với nhà nƣớc, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính nhƣ: nộp thuế trƣớc bạ, thuế sử dụng
đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất… Ngƣời sử dụng đất phải sử dụng đất đúng
mục đích, diện tích.. đã ghi trong giấy chứng nhận.


<i>* Các đối tượng khác </i>


Hệ thống thông tin đất đai đƣợc xây dựng từ kết quả cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện cho cá
nhân, tổ chức, các doanh nghiệp…, nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội, giúp thị
trƣờng đất đai phát triển lành mạnh.


Giấy chứng nhận là căn cứ để các ngân hàng, tổ chức tín dụng ra quyết định
cho vay vốn đối với ngƣời sử dụng đất thông qua hoạt động thế chấp quyền sử dụng


đất, là căn cứ để xác nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất đối với các doanh
nghiệp, công ty cổ phần.


Ngoài ra, Giấy chứng nhận sẽ cung cấp các thơng tin chính xác về thửa đất
cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia mua bán quyền sử dụng đất trên thị trƣờng
bất động sản.


<b>f. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền s dụng đất, quyền sở </b>
<b>h u nhà ở và tài sản khác g n liền với đất </b>


- GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp
thông tin đầy đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nƣớc xác định quyền và nghĩa vụ
của ngƣời sử dụng đất đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm ...
đất đai.


- GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong
phạm vi lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai đƣợc sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có
hiệu quả cao nhất.


Đối tƣợng của quản lý Nhà nƣớc về đất đai là tồn bộ diện tích trong phạm vi
lãnh thổ các cấp hành chính. Nhà nƣớc muốn quản lý chặt chẽ đối với tồn bộ đất
đai, thì trƣớc hết phải nắm vững tồn bộ các thơng tin về đất đai theo yêu cầu của
quản lý.


- GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trƣờng, góp
phần hình thành và mở rộng thị trƣờng bất động sản.


Từ trƣớc đến nay, ở nƣớc ta thị trƣờng bất động sản vẫn chỉ phát triển một


cách tự phát (chủ yếu là thị trƣờng ngầm). Sự quản lý của Nhà nƣớc đối với thị
trƣờng này hầu nhƣ chƣa tƣơng xứng. Việc quản lý thị trƣờng này cịn nhiều khó
khăn do thiếu thơng tin. Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp GCN sẽ tạo ra một hệ
thống hồ sơ hoàn chỉnh cho phép Nhà nƣớc quản lý các giao dịch diễn ra trên thị
trƣờng, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích. Từ đó góp phần mở rộng và
thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng này.


- Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung,
nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nƣớc về đất đai.


Việc xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất phải dựa trên
thực tế của các hoạt động quản lý sử dụng đất, trong đó việc cấp GCN là một cơ sở
quan trọng. Ngƣợc lại, các văn bản pháp quy lại là cơ sở pháp lý cho việc cấp GCN
đúng thủ tục, đúng đối tƣợng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

hoạch sử dụng đất chính là căn cứ cho việc giao đất, mặt khác quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc cấp GCN vì nó cung cấp
thơng tin cho việc xác minh những mảnh đất có nguồn gốc không rõ ràng.


Công tác giao đất, cho thuê đất: Quyết định giao đất cho thuê đất của Chính
phủ hoặc UBND các cấp có thẩm quyền là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định
quyên họp pháp của ngƣời sử dụng đát khi đăng ký.


Công tác phân hạng đất và định giá đất: Dựa trên két quả phân hạng và định
giá đất để xác định trách nhiệm tài chính của ngƣời sử dụng đát trƣớc và sau khi
đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời nó là cơ sở xác định
trách nhiệm của ngƣời sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất của họ.


Đối với công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất: Nó giúp việc xác định
đúng đối tƣợng đƣợc đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại do lịch sử để lại, tránh


đƣợc tình trạng sử dụng đất ngoài sự quản lý của Nhà nƣớc.


Nhƣ vậy, việc cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của quản lý Nhà nƣớc
về đất đai. Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các nội dung
khác của quản lý Nhà nƣớc về đất đai.


<i><b>1.1.2. Tiếp cận thông tin đất đai. </b></i>


1.1.2.1. Thông tin và quyền tiếp cận thông tin.
<i>a. Khái niệm </i>


Thông tin là tin, dữ liệu đƣợc chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu, có
sẵn, tồn tại dƣới dạng bài viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản
ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nƣớc tạo ra.


Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của công dân, tạo
tiền đề cho việc hƣởng các quyền và lợi ích khác và bảo đảm quyền tiếp cận thông
tin mang lại ý nghĩa, lợi ích thực sự cho ngƣời dân, khơng mang tính hình thức,
cũng nhƣ để thể chế hóa nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về việc ghi
nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân.


1.1.1.2. Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực đất đai.


<i>a. Khai thác thông tin đất đai thông qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch </i>
<i>vụ tin nhắn SMS. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

thông tin đất đai phải đăng ký và đƣợc cấp quyền truy cập, khai thác dữ liệu từ hệ
thống thông tin đất đai.


- Tổ chức, cá nhân đƣợc cấp quyền truy cập có trách nhiệm:



+ Truy cập đúng địa chỉ, mã khóa; khơng đƣợc làm lộ địa chỉ, mã khóa truy
cập đã đƣợc cấp;


+ Khai thác dữ liệu trong phạm vi đƣợc cấp, sử dụng dữ liệu đúng mục đích,
khơng xâm phạm trái phép cơ sở dữ liệu đất đai;


+ Quản lý nội dung các dữ liệu đã khai thác, không đƣợc cung cấp cho tổ
chức, các nhân khác trừ trƣờng hợp đã đƣợc thỏa thuận, cho phép bằng văn bản cử
cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;


+ Không đƣợc thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiếp lộ, hiển thị, di chuyển trái
phép một phần hoặc toàn bộ dữ liệu; khơng đƣợc tạo ra hoặc phát tán chƣơng trình
phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thồng thông tin đất đai; thông báo kịp
thời cho cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai về sai sót của dữ liệu đã cung cấp.


- Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm:


+ Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện; có cơng cụ tìm kiếm dữ
liệu dễ sử dụng và cho kết quả đúng nội dung cần tìm kiếm;


+ Bảo đảm khuân dạng dữ liệu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định
để dễ dàng tải xuống, hiển thị nhanh chóng và in ấn bằng các phƣơng tiện điện tử
phổ thông;


+ Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy cập hệ thống thơng tin đất đai;


+ Bảo đảm tính chính xác, thống nhất về nội dung, cập nhật thƣờng xuyên
và kịp thời của dữ liệu trong hệ thồng thông tin đất đai;



+ Quy định rõ thời hạn tồn tại trực tuyến của từng loại thông tin;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nƣớc.


- Trƣờng hợp tạm ngừng cung cấp dữ liệu, dịch vụ có liên quan trên môi
trƣờng mạng, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

có liên quan trên mơi trƣờng mạng, trừ trƣờng hợp bất khả kháng.


+ Tiến hành các biện pháp khắc phục sự cố ngay sau khi hệ thống thông tin
đất đai bị lỗi trong quá trình hoạt động làm ảnh hƣởng nghiêm trọng hoặc gây
ngừng cung cấp dữ liệu, dịch vụ có liên quan trên mơi trƣờng mạng.


<i>b. Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có </i>
<i>thẩm quyền. </i>


- Tổ chức cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu
hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số
01/PYC đƣợc ban hành kèm theo thông tƣ 34/2013/TT-BTNMT;


- Khi nhận đƣợc phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân,
cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cgi tổ chức, cá
nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trƣờng hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có
văn bản trả lời nêu rõ lý do.


- Việc khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu đƣợc
thực hiện theo các quy định của pháp luật.


<b>1.2. Cơ sở pháp lý </b>


<i><b>1.2.1. Các điểm mới trong khung pháp lý liên quan đến tiếp cận thông tin đất đai </b></i>



<b>a. Luật tiếp cận thông tin 2016 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>b. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm </b>
<b>2012 </b>


So với luật đƣợc thay thế, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phịng, chống tham nhũng (đƣợc thơng qua tháng 11/2012 và có hiệu lực từ tháng
2/2013) đƣa ra những hƣớng dẫn về công khai, minh bạch chặt chẽ hơn trong một
số ngành và lĩnh vực nhạy cảm nhất với tham nhũng trong đó có lĩnh vực đất đai.


Luật Phòng, chống tham nhũng 2012 cũng đòi hỏi mức độ công khai, minh
bạch cao hơn trong hành chính cơng, với u cầu cơng khai các báo cáo và thông tin
nhất định trong các dự án xây dựng. Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi còn có
các quy định về cơng bố và cơng khai thông tin trong quản lý đất đai


Tháng 6/2013, Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành Nghị định 59 hƣớng dẫn
chung việc thực thi Luật. Bên cạnh nhiều quy định khác, Nghị định 59 hƣớng dẫn
chi tiết việc thi hành các chƣơng về công khai, minh bạch trong luật sửa đổi. Các
hƣớng dẫn làm rõ các loại thông tin không thuộc danh mục bí mật nhà nƣớc, nhƣ
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, và thơng tin tài chính của các doanh
nghiệp nhà nƣớc. Nghị định cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và
cá nhân trong việc bảo đảm thông tin đƣợc cung cấp khi có yêu cầu của tổ chức
và/hoặc cá nhân.


Mặc dù việc sửa đổi Luật Phịng, chống tham nhũng có thể vẫn thiếu giả
định rằng thông tin là cơng khai trừ khi có một lý do thuyết phục cho việc không
công khai, những thay đổi đó là những nỗ lực quan trọng hƣớng tới một cơ chế tiếp
cận thông tin cởi mở hơn ở Việt Nam. Với các mục tiêu của nghiên cứu này, thay
đổi chính là sự mở rộng phạm vi thơng tin cần đƣợc cơng khai. Vì nhiều quy định


liên quan đến đất đai trong Luật Phòng, chống tham nhũng đã đƣợc thể hiện trong
luật này tại thời điểm thực hiện nghiên cứu năm 2010, và khá là chung chung vào
thời điểm đó, những thay đổi này khơng có tác động lớn tới Nghiên cứu tiếp cận
thông tin đất đai.


<b>c. Luật Đất đai năm 2013 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

quy định đó bao gồm Pháp lệnh về Dân chủ cơ sở năm 2007, Luật Phịng, chống
tham nhũng năm 2005, Luật Cơng nghệ - Thông tin năm 2006, Luật Quy hoạch Đô
thị năm 2009 và một loạt các nghị định, quyết định khác.


Luật Đất đai mới năm 2013 đã đƣợc cải thiện đáng kể về việc bảo đảm công
khai các thông tin liên quan đến đất đai thông qua một loạt các điều khoản về minh
bạch và công khai:


- Điều 28 (Trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc xây dựng, cung cấp thông
tin đất đai) đƣa ra khung pháp luật cho việc công khai thông tin đất đai, thông qua
yêu cầu thiết lập hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm tiếp cận của cá nhân và tổ
chức tới hệ thống này; yêu cầu thông tin phải đƣợc công khai kịp thời và công khai;
và yêu cầu các cơ quan nhà nƣớc và ngƣời có thẩm quyền có trách nhiệm cơng khai
thơng tin.


- Điều 120 và 121 sau đó quy định chi tiết loại thông tin nào phải đƣợc đƣa
vào hệ thống thông tin đất đai, và do vậy phải đƣợc tiếp cận công khai – cơ sở dữ
liệu đất đai quốc gia, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, cơ sở dữ
liệu địa chính, cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai, cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, cơ sở dữ liệu giá đất, cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất, cơ sở
dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các thông
tin khác (Các nghị định và thông tƣ hƣớng dẫn thi hành của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng sẽ quy định cụ thể nội dung và cấu trúc của cơ sở dữ liệu đất đai để vận hành


hệ thống này).


- Điều 122 bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai của
công chúng thông qua cổng thông tin đất đai ở trung ƣơng hay địa phƣơng trên cơ
sở trả phí. Điều 123.2 quy định tiếp rằng các cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm
cung cấp thơng tin và dữ liệu đất đai trên môi trƣờng mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- Điều 48 yêu cầu công bố công khai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã
đƣợc phê duyệt trên cổng thông tin điện tử của cơ quan hữu quan trong vòng 30
ngày kể từ ngày phê duyệt, và việc công khai phải đƣợc thực hiện trong suốt kỳ quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


- Việc công khai phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đƣợc quy định
tại Điều 69, và quyết định cuối cùng đƣợc công khai theo điều 69.3 tại trụ sở
UBND cấp xã và tại điểm sinh hoạt chung của khu dân cƣ nơi có đất bị thu hồi.


<b>* Nh ng loại thông tin liên quan đến đất đai cần phải đƣợc công khai </b>
<b>trên trang web của các tỉnh và cơ sở pháp lý: </b>


Bảng 1.1 liệt kê những loại thông tin liên quan đến đất đai cần phải đƣợc
công khai trên trang web của các tỉnh và cơ sở pháp lý của các yêu cầu đó. Trong
một số trƣờng hợp, văn bản pháp lý quy định rõ loại thông tin nào là bắt buộc và
cần đƣợc công khai trực tuyến, trong một số trƣờng hợp khác, văn bản pháp lý
không nêu rõ yêu cầu cụ thể về công khai trực tuyến. Khung pháp luật chƣa yêu cầu
việc truy nhập trực tuyến đối với một số thông tin nhất định, cho dù việc công khai
nhƣ vậy sẽ giúp cải thiện hiệu quả, cũng nhƣ tăng cƣờng giám sát và giảm thiểu cơ
hội tham nhũng. Bảng 1.1 phân loại rõ các loại thông tin theo yêu cầu bắt buộc công
khai trực tuyến, bắt buộc công khai nhƣng không nhất thiết là công khai trực tuyến,
và không bắt buộc công bố công khai.



<b>Bảng 1.1. Cơ sở pháp lý của việc cung cấp thông tin liên quan đến đất đai trên </b>


<b>trang web </b>


<b>Thông tin </b> <b>Hình thức </b>


<b>cơng khai </b> <b>Quy định có liên quan </b>
<b>I. Thơng tin về trình tự, thủ tục hành chính và quá trình thực hiện các thủ tục </b>
<b>hành chính (TTHC) </b>


1. Thủ tục hành chính trong
lĩnh vực đất đai (cơ sở dữ liệu
về thủ tục hành chính)


Bắt buộc cơng
khai trực tuyến


Điều 28 – Luật Công nghệ Thông
tin (2006) Nghị quyết 56/NQ-CP
(ngày 15/12/2010) thực hiện Đề
án 30 của Chính phủ.


2. Thông tin về địa chỉ, điện
thoại và địa chỉ hịm thƣ điện


Bắt buộc cơng
khai trực tuyến


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Thơng tin </b> <b>Hình thức </b>



<b>cơng khai </b> <b>Quy định có liên quan </b>
tử để tiếp nhận phản hồi và


kiến nghị của cá nhân và tổ
chức đối với các quy định về
thủ tục hành chính trong quản
lý đất đai


định 181/2004/NĐ-CP


(19/10/2004) thi hành Luật đất
đai


3. Thông tin về phản hồi và
kiến nghị của cá nhân và tổ
chức đối với các quy định về
thủ tục hành chính trong quản
lý đất đai


Bắt buộc cơng
khai trực tuyến


Điều 19 – Nghị định 20/NĐ-CP
(14/02/2008) Khoản i, Điều 10 –
Nghị định 43/NĐ-CP 13/6/2011


4. Giải quyết đƣa ra đối với
các phản hồi và kiến nghị trong
quản lý đất đai



Bắt buộc công
khai trực tuyến


Điều 19 – Nghị định 20/NĐ-CP
(14/02/2008)


5. Dịch vụ trực tuyến cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất


Không bắt
buộc


Điều 1.B.II Quyết định số 48 của
Thủ tƣớng Chính phủ (2009)
<b>II. Thông tin về quy hoạch, kế hoạch s dụng đất (QHKH) </b>


1. Bản thuyết minh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất


Bắt buộc công
khai trực tuyến


Điều 27-Nghị định


181/2004/NĐ- CP (19/10/2004
thi hành Luật Đất đai) Điều
28- Luật Đất đai năm 2003
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng


đất



Bắt buộc cơng
khai trực tuyến


Điều 21 Luật Phịng chống tham
nhũng (năm 2005 và Luật sửa
đổi, bổ sung năm 2012)
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng


đất chi tiết đối với trƣờng hợp
quy hoạch sử dụng đất chi tiết
đã đƣợc phê duyệt


Bắt buộc công
khai trực tuyến


Khoản đ, Điều 10 – Nghị định
43/NĐ-CP (13/6/2011)


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>Thơng tin </b> <b>Hình thức </b>


<b>cơng khai </b> <b>Quy định có liên quan </b>
1. Đồ án quy hoạch chung Bắt buộc công


khai trực tuyến


Điều 53-54 Luật Quy hoạch
đô thị Khoản đ, Điều 10- Nghị
định 43/NĐ-CP ngày 13/6/2011
2. Đồ án quy hoạch phân khu



Bắt buộc công
khai trực
tuyến


3. Đồ án quy hoạch chi tiết Bắt buộc công
khai trực tuyến
4. Dự thảo quy hoạch đô thị Bắt buộc công


khai nhƣng
không nhất
thiết là công
khai trực tuyến


Điều 21- Luật quy hoạch đô thị


<b>IV. Thông tin về thu hồi đất và phƣơng án bồi thƣờng, </b>
<b>hỗ trợ và tái định cƣ (TĐC) </b>


1. Thông báo thu hồi đất Bắt buộc công
khai nhƣng
không nhất
thiết là công
khai trực tuyến


Điều 29 Nghị định 69/NĐ- CP
ngày 18/3/2009


2. Quyết định phê duyệt
phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ


và tái định cƣ


Bắt buộc công
khai nhƣng
không nhất
thiết là công
khai trực tuyến


Điều 21 Luật Phòng chống tham
nhũng (năm 2005 và sửa đổi năm
2012)


3. Dự thảo phƣơng án bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ


Bắt buộc công
khai nhƣng
không nhất
thiết là công
khai trực tuyến


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>Thơng tin </b> <b>Hình thức </b>


<b>cơng khai </b> <b>Quy định có liên quan </b>
4. Quyết định thu hồi đất Không bắt


buộc
<b>V. Giao đất, cho thuê đất (GĐCĐ) </b>


1. Tiêu chí giao đất, cho thuê


đất


Không bắt
buộc
2. Quyết định về giao đất bao


gồm: thông tin về nhà đầu tƣ,
tên và nội dung dự án, mức giá
trong giao đất (GĐCĐ2)


Khơng bắt
buộc


<b>VI. Thơng tin về thuế, phí và lệ phí liên quan đến đất đai </b>


1. Quy định mức phí, lệ phí
liên quan đến đất đai


Không bắt
buộc
2. Quy định mức thuế về đất


đai và các nghĩa vụ tài chính về
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất


Không bắt
buộc


3. Quy định về chế độ miễn,
giảm liên quan đến các loại


thuế đất đai


Không bắt
buộc


4. Thông tin về bảng giá đất Không bắt
buộc


<i>(Nguồn báo cáo công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam) </i>


<i><b>1.2.2. Quy định về tiếp cận thông tin đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận </b></i>


<i><b>quyền s dụng đất quyền s h u nhà và tài sản khác g n liền với đất </b></i>
1.2.2.1. Quy định về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
<i>hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất </i>


<i>a. Nguyên tắc cấp giấy chứng nh n </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất đƣợc cấp theo từng thửa đất. Trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất đang
sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phƣờng, thị trấn mà có yêu cầu
thì đƣợc cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.


2. Thửa đất có nhiều ngƣời chung quyền sử dụng đất, nhiều ngƣời sở hữu
chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những
ngƣời có chung quyền sử dụng đất, ngƣời sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất và cấp cho mỗi ngƣời 01 Giấy chứng nhận; trƣờng hợp các chủ sử dụng, chủ
sở hữu có u cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho ngƣời đại diện.



3. Ngƣời sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đƣợc
nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.


Trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
không thuộc đối tƣợng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc đƣợc miễn, đƣợc ghi
nợ nghĩa vụ tài chính và trƣờng hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì đƣợc
nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.


4. Trƣờng hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng
vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất, trừ trƣờng hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một ngƣời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

5. Trƣờng hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số
liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã
cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại
thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, khơng có tranh chấp với những ngƣời sử
dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất đƣợc xác định theo
số liệu đo đạc thực tế. Ngƣời sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với
phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.


Trƣờng hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa
đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế
nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh
lệch nhiều hơn (nếu có) đƣợc xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,


quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của
Luật này.


<i>b. Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nh n </i>
<i>quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu </i>


Theo điều 70, nghị định 43 quy định:


1. Ngƣời sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.
2. Trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ, ngƣời Việt Nam định
cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản
gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ
và thực hiện các công việc nhƣ sau:


a) Trƣờng hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội
dung kê khai đăng ký; trƣờng hợp khơng có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật
Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng
đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trƣờng hợp phải cấp phép xây dựng, sự
phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng
nếu chƣa có xác nhận của tổ chức có tƣ cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc
hoạt động đo đạc bản đồ;


b) Trƣờng hợp chƣa có bản đồ địa chính thì trƣớc khi thực hiện các công việc
tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phịng đăng
ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính
thửa đất do ngƣời sử dụng đất nộp (nếu có)



c) Niêm yết cơng khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng
tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã
và khu dân cƣ nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét
giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng
đăng ký đất đai.


3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc nhƣ sau:


a) Trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ nộp hồ sơ tại Văn
phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác
nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;


b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chƣa có
bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhƣng hiện trạng ranh giới sử dụng
đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do ngƣời sử dụng đất
nộp (nếu có);


c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong
nƣớc, cơ sở tôn giáo, tổ chức nƣớc ngoài, cá nhân nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định
cƣ ở nƣớc ngoài thực hiện dự án đầu tƣ mà sơ đồ đó chƣa có xác nhận của tổ chức
có tƣ cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;


d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trƣờng hợp cần thiết; xác
nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

đó. Trong thời hạn khơng q 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với
tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký
đất đai;



e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa
chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);


g) Trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa
chính đến cơ quan thuế để xác định và thơng báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trƣờng
hợp không thuộc đối tƣợng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc đƣợc ghi nợ theo quy
định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và mơi trƣờng trình ký cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho ngƣời đƣợc cấp, trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp
xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho ngƣời đƣợc cấp.


4. Cơ quan tài nguyên và môi trƣờng thực hiện các công việc sau:


a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;


Trƣờng hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết
định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau
khi ngƣời sử dụng đất đã hồn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>Sơ đồ 1.1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận </b>


5. Trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp
luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà



Kho bạc


Ngƣời sử
dụng đất


Hồ sơ xin
cấp GCN


Văn phòng đăng
ký đất đai cấp


huyện
- Thông báo nộp tiền


- Trao GCN
- Trả hồ sơ


Số liệu
địa chính
Cơ quan


thuế


Loại, mức
nghĩa vụ


UBND xã


- Thẩm tra hồ sơ


- Xác định điều kiện
cấp GCN


- Cơng khai hồ sơ
- Trích lục, trích đo
bản đồ


Phịng Tài
ngun và Mơi


trƣờng
Trao GCN


Trả hồ sơ


UBND cấp
huyện


Kiểm tra hồ

Làm tờ trình


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn
phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trƣờng thực hiện các công việc
quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.


1.2.2.2. Quy định về tiếp cận thông tin đất đai
<i>a. Nguyến tắc bảo đảm quyền tiếp c n thông tin. </i>


- Mọi cơng dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực


hiện quyền tiếp cận thông tin;


- Thông tin đƣợc cung cấp phải chính xác, đầy đủ;


- Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho cơng dân;
đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;


- Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trƣờng hợp
cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng;


- Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không đƣợc xâm
phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc
của ngƣời khác;


- Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời khuyết tật, ngƣời sinh sống ở
khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.


<i>b. Cách thức tiếp c n thông tin của công dân: </i>


- Tự do tiếp cận thông tin đƣợc cơ quan nhà nƣớc công khai;
- Yêu cầu cơ quan nhà nƣớc cung cấp thông tin.


<i>c. Tiếp c n thông tin trong lĩnh vực đất đai. </i>


<i><b>* Khai thác thông tin đất đai thông qua mạng internet cổng thông tin đất </b></i>
<i><b>đai dịch vụ tin nh n SMS. </b></i>


- Tổ chức, cá nhân khi khai thác dữ liệu đất đai trên mạng internet, cổng


thông tin đất đai phải đăng ký và đƣợc cấp quyền truy cập, khai thác dữ liệu từ hệ
thống thông tin đất đai.


