Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đa dạng hóa kinh doanh và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 93 trang )

I HỌ

U

GI TH

TRƢỜ G

H H

H

H

I H

I HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRỊNH KIM NGÂN

D
CỦ

G HÓ KI H DO
Á DO

H GHIỆ

H V HIỆU QUẢ T I H



YẾT TRÊ SỞ GIAO

DỊCH CHỨ G KHOÁ T .H

UẬ V

TP. H

TH

H

H

S KI H TẾ

I H – ăm 2018


I HỌ

U

GI TH

TRƢỜ G

H H

H


H

I H

I HỌC KINH TẾ - LUẬT

TRỊNH KIM NGÂN

D
CỦ

G HÓ KI H DO
Á DO

H GHIỆ

H V HIỆU QUẢ T I H


H

YẾT TRÊ SỞ GIAO

DỊCH CHỨ G KHỐ T .H

Chun ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số chun ngành: 60.34.02.01

UẬ V


TH

S KI H TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ANH PHONG

TP. H

H

I H – ăm 2018


LỜI

O

Tơi xin cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất cứ cơng trình nào.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đƣợc
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.

TÁC GIẢ

Trịnh Kim gân


DANH MỤ


Á

HỮ VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Giải nghĩa

1

AMKRET

Average market return

2

CIEM

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng

3

DT

Diversification total - đa dạng hóa

4


FEM

Fixed Effects Model- Mơ hình ảnh hƣởng cố định

GICS

Global Industry Classification Standards – Chuẩn
phân ngành toàn cầu.

5

GLS

Generaliszed Least Squares- Phƣơng pháp ƣớc
lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát.

6

HOSE

Ho Chi Minh Stock Exchange-Sở Giao dịch Chứng
khốn Thành phố Hồ Chí Minh

7

ISIC

International Standard Industrial ClassificationPhân loại ngành công nghiệp theo chuẩn quốc tế.


8

MBV

Market Based view- Lý thuyết dựa trên thị trƣờng

9

OLS

Ordinary Least Squares- Phƣơng pháp ƣớc lƣợng
bình phƣơng nhỏ nhất.

10

RBT

Resource base theory- Lý thuyết về nguồn lực

11

REM

Random Effects Model- Mơ hình ảnh hƣởng ngẫu
nhiên

12

ROA


Return on Assets- tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

13

ROE

Return on Equity- tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu

14

ROC

Return on Capital- Lợi nhuận trên vốn

15

SIC

Standard Industrial Classification- Hệ thống phân
ngành tiêu chuẩn công nghiệp.


16

VSIC

Vietnam Standard Industrial Classification - Hệ
thống ngành kinh tế Việt Nam.



DANH MỤ

Á BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Phân loại SR theo Panday và Rao (1998)
Bảng 1.2 Kết quả thực nghiệm tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính
doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế
Bảng 2.1 Các phƣơng pháp đo lƣờng đa dạng hóa.
Bảng 2.2: So sánh tƣơng quan về GICS và VSIC 2007
Bảng 2.3 Tóm tắt các biến trong nghiên cứu
Bảng 3.1 Thực trạng đa dạng hóa ở Việt Nam
Bảng 3.2: Mô tả thống kê các biến
Bảng 3.3: Ma trận tƣơng quan các biến độc lập trong mơ hình
Bảng 3.4: Kiểm tra tính đa cộng tuyến của các biến nghiên cứu.
Bảng 3.5 Kiểm tra phƣơng sai thay đổi của ROA
Bảng 3.6 Kiểm tra phƣơng sai thay đổi của ROE
Bảng 3.7: tác động của đa dạng hóa đến ROA và ROE

DANH MỤ

Á HÌ H

Hình 3.1: Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực giai đoạn 20122016.


MỤC LỤC
LỜI
O
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌ H VẼ

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
1.2 Tổng quan các nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính
doanh nghiệp. ..........................................................................................................3
1.2.1 Các nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính doanh
nghiệp ở các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi ...............................3
1.2.2 Các nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính doanh
nghiệp tại Việt Nam .............................................................................................7
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................12
1.4 Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................13
1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................13
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................13
1.7 Ý nghĩa luận văn..............................................................................................17
1.8 Bố cục của nghiên cứu ....................................................................................18
CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................19
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐA DẠNG HĨA VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP .....................................................................................................19
2.1 Cơ sở lý luận về đa dạng hóa. .........................................................................19
2.1.1 Khái niệm về đa dạng hóa.........................................................................19
2.1.2 Cơ sở lý thuyết của đa dạng hóa. ..............................................................22
2.1.2.1 Lý thuyết về nguồn lực RBT (Resource base theory) ...........................22
2.1.2.2 Lý thuyết dựa trên thị trƣờng – Market Based view (MBV). ................24
2.1.2.3 Lý thuyết lợi thế kinh tế về quy mô. ......................................................24
2.1.2.4 Lý thuyết ngƣời đại diện ........................................................................25
2.2 Phƣơng pháp đo lƣờng đa dạng hóa ................................................................25


