Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.48 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TĨM TẮT LUẬN VĂN </b>
<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
Theo Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành trung ương về nông nghiệp, nông thôn
đã khẳng định xây dựng NTM là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến
lược lâu dài, là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và phải có sự đầu tư của Nhà nước, được
thực hiện đồng bộ trên cơ sở kế thừa và phát triển, có bước đi vững chắc, lộ trình phù hợp
đối với từng địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện, cần phải huy động mọi
nguồn lực để đầu tư và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trước mắt sẽ ưu tiên đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Xây dựng NTM còn là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị và tồn xã hội, trong đó người dân ở nông thôn là chủ thể trực tiếp dưới sự
lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý, điều hành của chính quyền và sự tham gia tích cực của Mặt
<b>trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, nhất là cơ sở. </b>
Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội –
Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong những năm gần đây kinh tế Bắc Ninh có nhiều khởi sắc
với tốc độ tăng trưởng khá cao so với các địa phương khác trong cả nước, thường xuyên
dẫn đầu trong khu vực miền Bắc. Nhờ đó mà đời sống nhân dân cả khu vực thành thị và
nông thôn được cải thiện một cách rõ rệt. Thực hiện nghị quyết số 800/QĐ-TTg ngày
4/6/2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Năm 2011 khi mới bắt đầu triển khai Chương
trình, số tiêu chí bình qn tồn tỉnh đạt 8,84 tiêu chí/xã đến nay đã đạt 15,71 tiêu chí/xã.
Một vài tiêu chí quan trọng như thu nhập bình quân đầu người tăng 18% lên mức 35,5
triệu đồng/người dân khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên tăng từ
48,3% năm 2011 lên 60% năm 2015.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhận thức
nghiệp, nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Một số địa phương còn lung túng
khi lập đề án xây dựng nơng thơn mới. Bên cạnh đó, trong thực hiện nội dung xây dựng
NTM, một số địa phương mới tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng; các nội dung về phát
triển sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện và bảo vệ môi trường…
chưa được quan tâm chỉ đạo và đầu đúng mức nên chưa có chuyển biến rõ nét; Khi quy
hoạch xây dựng nông thôn mới ở các xã, đa số các cơng trình xây dựng được quy hoạch
theo hướng đơ thị hóa nên các xã đã triển khai xây dựng nhiều cơng trình với quy mơ lớn
hơn quy định. Trong khi đó, nguồn vốn Trung ương cấp ít, nguồn vốn đầu tư của tỉnh, xã
và huy động trong dân vẫn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều địa phương hiện nay còn
<i><b>Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành chọn đề tài : “Tổ chức thực thi </b></i>
<i><b>chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính quyền tỉnh Bắc </b></i>
<i><b>Ninh” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. </b></i>
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
- Xác định được khung lý thuyết nghiên cứu tổ chức thực thi Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính quyền cấp tỉnh.
- Phản ánh được thực trạng tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nơng thơn mới của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, từ đó xác định được điểm mạnh,
điểm yếu, nguyên nhân của điểm yếu trong tổ chức thực thi chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới của chính quyền tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp hồn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới cho chính quyền tỉnh Bắc Ninh.
<b>3. Phạm vi nghiên cứu </b>
- Về đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nơng thơn mới của chính quyền tỉnh Bắc Ninh.
- Về nội dung: Luận văn sử dụng cách tiếp cận theo quá trình tổ chức thực thi
chính sách để nghiên cứu các nội dung tổ chức thực thi Chương trình xây dựng nơng thôn
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động của chính quyền tỉnh Bắc Ninh.
- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn 2011-2015, dữ liệu sơ
cấp dự kiến thu thập vào tháng 5 năm 2016 và các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn
đến năm 2020.
<b>4. Kết cấu của luận văn </b>
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực thi Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới của chính quyền tỉnh.
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nơng thơn mới của chính quyền tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nơng thơn mới của chính quyền tỉnh Bắc Ninh.