- Tổ chức, cá nhân đƣợc cấp quyền truy cập có trách nhiệm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

+ Khai thác dữ liệu trong phạm vi đƣợc cấp, sử dụng dữ liệu đúng mục đích,
khơng xâm phạm trái phép cơ sở dữ liệu đất đai;


+ Quản lý nội dung các dữ liệu đã khai thác, không đƣợc cung cấp cho tổ
chức, các nhân khác trừ trƣờng hợp đã đƣợc thỏa thuận, cho phép bằng văn bản cử
cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;


+ Không đƣợc thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiếp lộ, hiển thị, di chuyển trái
phép một phần hoặc toàn bộ dữ liệu; không đƣợc tạo ra hoặc phát tán chƣơng trình
phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thồng thông tin đất đai; thông báo kịp
thời cho cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai về sai sót của dữ liệu đã cung cấp.


- Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm:


+ Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện; có cơng cụ tìm kiếm dữ
liệu dễ sử dụng và cho kết quả đúng nội dung cần tìm kiếm;


+ Bảo đảm khuân dạng dữ liệu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định
để dễ dàng tải xuống, hiển thị nhanh chóng và in ấn bằng các phƣơng tiện điện tử
phổ thông;


+ Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy cập hệ thống thông tin đất đai;


+ Bảo đảm tính chính xác, thống nhất về nội dung, cập nhật thƣờng xuyên và
kịp thời của dữ liệu trong hệ thồng thông tin đất đai;



+ Quy định rõ thời hạn tồn tại trực tuyến của từng loại thông tin;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nƣớc.


- Trƣờng hợp tạm ngừng cung cấp dữ liệu, dịch vụ có liên quan trên mơi
trƣờng mạng, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm:


+ Thơng báo cơng khai chậm nhất là 07 ngày làm việc trƣớc khi chủ động
tạm ngừng cung cấp dữ liệu, dịch vụ có liên quan trên mạng để sửa chữa, khắc
phục các sự cố hoặc nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng thông tin; nội dung thông báo
phải nêu rõ khoảng thời gian dự kiến phục hồi các hoạt động cung cấp dữ liệu, dịch
vụ có liên quan trên mơi trƣờng mạng, trừ trƣờng hợp bất khả kháng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i><b>* Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ </b></i>
<i><b>quan có thẩm quyền. </b></i>


- Tổ chức cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu
hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số
01/PYC đƣợc ban hành kèm theo thông tƣ 34/2013/TT-BTNMT;


- Khi nhận đƣợc phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân,
cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cgi tổ chức, cá
nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trƣờng hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có
văn bản trả lời nêu rõ lý do.


- Việc khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu đƣợc
thực hiện theo các quy định của pháp luật.


<i><b>* Trình tự thủ tục cung cấp d liệu đất đai. </b></i>



- Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai đƣợc thực hiện
theo một trong các phƣơng thức sau:


+ Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
+ Gửi qua đƣờng công văn, fax, bƣu điện;


+ Gửi qua thƣ điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.


- Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài
chính (trƣờng hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trƣờng
hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.


- Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung
cấp dự liệu đất đai theo yêu cầu.


- Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:


+ Trƣờng hợp nhận đƣợc yêu cầu trƣớc 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong
ngày, trƣờng hợp nhận đƣợc yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai đƣợc
thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;


+ Trƣờng hợp yếu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dƣới hình thức tổng hợp
thơng tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai đƣợc xác định theo thỏa thuận giữa
cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và ngƣời có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.


<i><b>* Nh ng trường hợp không cung cấp d liệu đất đai: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

thể, yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nƣớc khơng đúng quy định;
- Văn bản u cầu khơng có chữ ký của ngƣời có thẩm quyền và đóng dấu
xác nhận đối với tổ chức; phiếu u cầu khơng có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của


cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu;


- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Khơng thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.


<i><b>* Cơ quan cung cấp d liệu đất đai: </b></i>


- Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ƣơng là Trung tâm Dữ liệu và
Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng.


- Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phƣơng là Văn phòng đăng ký đất
đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa
chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.


<i><b>* Chi phí phải trả để được cung cấp d liệu đất đai. </b></i>


- Các trƣờng hợp không phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai:
+ Trƣờng hợp cung cấp dữ liệu đất đai để phục vụ cho các mục đích quốc
phòng và an ninh, phụ vụ yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc hoặc
trong tình trạng khẩn cấp;


+ Trƣờng hợp cung cấp dữ liệu đất đai cho Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, cơ
quan tài nguyên và môi trƣờng ở địa phƣơng, Ủy ban nhân dân các cấp.


- Các trƣờng hợp phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai
+ Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;


+ Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền xét duyệt;



+ Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;


+ Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
+ Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.


- Phí và chi phí phải trả để đƣợc cung cấp dữ liệu đất đai bao gồm các khoản
sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>1.3. Cơ sở thực tiễn </b>


<b>1.3.1. Tình hình tiếp cận thơng tin và dịch vụ đăng ký đất đai ở một số nước </b>
<b>trên thế giới </b>


1.3.1.1. Quyền tiếp cận thông tin của một số nƣớc trên thế giới


Quyền tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của con ngƣời, đã xuất hiện ở châu
Âu vào thế kỷ XVIII. Cụ thể là, tại Thuỵ Điển, năm 1766, trong luật về tự do báo
chí đã thiết lập nguyên tắc các hồ sơ của chính phủ phải công khai cho công chúng
và trao cho ngƣời dân quyền đƣợc yêu cầu tiếp cận các văn bản của các cơ quan
chính phủ; tại Pháp, năm 1789, trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
cũng xác lập nguyên tắc: "Việc tự do trao đổi về tƣ tƣởng và ý kiến là một trong
những quyền quý giá nhất của con ngƣời; mọi cơng dân có thể phát ngơn, viết hay
tiến hành in ấn một cách tự do, nhƣng phải chịu trách nhiệm về sự lạm dụng quyền
tự do đó" (Điều 11) và "mọi cơng dân đều có quyền trực tiếp hoặc thơng qua các đại
diện của mình đƣợc xem xét sự cần thiết của thuế công cộng, đƣợc tự do thoả thuận
đóng góp, đƣợc theo dõi việc sử dụng và đƣợc ấn định chỉ tiêu thuế, cách thức và
thời hạn đóng góp; xã hội có quyền bắt mọi công chức phải báo cáo về công việc
quản lý của họ". Tƣơng tự, các nguyên tắc này cũng đƣợc quy định trong Tuyên ngôn
của Hà Lan vào năm 1795, v.v…



Trong bối cảnh toàn cầu hố và hội nhập quốc tế, "quyền tiếp cận thơng tin"
ngày càng đƣợc cộng đồng quốc tế và khu vực ghi nhận trong các Công ƣớc quốc tế
và trong các văn bản Luật quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

trong việc ra quyết định và tiếp cận tƣ pháp trong các vấn đề về môi trƣờng năm
1998, Công ƣớc quốc tế về chống tham nhũng năm 2003 v.v… cũng đều có quy
định cụ thể về quyền tiếp cận thông tin trong từng lĩnh vực cụ thể và trách nhiệm
của các chính phủ phải tơn trọng và bảo đảm thực hiện quyền này của ngƣời dân.
Nhƣ vậy, cả Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền, Công ƣớc quốc tế về quyền dân
sự, chính trị và các Cơng ƣớc khác đều ghi nhận quyền tự do thông tin là một quyền
cơ bản của con ngƣời, trong đó đề cập khá rõ nội hàm của quyền này, bao gồm: tự
do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, quyền tự do giữ quan điểm
không có sự can thiệp v.v…


Trong phạm vi khu vực. Quyền tiếp cận thông tin đƣợc quy định trong Công
ƣớc Nhân quyền Châu Âu (ECHR), Công ƣớc nhân quyền châu Mỹ (ACHR) và
trong Chƣơng trình hành động chống tham nhũng dành cho khu vực châu Á - Thái
Bình Dƣơng đƣợc ký kết vào ngày 30/11/2001 ở Tokyo (Nhật Bản) cũng đã quy
định rõ về tiếp cận thông tin: "bảo đảm rằng công chúng và các phƣơng tiện truyền
thông đƣợc tự do tiếp nhận và phổ biến thông tin về các vấn đề tham nhũng một
cách phù hợp với pháp luật trong nƣớc…".


Trong phạm vi quốc gia. Hiện nay, các nƣớc trên thế giới dù khác nhau về
thể chế chính trị, kinh tế, sự khác biệt về văn hóa trong pháp luật quốc gia đều có
quy định về quyền tiếp cận thông tin của công dân, mặc dù tên gọi của luật này còn
khác nhau. Tính đến năm 2009 đã có 86 nƣớc ban hành Luật về quyền tiếp cận
thông tin, chẳng hạn: Mỹ, Canada, Hungary, Anh, Cộng hòa Nam Phi, Thái Lan,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Bang Nga, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc v.v…


Qua những vấn đề nêu trên cho thấy, "quyền tiếp cận thông tin" là một vấn


đề quan trọng, cần thiết, phục vụ trực tiếp không những cho nhà nƣớc trong quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các chủ trƣơng, hoạch định chính sách cho con ngƣời
(cá nhân), cộng đồng nâng cao nhận thức, hiểu biết về các quyền và nghĩa vụ của
một cơng dân để góp phần chung vào quá trình xây dựng và phát triển xã hội dân
chủ, bình đẳng và hài hịa các lợi ích.


1.3.1.2. Mơ hình đăng ký đất đai ở một số nƣớc trên thế giới
<i>a. Mơ hình đăng ký đất đai ở Trung Quốc </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

“Luật quản lý nhà đất đô thị nƣớc CHNDTH” để xây dựng chế độ đăng ký đất đai,
duy trì và bảo hộ chế độ công hữu XHCN về đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời có quyền lợi về đất đai, nay ban hành bản quy chế này.


Đăng ký đất đai là việc nhà nƣớc tổ chức đăng ký theo pháp luật về QSDĐ
thuộc sở hữu nhà nƣớc, quyền sở hữu tập thể về đất đai, QSDĐ đai thuộc sở hữu tập
thể và các quyền lợi khác về đất đai.


Quyền lợi khác về đất đai nói trong bản quy tắc này là nói về những quyền
lợi khác ngồi quyền sử dụng và quyền sở hữu, bao gồm quyền thế chấp, quyền cho
thuê và những quyền lợi về đất đai khác mà pháp quy hành chính quy định phải
đăng ký.


Đăng ký đất đai chia ra đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất
đai. Đăng ký đất đai ban đầu lại gọi là tổng đăng ký, có nghĩa là trong một thời gian
nhất định, tiến hành đăng ký một cách phổ biến đất đai trong các khu trực thuộc
hoặc khu vực đƣợc quy định; Đăng ký biến động đất đai là nói đến việc đăng ký
ngồi việc đăng ký ban đầu, bao gồm đăng ký QSDĐ, quyền sở hữu đất và các
quyền khác theo thời hạn, đăng ký biến động về tên, địa chỉ, mục đích sử dụng,
đăng ký hủy bỏ đất đai…



Ngƣời sử dụng đất thuộc sở hữu Nhà nƣớc, ngƣời sở hữu đất đai tập thể,
ngƣời sử dụng đất đai tập thể, ngƣời có quyền khác về đất đai, phải xin đăng ký đất
đai theo bản quy tắc này.


Khi xin phép đăng ký, ngƣời xin phép có thể uỷ quyền cho ngƣời đại diện.
Khi uỷ quyền phải nói rõ sự việc và quyền hạn đƣợc uỷ quyền.


QSDĐ, quyền sở hữu đất và các quyền khác đã đăng ký theo pháp luật thì
đƣợc pháp luật bảo hộ, mọi đơn vị và cá nhân khơng đƣợc xâm phạm.


Đơn vị hành chính cấp huyện tổ chức tiến hành đăng ký đất đai. Cơ quan địa
chính của UBND từ cấp huyện trở lên phụ trách các công việc cụ thể.


Đăng ký đất đai đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau đây:
- Xin phép đăng ký đất đai;


- Điều tra về địa chính (địa tịch, địa hộ).
- Thẩm định thuộc quyền;


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- Phân phát hoặc đổi GCN đất đai.


Cục quản lý đất đai quốc gia chủ quản cơng tác đăng ký đất đai tồn quốc.
Cơ quan địa chính thuộc UBND từ cấp huyện trở lên chủ quản công tác đăng ký đất
đai trong địa phƣơng mình.


Chế độ đăng ký tài sản nhà đất hiện hành ở Trung Quốc giống nhƣ chế độ
đăng ký kiểu Đức. Tuy nhiên do đặc điểm của mình, nên khái quát lại chủ yếu có các
mặt sau:


+ Việc đăng ký tài sản nhà đất do cơ quan đăng ký khác nhau tiến hành. Tài


sản nhà đất gồm: đất các cơng trình xây dựng trên đất đó và các vật dụng khác kèm
theo cấu thành. Đã là tài sản thì nhà cửa và đất đai khơng thể tách ra đƣợc, do đặc
điểm khơng tách đƣợc đó nên việc đăng ký sản quyền nhà và đất phải tiến hành một
lần, GCN cũng chỉ lĩnh cùng một giấy, thế nhƣng thể chế quản lý về nhà và đất ở
Trung Quốc lại chia ra các cơ quan khác nhau cho nên việc đăng ký thuộc quyền
nhà đất nói chung phải đăng ký QSDĐ ở cơ quan quản lý đất đai và đăng ký quyền
sở hữu nhà ở cơ quan quản lý nhà cửa.


+ Đăng ký thuộc quyền tài sản nhà đất là đăng ký động thái quyền lợi về nhà
đất. Đƣơng sự phải theo pháp luật để đăng ký quyền có đƣợc, sự thay đổi và việc
mất đi quyền lợi nhà đất, nếu khơng qua đăng ký thì khơng phát sinh hiệu lực về
pháp luật, không thể đối kháng với ngƣời thứ 3. Đăng ký thuộc quyền tài sản nhà
đất không những đăng ký quyền lợi trong tình hình bình thƣờng mà còn đăng ký
trong quá trình biến động khiến mọi ngƣời biết đƣợc tình hình đăng ký và trạng thái
quyền lợi tài sản nhà đất.


+ Việc đăng ký thuộc quyền tài sản nhà đất áp dụng theo chủ nghĩa thẩm tra
thực chất. Theo quy định của Luật nhà đất Trung Quốc thì lúc đăng ký thuộc quyền
nhà đất, ngƣời xin đăng ký phải có đơn cho cơ quan đăng ký, cơ quan này không
những phải thẩm tra kỹ càng về các văn bản cần thiết mà còn phải thẩm tra nghiêm
túc về nguồn gốc quyền lợi của ngƣời xin đăng ký, lại kiểm tra thực địa. Nếu tất cả
kết quả thẩm tra nhƣ nhau thì mới đƣợc đăng ký.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

+ Đăng ký thuộc quyền tài sản nhà đất thực hiện theo chế độ đăng ký bắt
buộc. Sau lúc đăng ký quyền lợi nhà đất, nếu quyền lợi muốn chuyển đổi, thay đổi
thì ngƣời có quyền lợi phải xin đăng ký, nếu khơng đăng ký thì quyền lợi đó khơng
đƣợc pháp luật bảo vệ và cũng phải chịu trách nhiệm tƣơng ứng với pháp luật. Khi
Điều 18, Điều 19 của Luật "Biện pháp tạm thời về quản lý sản tịch sản quyền nhà
cửa ở thành thị" quy định: "Nếu không theo bản biện pháp này để xin phép đăng ký
sản quyền nhà cửa thì việc sở hữu, chuyển dịch, thay đổi và xác định các quyền lợi


khác về sản quyền nhà cửa đó đều khơng có hiệu lực". Vi phạm các quy định của
bản biện pháp này thì cơ quan chủ quản hành chính về nhà đất của Chính phủ nhân
dân cấp huyện trở lên căn cứ vào tình tiết để xử phạt hành chính. Điều 69 của "Quy
tắc đăng ký đất đai" quy định: nếu không theo quy định, kịp thời xin phép đăng ký
thay đổi đất đai thì ngồi việc xử lý vi phạm về chiếm đất ra, cịn xem tình tiết nặng
nhẹ, báo cáo lên Chính phủ cấp huyện trở lên mà đƣợc phê chuẩn thì xố bỏ việc
đăng ký và GCN đất đai. (BTNMT, 2012)


<i>b. Mơ hình đăng ký đất đai và bất động sản của Úc </i>


Công tác quản lý Nhà nƣớc, bao gồm công tác đăng ký quyền sở hữu đất đai
và các dịch vụ liên quan đến đất đai do cơ quan quản lý đất đai của các Bang giữ
nhiệm vụ chủ trì. Các cơ quan này đều phát triển theo hƣớng sử dụng một phần đầu
tƣ của chính quyền Bang và chuyển dần sang cơ chế tự trang trải chi phí.


Robert Richard Torrens là ngƣời lần đầu tiên đƣa ra khái niệm về Hệ thống
đăng ký bằng khoán vào năm 1857 tại Bang Nam Úc, sau này đƣợc biết đến là Hệ
thống Torrens. Robert Richard Torrens, sau đó đã góp phần đƣa hệ thống này vào áp
dụng tại các Bang khác của Úc và New Zealand, và các nƣớc khác trên thế giới nhƣ
Ai Len, Anh


Ban đầu GCN đƣợc cấp thành 2 bản, 1 bản giữ lại VPĐK và 1 bản giao chủ
sở hữu giữ. Từ năm 1990, việc cấp GCN dần chuyển sang dạng số. Bản gốc của
GCN đƣợc lƣu giữ trong hệ thống máy tính và bản giấy đƣợc cấp cho chủ sở hữu.
Ngày nay, tại Văn phòng GCN, ngƣời mua có thể kiểm tra GCN của BĐS mà mình
đang có nhu cầu mua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Hệ thống đăng ký đơn giản, an toàn và tiện lợi


- Mỗi trang của sổ đăng ký là một tài liệu duy nhất đặc trƣng cho hồ sơ hiện


hữu về quyền và lợi ích đƣợc đăng ký và dự phòng cho đăng ký biến động lâu dài


- GCN đất là một văn bản đƣợc trình bày dễ hiểu cho cơng chúng


- Sơ đồ trích lục thửa đất trong bằng khốn có thể dễ dàng kiểm tra, tham khảo
- Giá thành của hệ thống hợp lý, tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian xây dựng
- Hệ thống đƣợc xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại , dễ
dàng cập nhật, tra cứu cũng nhƣ phát triển đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng
(BTNMT, 2012).


<i>* Một số kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam: </i>


- Các nƣớc trên thế giới đều coi hoạt động Đăng ký đất đai (kể cả việc cấp
GCN) là hoạt động dịch vụ công mà không phải là hoạt động quản lý Nhà nƣớc và
do tổ chức dịch vụ công của Nhà nƣớc thực hiện.


- Mơ hình cơ quan đăng ký đất đai ở các nƣớc trên thế giới đều đƣợc tổ chức
theo mơ hình một cấp. Trong đó phần lớn các nƣớc cơ quan đăng ký trực thuộc cơ
quan quản lý đất đai ở Trung ƣơng và có các chi nhánh trực thuộc đƣợc bố trí theo
khu vực tùy theo nhu cầu giao dịch mà khơng bố trí theo đơn vị hành chính nhƣ:
Anh, Hà Lan, Úc...; một số nƣớc tổ chức thành các cơ quan đăng ký ở cấp tỉnh và
có các chi nhánh phụ trách từng khu vực nhƣ: Hoa Kỳ…


- Cơ quan đăng ký đất đai ở các nƣớc đều có các điểm chung: có thẩm quyền
thực hiện tất cả các công việc của thủ tục đăng ký đất đai từ việc tiếp nhận và kiểm
tra hồ sơ đăng ký đến khi trả kết quả; kể cả việc ký cấp GCN và việc tính, thu các
loại thuế, phí, lệ phí nộp vào ngân sách; do đó bảo đảm cơ chế "Một cửa” đƣợc tuân
thủ tuyệt đối (ngƣời dân chỉ đến duy nhất một nơi là cơ quan đăng ký để làm mọi
thủ tục mà không phải đến nơi khác để tính và thu nghĩa vụ tài chính nhƣ ở Việt
Nam).



</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

nhất ở mỗi quốc gia, bảo đảm kết nối thông tin đất đai giữa các cơ quan, rất tiện lợi
cho việc luân chuyển thông tin giữa các cơ quan liên quan phục vụ giải quyết thủ
tục theo phân cấp; kết quả giải quyết thủ tục đăng ký ở từng cơ quan đều đƣợc tự
động cập nhật vào cơ sở dữ liệu để quản lý, khai thác sử dụng thay cho hồ sơ địa
chính dạng giấy hiện nay. Trên cơ sở hệ thống này, nhiều nƣớc đã triển khai việc
đăng ký giao dịch điện tử.


- Một số nƣớc áp dụng hệ thống đăng ký TORREN (cấp GCN cho ngƣời
đăng ký) nhƣ Úc, NewZealand đã chuyển sang việc cấp GCN điện tử và trên GCN
chỉ thể hiện một số thông tin cơ bản về quyền sở hữu thửa đất; với cách làm này,
ngƣời dân có thể tự in GCN của mình trên mạng bất kỳ lúc nào, giá trị pháp lý của
loại GCN này đƣợc bảo đảm bằng sự thống nhất thông tin lƣu trữ trong cơ sở dữ
<b>liệu địa chính. (BTNMT, 2012) </b>


<b>1.3.2. Tổng quan việc tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai tại </b>
<b>Việt Nam </b>


1.3.2.1. Tình hình thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất tại Việt Nam


Năm 2014 và năm 2015 là những năm đầu tiên triển khai việc tổ chức thi hành
Luật Đất đai năm 2013 đã đƣợc Quốc hội thông qua và là năm bản lề thực hiện
thành công kế hoạch 05 năm 2011 – 2015. Toàn ngành đã nghiêm túc triển khai
thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về triển
khai thi hành Luật Đất đai; triển khai thực hiện Chƣơng trình công tác năm 2014,
năm 2015 của Chính phủ, của Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng và đã đạt đƣợc những
kết quả quan trọng về công tác cấp GCN, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Cụ thể:


Tính đến nay, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu


trên cả nƣớc đã đạt trên 96,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp. Trong số đó, đất
sản xuất nơng nghiệp đạt 92,9%; đất lâm nghiệp đạt 98,2%, đất nuôi trồng thủy sản
đạt 86,1%; đất ở nông thôn đạt 96,1%; đất ở đô thị đạt 98,3%; đất chuyên dùng đạt
86,9%; cơ sở tôn giáo đạt 83,6%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

để đề xuất giải pháp thực hiện, hoàn thành cấp giấy chứng nhận trên phạm vi cả
nƣớc.


Theo đó, việc tồn đọng chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận lần đầu, chủ yếu là do
ngƣời dân chƣa kê khai đăng ký (chiếm 34,1%); nhận chuyển nhƣợng, nhận tặng
cho từ ngày 1/1/2008 trở về sau, đất khơng có giấy tờ về quyền sử dụng đất (chiếm
10,7%); phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhƣng khơng nộp và khơng có nhu cầu
ghi nợ (chiếm 5,4%); hồ sơ chƣa hoàn thành thủ tục chia thừa kế (chiếm 5,2%);...
1.3.2.2. Tình hình tiếp cận thơng tin đất đai tại Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

nhuận đáng kể cho ngƣời sở hữu thơng tin. Với cơ chế hành chính nhƣ hiện nay,
việc thực hiện yêu cầu cung cấp thơng tin hay tìm kiếm thơng tin về đất đai để giao
dịch (mua, bán), hoặc các thông tin đất đai do Nhà nƣớc quản lý không hề đơn giản.
Có địa phƣơng, cơ quan nhà nƣớc khơng quy định việc cung cấp các thông tin tài
liệu đất đai ở địa phƣơng mình quản lý. Ngƣợc lại, ngƣời dân cũng khơng biết mình
có quyền gì để tiếp cận, tìm kiếm thơng tin về đất đai (nếu họ cần). Thơng thƣờng,
nếu họ muốn tìm hiểu thơng tin về đất đai, họ phải “xin” hoặc “nhờ” cán bộ, công
chức quản lý đất đai; đi lại rất nhiều lần mới tìm đƣợc những thơng tin mình cần.


Luật đất đai năm 2013 đã ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, gồm
212 điều, nhƣng khơng có một điều khoản nào quy định cụ thể về quyền, trách
nhiệm, nghĩa vụ của cộng đồng dân cƣ trong việc tìm kiếm. Ngồi ra, Luật cũng
chƣa cụ thể hóa trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công chức trong việc thực hiện
nhiệm vụ cung cấp thông tin về đất đai. Nếu cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân (trong
thực thi công vụ) khơng cung cấp thơng tin hoặc có cung cấp thơng tin, nhƣng chƣa


kịp thời, không đúng nội dung và đối tƣợng... thì phải chịu trách nhiệm gì, xử đến
đâu, bồi thƣờng nhƣ thế nào? Trong trƣờng hợp cần thiết phải khởi kiện ra tịa thì
thủ tục ra sao? Tòa án nào giải quyết?...