2.2.1 Phƣơng pháp đo lƣờng đa dạng hóa bằng chỉ số Herfindahl (Herfindahl

index) .................................................................................................................26
2.2.2 Phƣơng pháp đo lƣờng đa dạng hóa bằng chỉ số Entropy ........................26
2.3 Phƣơng pháp phân loại theo SIC .....................................................................30
2.4 Hiệu quả tài chính doanh nghiệp: ....................................................................32
2.5 Đa dạng hóa và hiệu quả tài chính doanh nghiệp ............................................34
2.5.1 Ảnh hƣởng của loại hình đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính. .................34
2.5.2 Ảnh hƣởng của mức độ đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính ....................36
2.6 Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................37
2.6.1 Các biến phụ thuộc của mơ hình hồi quy: ................................................37
2.6.2 Biến độc lập và kỳ vọng dấu của các biến trong mơ hình nghiên cứu .....38
2.7 Dữ liệu nghiên cứu: .........................................................................................43
Kết luận chƣơng 2: ....................................................................................................44
Chƣơng 3 : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN TP.HCM .....................................................................................45
3.1 Thực trạng đa dạng hóa kinh doanh và hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ...................................45
3.2 Tác động của đa dạng hóa kinh doanh đến hiệu quả tài chính ........................47
3.2.1 Đặc điểm đa dạng hóa các doanh nghiệp giai đoạn 2012-2016 ...............47
3.2.2 Thống kê mô tả các biến giải thích và hiệu quả hoạt tài chính doanh
nghiệp. ................................................................................................................48
3.2.3 Phân tích hồi quy ......................................................................................50
Kết luận chƣơng 3: ....................................................................................................58
Chƣơng 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐA
DẠNG HÓA TẠI VIÊT NAM .................................................................................59
4.1 Kết luận từ kết quả nghiên cứu .......................................................................59
4.2 Kiến nghị cho các doanh nghiệp đa dạng hóa tại Việt Nam ...........................59
4.3 Hạn chế đề tài ..................................................................................................61
4.4 Những gợi ý và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................62



1

HƢƠ G 1: TỔ G

U

GHIÊ

ỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, các quyết định và hoạt động mà
doanh nghiệp thực hiện luôn cân nhắc đến việc làm thế nào để sử dụng tốt nhất các
nguồn lực đồng thời đáp ứng những thách thức của mơi trƣờng kinh doanh. Đa dạng
hóa là một trong những quyết định chiến lƣợc quan trọng nhất mà doanh nghiệp có
thể thực hiện.
Trên thế giới, đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tác động của
đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp.Theo Nghiên cứu Enrico
Santarelli và Trần Thu Hiền (2013) đã nghiên cứu thực nghiệm trên một mẫu gồm
các công ty tƣ nhân tại tỉnh Bình Dƣơng, một trong những tỉnh có chỉ số cạnh tranh
lớn nhất Việt Nam trong cơng trình “Đa dạng hóa và hiệu quả doanh nghiệp:
Phƣơng pháp tiếp cận lựa chọn mẫu”. Nghiên cứu này có thể xem là tiên phong
trong việc điều tra đa dạng hóa cơng ty trong một quốc gia đang phát triển. Kết quả
nghiên cứu đƣợc rút ra là đa dạng hóa sản phẩm cải thiện lợi nhuận của các công ty
lên đến một điểm, sau đó đa dạng hóa tiếp tục tăng dẫn đến hiệu quả giảm. Có một
số hạn chế trong nghiên cứu này đó là các tác giả chỉ lựa chọn các cơng ty tƣ nhân
tại Bình Dƣơng trong mẫu, do đó hạn chế khả năng khái quát mối quan hệ giữa đa
dạng hóa và hiệu quả tài chính cho các doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Berger và Ofeck (1995) về đa dạng hóa và hiệu quả tài chính
của các doanh nghiệp Mỹ. Cho thấy giá trị và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
đa ngành bị giảm đi 13-15% so với doanh nghiệp đơn ngành.
Nghiên cứu của Stephen Tallman và Jiatao Li (1996) về mối quan hệ giữa đa
dạng hóa và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Mỹ và cho thấy hiệu quả doanh
nghiệp đa ngành tăng lên so với các doanh nghiệp đơn ngành.
Nghiên cứu của Hao Shen, Dong Wang và Zhongfeng Su (2011) về mối
quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc. Cho


2

thấy đa dạng hóa có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp ở Trung
Quốc.
Nhiều nghiên cứu về đa dạng hóa kinh doanh đã đƣợc thực hiện trong vịng
ba thập kỷ qua, khơng chỉ trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp mà cịn từ góc độ
quản trị chiến lƣợc. Kết quả nghiên cứu cho đến nay đã không đạt đƣợc sự đồng
thuận về các ảnh hƣởng của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Các lý thuyết khác nhau giải thích hiện tƣợng đa dạng từ những quan điểm khác
nhau với giả định khác nhau. Các nghiên cứu lý thuyết nhìn chung đều thống nhất
rằng đa dạng hóa kinh doanh có mối quan hệ đến hoạt động kinh tế.
Các doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh đến một giai đoạn phát triển
thƣờng bị thu hút vào các hoạt động đa dạng hóa theo các xu hƣớng trong môi
trƣờng kinh doanh ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp vẫn duy trì
ổn định và hiệu quả. Hoạt động kinh doanh ngoài ngành vẫn đem lại lợi nhuận và
đạt đƣợc mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp thơng
qua đa dạng hóa trong thời gian qua đã gặp thất bại trong việc cải thiện hiệu quả
hoạt động. Nhiều doanh nghiệp đã phải thực hiện tái cấu trúc và quay trở lại với
ngành nghề kinh doanh truyền thống, nhằm phát huy giá trị cốt lõi của mình. Câu
hỏi đƣợc đặt ra là trong môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp

nên đa dạng hóa hay tập trung vào chun mơn hóa? Đa dạng hóa liên quan hay
khơng liên quan sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn? Đa dạng hóa cao sẽ tốt hay đa
dạng hóa ít sẽ tốt? Vì vậy, một nghiên cứu mới về chủ đề này là cần thiết để làm rõ
về mặt lý thuyết một doanh nghiệp đa dạng hóa liệu có hiệu quả hơn một doanh
nghiệp tập trung vào chuyên môn hóa? Trong điều kiện nào thì đa dạng hóa tác
động tích cực, trong điều kiện nào thì đa dạng hóa có tác động tiêu cực hoặc có thể
khơng có tác động tới hiệu quả doanh nghiệp. Hơn nữa, về mặt thực tiễn, mặc dù
những lợi ích đƣợc kỳ vọng từ hoạt động đa dạng hóa nhƣ sự phân tán rủi ro và chi
phí, lợi thế quy mơ trong việc tận dụng các nguồn lực, song việc tổ chức, quản lý và
đầu tƣ xuất hiện trong các công ty đa dạng hóa là thách thức rất lớn đối với một
quốc gia nhƣ Việt Nam.