Nội dung cụ thể của các chương là:
<b>Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực thi Chương </b>
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới của chính quyền tỉnh
1.1. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới
Mơ hình nơng thơn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ
chức nơng thơn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều
kiện hiện nay là nông thôn được xây dựng với mơ hình nơng thơn cũ ở tính tiên tiến về
mọi mặt.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là chương trình được
xây dựng nhằm xác định đồng bộ các mục tiêu, các chính sách, các bước cần tiến hành,
các nguồn lực cần sử dụng để thực hiện mục tiêu xây dựng nông thơn mới của Nhà nước.
“Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được thành lập nhằm
mục tiêu xây dựng khu vực nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện
đại; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; hợp lý hóa các cơ cấu kinh tế và
cạnh đó cũng khơng quên bảo vệ môi trường sinh thái cũng như giữ vững an ninh trật tự
xã hội”.
Nội dung xây dựng nông thôn mới là nội dung công việc thực hiện để đạt được 19
tiêu chí đánh giá theo Bộ tiêu chí quốc gia. Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành
theo Quyết định 491 gồm 19 tiêu chí chia thành 11 nội dung.
1.2. Tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới
của chính quyền tỉnh
Q trình tổ chức thực thi Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới bao gồm
các giai đoạn:
Chuẩn bị triển khai Chương trình: Bộ máy tổ chức thực thi Chương trình là các
cán bộ Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh và Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh;
Lập kế hoạch triển khai Chương trình bao gồm các kế hoạch 5 năm, hàng năm, kế hoạch
phân bổ vốn và kế hoạch giao cụ thể từng sở, ban, ngành phụ trách tiêu chí; Ra văn bản
hướng dẫn; Tổ chức tập huấn triển khai Chương trình.
Chỉ đạo thực thi Chương trình: Truyền thơng và tư vấn; Tổ chức thực thi các kế
hoạch triển khai Chương trình; Vận hành các quỹ; Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan,
ban ngành; Đàm phán và giải quyết xung đột; Phát triển các dịch vụ hỗ trợ.
Kiểm soát sự thực hiện Chương trình: Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và
thu thập thông tin về việc thực hiện Chương trình; Giám sát sự thực hiện Chương trình;
Đánh giá sự thực hiện Chương trình.
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong tổ chức thực thi Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và bài học cho chính quyền tỉnh Bắc Ninh
<i>1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình </i>
<i>1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc </i>
<i>1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với chính quyền tỉnh Bắc Ninh </i>
<b>Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia </b>
về xây dựng nơng thơn mới của chính quyền tỉnh Bắc Ninh
Trước thời điểm triển khai Chương trình xây dựng nơng thơn mới tỉnh Bắc Ninh
chưa có xã nào đạt từ 17 tiêu chí trở lên. Số tiêu chí trung bình 97 xã trên tồn tỉnh đạt
8,84 tiêu chí là con số tương đối cao so với mặt bằng trung của cả nước (bình qn 4,7
tiêu chí năm 2010). Bên cạnh đó, tồn tỉnh khơng có xã nào đạt ít hơn 5 tiêu chí. Những
tiêu chí có khả năng về đích cao rơi vào tiêu chí Quy hoạch (75/97 xã); Thủy lợi (81/97
xã); Điện (86/97 xã); Bưu điện (76/97 xã); Hệ thống chính trị (82/97 xã) và tiêu chí an
ninh trật tự xã hội (91/97 xã).
2.2. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới được triển khai
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
<i>2.2.1. Mục tiêu của Chương trình </i>
Mục tiêu chung là “Xây dựng nơng thơn mới Bắc Ninh có kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội đồng bộ từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn
nơng nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô
thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; mơi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được giữ vững;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng
xã hội chủ nghĩa”.Sự thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh dựa trên 11 nội
dung của Chương trình là “Quy hoạch xây dựng nơng thôn mới; Phát triển hạ tầng kinh tế
- xã hội; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; Về giảm nghèo và an
sinh xã hội; . Về đổi mới và phát triên các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nơng
thôn; Phát triển giáo dục, đào tạo ở nông thôn; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân
nông thôn; Về xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin truyền thông nông thôn; Về tăng
cường đầu tư cho Chương trình nước sạch và VSMT nông thôn; Về nâng cao chất lượng
tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội; Về giữ vững an ninh trật tự xã hội
ở nông thôn”.
