Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xúc tiến đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản của tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.93 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN </b>


------



<b>VŨ THỊ THẢO </b>



<b>XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NHẬT BẢN </b>


<b>CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG</b>



<b>CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI </b>



<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Hải Dương là một tỉnh có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngồi nói chung và Nhật Bản nói riêng. Tuy nhiên, kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vẫn được đánh giá là “chưa xứng với tiềm năng”. Một nguyên nhân chính là do cơng tác
xúc tiến đầu tư cịn hạn chế.


Nhật Bản là quốc gia có số vốn đầu tư vào Hải Dương lớn, thường đứng số 1 trong
danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Hải Dương. Nhận thức được tầm quan
trọng của hoạt động XTĐT trong việc tăng cường thu hút FDI đối với đối tác tiềm năng
<i><b>là Nhật Bản nên tôi quyết định chọn đề tài: “Xúc tiến đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản của </b></i>


<i><b>Tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình nhằm đi </b></i>


sâu nghiên cứu, đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản của tỉnh Hải
Dương trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến
đó trong thời gian tới.


Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI – Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư



dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản
xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
xuất kinh doanh này. FDI có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
địa phương, để thu hút mạnh mẽ FDI cần có hoạt động xúc tiến đầu tư. Đó là hoạt động
thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội đầu tư.


Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương như hiện nay thì nguồn vốn
FDI khơng phải tự nhiên tìm đến các địa phương được mà cần phải có sự hỗ trợ đắc lực
của các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FDI.


Trên phương diện marketing, xúc tiến đầu tư là hoạt động marketing trong lĩnh vực
đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư. Sản phẩm tiếp thị ở đây là tất cả những gì thỏa mãn
được các nhà đầu tư.


Trên phạm vi hẹp hơn, hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng hợp
các hoạt động marketing trong lĩnh vực đầu tư nhằm mục đích thu hút khách hàng là các
nhà đầu tư nước ngoài


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

xúc tiến đầu tư giúp cho chủ đầu tư có những thơng tin liên quan đến ý định đầu tư của
họ, giúp họ có được một tầm nhìn bao quát để cân nhắc, lựa chọn; xúc tiến đầu tư là nhân
tố kết nối giữa nhà đầu tư với địa điểm đầu tư; hoạt động xúc tiến đầu tư là một trong
những nhân tố duy trì và mở rộng quy mô vốn FDI tại địa phương; xúc tiến đầu tư là
nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương trong thu hút FDI.


Hoạt động xúc tiến đầu tư là hoạt động marketing trong lĩnh vực thu hút FDI, bởi
vậy nó cần đáp ứng được một số yêu cầu sau: Xúc tiến đầu tư thu hút FDI cần đảm bảo
tính linh hoạt do các yếu tố của môi trường bên trong là bên ngồi ln luôn thay đổi
trong từng giai đoạn và đối với từng loại nhà đầu tư khác nhau; hoạt động xúc tiến đầu tư
thu hút FDI cần mang tính chủ động; xúc tiến đầu tư cần đảm bảo tính liên tục.



Xúc tiến đầu tư bao gồm các nội dung chính: Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư,
xây dựng hình ảnh, xây dựng các mối quan hệ đối tác, lựa chọn mục tiêu và tạo ra cơ hội
đầu tư, hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép.


Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư cần tiến hành các bước: Đánh giá nhu cầu và
tiềm năng đầu tư, hướng tới các ngành và khu vực có nguồn đầu tư, xây dựng chiến lược
xúc tiến đầu tư.


Xây dựng hình ảnh: Để xây dựng hình ảnh cho có hiệu quả thì cần phải tiến hành
các bước: Xác định nhận thức của nhà đầu tư và mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh,


xây dựng các chủ đề marketing, lựa chọn và xây dựng công cụ xúc tiến và tham gia vào
chương trình phối hợp marketing.


Xây dựng các mối quan hệ đối tác: Quan hệ đối tác mang lại lợi ích to lớn và hiệu
quả để giúp cho hoạt động xúc tiến đầu tư có thể thực hiện thành cơng. Có một số loại
quan hệ đối tác phù hợp với 3 chức năng chính đó là: Quan hệ đối tác phát triển sản
phẩm, quan hệ đối tác phục vụ cho hoạt động marketing và quan hệ đối tác trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

và dịch vụ chun nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư,
liên tục vận động các nhà đầu tư mới để luôn ln có được nguồn đầu tư tiềm năng. Tính
hiệu quả của các sáng kiến vận động đầu tư của các cơ quan xúc tiến đầu tư được quyết
định chủ yếu bởi sự phù hợp của môi trường đầu tư, chất lượng của cơ sở dữ liệu cho


quảng bá vận động, tính chuyên nghiệp của việc tiếp cận với các đối tác.


Hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép bao gồm hỗ trợ nhà đầu tư trong
cả chu trình dự án từ giai đoạn lập kế hoạch ban đầu và khảo sát, giai đoạn thành lập các


dự án cho đến giai đoạn phát triển dự án và sau khi cấp giấy phép đầu tư cũng là một
trong những nội dung rất quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư.


