Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.74 KB, 7 trang )
Loài vật khôn ngoan nhất trong cạnh tranh sinh tồn
Thế giới tự nhiên là một cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt. Và ở đó, người ta được chiêm
ngưỡng những cách tự vệ vô cùng độc đáo của các loài động vật.
Nhím
1. Nhím
Người Anh gọi nhím là con lợn bờ rào vì nó dũi đất đào rễ cây để ăn nơi bờ rào chẳng khác gì lợn rừng. Nhím là loài có vú
duy nhất có lông gai. Khi cảm thấy mình bị đe dọa, con vật láu lỉnh này cuộn tròn lại như trái banh, giấu đầu, tai và chân vào
trong, chĩa ra ngoài những chiếc lông nhọn hoắt. Nếu những chiếc lông gai cũng tỏ ra mất tác dụng trước kẻ thù, chúng lập
tức áp dụng phương án B: nhím tìm đến những loài cây độc, nhá lấy nước (và hoàn toàn không nuốt) rồi liếm lên gai. Kẻ thù
nào tiếp xúc với gai nếu không chết thì cũng tê liệt.
2. Thằn lằn lưỡng cư Tây Ban Nha
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
1
Nằm dài sưởi nắng ở Costa del Amphibian (Bờ biển những động vật lưỡng cư) ; những con vật nhỏ bé này có bộ mặt trông
rất giống Người ngoài hành tinh. Khi gặp nguy hiểm, chúng phóng vọt đi, nhanh tên bắn để lẩn trốn. Nếu chẳng may rơi vào
tay kẻ địch chúng sẽ tiết từ cơ thể ra một chất độc trắng như sữa ra ngoài lớp da. Đầu nhọn của các giẻ xương sườn tì vao
lớp da sẽ trở thành những mũi tên độc mà thật vô phúc nếu kẻ địch bị đâm phải.
3. Hổ mang phun nọc
Khi rắn hổ mang bạnh hai bên hàm ra là lúc cực kỳ nguy hiểm, phải tránh thật xa. Xa là bao nhiêu ? Xin thưa, với những
chiếc răng nanh cấu tạo đặc biệt có lỗ nhỏ, con vật bò sát đáng sợ này có thể phun một lượng nọc độc xa đến gần 3 mét và
mục tiêu tấn công của nó là mắt kẻ thù trong 80% thời gian. Bị nọc rắn phun vào, giác mạc cuả bạn bị buốt thê thảm và nặng
hơn nữa sẽ là mù. Đó là chưa kể nếu gần hơn, nó sẽ mổ để đưa nọc độc trực tiếp vào cơ thể đối phương.
4. Kiến đánh bom liều chết Malaixia
Nếu con côn trùng này sắp bị chết trong một cuộc chiến thất bại, nó cố sức làm đối thủ phải thua thiệt một điều gì đó, hoặc
cùng chết (mà trong truyện chưởng gọi là “đồng quy ư tận”) mới cam lòng. Thấy đã hết hy vọng sống sót, nó co bụng vào và
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
2
phóng thả ra một chất độc từ tuyến dưới hàm, bằng cách tự mình bẻ gãy đầu mình để chất độc phun ra khắp các hướng
xung quanh, làm địch thủ nếu không chết cũng bị thương nặng. Đúng là một kẻ đánh bom liều chết.
5. Ếch vàng phóng độc
Sự phối hợp các mảng màu vàng, da cam và lá cây là dấu hiệu thiên nhiên cảnh báo về một loài ếch cực độc sống trong