3

Chính vì những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Đa dạng hóa kinh doanh và
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM “.
1.2 Tổng quan các nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả tài
chính doanh nghiệp.
1.2.1 Các nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính
doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi
Nghiên cứu của Pandya và Rao (1998): đã nghiên cứu dữ liệu trên các công
ty Mỹ từ 1981-1990. Nghiên cứu đã dựa trên thang đo (SR) của Rumet (1986) để
phân loại công ty thành 3 nhóm đa dạng hóa. Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp
phân tích phƣơng sai (ANOVA) để kiểm nghiệm các giả thuyết về sự tác động của
việc đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động trên ba phân nhóm cơng ty: doanh nghiệp
đơn nhất (Undiversified), doanh nghiệp đa dạng hóa trung bình (Moderately
diversified) và doanh nghiệp đa dạng hóa ở mức cao (highly diversified).
Bảng 1.1 Phân loại SR theo Panday và Rao (1998).

SR của Rumelt
Doanh

đơn

nghiệp

nhất SR>= 0.95

SR của nghiên cứu này
SR>= 0.95

(Undiversified)
Doanh nghiệp đa dạng hóa 0.95 < SR <= 0.7
trung

bình

0.95 < SR <= 0.5

(Moderately

diversified)
DN đa dạng hóa ở mức cao ( SR< 0.7

SR < 0.5

Highly diversified)
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của các cơng ty có đa dạng
hóa tốt hơn các cơng ty khơng đa dạng. Đặc biệt các cơng ty có mức độ đa dạng hóa

vừa phải có hiệu quả hoạt động tốt nhất.
- Nghiên cứu của P.G Berger và E.Ofek (1995): Berger và Ofek đã tiến hành
phân loại doanh nghiệp theo hai nhóm đơn ngành (Single- segment firms) và đa


4

ngành (multi- segment firms). Dữ liệu nghiên cứu là các công ty của Mỹ trong giai
đoạn 1986-1991.
Kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng: tồn tại một tổn thất lớn do việc đầu tƣ
quá mức và chuyển vốn chồng chéo đối với các doanh nghiệp đa ngành. Đa dạng
hóa tác động có thể làm giảm giá trị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp với nhiều
phân ngành đa dạng có lợi nhuận hoạt động thấp hơn các doanh nghiệp đơn ngành.
Sự tổn thất xãy ra do phải „ trợ cấp‟ cho các phân ngành yếu kém trong các doanh
nghiệp đa ngành, mặc dù đa dạng hóa làm tăng lá chắn thuế nhƣng mức tiết kiệm
đƣợc từ thuế quá nhỏ để bù đắp lại sự tổn thất do đa dạng hóa gây ra.
- Nghiên cứu của Ade Oyedijo (2012): nghiên cứu xem xét ảnh hƣởng của
chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và tăng
trƣởng. Mẫu nghiên cứu gồm 48 công ty ở Nigeria.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa liên quan có tác động đáng kể đến
hiệu quả tài chính, trong khi đa dạng hóa khơng liên quan có tác động tiêu cực
nhƣng không đáng kể đến hiệu quả. Nghiên cứu Scheffe‟s khẳng định rằng các công
ty sử dụng một trong hai chiến lƣợc đa dạng hóa liên và khơng liên quan thì sẽ tốt
hơn việc cơng ty sử dụng kết hợp cả hai chiến lƣợc đa dạng hóa (gồm cả liên quan
và không liên quan). Nghiên cứu cũng kết luận rằng hiệu quả tài chính của các cơng
ty ở Nigeria bị ảnh hƣởng đáng kể bởi sử dụng phƣơng thức đa dạng hóa và khuyến
cáo các cơng ty Nigeria đang tìm kiếm một sự tăng trƣởng nhanh chóng bền vững
và hiệu quả cao nên theo đuổi một chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm liên quan hoặc
chiến lƣợc chun mơn hóa chứ không nên áp dụng cả hai.
- Nghiên cứu của Jasper van den Berg (2016), nghiên cứu xem xét tác động

của đa dạng hóa đến hiệu quả của các doanh nghiệp ở Ấn Độ. Mẫu nghiên cứu là
các công ty niêm yết tại Ấn Độ trong thời gian 2006-2012. Nguyên cứu nhận thấy
rằng các cơng ty đa dạng hóa có mức độ hiệu quả cao hơn so với các công ty không
đa dạng.
- Nghiên cứu của Palepu (1985), nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa đa
dạng hóa và hiệu quả doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu gồm 30 công ty thực phẩm,


5

trong giai đoạn 1973-1979. Nghiên cứu nhận thấy rằng đa dạng hóa liên quan sẽ
kiếm đƣợc lợi nhuận cao hơn đa dạng hóa khơng liên quan.
- Nghiên cứu của Varadarajan và Ramanujam (1987), nghiên cứu xem xét
mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả tài chính. Mẫu nghiên cứu gồm 225 công
ty ở Hoa Kỳ, trong giai đoạn 1980-1984. Nghiên cứu nhận thấy rằng, đa dạng hóa
liên quan sẽ có lợi nhuận cao hơn nhiều đa dạng hóa không liên quan.
- Nghiên cứu của W.Su và Eric Tsang (2015): nghiên cứu xem xét mối quan
hệ giữa đa dạng hóa sản phẩm với hiệu quả tài chính và vai trò của bên thứ ba
(trong nghiên cứu này gồm các tổ chức tôn giao, tổ chức phi lợi nhuận. Một mặt,
các tổ chức này có thể giúp cơng ty duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng tiềm
năng, nhân viên và nhà đầu tƣ. Mặc khác, họ cũng có thể tạo ra môi trƣờng thù địch
làm phức tạp các hoạt động kinh doanh làm ảnh hƣởng đến hình ảnh của doanh
nghiệp). Mẫu nghiên cứu gồm 500 công ty Fortune Hoa Kỳ, trong giai đoạn từ
1996-2003. Nghiên cứu cho thấy rằng các bên liên quan thứ 3 có vai trị điều tiết
tích cực trong mối quan hệ giữa đa dạng hóa sản phẩm và hiệu quả tài chính. Hiệu
quả điều tiết này mạnh mẽ hơn trong trƣờng hợp đa dạng hóa khơng liên quan hơn
trong đa dạng hóa liên quan.
- Nghiên cứu của Stephen Tallman và Jiatao Li (1996): nghiên cứu này xem
xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu là 192 các công ty đa quốc gia Mỹ