Có rất nhiều các cơng cụ xúc tiến đầu tư được các cơ quan xúc tiến đầu tư lựa chọn
để thực hiện tốt hoạt động xúc tiến đầu tư. Tùy thuộc vào đối tượng đầu tư mục tiêu
hướng tới và ngân sách cho hoạt động này mà lựa chọn công cụ xúc tiến đầu tư cho phù


hợp nhất.


Các cơng cụ xúc tiến đầu tư đó là: Xây dựng các công cụ thông tin, xây dựng quan
hệ công chúng, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các phương
tiện truyền thông thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể, tham gia triển lãm đầu tư, tiến hành các
chuyến công tác giới thiệu tiềm năng đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo về cơ hội đầu tư…
Tại Việt Nam, Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan cấp cao nhất quản lý hoạt động xúc
tiến đầu tư trong đó cục đầu tư nước ngồi là đơn vị triển khai trực tiếp hoạt động xúc
tiến đầu tư với ba trung tâm: Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc, trung tâm xúc tiến đầu
tư Miền Trung và trung tâm xúc tiến đầu tư miền Nam. Tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh có
trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh.


Ở các địa phương, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh là đơn vị quản lý hoạt động xúc tiến
đầu tư tại tỉnh. Hoạt động của trung tâm xúc tiến đầu tư có thể trực thuộc sở hoặc trung
tâm xúc tiến đầu tư tỉnh độc lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

được trên bản đồ đầu tư thế giới như một nền kinh tế mới nổi với môi trường đầu tư đang
ngày được cải thiện rõ rệt. Các nhà đầu tư thấy được lợi ích to lớn khi đầu tư vào Việt
Nam. Tuy vậy, vẫn cịn nhiều khó khăn và trở ngại trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư nước
ngoài triển khai dự án hiệu quả. Điển hình là 8 “nút thắt” đối với tăng trưởng FDI tại Việt
Nam trong đó hoạt động xúc tiến đầu tư là một trong những nút thắt cần được tháo gỡ.
Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp,
chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu


thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân chính là do ta chưa có một chiến lược tổng
thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, trình
độ cán bộ làm cơng tác xúc tiến đầu tư cịn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt
động; công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương
trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định
rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này.


Các tỉnh thành công như Hà Nội, Bắc Ninh đã có những kinh nghiệm quý báu rút ra
cho tỉnh Hải Dương cần học hỏi trong nội dung và lựa chọn các công cụ xúc tiến đầu tư
như sau: Cần xây dựng được hình ảnh Hải Dương là điểm đến lý tưởng hấp dẫn thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài; phát huy được hiệu quả của hệ thống thông tin thông qua
website, quan hệ công chúng, qua truyền hình, đài, báo…; xây dựng các mối quan hệ đối
tác hiệu quả; tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, gặp gỡ, giao
thương, nghiên cứu, khảo sát thị trường trong và ngoài nước; tăng cường đối thoại với
các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các nhà đầu tư tiềm năng để từ đó nâng cao
được chất lượng dịch vụ đầu tư, kịp thời hỗ trợ cho các nhà đầu tư trước, trong và sau quá
trình đầu tư; cần tích cực trong việc cải thiện mơi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính, triển khai thực hiện nhiều cơ chế, biện pháp khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ…


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hoạt động này được tiến hành qua nhiều kênh khác nhau từ chính quyền địa phương tới
các doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đã
thực hiện qua các hoạt động xúc tiến đầu tư sau: Xây dựng lĩnh vực khuyến khích đầu tư
và các dự án kêu gọi đầu tư, xây dựng hệ thống các chính sách về đầu tư và ưu đãi đầu tư,
xây dựng các mối quan hệ đối tác, hỗ trợ các dịch vụ hỗ trợ sau giấy phép.


Các công cụ xúc tiến đầu tư đã sử dụng tại tỉnh Hải Dương: Tổ chức các hội nghị,
hội thảo về xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản, xây dựng các
công cụ thông tin hướng đến các nhà đầu tư Nhật Bản, tham gia các cuộc hội thảo, hội
chợ triển lãm đầu tư ở trong nước và tại Nhật Bản, tổ chức đoàn vận động xúc tiến đầu tư


đến đất nước Nhật Bản, xây dựng quan hệ công chúng.


Nhật Bản ln là nhà đầu tư giữ vị trí hàng đầu trong tổng vốn FDI vào Hải Dương
trong những năm qua. Từ một dự án của Nhật Bản đầu tư năm 1995 (Công ty TNHH
EBARA Việt Nam, chuyên sản xuất máy bơm nước), đến nay tỉnh ta đã thu hút 49 dự án
đầu tư từ Nhật Bản với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 890 triệu USD, giải quyết việc làm cho
trên 3,2 vạn lao động. Nhật Bản dẫn đầu khối FDI tại Hải Dương cả về số lượng dự án,
tổng mức đầu tư và công nghệ. Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn được đánh giá hoạt
động sản xuất, kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Điều đó cho thấy các hoạt động của
các nhân tố thúc đẩy thu hút FDI tại Hải Dương đã có hiệu quả và được cải thiện đáng kể
trong những năm gần đây. Các nhân tố đó bao gồm: các chính sách, môi trường đầu tư,
lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật…Đặc biệt hoạt động đưa các hình ảnh của tỉnh đến với
các nhà đầu tư Nhật Bản thơng qua hoạt động xúc tiến đầu tư.


Tình hình thu hút FDI từ Nhật Bản của tỉnh Hải Dương tập trung chủ yếu vào ngành
công nghiệp. Nông nghiệp và dịch vụ số dự án cịn ít và vốn đầu tư chưa cao. Đây cũng
là tình hình chung của cả nước và là xu thế của các nhà đầu tư nước ngồi hiện nay.


Trong tình hình lượng vốn đầu tư của cả nước và các tỉnh thành đang đà phát triển
mạnh mẽ như hiện nay thì Hải Dương càng cần nỗ lực phấn đấu không ngừng để theo kịp
sự phát triển của cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

hiện theo quy định của nhà nước trong luật đầu tư nước ngoài mà chưa chủ động ban
hành những chính sách ưu đãi để tạo thuận lợi cho thu hút FDI. Thực tế đã cho thấy luật
đầu tư nước ngoài chỉ là khung pháp lý cơ bản cho hoạt động thu hút FDI mà cần phải


dựa vào đó các tỉnh cụ thể hóa thành chính sách và cơ chế quản lý riêng cho phù hợp với
tỉnh mình. Vì lý do này mà tốc độ tăng trưởng trong thu hút FDI của tỉnh trong thời kỳ
đầu bị hạn chế.



Nhận thấy tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương trong việc thu hút
FDI, tỉnh Hải Dương đã có những chuyển biến tích cực trong ban hành chính sách linh
hoạt, uyển chuyển hơn nhằm thu hút FDI. UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành ra các văn
bản hướng dẫn, chỉ đạo việc cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài
trên địa bàn tỉnh. Để khuyến khích đầu tư hơn nữa, tỉnh đã cho phép các dự án đầu tư
nước ngoài được hưởng các chính sách ưu đãi tối đa theo quy định của chính phủ.


Tỉnh đã cho miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận
chuyển, vật tư tạo tài sản cố định, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và được hưởng ưu
đãi về thuê đất…đã tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút FDI của các
quốc gia và Nhật Bản vào tỉnh.


Tỉnh Hải Dương đã gặp những rất nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác xúc
tiến đầu tư từ Nhật Bản của tỉnh Hải Dương. Những khó khăn đó là: Các sự kiện xúc tiến
đầu tư chưa thực sự phát huy được tác dụng lớn, các công cụ thông tin chưa đa dạng dẫn
đến việc tiếp cận thông tin khó khăn, hoạt động xúc tiến đầu tư thiếu chiến lược hiệu quả


trong việc xác định đối tác và thị trường quan trọng, phương pháp tiếp cận nhà đầu tư
Nhật Bản chưa cụ thể, quan hệ công chúng chưa thực sự hiệu quả.


Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trên:


Thứ nhất, tỉnh Hải Dương chưa làm tốt công tác quảng bá cho tỉnh nhằm thu hút,
hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi nói chung và Nhật Bản nói riêng


Thứ hai, tỉnh chưa xây dựng được một chiến lược xúc tiến đầu tư hiệu quả. Các nội
dung và công cụ xúc tiến đầu tư chưa được gắn kết chặt chẽ với nhau nên chưa mang tính
chuyên nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Thứ tư, công tác giám sát và đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng


nhiều


Thứ năm, việc nâng cấp dịch vụ và hỗ trợ các nhà đầu tư sau giấy phép chưa được
lãnh đạo tỉnh chú trọng


Thứ sáu, các công cụ thơng tin trong xúc tiến đầu tư chưa hồn thiện và chưa được
sử dụng một cách có hiệu quả dẫn đến việc tiếp cận nguồn thông tin của các nhà đầu tư
nước ngồi cịn gặp nhiều khó khăn.


Để khắc phục những hạn chế đó nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp


từ Nhật Bản của tỉnh Hải Dương thì tỉnh cần tiến hành đồng bộ các giải pháp bắt đầu từ
việc xây dựng hình ảnh Hải Dương là điểm đến của các nhà đầu tư, xây dựng chiến lược
xúc tiến đầu tư trong dài hạn và kế hoạch hành động trong ngắn hạn, xây dựng mối quan
hệ đối tác hiệu quả, sử dụng có hiệu quả các cơng cụ xúc tiến đầu tư, tăng cường đầu tư
các nguồn lực tài chính và con người cho hoạt động xúc tiến đầu tư, nâng cấp dịch vụ và
hỗ trợ nhà đầu tư có hiệu quả.


Với những thế mạnh sẵn có và thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư
trực tiếp từ Nhật Bản trong tương lai vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản của tỉnh Hải
Dương sẽ tăng mạnh mẽ góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động,
đóng góp vào ngân sách địa phương, phát triển nền kinh tế Hải Dương theo kịp đà phát


</div>

<!--links-->

×