Trƣớc đây, quyền tiếp cận thông tin của ngƣời dân cũng đƣợc quy định trong
một số điều luật nhƣng không đầy đủ, không đồng bộ, toàn diện và hệ thống. Khi
Luật tiếp cận thơng tin 2016 có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 đƣợc ban hành, ngƣời dân
có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc cung cấp thơng tin, địi đƣợc biết thông tin mà
các cơ quan chức năng, trong thời hạn luật định phải có trách nhiệm cung cấp đầy
đủ, chính xác. Theo nhận định của Phó Viện trƣởng Viện ứng dụng Thông tin và
Truyền thông, “quyền đƣợc biết” là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời.
Lần đầu tiên, Nhà nƣớc ta bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của ngƣời dân bằng
một đạo luật, với nội dung khá đầy đủ và tiến bộ, cụ thể hóa quy định của Hiến
pháp 2013 về quyền con ngƣời. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát chỉ số hiệu quả
quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam PAPI 2017 cho thấy, chƣa đến 5%
ngƣời dân biết đến Luật tiếp cận thông tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

cấp tỉnh, việc cung cấp thông tin liên quan đến đất đai qua mạng đã đƣợc cải thiện.
Điều này đặc biệt đúng với thông tin về quy hoạch sử dụng đất, đƣợc luật quy định
là thông tin công khai. Một số tỉnh còn đi xa hơn các yêu cầu của luật pháp khi công
bố trên mạng cả các thông tin liên quan đến bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, thông
tin về giao đất, và việc cơng khai hai thơng tin này đều có sự cải thiện từ năm 2010
tới năm 2013. So với ba năm trƣớc, các huyện cũng đã công khai bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại trụ sở nhiều hơn. Các tài liệu liên
quan đến quá trình ra quyết định, nhƣ dự thảo phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái
định cƣ, cũng nhƣ biên bản các cuộc họp thảo luận cũng đƣợc cung cấp nhiều hơn so
với trƣớc đây, mặc dù vẫn cịn khá ít huyện làm đƣợc. Ở cấp xã, sự cải thiện chủ yếu
tập trung vào các tài liệu và bản đồ liên quan đến quy hoạch sử dụng đất và danh sách
<i><b>các hộ gia đình đủ điều kiện đƣợc cấp Giấy Chứng nhận Quyền Sử dụng đất. </b></i>



Mặc dù những cải thiện này là rất ấn tƣợng tuy nhiên các dữ liệu từ Nghiên
cứu Công khai Thông tin Đất đai cũng cho thấy rõ rằng cung cấp thông tin liên quan
đến đất đai trên thực tế vẫn còn thấp hơn so với yêu cầu của pháp luật, và còn xa
mới bảo đảm đƣợc việc tiếp cận đầy đủ thông tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52></div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>2.1. Đối tƣợng nghiên cứu </b>


Đối tƣợng nghiên cứu của Đề tài này là ngƣời dân, cơ quan cung cấp dịch
vụ cơng có liên quan đến thơng tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai.


<b>2.2. Nội dung nghiên cứu </b>


- Điều tra thu thập thông tin đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
tình hình quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Bình tỉnh Thái
Bình;


- Đánh giá thực trạng cơng tác đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất,
<b>quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của thành phố Thái Bình; </b>


- Thống kê, điều tra và khảo sát số liệu trên địa bàn thành phố Thái Bình tỉnh
Thái Bình về việc tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai của ngƣời
dân;


- Đánh giá, phân tích số liệu để đƣa ra đƣợc những mặt cịn tồn tại và hạn chế
trong việc tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai;


<b>2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>



<i><b>2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp. </b></i>


+ Điều tra thu thập các tài liệu tại các đơn vị chức năng, các phòng ban
chuyên môn về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất và công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác
gắn liền với đất.


+ Nghiên cứu các văn bản pháp luật nhƣ: Luật đất đai, các Thông tƣ, Nghị
định, Nghị quyết … về công tác cấp giấy chứng nhận qua các thời kỳ .


+ Tìm hiểu các văn bản pháp luật về quản lý đất đai của thành phố Thái
Bình.


<i><b>2.3.2. Phương pháp điều tra thống kê thu thập thông tin tài liệu sơ cấp. </b></i>


- Xây dựng phiếu điều tra. Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình cá
nhân nằm trong khu vực nghiên cứu theo mẫu phiếu in sẵn;


- Thời gian điều tra: từ tháng 5/2018 đến tháng 6/2018;


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

- Số lƣợng phiếu điều tra thu thập gồm 125 phiếu điều tra của hộ gia đình cá
nhân sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Bình. Chọn các hộ điều tra đƣợc chọn
theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên;


- Căn cứ vào lý thuyết CRS với cách thiết kế nặng danh (không thu thập thông
tin ngƣời trả lới), mức độ mong muốn số trả lời chuẩn là 95%, sai số phân tích
khoảng 10%, dân số của thành phố Thái Bình khoảng 188 nghìn ngƣời cần ít nhất
96 phiếu trả lời nhận lại đƣợc, do đó cần phát ra hơn số lƣợng này đề phịng có
ngƣời khơng trả lại phiếu. Khi số phiếu thu lại đƣợc là 125 phiếu, căn cứ vào lý
thuyết trên, mức độ sai số phân tích đƣợc tính tốn là 8.76%. Đây là mức sai số


chấp nhận đƣợc trong điều tra.


- Nội dung điều tra: Bộ câu hỏi điều tra bao gồm các thơng tin về tình hình cơ
bản của hộ; đánh giá của ngƣời dân về tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký
đất đai trên địa bàn thành phố, những khó khăn, kiến nghị...Những thông tin này
đƣợc thể hiện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời phù hợp với trình độ
chung của nơng dân. Từ đó phát hiện các vấn đề liên quan đến những bất cập, hạn
chế trong việc tiếp cận hệ thống thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai tại
thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình.


<i><b>2.3.3. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu </b></i>


- Trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, sắp xếp
lựa chọn những thông tin phù hợp với chuyên đề. Sử dụng phần mềm Excel để phân
tích, tổ hợp và xử lý số liệu điều tra thu thập đƣợc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN </b>


<b>3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình </b>


<i><b>3.1.1. Điều kiện tự nhiên </b></i>


<b>a. Vị trí địa lý </b>


Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hố, xã hội, khoa
học, quốc phịng, ... của tỉnh Thái Bình và cũng là 1 trong 6 đô thị trung tâm của
vùng duyên hải Bắc Bộ. Đƣợc thành lập ngày 29/4/2004 theo Nghị định
117/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Thái Bình, có
diện tích tự nhiên là 6.770,85 ha, chiếm 4,39% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Mật độ
dân số bình quân 2.702 ngƣời/km2. Thành phố Thái Bình có tọa độ địa lý từ 106022’


đến 106047’ kinh độ Đông và từ 20024’ đến 20030’ vĩ độ Bắc, có địa giới hành chính
nhƣ sau:


- Phía Bắc giáp huyện Đơng Hƣng;


- Phía Đơng giáp huyện Kiến Xƣơng, huyện Đơng Hƣng;
- Phía Nam và phía Tây giáp huyện Vũ Thƣ;


Thành phố Thái Bình có 19 đơn vị hành chính, bao gồm 10 phƣờng và 9 xã.
Nằm cách thủ đô Hà Nội 110 km theo Quốc lộ 10 và Quốc lộ 1 về phía Tây Bắc,
cách TP Hải Phòng 70 km theo Quốc lộ 10 về phía Đơng Bắc, cách TP Nam Định
20 km về phía Tây, cách thành phố Hƣng Yên 40 km theo Quốc lộ 39 về phía Tây
Bắc, cách cảng biển Diêm Điền 30 km theo Quốc lộ 39 về phía Đơng Nam, đồng
thời là đầu mối giao thông của tỉnh; thuận lợi giao lƣu với các tỉnh, thành phố vùng
đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10, đặc biệt đối với vùng tam giác kinh tế trọng
điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh.


<b>b. Địa hình, địa mạo </b>


Thành phố Thái Bình thuộc vùng Châu thổ đồng bằng sơng Hồng, cấu trúc
địa hình tƣơng đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao độ nền phổ biến từ 1-2
m so với mặt nƣớc biển, địa hình có hƣớng cao dần từ Bắc xuống Nam, từ Đơng
<i><b>sang Tây </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Thành phố Thái Bình có sơng Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ
thống sơng đào đã đƣợc nâng cấp, kè bờ. Nằm trong đồng bằng Bắc bộ, có đặc điểm
chung của đồng bằng châu thổ, đồng thời có những nét riêng. Nhìn chung đất thành
phố Thái Bình đƣợc bồi đắp từ phù sa của các dịng sơng lớn: Sơng Hồng, sơng Trà
Lý. Q trình bồi tụ diễn ra liên tục và từ từ, trải qua thời gian dài (hàng nghìn
năm), kết hợp với gió bão, sóng biển, diễn biến thủy triều của biển Đông, nên ở đây


địa hình thấp, bằng phẳng. Song hành với thời gian diễn ra sự bồi tụ của tự nhiên
còn phải kể đến trí tuệ và sức lao động của con ngƣời sống trên mảnh đất này. Chất
đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhƣng đƣợc bồi đắp phù
sa nên rất thích hợp cho việc gieo trồng lúa nƣớc và cây rau màu. Nơi đây cũng ổn
định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp hay xây dựng
những cơng trình cao tầng.


<b>c. Khí hậu thời tiết </b>


Thành phố Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang nét
đặc trƣng của vùng khí hậu duyên hải, đặc điểm mùa đông thƣờng ấm hơn, mùa hè
thƣờng mát hơn so với khu vực sâu trong nội địa. Theo chế độ mƣa có thể chia khí
hậu của thành phố thành hai mùa chính.


- Mùa mƣa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trƣng là
nóng, ẩm, mƣa nhiều. Lƣợng mƣa từ 1.100 - 1.500 mm, chiếm 80% lƣợng mƣa cả
năm.


- Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa khơ có khí hậu lạnh, ít
mƣa, đạt 15 - 20 % lƣợng mƣa cả năm.


- Các đặc trƣng khí hậu của thành phố bao gồm:


+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 260<sub>C, nhiệt độ trung bình cao nhất là </sub>


39,20C; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 150C.


+ Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm


<b>+ Độ ẩm khơng khí: độ ẩm khơng khí trung bình năm dao động từ 85 đến </b>


95%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

giữa các mùa có sự biến động mạnh về thời tiết với các hiện tƣợng xấu đã ảnh
<b>hƣởng đến sản xuất. </b>


<b>d. Thủy văn </b>


Các con sông lớn nhỏ chảy qua địa phần thành phố Thái Bình:


- Sơng Trà Lý là một nhánh của sông Hồng, đi qua giữa thành phố, bắt nguồn
từ xã Hồng Lý (Thành phố Vũ Thƣ) và đổ ra biển tại cửa Trà Lý. Đoạn chạy qua
thành phố dài 11 km, chiều rộng trung bình 150 - 200 m, mức nƣớc báo động cấp
III là +3,30m, cấp II là +2,8m và cấp I là +2,20m, lƣu lƣợng dịng chảy trung bình
896m3/s. Sơng Trà Lý là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sinh hoạt và sản xuất của
thành phố.


- Sông Vĩnh Trà chạy qua thành phố từ Tây sang Đông qua trung tâm thành
phố, dài 4 km, rộng từ 15 - 30 m.


- Sông Kiên Giang bắt nguồn từ sông Vĩnh Trà tại cầu Phúc Khánh, chảy qua
xã Vũ Phúc, xã Vũ Chính và xi về phía Nam, có chiều dài 6,5 km, chiều rộng 20 -
40 m.


- Sơng Bạch chảy từ phía Bắc thành phố qua xã Phú Xuân, đổ vào sông Kiên
Giang tại cầu Phúc Khánh, chiều dài 7,5 km, rộng 20 m.


- Sông Bồ Xuyên bắt nguồn từ cầu Phúc Khánh chảy qua các phƣờng nội thị
đổ ra sông Trà Lý, dài 3 km, rộng 10 - 20 m.


- Sơng 3/2 nằm ở phía Nam thành phố, dài 4,8 km, chiều rộng trung bình 15


m, bắt nguồn từ sông Trà Lý chảy qua phƣờng Kỳ Bá, Trần Lãm, Quang Trung rồi
đổ ra sông Kiên Giang.


Bên cạnh đó thành phố có nhiều ao hồ, đây là nguồn dự trữ nƣớc quan trọng
khi mực nƣớc các sông xuống thấp vào mùa khô hạn.


Mật độ sơng ngịi của thành phố khá dày đặc, chảy theo hƣớng Tây Bắc -
Đông Nam. Về mùa mƣa, cƣờng độ mƣa lớn và tập trung đã gây ra úng ngập cục bộ
cho các vùng thấp, trũng. Đặc biệt sông Trà Lý vào mùa lũ, tốc độ dịng chảy rất
lớn, mực nƣớc sơng dâng cao dễ gây ngập úng. Vì vậy, hệ thống thủy lợi của thành
phố cần phải đƣợc chú trọng củng cố và nạo vét.


<b>e. Các nguồn tài nguyên </b>


<i><b>* Tài nguyên đất: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

tự nhiên: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, các lồi sinh vật (thực vật) và có sự
tác động tích cực của con ngƣời. Đất Thái Bình đƣợc thành tạo từ các trầm tích phù
sa cổ, phù sa mới và xác các lồi thực vật trơi dạt từ thƣợng nguồn về, cây cối mọc
lên hình thành sự trao đổi chất hai chiều giữa cây và đất. Đất cung cấp cho cây
nguồn dinh dƣỡng khoáng, cây sau một thời gian sinh trƣởng, chu kỳ sống thì trả lại
cho đất xác của chúng, làm cho đất ngày càng màu mỡ.


Khí hậu nhiệt đới ẩm, làm cho q trình phong hóa trong lƣu vực diễn ra
mạnh. Mƣa tập trung theo mùa mang theo khối lƣợng phù sa lớn từ thƣợng nguồn
về bồi tụ cho đồng bằng Thái Bình. Sự nóng, ẩm, mƣa nhiều, mực nƣớc ngầm cao
làm cho quá trình phân hủy chất hữu cơ mạnh, tạo thêm độ phì cho đất.


Bàn tay và sức lao động sáng tạo của con ngƣời đã cải tạo đất bằng nhiều
biện pháp khác nhau: (Thủy lợi, chọn đối tƣợng trồng trọt phù hợp với từng loại


đất) thâm canh.. làm cho tính chất hóa lý của đất đƣợc cải thiện, dẫn đến mùa màng
bội thu.


Trong qua trình bồi tụ, tuy nói là địa hình Thái Bình bằng phẳng, song thực
vật phù sa bồi tụ tạo nên địa hình chỗ cao, chỗ thấp khác nhau, sự chênh lệch độ cao
của các vùng không lớn. Các vùng có độ cao từ 0,3m hoặc thấp hơn đã hình thành
các vùng ngập nƣớc quanh năm, những vùng này đất bị yếm khí. Các khống chất
có trong đất: Fe, Mg bị khử ơxy, tan và chảy theo dòng nƣớc rồi tụ lại thành tầng
gley trong đất. Diện tích này chiếm tỷ lệ khơng nhiều.


Với diện tích đất tự nhiên là 6.806,13 ha (tính đến thời điểm năm 2017) tài
nguyên đất của thành phố Thái Bình đƣợc chia thành 3 nhóm đất chính: Đất cát, đất
phù sa, đất phèn.


<i><b>* Tài nguyên nước: </b></i>


Nƣớc là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nƣớc tham gia vào quá trình hoạt
động sống của giới động, thực vật và con ngƣời, quyết định sức khỏe cộng đồng,
năng suất mùa màng. Trong công nghiệp, nƣớc cũng không thể thiếu trong các
ngành sản xuất hóa chất, chế biến nơng sản, chế biến dƣợc...


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

dụng tài nguyên nƣớc dựa trên đặc tính phân bố trong khơng gian và theo tính chất
thủy động lực.


Tài nguyên nƣớc đảm bảo chất lƣợng cung cấp nƣớc sinh hoạt. cho nhân dân
trong thành phố:


- Nguồn nƣớc mặt: Trữ lƣợng nƣớc mặt của thành phố khá dồi dào chủ yếu
đƣợc khai thác, sử dụng từ các sông, hồ trên địa bàn cung cấp có nguồn gốc từ nƣớc
sơng Hồng và nƣớc mƣa, có khả năng đáp ứng đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt của


nhân dân. Chất lƣợng nƣớc nhìn chung cịn tốt, chƣa bị ơ nhiễm.


- Nguồn nƣớc ngầm: Thành phố nằm trong trầm tích bở rời hệ thứ tƣ có nguồn
nƣớc biển hỗn hợp nên khả năng tàng trữ nƣớc ngầm tốt, đặc biệt là tầng chứa nƣớc
cát, cuội, sỏi ở độ sâu 90-120 m, nƣớc áp lực nên mực nƣớc ngầm cách mặt đất 0,5
- 10 m rất thuận lợi cho quá trình khai thácTrong thời gian tới nguồn nƣớc này sẽ
đƣợc khai thác nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.


Tuy vậy, những năm gần đây do việc sử dụng nguồn tài nguyên nƣớc mặt ở
một số nơi không hợp lý và khoa học, việc sử dụng nƣớc mặt thiếu ý thức của một
bộ phận dân cƣ đã dẫn đến việc nguồn nƣớc mặt ở một số nơi bị ô nhiễm, chất
lƣợng nƣớc ở những nơi này thƣờng kém, không đủ tiêu chuẩn nƣớc sinh hoạt. Vì
vậy, cần phải giáo dục trong cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn nƣớc, tài nguyên nƣớc.


<i><b>* Tài nguyên khoáng sản: </b></i>


Theo báo cáo khảo sát của tỉnh Thái Bình hiện nay tỉnh Thái Bình có trữ
lƣợng than nâu nằm dƣới lòng đất khá phong phú và dồi dào (khoảng 200 triệu tấn),
đặc biệt ở thành phố chiếm 27,1%. Tuy nhiên để khai thác đƣợc nguồn tài ngun
này vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và cần nghiên cứu lâu dài.


<i><b>* Tài nguyên thủy sản: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<i><b>* Tài nguyên nhân văn </b></i>


Thành phố Thái Bình có tiền thân là vùng “ Kỳ Bố Hải Khẩu” (tên đất cổ từ thời
Ngô, nay thuộc phƣờng Kỳ Bá, thành phố Thái Bình). Năm 1890 khi thành lập tỉnh
Thái Bình, nơi đây đƣợc chọn làm tỉnh lị của tỉnh, lấy tên là Thái Bình cho đến bây giờ.
<i>Trải qua thời gian dài phát triển thành phố Thái Bình đã có diện mạo nhƣ ngày nay. </i>



Trên địa bàn thành phố có các di tích với kiến trúc hoa văn cổ xƣa mang đậm
dấu ấn lịch sử - văn hóa của nền văn minh lúa nƣớc vùng châu thổ sông Hồng nhƣ:
chùa Đoan Túc (phƣờng Tiền Phong), chùa Bồ (phƣờng Bồ Xuyên), đền Quan
(phƣờng Hoàng Diệu), đền Cả (phƣờng Trần Lãm), miếu vua Lẫm, đình Hiệp Trung
(xã Đơng Hịa), đình Đại Lai, đình Thắng Cựu (xã Phú Xn)…


Thái Bình có Nhà hát Chèo Thái Bình, đồn cải lƣơng Thái Bình, Đoàn ca
múa kịch, Bảo tàng tỉnh Thái Bình, nhà triển lãm thơng tin, Thƣ viện khoa học tổng
hợp tỉnh.


Ngày nay, trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nƣớc, đặc biệt là thời kỳ
đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố, toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân của thành phố đã phát huy truyền thống đồn kết, ý chí tự lực
tự cƣờng, khắc phục mọi khó khăn để đạt đƣợc nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế,
văn hóa và giữ vững trật tự an tồn xã hội. Tuy cịn nhiều khó khăn, thách thức
nhƣng với truyền thống kiên cƣờng sáng tạo, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn
có, thành phố Thái Bình vững vàng đi vào thế kỷ mới thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển
kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, phát triển và hội nhập.


<i><b>3.1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội </b></i>


<b>a. Tình hình xã hội </b>
<i>* Dân số: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

tháng 4 năm 2017. Thành phố Thái Bình có 19 đơn vị hành chính, gồm 10 phƣờng: Bồ
Xuyên, Đề Thám, Hoàng Diệu, Kỳ Bá, Lê Hồng Phong, Phú Khánh, Quang
Trung, Tiền Phong, Trần Hƣng Đạo, Trần Lãm và 9 xã: Đơng Hồ, Đơng Mỹ, Đơng
Thọ, Phú Xn, Tân Bình, Vũ Chính, Vũ Đơng, Vũ Lạc, Vũ Phúc.



<i>* Lao động và việc làm: </i>


- Thành phố Thái Bình có nguồn lao động dồi dào, số lao động trong độ tuổi
đến năm 2017 là 143.093 ngƣời, chiếm 76,44 % dân số, việc làm ổn định, đời sống
nhân dân ngày cải thiện. Thành phố Thái Bình có sự biến động rõ nét nhất, có xu
hƣớng tăng dần qua hai kỳ Tổng điều tra năm 2012 và 2017. Số lƣợng cơ sở tăng
13,54% và số lao động tăng 10,99% trong đó lao động nữ tăng 23,22%. Sự chuyển
dịch chủ yếu từ các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể có hoạt động thƣơng
nghiệp và sự phát triển của các khu đô thị, chung cƣ, cụm và khu công nghiệp kéo
theo nhu cầu tiêu thụ, sử dụng hàng hóa, các cơ sở thƣơng nghiệp của thành phố
ngày càng có xu hƣớng phát triển.


- Đời sống dân cƣ: số hộ nghèo toàn thành phố là 1.412 hộ, Tỷ lệ hộ dùng
nƣớc sạch, là 100%, tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 95.19%.


- Trật tự và an toàn xã hội: Tình hình an ninh năm 2017 trên địa bàn thành phố
Thái bình ổn định, cả năm xảy ra 133 vụ tai nạn giao thông và, 5 vụ số vụ cháy nổ.


- Lĩnh vƣc văn hóa - xã hội có nhiều đổi mới, có 89% số gia đình đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hóa; 78,8% số thơn, tổ đạt tiêu chuẩn văn hóa cơng tác giáo dục
đào tạo hồn thành tốt nhiệm vụ năm học 2016-2017, tỷ lệ trẻ tới trƣờng mầm non
đạt 99,8 dân số trong độ tuổi; 100% học sinh hồn thành chƣơng trình tiểu học; tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,91%, cơng tác y tế đƣợc tăng cƣờng khơng có dịch
bệnh lớn xảy ra trên địa bàn, đời sông nhân dân đƣợc nâng cao.


<b>b. Tình hình kinh tế </b>
<i>* Công nghiệp - xây dựng </i>


- Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 13.854,6 tỷ
đồng, tăng 13,94%. Kinh tế Nhà nƣớc tăng 6,9 %, kinh tế ngoài Nhà nƣớc tăng


13,6%, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 15,9% , kinh tế hộ cá thể tăng 9,7%
so với năm 2015; nhiều ngành sản xuất tăng trƣởng cao so với cùng kỳ nhƣ dệt, da,
may, nhuộm tăng 14,7%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

quả (khu công nghiệp tập trung có 88/96 dự án; cụm cơng nghiệp Phong Phú có
48/53 dự án, cụm công nghiệp Trần Lãm 18/21 dự án). Nghề và làng nghề tiếp tục
duy trì, giá trị sản xuất của 08 làng nghề ƣớc đạt 120 tỷ đồng. Triển khai các biện
pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là việc khắc phục thiệt hại cơn
bão số 1 gây ra, giúp các doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất kinh doanh.


- Giá trị sản xuất ngành xây dựng ƣớc đạt 3.469,3 tỷ đồng, tăng 17,15% so
với năm 2015. Công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động xây dựng đƣợc tăng cƣờng;
các cơng trình đƣợc triển khai thi cơng đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo chất lƣợng,
tiến độ.


- Những năm qua đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh; sự phối hợp giúp đỡ của các sở, ban, ngành; sự lãnh đạo, chỉ đạo tập
trung của Thành ủy, sự quản lý điều hành đồng bộ với các giải pháp mới của UBND
thành phố kinh tế thành phố tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ tăng trƣởng khá cao,
(tăng trên 12 % 1 năm) trong đó giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trên 17%,
kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực.


<i>*Thương mại, dịch vụ </i>


Tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Doanh
số bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 9.222 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2015. Kim
ngạch xuất khẩu đạt 916 triệu USD giảm 3,2% so với năm 2015; kim ngạch nhập
khẩu đạt 595 triệu USD, giảm 2,6 % so với năm 2015.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

490 cơ sở sản xuất kinh doanh, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (đã xử lý


152 trƣờng hợp, nộp vào ngân sách nhà nƣớc 340 triệu đồng).


