Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Pháp luật việt nam về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------------------------

VÕ VĂN LỊNH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

Ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỒN THỊ PHƯƠNG DIỆP

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------------------------

VÕ VĂN LỊNH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học
Kinh tế - Luật.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị trường Đại học Kinh tế - Luật
xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Võ Văn Lịnh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:

Bộ luật Dân sự

BLTTDS:

Bộ luật Tố tụng dân sự

BTP:

Bộ Tư pháp


HN&GĐ:

Hơn nhân và gia đình

TAND:

Tịa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

QSDĐ:

Quyền sử dụng đất


ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa


Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ................................6
1.1. Cơ sở lý luận của việc chia tài sản chung của vợ chồng .............................6
1.1.1. Tài sản chung của vợ chồng ........................................................................ 6
1.1.1.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng ...................................................... 6
1.1.1.2. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng ............................................ 7
1.1.2. Chia tài sản chung của vợ chồng ................................................................ 7
1.1.2.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng ............................................. 7
1.1.2.2. Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng ......................................... 8
1.1.3. Sơ lược lịch sử quy định của pháp luật Việt Nam về chia tài sản chung
của vợ chồng ................................................................................................. 9
1.1.3.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ Phong kiến ...... 9
1.1.3.2. Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật thời kỳ Pháp thuộc ...... 10

1.1.3.3. Chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam từ năm
1945 đến nay ............................................................................................ 10
1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chia tài sản của vợ
chồng khi ly hôn ......................................................................................... 12
1.2.1 Chế độ tài sản của vợ chồng ..................................................................... 13


iii
1.2.1.1. Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng .................................... 13
1.2.1.2. Nguyên tắc chung trong chế độ tài sản của vợ chồng ............................. 13

1.2.2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ........................................... 14
1.2.2.1. Khái niệm chế độ tài sản thỏa thuận ........................................................ 14
1.2.2.2. Các nội dung của chế độ tài sản thỏa thuận ............................................ 15
1.2.3. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định .............................................. 16
1.2.3.1. Tài sản chung của vợ chồng ..................................................................... 16
1.2.3.2. Tài sản riêng của vợ, chồng ..................................................................... 23
1.2.4. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ............................................ 24
1.2.4.1. Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ...................... 24
1.2.4.2. Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định ......................... 25
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ............................................ 34
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng .......... 34
2.1.1. Tình hình giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn .......... 34
2.1.2. Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn .............................................................................. 35
2.1.2.1. Vướng mắc về xác định cơng sức đóng góp và tỷ lệ chia tài sản chung .. 36
2.1.2.2. Vướng mắc trong việc xác định tài sản được tặng cho chung hay tặng
cho riêng, chia hay không chia khi ly hôn............................................................. 44
2.1.2.3. Vướng mắc trong việc xác định thời điểm vợ, chồng “có được” tài sản
quyền sử dụng đất là lúc nào, đó là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản
riêng, chia hay không chia theo yêu cầu của các bên ........................................... 47
2.1.2.4. Vướng mắc trong việc xác định là tài sản của vợ chồng hay của cha mẹ,
chia hay không chia cho vợ, chồng khi ly hôn ...................................................... 50


iiii
2.1.2.5. Vướng mắc trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng để phân
chia trong trường hợp vợ chồng có khoản thời gian ly thân ............................... 56
2.1.2.6. Vướng mắc trong việc xác định yếu tố lỗi và tỷ lệ phân chia tài sản

chung khi ly hôn..................................................................................................... 59
2.1.2.7. Vướng mắc trong việc thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con
khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn .................................................... 62
2.1.2.8. Vướng mắc trong việc ghi nhận sự tự thỏa thuận phân chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hơn trong trường hợp vợ, chồng có nghĩa vụ riêng về
tài sản đối với người khác ..................................................................................... 63
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hơn ............................................................................. 64
2.2.1. Xây dựng một số tiêu chí về cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào khối tài
sản chung; về yếu tố lỗi của vợ, chồng trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ
chồng để xác định tỷ lệ chia tài sản chung khi ly hôn........................................... 64
2.2.2. Quy định thống nhất xác định tài sản gia đình bên chồng tun bố cho
trong lễ đính hơn, lễ thành hôn theo phong tục, tập quán là cho chung vợ chồng
và trở thành tài sản chung của vợ chồng, phải được phân chia khi ly hôn .......... 65
2.2.3. Hướng dẫn xác định quyền sử dụng đất mà vợ, chồng “có được” trong
một số trường hợp cụ thể ...................................................................................... 65
2.2.4. Cần thống nhất xác định khối tài sản chung của vợ chồng để phân chia là
tài sản hiện còn ở thời điểm vợ chồng ly hôn........................................................ 66
2.2.5. Bổ sung nguyên tắc khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải
bảo đảm quyền lợi của con đã thành niên có khả năng lao động nhưng tại thời
điểm cha mẹ ly hơn chưa có điều kiện lao động để tự ni mình mà vẫn cịn
sống lệ thuộc vào cha mẹ....................................................................................... 67
2.2.6. Bổ sung nguyên tắc sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn không nhằm trốn tránh nghĩa vụ riêng về tài sản ..................... 68
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 69


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội,
quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hơn nhân và gia
đình cũng bị tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Tòa án các cấp,
trong cả nước số lượng các vụ việc về hơn nhân và gia đình mà Tòa án phải thụ
lý giải quyết ngày càng tăng1, trong đó chủ yếu là ly hơn và tranh chấp về tài
sản.
Ngày nay, ly hơn đã được nhìn nhận với bản chất tích cực và tiến bộ của
nó. Dưới góc độ pháp lý, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2015 ghi
nhận ly hôn là quyền của vợ chồng2; trong Luật Hơn nhân và gia đình ly hơn
được ghi nhận là một chế định độc lập, nó là cơ sở cho Tòa án và các bên
đương sự giải quyết vấn đề ly hơn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải
phóng con người ra khỏi sự ràng buộc khơng cần thiết khi tình cảm vợ chồng
khơng cịn. Nhà nước đặt ra chế độ hơn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ,
nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hịa thuận, bền vững, ngay cả khi gia đình đó
tan vở thì sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm
bảo. Đó là sự tiến bộ thể hiện quyền tự do ly hôn của vợ chồng3.
Khi ly hôn, vợ, chồng thường xảy ra các tranh chấp về nhân thân và tài
sản, đặc biệt là về tài sản. Quan hệ tài sản giữa vợ, chồng là quan hệ tài sản gắn
liền với nhân thân, tồn tại trong thời kỳ hơn nhân, khơng có tính đền bù ngang
giá và khơng xác định được cơng sức đóng góp cụ thể của các bên nên khi xảy
ra tranh chấp thì việc phân chia tài sản chung của vợ chồng là tương đối khó
khăn, phức tạp gây nhiều tranh cãi trong các vụ giải quyết ly hơn tại các cấp
Tịa án. Ngun nhân của tình trạng trên có nhiều, trong đó có ngun nhân do
sự chưa hồn thiện của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn
dẫn đến có cách hiểu, cách vận dụng khơng thống nhất.

1

TAND tối cao (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017; Các phụ lục thống kê số liệu giải quyết án.

Điều 36 Hiến pháp năm 2013; Điều 39 BLDS năm 2015.
3
Khoản 1 Điều 39 BLDS năm 2015; điểm e khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014.
2


2

Đối với tác giả, thực hiện vai trò, trách nhiệm của người Thẩm phán,
thường xuyên phải nghiên cứu, áp dụng các quy định của pháp luật có liên
quan để giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng trong các vụ án xin ly
hôn, nhận thấy rằng nội dung này hết sức cần thiết phải nghiên cứu.
Với những lý do trên tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật Việt
Nam về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn” làm Luận văn tốt
nghiệp cho khóa cao học Luật dân sự và Tố tụng dân sự tại Trường Đại học
Kinh tế - Luật.
2. Tình hình nghiên cứu:
Xuất phát từ vai trị quan trọng của gia đình trong xã hội nên việc nghiên
cứu về các tranh chấp liên quan đến quan hệ hơn nhân và gia đình trong đó có
vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng luôn được quan tâm và chú ý, được
nhiều nhà nghiên cứu và các học giả đề cập. Có thể tạm phân loại các cơng
trình nghiên cứu này thành ba nhóm lớn như sau:
Nhóm các luận văn, luận án: Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trong
nhóm này gồm có: Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, luận án tiến sĩ, 2005); Xác định chế độ tài sản của
vợ chồng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nguyễn Hồng Hải, luận văn thạc
sĩ, 2002); Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn
áp dụng và hướng hoàn thiện (Nguyễn Thị Hạnh, luận văn thạc sĩ, 2012); Giải
quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (Đinh Thị
Minh Mẫn, luận văn thạc sĩ, 2014); … Các công trình này hoặc có phạm vi

nghiên cứu rộng, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong vấn đề chia tài
sản vợ chồng, hoặc chỉ giải quyết một khía cạnh nhỏ trong chế định chia tài sản
chung của vợ chồng.
Nhóm sách giáo trình, sách chun khảo: Trong nhóm này có thể kể đến
một số cơng trình tiêu biểu như Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật
HN&GĐ năm 2000 (Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, 2002, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội); Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam (Nguyễn Ngọc
Điện, 2002, Nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh); Giáo trình Luật HN&GĐ Việt
Nam (Trường Đại học luật Hà Nội); … Trong các cuốn sách trên, chế định chia


3

tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thường chỉ được phân tích một cách có
tính chất tổng qt.
Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí: Có thể kể đến một số bài như
Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp
luật hơn nhân gia đình hiện hành (Nguyễn Hồng Hải, 2003, Tạp chí Luật học,
số 5); Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân
(Nguyễn Phương Lan, 2002, Tạp chí Luật học, số 6); Ngun tắc suy đốn tài
sản chung trong Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam và Luật dân sự pháp
(Đồn Thị Phương Diệp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử 10/11/2008); Áp
dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận trong việc giải quyết việc chấm dứt quan
hệ tài sản giữa vợ và chồng (Đoàn Thị Phương Diệp, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp điện tử 27/6/2016)... Các cơng trình này chỉ tập trung phân tích các vấn
đề liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc
đề cập đến nguyên tắc xác định tài sản chung của vợ chồng, chứ không đề cập
đến các nội dung liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn.
Có thể nói, các cơng trình nghiên cứu đã đề cập tương đối tồn diện đến
chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong đó có chia tài sản chung của vợ

chồng khi ly hơn, nhưng phần lớn được thực hiện trước khi có Luật HN&GĐ
năm 2014. Vì vậy, với xu hướng các vụ án ly hôn và chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn hiện nay ngày càng tăng và việc Luật HN&GĐ năm 2014
được ban hành và bước đầu đi vào áp dụng trong thực tiễn xét xử thì việc
nghiên cứu các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi
ly hôn là điều rất quan trọng.
3. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ các cơ sở pháp lý về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn,
thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của
vợ chồng khi ly hơn qua cơng tác xét xử, qua đó thấy được những tiến bộ của
pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng
dẫn thi hành, đồng thời thấy được những vướng mắc trong quá trình áp dụng
các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của


4

vợ chồng, đề ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác xét xử chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề
lý luận và thực tiễn giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thông
qua các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn các vụ án cụ thể mà Tòa
án đã giải quyết về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Về phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ Luật học, trên
cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạt được trong các cơng trình
nghiên cứu trước đây, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài trong phạm vi là quy
định của pháp luật Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Đề
tài chỉ nghiên cứu quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn, còn những quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

kỳ hôn nhân, chia tài sản chung của vợ chồng khi chấm dứt quan hệ hôn nhân
bằng hình thức khác khơng được nghiên cứu trong đề tài này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với quan
điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp lịch sử, phương pháp
tổng hợp, phân tích, tổng kết thực tiễn, so sánh, điều tra xã hội học cũng sẽ
được sử dụng đồng thời với các phương pháp quy nạp, hệ thống hóa các vấn đề
cần nghiên cứu ở mức độ phù hợp để hoàn thành mục tiêu của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Luận văn này là một cơng trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu,
góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề pháp lý của
việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn, từ đó chỉ ra những vướng mắc
trong quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này.


5

Lợi ích thực tiễn của luận văn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu trong
hoạt động học tập và nghiên cứu cho sinh viên, giảng viên, những người
nghiên cứu khoa học quan tâm đến vấn đề này, làm tài liệu tham khảm cho
những người có chức năng, nhiệm vụ áp dụng pháp luật giải quyết chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hơn, ngồi ra nó cịn mang tính định hướng cho các
nhà làm luật để sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn phù hợp với thực tiễn và sự vận động phát triển
của xã hội.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của Luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện các quy định của
pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
1.1. Cơ sở lý luận của việc chia tài sản chung của vợ chồng
1.1.1. Tài sản chung của vợ chồng
Trong quá trình vợ chồng chung sống, ngồi tình cảm thì giữa vợ chồng
cịn cần có tài sản chung, tài sản chung được coi là một điều kiện khơng thể
thiếu để duy trì mối quan hệ vợ, chồng. Tài sản của vợ chồng là một loại tài sản
theo pháp luật dân sự vì vậy nghiên cứu tài sản của vợ chồng phải đặt trong bối
cảnh của chế định tài sản nói chung. Tài sản theo nghĩa Từ điển tiếng Việt là
của cải, vật chất dùng vào mục đích sản xuất và tiêu dùng, theo quy định tại
BLDS thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản hiện có và
tài sản hình thành trong tương lai4.
1.1.1.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng
Tài sản tồn tại trong quan hệ giữa vợ và chồng gồm có tài sản chung của
vợ chồng và tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản
thuộc sở hữu chung của cả vợ và chồng - vợ chồng cùng là chủ sở hữu đối với
khối tài sản đó, là hình thức sở hữu chung đặc biệt. Xuất phát từ quan hệ hôn
nhân, sự tồn tại của chế độ tài sản chung vợ chồng phụ thuộc vào sự tồn tại của
quan hệ hôn nhân và chấm dứt khi một trong hai vợ chồng chết hoặc có bản án,
quyết định của Tịa án cho vợ chồng ly hơn.

Tài sản chung của vợ, chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, khi vợ,
chồng chưa phân chia tài sản thì khơng xác định được tỷ lệ tài sản của mỗi
người. Khi hai bên thỏa thuận phân chia xong hoặc có quyết định phân chia
của Tịa án thì phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung mới được
xác định. Đây là điểm khác biệt đặc trưng của tài sản chung vợ, chồng so với
các tài sản chung theo phần. Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân
chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
4

Điều 163 BLDS năm 2005 (Điều 105 BLDS năm 2015).


7

Từ những phân tích trên, có thể hiểu rằng “Tài sản chung của vợ chồng
là những tài sản được hình thành hoặc tạo ra phù hợp với những căn cứ xác
lập tài sản chung vợ chồng theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình”5.
1.1.1.2. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể các căn cứ xác lập tài sản
chung vợ chồng tại Điều 33 như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp
được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa
thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng
để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ,
chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là
tài sản chung”.
Khác với tài sản chung đơn thuần, tài sản chung vợ, chồng có nguồn gốc
tạo ra từ thời kỳ hơn nhân, có thể do vợ, chồng lao động tạo ra hoặc từ những
hành vi pháp lý diễn ra trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản chung có thể chỉ do vợ,
chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, quy định này thể hiện sự gắn kết “Như
hai mà một” của quan hệ hôn nhân. Đây là điểm khác biệt của tài sản chung vợ
chồng so với các tài sản chung theo phần khác.
1.1.2. Chia tài sản chung của vợ chồng
1.1.2.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng
5

Đinh Thị Minh Mẫn “Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn”, luận văn thạc sĩ
Luật học, 2014.


8

Bình thường, tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất phần quyền sở hữu của vợ, chồng không được xác định trước. Khi đem chia,
khối tài sản chung được phân, tách thành từng phần (theo hiện vật hoặc theo
giá trị) để vợ chồng có sở hữu riêng.
Điều kiện hình thành và duy trì khối tài sản chung của vợ chồng là có
tồn tại quan hệ hơn nhân hợp pháp giữa vợ chồng. Khi một đồng sở hữu chung
hợp nhất khơng cịn do vợ chồng ly hơn hoặc vợ, chồng chết trước, lúc này,
thời ky hôn nhân chấm dứt, khối tài sản chung của vợ chồng không cịn cơ sở
để duy trì và phát triển. Mặt khác, khi vợ, chồng chết, chia tài sản chung của vợ
chồng còn nhằm đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế theo quy định

của pháp luật về thừa kế và để vợ, chồng cịn sống có thể thực hiện đầy đủ
quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Bên cạnh đó, thực tiễn
phát triển địi hỏi phải có một cơ chế hợp lý, vừa tạo điều kiện cho vợ, chồng
đầu tư kinh doanh; thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác…vừa đảm bảo sự ổn
định, phát triển của gia đình cũng là một trong những cơ sở để nhà làm luật xây
dựng các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng.
Từ phân tích trên, có thể hiểu rằng “Chia tài sản chung của vợ chồng là
phân chia tài sản chung của vợ chồng thành từng phần thuộc sở hữu riêng của
vợ và chồng”6.
1.1.2.2. Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng
Khác với Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 không đặt
ra các điều kiện để vợ, chồng được quyền phân chia tài sản chung, điều đó có
nghĩa vợ, chồng có quyền thỏa thuận phân chia hoặc yêu cầu tòa án phân chia
tài sản chung của họ vào bất cứ lúc nào, họ có quyền u cầu phân chia một
phần hoặc tồn bộ tài sản chung, miễn là việc phân chia này không gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con,
đồng thời khơng nhằm mục đích trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản.
Khi tài sản được chia tại Tòa án, chia tài sản chung bắt đầu bằng việc áp
dụng nguyên tắc chia đôi, việc tính tốn cơng sức đóng góp của vợ, chồng cũng
6

Nguyễn Thị Hạnh “Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn áp dụng và hướng
hoàn thiện”, luận văn thạc sĩ Luật học, 2012.


9

chỉ mang tính ước lượng tương đối mà khơng thể tính tốn số học một cách
tuyệt đối như đối với các trường hợp đóng góp ở hình thức sở hữu chung theo
phần. Đặc biệt hơn, khi vợ, chồng chết tài sản chung được chia đôi mà không

xét đến công sức đóng góp nhiều hay ít của vợ, chồng. Cơ chế phân chia này
duy nhất chỉ xuất hiện ở chia tài sản chung của vợ chồng.
1.1.3. Sơ lược lịch sử quy định của pháp luật Việt Nam về chia tài sản
chung của vợ chồng
1.1.3.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ Phong
kiến
Pháp luật dưới các triều đại phong kiến Việt Nam hầu như thiếu vắng
các quy định về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, giữa vợ và
chồng đặt biệt là chia tài sản chung của vợ chồng. Ở thời kỳ này quan hệ gia
đình mang nặng tính chất gia trưởng, quyền uy, phục tùng trong đó người vợ
phụ thuộc tuyệt đối vào người chồng. Chế độ sở hữu chung của vợ chồng cũng
được xác lập nhưng vẫn còn hạn chế.
Tiêu biểu ở giai đoạn này là hai bộ luật: Quốc Triều Hình Luật dưới triều
Lê và bộ Hồng Việt Luật Lệ dưới thời nhà Nguyễn. Cả hai bộ luật này đều ghi
nhận sự tồn tại chế độ sở hữu chung về tài sản của vợ chồng, đấy chính là “tần
tảo điền sản”. Pháp luật thời kỳ này quy định hai trường hợp chia tài sản chung
của vợ chồng khi một bên chết trước và chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hơn.
Quốc Triều Hình Luật quy định khi vợ hoặc chồng chết thì điền sản đều
chia đơi mỗi người một phần. Đây là một quy định tiến bộ thể hiện sự bình
đẳng của người vợ đối với người chồng trong quan hệ tài sản. Tuy nhiên do
hạn chế của xã hội bấy giờ nên quyền lợi của người vợ cũng chưa thật sự được
bảo đảm, thể hiện ở chỗ: “nếu người vợ cịn sống mà cải giá thì phải trả lại điền
sản đã được chia”. Trường hợp vợ chồng ly hơn, nếu vợ chồng có con thì tài
sản chung khơng được chia; nếu khơng có con mà ly hơn thì tài sản chung của
vợ chồng được chia đôi cho mỗi người. Trường hợp người vợ “phạm gian” mà
ly hơn thì khơng những khơng được chia tài sản chung, mà cịn không lấy được
tài sản riêng.



10

1.1.3.2. Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật thời kỳ Pháp

thuộc
Sau khi hồn tất tiến trình xâm lược, để đảm bảo và duy trì nền móng cai
trị thực dân ở nước ta, thực dân Pháp đã chia nước ta làm 3 miền với ba chế độ
để dễ bề cai trị. Ở mỗi miền áp dụng các Bộ luật Dân sự riêng, trong đó quy
định điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân gia định.
- Tại Bắc kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1931.
- Tại Trung kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1936.
- Tại Nam kỳ áp dụng quy định trong Bộ dân luật Giản yếu năm 1883.
Pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì hai trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng như thời kỳ Phong kiến là chia khi một bên chết trước và chia tài sản
chung khi ly hôn. Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn bộ dân luật Bắc kỳ quy định, nếu vợ chồng có con mà ly hơn thì tài sản
chung của vợ chồng khơng được chia theo nguyên tắc chia đôi mà người vợ chỉ
được chia một phần trong tài sản chung tùy theo kỷ phần mà người vợ đóng
góp. Nếu “phạm gian” mà ly hơn thì phần mà người vợ được chia sẽ bị bớt đi
một nữa. Nếu người vợ ly hôn mà khơng có con thì sẽ được lấy lại kỷ phần của
mình và một nữa tài sản chung.
Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước, bộ
dân luật Bắc kỳ quy định không chia mà giữ nguyên, chỉ đặt ra vấn đề chia khi
người vợ còn sống mà cải giá.
Trong bộ dân luật Giản yếu 1883 khơng thừa nhận chế độ cộng đồng tài
sản, tồn bộ tài sản trong gia định đều thuộc sở hữu của người chồng. Do đó
khơng đặt ra vấn đề chia tài sản.
1.1.3.3. Chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam từ
năm 1945 đến nay
Giai đoạn 1945 - 1954:

Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời. Năm 1950 Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về hôn
nhân gia đình là: Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL. Sắc lệnh vẫn duy trì


11

các trường hợp chia tài sản chung của luật cũ, tuy nhiên việc quy định về vấn
đề chia tài sản còn rất chung chung. Sắc lệnh chưa quy định rõ về cách thức
chia, nguyên tắc chia cũng như hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung.
Ở thời kỳ này Nhà nước ta chưa ban hành bộ luật Dân sự mới, thay vào
đó là việc duy trì áp dụng bộ dân luật Bắc kỳ và bộ dân luật Trung kỳ trên cơ
sở có chọn lọc các yếu tố tiến bộ, xóa bỏ các quy định hủ tục, lạc hậu. Mà theo
các bộ dân luật này quy định, chế độ tài sản chung của vợ chồng là chế độ cộng
đồng tồn sản. Do đó việc Sắc lệnh chỉ quy định các trường hợp chia mà chưa
dự liệu nguyên tắc chia thì vẫn áp dụng ngun tắc chia đơi.
Giai đoạn 1954 - 1975:
Ở miền Nam: Luật gia đình 1959 khơng quy định về hai trường hợp chia
tài sản chung khi ly hôn và khi vợ, chồng chết trước. Sắc luật 15/64 chỉ dự liệu
chia tài sản chung khi vợ chồng ly thân hoặc ly hôn. Bộ Dân luật 1972 dự liệu
cả ba trường hợp chia tài sản chung đó là khi vợ, chồng chết; khi vợ chồng ly
thân và ly hôn. Ngồi ra, trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng cũng có thể làm
đơn u cầu Tịa án tun bố sự biệt sản trong một số trường hợp được luật dự
liệu.
Ở miền Bắc: Năm 1959, lần đầu tiên Luật HN&GĐ được ra đời, hay còn
gọi là Đạo luật số 13. Theo Luật HN&GĐ năm 1959 tài sản chung của vợ
chồng là tài sản chung hợp nhất, tức mọi tài sản mà vợ chồng có trước và sau
khi kết hơn đều là tài sản chung của vợ chồng, luật không thừa nhận tài sản
riêng. Luật quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là: chia tài
sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và chia khi ly hôn. Khi một bên

vợ, chồng chết hoặc khi hai vợ chồng ly hôn tài sản chung sẽ được chia “căn cứ
vào sự đóng góp về cơng sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ
thể của gia đình”7.
Giai đoạn 1975 đến nay:
Luật HN&GĐ năm 1986 được Nhà nước ban hành vào những năm đầu
của thời kỳ đổi mới. Về quy định chia tài sản chung của vợ chồng so với Luật
7

Điều 16 và Điều 29 Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959.


12

HN&GĐ năm 1959 có nhiều điểm tiến bộ hơn, đó là quy định chia tài sản
chung trong ba trường hợp: Chia khi ly hôn, chia khi một bên chết trước và
chia trong thời kỳ hôn nhân. Về nguyên tắc chia tài sản khi một bên chết trước
và chia trong thời kỳ hôn nhân sẽ chia như khi ly hôn, đồng thời áp dụng cả
pháp luật về thừa kế theo Thông tư số 81/1988. Cịn khi ly hơn sẽ theo ngun
tắc “tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét một cách hợp
lý đến tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình và cơng sức đóng góp
của mỗi bên”8.
Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật
HN&GĐ năm 2014 cũng quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong ba
trường hợp: chia khi ly hôn, chia khi một bên chết trước và chia trong thời kỳ
hôn nhân.
Như vậy trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và thực tế
lúc bấy giờ mà việc quy định về chia tài sản chung của vợ chồng có khác nhau.
Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam đang ngày một củng cố và hồn thiện, góp
phần điều chỉnh các quan hệ hơn nhân và gia đình ngày một tốt hơn. Đồng thời
thúc đẩy xã hội ngày một tiến lên, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh9.

1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chia tài sản của
vợ chồng khi ly hôn
Khi ly hôn, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng được đặt ra như một
tất yếu vì ly hơn làm chấm dứt quan hệ hơn nhân của vợ chồng, chấm dứt cơ sở
hình thành, phát triển của khối tài sản chung, đồng thời với sự chấm dứt quan
hệ hơn nhân thì chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng chấm dứt kể từ thời
điểm ly hôn.
Tranh chấp về tài sản vợ chồng thường xảy ra chủ yếu và gần như đồng
thời cùng với việc ly hôn, điều này là hợp lý bởi lẽ khi ly hơn thì vợ chồng đã
có sự sứt mẻ về tình cảm, sự u thương gắn bó trong thời kỳ hơn nhân khơng

8

Điều 42 Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986.
Nguyễn Thị Hạnh, “Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn áp dụng và hướng
hoàn thiện”, luận văn thạc sĩ Luật học, 2012.
9


13

cịn nên cùng với việc ly hơn họ sẽ có sự tranh giành, hơn thua nhau trong vấn
đề phân chia tài sản.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện phụ
thuộc vào chế độ tài sản mà các bên đã lựa chọn khi kết hôn. Theo quy định
của pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành, chế độ tài sản của vợ
chồng bao gồm hai loại: chế độ tài sản theo thỏa thuận, chế độ tài sản theo luật
định10.
Như vậy, để xác định chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như thế
nào, cần làm rõ chế độ tài sản của vợ chồng là gì và từng loại chế độ tài sản của

vợ chồng mà pháp luật đã quy định.
1.2.1. Chế độ tài sản của vợ chồng
1.2.1.1. Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản,
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường
hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định.
Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu của vợ chồng.
Vợ chồng với tư cách là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hơn nhân và gia
đình, vừa là chủ thể của quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sở hữu của mình
tham gia các giao dịch dân sự.
1.2.1.2. Nguyên tắc chung trong chế độ tài sản của vợ chồng
Việc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc theo luật định, đều phải
tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo quyền bình đẳng của vợ, chồng. Theo đó, vợ, chồng bình
đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung; không phân biệt lao động trong gia đình và lao động có thu
nhập.

10

Điều 28 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.


14

- Đảm bảo lợi ích chung của gia đình. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm
điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cầu gia đình. Có quyền, nghĩa vụ thực
hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trong trường hợp
vợ chồng khơng có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu

cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo
khả năng kinh tế của mỗi bên.
- Đảm bảo quyền lợi của người thứ ba ngay tình. Trong giao dịch với
người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài
khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch
liên quan đến tài sản đó. Trong giao dịch với người thư ba ngay tình thì vợ,
chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không đăng
ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên
quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ
người thứ ba ngay tình.
1.2.2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
1.2.2.1. Khái niệm chế độ tài sản thỏa thuận
Pháp luật HN&GĐ do nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành trước đây chỉ ghi nhận duy nhất một chế độ tài sản của vợ chồng, đó
là chế độ tài sản theo luật định. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định phù
hợp với quan niệm và tình trạng kinh tế trong phần lớn các gia đình ở Việt
Nam. Tuy nhiên, việc áp đặt một chế độ tài sản trong hôn nhân cho tất cả các
cặp vợ chồng là cứng nhắc, không đáp ứng nhu cầu của một số cặp vợ chồng
muốn thực hiện một chế độ hôn sản phù hợp với tình trạng kinh tế của họ và
gia đình; khơng đảm bảo quyền tự định đoạt của người có tài sản được quy
định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Về nguyên tắc, mỗi cá nhân có quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo ý chí
của mình, miễn sao khơng xâm phạm lợi ích của người khác, khơng trái đạo
đức xã hội11.

11

Bộ Tư pháp (2013), “Bản thuyết minh Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hơn nhân và gia
đình năm 2000”.



15

Như vậy, “Chế độ tài sản thỏa thuận (hay còn gọi là chế độ tài sản ước
định), là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ
thống trên cơ sở sự cho phép của pháp luật để thay thế cho chế độ tài sản luật
định nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng”12.
1.2.2.2. Các nội dung của chế độ tài sản thỏa thuận
* Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa
thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hơn, bằng hình thức văn
bản có cơng chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa
thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn13. Như vậy, nếu trước khi xác
lập hôn nhân, vợ chồng không thỏa thuận xác lập chế độ tài sản theo thỏa
thuận, thì sau khi xác lập hơn nhân, họ khơng có quyền thỏa thuận để xác lập
chế độ tài sản này. Mặt khác, thỏa thuận đó phải khơng vi phạm các nguyên tắc
chung đối với chế độ tài sản của vợ chồng. Cụ thể là không xâm phạm đến
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, khơng xâm phạm lợi ích chung của gia
đình cũng như quyền lợi của người thứ ba.
* Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là quyền của vợ chồng, do
vậy nội dung của thỏa thuận dựa vào ý chí của vợ chồng, tuy nhiên trong văn
bản thỏa thuận phải đảm bảo các nội dung cơ bản về: Tài sản được xác định là
tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối
với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; Tài sản để đảm bảo
nhu cầu thiết yếu của gia đình; Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài
sản khi chấm dứt chế độ tài sản.
* Căn cứ để tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu
khi thỏa thuận không tuân thủ hiệu lực của một giao dịch dân sự; hoặc thỏa


12

TS. Đoàn Thị Phương Diệp, “Áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận trong việc giải quyết việc chấm dứt
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng”. Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, 27/6/2016.
13
Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.


16

thuận vi phạm các nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng14; vi phạm
nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích
hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình 15 thì khơng có
giá trị pháp lý.
Người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu16.
* Hậu quả pháp lý của tuyên bố vô hiệu đối với thỏa thuận về chế độ tài
sản giữa vợ và chồng
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tịa án tun bố vơ
hiệu tồn bộ hoặc vơ hiệu một phần. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng bị Tịa án tun bố vơ hiệu tồn bộ thì chế độ tài sản của vợ
chồng theo luật định được áp dụng; Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng bị tuyên bố vơ hiệu một phần thì các nội dung khơng bị vô hiệu
vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vơ hiệu thì các quy định tương ứng
về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng17.
1.2.3. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định là chế độ tài sản mà ở đó
pháp luật đã dự liệu từ trước về căn cứ, nguồn gốc thành phần các loại tài sản
chung và tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với

từng loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ
chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng
của vợ chồng. Theo pháp luật hơn nhân gia đình Việt Nam hiện hành, chế độ
tài sản của vợ chồng theo luật định gồm các nội dung sau:
1.2.3.1. Tài sản chung của vợ chồng

14

Điểm b, khoản 1, Điều 50 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
Điểm c, khoản 1, Điều 50 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 (Ví dụ: thỏa thuận của vợ chồng về việc sau
khi ly hơn, bên khơng trực tiếp ni con khơng có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con; thỏa thuận khi một bên chết
trước, bên cịn lại được hưởng tồn bộ di sản thừa kế của người chết).
16
Khoản 1, Điều 28; khoản 8, Điều 29 BLTTDS năm 2015; khoản 1 Điều 50 Luật HN&GĐ 2014; khoản 2
Điều 15 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ; khoản 2 Điều 7 Thơng tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016.
17
Khoản 2 Điều 50 Luật HN&GĐ năm 2014; Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBTP ngày 06/01/2016.
15


17

Về căn cứ xác lập tài sản chung, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ
thể các căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng như sau18:
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh
Đây là nhóm tài sản chủ yếu của vợ chồng. Duy trì, phát triển tài sản
chung, chăm lo đời sống chung trong gia đình phần lớn đều dựa vào loại tài sản
này. Bởi một lẽ, tài sản này gắn liền với việc phát sinh quan hệ nhân thân giữa

vợ, chồng và tồn tại cùng với sự tồn tại của quan hệ hôn nhân, mà đặc trưng
của quan hệ hôn nhân là tồn tại lâu dài, bền vững. Tài sản để xác định là tài sản
chung trong trường hợp này phải là: Tài sản mà vợ, chồng có được trong thời
kỳ hôn nhân19. Tức sau khi họ đã trở thành vợ chồng. Nếu một tài sản mà
người vợ hoặc người chồng có được trước khi họ trở thành vợ chồng là tài sản
của riêng người đó. Khối tài sản chung trên của vợ chồng có thể được tạo thành
từ ba nguồn: Do người vợ tạo ra; do người chồng tạo ra và do cả vợ chồng
cùng tạo ra. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau
đối với tài sản chung20, và khi vợ chồng ly hôn, về ngun tắc Tịa án sẽ chia
đơi tài sản chung, nếu vợ chồng không tự phân chia21.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật phát sinh tự
nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình; Lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác
tài sản riêng của mình. Trước khi có Luật HN&GĐ năm 2014, khối tài sản này
không được xác định rõ là tài sản chung hay tài sản riêng của bên vợ, chồng có
tài sản, vì vậy trong khoa học pháp lý đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Với quy định trên của Luật HN&GĐ năm 2014, điều này đã được xác định rõ,
tất cả đều là tài sản chung của vợ chồng.

18

Điều 33 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hơn đến khi chấm
dứt hôn nhân. Khoản 3 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014. Tuy nhiên, các trường hợp hôn nhân thực tế trước
ngày 03/01/1987, thời kỳ hơn nhân lại tính từ khi sống chung đến khi chấm dứt hôn nhân. Do vậy, có trường
hợp trước khi kết hơn, giữa họ đã tồn tại vợ chồng.
20
Khoản 1, Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
21

Khoản 2, Điều 59 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
19


18

Bản chất của quan hệ hôn nhân là vợ chồng phải cùng nhau chung sức,
chung long trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, phải
cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, vì vậy hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng được xác định là tài sản
chung của vợ chồng, đây cũng có thể xem là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh mà vợ, chồng có được trong
thời kỳ hơn nhân.
Tuy nhiên, khơng phải tất cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của
vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng, vì cũng có
trường hợp Luật lại xác định đây là tài sản riêng của vợ, chồng có tài sản. Nếu
hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng có được sau khi họ đã
chia tài sản chung, thì đây là tài sản riêng của vợ, chồng có tài sản, trừ khi họ
có thỏa thuận khác22.
Các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Thu nhập hợp pháp khác ở đây được hiểu là những khoản thu nhập
khơng thuộc nhóm tài sản thứ nhất vừa nêu. Có thể đó là tiền vợ, chồng trúng
xổ số23, số tiền thưởng mà vợ, chồng nhận được, hay khoản tiền trợ cấp 24, tài
sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS như xác lập
quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu; xác lập
quyền sở hữu đối với vật bị chơn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy; xác lập
quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên; xác lập quyền sở

22


Khoản 1, Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:
“Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có
thỏa thuận khác. Phần tài sản cịn lại khơng chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”.
23
Theo quan điểm thể hiện trong giáo trình Bình luận khoa học Luật hơn nhân gia đình Việt Nam (tập II, tr 11)
của tác giả Nguyễn Ngọc Điện: Vấn đề có thể sẽ rất rắc rối trong trường hợp tờ vé số trúng thưởng nguyên là
tài sản được tặng cho riêng. Tờ vé số trúng thưởng tự nó là một tài sản có giá trị thực ngang với giá trị giải
thưởng; tài sản đó thậm chí chuyển nhượng được theo giá trị thực. Ta nói rằng trong trường hợp này giá trị của
giải thưởng là hình thức biểu hiện giá trị của tờ vé số sau khi xổ số. Bởi vậy: 1. Nếu tờ vé số nguyên là tài sản
riêng (ví dụ, do được tặng cho riêng), thì giải thưởng là tài sản riêng; 2. ngược lại, nếu tờ vé số là tài sản chung
(chẳng hạn, do được mua bằng tiền lương), thì giải thưởng là tài sản chung.
24
Tuy nhiên khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng nhận được theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có
cơng với cách mạng; Quyền tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng lại xác định là tài sản riêng của vợ,
chồng (Khoản 3, Điều 11 Nghị định số 126/ 2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật hơn nhân và gia đình).


×