(MNEs) từ 1982-1987.
Nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ bậc hai giữa đa dạng hóa sản phẩm và
hiệu quả các cơng ty đa quốc gia trên tất cả các mơ hình. Hiệu quả MNE (Công ty
đa quốc gia Mỹ) tăng lên khi các chỉ số đa dạng tăng lên nhƣng đến thời điểm nào
đó nó bắt đầu giảm khi đa dạng hóa hơn nữa.
Nghiên cứu của Delios và Beamish: nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa đa
dạng hóa phạm vi, đa dạng hóa sản phẩm tác động đến hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp Nhật Bản. Mẫu nghiên cứu là 399 doanh nghiệp trong giai đoạn 19911995.


6

Nghiên cứu chỉ ra rằng đa dạng hóa sản phẩm không tác động đến hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa dạng hóa phạm vi đã tác động tích cực đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu này cho thấy mở rộng sang các
thị trƣờng quốc tế mới là một chiến lƣợc hiệu quả nhầm nâng cao hiệu quả cho các
công ty Nhật Bản.
Nghiên cứu của Hao Shen, Dong Wang và Zhongfeng Su (2011): nghiên cứu
xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa quốc tế đến hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp. Và sự tƣơng tác của đa dạng hóa sản phẩm và đa
dạng hóa quốc tế đến hiệu quả các doanh nghiệp Trung Quốc. Mẫu nghiên cứu là
hơn 200 doanh nghiệp Trung Quốc từ năm 2007. Tác giả giới hạn nghiên cứu trong
2 ngành công nghiệp là điện tử và dƣợc phẩm. Đa dạng hóa đƣợc đo bằng cách tiếp
cận chỉ số Herfindahl. Nhƣ vậy, chỉ số Herfindahl đƣợc sử dụng để tính đa dạng hóa
sản phẩm và đa dạng hóa địa lý trong nghiên cứu này. ROE đƣợc sử dụng để đo
lƣờng hiệu quả công ty (Palepu, 1985, Ramaswamy và cộng sự, 2004). Quy mô
công ty và tuổi cơng ty đều có tác động quan trọng đến hiệu quả cơng ty. Do đó,
chúng đƣợc xem nhƣ là biến điều khiển. Ngồi ra, biến ngành đƣợc kiểm sốt nhƣ
biến giả (dummy) (ngành công nghiệp điện tử = 0 và ngành dƣợc phẩm = 1).
Nghiên cứu này chỉ ra sự tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính

của các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa sản phẩm có
mối quan hệ hình chữ U ngƣợc với hiệu quả của công ty, và đa dạng hóa địa lý hình
chữ U. Ngồi ra, sự tƣơng tác giữa đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa địa lý có
ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả công ty. Những phát hiện trong nghiên cứu này
không chỉ làm phong phú thêm kiến thức về giá trị đa dạng hóa trong nên kinh tế
Trung Quốc mà cịn hƣớng dẫn các nhà quản lý công ty Trung Quốc về cách lựa
chọn và sử dụng chiến lƣợc đa dạng hóa phù hợp với đặc điểm của cơng ty để cạnh
tranh trên thị trƣờng và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty mình.
Nghiên cứu của A Sajid, SH Hashmi và M Tahir (2016): nghiên cứu xem xét
mối quan hệ giữa đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa địa lý tác động đến hiệu
quả của doanh nghiệp ở các nƣớc đang phát triển. Mẫu nghiên cứu gồm 141 các


7

cơng ty phi tài chính từ năm 2003-2013 trên thị trƣờng chứng khốn Pakistan. Đa
dạng hóa đƣợc đo bằng cách tiếp cận chỉ số Herfindahl. Nhƣ vậy, chỉ số Herfindahl
đƣợc sử dụng để tính đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa địa lý trong nghiên cứu
này. Trong đó, ROA đƣợc sử dụng để đo lƣờng hiệu quả công ty. Quy mơ cơng ty
và tuổi cơng ty, địn bẩy, sự tăng trƣởng đều có tác động quan trọng đến hiệu quả
công ty.
Kết quả nghiên cứu cho ta thấy: đa dạng hóa sản phẩm có mối quan hệ hình
chữ U ngƣợc với hiệu quả của công ty. Nghiên cứu kết luận rằng sự gia tăng đa
dạng hóa sản phẩm đã cải thiện hiệu suất công ty đến một điểm nhất định sau đó bất
kỳ sự gia tăng về đa dạng hóa sản phẩm sẽ làm hiệu suất của cơng ty giảm đi. Và,
đa dạng hóa địa lý có mối quan hệ hình chữ U ngƣợc với hiệu quả của cơng ty. Hiệu
quả công ty đƣợc cải thiện với sự gia tăng đa dạng hóa địa lý cho đến một điểm nhất
định, sau đó bất kỳ sự tăng thêm về đa dạng hóa địa lý sẽ làm cho hiệu quả cơng ty
giảm xuống.
1.2.2 Các nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính

doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nghiên cứu Enrico Santarelli và Trần Thu Hiền (2013) đã nghiên cứu thực
nghiệm trên một mẫu gồm các công ty tƣ nhân tại tỉnh Bình Dƣơng, một trong
những tỉnh có chỉ số cạnh tranh lớn nhất Việt Nam trong công trình “ Đa dạng hóa
và hiệu quả doanh nghiệp : Phƣơng pháp tiếp cận lựa chọn mẫu”. Nghiên cứu này
có thể xem là tiên phong trong việc điều tra đa dạng hóa cơng ty trong một quốc gia
đang phát triển trong ba giai đoạn tƣơng quan với nhau và liên tiếp: quyết định, mức
độ và kết quả đa dạng hóa. Kết quả nghiên cứu đƣợc rút ra là : (i) các yếu tố kích
thích các cơng ty thực hiện quyết định đa dạng hóa khơng nhất thiết ảnh hƣởng đến
mức độ đa dạng hóa của họ trong phạm vi cùng một dấu hiệu và độ lớn, (ii) các
doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao hơn có nhiều khả năng đa dạng hóa và đa dạng hóa với
mức độ mạnh hơn, (iii) các cơng ty xuất khẩu có nhiều cơ hội để nhận ra các hoạt
động đa dạng hóa, nhƣng khơng nhất thiết phải đa dạng hóa ở mức độ mạnh hơn
doanh nghiệp khơng xuất khẩu, (iv) đa dạng hóa có mối quan hệ phi tuyến tính với


8

lợi nhuận cấp cơng ty: đa dạng hóa sản phẩm cải thiện lợi nhuận của các công ty lên
đến một điểm, sau đó đa dạng hóa tiếp tục tăng dẫn đến hiệu quả giảm, (v) các
doanh nghiệp đƣợc đào tạo có kinh nghiệp cao hơn có nhiều khả năng đa dạng hóa,
tạo ra hiệu quả cao hơn cho các cơng ty của họ, (vi) lợi nhuận của ngành thấp kích
thích đáng kể các cơng ty đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh khác, nhƣng khơng có
bất kỳ ảnh hƣởng đến hiệu quả tổng thể (Santarelli & Trần, 2015).
Có một số hạn chế trong nghiên cứu này đó là các tác giả chỉ lựa chọn các
cơng ty tƣ nhân tại Bình Dƣơng trong mẫu, do đó hạn chế khả năng khái quát mối
quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả tài chính cho các doanh nghiệp.
- Trong nghiên cứu của Trần Thị Nguyệt và Trần Trung Vỹ (2009) – “Thực
trạng kinh doanh đa ngành của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nƣớc ở
Việt Nam hiện nay và vấn đề quản lý nhà nƣớc“, Tập đoàn kinh tế và các Tổng

cơng ty Nhà nƣớc là mơ hình doanh nghiệp thể hiện sức mạnh kinh tế của một đất
nƣớc. Theo các số liệu thống kê của Bộ Tài chính Việt Nam đến hết năm 2008, vốn
đi vay của 70 tập đồn kinh tế và tổng cơng ty Nhà nƣớc đã là hơn 448 ngàn tỷ
VND, gấp 4 lần số vốn chủ sở hữu. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nƣớc đã
thành lập rất nhiều các công ty thành viên để cùng đầu tƣ hoặc liên doanh liên kết
đầu tƣ vào các dự án ngoài lĩnh vực chun mơn cốt lõi của mình. Khi mà các tập
đồn kinh tế và tổng cơng ty Nhà nƣớc hiện đang nắm giữ hẳn một ngành công
nghiệp then chốt mà lại đầu tƣ vào thị trƣờng tài chính, chứng khốn, ngân hàng,
bất động sản... nghĩa là họ đã lôi kéo sự chú ý của xã hội vào khu vực kinh tế này.
Sự lạm phát, khan hiếm hàng hoá, sự tăng giá... là kết quả tất yếu của việc không
đầu tƣ tồn diện, thích đáng, khơng chú ý đúng mức cho sự phát triển vào khu vực
cơng nghiệp mà chính các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty Nhà nƣớc này đang nắm
giữ. Trong những năm gần đây, việc mở rộng kinh doanh, đầu tƣ dàn trải, không tập
trung vào lĩnh vực gần gũi với ngành, lĩnh vực kinh doanh then chốt đã tạo một áp
lực mới, một sức nặng mới cho nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc. Thủ tƣớng Chính phủ
đã giao cho Bộ Tài chính có một đầu mối để theo dõi, giám sát các hoạt động đầu tƣ


9

của các tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty Nhà nƣớc vào các lĩnh vực tài chính,
chứng khốn, ngân hàng.
- Trong nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng (CIEM,
2014) “ Đặc điểm môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam “ – kết quả điều tra các
doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2013 đã cung cấp số liệu về đa dạng hóa và phát triển
sản phẩm mới (đổi mới). Đa dạng hóa sản phẩm đƣợc kỳ vọng sẽ giúp doanh
nghiệp chịu tổn thƣơng nhỏ hơn trƣớc các cú sốc, do đó có thể tăng khả năng sống
sót của mình. Tuy nhiên, điều này lại có thể làm cho năng suất của các doanh
nghiệp này sẽ thấp hơn trong ngắn hạn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hoạt động tƣơng đối chun mơn hóa.Các doanh

nghiệp có quy mơ lớn hơn có khả năng đa dạng hóa và đổi mới cao hơn. Mức độ đa
dạng hóa thấp hơn ở các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể chỉ ra mức độ kém cạnh
tranh của mình trong các hoạt động kinh doanh hoặc có thể do thiếu năng lực để sản
xuất cùng một lúc nhiều sản phẩm khác nhau. Mức độ đổi mới là một trong những
nhân tố thúc đẩy tính năng động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới đã giảm đáng kể trong giai đoạn 20112013.
Bảng 1.2 Kết quả thực nghiệm tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả tài
chính doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế.
Tác giả

Mẫu nghiên Hiệu

tài chính

cứu
Stephen

192 các cơng ROS

Tallman và ty đa quốc gia
Jiatao
(1996)

Hao

Li Mỹ

quả Kết quả nghiên cứu

(MNEs)


Hiệu quả công ty đa quốc gia Mỹ tăng
lên khi các chỉ số đa dạng tăng lên
nhƣng đến thời điểm nào đó nó bắt
đầu giảm khi đa dạng hóa hơn nữa.

từ 1982-1987

Shen, 200

doanh ROE

Nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa có


10

Dong Wang nghiệp Trung

mối quan hệ hình chữ U với hiệu quả



Quốc từ năm

của công ty.