<i>* Nông nghiệp </i>


Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 726,6 tỷ đồng, giảm 0,36% so với
cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 7.265,6 ha, giảm 2,1% so với cùng
kỳ; (trong đó: Diện tích cấy lúa đạt 4.929,05 ha, năng suất đạt 123,85 tạ/ha; diện
tích cây màu vụ xuân đạt 690,1ha); diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao
đƣợc mở rộng. Chăn ni phát triển ổn định, khơng có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.
Công tác xây dựng nông thôn mới: Thành phố đã tập trung quyết liệt trong
chỉ đạo xã Đơng Mỹ hồn thành các tiêu chí về đích nơng thơn mới và tổ chức thẩm
tra, đề nghị UBND tỉnh thẩm định xét công nhận xã Đông Mỹ đạt chuẩn nông thôn
mới năm 2016; nâng tổng số xã về đích nơng thơn mới là 05 xã.


<b>c. Phát triển không gian đô thị: </b>


Giai đoạn 2013 - 2015, tập trung đầu tƣ xây dựng đối với nhóm chỉ tiêu chƣa
đạt chuẩn đô thị loại II, nhằm khắc phục và hoàn thiện cơ bản về hạ tầng đô thị,
đồng thời tiếp tục hoàn thiện đối với nhóm chỉ tiêu đạt điểm trên mức tối thiểu,
nhƣng chƣa đạt tối đa; tập trung triển khai xây dựng một số cơng trình trọng điểm,
có sức lan tỏa lớn để tạo sự đột phá, tạo sự chuyển biến về chất lƣợng đơ thị theo
các tiêu chí, trong đó có đề án thành lập thêm 2 phƣờng là Phú Xuân và Tân Bình.


Giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố tiếp tục đầu tƣ xây dựng, nâng cấp hạ tầng
kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội, đảm bảo tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vƣợt mức tối
đa theo các tiêu chuẩn quy định của đô thị loại II, phấn đấu đƣa TP. Thái Bình phát
triển cả về chất và lƣợng của một đô thị loại II kiểu mẫu và phấn đấu xây dựng
Thành phố Thái Bình trở thành Đơ thị loại I trƣớc năm 2020.


<i><b>* Hướng phát triển không gian: </b></i>



Hƣớng phát triển không gian chủ đạo: Đông Bắc, Tây Bắc, Đơng, Đơng
Nam. Trong đó ƣu tiên phát triển hƣớng Đông Bắc, Tây Bắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i><b>* Định hướng phát triển khơng gian đơ thị: </b></i>
Mơ hình phát triển đô thị đa cực nhƣ sau:


1. Cực trung tâm: Phát triển khu vực nội thị hiện nay, trên địa bàn các
phƣờng Đề Thám, Quang Trung, Lê Hồng Phong, Trần Hƣng Đạo.


2. Cực Đông Bắc: Phát triển tại khu vực thuộc phƣờng Hoàng Diệu, khai
thác năng lực của tuyến QL10 có hƣớng đối ngoại đi thành phố Hải Phịng và vùng
Dun hải Bắc Bộ.


3. Cực Đơng: Phát triển tại khu vực thuộc xã Vũ Lạc, khai thác năng lực của
tuyến giao thơng vành đai phía Nam.


4. Cực Nam: Phát triển tại khu vực thuộc xã Vũ Chính, khai thác năng lực
của tuyến ĐT 454 (TL223 cũ) đây là khu vực nằm trên hƣớng đối ngoại với tỉnh
Nam Định.


5. Cực Tây Bắc: Phát triển tại khu vực xã Phú Xuân, khai thác năng lực của
tuyến ĐT 454, cực phát triển này nằm trên hƣớng đối ngoại với thành phố Hƣng
Yên.


Định hƣớng phát triển: Phát triển Thành phố theo hƣớng đơ thị hố từng
phần. Giai đoạn ngắn hạn đến 2020, tập trung phát triển cực phía Đơng Bắc và phía
Tây Bắc Thành phố, đến năm 2030 hồn chỉnh quy mơ phát triển, trong đó các khu
vực xây dựng mới đạt các chỉ tiêu kỹ thuật của đô thị loại II.



Dự kiến sẽ xây thêm cầu qua Sơng Trà Lý, nối TT hành chính thƣơng mại
khu vực Đơng Mỹ - Hồng Diệu, với TTDV du lịch dân cƣ Vũ Đông, Vũ Lạc, xây
dựng đƣờng vành đai phía nam đi qua Vũ Phúc, Vũ Chính, phƣờng Trần Lãm, xã
Vũ Lạc, Vũ Đơng sang Đông Mỹ, để nối với tuyến tránh Quốc lộ 10; khu vực Nội
thành tiếp tục đƣợc đầu tƣ, xây dựng nâng cấp hạ tầng KT, phát triển công nghiệp
dịch vụ theo hƣớng văn minh hiện đại; Khu vực dân cƣ nông thôn tập trung xây
dựng mơ hình nơng thơn mới, trƣớc mắt làm thí điểm xã Vũ Phúc, bố trí hợp lý hạ
tầng xã hội, nhƣ khu vui chơi giải trí, thể thao, cây xanh...đáp ứng nhu cầu hƣởng
thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, TP đã tập trung đầu tƣ xây dựng và
cải tạo nâng cấp các cơng trình nhà ở, cơ sở dịch vụ, văn phòng, cải thiện rõ rệt bộ
mặt kiến trúc, cảnh quan đơ thị. TP có tỷ lệ nhà ở kiên cố, khá kiên cố và bán kiên
cố trong khu vực nội thành đạt tới 100% và bình qn diện tích nhà ở trên đầu
ngƣời của TP đạt ở mức khá 18,75m2 sàn/ngƣời. TP đã và đang triển khai một số
dự án xây dựng khu đô thị mới, khu tái định cƣ tạo bộ mặt mới cho đô thị và nâng
cao chất lƣợng sống của ngƣời dân. Hiện có 3 khu đơ thị mới đã và đang triển khai
xây dựng nhƣ Trần Hƣng Đạo, Kỳ Bá, Trần Lãm và 2 khu đô thị đang đầu tƣ xây
dựng hạ tầng là Hoàng Diệu, Đại Cƣờng với tổng diện tích khoảng 285ha.


<i><b>3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và áp lực vơí đất </b></i>
<i><b>đai </b></i>


<b>a. Thuận lợi </b>


- Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hố, xã hội, khoa
học, quốc phịng, ... của tỉnh Thái Bình, đồng thời là đầu mối giao thông của tỉnh,
thuận lợi giao lƣu với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ
10, đặc biệt đối với vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh.



- Nằm trong khu vực trung tâm có nhiều tài nguyên khoáng sản đa dạng
phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, bao gồm kinh tế dịch vụ du
lịch, kinh tế trang trại vƣờn rừng, nông lâm nghƣ nghiêp, tiểu thủ công nghiệp, công
nghiệp khai thác khống sản.


- Tình hình kinh tế - xã hội của xã tƣơng đối ổn định.Tốc độ tăng trƣởng kihh
tế không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trƣớc.


<b>b. Khó khăn hạn chế </b>


- Kinh tế có tăng, song chƣa vững chắc, chƣa đều.


- Quá trình CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng thơn cịn nhiều bất cập, hiệu quả
khai thác tiềm năng đất đai và lao động chƣa cao.


- Các nghành dịch vụ phát triển chƣa cân đối, còn mang yếu tố tự phát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i><b>- Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của xã trong thời gian qua cho thấy </b></i>


áp lực đối với đất đai ngày càng lớn do nhu cầu sử dụng đất để phát triển khu dân
cƣ phát triển cơ sở hạ tầng , phát triển kinh tế xã hội không ngừng tăng và nhu cầu
tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai của ngƣời dân sẽ càng cấp thiết.
<b>3.2. Tình hình quản lý và hiện trạng s dụng đất tại Thành phố Thái Bình </b>


<i><b>3.2.1. Tình hình quản lý s dụng đất tại Thành phố Thái Bình </b></i>


Nhìn chung cơng tác quản lý đất đai của thành phố Thái Bình đã từng bƣớc
đi vào nề nếp góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự.
Trong những năm qua Ủy ban nhân dân Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo


các phòng, ban, ngành có liên quan của thành phố, UBND các xã, phƣờng triển khai
thực hiện các quy định của pháp luật đất đai. Cụ thể nhƣ sau:


<b>* Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, s dụng </b>
<b>đất và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành: </b>


Luật đất đai và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã thực sự đi vào cuộc sống ,
đƣợc nhân dân đặc biệt quan tâm và đã đạt đƣợc một số kết quả tích cực. Thành phố
đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo , hƣớng dẫn các phòng ban , đơn vị và chính
quyền cấp cơ sở tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai.UBND thành phố đã tổ
chức các hội nghị triển khai, hội nghị hƣớng dẫn chuyên môn thực hiện các văn bản
của Nhà nƣớc và của tỉnh về công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai; định kỳ họp giao
ban nghe báo cáo tiến độ thực hiện ở cơ sở, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện từng
công việc cụ thể. Chỉ đạo phòng Tài nguyên - Môi trƣờng thành phố tăng cƣờng
kiểm tra, giám sát, hƣớng dẫn cơ sở thực hiện các nhiệm vụ chun mơn


<b>* Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành </b>
<b>chính, lập bản đồ hành chính </b>


Tồn bộ 11 phƣờng và 8 xã đều lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
ranh giới các phƣờng xã đều rõ ràng , ổn định, khơng có tranh chấp mốc giới lẫn
nhau. Địa giới hành chính tồn Thành phố đã rõ ràng , khơng có vƣớng mắc với các
Thành phố trong tỉnh. Bản đồ hành chính của Thành phố cũng đã đƣợc xây dựng
hoàn thiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Bản đồ địa chính , bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất đã đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp số nên có độ chính xác cao , đáp ứng
tốt cho công tác quản lý đất đai và lƣu trữ bản đồ. Công tác điều tra đánh giá tài
nguyên đất , điều tra xây dựng giá đất đƣợc quan tâm chỉ đạo kịp thời. Giá đất phù
hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, tạo cơ sở tính thuế chuyển quyền sử dụng


đất, thu tiền khi giao đất....


<b>* Công tác quản lý quy hoạch s dụng đất, kế hoạch s dụng đất </b>


Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố đƣợc
sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo
đúng Luật Đất đai nên đã đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu đô
thị, đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đất ở cho nhân dân.Đến nay quy hoạch
sử dụng đất phƣờng Hoàng Diệu, xã Tân Bình, xã Vũ Chính đã cơ bản hồn thiện
và sẽ đƣợc trình cấp thẩm quyền phê duyệt sau khi quy hoạch sử dụng đất của tỉnh
và Thành phố đƣợc phê duyệt (quy hoạch sử dụng đất của cấp dƣới xác định cụ thể
diện tích các loại đất đã đƣợc phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất của cấp trên).


<b>* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất </b>
Việc giao đất ở và đất chuyên dùng đƣợc thực hiện theo đúng trình tự và kế
hoạch đảm bảo nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội. Việc giao đất nông
nghiệp ổn định lâu dài theo Nghị định 64/CP về cơ bản đã hoàn thành. Cơng tác thu
hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất đƣợc giám sát quản lý chặt chẽ đảm bảo
đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên tình trạng giao đất vẫn cịn chậm triển khai
thực hiện trong những năm qua dẫn đến tình trạng lãng phí đất.


<b>* Quản lý việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất </b>


Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đã đƣợc thực hiện triệt để trong
những năm gần đây từ khi có Luật đất đai 2013. Tuy nhiên ở một số xã do quỹ đất
đã đƣợc đƣa vào sử dụng hết nên việc bồi thƣờng , hỗ trợ tái định cƣ cịn gặp một
số khó khăn.


<b>* Công tác đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng </b>
<b>nhận quyền s dụng đất </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

vụ cũng nhƣ việc phục vụ hiệu quả đối với công tác quản lý nhà nƣớc.


Sau khi hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính theo các đợt và
chỉnh lý biến động, công tác đăng ký quyền sử dụng đất đƣợc triển khai thực hiện
để tiến hành cấp giấy chứng nhận và lập hồn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công
tác quản lý và sử dụng. Thành phố đã lập sổ sách hồ sơ địa chính theo đơn vị hành
chính cấp xã, bao gồm: sổ mục kê, sổ đăng ký, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động,
đƣợc lập theo mẫu mới , đƣợc lƣu trữ đồng bộ ở cả thành phố và tại cấp xã.


Nhìn chung, cơng tác Đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và
đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cũng nhƣ việc phục vụ hiệu quả đối với công tác quản
lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, do có sự biến động lớn về chủ sử dụng cũng nhƣ sự thay
đổi về hệ thống sổ sách nên việc đăng ký biến động đất đai cịn nhiều khó khăn,
chƣa cập nhật đầy đủ và chỉnh lý đồng bộ theo hệ thống.


<b>* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai </b>


Công tác thống kê đất đai hàng năm và thực hiện tổng kiểm kê đất đai, xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ 5 năm trên địa bàn Thành phố
đƣợc triển khai khá tốt và đồng bộ. Nhìn chung, chất lƣợng của cơng tác thống kê,
kiểm kê đất đai đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai
thiếu hoặc không khớp giữa các năm so với thực tế qua các đợt thống kê, kiểm kê
dần đƣợc hạn chế. Kết quả của các công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc
lực trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn. Qua đó giúp các địa
phƣơng trong Thành phố nắm chắc đƣợc quỹ đất đai qua mỗi kỳ 5 năm, làm cơ sở
cho việc hoạch định các chiến lƣợc cũng nhƣ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.



<b>* Xây dựng hệ thống thông tin đất đai </b>


Công tác này mới đƣợc áp dụng trong những năm gần đây. Đội ngũ cán bộ
địa chính cũng từng bƣớc đƣợc nâng cao về mặt trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu
nắm bắt thông tin về đất đai của nhân dân.


<b>* Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Việc quản lý, phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất
động sản đƣợc thực hiện theo quy định và ngày càng đi vào nề nếp đã mang lại
nhiều lợi ích cho ngƣời sử dụng đất. Các đơn vị đang hoạt động về tƣ vấn dịch vụ
quản lý tài sản và bất động sản, hoạt động cung cấp thông tin về đất đai, thực hiện
quản lý đất sạch, đấu giá quyền sử dụng đất đã đi vào hoạt động.


<b>* Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của </b>
<b>ngƣời s dụng đất </b>


Nhìn chung sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, đi sâu vào
đời sống của ngƣời dân, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai của các cấp chính
quyền trong Thành phố đã đƣợc nâng cao. Vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, thi hành các quy định pháp luật về đất
đai đƣợc quan tâm đúng mức, bảo đảm việc thực hiện ngày càng nề nếp và đi vào
ổn định. Thành phố đã thực hiện chuyển quyền, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất
theo quy định cho hàng trăm trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất; xác nhận cho hàng
nghìn lƣợt trƣờng hợp hộ gia đình dùng quyền sử dụng đất của mình để vay vốn
phát triển kinh tế hộ. Thuế nhà đất, thuế chuyển quyền, lệ phí trƣớc bạ, tiền sử
dụng đất đƣợc thực hiện nghiêm túc, thu đầy đủ và đều vƣợt kế hoạch, góp phần
tăng nguồn thu ngân sách của thành phố đồng thời nâng cao vai trò quản lý, giám
sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với ngƣời sử dụng đất của cơ quan quản
lý nhà nƣớc về đất đai.



</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>* Công tác phổ biến , giáo dục luật về đất đai. </b>


Nhìn chung nhận thức của ngƣời dân về chính sách đất đai không đồng đều,
ý thức của ngƣời sử dụng đất chƣa đƣợc cao, chƣa chấp hành nghiêm luật đất đai.
Trong quá trình sử dụng đất một số tổ chức , doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ
cảnh quan môi trƣờng dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng đất. Chính vì vậy cơng tác phổ
biến, giáo dục luật về đất đai đang từng bƣớc đƣợc tuyên truyền sâu rộng và đặc
biệt quan tâm.


<b>* Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo </b>
<b>các vi phạm trong việc quản lý và s dụng đất đai </b>


Nhìn chung cơng tác giải quyết tranh chấp, đơn thƣ khiếu nại, tố cáo đƣợc
thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm các trƣờng hợp vi phạm Luật Đất đai
theo đúng thẩm quyền nhƣ sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn
chiếm đất đai. Thành phố đã xây dựng trụ sở và bố trí cán bộ các ngành tiếp cơng
dân thƣờng xuyên. Chỉ đạo các cấp ngành kịp thời giải quyết các đơn thƣ khiếu
nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai của công dân, trong
đó chủ yếu là khiếu nại khi thu hồi, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, tranh chấp
trong nội bộ nhân dân... Tình trạng khiếu kiện kéo dài cơ bản đã giảm, các vụ đều
đƣợc giải quyết đảm bảo công bằng, đúng với quy định của pháp luật, đƣợc nhân
dân đồng tình ủng hộ,góp phần ổn định tình hình chính trị - đất đai trên địa bàn. Số
lƣợng đơn thƣ khiếu nại, tình trạng tranh chấp về đất đai giữa các chủ sử dụng đất
đã có chiều hƣớng giảm, do đã xử lý kịp thời đơn thƣ thông qua việc hƣớng dẫn,
trả lời trực tiếp công dân.


<b>* Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai </b>


Thời kỳ trƣớc Luật Đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà


nƣớc về đất đai chƣa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ
công trong lĩnh vực đất đai. Nhìn chung việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng
ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất
chƣa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế. Hiện tƣợng tùy tiện chuyển mục
đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất vẫn còn diễn ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i><b>3.2.2. Hiện trạng s dụng đất tại thành phố Thái Bình </b></i>


<b>a. Hiện trạng s dụng đất </b>


Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Thái Bình đến thời điểm 31/12/2017
<b>là 6.809,9 ha, trong đó: </b>


* Diện tích đất đã sử dụng: 6.778,8 ha, chiếm 99,5 % so với tổng diện tích
đất tự nhiên, gồm:


<b>b. Đất nơng nghiệp </b>


Tổng diện tích đất nơng nghiệp của Thành phố là 3.439,0 ha, chiếm 50,5 %
<b>tổng diện tích đất tự nhiên, gồm: </b>


+ Đất sản xuất nông nghiệp: 2992,5 ha, chiếm 87,6%. Trong đó: Đất trồng
cây hàng năm: 2.741,8 ha, chiếm 91,6 % đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa:
2.305,7 ha, đất trồng cây hàng năm khác: 436,1 ha); đất trồng cây lâu năm: 250,7
<b>ha, chiếm 8,4 % đất sản xuất nông nghiệp. </b>


+ Đất nuôi trồng thủy sản: 352,7 ha, chiếm 10,4 %.
+ Đất nông nghiệp khác: 69,5 ha, chiếm 2,0 %.


Từ đó ta thấy đất trồng lúa vẫn chiếm diện tích lớn nhất trong đất sản xuất nông


nghiệp của thành phố.


<b>Bảng 3.1 Hiện trạng s dụng đất nông nghiệp của Thành phố Thái Bình </b>
<b>Thứ </b>


<b>tự </b> <b>Loại đất </b> <b>Mã </b>


<b>Diện tích </b>
<b>(ha) </b>


<b>Cơ cấu </b>
<b>(%) </b>


(1) (2) (3) (4) (5)


<b> </b> <b>Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính </b> <b>6806,13 </b> <b>100,00 </b>


<b>1 </b> <b>Nhóm đất nơng nghiệp </b> <b>NNP </b> <b>3439,0 </b> <b>87,6 </b>


<i><b>1.1 </b></i> <i><b>Đất sản xuất nông nghiệp </b></i> <i><b>SXN </b></i> <i><b>2992,5 </b></i> <i><b>44,79 </b></i>


1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2741,8 91,6


1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2305,7 84,1


1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 436,1 15,9


1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 250,7 8,4


<i><b>1.3 </b></i> <i><b>Đất nuôi trồng thuỷ sản </b></i> <i><b>NTS </b></i> <i><b>352,7 </b></i> <i><b>10,4 </b></i>



<i><b>1.5 </b></i> <i><b>Đất nông nghiệp khác </b></i> <i><b>NKH </b></i> <i><b>69,5 </b></i> <i><b>2,0 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>c. Đất phi nơng nghiệp </b>


Diện tích đất phi nơng nghiệp là: 3.364,1 ha, chiếm 49,4 % so với tổng diện
<b>tích đất tự nhiên: </b>


+ Đất ở: 988,8 ha, chiếm 29,4 %. Trong đó: Đất ở tại nơng thơn 588,1 ha,
chiếm 59,5 %; đất ở tại đô thị: 400,8 ha, chiếm 40,5 %.


+ Đất chuyên dùng 2.054,9 ha, chiếm 61,1 %. Trong đó: Đất xây dựng trụ sở
cơ quan: 28,9 ha, chiếm 1,4 %; đất quốc phòng: 19,6 ha, chiếm 1,0 %; đất an ninh:
12,6 ha, chiếm 0,6 %; đất xây dựng cơng trình sự nghiệp: 241,4 ha, chiếm 11,7 %;
đất sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp : 506,2 ha, chiếm 24,6 %; đất có mục đích
cơng cộng: 1.246,5 ha, chiếm 60,7 %.


+ Đất cơ sở tôn giáo: 18,4 ha, chiếm 0,5 %.
+ Đất tín ngƣỡng: 13,5 ha, chiếm 0,4 %.


+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ: 79,3 ha, chiếm 2,4 %.
+ Đất sơng, ngịi 185,2 ha, chiếm 5,5 %.


+ Đất có mặt nƣớc chuyên dùng 9,9 ha, chiếm 0,3 %.
+ Đất phi nông nghiệp khác 14,1 ha, chiếm 0,4 %.


