ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Võ Liễu Nguyên
NHẦM LẪN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT
NAM
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.DƯƠNG ANH SƠN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong luận văn “Nhầm lẫn
trong giao kết hợp đồng và hậu quả pháp lý theo quy định pháp luật Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác giả dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Dương Anh Sơn. Mọi kết quả nghiên cứu
của các cơng trình khoa học khác đều được giữ ngun ý tưởng và được trích
dẫn phù hợp theo quy định.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 2016
Tác giả luận văn
Võ Liễu Nguyên
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Mở đầu
Trang
Chương 1: Khái quát về nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng
1.1. Khái niệm về nhầm lẫn ........................................................................ 7
1.2. Phân loại về nhầm lẫn .......................................................................... 12
1.3. Các điều kiện cấu thành nhầm lẫn ....................................................... 15
1.3.1. Điều kiện về phạm vi nhầm lẫn ........................................................ 15
1.3.2. Điều kiện về lỗi ................................................................................. 25
1.4. Thời hiệu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn ............................. 31
1.5. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc quy định hợp đồng vô hiệu do
nhầm lẫn ...................................................................................................... 37
Kết luận chương 1
Chương 2: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn
theo quy định pháp luật Việt Nam
2.1. Hậu quả pháp lý đối với các bên giao kết hợp đồng ............................ 41
2.1.1. Bồi thường thiệt hại khi các bên tiếp tục thực hiện hợp
đồng ............................................................................................................. 41
2.1.2. Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu ....................................... 47
2.2. Hậu quả pháp lý đối với người thứ ba khi hợp đồng vô hiệu do
nhầm lẫn ...................................................................................................... 54
2.2.1. Mục đích của việc bảo vệ người thứ ba ngay tình ............................ 55
2.2.2. Giới hạn bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình ........................... 56
Kết luận chương 2
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
1. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua
ngày 14 tháng 6 năm 2005.
2. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 14 tháng 6 năm 2005 được Quốc hội
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 24 tháng 11 năm 2015.
3. Bộ luật Tố tụng Dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5
thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004.
4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng
06 năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008.
Văn bản quy phạm pháp luật nước ngoài
5. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế.
6. Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
7. Bộ luật Dân sự Pháp.
8. Bộ luật Dân sự Đức
9. Bộ luật Dân sự Nga.
10.
Bộ luật Dân sự Hà Lan.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình
11. Trường đại học luật Hà Nội (2013), Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập I,
NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.
12. Trường đại học luật Hà Nội (2013), Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập II,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Trường đại học luật Hà Nội (2013), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp
luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
14. Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật
hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Sách tham khảo
15. Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển
Bách khoa – Tư pháp, Hà Nội.
16. Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án bình luận bản án
(Tập 1), NXB Chính trị quốc gia.
17. Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La Mã, NXB Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội – Khoa luật, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt
Nam, NXB Tư pháp.
19. Vụ pháp luật dân sự - kinh tế - Bộ Tư pháp (2002), Tìm hiểu bộ luật dân sự
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo, NXB Luật khoa học
đường Sài Gịn.
21. Hồng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 Tập II,
NXB Chính trị quốc gia.
22. Lê Duy Ninh (2009), Logic – Phi logic trong đời thường và trong pháp luật,
NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.\
23. Lê Thị Bích Thọ (2004), Hợp đồng kinh tế vơ hiệu, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
24. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học,
NXB Công an nhân dân.
25. Xaca Vacaxun và Tori Aritdumi (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dâ sự
Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia.
26. Viện ngơn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân
sự 2005 tập II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tạp chí
28. Nguyễn Văn Cường (2002), “Một số ý kiến xung quanh vấn đề giao dịch
dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân (7), tr.15-16.
29. Lưu Bình Dương (2003), “Bàn về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu trong Luật Dân sự Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, (05), tr.12.
30. Lưu Bình Dương (2003), “Bàn về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu trong Luật Dân sự Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, (05), tr.11-13.
31. Đỗ Văn Đại (2009), “Nhầm lẫn trong chế định hợp đồng – Những bất cập và
hướng sửa đổi Bộ luật Dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử (23),
tr.44.
32. Đỗ Văn Đại (2006) “Thực hiện hợp đồng bị tun vơ hiệu”, Tạp chí khoa
học pháp lý (5), tr.15-19.
33. Đỗ Văn Đại (2013), “Thời hiệu – Một số bất cập và hướng sửa đổi Bộ luật
Dân sự”, Tạp chí Kiểm sát (13), tr.40-45.
34. Trần Phương Hạnh (2010), “Hợp đồng bị tun vơ hiệu do nhầm lẫn, nhìn từ
quy định về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng”, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp (12), tr.45-51.
35. Hà Thị Mai Hiên (2005), “Sửa đổi Bộ luật Dân sự Việt Nam và vấn đề hồn
thiện chế định hợp đồng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (3), tr.10.
36. Đào Mai Hường (2013), “Cần sửa đổi quy định về thời hiệu khởi kiện trong
Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành”, Tạp chí kiểm sát (19),
tr.37-38.
37. Phùng Trung Tập (2013), “Hướng sửa đổi, bổ sung các quy định về thời hạn,
thời hiệu trong bộ luật dân sự”, Tạp chí Luật học (10), tr.38-42.
38. Lê Thị Bích Thọ (2001), “Nhầm lẫn – Yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp
đồng”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (8), tr.5-6.
39. Nguyễn Thị Thanh (2012) , “Hoàn thiện các quy định về xử lý hậu quả của
hợp đồng dân sự vô hiệu”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (24), tr.37-42.
40. Lê Kim Quế (2006), “Hợp đồng dân sự vô hiệu và giá trị của hợp đồng dân
sự với người thứ ba”, Tạp chí Tịa án nhân dân (2), tr.10-12.
41. Lê Kim Quế (2004), “Một số ý kiến về thời hiệu dân sự”, Tạp chí Tịa án
nhân dân (19), tr.5-6.
42. Nguyễn Như Quỳnh (2005), “Xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vơ hiệu”,
Tạp chí nghiên cứu lập pháp (3), tr.22-26.
43. Phạm Cơng Lạc (1998), “Ý chí trong giao dịch dân sự”, Tạp chí Luật học
(5), tr.6-9.
44. Trần Đức Lương (2014), “Cần sửa đổi điều 131 Bộ luật dân sự năm 2005 về
giao dịch dân sự vơ hiệu do bị nhầm lẫn”, Tạp chí Kiểm sát (5), tr.31-32.
45. Hoàng Quảng Lực (2011), “Bàn về giải quyết hậu quả hợp đồng vơ hiệu”,
Tạp chí Tịa án nhân dân tối cao, (21), tr.22-24.
46. Dương Anh Sơn (2015), “Điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực”, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp, (13 (293)), tr.41-48.
47. Dương Anh Sơn (2011), “Quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu do
nhầm lẫn và vấn đề nâng cao vai trò giải thích pháp luật của thẩm phán”,
Tạp chí khoa học pháp lý (01), tr.23-30.
48. Nguyễn Ngọc Khánh (2005), “Thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật Dân sự”,
Tạp chí kiểm sát (tháng 3), tr.11-12.
C. BẢN ÁN
49. Bản án số 380/2006/KDTM-ST ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Tòa án nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh.
50. Bản án số 2007/2007/KDTM-ST ngày 18 tháng 10 năm 2007 của Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
51. Bản án số 1175/2011/DSPT ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Tịa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh.
52. Bản án số 611/2013/KDTM-PT ngày 02 tháng 05 năm 2013 của Tịa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
53. Quyết định giám đốc thẩm số 03/2009/DS-GĐT ngày 11 tháng 02 năm 2009
của Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
D. TÀI LIỆU TỪ INTERNET
Tiếng Việt
54.
55.
56.
57.
58.
Tiếng nước ngoài
59.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
và rất quan trọng về kinh tế xã hội. Chặng đường đổi mới tiếp theo đòi hỏi chúng ta
phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực, nghiên cứu, tìm tịi, giải quyết những vấn đề mới
mẻ, phức tạp của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Cùng với sự phát triển
nhanh chóng của lực lượng sản xuất và phân công lao động trên qui mơ tồn thế
giới đang diễn ra ngày càng sâu sắc và xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức liên
minh, hợp tác, trao đổi hàng hố đóng một vị trí quan trọng trong các hoạt động
kinh tế đất nước. Do đó, để hoạt động trao đổi hàng hố được diễn ra thuận lợi địi
hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định cho các chủ thể thực hiện nhu cầu giao dịch,
trao đổi hàng hóa, và hợp đồng chính là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng
hố trong nước và quốc tế. Có quan điểm cho rằng: “Pháp luật về hợp đồng được
coi như hộ chiếu cho phép đi vào tất cả các lĩnh vực pháp luật khác”1. Pháp luật ghi
nhận các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng là dựa trên cơ sở thống nhất ý chí và sự
bày tỏ ý chí của các bên. Điều đó có nghĩa là ý chí thể hiện khi giao kết hợp đồng
phải là ý chí đích thực, nguyện vọng thực của các bên tham gia giao kết và thực
hiện hợp đồng.
Hợp đồng là sự thoả thuận, sự thoả thuận này dựa trên nguyên tắc tự do hợp
đồng, có nghĩa là ý chí của các bên được thể hiện một cách tự do, không chịu bất kỳ
một sự tác động nào. Tuy nhiên trong thực tiễn có nhiều trường hợp các bên hoặc
một trong các bên khi đàm phán, ký kết hợp đồng ý chí của họ được hình thành một
cách không tự nguyện, tức là họ không được tự do trong việc thể hiện ý chí của
mình hoặc xuất phát từ những ý niệm không xác thực. Pháp luật gọi các trường hợp
này là hợp đồng được ký kết trái nguyên tắc tự do tự nguyện thoả thuận. Những
trường hợp này là: nhầm lẫn, lừa dối và đe doạ.
Theo quy định của pháp luật của tất cả các nước, nhầm lẫn có thể được coi là
căn cứ để u cầu tồ án tun bố hợp đồng vơ hiệu, tuy nhiên thế nào là nhầm lẫn
1
Lecuyzer & Dennis Mazeaud, Hội thảo Sự phát triển của pháp luật dân sự và thương mại Pháp, Nhà pháp
luật Việt – Pháp, 23 và 24/9/1997, tr. 5.
2
được xem xét không giống nhau trong pháp luật của các nước khác nhau. Pháp luật
của các nước hầu như khơng chỉ ra khái niệm nhầm lẫn, cịn trong khoa học pháp lý,
về vấn đề này có nhiều cách nhìn khác nhau. Việc coi nhầm lẫn là căn cứ tuyên bố
hợp đồng vô hiệu gặp phải hai vấn đề phức tạp trong khoa học pháp lý và trong thực
tiễn. Một mặt, xuất phát từ thuyết ý chí, nhầm lẫn được coi là việc hợp đồng được
ký kết trái với ý chí đích thực của chủ thể và vì vậy nên cần phải coi hợp đồng đó là
vơ hiệu. Mặt khác nếu trong mọi trường hợp khi hợp đồng được ký kết trái với ý chí
đích thực của chủ thể sẽ bị vô hiệu, điều này sẽ tạo ra sự không ổn định, mất trật tự
trong lưu thông dân sự và trong hoạt động kinh doanh thương mại - điều mà khơng
ai muốn. Điều này địi hỏi cần phải có một cơ chế để bảo vệ các chủ thể trong quan
hệ hợp đồng.
Từ thời cổ đại những quy định về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn đã được ghi
nhận rõ ràng trong luật La Mã và các nước theo hệ thống Dân luật (Civil law) đã lấy
đó làm cơ sở áp dụng. Còn theo pháp luật dân sự Việt Nam, hợp đồng vơ hiệu do
nhầm lẫn thì “sinh sau đẻ muộn” so với các quy định về vô hiệu khác như lừa dối,
đe dọa. Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2005 có nhiều quy định tiến bộ về nhầm lẫn
trong giao kết hợp đồng nhưng việc áp dụng trong thực tế đang bộc lộ những điểm
bất cập, những thiếu sót hạn chế. Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu làm
rõ các quy định của Bộ luật dân sự 2005 liên quan đến vấn đề nhầm lẫn trong giao
kết hợp đồng và hậu quả pháp lý của nó, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này, thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nhầm lẫn trong giao kết
hợp đồng và hậu quả pháp lý theo quy định pháp luật Việt Nam” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu về nhầm lẫn dẫn đến hợp đồng vô hiệu là vấn đề thu hút sự
quan tâm của khá nhiều học giả. Trong những năm qua, đã có một số cơng trình
nghiên cứu, luận văn, khóa luận liên quan đến đề tài này như: Đề tài luận văn thạc
sỹ luật học “Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự
3
vô hiệu trong luật dân sự Việt Nam” của tác giả Trần Niên Hưng, 2004; Đề tài luận
án tiến sỹ luật học “Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân
sự vô hiệu” của tác giả Nguyễn Văn Cường, ĐH Luật Hà Hội, 2005; Luận án tiến sỹ
luật học “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê
Minh Hùng, 2010.
Và nhiều cơng trình của nhiều tác giả khác được đăng trên các báo, tạp chí như:
“Nhầm lẫn – Yếu tố dẫn đến sự vô hiệu hợp đồng” của tác giả Lê Thị Bích Thọ
đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/2001; Bài viết “Bàn về hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vô hiệu trong luật dân sự Việt Nam” của tác giả Lưu Bình
Dương đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 5/2003; Bài viết “Nhầm lẫn trong chế định
hợp đồng – Những bất cập và hướng sửa đổi Bộ luật Dân sự” của tác giả Đỗ Văn
Đại trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử số 22 và 23/ 2009; Bài viết “Quy định
của pháp luật về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn và vấn đề nâng cao vai trị giải
thích pháp luật của Thẩm phán” của tác giả Dương Anh Sơn đăng trên Tạp chí
khoa học pháp lý số 62-67, tháng 1-6/2011; Bài viết “Nhầm lẫn theo Bộ luật Dân sự
2005 xuất hiện khơng ít bất cập” của tác giả Hồng Thư đăng trên Cổng thơng tin
điện tử Bộ Tư pháp; Bài viết “Các khiếm khuyết trong thống nhất ý chí trong quan
hệ hợp đồng” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, tháng 11/2008.
Các cơng trình nghiên cứu trước đây là nguồn tài liệu quan trọng, có giá trị
tham khảo và cung cấp những luận cứ khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Từ những tài liệu quý báu trên giúp tác giả có nhiều thơng tin để nghiên cứu chuyên
sâu hơn về vấn đề nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng. Mặc dù đã có nhiều tác giả
nghiên cứu, tuy nhiên vì đây là nội dung quan trọng và phức tạp của pháp luật hợp
đồng nên việc tiếp tục nghiên cứu là cần thiết. Vì vậy, tác giả lựa chọn nội dung về
“Nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng và hậu quả pháp lý theo quy định pháp luật Việt
Nam” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Với mong muốn sẽ đi sâu nghiên cứu,
làm rõ những vấn đề quan trọng còn chưa được nghiên cứu kỹ và dựa trên sự so
sánh với pháp luật các nước về vấn đề trên để đưa ra các kiến nghị góp phần tạo cơ
sở lý luận và thực tiễn trong công cuộc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật dân sự.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ nền tảng lý luận mà trên cơ sở đó các nhà
làm luật Việt Nam quy định về nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng và hậu quả pháp
lý của nhầm lẫn, đánh giá các quy định về nhầm lẫn theo Bộ luật Dân sự năm 2005,
Bộ luật Dân sự năm 2015 và thực tiễn xét xử tại các Tòa án hiện nay về nhầm lẫn
trong giao kết hợp đồng, hậu quả pháp lý. Từ đó phân tích các điểm tiến bộ cùng
các vấn đề còn bỏ ngỏ, những bất cập của quy định pháp luật trong mối quan hệ so
sánh với quy định pháp luật quốc tế.
Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng, từ đó
góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt động áp dụng pháp luật của các
Tòa án, đồng thời đưa chế định nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng của Việt Nam gần
gũi hơn với các hệ thống pháp luật trên thế giới.
3.2. Nhiệm vụ đề tài:
Với mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Thứ nhất, làm rõ những vấn đề khái quát về nhầm lẫn, cụ thể tác giả đi từ các
khái niệm, phân loại về nhầm lẫn để thấy rõ được yếu tố nhầm lẫn là vấn đề quan
trọng cần được nghiên cứu nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trong
hợp đồng. Trên cơ sở đó, tác giả đi đến phân tích các điều kiện cấu thành nhầm lẫn
trong giao kết hợp đồng, đồng thời tìm hiểu về thời hiệu u cầu Tịa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn, từ đó thấy được sự cần thiết và ý nghĩa của việc quy
định hợp đồng dân sự vô hiệu do nhầm lẫn.
- Thứ hai, nghiên cứu và đánh giá thực trạng pháp luật về nhầm lẫn và hậu quả
pháp lý của nhầm lẫn theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2005 và trong điều kiện thi
hành Bộ luật Dân sự năm 2015, tính khả thi và những vấn đề bất cập trong thực tiễn
áp dụng; Từ những thiếu sót, bất cập trên đưa ra những đề xuất xây dựng, hoàn
thiện các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề trên, làm cho pháp luật
Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà tác giả hướng đến chính là những quy định trong
Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 về nhầm lẫn và hậu quả
pháp lý của nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng. Trước tiên, luận văn nghiên cứu
những vấn đề khái quát về nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng được Bộ luật Dân
sự quy định, cụ thể là: khái niệm nhầm lẫn, các điều kiện cấu thành nhầm lẫn,
hậu quả pháp lý của nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng.
Từ những vấn đề cơ bản xoay quanh nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng nêu
trên, tác giả tiếp tục nghiên cứu những điểm trống pháp lý mà Bộ luật Dân sự
năm 2015 chưa kịp điều chỉnh, những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật.
Và cuối cùng đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các vấn đề cụ thể đang nghiên
cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật liên quan đến hợp đồng là một lĩnh vực pháp luật có nội dung rất
rộng và phức tạp, không chỉ bao gồm các giao dịch trong lĩnh vực dân sự,
thương mại mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như: Đầu tư, xây dựng,
ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…Do vậy, vấn đề liên quan đến nhầm lẫn và
hậu quả pháp lý của nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng còn nhiều vấn đề cần
nghiên cứu, làm rõ ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực pháp luật khác nhau để có sự
điều chỉnh phù hợp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể khi tham gia
giao dịch dân sự. Đó là lý do đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu liên quan đến
vấn đề nhầm lẫn và hậu quả pháp lý của nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng theo
quy định Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 trên cơ sở
nghiên cứu so sánh với quy định của một số nước trên thế giới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng đan xen các phương pháp phân
tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh pháp luật, khảo sát thực tiễn.
6
Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp luật được sử dụng nhiều ở những
phần của luận văn đê cập đến các vấn đề cơ bản mang tính lý luận về nhầm lẫn
trong giao kết hợp đồng (Chương 1 luận văn).
Bên cạnh đó, luận văn khơng qn một phương pháp rất quan trọng đó là
phương pháp so sánh pháp luật. So sánh quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn
áp dụng pháp luật về nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Việt
Nam với pháp luật thực định và các nguyên tắc pháp luật hợp đồng quốc tế được
thừa nhận rộng rãi. Phương pháp này được áp dụng xuyên suốt hầu như tất cả các
mục của luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn
Về mặt lý luận: Với mục tiêu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, đề tài
góp phần làm sáng tỏ trong khoa học pháp lý các vấn đề lý luận về nhầm lẫn trong
giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam. Củng cố quan điểm lý luận nền
tảng điều chỉnh chế định này.
Về mặt thực tiễn: Việc làm rõ những vấn đề cịn bất cập trong q trình áp dụng
pháp luật và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện, đề tài giúp những người thực thi
pháp luật nắm rõ ý nghĩa quy định nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng, biết được mục
đích mà nhà làm luật hướng đến khi điều chỉnh vấn đề này trong tương lai. Từ đó,
có cơ sở vững chắc để áp dụng một cách hiệu quả.
Nghiên cứu đề tài trên góp phần đưa ra những vấn đề cần được luật hóa, làm rõ
hơn nữa. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham
khảo cho các sinh viên chuyên ngành luật.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương, cụ thể:
Chương 1. Khái quát về nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng
Chương 2. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn
theo quy định pháp luật Việt Nam
7
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NHẦM LẪN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
1.1. Khái niệm về nhầm lẫn
Theo từ điển Tiếng Việt nhầm lẫn (hay lầm lẫn) là “lầm cái nọ với cái kia”.
Trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm liên quan đến khái niệm này.
Theo quan điểm của một tác giả “theo cách hiểu thông thường nhầm lẫn là hành vi
được thực hiện hoặc nhận thức không đúng với ý định của người thực hiện hành vi
hay nhận thức…”2. Như vậy, theo cách hiểu thông thường nhầm lẫn là trạng thái
hiểu cái này thành cái khác không đúng như nguyên vọng mong muốn của mình.
Trong giao kết hợp đồng, có sự nhầm lẫn là khi hợp đồng khơng thể hiện được
ý chí đích thực của các bên. Ý chí thực, mong muốn thực của các bên đã khơng
được thể hiện chính xác mà nếu biết trước có sự nhầm lẫn như thế thì sẽ khơng có
sự giao kết. Đồng thời, khi nói nhầm lẫn là xuất phát từ sự nhầm lẫn từ bản thân, do
bản thân, chính chủ thể giao kết đã tự mình hiểu sai vấn đề chứ khơng phải do
người khác gây ra, vì nếu sự nhầm lẫn xuất phát từ sự cố ý tác động của người khác
thì vấn đề đã chuyển sang một khái niệm khác, đó là sự lừa dối chứ khơng cịn là
nhầm lẫn nữa.
Như vậy, có thể hiểu nhầm lẫn là “sự khơng trùng hợp ý chí được thể hiện với
mong muốn thật sự của người thể hiện ý chí3”. Hay nói cụ thể hơn, đó là việc một
hoặc các bên hình dung sai về sự việc, chủ thể, đối tượng hoặc các nội dung của hợp
đồng nên đã xác lập hợp đồng trái với ý nguyện đích thực của mình.
Cịn theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Khi một bên có lỗi vơ ý
làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch
thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó,
nếu bên kia khơng chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu Tồ án tun bố
giao dịch vơ hiệu”.
2
Lê Thị Bích Thọ (2001), “Nhầm lẫn – Yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng”, Tạp chí Tịa án nhân dân,
(8), tr.5.
3
Lê Thị Bích Thọ (2001), “Nhầm lẫn – Yếu tố dẫn đến sự vơ hiệu của hợp đồng”, Tạp chí Tịa án nhân dân,
(8).
8
Với quy định trên, Bộ luật Dân sự 2005 khẳng định nhầm lẫn là yếu tố dẫn đến
hợp đồng vô hiệu và chỉ thừa nhận hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn về nội dung của
hợp đồng nhưng không nêu rõ nhầm lẫn là gì điều này dẫn đến khó khăn trong cơng
tác xét xử của Tịa án.
Tóm lại, nhầm lẫn được hiểu chung nhất là các bên khi giao kết hợp đồng
khơng có sự trùng hợp giữa ý chí được thể hiện và mong muốn đích thực của mỗi
bên.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 thì
nhầm lẫn là nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu, tuy nhiên, khác với quy định
giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe dọa thì khơng có định nghĩa như thế nào
được xem là nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng. Đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến khó khăn trong cơng tác xét xử của Tịa án, việc xác định và kết luận
có nhầm lẫn hay khơng tùy thuộc vào quan điểm xét xử của Tịa án. Có ý kiến cho
rằng “chính sự khơng đầy đủ này đã kéo theo thực trạng là nhầm lẫn đã được chấp
nhận một cách khá tùy tiện, khơng có lý giải thuyết phục”4. Vậy vấn đề đặt ra là có
đảm bảo được tính cơng bằng, khách quan và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng hay không? Tác giả sẽ lãm rõ vấn đề này
qua vụ án sau:
Ngày 7/7/2003, Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu
(Công ty Việt Á Châu) ký hợp đồng số 241/03-VU mua của Công ty TNHH
Connell Bros (Công ty Connell Bros) sản phẩm Myflame 84527E. Sau đó, Cơng ty
TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu (bên mua) đã kiện Công ty TNHH
Connell Bros (bên bán) để đòi bồi thường thiệt hại do việc hàng hóa do Cơng ty
TNHH Connell Bros cung cấp không đạt yêu cầu về chất lượng. Hợp đồng mua bán
số 241/03-VU mua hóa chất có tên Myflame 84527E dùng cho nguyên liệu
vải Polyester và Oxphor. Nhưng lại ghi trong hợp đồng và trong bill nhận hàng là
chất Myflame 84527E dùng cho nguyên liệu PO (da thuộc). Nguyên liệu PO không
4
Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án tập I, NXB Chính trị quốc gia,
tr.440.
9
tồn tại trên thị trường 30 năm và khơng có thực. Hợp đồng nêu trên do Công ty
TNHH Connell Bros soạn thảo, đánh máy và ký sau đó đưa cho Cơng ty Việt Á
Châu ký. Như vậy, bên bán hóa chất Myflame 84527E dùng cho PO. Cịn bên mua
hố chất Myflame 84527E dùng cho vải sợi Polyester và Oxphor.
Theo nội dung của Bản án trên, Hội đồng xét xử đã tuyên bố hợp đồng vô hiệu
dựa trên nhận định “sự đánh máy lầm lẫn” chữ PU (vải da tổng hợp) thành PO (da
thuộc) – PO là nguyên liệu đã không tồn tại trên thị trường 30 năm và khơng có
thực. Đây là chỉ lỗi kỹ thuật của nhân viên đánh máy mà đã được cả hai bên thừa
nhận, các bên tại phiên tòa đều đồng ý ký hiệu đúng phải là PU (polyurethane).
Đây là một vụ việc rất phức tạp, theo đó Tịa án xác định đã có sự nhầm lẫn
trong giao kết hợp đồng giữa Công ty Việt Á với Công ty Connell Bros và tuyên bố
hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, Tịa án khơng giải thích rõ nhầm lẫn về vấn đề gì, có
nghiêm trọng hay khơng? Trong khi đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định có
“sự đánh máy lầm lẫn” chữ PU (vải da tổng hợp) thành PO (da thuộc) – PO là
nguyên liệu đã không tồn tại trên thị trường 30 năm và không có thực. Bên mua Cơng ty Việt Á Châu - khẳng định Cơng ty mua hóa chất Myflame 84527E để dùng
cho vải Polyester và Oxford. Về phía bên bán, Hội đồng xét xử cũng nhận định
Cơng ty Connell khơng có sự nhầm lẫn về nội dung chất PU hay PO: “… Bởi lẽ
Công ty Việt Á Châu từ trước đến nay đã ký nhiều hợp đồng mua chất Myflame
84527E chỉ dùng cho PU với Công ty Connell Bros. Công ty Connell Bros biết rõ
điều đó và đã thừa nhận bán chất Myflame 84527E dùng cho PU, nhưng hợp đồng
do đánh máy lầm nên ghi chữ PO là nguyên liệu không có thực… 5”. Tác giả khơng
đồng tình với quan điểm của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong việc kết luận hợp
đồng vô hiệu do nhầm lẫn trong khâu đánh máy. Đây không phải là nguyên nhân
nhầm lẫn dẫn đến hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm
2005. Điều cần làm rõ ở đây là cần hiểu thế nào là “nhầm lẫn” - căn cứ để tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn theo quy định pháp luật hiện hành. Tác giả hồn tồn
5
Xem bản án số 380/2006/KDTMST ngày 01/8/2006 của Tịa án nhân dân Tp. HCM và bản án phúc thẩm số
68/2007/KDTM-PT ngày 12/7/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Tp. HCM.
10
đồng ý với quan điểm cho rằng “sự nhầm lẫn được quy định tại Điều 131 BLDS
phải là nhầm lẫn về nội dung, bản chất của giao dịch chứ không phải lỗi kỹ thuật
đánh máy6”.
Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều
quy định khái niệm nhầm lẫn. Theo Điều 3.4 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng
thương mại quốc tế: “Nhầm lẫn là sự tin nhầm về sự việc hoặc về pháp luật tồn tại
vào thời điểm giao kết hợp đồng”. Với quy định này, nhầm lẫn có phạm vi khá
rộng, nhầm lẫn có thể tồn tại trong cách diễn đạt, truyền tải thông tin giữa các bên
trong giao kết hợp đồng, cụ thể Điều 3.6 của Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng
thương mại quốc tế: “Nhầm lẫn mắc phải trong diễn đạt hoặc truyền tải một tuyên
bố được quy kết cho tác giả của tuyên bố đó”, có nghĩa là một bên có quyền áp
dụng quy định nhầm lẫn khi bên kia có sự sai sót về thơng tin truyền đạt. Theo quy
định pháp luật dân sự Nhật Bản: “Nhầm lẫn là sự khơng trùng hợp giữa ý chí được
thể hiện với mong muốn thật sự của người thể hiện ý chí. Nhầm lẫn khác với khơng
trùng hợp ý chí cố ý và thể hiện ý chí giả tạo ở chỗ bản thân người thể hiện ý chí
khơng biết được điều đó”7. Dù cách diễn đạt theo quy định của các nước có khác
nhau, nhưng về cơ bản bản chất của nhầm lẫn được hiểu là các bên khi giao kết hợp
đồng khơng có sự trùng hợp giữa ý chí được thể hiện và mong muốn đích thực của
mỗi bên.
Việc không quy định khái niệm nhầm lẫn đã dẫn đến thực tiễn xét xử việc xác
định có nhầm lẫn hay không vẫn phải phụ thuộc nhiều vào quan điểm xét xử của
mỗi Thẩm phán. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự nhìn nhận của Tịa án cũng chính
xác, thuyết phục. “Việc xác định một giao dịch có bị nhầm lẫn hay khơng có ý nghĩa
quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự vô
6
Trần Phương Hạnh (2010), “Hợp đồng bị tuyên bố vơ hiệu do nhầm lẫn, nhìn từ quy định về xác định chất
lượng hàng hóa trong hợp đồng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (12), tr.49.
7
Xaca Vacaxum và Tori Aritdumi, tlđd 16, tr.135.
11
hiệu”8. Vì vậy, cần thiết phải làm rõ hiểu như thế nào là “nhầm lẫn” – căn cứ để
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn.
Từ thực tiễn áp dụng hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn, tác giả thấy cần đưa ra
khái niệm về nhầm lẫn. Thế nhưng vấn đề đặt ra là, cần xây dựng một khái niệm
như thế nào về nhầm lẫn?
Theo Logic học, khái niệm được hiểu là: “Là hình thức của tư duy trong đó
phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật
đồng nhất”. Cịn theo một định nghĩa khác thì: “Khái niệm là hình thức của tư duy
trừu tượng, là kết quả của q trình khái qt hóa và tách biệt (trong tư tưởng) các
đối tượng thuộc về một lớp nào đó theo một số dấu hiệu đặc trưng nhất định của
các đối tượng này”9.
Tóm lại, có thể hiểu khái niệm là sự khái quát hóa, đưa ra các dấu hiệu đặc
trưng, cơ bản khác biệt nhất mà người ta có thể phân biệt được với sự vật, hiện
tượng, các đối tượng khác. Vấn đề ở đây chúng ta có thể xây dựng một khái niệm
về nhầm lẫn một cách cụ thể, chi tiết nhất hay không? Thiết nghĩ pháp luật khơng
thể chi tiết hóa mọi sự vật, hiện tượng phát sinh trong xã hội, vì các mối quan hệ xã
hội ln biến động khơng ngừng. Vì vậy, cần đưa ra khái niệm về nhầm lẫn đảm
bảo tính rõ ràng, khái quát nhất, mang dấu hiệu bản chất của nhầm lẫn nhưng lại
không nên quy định khá cụ thể, áp đặt đóng khn cho cơng tác áp dụng pháp luật
của Thẩm phán.
Việc không quy định khái niệm nhầm lẫn là một hạn chế của Điều 131 Bộ luật
Dân sự năm 2005 mà đến Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn chưa được khắc phục. Theo
ý kiến của tác giả cần đưa ra khái niệm về “nhầm lẫn” để làm căn cứ thuyết phục
cho thực tiễn áp dụng. Có thể tham khảo pháp luật các nước, ví dụ như pháp luật
Nhật Bản: “nhầm lẫn là sự không trùng hợp giữa ý chí được thể hiện với mong
muốn thật sự của người thể hiện ý chí” hoặc theo Điều 3.4 Bộ nguyên tắc Unidroit
8
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội –
2008, tr.140.
9
Biện chứng của nhận thức khoa học, NXB Khoa học, Moskva, 1978 (tiếng Nga), tr. 354 -372.
12
về hợp đồng thương mại quốc tế: “nhầm lẫn là một niềm tin sai về sự việc hay pháp
luật tại thời điểm giao kết hợp đồng”. Có nghĩa là, bản chất của sự nhầm lẫn phải là
sự không trùng khớp ý chí được thể hiện và mong muốn đích thực của các bên khi
xác lập giao dịch dân sự.
1.2. Phân loại về nhầm lẫn
Pháp luật phương Tây thường xem xét sự nhầm lẫn qua những vấn đề sau:
Nhầm lẫn về tính chất của hợp đồng:
Đây là nhầm lẫn về loại hợp đồng định giao kết, ví dụ nhầm lẫn giữa hợp đồng
mua bán với hợp đồng cho thuê, hợp đồng cầm cố, thế chấp, hợp đồng tặng
cho…Trong thực tế, việc nói một đàng, hiểu một kiểu như vậy hiếm khi xảy ra,
nhưng đây là một trong các trường hợp nhầm lẫn sớm được biết đến từ thời La Mã
và thường chỉ gặp trong những hợp đồng không được lập theo hình thức luật định,
và nhầm lẫn về tính chất dẫn đến vô hiệu tuyệt đối.
Nhầm lẫn về chủ thể hợp đồng:
Tức là nhầm lẫn về người giao kết, tưởng giao kết với người này nhưng thực
tế lại là người khác. Theo luật La Mã, sự nhầm lẫn này ln làm cho hợp đồng vơ
hiệu tuyệt đối. Cịn theo Bộ luật Dân sự Pháp, chỉ khi nào cá nhân đó hết sức chính
yếu mà nếu nhầm lẫn, sự thỏa thuận sẽ khơng cịn nữa, lúc đó hợp đồng mới vơ hiệu
nhưng chỉ vơ hiệu tương đối, cịn nếu đó là cá nhân phụ thuộc, không ảnh hưởng
đến sự thỏa thuận thì hợp đồng vẫn có hiệu lực bình thường. Ví dụ: Hợp đồng thuê
một họa sỹ vẽ chân dung, nếu có sự nhầm lẫn về họa sỹ dự định th thì hợp đồng
vơ hiệu vì uy tín, kinh nghiệm của người họa sỹ là cơ sở chính cho việc lựa chọn
người này để giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, khi định mua một bức tranh ở cửa hàng
A nhưng lại vào nhầm cửa hàng B, hợp đồng mua bán này khơng vơ hiệu vì vấn đề
chính ở đây là bức tranh cần mua, cịn cửa hàng nào khơng phải là điều kiện thiết
yếu đối với người mua.
Nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng:
13
Đây cũng là một trường hợp vô hiệu tuyệt đối do nhầm lẫn từ thời La Mã, theo
cách hiểu đơn giản như tưởng mua vật này nhưng đó lại là vật khác, hoặc nhầm lẫn
về vật chất cấu tạo ra vật, ví dụ như tưởng món đồ muốn mua là bằng vàng nhưng
không ngờ lại là bằng chất liệu khác. Về sau, theo Bộ luật Dân sự Pháp và án lệ,
người ta chia ra hai trường hợp: Nhầm lẫn về đối tượng mà hậu quả là sẽ vô hiệu
tuyệt đối và nhầm lẫn về bản thể của đối tượng mà hậu quả chỉ là vơ hiệu tương
đối10.
Giải thích thế nào là nhầm lẫn về bản thể của đối tượng có hai thuyết giải thích
khác nhau: Thuyết khách quan căn cứ vào vật chất cấu tạo nên đối tượng giống cách
hiểu thời La Mã, và thuyết chủ quan căn cứ vào tính chất chủ yếu của vật mà vì nó
người ta mới giao kết, tức là phải đi tìm hiểu ý muốn của người giao kết. Như vậy,
theo thuyết chủ quan, yếu tố vật chất cầu tạo ra vật thì ln cố định, cịn tính chất
chủ yếu của vật mà người giao kết muốn gắn vào thì thay đổi tùy người.
Tính chất chủ yếu của vật có thể được xác định qua hai cách:
Được các bên ghi rõ là chủ yếu trong hợp đồng
Vì tính chất của vật là chủ yếu như vậy. Ví dụ như, đất ở thì đương nhiện
phải xây nhà được, hoặc các bên mong đợi một lợi ích nào đó từ vật, sẽ khơng được
xem là nhầm lẫn về tính chất chủ yếu của vật khi tính chất đó chỉ được một bên chú
ý tới hay lệ thuộc vào sự may rủi, hoặc khi đó là nhầm lẫn về động lực hay lý do
thúc đẩy các bên giao kết, trừ khi lý do này đã được ghi rõ trong hợp đồng như là
một điều kiện để giao kết.
Án lệ Pháp đã chấp nhận thuyết chủ quan khi tuyên hủy nhiều hợp đồng, như:
người mua phải trả giá cao khi cho rằng mua đồ cổ nhưng thật ra chỉ là giả cổ, mua
ngọc trai nuôi nhưng nghĩ đó là ngọc trai tự nhiên. Và để xem xét có sự nhầm lẫn
trong giao kết hợp đồng hay khơng, Thẩm phán khơng căn cứ vào tình trạng cụ thể
của chủ thể giao kết mà căn cứ vào nhận thức của một người thơng minh bình
thường có thể hiểu tại thời điểm giao kết hợp đồng.
10
Nguyễn Văn Thành (1972-1973), Dân luật – Nghĩa vụ và khế ước, tr. 72-75.
14
Trong khi đó, theo cách tiếp cận của Bộ luật Dân sự Nhật, nhầm lẫn được
phân biệt thành ba loại: Nhầm lẫn trong sự thể hiện (ví dụ: 10 đơ la Mỹ nhưng ghi
là 10 bảng Anh), nhầm lẫn về nội dung (ví dụ: nghĩ rằng hai đơn vị dặm thường và
dặm biển là một) và nhầm lẫn về động cơ (ví dụ: thay vì mua một con ngựa thuần
lại mua một con ngựa lai). Ngoài ra, nếu sự nhầm lẫn là do cẩu thả nghiêm trọng thì
bên nhầm lẫn khơng thể nại ra để u cầu Tịa án hủy hợp đồng11. Về điểm này,
theo Bộ luật Dân sự Pháp, trên nguyên tắc, nhầm lẫn do sơ suất, bất cẩn cũng không
được xem là lý do để cơ thể yêu cầu Tịa án tun hợp đồng vơ hiệu, nhưng nếu
được Tịa án chấp nhận thì phải bồi thường thiệt hại cho người giao kết bên kia12.
Về lý luận, người ta cịn chia ra nhầm lẫn đơn phương tức chỉ có một bên
nhầm lẫn, nhầm lẫn chung khi cả hai đều nhầm lẫn về cùng một vấn đề (ví dụ về
chủ thể, về tính chất, đối tượng của hợp đồng), và nhầm lẫn tương hỗ khi mỗi bên
nhầm lẫn về một vấn đề khác nhau.