Zhongfeng

2007


Su (2011)
A

Sajid, 141 các công ROA

Shujahat

ty Pakistan

Đa dạng hóa sản phẩm có mối quan hệ
hình chữ U ngƣợc với hiệu quả của

HH và M

công ty. Nghiên cứu kết luận rằng sự

Tahir

gia tăng đa dạng hóa sản phẩm đã cải

(2016)

thiện hiệu suất công ty đến một điểm
nhất định sau đó bất kỳ sự gia tăng về
đa dạng hóa sản phẩm sẽ làm hiệu
suất của cơng ty giảm đi
Các cơng ty ở ROS, ROI

Enrico


Đa dạng hóa cải thiện lợi nhuận của

Santarelli và Bình Dƣơng,

các cơng ty lên đến một điểm, sau đó

Trần

đa dạng hóa tiếp tục tăng dẫn đến hiệu

Thu Việt Nam

Hiền

quả giảm.

(2013)
van Các công ty ROA,

Jasper
den

Berg niêm yết tại Tobin‟s Q

(2016)

Ấn Độ

Các công ty đa dạng hóa có mức độ

hiệu quả cao hơn so với các công ty
không đa dạng.

Yigit I and 154 công ty ROA, ROS

Kết quả cho thấy trong khi các công ty

Behram

tại Hà Lan và

đơn ngành và đa dạng hóa khơng liên

N.K. (2013)

125 cơng ty

quan tại Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu quả kinh

tại Thổ Nhĩ

doanh cao, thì các cơng ty tại Hà Lan

Kỳ

có hiệu quả kinh doanh cao lại là các


11


công ty kinh doanh cốt lõi.
48 công ty ở
Ade

ROA, ROE

Nigeria.

Đa dạng hóa liên quan có tác động

Oyedijo

đáng kể đến hiệu quả tài chính, trong

(2012)

khi đa dạng hóa khơng liên quan có
tác động tiêu cực nhƣng khơng đáng
kể đến hiệu quả.

Varadarajan

225 cơng ty ở ROE, ROC



Hoa Kỳ

Đa dạng hóa liên quan sẽ có lợi nhuận
cao hơn nhiều đa dạng hóa khơng liên

quan.

Ramanujam
(1987)
Rumelt

273 cơng ty ROC

(1982)

Hoa Kỳ

Palepu

30

(1985)

thực phẩm ở

Đa dạng hóa liên quan tạo ra nhiều lợi
nhuận hơn đa dạng hóa khơng liên
quan.

cơng

ty

Đa dạng hóa liên quan sẽ kiếm đƣợc
ROE


lợi nhuận cao hơn đa dạng hóa khơng
liên quan.

Hoa Kỳ

Delios
Beamish

và 399
nghiệp

doanh ROE, ROA, Nghiên cứu chỉ ra rằng đa dạng hóa
Nhật ROS

Bản

sản phẩm không tác động đến hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp

P.G Berger Các cơng ty ở EXVAL

Đa dạng hóa tác động có thể làm giảm



giá trị của doanh nghiệp. Các doanh

E.Ofek Mỹ


(1995)

nghiệp vớinhiều phân ngành đa dạng
có lợi nhuận hoạt động thấp hơn các
doanh nghiệp đơnngành.
Nguồn : Tổng hợp của tác giả


12

Các quan điểm thảo luận của các nhà nghiên cứu trên đã đƣa ra các kết luận
khác nhau về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Do vậy, khó có thể kết luận rằng đa dạng hóa làm giảm giá trị hoặc làm
tăng giá trị cho doanh nghiệp. Mặc dù một loạt các bằng chứng thực nghiệm cho
thấy rằng đa dạng hóa liên quan có khả năng mang lại hiệu quả tốt hơn đa dạng hóa
khơng liên quan, cũng có bằng chứng cho thấy điều ngƣợc lại. Những kết quả trái
ngƣợc nhau đƣợc kiểm tra kỹ hơn trong các điều kiện theo đó đa dạng hóa liên quan
và khơng liên quan có thể tạo ra giá trị cho các cơng ty. Do đó, nghiên cứu về ảnh
hƣởng của đa dạng hóa cả về mức độ và các loại hình đa dạng hóa đến hiệu quả tài
chính doanh nghiệp trong điều kiện mơi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn là
một khoảng trống cần đƣợc nghiên cứu.
Nhƣ vậy, các nghiên cứu về ảnh hƣởng của đa dạng hóa đến hiệu quả tài
chính tại Việt Nam cho đến nay đã cho thấy những hạn chế về phƣơng pháp: tính
đại diện của mẫu nghiên cứu, phƣơng pháp đo lƣờng đa dạng hóa và quan điểm lý
thuyết về ảnh hƣởng của đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính. Do những hạn chế
này, các vấn đề đặt ra liệu doanh nghiệp đa dạng hóa có hoạt động tốt hơn chun
mơn hóa hay mức độ liên quan giữa các ngành nghề trong doanh nghiệp đa dạng
hóa có tác động đến hiệu quả doanh nghiệp hay khơng cịn chƣa đƣợc phân tích rõ
ràng. Phần tiếp theo, tác giả tìm hiểu cơ sở lý luận về đa dạng hóa và hiệu quả tài
chính, từ đó sẽ đề xuất mơ hình nghiên cứu để khắc phục khoảng trống nghiên cứu

trƣớc về đa dạng hóa của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh hƣởng của đa dạng hóa kinh doanh đến
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM. Các mục tiêu cụ thể gồm:
- Đánh giá ảnh hƣởng của các loại hình đa dạng hóa liên quan và đa dạng
hóa khơng liên quan và mức độ đa dạng hóa đến hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM


13

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra các hàm ý lựa chọn đa dạng
hóa phù hợp cho các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Các doanh nghiệp đa dạng hóa có hiệu quả hơn doanh nghiệp khơng đa
dạng hóa hay khơng ?
-Các doanh nghiệp đa dạng hóa cao có hiệu quả hơn doanh nghiệp đa dạng
hóa thấp khơng?
- Đa dạng hóa khơng liên quan ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả tài chính
doanh nghiệp?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, đa dạng hóa và hiệu quả tài chính các
doanh nghiệp.
Về khơng gian: Phạm vi nghiên cứu gồm dữ liệu các doanh nghiệp niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Nghiên cứu loại bỏ các tổ chức
tài chính (ngân hàng, cơng ty tài chính), các doanh nghiệp mơ giới và kinh doanh
chứng khoán, các quỹ đầu tƣ, bảo hiểm.
Về thời gian: tác giả nghiên cứu đa dạng hóa và hiệu quả tài chính các doanh

nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 20122016.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào mục tiêu luận văn, tác giả kết hợp hai phƣơng pháp định tính và
định lƣợng.
- Phương pháp định tính:
Tác giả thực hiện bƣớc nghiên cứu sơ khởi với phƣơng pháp nghiên cứu là
tổng quan lịch sử, tức là tổng lƣợc các cơng trình, các bài báo nghiên cứu trƣớc trên
thế giới và ở Việt Nam có liên quan bàn về đa dạng hóa và hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp. Từ tổng quan các tài liệu nghiên cứu lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn


14

qua các đề án đã từng và đang đề xuất, tác giả nhận diện những vấn đề cần nghiên
cứu tiếp trong đề tài này và làm cơ sở cho việc đề xuất mơ hình nghiên cứu và các
khái niệm nghiên cứu.
- Phương pháp định lượng:
Để phân tích đa dạng hóa tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp, tác giả sử dụng dữ liệu công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM (HOSE) trong giai đoạn 2012-2016, hình thành nên dạng dữ liệu bảng. Do
đó, để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng mơ hình hồi quy với
dữ liệu bảng để kiểm định mơ hình.
Theo lý thuyết kinh tế lƣợng, cấu trúc dữ liệu bảng đƣợc kết hợp từ 2 thành
phần: thành phần dữ liệu chéo (cross – section) và thành phần dữ liệu theo chuỗi
thời gian (time - series). Việc kết hợp 2 loại dữ liệu có nhiều lợi thế và thuận lợi
trong phân tích, đặc biệt khi muốn quan sát, phân tích sự biến động của các nhóm
đối tƣợng nghiên cứu sau các biến cố hay theo thời gian cũng nhƣ phân tích sự
khác biệt giữa các giữa các nhóm đối tƣợng nghiên cứu. Bên cạnh đó, hồi quy dữ
liệu bảng sẽ gặp một số vấn đề nhƣ đa cộng tuyến (Multi-Colinear), tự tƣơng quan
(Autocorrelation), phƣơng sai thay đổi (Heteroskedasticity). Các mơ hình OLS,

FEM, REM lần lƣợt sẽ giải quyết các vấn đề này.
Đối với mơ hình OLS bình thƣờng, dữ liệu bảng không phân biệt đối tƣợng
nghiên cứu theo thời gian và không gian. Tuy nhiên, phƣơng pháp này thƣờng dẫn
đến hiện tƣợng tự tƣơng quan trong dữ liệu hay ràng buộc phần dƣ làm cho giá trị
Durbin-Watson thấp. Bên cạnh đó, ràng buộc về các giả định trong mơ hình OLS
cũng rất chặt và khó đáp ứng.
Mơ hình FEM (mơ hình tác động cố định) tự bản thân chỉ quan tâm đến
những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mơ hình nên sẽ khơng có hiện
tƣợng tự tƣơng quan trong mơ hình. Việc sử dụng các nhân tố cố định để phân tích
ảnh hƣởng đến mơ hình đƣợc xem giống một mơ hình OLS sử dụng biến giả, trong
đó biến giả đóng vai trị là các nhân tố cố định. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có
nhƣợc điểm là làm giảm bậc tự do của mơ hình, đặc biệt khi số biến giả lớn.


15

Mơ hình REM (mơ hình tác động ngẫu nhiên): Mơ hình các thành phần sai
số (ECM) hay là mơ hình các tác động ngẫu nhiên (REM). Mơ hình này quan tâm
đến những khác biệt của riêng các đối tƣợng phân tích qua thời gian đóng góp vào
mơ hình, do đó tự tƣơng quan là một vấn đề tiềm tàng trong mơ hình này cần phải
giải quyết, thế nhƣng phƣơng pháp này lại có ƣu điểm là khả năng loại bỏ tốt đối
với các yếu tố phƣơng sai thay đổi.
Kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp: Việc lựa chọn mơ hình nào trong ba
mơ hình trên phụ thuộc vào sự khác nhau về tung độ gốc của mơ hình, và sự khác
biệt này có tƣơng quan với biến độc lập trong mơ hình hay khơng.
Để lựa chọn giữa OLS và FEM: sau khi ƣớc lƣợng FEM, sử dụng kiểm
định F để kiểm định giả thuyết:
H0: α1= α2= α3= α4=….= αn= α
p-value < 0,05, bác bỏ Ho chọn FEM
- Để lựa chọn giữa OLS và REM: sau khi ƣớc lƣợng với REM, kiểm định