<b>Bảng 3.2 Hiện trạng s dụng đất phi nông nghiệp của Thành phố Thái Bình </b>


<b>Thứ tự </b> <b>Loại đất </b> <b>Mã </b> <b>Diện </b>



<b>tích (ha) </b>


<b>Cơ cấu </b>
<b>(%) </b>


(1) (2) (3) (4) (5)


<b>2 </b> <b>Nhóm đất phi nông nghiệp </b> <b>PNN </b> <b>3364,1 </b> <b>49,4 </b>


<i><b>2.1 </b></i> <i><b>Đất </b></i> <i><b>OCT </b></i> <i><b>988,8 </b></i> <i><b>29,4 </b></i>


2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 588,1 59,5


2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 400,7 41,5


<i><b>2.2 </b></i> <i><b>Đất chuyên dùng </b></i> <i><b>CDG </b></i> <i><b>2054,9 </b></i> <i><b>61,1 </b></i>


2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 28,9 1,4


2.2.2 Đất quốc phòng CQP 19,6 1,0


2.2.3 Đất an ninh CAN 12,6 0,6


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>Thứ tự </b> <b>Loại đất </b> <b>Mã </b> <b>Diện </b>
<b>tích (ha) </b>


<b>Cơ cấu </b>


<b>(%) </b>
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng CCC 1246,5 60,7



<i><b>2.3 </b></i> <i><b>Đất cơ s tôn giáo </b></i> <i><b>TON </b></i> <i><b>18,4 </b></i> <i><b>0,5 </b></i>


<i><b>2.4 </b></i> <i><b>Đất cơ s tín ngưỡng </b></i> <i><b>TIN </b></i> <i><b>13,5 </b></i> <i><b>0,4 </b></i>


<i><b>2.5 </b></i>


<i><b>Đất nghĩa trang nghĩa địa nhà tang lễ nhà </b></i>


<i><b>hỏa táng </b></i> <i><b>NTD </b></i> <i><b>79,3 </b></i> <i><b>2,4 </b></i>


<i><b>2.6 </b></i> <i><b>Đất sơng ngịi kênh rạch suối </b></i> <i><b>SON </b></i> <i><b>185,2 </b></i> <i><b>5,5 </b></i>


<i><b>2.7 </b></i> <i><b>Đất có mặt nước chuyên dùng </b></i> <i><b>MNC </b></i> <i><b>9,9 </b></i> <i><b>0,3 </b></i>


<i><b>2.8 </b></i> <i><b>Đất phi nông nghiệp khác </b></i> <i><b>PNK </b></i> <i><b>14,1 </b></i> <i><b>0,4 </b></i>


<i>(Nguồn: Số liệu Phòng Tài ngun và mơi trường Thành phố Thái Bình) </i>


<b>d. Đất chƣa s dụng </b>


Đất chƣa sử dụng 31,1 ha, chiếm 0,5 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.
<i><b>3.2.3. Biến động s dụng đất theo từng loại đất tại thành phố Thái Bình </b></i>


Diện tích tự nhiên thành phố Thái Bình năm 2015 và năm 2017 là 6.809,9 ha
tăng 39,05 ha so với năm 2010 nguyên nhân do phƣơng pháp tính tốn giữa các
năm khác nhau nên có sự sai số về số liệu, biến động diện tích đất theo mục đích sử
dụng đƣợc thể hiện ở bảng sau:


<b>Bảng 3.3 Biến động diện tích theo mục đích s dụng năm 2017 </b>


<b>so với năm 2015 và năm 2010 </b>


<b>STT </b> <b>LOẠI ĐẤT </b>


<b>MÃ </b>
<b>ĐẤT </b>
<b>DIỆN </b>
<b>TÍCH </b>
<b>NĂM </b>
<b>2017 </b>


<b>So với năm 2015 </b> <b>So với năm 2010 </b>
<b>Diện </b>
<b>tích </b>
<b>năm </b>
<b>Tăng (+) </b>
<b>Giảm (-) </b>
<b>Diện </b>
<b>tích năm </b>
<b>Tăng </b>
<b>(+) </b>
<b>Giảm (-) </b>
<b>Tổng diện tích đất tự nhiên </b> <i><b>6,809.9 6.809,9 </b></i> <b>0 </b> <b>6.770,85 </b> <b>39,05 </b>
<b>1 </b> <b>Nhóm đất nơng nghiệp </b> <b>NNP </b> <i><b>3.439,0 3.450,4 </b></i> <b>-11,4 </b> <b>3.703,73 </b> <b>-264,73 </b>
<b>1.1 </b> <b>Đất sản xuất nông nghiệp </b> <b>SXN </b> <i><b>2,992.5 3.023,3 </b></i> <b>-30,8 </b> <b>3.306,76 </b> <b>-314,26 </b>


1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN <i>2,741.8 2.770,4 </i> -28,6 3.184,38 -442,58


1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA <i>2,305.7 2.327,7 </i> -22 2.959,70 -654



</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>STT </b> <b>LOẠI ĐẤT </b>
<b>MÃ </b>
<b>ĐẤT </b>
<b>DIỆN </b>
<b>TÍCH </b>
<b>NĂM </b>
<b>2017 </b>


<b>So với năm 2015 </b> <b>So với năm 2010 </b>
<b>Diện </b>
<b>tích </b>
<b>năm </b>
<b>Tăng (+) </b>
<b>Giảm (-) </b>
<b>Diện </b>
<b>tích năm </b>
<b>Tăng </b>
<b>(+) </b>
<b>Giảm (-) </b>


1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 250,7 252,9 -2,2 122,38 128,32


1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS <i>352,7 </i> 357,5 -4,8 <b>395,34 </b> 42,64


1.4 Đất làm muối LMU <i>- </i> - - - -


1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 69,5 69,6 -0,1 69,9 -0,4


<b>2 </b> <b>Nhóm đất phi nơng nghiệp </b> <b>PNN </b> <b>3.364,1 3.330,3 </b> <b>33,8 </b> <i><b>3.014,59 </b></i> <b>349,51 </b>



2.1 Đất ở OCT 988.8 979,0 9,8 841,30 147,5


2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 588,1 582,2 5,9 <i><b>468,35 </b></i> 119,75


2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 400,8 396,8 4,0 372,95 27,85


2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.054,9 2.030,0 24,9 <i>1.782,85 </i> 272,05


2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan,


cơng trình sự nghiệp CTS <i>270,3 </i> 268,3 2,0 <i>36,29 </i> 243,01


2.2.2 Đất quốc phòng CQP <i>19,6 </i> 19,8 -0,2 <i>7,31 </i> 12,29


2.2.3 Đất an ninh CAN <i>12,6 </i> 12,5 0,1 <i>11,89 </i> 0,71


2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi


nông nghiệp CSK <i>506,2 </i> 501,5 4,7 <i>482,64 </i> 23,56


2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích


cơng cộng CCC <i>1.246,5 1.228,1 </i> 18,4 <i>1.244,72 </i> 1,78


2.3 Đất cơ sở tơn giáo, tín


ngƣỡng TTN <i>31,9 </i> 31,4 0,5 20,18 11,72


2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa,



nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD <i>79,3 </i> 79,5 -0,2 <i>71,59 </i> 7,71


2.5 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch,


suối SON <i>185,2 </i> 185,2 0


284,99 -89,89


2.6 Đất có mặt nƣớc chuyên


dùng MNC <i>9,9 </i> 11,2 -1,3


2.7 Đất phi nông nghiệp khác PNK <i>14,1 </i> 14,1 0 13.67 0,43


<b>3 </b> <b>Nhóm đất chƣa s dụng </b> <b>CSD </b> <i>31,1 </i> <b>29,1 </b> 2 <i>52,54 </i> -21,44


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>3.3.3.1. Biến động đất nơng nghiệp </b>


Tổng diện tích đất nơng nghiệp của Thành phố năm 2017 là 3.439,0 ha, giảm
11,4 ha so với năm 2015, nguyên nhân chủ yếu do thu hồi đất làm đƣờng tuyến
tránh S1 đƣờng 454, khu đô thi DamSan xã Phú Xuân, Vành đai phía Nam, đƣờng
vào trụ sở UBND xã Vũ Phúc và một số các cơng trình sự nghiệp, cơng trình cơng
cộng khác.


Biến động sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2017 tăng, giảm
cụ thể nhƣ sau:


+ Đất sản xuất nơng nghiệp: giảm 314,26 ha. Trong đó: Đất trồng cây hàng
năm giảm 442,58 ha (đất trồng lúa giảm 654,0 ha; đất trồng cây hàng năm khác tăng
<b>211,42 ha); đất trồng cây lâu năm: tăng 128,32 ha. </b>



+ Đất nuôi trồng thủy sản tăng 42,64 ha.
<b>+ Đất nông nghiệp khác giảm 0,4 ha. </b>
<b>3.3.2.2. Biến động đất phi nơng nghiệp </b>


<b>Tổng diện tích đất phi nơng nghiệp thành phố Thái Bình năm 2017 là 3.364,1 </b>
ha, tăng 33,8 ha so với năm 2015, nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi tăng từ đất
<b>nông nghiệp và đất chƣa sử dụng. </b>


Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2017 tăng,
giảm cụ thể nhƣ sau:


+ Diện tích đất ở tăng 147,5 ha, trong đó: đất ở tại đô thị tăng 27,85 ha; đất ở
tại nơng thơn tăng 119,75 ha.


+ Diện tích đất chun dùng tăng 272,05 ha. Trong đó: Đất xây dựng trụ sở
cơ quan, cơng trình sự nghiệp tăng 243,01 ha; Đất quốc phòng tăng 12,29 ha; Đất
an ninh tăng 0,71 ha; Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiêp tăng 23,56 ha; Đất
sử dụng vào mục đích cơng cộng tăng 1,78 ha.


+ Đất cơ sở tôn giáo tin ngƣỡng tăng 11,72 ha.


+ Đất nghĩa trang nghĩa địa, nhà tang lễ, nha hỏa táng tăng 7,71 ga.


+ Đất song, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dung giảm 89,89 ha.
+ Đất phi nông nghiêp khác tăng 0,43 ha


<b>3.3.2.3. Biến động đất chƣa s dụng. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Đôn, chuyển đất ở theo hiện trạng chƣa xây nhà của Phƣờng Trần Hƣng Đạo thống


kê 2015 là đất bằng về đất ở.


<i><b>Nhận xét: </b></i>


Xu thế biến động đất đai trên địa bàn thành phố trong vòng 7 năm qua là
giảm đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm và đất trồng lúa; tăng đất
phi nông nghiệp, chủ yếu là đất sản xuất kinh doanh, đất dự án đô thị. Từ năm 2010
- 2017 đất nông nghiệp giảm 264,73 ha, đất phi nông nghiệp tăng 349,51 ha. Xu thế
biến động trên địa bàn thành phố là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội.


Nguyên nhân biến động lớn từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là
do trong thời kỳ 2010 - 2017, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là q trình
cơng nghiệp hóa - đơ thị hóa trên địa bàn thành phố Thái Bình diễn ra nhanh chóng.
<b>3.3. Thực trạng cơng tác thực hiện các dịch vụ đăng ký đất đai tại thành phố </b>
<b>Thái Bình </b>


<i><b>3.3.1.Tình hình cấp giấy chứng nhận đối với đất </b></i>


a, Kết quả cấp GCN theo số thửa


Kết quả tổng hợp cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đƣợc thể
hiện trong bảng 3.4 dƣới đây.


<b>Bảng 3.4. Kết quả tổng hợp cấp giấy chứng nhận đất ở của </b>
<b>Thành phố Thái Bình </b>


<b>STT </b> <b>Đơn vị </b>


<b>hành chính </b>



<b>Tổng số th a </b>
<b>cần cấp </b>


<b>Tổng số th a </b>


<b>đã cấp </b> <b>Tỷ lệ ( % ) </b>


1 Bồ Xuyên 4812 4332 90.03


2 Đề Thám 1812 1740 96.01


3 Kỳ Bá 5753 4636 80.59


4 Quang Trung 3676 3268 88.89


5 Phú Khánh 989 966 97.71


6 Tiền Phong 1816 1814 99.89


7 Trần Lãm 1988 1890 95.09


8 Lê Hồng Phong 1782 1701 95.47


9 Trần Hƣng Đạo 1708 1659 97.11


10 Hoàng Diệu 3378 3153 93.33


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>STT </b> <b>Đơn vị </b>
<b>hành chính </b>



<b>Tổng số th a </b>
<b>cần cấp </b>


<b>Tổng số th a </b>


<b>đã cấp </b> <b>Tỷ lệ ( % ) </b>


12 Đông Thọ 1338 261 19.51


13 Đông Mỹ 3049 762 24.99


14 Vũ Phúc 2649 1390 52.47


15 Vũ Chính 4970 3976 80.00


16 Vũ Đông 3911 3361 85.93


17 Vũ Lạc 2280 2097 91.98


18 Phú Xuân 3620 1810 50.00


19 Tân Bình 2266 1699 74.99


(Nguồn: Chi nhánh VP Đăng ký đất đai Thành phố Thái Bình)
Tính đến thời điểm 31/12/2017 trên địa bàn Thành phố Thái Bình đã cấp
đƣợc 41505 GCN đƣợc cấp theo bản đồ địa chính (HN72, VN2000)


Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập cần đƣợc tập trung giải quyết trong
thời gian tới. Đó là:



- Việc chấp hành pháp luật về cấp GCN vẫn chƣa đƣợc thực hiện tốt. Thời
gian thực hiện các thủ tục để cấp GCN cịn kéo dài, tình trạng trả hồ sơ không đúng
thời gian đã hẹn với nhân dân, khách hàng vẫn còn diễn ra ở một số thời điểm; hồ
sơ xin cấp GCN còn tồn đọng nhiều nhƣng chậm có biện pháp giải quyết triệt để.


- Công tác lập hồ sơ xin cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân của UBND các
xã, phƣờng cịn thiếu chặt chẽ, nội dung xác nhận các thơng tin về sử dụng đất còn
thiếu đầy đủ và thiếu chính xác, vẫn cịn phát sinh nhiều loại giấy tờ và thủ tục hành
chính khơng cần thiết khi giải quyết hồ sơ.


- Việc triển khai áp dụng Quy trình cấp GCN theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008 cịn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện làm
việc chƣa đáp ứng nhu cầu, do vậy hiệu quả cơng tác vẫn cịn hạn chế;


- Trong cơng tác lập, thẩm định hồ sơ, xác định nghĩa vụ tài chính của ngƣời
sử dụng đất vẫn cịn nhiều thiếu sót, làm phát sinh khiếu nại và làm thất thu ngân
sách nhà nƣớc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>Bảng 3.5. Tổng hợp số th a đất ở đã đƣợc cấp GCN giai đoạn 2012-2017 </b>


<b>STT </b> <b>Đơn vị </b>
<b>hành chính </b>


<b>Tổng số </b>
<b>th a cần </b>


<b>cấp </b>


<b>Tổng số th a đã cấp theo các năm </b> <b>Tổng số </b>
<b>th a đã </b>



<b>cấp </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>


<b>2012 </b> <b>2013 </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b>


1 Bồ Xuyên 4812 611 643 662 764 785 867 4332 90.03


2 Đề Thám 1812 272 281 285 295 301 306 1740 96.01


3 Kỳ Bá 5753 598 679 755 820 898 886 4636 80.59


4 Quang Trung 3676 515 533 538 553 560 569 3268 88.89


5 Phú Khánh 989 125 142 158 170 188 183 966 97.71


6 Tiền Phong 1816 286 299 301 306 310 312 1814 99.89


7 Trần Lãm 1988 263 278 308 329 361 351 1890 95.09


8 Lê Hồng Phong 1782 222 237 264 303 332 343 1701 95.47


9 Trần Hƣng Đạo 1708 255 262 269 283 292 298 1659 97.11


10 Hoàng Diệu 3378 458 479 504 547 574 591 3153 93.33


11 Đơng Hịa 5644 104 118 135 187 206 240 990 17.54



12 Đông Thọ 1338 33 39 49 44 56 40 261 19.51


13 Đông Mỹ 3049 104 112 119 134 143 150 762 24.99


14 Vũ Phúc 2649 188 202 211 247 258 284 1390 52.47


15 Vũ Chính 4970 548 596 649 694 749 740 3976 80.00


16 Vũ Đông 3911 502 522 556 575 611 595 3361 85.93


17 Vũ Lạc 2280 318 341 372 351 384 331 2097 91.98


18 Phú Xuân 3620 294 302 317 299 316 282 1810 50.00


19 Tân Bình 2266 267 273 281 287 297 294 1699 74.99


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Qua bảng 3.5 ta có thể thấy đƣợc tình hình cấp GCN đất ở cho hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn Thành phố Thái Bình qua các năm từ năm 2012 đến năm 2017.
Tổng số GCN đã cấp đƣợc là 41505 GCN, đạt tỷ lệ trung bình 72.40%. Đa số tại
các phƣờng xã, số lƣợng GCN đƣợc cấp đều tăng dần theo từng năm và tăng mạnh
từ giai đoạn 2013 do có Luật đất đai 2013. Đa số các phƣờng, xã có tỷ lệ cấp GCN
cao , tiêu biểu là phƣờng Tiền Phong đạt tỷ lệ cao nhất với 99.89% , một số phƣờng
đạt tỷ lệ trên 95% (Đề Thám 96.01%, Phú Khánh 97.71%, Trần Lãm 95.09%, Lê
Hồng Phong 95.47%, Trần Hƣng Đạo 97.11%). Bên cạnh đó, cũng có một số địa
phƣơng chỉ đạt tỷ lệ cấp GCN đất ở cho hộ gia đình cá nhân thấp. Tiêu biểu là Đơng
Hồ chỉ đạt 17.54%, Đơng Thọ 19.51%.


Từ những kết quả trên cho thấy, công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở của Thành phố Thái Bình theo đúng quy định của Nhà nƣớc và
của UBND thành phố đề ra từ đó tạo nên sự ổn định trong việc quản lý và sử dụng


đất, giảm đƣợc sự vi phạm về đất đai nhƣ: Lấn chiếm, tranh chấp, đảm bảo quyền
sử dụng đất hợp pháp cho nhân dân. Qua việc thực hiện đo đạc, đăng ký đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, toàn huyện đã có tài liệu và bản đồ chi tiết đến
từng thửa đất với từng chủ sử dụng, lập bản đồ địa chính hồn chỉnh để giúp chính
quyền xã, huyện thực hiện tốt việc quản lý Nhà nƣớc về đất đai theo quy định.


Nhìn chung tại các phƣờng gần trung tâm Thành phố nhƣ Tiền Phong, Bồ
Xuyên, Đề Thám, Trần Hƣng Đạo … diện tích đất tại các phƣờng này luôn biến
động mạnh và ngƣời dân có nhu cầu cần cấp đất ở cao hơn so với các phƣờng xã
cách xa trung tâm hơn. Nhƣng do đất có nhiều biến động nên cũng gây khó khăn
cho cơng tác điều tra, xác minh nguồn gốc đất dẫn đến việc nhiều hộ vẫn chƣa đƣợc
cấp GCN. Còn đối với đất tại các xã, phƣờng cách xa trung tâm thành phố đất đƣợc
sử dụng ổn định và ít biến động hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>Bảng 3.6. Các trƣờng hợp chƣa đƣợc cấp GCN đất ở trên địa bàn </b>
<b>Thành phố Thái Bình </b>


<b>STT </b> <b>Tên đơn vị </b>
<b>hành chính </b>


<b>Tổng số </b>
<b>th a c n </b>
<b>tồn đọng </b>


<b>Lý do </b>


<b>Tranh </b>
<b>chấp </b>


<b>Quy </b>


<b>hoạch </b>


<b>Lấn </b>
<b>chiếm </b>


<b>Chƣa rõ </b>
<b>nguồn </b>


<b>gốc </b>


1 Bồ Xuyên 480 108 47 207 118


2 Đề Thám 72 31 0 39 2


3 Kỳ Bá 1117 168 508 124 317


4 Quang Trung 408 32 254 19 103


5 Phú Khánh 23 13 0 8 2


6 Tiền Phong 2 0 2 0 0


7 Trần Lãm 98 23 18 39 18


8 Lê Hồng Phong 81 39 4 35 3


9 Trần Hƣng Đạo 49 13 32 2 2


10 Hoàng Diệu 225 55 9 26 135



11 Đơng Hịa 4654 412 1424 247 2571


12 Đông Thọ 1077 145 478 214 240


13 Đông Mỹ 2287 388 525 331 1043


14 Vũ Phúc 1259 312 275 130 542


15 Vũ Chính 994 114 452 228 200


16 Vũ Đông 550 94 173 160 123


17 Vũ Lạc 183 64 0 44 75


18 Phú Xuân 1810 522 238 417 633


19 Tân Bình 567 51 0 208 308


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Thửa đất có tranh chấp có tổng số 2584 thửa, trong đó Phú Xuân là địa
phƣơng còn tồn đọng nhiều nhất với 522 thửa, Tiền Phong là địa phƣơng còn tồn
đọng ít nhất với 2 thửa.


Thửa đất nằm trong quy hoạch 4439 thửa, trong đó nhiều nhất là ở Đơng Hoà
với 1424 thửa đƣợc quy hoạch, một số địa phƣơng khơng có đất nằm trong quy
hoạch nhƣ Đề Thám, Phú Khánh, Vũ Lạc, Tân Bình.


Đất lấn chiếm có tổng số 2478 thửa, trong đó Phú Xuân là địa phƣơng tiêu
biểu với 417 thửa đất bị lấn chiếm, Tiền Phong là phƣờng khơng có thửa đất nào bị
lấn chiếm.



Đất chƣa rõ nguồn gốc có 6435 thửa. Đơng Hồ là địa phƣơng có số lƣợng
thửa đất ở chƣa rõ nguồn gốc cao nhất lên đến 2571 thửa. Bên cạnh đó phƣờng Tiền
Phong khơng có thửa đất nào chƣa rõ nguồn gốc.


Kết quả tổng hợp diện tích đất ở đã cấp GCN trên địa bàn Thành phố Thái
Bình đến thời điểm 31/12/2017 đƣợc thống kê qua bảng 3.7.


<b>Bảng 3.7. Kết quả tổng hợp diện tích đất ở đã đƣợc cấp GCN trên địa bàn </b>
<b>Thành phố Thái Bình </b>


<b>STT </b> <b>Đơn vị </b>


<b>hành chính </b>


<b>Tổng số diện </b>
<b>tích </b>
<b>cần cấp (ha) </b>


<b>Tổng số diện </b>
<b>tích </b>


<b>đã cấp (ha) </b> <b>Tỷ lệ (%) </b>


1 Bồ Xuyên 31.68 28.65 90.43


2 Đề Thám 15.27 14.65 95.93


3 Kỳ Bá 51.69 41.85 80.97


4 Quang Trung 27.11 25.70 94.77



5 Phú Khánh 17.00 16.99 99.95


6 Tiền Phong 28.87 28.16 97.54


7 Trần Lãm 36.79 34.76 94.49


8 Lê Hồng Phong 10.83 10.40 96.07


9 Trần Hƣng Đạo 32.73 32.12 98.14


10 Hoàng Diệu 164.79 157.13 95.35


11 Đơng Hịa 186.22 17.88 9.6


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>STT </b> <b>Đơn vị </b>
<b>hành chính </b>


<b>Tổng số diện </b>
<b>tích </b>
<b>cần cấp (ha) </b>


<b>Tổng số diện </b>
<b>tích </b>
<b>đã cấp (ha) </b>


<b>Tỷ lệ (%) </b>


13 Đông Mỹ 125.92 36.33 28.85



14 Vũ Phúc 161.67 77.99 48.24


15 Vũ Chính 143.82 128.80 89.56


16 Vũ Đông 138.36 123.46 89.23


17 Vũ Lạc 109.71 71.56 65.22


18 Phú Xuân 185.70 100.58 54.16


19 Tân Bình 92.74 74.20 80.01


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Bảng 3.8. Tổng hợp số diện tích đất ở đã cấp GCN trong giai đoạn 2012-2017 </b>


<b>STT </b> <b>Đơn vị </b>
<b>hành chính </b>


<b>Tổng số </b>
<b>diện tích </b>


<b>cần cấp </b>
<b>(ha) </b>


<b>Tổng số diện tích đã cấp theo các năm </b> <b>Tổng số </b>
<b>diện tích </b>


<b>đã cấp </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>(%) </b>



<b>2012 </b> <b>2013 </b> <b>2014 </b> <b>2015 </b> <b>2016 </b> <b>2017 </b>


1 Bồ Xuyên 31.68 4.20 4.60 4.90 4.80 5.12 5.03 28.65 90.43


2 Đề Thám 15.27 1.70 2.10 2.30 2.60 2.82 3.13 14.65 95.93


3 Kỳ Bá 51.69 5.80 6.20 6.70 7.20 7.72 8.23 41.85 80.97


4 Quang Trung 27.11 3.11 3.31 3.91 4.51 5.13 5.74 25.70 94.77


5 Phú Khánh 17.00 1.61 1.90 2.40 3.11 3.63 4.34 16.99 99.95


6 Tiền Phong 28.87 3.72 3.92 4.31 4.92 5.34 5.96 28.16 97.54


7 Trần Lãm 36.79 5.20 5.50 5.70 5.90 6.12 6.33 34.76 94.49


8 Lê Hồng Phong 10.83 1.30 1.41 1.60 1.81 2.03 2.25 10.40 96.07


9 Trần Hƣng Đạo 32.73 4.51 4.72 5.12 5.51 5.93 6.33 32.12 98.14


10 Hoàng Diệu 164.79 25.70 26.30 26.61 26.12 26.44 25.96 157.13 95.35


11 Đơng Hịa 186.22 2.20 2.41 2.80 3.11 3.52 3.83 17.88 9.6


12 Đông Thọ 80.81 0.71 0.91 1.11 1.51 1.73 2.14 8.11 10.04


13 Đông Mỹ 125.92 4.90 5.10 5.81 6.21 6.94 7.36 36.33 28.85


14 Vũ Phúc 161.67 12.30 12.60 12.90 13.11 13.43 13.65 77.99 48.24



15 Vũ Chính 143.82 19.90 20.40 20.80 21.91 22.33 23.45 128.80 89.56


16 Vũ Đông 138.36 18.72 19.42 19.82 21.12 21.54 22.85 123.46 89.23


17 Vũ Lạc 109.71 11.30 11.60 11.70 12.10 12.22 12.63 71.56 65.22


18 Phú Xuân 185.70 15.90 16.40 16.71 16.90 17.23 17.43 100.58 54.16


19 Tân Bình 92.74 11.11 11.61 11.91 12.71 13.03 13.84 74.20 80.01


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Qua bảng 3.8 ta thấy Thành phố Thái Bình nhìn chung đã cấp thành công
74.66% diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Trong đó, phƣờng Phú Khánh là
phƣờng nổi bật nhất, đạt tỷ lệ rất cao đến 99.95% và khá nhiều phƣờng đạt tỷ lệ cao
trên 95%. Hầu hết, diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đƣợc cấp GCN tăng dần
qua các năm, đặc biệt là từ năm 2013 do ứng dụng Luật Đất đai 2013. Bên cạnh đó
vẫn cịn địa phƣơng có tỷ lệ cấp diện tích đất ở cho hộ gia đình cá nhân rất thấp
(9,6%). Nhìn chung tỷ lệ này khơng đồng đều cho tất cả các địa phƣơng.


<i><b>3.3.2. Kết quả cấp GCN đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân tính đến thời </b></i>
<i><b>điểm 31/12/2017 </b></i>


<b>a, Kết quả cấp GCN theo số th a </b>


Kết quả tổng hợp cấp giấy chứng nhận cho đất nông nghiệp đƣợc thể hiện
trong bảng 3.9 dƣới đây trong đó tồn Thành phố bao gồm 19 xã, phƣờng tuy nhiên
trong đó tại các phƣờng Bồ Xuyên, Đề Thám, Kỳ Bá khơng có đất nơng nghiệp nên
khơng đƣợc thể hiện trong bảng:


<b>Bảng 3.9. Kết quả tổng hợp cấp giấy chứng nhận nơng nghiệp của </b>


<b>Thành phố Thái Bình </b>


<b>STT </b> <b>Đơn vị </b>


<b>hành chính </b>


<b>Tổng số th a </b>
<b>cần cấp </b>


<b>Tổng số </b>
<b>th a </b>
<b>đã cấp </b>


<b>Tỷ lệ (%) </b>


1 Quang Trung 286 75 26.24


2 Phú Khánh 665 396 59.56


3 Tiền Phong 2268 2265 99.86


4 Trần Lãm 3061 2821 92.16


5 Lê Hồng Phong 243 228 93.95


6 Trần Hƣng Đạo 128 121 94.38


7 Hoàng Diệu 4922 4640 94.28


8 Đơng Hịa 11205 1246 11.12



9 Đông Thọ 3962 859 21.68


10 Đông Mỹ 8153 1753 21.50


11 Vũ Phúc 6865 4145 60.38


12 Vũ Chính 13122 10684 81.42


13 Vũ Đông 13512 12161 90.00


14 Vũ Lạc 12555 7524 59.93


15 Phú Xuân 6245 3197 51.19


16 Tân Bình 4986 2934 58.85


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Qua bảng 3.9 cho thấy thành phố đã giải quyết cấp GCN đƣợc cho 55049 thửa đất nông nghiệp, đạt tỷ lệ 59.72%. Cụ thể
phần số thửa đất nông nghiệp đã đƣợc cấp trên địa bàn Thành phố Thái Bình đƣợc thống kê chi tiết tại bảng 3.10.


<b>Bảng 3.10. Tổng hợp số th a đất nông nghiệp đã cấp GCN trong giai đoạn 2012-2017 </b>


STT Đơn vị


hành chính


Tổng số thửa
cần cấp


Tổng thửa đã cấp theo các năm Tổng số thửa



đã cấp Tỷ lệ (%)


2012 2013 2014 2015 2016 2017


1 Quang Trung 286 6 5 9 13 18 24 75 26.24


2 Phú Khánh 665 55 67 72 65 71 66 396 59.56


3 Tiền Phong 2268 342 375 411 368 405 364 2265 99.86


4 Trần Lãm 3061 438 471 503 461 494 454 2821 92.16


5 Lê Hồng Phong 243 15 47 44 42 40 40 228 93.95


6 Trần Hƣng Đạo 128 9 16 18 22 25 31 121 94.38


7 Hoàng Diệu 4922 721 755 747 794 787 836 4640 94.28


8 Đơng Hịa 11205 174 196 202 215 222 237 1246 11.12


9 Đông Thọ 3962 122 137 139 148 151 162 859 21.68


10 Đông Mỹ 8153 241 272 284 303 316 337 1753 21.5


11 Vũ Phúc 6865 637 694 689 705 701 719 4145 60.38


12 Vũ Chính 13122 1558 1642 1752 1815 1926 1991 10684 81.42


13 Vũ Đông 13512 1584 1799 1856 2165 2223 2534 12161 90.00



14 Vũ Lạc 12555 1098 1156 1277 1256 1378 1359 7524 59.93


15 Phú Xuân 6245 402 439 481 567 610 698 3197 51.19


16 Tân Bình 4986 443 451 475 497 522 546 2934 58.85


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Kết quả tổng hợp tại bảng 3.10 cho ta thấy hầu hết toàn bộ các địa phƣơng trên
Thành phố đều cấp đƣợc nhiều GCN đất nông nghiệp hơn sau từng năm, đặc biệt là
từ năm 2013 sau khi Luật đất đai 2013 ra đời. Năm 2012 là năm cấp đƣợc ít GCN cho
đất nơng nghiệp nhất, ngun nhân đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do những năm trƣớc
đó cơng tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp đã đƣợc ngƣời
dân thực hiện tƣơng đối tốt chỉ cịn một số ít. Năm 2017 là năm cấp đƣợc nhiều GCN
cho đất nông nghiệp nhất lên tới 10396 thửa. Có đƣợc kết quả nhƣ trên là những này
có đƣợc sự phối hợp chặt chẽ giữa ngƣời dân và cán bộ địa chính các trong công tác
kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho
ngƣời dân đồng thời giúp ngƣời dân yên tâm hơn trong quá trình sản xuất trên mảnh
đất của mình.


Những tồn đọng trong cơng tác cấp GCN đất nông nghiệp đƣợc tổng hợp tại
bảng 3.11.


<b>Bảng 3.11.Các trƣờng hợp đất nông nghiệp chƣa đƣợc cấp GCN trên địa bàn </b>
<b>Thành phố Thái Bình </b>


<b>STT </b> <b>Tên đơn vị hành </b>
<b>chính </b>


<b>Tổng số </b>
<b>th a c n </b>


<b>tồn đọng </b>
<b>Lý do </b>
<b>Tranh </b>
<b>chấp </b>
<b>Quy </b>
<b>hoạch </b>
<b>Lấn </b>
<b>chiếm </b>
<b>Chƣa rõ </b>
<b>nguồn gốc </b>


1 Quang Trung 211 55 16 22 101


2 Phú Khánh 269 34 65 76 62


3 Tiền Phong 3 0 0 0 3


4 Trần Lãm 240 39 98 26 63


5 Lê Hồng Phong 15 5 0 2 6


6 Trần Hƣng Đạo 7 1 0 0 4


7 Hoàng Diệu 282 44 78 27 117


8 Đơng Hịa 9959 1245 4989 575 1765


9 Đông Thọ 3103 884 128 976 657


10 Đông Mỹ 6400 2006 589 622 2361



11 Vũ Phúc 2720 458 751 423 986


12 Vũ Chính 2438 479 325 652 678


13 Vũ Đông 1351 284 215 239 395


14 Vũ Lạc 5031 32 535 1129 2854


15 Phú Xuân 3048 558 654 521 805


16 Tân Bình 2052 622 557 236 478


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Từ nguồn tài liệu ở bảng 3.11 ta có thể thấy rất rõ những nguyên nhân dẫn
đến việc đất nông nghiệp chƣa đƣợc cấp GCN trên địa bàn Thành phố Thái Bình.
Bao gồm 4 nguyên nhân:


- Đất do có tranh chấp 6746 thửa trên tổng số 32607 thửa, chiếm tỷ lệ
20.69%. Trong đó Đơng Mỹ là địa phƣơng tồn đọng nhiều nhất với 2006 thửa và
Tiền Phong là địa phƣơng đã giải quyết đƣợc triệt để khơng cịn tồn đọng.


- Đất nằm trong quy hoạch 9000 thửa, chiếm tỷ lệ 27.60%. Trong đó Đơng
Hồ chiếm tỷ lệ cao nhất với 4989 thửa, Tiền Phong và Trần Hƣng Đạo là địa
phƣơng khơng cịn tồn đọng.


- Đất do lấn chiếm 5526 thửa, chiếm tỷ lệ 16.95%. Trong đó Vũ Lạc là địa
phƣơng xảy ra lấn chiếm nhiều nhất với 1129 thửa và Tiền Phong và Trần Hƣng
Đạo là địa phƣơng không xảy trƣờng hợp lấn chiếm nào.


- Đất chƣa rõ nguồn gốc 11335 thửa, chiếm tỷ lệ 34.76%. Trong đó Đơng


Mỹ là địa phƣơng chiếm tỷ lệ cao nhất với 2361 thửa và Tiền Phong là địa phƣơng
chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ với 3 thửa.


<b>b, Kết quả cấp GCN theo diện tích </b>


<b>Bảng 3.12 Kết quả tổng hợp diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc cấp GCN trên </b>
<b>địa bàn Thành phố Thái Bình </b>


STT Đơn vị


hành chính


Tổng số diện tích
cần cấp (ha)


Tổng số diện tích


đã cấp (ha) Tỷ lệ (%)


1 Quang Trung 1.82 0.51 27.97


2 Phú Khánh 8.67 5.28 60.92


3 Tiền Phong 30.85 30.08 97.52


4 Trần Lãm 58.55 53.62 91.57


5 Lê Hồng Phong 1.41 1.33 94.55


6 Trần Hƣng Đạo 2.25 2.14 95.38



7 Hoàng Diệu 266.36 256.69 96.37


8 Đơng Hịa 399.01 24.30 6.09


9 Đông Thọ 180.93 20.17 11.15


10 Đông Mỹ 334.35 82.98 24.82


11 Vũ Phúc 467.20 259.34 55.51


12 Vũ Chính 409.41 373.18 91.15


13 Vũ Đông 486.13 454.34 93.46


14 Vũ Lạc 607.44 258.16 42.50


15 Phú Xuân 313.84 174.05 55.46


16 Tân Bình 194.41 122.07 62.79


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88></div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>Bảng 3.13 . Tổng hợp số diện tích đất nơng nghiệp đã cấp GCN trong giai đoạn 2012-2017 </b>


STT Đơn vị
hành chính


Tổng số diện
tích cần cấp


(ha)



Tổng số diện tích đã cấp theo các năm (m2) Tổng số
diện tích
đã cấp (ha)


Tỷ lệ (%)


2012 2013 2014 2015 2016 2017


1 Quang Trung 1.82 0.04 0.03 0.06 0.09 0.12 0.17 0.51 27.97


2 Phú Khánh 8.67 0.74 0.90 0.96 0.87 0.95 0.87 5.28 60.92


3 Tiền Phong 30.85 4.54 4.98 5.46 4.89 5.38 4.83 30.08 97.52


4 Trần Lãm 58.55 8.33 8.96 9.57 8.77 9.39 8.61 53.62 91.57


5 Lê Hồng Phong 1.41 0.09 0.27 0.25 0.24 0.23 0.24 1.33 94.55


6 Trần Hƣng Đạo 2.25 0.16 0.29 0.32 0.40 0.44 0.53 2.14 95.38


7 Hoàng Diệu 266.36 39.91 41.80 41.35 43.96 43.52 46.14 256.69 96.37


8 Đơng Hịa 399.01 3.40 3.83 3.95 4.20 4.33 4.60 24.30 6.09


9 Đông Thọ 180.93 2.87 3.23 3.27 3.49 3.54 3.77 20.17 11.15


10 Đông Mỹ 334.35 11.43 12.90 13.47 14.37 14.95 15.87 82.98 24.82


11 Vũ Phúc 467.20 39.89 43.46 43.14 44.15 43.84 44.86 259.34 55.51



12 Vũ Chính 409.41 54.43 57.37 61.21 63.41 67.27 69.49 373.18 91.15


13 Vũ Đông 486.13 58.30 66.21 64.48 83.31 81.59 100.44 454.34 93.46


14 Vũ Lạc 607.44 37.65 39.64 43.79 43.13 47.29 46.65 258.16 42.50


15 Phú Xuân 313.84 21.91 23.92 26.21 30.90 33.20 37.91 174.05 55.46


16 Tân Bình 194.41 18.45 18.78 19.78 20.70 21.71 22.65 122.07 62.79


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Số liệu tại bảng 3.13 cho ta thấy hầu hết toàn bộ các địa phƣơng trên Thành
phố đều cấp đƣợc nhiều diện tích đất nơng nghiệp hơn sau từng năm, đặc biệt là từ
năm 2013 sau khi Luật đất đai 2013 ra đời. Năm 2012 là năm cấp đƣợc ít diện tích
cho đất nơng nghiệp nhất với 302,15 ha và năm 2017 là năm cấp đƣợc nhiều diện
tích cho đất nông nghiệp nhất lên 407,64 ha.


Trong giai đoạn này, phƣờng Tiền Phong là địa phƣơng giải quyết tốt nhất về
việc cấp GCN đất nông nghiệp với 30,08 ha đạt tỷ lệ 97.52% diện tích đất nơng
nghiệp đã đƣợc cấp GCN. Trong khi đó Đơng Hồ là địa phƣơng giải quyết vấn đề
cấp GCN kém nhất với 6.09% diện tích đất nông nghiệp đƣợc cấp GCN.


Việc cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp đã đƣợc tiến hành từ năm
1993, nhƣng quá trình cấp diễn ra chậm là do đất nông nghiệp chủ yếu là khai phá,
thửa ruộng rất manh mún, một số diện tích chƣa đƣợc đo đạc xác thực lại, đất có
tranh chấp giữa những thửa liền kề chƣa đƣợc giải quyết triệt để, hơn nữa ngƣời dân
cho rằng mình sử dụng ổn định nên cũng khơng có nhu cầu cấp GCN.


<i><b>3.3.3 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận của Thành phố Thái Bình </b></i>



<b>a. Thuận lợi. </b>


- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố
đƣợc triển khai thực hiện có khoa học, chặt chẽ từ khâu đo đạc lập bản đồ địa chính,
đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính và xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


- Có sự ứng dụng cơng nghệ cao trong việc quản lý hồ sơ. Dữ liệu bản đồ địa
chính số và thơng tin thuộc tính cơ bản của các thửa đất, đã đƣợc xây dựng và tích
hợp thành cơ sở dữ liệu địa chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà
nƣớc về đất đai.


- Việc triển khai hƣớng dẫn thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất từ thành phố tới các xã, phƣờng có hiệu quả, phù hợp.


- Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định
thuận lợi cho công dân.


- Đất ở thành phố Thái Bình thƣờng sử dụng ổn định lâu dài, các hộ kê khai
tƣơng đối trung thực với hiện trạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

- Đội ngũ cán bộ , viên chức của Văn phòng đăng ký đất đai cũng nhƣ phịng
Tài ngun và mơi trƣờng có trình độ chun mơn , tích cực học hỏi , hết lịng vì
cơng việc.


<b>b. Khó khăn </b>


Tuy tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái
Bình đạt kết quả cao nhƣng cơng tác cấp GCN vẫn gặp nhiều khó khăn vƣớng mắc sau.


- Hồ sơ kê khai cho một hộ có quá nhiều các loại giấy tờ kèm theo.



- Phần diện tích sai lệch nhiều nên hội đồng phải có thời gian rà sốt, xác
định, giải trình lý do cho xác thực.


- Khó khăn trong việc kiểm tra xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, khơng có
hồ sơ xác định chính xác thời điểm sử dụng đất của từng hộ, mà do hộ tự khai là
chính.


- Việc hƣớng dẫn thủ tục, lập hồ sơ cho công dân đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở một số xã, phƣờng trong một số trƣờng hợp cịn chƣa
chính xác, thậm chí chƣa đúng dẫn đến cơng dân phải đi lại nhiều lần, gây thắc mắc
trong nhân dân. Cá biệt có một số hồ sơ đƣợc lập sai quy định gây phức tạp, khó
khăn khi thẩm định.


- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai còn thiếu
thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao; nhận thức về pháp luật và chấp hành pháp luật về
đất đai của một bộ phận nhân dân còn hạn chế.


- Việc xử lý để cấp GCN cho các hộ gia đình phải thực hiện nghĩa vụ tài
chính cịn chậm, vƣớng mắc (lấn chiếm, chuyển nhƣợng chƣa sang tên, cấp trái
thẩm quyền).


- Cịn có hiện tƣợng cán bộ địa chính một số xã, phƣờng nộp hồ sơ thay công
dân, trả hồ sơ chậm cho công dân.


<b>3.4. Đánh giá tình hình cơng khai thơng tin tại thành phố Thái Bình </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

Trong 4 nhóm này có 11 thơng tin bắt buộc cơng khai (BB) và 5 thông tin không bắt
buộc công khai (KBB).



Tại thành phố Thái Bình, có 5 trong tổng số 16 thơng tin cần tìm kiếm đƣợc
cơng bố cơng khai và cả 5 đều là thông tin theo quy định bắt buộc công bố công
khai. Các thơng tin đó bao gồm:


- Thơng tin về trình tự, thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất (BB)
- Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:


+ Tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (BB)
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất (BB)


+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (BB)


+ Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (KBB)


+ Biên bản lấy ý kiến về dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (KBB)
- Thông tin về quy hoạch đô thị:


+ Đồ án quy hoạch chung (BB)
+ Đồ án quy hoạch phân khu (BB)
+ Đồ án quy hoạch chi tiết (BB)
+ Dự thảo quy hoạch đô thị (BB)


+ Biên bản lấy ý kiến về dự thảo quy hoạch đô thị (KBB)


- Thông tin về thu hồi đất và phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ:
+ Thông báo thu hồi đất (BB)


+ Dự thảo/ Phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ (BB)


+ Biên bản lấy ý kiến đóng góp về dự thảo phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ và tái


định cƣ (KBB)


+ Quyết định thu hồi đất (KBB)


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

này mất khá nhiều thời gian do chỉ dẫn không cụ thể của cán bộ. Thông tin về thu
hồi đất và phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ tái định cƣ là thơng tin khó tiếp cận nhất.


<b>Hình 3.1: Thơng tin về thủ tục hành chính liên quan đến đất đai không đƣợc </b>
<b>niêm yết công khai tại ph ng Một c a thành phố Thái Bình </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>Hình 3.3: Bản đồ quy hoạch chung đƣợc treo tại ph ng Quản lý đơ thị </b>
<b>thành phố Thái Bình </b>


<b>3.5. Đánh giá tình hình tiếp cận thơng tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai tại </b>
<b>thành phố Thái Bình. </b>


Kết quả phỏng vấn thảo luận và khảo sát bảng hỏi đƣợc trình bày dƣới đây, tập
trung vào hai nhóm: tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai và tiếp cận thông tin đất đai.
<i><b>3.5.1. Tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

chƣa đăng ký cấp GCN là họ cảm thấy thủ tục còn quá phức tạp (23,1%) điều này
cũng chỉ ra ngƣời dân vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai.


<b>Biểu đồ 3.1 Cách thức tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai </b>


<b>96.8%</b>


<b>3.2%</b> <b><sub>0.0%</sub></b>


<b>94.2%</b>



<b>4.2%</b> <b><sub>1.6%</sub></b>


Đến trực tiếp các trụ sở cơ quan
Nhà nƣớc


Thông qua dịch vụ công trực
tuyến trên mạng Internet


Cách thức khác


Cách thức tiếp cận đất đai thông thường sử dụng
Cách thức tiếp cận đất đai được đánh giá thuận lợi nhất


Dựa vào biểu đồ 3.1 ta có thể thấy hiện nay cách tiếp cận dịch vụ đăng ký
đất đai mà ngƣời dân lựa chọn vẫn là đến trực tiếp các trụ sở cơ quan nhà nƣớc
chiếm 96,8% số lƣợt ngƣời dân lựa chọn cịn việc thơng qua dịch vụ cơng trực
tuyến trên mạng Internet chỉ chiếm 3,2% số lƣợt ngƣời dân lựa chọn. Việc tiếp
cận dịch vụ đăng ký đất đai bằng cách đến trức tiếp trụ sở cơ quan Nhà nƣớc
cũng là cách tiếp cận mà ngƣời dân cho là thuận lợi nhất. Vậy nguyên nhân nào
dẫn tới việc ngƣời dân lựa chọn hình thức tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai bằng
cách đến trực tiếp các trụ sở cơ quan nhà nƣớc là hình thức sử dụng thƣờng
xuyên và cảm thấy thuận lợi nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>Bảng 3.14. Nh ng rào cản khi tham gia các dịch vụ đăng ký đất đai </b>


<b>STT </b> <b>Nguyên nhân </b>


<b>Hình thức tiếp cận </b>



<b>Đến trực tiếp trụ sở </b>
<b>cơ quan nhà nƣớc </b>


<b>Thông qua dịch vụ </b>
<b>công trực tuyến </b>
<b>trên mạng Internet </b>
Số lƣợng


phiếu Tỷ lệ


Số lƣợng


phiếu Tỷ lệ


1 Đã quen với các cách tiếp cận


thông thƣờng 102 63,4% 0 0


2


Không sử dụng đƣợc Internet
để sử dụng các dịch vụ công
trực tuyến


12 7,4% 0 0


3 Sử dụng tiện lợi không tốn thời


gian 19 11,8% 5 100%



4 Chƣa biết cách sử dụng cách


dịch vụ công trực tuyến 26 16,1% 0 0


5 Lý do khác 2 1,2% 0 0


Tổng 161 100% 5 100%


<i>(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) </i>
Từ bảng trên ta có thể thấy đƣợc nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất để ngƣời
dân tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai bằng cách đến trực tiếp trụ sở cơ quan nhà
nƣớc là do ngƣời dân đã quen với cách tiếp cận thông thƣờng chiếm 63,4% tổng số
lƣợt ngƣời dân lựa chọn và nguyên nhân do chƣa biết cách sử dụng các dịch vụ
công trực tuyến chiếm 16,1% tổng số lƣợt ngƣời dân lựa chọn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

xin giấy chứng nhận và đánh giá mức độ hỗ trợ của cơ quan quản lý đất đai ở địa
phƣơng khi thực hiện dịch vụ đăng ký đất đai.


Những cơ quan ngƣời sử dụng đất phải đến khi nộp hồ sơ đăng ký đất đai
bảng hỏi đã đƣa ra 10 cơ quan cơ bản khi thực hiện các dịch vụ đăng ký đất đai để
ngƣời sử dụng đất lựa chọn và lập đƣợc bảng phần trăm số lƣợt lựa chọn của ngƣời
dân với các cơ quan mà ngƣời dân phải đến để nộp hồ sơ đăng ký đất đai nhƣ sau:


<b>Bảng 3.15. Các cơ quan ngƣời dân phải tiếp cận khi nộp hồ sơ đăng ký đất đai </b>


<b>STT </b> <b>Trụ sở cơ quan nhà nƣớc </b> <b>Số lƣợng </b>


<b>phiếu </b> <b>Tỷ lệ </b>


1 Cán bộ địa chính xã/phƣờng 87 69.6%



2 Văn phòng một cửa tại cấp huyện 16 12.8%


3 Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện 9 7.2%


4 Phịng cơng chứng/TT Hỗ trợ pháp lý 8 6.4%


5 Kho bạc nhà nƣớc địa phƣơng 8 6.4%


6 Ủy ban nhân dân xã/phƣờng 34 27.2%


7 Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng huyện 60 48.0%


8 Ủy ban nhân dân cấp huyện 10 8.0%


9 Cơ quan thuế địa phƣơng 15 12.0%


10 Phịng Tài chính cấp huyện 12 9.6%


11 Chƣa tham gia dịch vụ 5 4.0%


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

thủ tục giấy tờ cần phải thực hiện khi nộp hồ sơ đăng ký đất đai cũng nhƣ chƣa tiếp
cận đƣợc các thông tin về trình tự thủ tục liên quan đến đất đai mà chủ yếu vẫn
thông qua cán bộ ở cấp cơ sở.


Đối với khoảng thời gian để hoàn thành dịch vụ xin cấp GCN mà bảng hỏi
đã đƣa ra, các đối tƣợng tham gia khảo sát chỉ có 52 ngƣời trong 125 ngƣời tham
gia khảo sát đã tham gia trả lời câu hỏi này. Theo bảng hỏi ta thấy khoảng thời gian
ngắn nhất mà ngƣời dân phải đợi để hoàn thành dịch vụ xin cấp GCN là 7 ngày, dài
nhất là 3 năm. Tuy nhiên theo bảng khảo sát, khoảng thời gian thơng thƣờng để


hồn thành dịch vụ xin cấp CGN là nhiều hơn 30 ngày chiếm 46,15% tổng số ngƣời
đã tham gia ở câu hỏi này. Nhƣ vậy thời gian để hoàn thành dịch vụ xin cấp GCN
vẫn chƣa hợp lý so với luật đất đai quy định trong Điều 61 Nghị định
43/2014/NĐ-CP quy định về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai khi đăng ký đất
đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày.


<b>Bảng 3.16. Đánh giá sự hỗ trợ của chính quyền và cán bộ địa chính cấp cơ sở. </b>


<b>STT </b> <b>Các dịch vụ đăng ký </b>
<b>đất đai cơ bản </b>


<b>Mức độ hỗ trợ </b>


<b>Tổng </b> <b>Đánh </b>
<b>giá </b>
<b>Không </b>
<b>hỗ trợ </b>
<b>Yếu </b>
<b>kém </b>
<b>Trung </b>


<b>bình </b> <b>Khá </b>


1


Nộp hồ sơ
cấp Giấy
chứng nhận



QSDĐ


Số lƣợng


phiếu 7 23 47 19 116 Trung


bình
Tỷ lệ 6.03% 19.83% 40.52% 16.38% 100%


2


Chuyển đổi
quyền sử
dụng đất


Số lƣợng


phiếu 3 21 28 21 83 Trung


bình
Tỷ lệ 3.61% 25.30% 33.73% 25.30% 100%


3


Thế chấp
quyền sử
dụng đất


Số lƣợng



phiếu 2 9 41 15 76 Trung


bình
Tỷ lệ 2.63% 11.84% 53.95% 19.74% 100%


4 Chia tách
thửa đất


Số lƣợng


phiếu 3 20 31 14 73 Trung


bình
Tỷ lệ 4.11% 27.40% 42.47% 19.18% 100%


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Dựa vào bảng ta thấy mức độ hỗ trợ của cán bộ địa phƣơng đối với các dịch
vụ đăng ký đất đai đƣợc ngƣời dân đánh giá đều ở mức trung bình. Tổng cộng, có
122 ý kiến liên quan đến sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và cán bộ từ những
ngƣời tham dự. Những điều này có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:


- Sự hỗ trợ của chính quyền và cán bộ địa phƣơng đƣợc đánh giá cao nhất đối
với các hoạt động liên quan đến việc thế chấp quyền sử dụng đất. Đã có hơn một phần
hai số ngƣời tham gia (73 trong số 122, tƣơng đƣơng 59,8%) trình bày và chia sẻ kinh
nghiệm về sự hỗ trợ của chính quyền và cán bộ địa phƣơng về các hoạt động để thế
chấp quyền sử dụng đất. Trong đó, 73,7% trong số họ đã đƣa ra nhận xét tích cực;


- Hỗ trợ của chính quyền và cán bộ địa phƣơng về chia tách thửa đất đƣợc
đánh giá tích cực tƣơng ứng, bởi 59,8% số ngƣời tham gia. Đặc biệt, đối với các
hoạt động liên quan đến việc đăng ký cấp GCNQSDĐ đã có số ngƣời tham gia rất
lớn (116 trong số 122, tƣơng đƣơng 95,1%) trình bày và chia sẻ kinh nghiệm về sự


hỗ trợ của chính quyền và cán bộ địa phƣơng. Đây là số lƣợng ý kiến lớn nhất về
chủ đề này;


- Việc hỗ trợ cho các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất chỉ nhận đƣợc số
ý kiến ít nhất. Điều này cho thấy các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất ở cấp địa
phƣơng đƣợc coi là đơn giản.


<i><b>3.5.2. Tiếp cận thông tin đất đai </b></i>


<b>Bảng 3.17. Sự quan trọng của thông tin đất đai đối với ngƣời dân. </b>


<b>STT </b> <b>Thông tin liên quan </b> <b>Mức độ quan trọng </b> <b>Tổng Đánh giá </b>
<b>Thấp </b> <b>Trung bình </b> <b>Cao </b>


1 Thủ tục
hành chính


Số lƣợng


phiếu 5 47 35 87 Trung


bình


Tỷ lệ 5.75% 54.02% 40.23% 100%


2


Giấy
chứng



nhận
QSDĐ


Số lƣợng


phiếu 5 35 69 109 Rất quan


trọng


Tỷ lệ 4.59% 32.11% 63.30% 100%


3 Bản đồ/sơ
đồ địa


Số lƣợng


phiếu 5 47 29 81


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>STT </b> <b>Thông tin liên quan </b> <b>Mức độ quan trọng </b> <b>Tổng Đánh giá </b>
<b>Thấp </b> <b>Trung bình </b> <b>Cao </b>


chính Tỷ lệ 6.17% 58.02% 35.80% 100%


4


Quy hoạch
sử dụng


đất



Số lƣợng


phiếu 3 46 31 80 Trung


bình


Tỷ lệ 3.75% 57.50% 38.75% 100%


5 Thông tin
về giá đất


Số lƣợng


phiếu 6 47 28 81 Trung


bình


Tỷ lệ 7.41% 58.02% 34.57% 100%


6 Thế chấp
đất đai


Số lƣợng


phiếu 9 54 19 82 Trung


bình


Tỷ lệ 10.98% 65.85% 23.17% 100%



7


Luật và
chính sách


đất đai


Số lƣợng


phiếu 4 44 34 82 Trung


bình


Tỷ lệ 4.88% 53.66% 41.46% 4.88%


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>Bảng 3.18. Khả năng tiếp cận thông tin đất đai </b>


<b>STT </b> <b>Thông tin liên </b>
<b>quan </b>


<b>Mức độ tiếp cận đƣợc </b>


<b>Tổng </b> <b>Đánh </b>
<b>giá </b>
<b>Rất </b>


<b>khó </b> <b>Khó </b>


<b>Trung </b>



<b>bình </b> <b>Dễ </b> <b>Rất dễ </b>


1


Thủ tục
hành
chính


Số lƣợng


phiếu 11 28 28 11 16 94


Khó

trung


bình
Tỷ lệ 11.7% 29.8% 29.8% 11.7% 17.0% 100%


2


Các
dịch vụ
pháp lý


Số lƣợng


phiếu 10 25 23 11 10 79 Khó


Tỷ lệ 12.7% 31.6% 29.1% 13.9% 12.7% 100%



3
Giấy
chứng
nhận
QSDĐ
Số lƣợng


phiếu 11 12 27 26 25 101 Trung


bình
Tỷ lệ 10.9% 11.9% 26.7% 25.7% 24.8% 100%


4
Luật và
chính
sách đất
đai
Số lƣợng


phiếu 13 12 31 20 9 85 Trung


bình
Tỷ lệ 15.3% 14.1% 36.5% 23.5% 10.6% 100%


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>Bảng 3.19. Tiếp cận hồ sơ đất đai. </b>


<b>STT </b> <b>Hồ sơ đất đai </b>


<b>Mức độ tiếp cận đƣợc </b>



<b>Tổng </b> <b>Đánh </b>
<b>giá </b>
<b>Rất </b>


<b>khó </b> <b>Khó </b>


<b>Trung </b>


<b>bình </b> <b>Dễ </b>


<b>Rất </b>
<b>dễ </b>
1
Giấy
chứng
nhận
QSDĐ
Số lƣợng


phiếu 15 22 27 18 31 113 Trung


bình
Tỷ lệ 13.3% 19.5% 23.9% 15.9% 27.4% 100%


2
Bản
đồ/sơ đồ
địa
chính


Số lƣợng


phiếu 11 25 24 12 10 82


Khó
Tỷ lệ 13.4% 30.5% 29.3% 14.6% 12.2% 100%


3
Quy
hoạch
sử dụng
đất
Số lƣợng


phiếu 16 11 31 10 10 78 Trung


bình
Tỷ lệ 20.5% 14.1% 39.7% 12.8% 12.8% 100%


4


Thông
tin về
giá đất


Số lƣợng


phiếu 12 10 30 15 13 80 Trung


bình


Tỷ lệ 15.0% 12.5% 37.5% 18.8% 16.3% 100%


<i>(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) </i>
Tƣơng tự nhƣ bảng 3.19 tiếp cận hồ sơ GCN QSDĐ vẫn đƣợc ngƣời dân
quan tâm nhất trong bảng 3.20 với 113 (92,6%) số ngƣời tham gia câu này trong đó
có tỷ lệ đánh giá dễ tiếp cận cao nhất so với các hồ sơ khác còn lại. Thơng tin đƣợc
đánh giá là khó tiếp cận là thơng tin về Bản đồ/ sở đồ địa chính cịn lại nằm ở mức
trung bình. Kết quả trên cho thấy sự cải thiện của hệ thống quản lý đất đai trong vài
thập kỷ qua. Nó cũng khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng đất với ngƣời sử
dụng đất.


<i><b>*Kết luận: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Kết quả các cuộc thảo luận cho thấy, khoảng một nửa số ngƣời tham dự đồng
ý rằng cách tốt nhất để tiếp cận thông tin liên quan đến đất đai với họ là tiếp cận các
cán bộ làm việc tại địa phƣơng. Một số ngƣời tham dự cho biết rằng họ có thể truy
cập thơng tin đất đai bằng cách tiếp cận các địa điểm công khai thủ tục, thông tin tại
trụ sở UBND, hội trƣờng thôn ở địa phƣơng hay tại các văn phòng đăng ký đất đai.
Ngƣời tham gia cũng đƣợc hỏi về khả năng tiếp cận các tài liệu, hồ sơ đất đai bao
gồm: GCNQSDĐ, bản đồ/hồ sơ kỹ thuật, trích lục thửa đất, bản đồ/tài liệu quy
hoạch sử dụng đất và thông tin định giá đất. Kết quả cho thấy việc tiếp cận hồ sơ
với GCNQSDĐ đƣợc đánh giá là dễ dàng nhất so với các hồ sơ khác. Điều này phù
hợp với kết quả về cách ngƣời dân tiếp cận thông tin đất đai dễ dàng nhƣ trên với
thông tin về thông tin về GCNQSDĐ.


Đáng ngạc nhiên là việc tiếp cận bản đồ địa chính/hồ sơ kỹ thuật, trích lục
thửa đất đã đƣợc đề cập đến trong luật và các quy định liên quan là hai loại thông
tin bắt buộc quan trọng cần đƣợc công khai bởi các bên liên quan (Quốc hội Việt
Nam, 2013b) đƣợc đánh giá là những thơng tin khó khăn nhất để truy cập.



Tiếp cận thông tin/tài liệu là một chỉ số quan trọng trong thức đẩy giảm
nghèo ở nông thôn tại các nƣớc đang phát triển (Binswanger-Mkhize, Bourguignon,
& Brink, 2009). Kinh nghiệm từ cơ sở cho thấy tranh chấp đất đai thƣờng là về ranh
giới thửa đất có thể giải quyết thơng qua quy trình lập bản đồ địa chính với sự tham
gia của ngƣời sử dụng đất và cơ chế rõ ràng để tiếp cận thông tin và tài liệu liên
quan đến đất đai chính thức và hợp pháp.


<i><b>*Nh ng hạn chế trong tiếp cận thông tin đất đai </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>Bảng 3.20. Nh ng khó khăn trong tiếp cận thông tin đất đai </b>


<b>STT </b> <b>Nh ng yếu tố </b> <b>Số lƣợng </b>


<b>phiếu </b> <b>Tỷ lệ </b>


1 Khơng có thơng tin 17 13.6%


2 Phải đóng phí 13 10.4%


3 Thông tin thiếu cập nhật 51 40.8%


4 Yêu cầu giấy tờ tùy thân 17 13.6%


5 Thơng tin khó hiểu 33 26.4%


6 Yêu cầu phê duyệt của lãnh đạo 27 21.6%


<i>(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) </i>
Theo tổng hợp, đã có 93 ngƣời tham gia khảo sát câu hỏi này trong tổng số 125
ngƣời tham gia khảo sát, chiếm 74,4%, chứng tỏ ngƣời dân vẫn còn quan tâm và


thƣờng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin đất đai. Trong đó, nguyên
nhân mà ngƣời dân lựa chọn nhiều nhất là yếu tố thông tin thiếu cập nhật (40,8% số
phiếu) và yếu tố thơng tin khó hiểu (26,4% số phiếu).


<b>Bảng 3.21. Yếu tố cần để tăng cƣờng tiếp cận thông tin đất đai </b>


<b>STT </b> <b>Yếu tố </b> <b>Số lƣợng </b>


<b>phiếu </b> <b>Tỷ lệ </b>


1 Giảm thiểu chi phí 41 32.8%


2 Giảm thiểu thời gian 58 46.4%


3 Diễn đạt thông tin rõ ràng hơn 50 40.0%


<i>(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) </i>
Mặc dù UBND cấp xã có trách nhiệm công khai thông tin, nhƣng chủ sử
dụng đất vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin đất đai do: chất lƣợng
thông tin (lỗi thời, thuật ngữ phức tạp), số lƣợng thông tin (không có) và thời gian
đáp ứng (đã hết hạn, khơng sẵn có) và vấn đề tài chính (phí cao).


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<i><b>*Cung cấp thông tin đất đai cấp cơ s : </b></i>


<b>Bảng 3.22. Chính quyền địa phƣơng đã cung cấp thông tin thế nào? </b>


<b>STT </b> <b>Hồ sơ đất đai </b>


<b>Mức độ tiếp cận đƣợc </b>



<b>Tổng </b> <b>Đánh </b>
<b>giá </b>
<b>Rất </b>


<b>khó </b> <b>Khó </b>


<b>Trung </b>


<b>bình </b> <b>Dễ </b>


<b>Rất </b>
<b>dễ </b>
1
Thủ tục
hành
chính
đƣợc
cơng bố
Số lƣợng


phiếu 9 26 29 9 16 89


Trung
bình
Tỷ lệ 10.1% 29.2% 32.6% 10.1% 18.0% 100%


2 Qua mạng
internet


Số lƣợng



phiếu 6 24 23 8 8 69 Khó


Tỷ lệ 8.7% 34.8% 33.3% 11.6% 11.6% 100%


3
Qua đài
tiếng nói/
vơ tuyến
truyền
hình
Số lƣợng


phiếu 9 11 32 13 6 71


Trung
bình
Tỷ lệ 12.7% 15.5% 45.1% 18.3% 8.5% 100%


4


Các cuộc
họp ở
thôn/bản


Số lƣợng


phiếu 11 11 23 22 12 79 Trung


bình


Tỷ lệ 13.9% 13.9% 29.1% 27.8% 15.2% 100%


5
Tiếp cận
với cán
bộ nhà
nƣớc
Số lƣợng


phiếu 6 17 31 10 12 76 Trung


bình
Tỷ lệ 7.9% 22.4% 40.8% 13.2% 15.8% 100%


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

kém việc thực thi công bố thông tin theo quy định của pháp luật có liên quan. Theo
Luật Đất đai và Luật Quy hoạch đô thị, việc công bố thông tin về quy hoạch đất đai
cũng nhƣ quy hoạch đô thị (cả dự thảo và phê duyệt) cần đƣợc thực hiện bắt buộc
trên mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử của UBND tỉnh hoặc các tổ
chức có liên quan. Kết quả này đã đƣợc phản ánh trong Bảng 20 với ngƣời tham gia
nói rằng dữ liệu trên đó đã lỗi thời hoặc khơng có thơng tin làm cho họ khơng thể
tiếp cận đƣợc thơng tin cần thiết.


Ở khía cạnh ngƣợc lại, các cuộc họp theo cách thức truyền thống ở địa phƣơng
vẫn là kênh có hiệu quả nhất để mọi ngƣời tìm đến và tìm kiếm thơng tin, đặc biệt là
về quy hoạch sử dụng đất và GCNQSDĐ. Quan sát tại cơ sở cho thấy, tƣơng tự nhƣ
các làng quê truyền thống khác trong cả nƣớc, ngƣời đứng đầu các thôn, bản trong
khu vực nghiên cứu thƣờng tổ chức các cuộc họp (chính thức hoặc khơng chính
thức), thƣờng là vào buổi tối để tập hợp dân làng phổ biến thông tin. Trong các cuộc
họp này, ngƣời dân đƣợc cung cấp thông tin tổng quát nhƣ quy hoạch sử dụng đất,
kế hoạch thực hiện dự án mới và thuế đất ngồi các thơng tin khác về lịch mùa vụ.



<b>Bảng 3.23. Khả năng s dụng máy tính của ngƣời dân </b>


<b>STT </b> <b>Nguồn thông tin </b>


<b>Mức độ tiếp cận đƣợc </b>


<b>Tổng </b> <b>Đánh </b>
<b>giá </b>


<b>Kém </b> <b>Trung </b>


<b>bình </b> <b>Tốt </b>


1


Soạn thảo
văn bản


Số lƣợng


phiếu 12 53 23 88 Trung


bình


Tỷ lệ 13.6% 60.2% 26.1% 100%


2


Tìm kiếm


thơng tin
trên mạng


Số lƣợng


phiếu <i>14 </i> 64 <i>17 </i> 95 Trung


bình


Tỷ lệ 14.7% 67.4% 17.9% 100%


3 Mạng xã hội


Số lƣợng


phiếu <i>14 </i> 50 <i>19 </i> 83 Trung


bình


Tỷ lệ 16.9% 60.2% 22.9% 100%


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

đất đai. Trong đó thơng tin mà ngƣời dân tìm kiếm nhiều nhất là thơng tin về giá đất
(57,4%) và thông tin thủ tục hành chính về đất đai (51,8%) và đƣợc đánh giá chủ
yếu là tạm đầy đủ.


Trong đó, câu hỏi khảo sát về việc ngƣời dân đã thực hiện bất kỳ giao dịch đất
đai nào qua mạng chƣa thì đều khơng có ngƣời nào thực hiện giao dịch qua mạng.


Kết quả phân tích thơng tin từ bảng hỏi cũng phần nào xác nhận kết quả phân
tích trên. Thơng tin mà mọi ngƣời đã cố gắng tìm kiếm trên các trang thơng tin điện


<i>tử có liên quan thơng qua các cơng cụ tìm kiếm phổ biến nhƣ Google, bao gồm: </i>


Thủ tục hành chính liên quan đến đất đai để xin cấp GCNQSDĐ, thế chấp
GCNQSDĐ để tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng thƣơng mại, hay mua bán đất;


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị (gồm cả bản đồ và thông
tin mô tả);


Thông tin về thu hồi đất, bồi thƣờng, tái định cƣ, nhất là khi một kế hoạch
hồi đất, bồi thƣờng, tái định cƣ mới đƣợc thông qua;


Thông tin về thuê, cho thuê và quảng cáo bán đất;


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>


<b>1. Kết luận </b>



1. Kết quả đã chỉ ra nhu cầu lớn từ ngƣời dân ở cơ sở về thông tin liên quan
đến đất đai, cả về thông tin bản đồ (khơng gian) và các tài liệu khác có liên quan.
Kết quả phân tích cho thấy thơng tin đất đai đóng một vai trị quan trọng đối với các
chủ sử dụng đất để đƣa ra quyết định. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thơng tin đất đai
vẫn cịn rất hạn chế, đặc biệt là đối với dữ liệu không gian (bản đồ địa chinh), thông
tin quy hoạch sử dụng đất và thông tin về giá đất. Theo Luật Đất đai, thơng tin về
thủ tục hành chính đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ địa chính,
quy hoạch sử dụng đất và giá đất phải đƣợc công bố theo một số cách thức và hình
thức để ngƣời dân dễ dàng tiếp cận cơng khai và miễn phí. Hệ thống quản lý đất cần
đảm bảo thông tin đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, sẵn sàng với sự phát triển về cơ sở
hạ tầng phù hợp nhằm cung cấp thông tin cho ngƣời dân một cách hiệu quả.


2. Phân tích cho thấy chính những hạn chế trong quản lý đất đai đã trở thành
rào cản đối với việc tiếp cận thông tin đất đai của ngƣời dân. Lý do gồm: thiếu


thông tin, thông tin không đƣợc cập nhật, thuật ngữ sử dụng phức tạp, cần nộp phí
và phải xin phép. Ngồi ra, việc sử dụng mạng Internet để cung cấp thông tin đất
đai chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả. Tiềm năng cung cấp thơng tin trên Internet là rất
lớn vì các trang thông tin điện tử cho phép truy cập nhanh thông tin đơn giản chỉ với
một kết nối mạng. Mặt khác, pháp luật có liên quan đã quy định các loại thông tin
phải đƣợc công bố trực tuyến hoặc không trực tuyến. Trên thực tế, mặc dù số lƣợng
thuê bao Internet trong nƣớc tăng nhanh nhƣng việc sử dụng công nghệ này để phổ
biến thông tin đất đai vẫn còn hạn chế.


3. Ngƣời dân sống trong khu vực nghiên cứu đều nhận định thấy có đƣợc
GCNQSDĐ và tham gia đầy đủ các dịch vụ đất đai là điều quan trọng để bảo vệ
quyền của họ. Nhu cầu tiếp cận đất đai, thông tin về đất đai và các dịch vụ đất đai
gần đây đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận thông tin đất đai vẫn còn
hạn chế. Vẫn còn thiếu một “liên kết thơng minh” giữa các cơ quan hành chính nhà
nƣớc để đảm bảo tiếp cận và chia sẻ dữ liệu một cách thuận lợi và hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<b>2. Kiến nghị </b>


<b>a. Kiến nghị </b>



- Cần đầu tƣ bài bản một cơ sở hạ tầng hiệu quả nhƣ cổng thông tin đất đai sẽ


làm cho việc tiếp cận thông tin đất đai dễ dàng hơn.


- Chính quyền địa phƣơng và cán bộ địa phƣơng cần đƣợc tăng cƣờng năng
lực nhằm cải thiện khả năng phục vụ việc tiếp cận thông tin đất đai cho ngƣời dân.
Điều này bao gồm cả việc đào tạo, tập huấn về dịch vụ khách hàng. Lợi ích của Nhà
nƣớc là điều này có thể làm giảm tỷ lệ ngƣời chuyển nhƣợng đất đai mà không qua
đăng ký, từ đó đƣa họ vào nền kinh tế chính thức.


- Chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng cần đƣợc thực hiện thƣờng


xuyên hơn cho ngƣời dân ở địa phƣơng. Ban đầu, cá nhân và hộ gia đình cần nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ để đảm bảo quyền sử dụng đất
của họ. Ngƣời sử dụng đất cũng cần đƣợc thông báo đầy đủ các quyền, hạn chế và
trách nhiệm để tránh rủi ro trong việc thực hiện quyền sử dụng đất. Chẳng hạn,
tham gia vào quá trình đăng ký đất đai và GCNQSDĐ sẽ làm giảm các tranh chấp
đất đai và khiếu nại thƣờng xảy ra ở cấp cơ sở. Ở cấp cao hơn, ngƣời sử dụng đất
nên đƣợc hƣớng dẫn tìm kiếm và u cầu thơng tin về đất đai mà họ cần bằng cách
sử dụng các trung tâm hành chính cơng/văn phịng một cửa cũng nhƣ qua cổng
thông tin đất đai trên mạng Internet.


<b>b. Giải pháp </b>



<i><b>* Giải pháp về chính sách pháp luật </b></i>


a) Trƣớc mắt, cần hệ thống hoá các quy định pháp luật về đăng ký đất đai
và quản lý, cung cấp thông tin đất đai nhằm tập hợp, sắp xếp lại và loại bỏ những
văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, khơng có tính khả thi. Từ đó, xem xét xây dựng
một hệ thống văn bản pháp luật có tính thống nhất, rõ ràng, dễ thực hiện với giá trị
pháp lý cao về đăng ký đất đai nhƣ pháp lệnh hoặc nghị định để nhanh chóng đáp
ứng nhu cầu điều chỉnh quan hệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

cung cấp dịch vụ thơng tin cho chủ thể có nhu cầu; quy định về giá trị pháp lý của
thông tin theo từng hình thức cung cấp khác nhau.


c) Trong công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, các cơ quan liên
quan phải đảm bảo pháp luật một khi đã đƣợc ban hành thì hiệu lực và việc đảm
bảo hiệu lực pháp lý của nó phải đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt. Luật phải cụ thể
nhƣng ngắn gọn, dễ thực hiện, để khi có hiệu lực thì có thể thi hành ngay, hạn chế
đến mức thấp nhất việc chờ đợi văn bản hƣớng dẫn chi tiết.



d) Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là trong
lĩnh vực đăng ký đất đai để giúp ngƣời dân nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc đăng
ký và tự nguyện thực hiện hoạt động đăng ký để bảo vệ quyền lợi của mình.


<i><b>* Giải pháp phát triển bộ máy quản lý </b></i>


a) Thực hiện nghiêm minh, chặt chẽ việc xử lý, kỷ luật cán bộ, chấn chỉnh
cung cách, thái độ phục vụ nhân dân. Thƣờng xuyên rà soát, sàng lọc thay đổi
những cán bộ, cơng chức, viên chức có biểu hiện trì trệ, có nhiều dƣ luận phản ánh
khơng tốt trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.


b) Nâng cao chất lƣợng chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và đăng ký
đất đai. Chƣơng trình đào tạo phải đƣợc xây dựng trên cơ sở chú trọng tới nhu cầu
đổi mới hệ thống đăng ký đất đai. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cán
bộ, cơng chức, viên chức ngành TNMT tự học tập, nâng cao kiến thức quản lý và
chuyên môn nghiệp vụ.Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý đất đai,
thƣờng xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động thông tin về đất đai kịp thời.


c) Nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai và
các tổ chức xã hội đối với việc quản lý đất đai của UBND các cấp. Thực hiện việc
xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát huy hiệu quả sử dụng đối với đất thu hồi,
tránh tình trạng thu hồi rồi bỏ khơng trong khi ngƣời dân khơng có đất để sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<i><b>* Giải pháp về khoa học công nghệ </b></i>


Qua nghiên cứu cho thấy công tác theo dõi việc sử dụng đất từ trƣớc tới giờ
là theo hình thức thủ cơng, chƣa khoa học, việc theo dõi cập nhật biến động, chỉnh
lý hồ sơ địa chính chƣa kịp thời. Vì vậy để theo dõi quản lý việc sử dụng đất của
các hộ gia đình, cá nhân một cách thuận lợi, khoa học thì cần phải:



- Xây dựng CSDL và hệ thống thông tin đất đai theo hƣớng tin học hoá: ứng
dụng CNTT nhằm xây dựng một hệ thống dữ liệu điện tử dựa trên việc ĐKĐĐ bằng
kỹ thuật số với những chính sách và bƣớc đi phù hợp cho việc chuyển đổi dữ liệu
điện tử trong hệ thống đăng ký đất đai.


- Đối với vấn đề cấp GCN, trên cơ sở mẫu giấy thống nhất, cần nhanh chóng
cải cách TTHC, đẩy nhanh quá trình cấp GCN, đảm bảo tính pháp lý của từng thửa
đất, góp phần củng cố hồ sơ địa chính, tăng nguồn cung bất động sản hợp pháp
tham gia thị trƣờng.


- Để thực hiện những công việc liên quan đến cấp GCN, một trong những
điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đầu tƣ trang thiết bị phải đảm
bảo đáp ứng những phƣơng tiện tối thiểu bao gồm: Thiết bị đo đạc phục vụ thành
lập, chỉnh lý BĐĐC và sổ sách địa chính, thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và
chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhật thông tin đất đai; xây dựng các công cụ phần
mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhật thông tin đất đai.