2.3. Thực trạng tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng
thơn mới của chính quyền tỉnh Bắc Ninh
Theo như kế hoạch năm 2014 chỉ phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn NTM thì thực tế có 7
xã đạt chuẩn. Năm 2015 tỉnh chỉ mong muốn tăng thêm 15 xã đạt chuẩn NTM thì thực tế
năm 2015 Bắc Ninh có đến 28 xã đã về đích NTM, vượt chỉ tiêu đề ra tới 8 xã. Bên cạnh
đó, tồn tỉnh cũng khơng cịn xã đạt dưới 10 tiêu chí, số tiêu chí bình quân năm 2015 là
15,71, tăng mạnh so với 8,84 của năm 2010 (thời điểm bắt đầu triển khai Chương trình).
<i>2.4.1. Điểm mạnh </i>
- Cơ cấu tổ chức của bộ máy hợp lý, đa phần các cán bộ tham gia Chương trình
đều có trình độ cao.
- Tỉnh đã lên các kế hoạch 5 năm, hàng năm tương đối chi tiết, đầy đủ.
- Hoạt động tuyên truyền đạt hiệu quả cao.
- Tài liệu tập huấn được cung cấp đầy đủ, kịp thời.
- Các hình thức tun truyền nơng thơn mới đa dạng, phong phú.
- Nguồn vốn được huy động hiệu quả từ nhiều nguồn khác nhau.
- Việc giải quyết xung đột trong quá trình tổ chức thực thi Chương trình NTM là
kịp thời.
- Các dịch vụ hỗ trợ xây dựng nơng thơn mới đã được triển khai có hiệu quả.
<i>2.4.2. Điểm yếu </i>
- Quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên trong bộ máy tổ chức thực thi
Chương trình chưa được phân định rõ ràng.
- Các sở, ban, ngành liên quan chưa ban hành đầy đủ các kế hoạch 5 năm, hàng
năm.
- Các kế hoạch lập ra chưa bám sát thực tiễn của địa phương.
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực thi Chương trình NTM chưa được ban hành
kịp thời.
- Nội dung tập huấn Chương trình NTM chưa được cập nhập đầy đủ.
- Nội dung tuyên truyền của Chương trình NTM chưa có sự liên tục cập nhật.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành trong tổ chức thực
thi Chương trình MTQG xây dựng NTM.
- Hệ thống thông tin phản hồi chưa được thu thập nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời.
- Hoạt động giám sát sự thực hiện Chương trình ở Bắc Ninh chưa thực sự hiệu
- Sự đánh giá thực hiện Chương trình NTM cịn thiếu sự cơng bằng, minh bạch.
- Các sáng kiến hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình chưa mang tính ứng
dụng và chưa thực sự hiệu quả.
<i>2.4.3. Nguyên nhân của điểm yếu </i>
- Sự vận dụng Chương trình chưa hợp lý.
- Nền hành chính cơng của tỉnh chưa đủ mạnh.
- Quyết tâm của các nhà lãnh đạo chưa cao.
- Chưa tạo được niềm tin và sự ủng hộ của đa số quần chúng nhân dân.
<b>Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia </b>
về xây dựng nơng thơn mới của chính quyền tỉnh Bắc Ninh
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nơng thơn mới của chính quyền tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
“Mục tiêu là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh
thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân
càng được nâng cao”.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nơng thơn mới của chính quyền tinh Bắc Ninh đến năm 2020
Hoàn thiện về chuẩn bị triển khai Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới
gồm có nhóm giải pháp: Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan trong
thực thi xây dựng Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Giải pháp về lập kế
hoạch triển khai Chương trình; Giải pháp về tăng cường hệ thống văn bản hướng dẫn; Tổ
chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm nơng thơn mới các cấp.
Hồn thiện chỉ đạo thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cộng đồng; Giải quyết triệt để nợ đọng trong
Giải pháp về hồn thiện việc kiểm sốt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
vè xây dựng nơng thôn mới.
3.3. Một số kiến nghị
Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước.