Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phát hiện loài cá heo nước ngọt quý hiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.15 KB, 1 trang )

Phát hiện loài cá heo nước ngọt quý hiếm
ảnh minh họa
Irrawaddy là một trong những loài cá heo nước ngọt hiếm nhất thế giới vừa được phát
hiện với số lượng nhiều đến ngạc nhiên trong vùng rừng ngập nước ở Bangladesh. Các
nhà bảo tồn từng cho rằng loài cá heo Irrawaddy đã bị giảm số lượng xuống chỉ còn vài
trăm, nhưng họ vừa thống kê được có khoảng 6.000 cá thể đang sống tại khu rừng đước
Sundarban và cửa Vịnh Bengal.
Rừng Sundarban - theo tiếng Bengal nghĩa là "khu rừng đẹp" - nằm trong vùng châu thổ Ganges giáp với 2 con sông thuộc
vịnh Bengal. Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu về động vật có vú được tiến hành tại khu vực này.
Brian Smith, thuộc Hội Bảo tồn đời sống hoang dã (trụ sở tại New York), cho biết: "Mỗi lần chúng tôi thực hiện nghiên cứu về
số lượng của một loài sinh vật nào đó thì có vẻ như chúng đang trên bờ tuyệt chủng. Tuy nhiên, thật là một bất ngờ thú vị khi
phát hiện rằng Bangladesh là nơi nuôi dưỡng số lượng lớn loài cá heo nước ngọt cực hiếm này".
Khám phá này là rất đáng chú ý bởi vì các nhà khoa học không biết có bao nhiêu con cá heo Irrawaddy còn tồn tại. Theo các
nhà nghiên cứu, bước tiếp theo sẽ là tìm biện pháp để giữ cho loài vật này sinh tồn. Một loài cá heo hiếm - cá heo sông
Dương Tử - đã bị tuyệt chủng và một loài khác - cá heo sông Ganges - đang trên bờ tuyệt chủng.
Nhiều hiểm họa đe dọa loài cá heo Irrawaddy là do con người. Việc xây đập nước đã làm giảm lưu lượng nước ngọt ở nhiều
vùng thuộc Bangladesh và số lượng loài vật này đang giảm do thỉnh thoảng bị ngư dân đánh bắt.
Cá heo Irrawaddy, có đầu to tròn, có thể phát triển đến 2,5m chiều dài và có họ hàng với cá kình, hoặc cá voi sát thủ. Loài
này sống ở những con sông lớn, cửa sông và các phía ở vùng Nam và Đông Nam Á. Ở Myanmar, cá heo giúp chỉ đường
cho ngư dân tìm được luồng cá và ở Bangladesh, cá heo được coi là vật linh.
Smith cho biết: "Không có thị trường cho các sản phẩm từ cá heo. Ở quốc gia như Bangladesh, nơi thiếu hụt protein và thức
ăn khan hiếm, thì việc làm tổn hại tới cá heo là điều cấm kị. Điều này mở ra hy vọng lớn cho các nhà bảo tồn vì ngư dân nơi
đây tỏ ra hiểu và nhiệt tình hợp tác với họ".
Kết quả nghiên cứu được chia sẻ trong hội nghị về động vật hữu nhũ được bảo vệ ở vùng Hawaii hôm 1/4 và được công bố
trên tạp chí Nghiên cứu và quản lý động vật biển hữu nhũ (Mỹ). Các nhà bảo tồn hiện đang làm việc với Chính phủ
Bangladesh để thiết lập khu bảo tồn loài cá heo quý hiếm này
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
1

×