Ngồi ra cịn có nhầm lẫn về luật và nhầm lẫn về sự việc. Nhầm lẫn về luật là
sự không biết luật hay hiểu sai luật nên mới giao kết. Thơng thường, khơng thể nêu
lý do vì không biết luật nên không thực hiện theo luật, nhưng theo dân luật Pháp,
nếu có sự nhầm lẫn về luật, các bên vẫn có thể u cầu Tịa án tun hủy hợp đồng.
Còn nhầm lẫn về sự việc là nhận thức khơng chính xác về tình trạng của sự kiện nên
mới dẫn đến việc giao kết hợp đồng, và cũng thường được pháp luật các nước xem
là một nguyên nhân vô hiệu hợp đồng.
Theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2005 chỉ đề cập nhầm lẫn về nội dung và do
một bên vô ý làm cho bên giao kết hợp đồng nhầm lẫn là yếu tố dẫn đến hợp đồng
vô hiệu. Còn nhầm lẫn về chủ thể, nhầm lẫn về luật, nhầm lẫn đa phương không làm
cho hợp đồng vô hiệu.
Quy định nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng đã được các nước trên thế giới kế
thừa các quy định của luật La Mã từ rất sớm nhằm bảo vệ sự tự do ý chí trong giao
11
Bộ Tư pháp (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
12
Nguyễn Văn Thành (1972-1973), Dân luật – Nghĩa vụ và khế ước, tr. 76.
15
kết hợp đồng. Còn trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận vấn đề đó tại
Điều 131 Bộ luật Dân sự 2005 và xem nhầm lẫn là một trong những trường hợp dẫn
đến hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp nhầm lẫn đều dẫn đến
hợp đồng vô hiệu, mà xuất phát từ những điều kiện do luật định. Đây là những yếu
tố quan trọng khi xem xét hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn và tác giả sẽ trình bày vấn
đề này ở mục 1.3.
1.3. Các điều kiện cấu thành nhầm lẫn
1.3.1. Điều kiện về phạm vi nhầm lẫn
Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Khi một bên có lỗi vô ý
làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch
thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó,
nếu bên kia khơng chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu Tồ án tun bố
giao dịch vơ hiệu”.
Với quy định trên, Bộ luật Dân sự năm 2005 khẳng định nhầm lẫn là yếu tố
dẫn đến hợp đồng vô hiệu và xác định phạm vi nhầm lẫn là nhầm lẫn về nội dung
của giao dịch dân sự. Qua đó, cho thấy điều kiện về phạm vi nhầm lẫn là một trong
những điều kiện tiên quyết để xác định hợp đồng có vơ hiệu hay khơng.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, từ Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 (theo
khoản 3, Điều 15, Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, hợp đồng vô hiệu “khi một bên hợp
đồng bị nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng”), Bộ luật Dân sự năm 1995
(theo khoản 1, Điều 141, BLDS năm 1995, “khi một bên do nhầm lẫn về nội dung
chủ yếu của giao dịch mà xác lập giao dịch, thì có quyền u cầu bên kia thay đổi
nội dung của giao dịch đó; nếu bên kia khơng chấp nhận yêu cầu thay đổi của bên
bị nhầm lẫn, thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu Tồ án tun bố giao dịch vô
hiệu”), đến Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2005 đều chỉ đề cập tới nhầm lẫn về “nội
dung” của hợp đồng.
Vấn đề về “nội dung” mà pháp luật hiện hành đề cập đến có nhiều quan điểm
khác nhau. Cụ thể, theo Giáo trình Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh “Nội dung
của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp
16
đồng được thể hiện trong các điều khoản, điều kiện của hợp đồng”13. Có nghĩa là,
nội dung hợp đồng tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp
đồng, và cũng tùy từng loại hợp đồng mà có các điều khoản khác nhau. Ví dụ như,
hợp đồng mua bán hàng hóa, đối tượng của hợp đồng và vấn đề thanh toán là hai
nội dung quan trọng nhất. Thanh tốn là nghĩa vụ chính của bên mua trong giao
dịch mua bán hàng hóa. Thỏa thuận về mức giá mà bên mua phải thanh toán và
phương thức thanh toán là nội dung chủ yếu của thỏa thuận thanh tốn. Ngồi ra,
các thỏa thuận về tên hàng hóa, chất lượng của hàng hóa là những nội dung chủ yếu
liên quan đến đối tượng của hợp đồng.
Một vấn đề khác biệt giữa các quy định pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ về
cách sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến đối tượng nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng.
Trong khoa học luật dân sự, cho rằng: “nội dung của hợp đồng gồm nhiều loại như
điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ và điều khoản tùy nghi”14. Theo đó, Bộ
luật Dân sự 1995 sử dụng thuật ngữ “nội dung chủ yếu của giao dịch”, nội dung chủ
yếu của hợp đồng “là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó, thì hợp
đồng khơng thể giao kết được. Nội dung chủ yếu của hợp đồng do pháp luật quy
định; nếu pháp luật khơng quy định thì theo thỏa thuận của các bên”15, có nghĩa là
chỉ khi nào nhầm lẫn về những điều khoản quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng
mới xem đó là nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về nội dung hợp đồng, tuy
nhiên có thể hiểu rằng, nội dung của hợp đồng có rất nhiều vấn đề, ví dụ, đối tượng của
hợp đồng, tính chất của hàng hố, cơng việc...
Ví dụ: Nhầm lẫn về đối tượng hợp đồng (A và B ký hợp đồng mua bán gạo
loại 1 nhưng do vô ý nên lại giao nhận hàng là gạo loại 2); nhầm lẫn về tính chất
hợp đồng (giao kết hợp đồng là hợp đồng mua bán nhưng khi giao kết lại thành hợp
đồng tặng cho)…
13
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh, tr.314.
14
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd 15, tr.154.
15
Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 1995.