giả thuyết:
H0: δ2= 0
Kết quả bác bỏ giả thuyết H0, ƣớc lƣợng REM sẽ hiệu quả hơn.
- Để lựa chọn giữa FEM và REM: mơ hình FEM hay REM tốt hơn cho
nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay khơng sự tƣơng quan giữa phần dƣ i và
các biến giải thích. Nếu giả định rằng khơng tƣơng quan thì REM phù hợp hơn và
ngƣợc lại. Để có cơ sở lựa chọn FEM hay REM ngƣời ta dùng kiểm định Hausman.
Giá trị của kiểm định này đƣợc phát triển bởi Hausman có phân phối tiệm cận 2 và
dùng để kiểm định giả thuyết H0 rằng kết quả hồi quy của FEM và REM là khơng
có sự khác nhau rõ rệt:
H0: Cov(Xit, Ui)=0 (khơng có sự tƣơng quan giữa biến độc lập và ui
p-value ≤ α cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ chọn FEM
Mặc dù, phƣơng pháp OLS, FEM, REM có nhiều ƣu điểm trong ƣớc lƣợng
dữ liệu bảng nhƣng do dữ liệu gồm nhiều quan sát nên có thể dẫn đến hiện tƣợng
phƣơng sai thay đổi. Bên cạnh đó, dữ liệu bao gồm chuỗi thời gian nên có thể gặp


16

vấn đề tự tƣơng quan. Do đó, để đảm bảo các hệ số ƣớc lƣợng là không chệnh và
bền vững, mơ hình thực hiện thêm một số kiểm định:
 Phƣơng sai thay đổi trong FEM
Ho: Phƣơng sai không thay đổi
p-value < 0,05, bác bỏ Ho
 Kiểm định Durbin – Watson (DW): Kiểm định này nhằm xác định có hay
khơng hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mơ hình.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu bảng (Panel data) của các
doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) trong giai đoạn 2012-2016, kết hợp với phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình
phƣơng tối thiểu tổng quát GLS (Generaliszed Least Squares) nhằm tối thiếu hóa

phần dƣ khơng có trọng số gây ra do phƣơng sai thay đổi khi ƣớc lƣợng mơ hình
bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS-Ordinary Least Square) hay phƣơng
pháp FEM. Ngoài ra, phƣơng pháp GLS còn khắc phục đƣợc hiện tƣợng tự tƣơng
quan khi sử dụng phƣơng pháp FEM và REM.
Nếu phƣơng pháp OLS thơng thƣờng khơng sử dụng tính biến thiên không
bằng nhau của biến phụ thuộc, phƣơng pháp này giả định rằng các quan sát đều có
trọng số hay tầm quan trọng bằng nhau. Phƣơng pháp GLS đã khắc phục đƣợc điều
này bằng cách làm cho thành phần sai số ngẫu nhiên có thể xem xét đến sự biến
thiên theo thời gian, có nghĩa là tính biến thiên khơng bằng nhau của biến phụ thuộc
đã đƣợc đƣa vào GLS và có khả năng đƣa ra các ƣớc lƣợng tuyến tính khơng thiên
lệch tốt nhất.
Mơ hình FEM phân tích mối tƣơng quan này giữa phần dƣ của mỗi thực thể
với các biến giải thích qua đó kiểm sốt và tách ảnh hƣởng của các đặc điểm riêng
biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ƣớc
lƣợng những ảnh hƣởng thực (net effect) của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Tuy
nhiên, mơ hình FEM vẫn cho kết quả khơng chính xác nếu phƣơng sai thay đổi và
xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan.


17

Mơ hình REM khác với mơ hình FEM đƣợc thể hiện ở sự biến động giữa các
thực thể. Nếu sự biến động giữa các thực thể có tƣơng quan đến biến độc lập-biến
giải thích trong mơ hình ảnh hƣởng cố định thì trong mơ hình ảnh hƣởng ngẫu
nhiên, sự biến động giữa các thực thể đƣợc giả định là ngẫu nhiêu và khơng tƣơng
quan đến các biến giải thích. Với giả định có sự biến động ngẫu nhiêu giữa các thực
thể tức là mơ hình REM chấp nhận phƣơng sai thay đổi nhƣng vẫn không khắc phục
đƣợc hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mơ hình. Đây cũng chính là nhƣợc điểm của
mơ hình REM khi so sánh với mơ hình GLS.
Mặc dù dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu bảng (Panel data) với

một số ƣu điểm có thể đề cập đến nhƣ: làm tăng kích thƣớc mẫu đáng kể. Tuy
nhiên, dữ liệu bảng vẫn đặt ra một số vấn đề ƣớc lƣợng và suy luận. Vì dữ liệu liên
quan đến cả không gian và thời gian nên những vấn đề cố hữu trong dữ liệu theo
không gian (phƣơng sai không đồng nhất) và dữ liệu theo chuỗi thời gian (hiện
tƣợng tự tƣơng quan) cần đƣợc giải quyết. Từ nhận định trên cho thấy phƣơng pháp
ƣớc lƣợng bình phƣơng tối thiểu tổng quát (GLS) sử dụng trong mô hình nghiên
cứu là phù hợp.

1.7 Ý nghĩa luận văn
Nghiên cứu nhằm xây dựng mơ hình đo lƣờng tác động của đa dạng hóa đến
hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp.
Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện thêm cơ sở lý luận, luận cứ khoa học về tác
động của đa dạng hóa kinh doanh đến hiệu quả doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp đƣa ra chiến lƣợc đa dạng
hóa ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình, tận dụng
nguồn lực một cách tốt nhất. Nghiên cứu cũng cho thấy một bức tranh tổng thể các
doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hoạt động kinh doanh đa dạng, đây là yếu tố
cần thiết giúp các doanh nghiệp thu gọn hay mở rộng đa dạng hóa một cách hiệu
quả.


×