<i><b>* Giải pháp cụ thể: </b></i>


Một là, tăng cƣờng sự chủ động công khai, minh bạch trong hoạt động của
các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai. Việc chủ động công khai hoạt động của
các cơ quan nhà nƣớc đã đƣợc mở rộng hơn rất nhiều so với trƣớc đây. Tuy nhiên,
từ thực trạng nhƣ đã phân tích, các quy định pháp luật để bảo đảm quyền đƣợc
thông tin của công dân cần tiếp tục đƣợc hoàn thiện theo hƣớng mở rộng phạm vi
công khai và quy định rõ nghĩa vụ chủ động công khai của các cơ quan nhà nƣớc.
Cụ thể là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

- Quy định trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc cung cấp thông tin đất đai:
cần quy định rõ nghĩa vụ của cơ quan nhà nƣớc trong việc cung cấp thông tin theo
u cầu của cơng dân, trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; cơ


chế giải quyết khiếu nại liên quan đến giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của
công dân; cơ chế xử lý trách nhiệm đối với ngƣời có quyền yêu cầu cung cấp thơng
tin và ngƣời có nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong trƣờng hợp không thực hiện đúng
các quy định của pháp luật.


- Quản lý nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công
dân, tổ chức: Để quyền tiếp cận thông tin của ngƣời dân đƣợc thực thi trong thực
tiễn, đồng thời, để hạn chế việc các cơ quan, tổ chức quản lý thơng tin lạm dụng
quyền hạn của mình từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không kịp
thời cho ngƣời dân, cần thiết phải có cơ chế theo dõi, đánh giá và giám sát việc thực
thi quyền tiếp cận thông tin. Một trong những cơ chế giám sát có tính chất truyền
thống là cơ chế giám sát trong nội bộ hệ thống hành chính thơng qua việc giải quyết
khiếu nại hành chính. Quy trình này đƣợc cho là ít tốn kém và nhanh chóng, nhƣng
thực tiễn ở phần lớn các quốc gia cho thấy, đây là một quy trình kém hiệu quả, vì các
cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính thƣờng có xu hƣớng ủng hộ các quyết định
từ chối cung cấp thông tin của cơ quan cấp dƣới. Xu hƣớng chung của các quốc gia
thời gian gần đây là thành lập một Uỷ ban thông tin độc lập để chuyên trách thực hiện
chức năng giám sát việc thực thi quyền tiếp cận thơng tin. Quyết định của Uỷ ban này
có tính chất cƣỡng chế và các cơ quan hành chính phải tuân theo.


- Thiết lập trang thông tin điện tử công khai thông tin: Đây là một trong
những phƣơng thức hữu hiệu để ngƣời dân đƣợc chủ động và dễ dàng hơn trong
việc tiếp cận thông tin mà không phải yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp. Việc
tiếp cận thông tin của ngƣời dân có hiệu quả hay khơng tuỳ thuộc vào việc các cơ
quan, tổ chức quản lý, nắm giữ thông tin có chủ động và tích cực đăng tải, phổ biến
các loại thơng tin này ngay cả khi khơng có yêu cầu của ngƣời dân. Các trang thông
tin điện tử này là một kênh quan trọng trong việc đăng tải thông tin liên quan đến
hoạt động của các cơ quan, tổ chức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nƣớc để giúp ngƣời dân có thể


dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.


- Thiết lập hệ cơ sở dữ liệu thông tin trong cơ quan: Các cơ quan cần tổ chức
tốt việc cập nhật các thông tin do mình đang quản lý, cơng bố thơng tin, lƣu giữ
thơng tin sao cho việc tìm kiếm thông tin dễ dàng; bảo đảm các điều kiện cơ sở vật
chất khác nhằm mục đích tạo thuận lợi cao nhất cho việc tiếp cận thông tin.


Hai là, xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, thủ tục
tƣ pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Luật Đất đai năm 2013 – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia;


2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng - Thông tƣ 04/2013/TT-BTNMT quy định về
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;


3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng - Thông tƣ 23/2014/TT-BTNMT về Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất;


4. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng - Thông tƣ 28/2014/TT-BTNMT về thống kê,
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;


5. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng - Thông tƣ 30/2014/TT-BTNMT quy định về
hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;


6. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng - Thông tƣ 34/2014/TT-BTNMT quy định về
xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai;



7. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng - Thông tƣ 35/2014/TT-BTNMT về điều tra,
đánh giá đất đai;


8. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng - Thông tƣ 42/2014/TT-BTNMT về Định mức
kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất;


9. Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng - Thông tƣ 02/2015/TT-BTNMT hƣớng dẫn
Nghị định 43/2014/NĐ-CP;


10. Chính Phủ - Nghị định 43/2014/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai;
11. Quyết định 703/QĐ-TCQLĐĐ về Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dịch vụ đăng ký


và cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất;


12. Thông tƣ liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hƣớng dẫn việc đăng ký thế
chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;


13. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI.


14. Dự án điều tra cơ bản “Nhu cầu tiếp cận thông tin và các điều kiện bảo đảm
thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

16. Thơng cáo báo chí Hội nghị thƣợng đỉnh G8,2013


<i>17. Báo cáo của Bộ TNMT tại Công văn số 5792/BTNMT-TCQLĐĐ ngày </i>
<i>26/10/2017 về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy </i>
<i>chứng nh n và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai năm 2017 gửi Bộ Tài chính. </i>



<i>18. Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam </i>
<i>(PAPI) 2017: Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân của Trung </i>


tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp
Quốc (UNDP).


<i>19. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2016), Lu t tiếp c n </i>
<i>thông tin 2016. </i>


20. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI.


21. Dự án điều tra cơ bản “Nhu cầu tiếp cận thông tin và các điều kiện bảo đảm
thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<b>PHỤ LỤC </b>



<b>Phụ lục 01: Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến tiếp cận thơng tin </b>
<b>đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai </b>


Luật đất đai năm 2003 đƣợc Quốc hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003
thay thế cho Luật đất đai năm 1993, theo đó quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu” và nêu lên 13 nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất
đai trong đó nội dung cấp GCN và lập hồ sơ địa chính là một nội dung quan trọng
đƣợc nêu ra


Quyết định 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên môi trƣờng
ban hành quy định về GCN.



Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hƣớng dẫn
thi hành luật đất đai 2003.


Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về việc thu tiền sử dụng đất
khi cấp GCN.


Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai.


Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.


Thơng tƣ 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ tài chính hƣớng dẫn các
quy định của pháp luật về lệ phí trƣớc bạ.


Thông tƣ 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006 hƣớng dẫn việc chuyển hợp
đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công ty nhà nƣớc thành công ty cổ phần hóa;
trong đó hƣớng dẫn cấp GCN cho cơng ty đã cổ phần hóa.


Thơng tƣ 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hƣớng dẫn về việc thống
kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.


Thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên môi
trƣờng về hƣớng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

trƣờng quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.



Hiện nay, để hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hơn trong việc quản lý nhà
nƣớc về đất đai, thì Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013 do Quốc hội ban hành quy định
về việc sử dụng đất, sửa đổi bổ sung một số điều so với luật đất đai 2003 với 15 nội
dung quản lý nhà nƣớc về đất đai trong đó cơng tác cấp GCN tái khẳng định.


<b>* Hệ thống pháp lý của Nhà nƣớc </b>


- Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lục thi hành ngày 1/7/2014 của
Quốc hội ban hành, trong đó có quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về Giấy
chứng nhận; các trƣờng hợp đƣợc cấp Giấy chứng nhận, thực hiện nghĩa vụ tài
chính khi cấp Giấy chứng nhận, trình tự thủ tục hành chính về đất đai để cấp Giấy
chứng nhận hoặc chỉnh lý biến động về sử dụng đất trên Giấy chứng nhận.


- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật đất đai 2013.


- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về giá đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về thu
tiền sử dụng đất.


- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về thuê
đất, thuê mặt nƣớc


- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định về bồi
thƣờng tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi.


- Thông tƣ 23/2014/TT-BTMNT ngày 19/5/2014 quy định về Giấy chứng
nhận, quyền sở hữu nha ở và tài sản khác gắn liền với đất.



- Thông tƣ 24/2014/TT-BTMNT ngày 19/5/2014 quy định về Hồ sơ địa chính.
- Thơng tƣ 25/2014/TT-BTMNT ngày 19/5/2014 quy định về Bản đồ địa chính.
- Thơng tƣ 28/2014/TT-BTMNT ngày 2/6/2014 Quy định về thống kê, kiểm
kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất


- Thông tƣ 29/2014/TT-BTNMTngày 02/06/2014 Quy định chi tiết việc lập,
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

- Thông tƣ 02/2015/TT-BTNMT hƣớng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Thông tƣ 33/2017/TT-BTNMT về sửa đổi Thông tƣ 23/2014/TT-BTNMT
về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất


- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2014/NĐ-CP hƣớng dẫn
thi hành Luật Đất đai


- Thông tƣ 33/2017/TT-BTNMT về hƣớng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP
sửa đổi nghị định hƣớng dẫn Luật đất đai và sửa đổi Thông tƣ 02/2015/TT-BTNMT
Đặc biệt để đảm bảo quản lý chặt chẽ quỹ đất hiện có, thực hiện cơng tác
ĐKĐĐ, cấp GCN quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính, cùng với các văn bản luật,
dƣới luật của nhà nƣớc, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều
văn bản pháp quy, quy định về trình tự thủ tục trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất
đai và môi trƣờng , sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất .


- Quyết định số 11/2002/CT-UB ngày 21/05/2002 của UBND Tỉnh Thái
Bình về việc tăng cƣờng cơng tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

<b>Phụ lục 02 </b>


<b>THƢ MỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>




<b>(s dụng cho đối tƣợng hộ gia đình, cá nhân s dụng đất) </b>
<b>Tên đề tài: </b>


<b>Đánh giá thực trạng và giải pháp tiếp cận thông tin đất đai và dịch vụ đăng ký đất đai </b>
<b>tại Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình </b>


<b>Ngƣời thực hiện: </b> <b>Đặng Thị Thúy Hằng, Học viên cao học ngành quản lý đất đai </b>


Thƣ điện tử: <b>; Điện thoại: 0386943304 </b>


Kính gửi Ơng/bà,


Sự hạn chế trong việc tiếp cận thông tin đất đai đã ảnh hƣởng đến hàng loạt các vấn
đề gây nên sự yếu kém trong thực hiện các dịch vụ công về quản lý đất đai. Thêm vào đó,
sự khơng đầy đủ của khung pháp lý về chia sẻ thông tin đất đai qua mạng internet đã làm
cho hiệu quả của việc cơng bố, cung cấp thơng tin cịn yếu kém và việc chia sẻ thông tin và
hoạt động đăng ký, quản lý đất đai chƣa thật hiệu quả. Nghiên cứu này có mục đánh giá
thực trạng việc tiếp cận thông tin và dịch vụ đăng ký đất đai và khuyến nghị các giải pháp
để tăng cƣờng tiếp cận thông tin và dịch vụ đăng ký đất đai của ngƣời dân ở địa phƣơng tại
tỉnh Thái Bình.


Trân trọng kính mời ơng/bà đƣợc mời tham gia hỗ trợ việc thực hiện Đề tài tốt
nghiệp Thạc sĩ, thực hiện bởi học viên Đặng Thị Thúy Hằng - học viên ngành quản lý đất
đai Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Ngô
Đức Mậu.


Nếu ông/bà đồng ý tham gia, chúng tôi mong ông/bà trả lời vào Phiếu Khảo sát hộ gia
đình sử dụng đất kèm theo. Thời gian dành cho việc trả lời có thể sẽ mất khoảng một giờ.



Sẽ khơng có một rủi ro nào khi ơng/bà tham gia vào nghiên cứu này. Mặc dù vậy,
nếu ông bà còn e ngại về bất cứ câu hỏi nào hoặc cảm thấy không thoải mái khi tham gia,
xin hãy liên hệ với bà Đặng Thị Thúy Hằng theo địa chỉ nêu trên càng sớm càng tốt.


Thông tin cá nhân của ông/bà sẽ đƣợc bảo đảm vì tên và địa chỉ của ơng bà sẽ khơng
đƣợc thu thập.


Kính thƣ,


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<b>PHIẾU KHẢO SÁT </b>



<b>(s dụng cho đối tƣợng hộ gia đình, cá nhân s dụng đất)</b>


<b>Thông tin về ngƣời tham gia </b>



Ông/bà là?

Ông/bà thuộc dân tộc?



<i> nam </i>

<i> nữ </i>

<i> Kinh </i>

<i> dân tộc thiểu số: </i>


<i>……….. </i>



Độ tuổi của ông/bà:

<i> 18-25 </i>

<i> 25-34 </i>

<i> 35-50 </i>

<i> trên 50 tuổi </i>



Trình độ học vấn:

<i> Dưới THCS </i>

<i> THCS </i>

<i> THPT </i>

<i> Trên THPT </i>



<b>Dịch vụ đăng ký đất đai: </b>



1. Gia đình ơng/bà đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền


sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận)


chƣa?




<i> Đã được cấp </i> <i> Chưa được cấp </i>


Nếu Chƣa, xin hãy nêu lý do (có thể chọn nhiều hơn một lựa chọn)?


<i> chưa nộp hồ sơ </i>

<i> chi phí quá đắt </i>

<i> thủ tục phức tạp </i>



<i> đất có tranh chấp </i>

<i> khơng có nhu cầu </i>

<i> không biết thủ tục đăng ký </i>


<i> lý do khác:……… ……… </i>



Nếu Đã đƣợc cấp giấy, loại đất nào gia đình ơng bà đã đƣợc cấp Giấy


chứng nhận?



<i> Đất ở </i> <i> Đất nông nghiệp </i> <i> Đất khác: ……… </i>


2. Ông/bà tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai bằng cách thức nào?



<i> Đến trực tiếp các trụ sở cơ quan nhà nước. </i>



<i> Thông qua dịch vụ công trực tuyến trên mạng internet </i>



<i> Cách thức khác: ……… </i>



Cách thức tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai nào ông/bà thấy thuận tiện nhất?



</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

<i> Không có cách thức nào. </i>



<i> Cách thức khác: ……… </i>



Vì sao ông/bà thấy cách thức tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai này thuận


tiện?




<i> Đã quen với các cách tiếp c n thông thường. </i>



<i> Không sử dụng được Internet để sử dụng các dịch vụ công trực tuyền. </i>


<i> Sử dụng tiện lợi không tốn thời gian. </i>



<i> Chưa biết cách sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. </i>



<i> lý do khác:……… </i>



3. Ông/bà đã phải đến những cơ quan nào dƣới đây khi nộp hồ sơ đăng ký


đất đai (ví dụ: đăng ký cấp Giấy chứng nhận, chuyển đổi, chuyển nhƣợng


đất đai)?



<i> Cán bộ địa chính xã/phường </i> <i> Ủy ban nhân dân xã/phường </i>


<i> Văn phòng một cửa tại cấp huyện </i> <i> Phòng Tài ngun và Mơi trường huyện </i>


<i> Văn phịng ĐKQSDĐ cấp huyện </i> <i> Ủy ban nhân dân cấp huyện </i>


<i> Phịng cơng chứng/TT Hỗ trợ pháp lý </i> <i> Cơ quan thuế địa phương </i>


<i> Kho bạc nhà nước địa phương </i> <i> Phịng Tài chính cấp huyện </i>


<i> Chưa tham gia dịch vụ </i>


4. Ông/bà phải chờ bao lâu để hoàn thành dịch vụ dƣới đây?



<i> Xin cấp Giấy chứng nh n </i> <i>khoảng ……….. ngày </i>



5. Ông/bà đánh giá mức độ hỗ trợ của cơ quan quản lý đất đai ở địa phƣơng


khi thực hiện dịch vụ ĐKĐĐ?



Dịch vụ về:


<b>Các cơ quan/cán bộ địa phƣơng hỗ trợ thế nào? </b>


<i>Không </i> <i>Yếu </i>
<i>kém </i>


<i>Trung </i>


<i>bình </i> <i>Khá </i> <i>Tốt </i>
<i>Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nh n QSDĐ </i>


<i>Chuyển nhượng quyền sử dụng đất </i>
<i>Thế chấp quyền sử dụng đất </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

<b>Tiếp cận thông tin đất đai </b>



6. Loại thông tin nào liên quan đến đất đai/dịch vụ đăng ký đất đai quan


trọng với ông/bà?



Thông tin liên quan


<b>Mức độ quan trọng </b>
<i>Không quan </i>


<i>trọng </i> 1 2 3 4 5



<i>Rất quan </i>
<i>trọng </i>


Thủ tục hành chính <i>Khơng quan </i>
<i>trọng </i>


<i>Rất quan </i>
<i>trọng </i>


Giấy chứng nhận QSDĐ <i>Không quan </i>
<i>trọng </i>


<i>Rất quan </i>
<i>trọng </i>


Bản đồ/sơ đồ địa chính <i>Không quan </i>
<i>trọng </i>


<i>Rất quan </i>
<i>trọng </i>


Quy hoạch sử dụng đất <i>Không quan </i>
<i>trọng </i>


<i>Rất quan </i>
<i>trọng </i>


Thông tin về giá đất <i>Không quan </i>
<i>trọng </i>



<i>Rất quan </i>
<i>trọng </i>


Thế chấp đất đai <i>Không quan </i>


<i>trọng </i>


<i>Rất quan </i>
<i>trọng </i>


Luật và chính sách đất đai <i>Khơng quan </i>
<i>trọng </i>


<i>Rất quan </i>
<i>trọng </i>


7. Mức độ để ông bà tiếp cận thông tin đất đai?



Thông tin đất đai liên quan

<b>Mức độ tiếp cận đƣợc </b>



<i>Khó khăn </i>

1

2

3

4

5

<i>Dễ dàng </i>



Thủ tục hành chính

<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



Các dịch vụ pháp lý

<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



Giấy chứng nhận QSDĐ

<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

8. Ơng bà có thể tiếp cận đến những thơng tin nào dƣới đây?




Hồ sơ, thông tin liên quan đến

<b>Mức độ tiếp cận đƣợc </b>



<i>Khó khăn </i>

1

2

3

4

5

<i>Dễ dàng </i>



Giấy chứng nhận QSDĐ

<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



Bản đồ/sơ đồ địa chính

<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



Quy hoạch sử dụng đất

<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



Thơng tin về giá đất

<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



9. Bằng nguồn thông tin nào ơng bà có thể tiếp cận đƣợc các thơng tin về đất đai?



Nguồn thông tin

<b>Mức độ tiếp cận </b>



<i>Khó khăn </i>

1

2

3

4

5

<i>Dễ dàng </i>


Thủ tục hành chính đƣợc cơng



bố



<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



Qua mạng internet

<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



Qua đài tiếng nói/ vơ tuyến


truyền hình



<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>




Các cuộc họp ở thơn/bản

<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



Tiếp cận với cán bộ nhà nƣớc

<i>Khó khăn </i>

<i>Dễ dàng </i>



10. Ơng bà có gặp phải những khó khăn sau khi tiếp cận thơng tin đất đai hay


khơng?



<i>Khơng có thơng tin </i> <i>Thơng tin thiếu c p nh t </i> <i>Thơng tin khó hiểu </i>


<i>Phải đóng phí </i> <i>u cầu giấy tờ tùy thân </i> <i>Yêu cầu phê duyệt của lãnh đạo </i>


11. Theo ông/bà, những vấn đề nào nên đƣợc thực hiện để tăng cƣờng tiếp cận


thông tin đất đai?



</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<b>Công nghệ thông tin trong quản lý đất đai: </b>



12. Khả năng sử dụng máy tính của gia đình ơng/bà (bất kỳ thành viên nào)?



Chức năng



<b>Khả năng sử dụng </b>



<i>Khơng có khả </i>



<i>năng </i>

1

2

3

4

5

<i>Rất tốt </i>



Soạn thảo văn bản

<i>Khơng có khả </i>

<i><sub>năng </sub></i>

<i>Rất tốt </i>



Tìm kiếm thơng tin trên mạng

<i>Khơng có khả </i>

<i><sub>năng </sub></i>

<i>Rất tốt </i>




Mạng xã hội

<i>Khơng có khả </i>

<i><sub>năng </sub></i>

<i>Rất tốt </i>



13. Ơng bà đã từng sử dụng mạng internet để tìm kiếm thơng tin liên quan đến đất
đai chƣa?


<i> Đã từng </i> <i> Chưa từng </i>


<i>Nếu đã từng, ông bà thực hiện điếu đó ở đâu? </i>


<i> tại nhà </i> <i> tại tiệm café-internet </i> <i> tại điểm bưu điện văn hóa xã </i> <i> nơi khác </i>


<i>Ơng bà thường tìm kiếm thơng tin gì? </i>


<i> thủ tục hành chính về đất đai </i> <i> giá đất </i> <i> quy hoạch sử dụng đất</i>


<i> thuế và phí </i>


<i>Thơng tin ơng bà tìm được trên mạng có bổ ích? </i>


<i> không </i> <i> nghèo nàn </i> <i> tạm đủ </i> <i> đầy đủ </i> <i> rất đầy đủ </i>


14. Ông bà đã thực hiện bất kỳ giao dịch đăng ký đất đai nào quan mạng?


<i> Đã từng </i> <i> chưa từng </i>


Nếu đã từng, dịch vụ nào ông bà đã thực hiện?


<i> Đăng ký cấp giấy chứng nh n (sổ đỏ) </i> <i> Chuyển đổi quyền sử dụng đất </i>


<i> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất </i> <i> Cho thuê/cho thuê lại quyền sử dụng đất </i>



<i> Thừa kết quyền sử dụng đất </i> <i> Thế chấp quyền sử dụng đất </i>


<i> Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất </i> <i> Cho tặng quyền sử dụng đất </i>


<i> Góp vốn bằng quyền sử dụng đất </i> <i> Chia tách thửa </i>


Nếu chƣa, đâu là những lý do chính?


<i> khơng có dịch vụ qua mạng </i> <i> quy trình phức tạp </i> <i> kỹ năng tin học kém </i>


<i> lý do về thanh tốn </i> <i> khơng đủ tin tưởng </i>


<i><b>Xin ơng/bà bỏ vào phong bì kèm theo, dán kín và bỏ vào thùng thư của bưu điện nơi gần nhất. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<b>LÝ LỊCH TRÍCH NGANG </b>
<b>I. Sơ lƣợc lý lịch </b>


<b>Họ và tên : Đặng Thị Thúy Hằng </b> Giới tính: Nữ


Ngày tháng năm sinh: 03/11/1994
Nơi sinh: thành phố Thái Bình


Quê quán: xã Đông Lĩnh, huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình
Dân tộc : Kinh


Chức vụ : Kỹ thuật viên


Đơn vị công tác : Chi nhánh cty TNHH MTV Tài nguyên và môi trƣờng miền Nam
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: SN 46 tổ 25 phƣờng Bồ Xuyên thành phố Thái


Bình


Điện thoại di động: 0386943304 Email:
<b>II. Quá trình đào tạo </b>


<b>1. Đại học </b>


<b>- Hệ đào tạo (Chính quy, tại chức, chuyên tu): Chính quy </b>
Thời gian đào tạo: từ năm 2012 đến năm 2016


<b>- Trƣờng đào tạo: Trƣờng đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội </b>
<b> Ngành học: Quản lý đất đai </b> <b>Bằng tốt nghiệp loại: Khá </b>
<b>2. Thạc sỹ </b>


<b>- Hệ đào tạo: Chính quy </b>


<b> Thời gian đào tạo : từ năm 2017 đến năm 2019 </b>
<b>- Chuyên ngành : Quản lý đất đai </b>


<b>- Tên luận văn “ Đánh giá thực trạng và giải pháp tiếp cận thông tin đất </b>
<b>đai và dịch vụ đăng ký đất đai” </b>


<b>- Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ngô Đức Mậu </b>


<b>3. Trình độ ngoại ngữ (Biết ngoại ng gì, mức độ nào): Tiếng anh – B1 </b>
<b>III. Qúa trình cơng tác chun mơn kể từ khi tốt nghiệp đại học </b>


Thời gian Nơi công tác Cơng việc đảm nhận


<b>IV. Các cơng trình khoa học đã công bố </b>



Tôi xin cam đoan những nội dung viết trên đây là đúng sự thật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

<b>XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƢU CHIỂU </b>


<b>CHỦ NHIỆM KHOA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN </b>
<b>QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH </b>


<b> </b>


</div>

<!--links-->

<a href='o/2014/08/thong-tu-23-2014-ve-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-nha-dat.html'>Thông tƣ 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền </a>
<a href='o/2011/12/toan-van-quyet-inh-703q-tcql-ve-so-tay.html'>11. Quyết định 703/QĐ-TCQLĐĐ về Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện dịch vụ đăng ký và cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất;</a>
<a href='o/2011/11/toan-van-thong-tu-lien-tich-202011ttlt.html'>12. Thông tƣ liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hƣớng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;</a>
<a href='o/2017/01/nghi-inh-012017n-cp-sua-oi-cac-nghi-inh.html'> Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2014/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai </a>

×