Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành truyền thông đa phương tiện Bưu Chính (VOV Giao thông - Báo điện tử)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.53 MB, 64 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VÀ VIỄN THƠNG
KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN
---------------------------------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “BIÊN TẬP VÀ SẢN XUẤT TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRÊN VOV
GIAO THƠNG – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM”

Giảng viên hướng dẫn :

LÊ THỊ HẰNG

Đơn vị thực tập

VOV GIAO THƠNG

:

– ĐÀI TIẾNG NĨI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện

:

TẠ VŨ ANH THƯ

Mã sinh viên

:


B16DCTT058

Lớp

:

D16CQTT01-B

Hà Nội – 2020


1


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH
VIỄN THƠNG
KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Thời gian thực tập: Từ ngày 03/02/2020 đến ngày 15/03/2020)
Họ và tên sinh viên: Tạ Vũ Anh Thư
Lớp: D16CQTT01-B
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Chấp hành kỷ luật: (Tốt, Trung bình, hoặc Yếu)

2. Ý thức học tập: (Tốt, Trung bình, hoặc Yếu)


3. Quan hệ, giao tiếp: (Tốt, Trung bình, hoặc Yếu)

4. Điểm ((Thang điểm 10)
Các ý kiến khác (nếu có:
Ngày tháng năm 20….
Giáo viên hướng dẫn thực tập
(Ký và ghi rõ họ tên)

2


LỜI CẢM ƠN
Thời gian sáu tuần thực tập tại VOV Giao thơng - Đài Tiếng nói Việt Nam đã giúp em học
hỏi và mở mang thêm nhiều kiến thức mới. Có được cái nhìn tổng quan về cách khai thác và
sản xuất tin bài, cũng như cơ cấu và cách vận hành của một đơn vị phát thanh,báo chí. Vận
dụng các kiến thức được học tại Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Học viện Cơng nghệ
Bưu chính Viễn thơng vào công việc thực tế, đúc rút được kinh nghiệm quý báu để hỗ trợ cho
công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ, anh chị phóng viên, biên tập viên tại VOV Giao
thông - Đài Tiếng nói Việt Nam đã hỗ trợ, hướng dẫn chu đáo, tận tình cho em trong suốt quá
trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong ngành Truyền thông Đa phương tiện, đặc
biệt là cô Lê Thị Hằng đã hướng dẫn và giúp đm hoàn thành bản báo cáo này.
Trong q trình làm báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy cơ đưa ra nhận xét
và góp ý để giúp em hồn thiện bài báo cáo, tạo tiền đề để hoàn thành tốt bài tốt nghiệp sắp
tới.

3



CÁC TỪ VIẾT TẮT
VOVGT: VOV Giao thông
TTĐH: Thông tin đồ họa

4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

2

CÁC TỪ VIẾT TẮT

4

MỤC LỤC

5

Phần A: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. Chức năng
1.1. Lịch sử hình thành
1.2. Chức năng của VOV Giao thông
II. Tổ chức
2.1. Thông tin chung
2.2. Cơ cấu hoạt động
III. Các lĩnh vực hoạt động


5
6
6
6
7
7
8
9

Phần B: NỘI DUNG THỰC TẬP
I. Phần giới thiệu chung
1.1.Chủ đề thực tập
1.2. Mục tiêu
1.3. Nội dung
1.4. Kết quả cần đạt
II. Phần trình bày
2.1. Sản xuất tin bài
2.2. Sản xuất ảnh báo chí
2.3. Thiết kế Infographic
III. Kết luận
3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong q trình thực tập
3.2. Đánh giá về bản thân trong quá trình thực tập
3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra

9
10
10
10
10
12

13
13
19
25
30
30
31
31

Phần C: PHỤ LỤC
31
Phụ lục 1. Chi tiết bài viết: “Đường Nguyễn Cảnh Dị (Hà Nội) kéo dài: Không muốn tai nạn
phải thuộc 'ổ gà, ổ voi'”
32
Phụ lục 2. Khung ảnh kèm logo của VOVGT
36
Phụ lục 3. Ảnh của đề tài: “Thực trạng rác thải tại đường Nguyễn Văn Huyên”
37
Phụ lục 4. Ảnh của đề tài: “Cần nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông khi sử dụng các
phương tiện xe đạp điện, xe máy điện”
47
Phụ lục 5. Ảnh của đề tài: “Đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các trường
đại học”
52
Phụ lục 6. Infographic: “10 điểm đen ùn tắc giao thông mới tại Hà Nội và giải pháp”
Phụ lục 7. Infographic: “Mức phạt và bật xi nhan thế nào để không bị phạt”

58
61


5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần A: Giới thiệu đơn vị thực tập

Phần A: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. Chức năng
1.1. Lịch sử hình thành
Năm 2009, sau 2 thập kỷ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam liên tục duy trì tốc độ phát triển ở
mức cao, mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho đời sống xã hội. Hạ tầng giao thông phát
triển mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh, các đơ thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều
được mở rộng về quy mô hạ tầng, cũng như dân số. Tắc đường xảy ra hằng ngày, đặc biệt nghiêm
trọng vào giờ cao điểm và là nỗi khiếp sợ của người tham gia giao thơng.
Văn hóa giao thơng của một bộ phận người dân rất kém, các phương tiện chen lấn, phạm luật,
thiếu nhường nhịn, không tôn trọng lẫn nhau. Tỷ lệ người dân sở hữu xe ô tô cá nhân ngày càng
cao, nhu cầu đi lại tăng đột biến. Bên cạnh những yếu tố tích cực, thì tai nạn và ùn tắc giao thông
đã trở thành những vấn đề xã hội nổi bật.
Với mục đích làm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông tại các đô thị và các thành phố lớn trên
cả nước, Tổng Giám đốc Đài TNVN ra quyết định thành lập Kênh phát thanh giao thông (VOV
Giao thông) trên sóng FM tần số 91Mhz. Thời gian đầu, Kênh có thời lượng 18 giờ/ngày, (phát
sóng từ 6h00 đến 24h00), phủ sóng khu vực Hà Nội, chun cung cấp những thơng tin liên quan
đến tình hình giao thơng thủ đơ. Kênh bắt đầu phát thử nghiệm từ 11h00 ngày 18/5/2009 và phát
chính thức vào ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2009.
Nội dung chủ đạo của VOV Giao thông là những thông tin và chỉ dẫn với hơn 30% tổng thời
lượng phát sóng trực tiếp chỉ dẫn về giao thơng vào các múi giờ cao điểm: 6h30 – 8h30; 11h00
– 12h00 và 16h30 – 19h00 (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần). Riêng Chủ nhật phát sóng trực tiếp
vào lúc 17h00 – 18h00). Thời lượng cịn lại cung cấp thơng tin liên quan đến giao thơng như
Văn hóa giao thơng, giao thông đô thị, phương tiện giao thông…, thêm vào đó là các thơng tin

liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thể thao, ca nhạc và quảng cáo.
Ngày 02/01/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bấm nút chính thức phát sóng
VOVGT tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 21/06/2017, VOVGT phủ sóng Đồng bằng sơng Cửu Long với phiên bản MekongFM.
Ngày 08/08/2018, VOVGT trình đề án triển khai Kênh Radio Duyên hải.
1.2. Chức năng của VOV Giao thông
VOV Giao thông là Kênh thông tin chỉ dẫn và cảnh báo tốt nhất: Kênh phát thanh duy nhất
có khả năng tương tác thời gian thực 24/24, VOVGT cung cấp cho thính giả những thơng tin chỉ
dẫn chính xác, đa nguồn về tình trạng, sắc thái giao thơng một cách kịp thời và hữu ích. Chương
trình nổi bật: Giờ cao điểm.
Là Kênh tin tức dân sinh, đô thị nhạy bén nhất: Với mạng lưới phóng viên, cộng tác viên đơng
đảo ln có mặt tại hiện trường, cùng khả năng tương tác tồn diện với nhóm thính giả trực tiếp
tham gia giao thơng, VOVGT ln mang đến thính giả những thơng tin nóng nhất về các lĩnh
vực dân sinh và đô thị.
Kênh quảng bá hữu hiệu nhất: Với khả năng thu hút nhóm thính giả đích tập trung (người di
chuyển, lái xe, hành khách và cư dân đô thị) cùng với lượng thính giả nghe thường xun đơng
nhất, VOVGT ln là Kênh phát thanh được yêu thích nhất của các nhãn hàng bởi hiệu quả
quảng bá. Các format chương trình của VOVGT đều được xây dựng với những định dạng cụ thể
về nhóm thính giả tiếp cận, đảm bảo việc quảng bá thương hiệu của khách hàng luôn chuẩn xác
và đạt hiệu quả cao.
Là diễn đàn trao đổi, chia sẻ, bình luận hiệu quả nhất về các vấn đề giao thông và đô thị: Là
kênh phát thanh chuyên biệt về giao thông đô thị, VOVGT quy tụ những Biên tập viên, những
Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần A: Giới thiệu đơn vị thực tập


chun gia có uy tín nhất về giao thơng và đơ thị để ln có tiếng nói kịp thời về những vấn đề
nóng của giao thơng và đơ thị. Chương trình nổi bật: Sự việc góc nhìn, Diễn đàn. Là Người bạn
đồng hành thú vị trên mọi nẻo đường: Hệ thống các chương trình giải trí của VOVGT ln sống
động, tự nhiên bởi khả năng tương tác tồn diện với thính giả dựa trên các format mở để mang
đến những trải nghiệm giải trí khơng giới hạn cho thính giả. Chương trình nổi bật: Trên mọi nẻo
đường, kết nối u thương, Hẹn hị radio.
II. Tổ chức
2.1. Thơng tin chung
- Cơ quan chủ quản: Kênh VOV Giao thông - Đài Tiếng nói Việt Nam
- Chịu trách nhiệm nội dung: Giám đốc Trang Công Tiến
- Số giấy phép: 03/GP-TTĐT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2018
- Địa chỉ: Tầng 10, 58 Quán Sứ, Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: Hà Nội - 024 37 919191; TP. HCM - 028 39 919191
- Email:

Giao diện trang chủ của VOVGT (trên điện thoại)

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần A: Giới thiệu đơn vị thực tập

Giao diện trang chủ của VOVGT (trên máy tính)
2.2. Cơ cấu hoạt động
Kênh VOV Giao thơng thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV). Cơ cấu tổ chức của VOVGT

bao gồm:
Ban giám đốc gồm một giám đốc và ba phó giám đốc:
● Giám đốc:
Ơng: Trang Cơng Tiến. (Điện thoại liên hệ: 0913586464)
● Phó giám đốc:
Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần A: Giới thiệu đơn vị thực tập

- Ông: Nguyễn Trọng Huân. (Điện thoại liên hệ: 0912398702)
- Bà: Vũ Thị Ngọc Anh. (Điện thoại liên hệ: 024. 3939 2260)
- Ông: Phạm Trung Tuyến (Điện thoại liên hệ: 0903414332)
Dưới Ban Giám đốc cịn có các phịng ban được quản lý bởi các Trưởng phịng và Phó trưởng
phịng. Cuối cùng là đội ngũ phóng viên và biên tập viên.

III. Các lĩnh vực hoạt động
VOV Giao thông hướng đến các đối tượng thính giả:
- Tài xế có độ tuổi chủ yếu từ 22 đến 35.
- Khách đi xe đa dạng về độ tuổi.
- Doanh nhân, giám đốc, giới trung lưu, thành đạt có độ tuổi chủ yếu trên 33.
- Những thính giả khác đa dạng về độ tuổi.
VOV Giao thơng hoạt động với phương châm:
- Khán thính giả luôn là trọng tâm
- Từng giây, từng phút, từng âm thanh và từng câu nói đều hướng đến khán thính giả,
phục vụ các nhu cầu đa dạng của khán thính giả.

- Thơng tin thiết thực - Phục vụ tức thì.
VOV giao thông là kênh tổng hợp, hoạt động trong các lĩnh vực:
-

Trực tiếp giao thơng

-

Ca nhạc, giải trí

-

Các thơng tin dân sinh, xã hội

-

Ơ tơ, xe máy

-

Đời sống đơ thị

-

Tài chính, ngân hàng

-

Văn hóa giao thơng


-

Mua sắm, ăn uống, du lịch

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần B: Nội dung thực tập

Phần B: NỘI DUNG THỰC TẬP
I. Phần giới thiệu chung
1.1.Chủ đề thực tập
Biên tập và sản xuất tác phẩm báo chí cho VOV Giao thơng - Đài Tiếng nói Việt Nam
1.2. Mục tiêu
- Học cách chọn đề tài để sản xuất tin từ các anh chị phóng viên
- Thực hành biên tập, thiết kế và sản xuất tin bài
- Học hỏi các kĩ năng khi đi tác nghiệp tại hiện trường
- Trau dồi kĩ năng viết, kĩ năng thiết kế, kĩ năng chụp ảnh để phù hợp với tiêu chuẩn
của cơng việc
- Bước đầu làm quen, thích nghi với mơi trường báo chí chuyên nghiệp
- Vận dụng tốt các kiến thức được học và kĩ năng sẵn có của bản thân vào công việc
1.3. Nội dung
Chức vụ: thực tập sinh
Thời
gian


Phụ
trách

Nội dung công việc

Ghi chú

Tuần 1 Liên hệ
(03/02/ thực tập
2020 09/03/
2020)

Hỗ trợ

Liên hệ với giảng viên hướng dẫn
thực tập và thầy hướng dẫn ở VOV
Giao thơng

- Do dịch cúm
Corona có diễn
biến phức tạp nên
tuần đầu tiên chưa
đến được cơ quan
để làm việc cũng
như hoàn thành
giấy tờ, thủ tục.
- Chưa lấy được
danh sách anh chị
phóng viên hướng
dẫn do nhiều anh

chị bận/ đi nước
ngồi.

Tuần 2 Liên hệ
(10/02/ thực tập
2020 16/02/
2020)
Tìm hiểu
cơng việc

Chính

- Hồn thiện giấy tờ thực tập
- Liên hệ với anh Trần Trọng Nhân phóng viên trực tiếp hướng dẫn thực
tập để trao đổi về cơng việc

Chính

- Tìm hiểu về cơ quan làm việc,
trang Web, Facebook của VOV Giao
thơng
- Tìm đề tài để triển khai viết bài
báo/phát thanh

Do dịch cúm nên
cơ quan khuyến
khích sinh viên
thực tập làm việc
tại nhà thay vì tới
cơ quan


Tên công
việc

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tuần 3 Triển khai
(17/02/ đề tài
2020 23/02/
2020)

Phần B: Nội dung thực tập

Hỗ trợ

Viết bài: Đường Nguyễn Cảnh Dị
(Hà Nội) kéo dài: Không muốn tai
nạn phải thuộc 'ổ gà, ổ voi'

Thiết kế
Infographic

Chính

- Thiết kế Infographic: 10 điểm đen
ùn tắc Giao thông mới tại Hà Nội

- Gửi bài và chờ duyệt

Tìm đề tài

Chính

- Tìm hiểu các đề tài nóng trong xã
hội, khảo sát nhiều khu vực tại Hà
Nội
- Gửi cho anh hướng dẫn để được
nhận xét và góp ý

Khảo sát,
chụp ảnh,
phỏng vấn

Chính

- Đi thực tế và chụp ảnh bãi rác tự
phát ở đường Nguyễn Văn Huyên
- Phỏng vấn nhân viên mơi trường đơ
thị tại khu vực này

Chính

- Chỉnh sửa Infographic: 10 điểm
đen ùn tắc giao thông mới tại Hà Nội
và giải pháp
- Đã được duyệt và được đăng


Chính

- Đi thực tế tại khu vực Hà Đơng Thanh xn
- Tìm hiểu các vấn đề an tồn giao
thơng và mơi trường, dân sinh
- Ví dụ: ơ nhiễm mơi trường nước,
bán hàng rong trên cầu đi bộ, nguy
cơ mất an tồn giao thơng từ người
đi bộ...

Triển khai
đề tài

Chính

- Gửi một số đề tài có tính ứng dụng
cho anh hướng dẫn và được nhận xét,
phản hồi
- Bắt đầu triển khai đề tài: Học sinh
đi xe đạp điện, xe máy điện không
chấp hành luật giao thơng

Học hỏi
kinh
nghiệm

Chính

- Theo anh hướng dẫn để học hỏi
thêm về công việc

- Cụ thể, học thêm về cách đưa tin,
cách chọn đề tài, cách triển khai đề
tài
- Tìm hiểu màu sắc thiết kế để phù

Tuần 4 Chỉnh sửa
(24/02/ Infographic
2020 01/03/
2020)
Tìm đề tài

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

Phối hợp cùng anh
hướng dẫn để lấy
nguồn ảnh, tìm
hiểu thêm thơng
tin và trực tiếp viết
bài

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần B: Nội dung thực tập
hợp với phong cách và độc giả của
VOVGT

Tuần 5 Thiết kế

(02/03/ Infographic
2020 08/03/
2020) Đề xuất đề
tài

Chính

Chọn lọc thơng tin và thiết kế
Infographic: Các quy định về bật xi
nhan

Chính

Đề xuất các đề tài liên quan đến ngày
Quốc tế Phụ nữ 08/03 và sinh viên
quay trở lại trường học

Triển khai
đề tài

Chính

Quan sát, chụp ảnh, phỏng vấn về
chủ đề:
- Sinh viên đi học trở lại tại một số
trường đại học (địa bàn Hà Đơng và
Đại học Bách Khoa)
- Cơng tác phịng chống dịch tại các
trường đại học
- Hàng quán mở cửa trở lại để phục

vụ sinh viên

Nghiên cứu
và đăng kí
đề bài

Hỗ trợ

Cùng anh hướng dẫn nghiên cứu và
đăng kí các đề tài: chợ hoa Quảng
An, làng hoa Tây Tựu, loại hoa mới
được ưa chuộng năm nay.

Tuần 6 Chỉnh sửa
(09/03/ Infographic
2020 15/03/
2020)
Theo dõi
thơng tin

Chính

- Chỉnh sửa và hoàn thiện
Infographic: mức phạt và bật xi nhan
thế nào để không bị phạt
- Đã được duyệt và lên bài

Chính

- Theo dõi sát các thơng tin về dịch

Covid-19
- Tìm hiểu cách đưa tin, khai thác đề
bài của các báo

Tình hình dịch
quay trở lại q bất
ngờ nên kế hoạch
có sự thay đổi

Dịch bùng phát
mạnh, thực tập
sinh không được
phép tác nghiệp để
đảm bảo an toàn

1.4. Kết quả cần đạt
Nghiên cứu
- Nghiên cứu được các lĩnh vực, chủ đề đưa tin của VOVGT cũng như các thế
mạnh, chuyên mục mà VOVGT tập trung
- Nghiên cứu phong cách viết, dạng bài, nội dung, các yêu cầu cần thực hiện trong
bài viết, bài báo ảnh
- Tự tìm được các chủ đề để triển khai thực hiện
- Hiểu về yêu cầu, kích cỡ, đặc điểm màu sắc, nội dung trong thiết kế Infographic
Sản phẩm
- Có bài được duyệt và đăng trên trang />- Tin bài phải đảm bảo được cả nội dung và hình thức, tùy theo kiểu bài
Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

Phần B: Nội dung thực tập

Thiết kế bắt mắt, tự sáng tạo, rõ ràng, thuận tiện và phù hợp với độc giả sử dụng
trên tất cả các thiết bị như điện thoại, máy tính, máy tính bảng
Sẵn sàng lắng nghe ý kiến hướng dẫn, giúp đỡ của anh chị phóng viên để sửa chữa
và hồn thiện bài viết.

II. Phần trình bày
2.1. Sản xuất tin bài
2.1.1. Những yêu cầu khi sản xuất tin bài
Báo điện tử ra đời muộn hơn các loại hình báo chí khác nên nó kế thừa và phát huy tính tích
cực của các loại hình có trước. Người ta gọi báo điện tử là loại hình truyền thơng đa phương
tiện. Nó bao gồm một phần ưu điểm của báo in, một phần của phát thanh và một phần của
truyền hình. Hiện nay, báo điện tử phần lớn khai thác khả năng chuyển tải thông tin báo in
thông qua dạng văn bản được xuất bản trên mạng và công chúng tiếp thu thông qua màn hình
máy tính, điện thoại di động...
Trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, các bước tiến hành phụ thuộc nhiều
vào những yếu tố kỹ thuật như việc thiết kế các giao diện, các phần mềm quản lý và xuất bản
thông tin trên mạng. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến quy trình sáng tạo tác phẩm. Các
bước cơ bản trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử bao gồm 8 bước sau đây:
- Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế
- Bước 2: Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm
- Bước 3: Thu thập thông tin, tổng hợp tư liệu, liên hệ với những người liên quan để
phỏng vấn, ghi âm hoặc tiến hành quay phim tại thực địa, thẩm định thông tin liên
quan (sử dụng các phương pháp khai thác và thu thập thơng tin báo chí).
- Bước 4: Xem lại và xử lý các dữ liệu đã thu thập được (lựa chọn)
- Bước 5: Chuẩn định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh

- Bước 6: Lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thể và tiến hành
thể hiện tác phẩm (thể loại)
- Bước 7: Duyệt và xuất bản (bao gồm duyệt nội dung và kỹ thuật)
- Bước 8: Lắng nghe thông tin phản hồi qua các kênh khác nhau.
Trong quá trình thực tập tại VOVGT, qua sự tìm hiểu và học hỏi, em đã rút ra được một số
yêu cầu và lưu ý trong sản xuất tin bài, cụ thể là sản xuất bài báo đa phương tiện cho VOVGT
như sau:
a. Cách chọn chủ đề
VOVGT là kênh thông tin tổng hợp, phản ánh các vấn đề của xã hội. Do vậy chủ đề có thể
triển khai rất đa dạng. Ví dụ: các vấn đề nóng đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội; giờ
cao điểm; tình hình giao thơng; góc nhìn đơ thị; diễn đàn; giải trí, kinh doanh; du lịch
Trong đó, các chun mục nhận được sự quan tâm nhiều nhất là tin tức mới; sự việc; góc
nhìn; đơ thị; giờ cao điểm; thế giới giao thơng. Bao qt tồn bộ tình hình giao thông và dân
sinh.
Do đơn vị thực tập ở Hà Nội, nên nhóm thực tập cũng được phân cơng, hướng dẫn đưa tin
về tình hình giao thơng thủ đơ. Ví dụ: đồng hành cùng xe buýt thủ đô, điểm đen giao thông,
đường xuống cấp, nút ách tắc, cơ sở hạ tầng, những điểm mới trong quy định, điều luật về an
tồn giao thơng, ý thức tham gia giao thơng… Và phản ánh các vấn đề dân sinh như: ô nhiễm
môi trường, chợ dân sinh, nhịp sống đô thị...
Đặc biệt, tại thời điểm ngay sau Tết Nguyên đán, dịch Covid-19 bùng phát mạnh và có diễn
biến nguy hiểm, phức tạp. Cả nước tập trung chống dịch với tinh thần cao nhất. Do vậy, trên
tất cả các kênh truyền thông đều tập trung đưa tin về dịch bệnh. VOVGT cũng không nằm ngồi
cuộc chiến này. Tất cả mọi khía cạnh đều được khai thác và đưa tin nhanh nhất. Từ cập nhật số
Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Phần B: Nội dung thực tập

lượng các ca nhiễm bệnh, lộ trình di chuyển của những người dương tính với SARS-CoV-2,
các hoạt động phịng chống dịch… đến các ảnh hưởng của dịch đến đời sống hàng này. Ví dụ
như: cuộc sống của người dân trong khu cách li; thói quen sinh hoạt thay đổi thế nào so với
ngày chưa có dịch; tình hình giao thơng nói chung và giao thơng cơng cộng; nhật ký chống dịch
cập nhật theo từng ngày; thiệt hại của ngành du lịch...
Trong tình hình đó, thì nhóm thực tập sinh tại VOVGT cũng được tham gia vào một số hoạt
động đưa tin về dịch Covid 19. Học tập phong cách chuyên nghiệp của phóng viên, biên tập
viên từ những việc nhỏ nhất, nhưng vẫn phải đảm bảo được an toàn và sức khỏe của bản thân.
Cụ thể, cập nhật tin tức trên các báo, trang thông tin hàng ngày, đều đặn vào các khung giờ 6
giờ, 9 giờ, 11 giờ, 15 giờ chiều, 18 giờ và 21 giờ. Tìm và phát hiện các đề tài nóng, có thể triển
khai được và gửi trực tiếp cho anh chị hướng dẫn để được nhận xét, góp ý và định hướng (nếu
đề tài có tính khả thi và có đủ điều kiện thực hiện). Ngồi ra, từ những bài đó, học hỏi thêm
cách đưa tin, khai thác đề tài toàn diện và phong cách viết báo. Nhờ vậy, hoàn thiện hơn về kĩ
năng của bản thân, trau chuốt lại ngôn từ khi viết bài.
Bắt đầu nghiên cứu và thực hiện những đề tài gần gũi trước. Bao gồm cả việc tập viết, lấy
thêm ảnh để làm dẫn chứng. Tuy không phải tất cả đều được đăng, nhưng trong q trình làm,
nhóm cũng thu được những kinh nghiệm đáng kể.
b. Đặt title
Đầu đề của bài báo (title) là việc làm mang tính chất quyết định đến số phận của bài báo.
Bởi title là phần độc giả sẽ chú ý đến đầu tiên khi đọc. Dù bài báo hay đến mấy, nhưng đầu đề
không đủ sức thu hút thì có thể làm mất ít nhất một nửa số độc giả. Việc đặt title hay, hấp dẫn
không phải chuyện đơn giản, cần có một q trình luyện tập và thực hành, đòi hỏi một số kinh
nghiệm nhất định.
Title được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào các chia khác nhau như title chính, title phụ
hay title tin, title phóng sự, title kí, title bình luận… Mỗi loại có đặc điểm, tính chất và đặc
trưng riêng.
Tuy nhiên, ở trường hợp này, cụ thể là khi sản xuất tin bài cho VOVGT, đối tượng công
chúng rộng, title cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

- Rõ ràng, dễ hiểu, nghĩa là làm thế nào để độc giả có thể hiểu ngay lập tức. Tránh các từ
trừu tượng, từ viết tắt, từ chuyên môn hay từ gây hiểu lầm.
- Ngắn gọn, năng động, nghĩa là phải viết trực tiếp, loại bỏ các yếu tố thừa, yếu tố lặp.
- Chính xác và chứa thông tin, không quá mơ hồ, chung chung.
- Thích đáng, phải nêu được thơng tin độc đáo và nhất thiết phải phù hợp với nội dung bài
báo.
Trong quá trình đặt title, cần tránh các lỗi như câu từ quá mơ hồ, sai lệch so với bài, có độ dài
quá lớn, thiếu căn cứ để hiểu hoặc đặt theo cơng thức chung chung, có sẵn.
c. Viết Sapo
Sapo trong báo chí có chức năng hồn thiện title, bằng cách nói rõ chủ đề bài báo và góc độ
mà được chọn xử lý. Giúp độc giả hình dung bài báo sẽ nói gì, nhưng vẫn cần gợi sự tị mị,
muốn biết thêm chi tiết.
Sapo nằm ở giữa title và nội dung bài, rất quan trọng trong việc trình bày trang và là yếu tố
sẽ đập vào mắt độc giả. Có rất nhiều loại sapo, nhưng xuất hiện với tần số cao hơn cả là sapo
gọi tên - hay sapo giới thiệu vấn đề. Độ dài của sapo phụ thuộc vào độ dài của bài báo và ý đồ
của tác giả, nhưng thường sẽ không quá dài.
Khi bắt tay vào viết sapo, cần tránh các lỗi cơ bản, ví dụ như: q dài dịng, lan man, khn
mẫu cứng nhắc gây nhàm chán, thông tin thiếu chọn lọc và không đủ sức lôi cuốn.
d. Nội dung
Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần B: Nội dung thực tập

Tương tự như các loại hình báo chí khác, tin bài trên báo điện tử cũng phải thỏa mãn được
các đặc trưng cơ bản:

- Tính xác thực, tiêu biểu
- Tính thời sự
- Tính định hướng trực tiếp
Nội dung trong mỗi bài phải trả lời được các câu hỏi theo mô hình 5W-1H:
- What (cái gì/chuyện gì): Sự kiện quan trọng hay đáng lưu ý gì đã xảy ra?
- Where (ở đâu): Sự kiện, hiện tượng đó xảy ra ở đâu?
- When (khi nào): Sự kiện xảy ra vào lúc nào?
- Who (ai): Ai liên quan?
- Why (tại sao): Tại sao chuyện đó xảy ra?
- How (như thế nào): Chuyện xảy ra như thế nào?
Trong bài, cần chỉ ra được khía cạnh căn bản nhất của sự vật, hiện tượng. Phải ở vị trí có
tính chất then chốt trong tồn bộ những chi tiết, dữ kiện của sự vật, hiện tượng đó.
Riêng dạng bài phản ánh - dạng được thực hành tại VOVGT: Là những bài thông tin phản
ánh, đáp ứng các tiêu chí cơ bản của một tác phẩm báo chí, thường được dùng để đưa tin, phản
ánh về những vấn đề, sự kiện, nhân vật, hồn cảnh, tình huống... ở cấp độ trung bình, vừa phải.
Dạng bài này phải đảm bảo được yêu cầu về tính thời sự, tính xác thực và tính định hướng
trực tiếp của thơng tin. Dao động trong khoảng từ vài ba trăm đến khoảng bảy, tám trăm chữ.
Viết theo dạng kết cấu kim tự tháp ngược, kết cấu thời gian, kết cấu tổng hợp hoặc theo kết cấu
dạng chứng minh. Một số dạng bài phản ánh thường gặp:
- Bài phản ánh về sự kiện, sự việc
- Bài phản ánh về quang cảnh, hiện trạng
- Bài phản ánh về tình huống, vấn đề
- Bài phản ánh về người thật việc thật
- Bài phản ánh về suy nghĩ, cảm xúc
2.1.2. Sản phẩm thực tế
Qua tìm hiểu, khảo sát và được người dân phản ánh, nhiều năm nay khu vực đường Nguyễn
Cảnh Dị (phường Định Công, quận Hồng Mai, Hà Nội) đã có hiện tượng xuống cấp nghiêm
trọng. Tuy đã trải qua một số lần sửa chữa nhưng tình trạng đường vẫn cực kì xấu. Gây nguy
hiểm cho người tham gia giao thông. Nắm bắt được điều này, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của
anh Trần Trọng Nhân (bút danh Diên Thành), em đã thực hiện đề tài: “Đường Nguyễn Cảnh

Dị (Hà Nội) kéo dài: Không muốn tai nạn phải thuộc 'ổ gà, ổ voi'”. Được duyệt và đăng trên
VOVGT vào Thứ Bảy, 22/02/2020. Link bài viết: />Hình ảnh của bài viết trên VOVGT: (Chi tiết bài viết tại Mục 1 của phần Phụ lục)

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

Phần B: Nội dung thực tập

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

Phần B: Nội dung thực tập

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058


Phần B: Nội dung thực tập

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần B: Nội dung thực tập

Ngoài ra, em cũng đã nghiên cứu và đi khảo sát, bắt tay vào thực hiện các chủ đề:
- Ô nhiễm nguồn nước bởi rác thải sinh hoạt khu vực sông Nhuệ, quận Hà Đông, Hà Nội
- Rác dưới chân cầu đường bộ dẫn lên nhà ga đường sắt trên cao
- Người dân bất chấp nguy hiểm đi bộ băng qua hầm vượt dành cho ô tô, xe máy ở đoạn
Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến
- Họp chợ ngay bên đường gây mất an tồn giao thơng ở khu cơng nghiệp Chương Mỹ
- Bán hàng rong trên cầu đi bộ
2.2. Sản xuất ảnh báo chí
2.2.1. Những yêu cầu khi sản xuất ảnh báo chí
Theo Nội san Thơng tấn, số 11/2011, khơng kể các hình ảnh minh hoạ, ảnh báo chí ở Việt
Nam hầu như chỉ tồn tại ở hai hình thức: Tin ảnh và phóng sự ảnh.
Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ
ai, việc gì, ở đâu, khi nào, ra sao và tại sao, đúng theo yêu cầu cơ bản của một bản tin vắn.
Nhưng ở đây, hình ảnh lại là thơng tin chủ yếu.
Trong khi đó, phóng sự ảnh lại là một tập hợp nhiều hình ảnh tường thuật lại một sự kiện
hay một chủ đề mang tính thời sự. Giữa báo chí Việt Nam và báo chí quốc tế thì khái niệm về
tin ảnh là tương đồng nhưng trong khái niệm phóng sự ảnh lại có nhiều điểm dị biệt. Những
hình thức mà chúng ta gọi chung là "phóng sự ảnh" lại được báo chí quốc tế phân định thành
bốn nhóm khác nhau:
- Photo story: Phong cách phóng sự ảnh lâu đời nhất và đơn giản nhất, đặc trưng bằng một
loạt ảnh thuật lại một sự việc với chủ đề cụ thể. Ví dụ, đời sống người dân chài, ô nhiễm môi

trường ở khu chung cư mới... Mặc dù sự việc được tường thuật bằng hình ảnh nhưng vẫn có
một bài viết ngắn tổng quát và những chú thích ảnh chi tiết phải đi kèm với hình ảnh.
- Photo portfolio: Thuật ngữ này hiện nay được các nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh sử
dụng để trình bày một tập hợp nhiều bức ảnh riêng lẻ hoặc nhiều loạt ảnh khác nhau. Trong
nghề báo, thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ một tập hợp ảnh báo chí nhưng khơng nhất
thiết phải có một chủ đề duy nhất và cụ thể. Ví dụ, một photo portfolio gồm 10 bức ảnh về
"Thành phố Hồ Chí Minh hơm nay" hay "Hà Nội đón xn" tạm gọi là "ảnh bộ".
- Photo feature: Thuật ngữ này được hãng thông tấn Associated Press cùng nhiều hãng tin
khác sử dụng để chỉ một bức ảnh duy nhất hay một tập hợp ảnh nhỏ gồm những hình ảnh khơng
mang tính chất thời sự hay tin tức. Đó là một hay nhiều bức ảnh khơng có tính thời gian và
thường dùng để minh họa nhẹ nhàng cho các chuyên mục đặc biệt. Dùng từ "ảnh chuyên mục"
để diễn dịch thuật ngữ này.
- Photo essay: Là hình thức ảnh báo chí được hình thành và phát triển từ những năm 20 thế
kỷ trước, chủ yếu ở Đức và Pháp. Photo essay có thể đề cập nhiều nội dung, từ các vấn đề kinh
tế, xã hội, môi trường, dân sinh... cho đến các chủ đề mỹ thuật, sân khấu, văn học, kiến trúc,
lịch sử...; cũng có thể tập trung vào cuộc sống và công việc của những nhân vật nổi tiếng trong
lĩnh vực nào đó. Photo essay cũng giống như một bài bút ký. Tác giả có thể bộc lộ những cảm
xúc riêng tư và những diễn biến trong tâm hồn mình. Nhiều photo essay nổi tiếng ngày nay
được xem như những tác phẩm của nghệ thuật nhiếp ảnh. Diễn dịch thuật ngữ này bằng từ "ký
sự ảnh".
Khác với tính khơi gợi cảm xúc ở ảnh nghệ thuật, ảnh báo chí mạnh ở nội dung thơng tin mà
nó truyền tải. Người trong nghề báo vẫn thường ví bức ảnh báo chí là “một bức ảnh hơn ngàn
con chữ”. Trong sáu tuần thực tập tại VOVGT, em cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu và được hướng
dẫn để thực hiện các bài phóng sự ảnh ngắn (mà ở đây cụ thể là dạng Photo story).
Khi làm phóng sự ảnh, cần quan tâm đến phần ảnh và nội dung đi kèm với hình ảnh. Về phần
hình ảnh, cần sự chính xác và trung thực, ghi lại những khoảnh khắc chân thực nhất mà không
Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

19



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần B: Nội dung thực tập

được sắp đặt, dàn dựng hay sáng tạo, chỉnh sửa thêm bớt theo ý của mình. Tất nhiên, ảnh báo
chí vẫn có thể sử dụng những kĩ thuật đơn giản như tăng sáng hay thêm một chút màu sắc cho
bức ảnh rõ ràng hơn.
Thiết bị hiện đại trong khi chụp ảnh cũng là yếu tố quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là
kỹ năng của người chụp ảnh. Phóng viên cần “dùng cái đầu” của mình để quan sát sự kiện, sau
đó chụp lại những bức ảnh có tình tiết đặc sắc, đắt giá để truyền tải thông tin tới độc giả. Ảnh
chụp ra phải rõ nét, có bố cục, đúng kích cỡ ảnh và tơn trọng mắt nhìn của người đọc, người
xem. Khơng được phép thích gì chụp nấy, nhân vật trong sự kiện không chụp mà lại chụp cỏ
cây hoa lá…
Với điều kiện khoa học công nghệ hiện đại như hiện tại, ảnh báo chí xuất hiện ngày càng
phổ biến, trở thành chuyên mục trên các trang báo điện tử. Bởi khơng giống như báo giấy, bị
bó hẹp cả khn khổ và màu sắc, thì trên báo điện tử, độc giả có thể xem những bài photo story
gồm 10, hay 20 ảnh đều không bị giới hạn - miễn là đáp ứng đủ yêu cầu về nội dung và hình
thức.
Nội dung trong các bài phóng sự ảnh cũng phải phù hợp và đồng nhất với chủ đề được những
bức ảnh truyền tải. Thỏa mãn được nhu cầu muốn biết và hiểu chi tiết hơn thông tin của độc
giả. Phần chú thích dưới ảnh nào phải tương thích với ảnh đấy, tránh việc nội dung và ảnh
không hề liên quan đến nhau, khiến người đọc không hiểu bài viết muốn nói gì. Nếu như dạng
bài báo thơng thường, chữ chiếm phần lớn, ảnh chỉ là yếu tố minh họa thì phóng sự ảnh lại
ngược lại. Vì thế, nội dung trong phóng sự ảnh phải cơ đọng, hấp dẫn, có tính logic.
Trên VOVGT, cũng có riêng chun mục “Ảnh - Video” bao qt tồn bộ các vấn đề giao
thơng và đời sống dân sinh. Lĩnh vực có thể thực hiện các bài phóng sự ảnh rất rộng, từ du lịch,
tình hình dịch bệnh, hạ tầng giao thơng, trật tự xã hội… Ảnh trong bài được chèn logo của
VOVGT, kích cỡ thường là 1280x853 px, định dạng jpg, đặt tên file theo nội dung bài và thứ
tự ảnh. (Khung ảnh được chú thích ở mục 2 - phần Mục lục)

2.2.2. Sản phẩm thực tế
● Chủ đề: Rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp ở hai bên đường Nguyễn Văn
Huyên
Qua tình hình thực tế và sự phản ánh của người dân sống tại khu vực hai bên đường Nguyễn
Văn Huyên (đoạn giao với đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy, Hà Nội), thời gian sau Tết
Nguyên đán, ở đoạn đường này thường xuyên xảy ra hiện tượng đổ trộm rác thải sinh hoạt và
rác thải công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng. Do vậy, em đã tiến hành đi thực tế, tìm hiểu
thơng tin, phỏng vấn trực tiếp và chụp ảnh về chủ đề này.
Cụ thể, các công việc cần thực hiện bao gồm:
- Đi dọc đường Nguyễn Văn Huyên từ điểm đầu đến điểm cuối, qua phường Nghĩa Đô (quận
Cầu Giấy), phường Xuân La (quận Tây Hồ) và phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm). Đi
dọc đường Hoàng Quốc Việt và một số đường ở khu vực lân cận. Nhằm mục đích khảo sát tình
trạng rác thải chỉ có ở khu vực Nguyễn Văn Huyên giao Hoàng Quốc Việt, hay cịn có ở những
đoạn khác trên đường Nguyễn Văn Huyên hoặc nhiều đoạn đường khác gần đó?
- Đánh giá rác thải có nhiều và gây ơ nhiễm nghiêm trọng khơng? Ngồi rác thải sinh hoạt, rác
thải cơng nghiệp thì ở đó có dấu vết đốt rác khơng? Có khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi hay
không? Các khu vực này có biển “Cấm đổ rác” khơng? Chụp ảnh lại đầy đủ và cẩn thận, có thể
quay video.
- Tìm người dân sống ở ven đường hoặc nhân viên vệ sinh môi trường để phỏng vấn. Hỏi các
vấn đề như: Tình trạng này đã xảy ra bao lâu, cách giải quyết và xử lý của bên môi trường? Khi
quét dọn, khẩu trang y tế có được phân loại khơng? Trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát
Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần B: Nội dung thực tập


thì được trang bị đồ dùng, dụng cụ và kiến thức phòng tránh dịch thế nào? Ghi âm hoặc xin
phép quay video lại để làm bằng chứng.
Kết quả thu được: gồm phần ý tưởng, nội dung thông tin, chùm ảnh gồm 20 bức và các file
ghi âm, video:
Thực trạng rác thải tại đường Nguyễn Văn Huyên
- Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài từ điểm đầu giao với đường Hoàng Quốc Việt tới điểm
cuối giao với đường 40m thuộc trung tâm khu đơ thị mới Tây Hồ Tây.
- Tình trạng xả rác xảy ra tại cả đoạn đầu và cuối của đường Nguyễn Văn Huyên, nhưng đặc
biệt nghiêm trọng ở ngay đoạn giao với đường Hồng Quốc Việt, nơi đang có các công trường
thi công, rào chắn đường.
- Thời điểm ghi nhận vào khoảng 10 giờ sáng, các công nhân vệ sinh thuộc Công Ty Môi
Trường & Dv Đô Thị Vĩnh Yên vẫn đang bận mải với công việc.
- Tuy nhiều đoạn đã được công nhân vệ sinh quét dọn, nhưng trên đường vẫn lưu cữu các đống
rác tự phát từ lâu, chủ yếu là rác thải sinh hoạt đựng trong các bao, túi ni lông đến đủ loại tủ,
bàn ghế tấm gỗ khơng cịn giá trị sử dụng.
- Người dân còn ngang nhiên vứt rác ở ngay giữa dải phân cách.
- Bên cạnh đó là các đống đất, đá từ các cơng trình nhà dân đang xây dựng tràn ra cả vỉa hè
- Cách một đoạn lại có từng dấu vết tàn tro của việc đốt rác, ám xuống vỉa hè, lên các bức tường
tôn dựng tạm, nhiều tấm gỗ còn chưa đốt hết bị vứt la liệt.
- Dễ dàng nhìn thấy hàng loạt khẩu trang y tế đã qua sử dụng bị vứt bừa bãi xuống vệ đường,
lên các vũng bùn lầy, nước đọng. Chỉ trong một đoạn đường dài chưa tới 10 mét, đã có thể bắt
gặp 3, 4 chiếc khẩu trang y tế.
- Ở khu vực tập trung nhiều rác, bên đường khơng có nhà dân, lại nghiễm nhiên trở thành “nhà
vệ sinh công cộng” cho các tài xế xe ơm, khiến tình hình ơ nhiễm lại càng trở nên nghiêm trọng
- Đến tầm 10h30, các công nhân vệ sinh được giải lao giữa ca, bên cạnh hàng xe rác đã chất
đầy. Hai cô lao công phụ trách khu vực này (xung quanh ngã 4 Hoàng Quốc Việt giao Nguyễn
Văn Huyên, kéo dài đến tận gần sông Tô Lịch) chia sẻ:
+ Việc bốc rác được thực hiện thường xuyên, có cả cả đêm và ca ngày. Tất cả rác thải đều
được bốc lên xe và chở lên bãi (11 giờ trưa xe sẽ tới chở), khối lượng rác cực kì nhiều.
+ Từ lúc có đường mới, dân hay đổ trộm, không theo quy định.

+ Mấy ngày này lượng rác còn đỡ đi nhiều. Nhất là đợt sau Tết, người dân xung quanh vứt
các loại hoa, đào quất, dọn rất vất vả. Nhà nào cẩn thận thì chặt nhỏ, cịn lại hầu hết tồn
để ngun, vận chuyển rất cồng kềnh.
+ Ngày nắng thì bụi, nhưng vẫn cịn đỡ hơn những ngày mưa. Khi đó đường bẩn, lầy lội,
nước ngấm vào rác thải, cơng việc khó khăn hơn.
+ Một ngày làm việc 8 tiếng, bất kể nắng mưa, lương chỉ nhận được khoảng 4.800.000
đồng/ tháng, cũng khơng có thời gian làm thêm các công việc khác để tăng thêm thu
nhập.
+ Khẩu trang y tế cũng tuy được xếp vào loại chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm nhưng
cũng chỉ thu gom cùng tất cả các loại rác sinh hoạt khác. Sau khi vận chuyển tới điểm
tập kết rác trên Vĩnh Phúc (cách đó khoảng 30-40 km) thì các loại rác mới bắt đầu được
phân loại.
+ Dịch bệnh, nhân viên vệ sinh cũng chỉ được phát thêm 3 chiếc khẩu trang (1 khẩu trang
y tế, 2 khẩu trang vải) mà không được phổ biến thêm.
+ Rác ở đây thì hầu hết là rác thải sinh hoạt, các loại rác người dân vứt ra. Cịn cơng trường
thì thường tự thu gom và đem xử lí.
+ Việc đốt rác bị các bên công an, phường, môi trường nghiêm cấm, nếu bắt được sẽ bị xử
phạt.
Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần B: Nội dung thực tập

(Ảnh minh họa - Phần ảnh chi tiết được đính kèm trong mục 3 của phần Phụ lục)
● Chủ đề: Học sinh không chấp hành quy định khi đi xe đạp điện, xe máy điện tạo
nguy cơ mất an toàn giao thông

Xe đạp điện và xe máy điện là phương tiện giao thông gọn nhẹ, linh hoạt và tiện lợi. Được
nhiều gia đình mua cho con cái trong độ tuổi cấp 2, cấp 3 để đi học và di chuyển hàng ngày.
Trong luật an tồn giao thơng đường bộ cũng đã nêu rõ những quy định mà người điều khiển
xe đạp điện, xe máy điện phải chấp hành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều học sinh vô tư
dàn hàng hàng ra đường, vượt đèn đỏ hay không hề đội mũ bảo hiểm…Để phản ánh thực trạng
này, em đã có mặt tại nhiều khu vực trên địa bàn quận Thanh Xuân và Hà Đông. Cụ thể:
- Đi dọc đường Nguyễn Trãi - Trần Phú, Văn Quán, Nguyễn Văn Lộc để chụp ảnh và
quay phim về các trường hợp vi phạm giao thông.
- Đánh giá tỉ lệ học sinh không chấp hành và có chấp hành luật giao thơng khi điều khiển
xe đạp điện, xe máy điện.
- Đánh giá tình hình: học sinh được nghỉ do dịch bệnh Covid-19, vậy số lượng tham gia
giao thơng có giảm đi hay khơng?
Kết quả thu được: gồm phần ý tưởng, nội dung thu thập được và hình ảnh:
Cần nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông khi sử dụng các phương tiện xe đạp
điện, xe máy điện
- Trong những năm gần đây, xe đạp điện và xe máy điện đã trở thành phương tiện giao thông
phổ biến tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, xe đạp điện và xe máy điện cũng tiềm ẩn
nhiều nguy cơ gây mất an tồn giao thơng.
- Theo hình ảnh được ghi nhận trên trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú, những chiếc xe đạp
điện, xe máy điện, xe máy di chuyển với tốc độ khá cao.
- Thực tế đáng lo ngại, phần đông trong số những người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện
chưa thực sự chấp hành luật giao thông đường bộ nói chung và quy định dành cho xe đạp điện,
xe máy điện nói riêng.

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Phần B: Nội dung thực tập

- Việc đi xe đạp điện, xe máy điện, lỗi vi phạm phổ biến là không đội mũ bảo hiểm khi tham
gia giao thông, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang và không đăng ký xe theo quy định. Điều này gây
nguy hiểm cho cả người điều khiển, người ngồi trên xe và cả người xung quanh.
- Với đặc điểm nhẹ, tiện dụng, dễ đi, phù hợp với nhiều độ tuổi, xe đạp điện và xe máy điện
được rất nhiều người lựa chọn làm phương tiện di chuyển, trong đó người sử dụng phần lớn là
học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Nhiều trường THCS, THPT tại Hà Nội đã tiến hành tuyên truyền, giáo dục về luật giao thơng
đường bộ, và kết hợp xử lí nghiêm với những trường hợp vi phạm, tuy nhiên những biện pháp
này chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Bởi mặc dù đã có quy định nhưng nhiều xe máy điện
khơng được đăng ký, gắn biển kiểm sốt, gây khó khăn khi xử phạt.
- Căn cứ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm, không cài quai đúng cách cho người điều khiển xe hoặc
người ngồi trên xe.
Đối với hành vi dàn hàng ngang, người điều khiển xe đạp điện sẽ phạt tiền từ 80.000 đồng đến
100.000 đồng, người điều khiển xe máy điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các hành vi điều khiển xe không có Giấy
đăng ký xe theo quy định; điều khiển xe khơng gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải
gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan
có thẩm quyền cấp.
- Để đảm bảo an tồn, người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện cần nghiêm túc chấp hành
Luật Giao thông đường bộ. Đặc biệt, đối với học sinh, cần có sự kết hợp chặt chẽ từ gia đình,
nhà trường và xã hội. Cần áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, xử phạt nghiêm đối với những
trường hợp vi phạm. Đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, phổ biến luật giao thông đường bộ,
nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông.

(Ảnh minh họa - Phần ảnh chi tiết được đính kèm trong mục 4 của phần Phụ lục)

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần B: Nội dung thực tập

● Chủ đề: Công tác chống dịch của các trường đại học khi đón sinh viên quay trở lại
Trong 2 tuần cuối tháng 2 và tuần đầu tiên của tháng 3, Việt Nam kiểm sốt tốt dịch bệnh,
khơng có thêm ca nhiễm mới. Nhiều trường đại học đã quyết định cho sinh viên quay trở lại
học tập và áp dụng nhiều biện pháp chống dịch quyết liệt, nghiêm túc. Nhận thấy đây là vấn đề
có tính đề tài, lại gần gũi, thuận lợi để thực hiện, em đã tiến hành triển khai các công việc như
sau:
- Đến trường Đại học Kiến trúc, Học viện Y học Cổ truyền, Đại học Hà Nội để lấy tư liệu.
- Phỏng vấn sinh viên, sinh viên tình nguyện tại trường Đại học Kiến trúc.
- Phỏng vấn qua điện thoại với sinh viên Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), sinh
viên Đại học Bách Khoa.
Kết quả thu được: bao gồm phần ý tưởng, nội dung, thông tin và bộ ảnh tư liệu.
Đảm bảo cơng tác phịng chống dịch COVID-19 tại các trường đại học
- Sinh viên một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đi học trở lại từ thứ 2 ngày
02/03/2020 (Đại học Bách khoa, Đại học Kiến trúc, Học viện Y học cổ truyền, Đại học Hà Nội,
Đại học Quốc gia,...).
- Các trường đều chủ động thực hiện nghiêm ngặt cơng tác phịng chống dịch để đảm bảo an
toàn cho giảng viên, sinh viên và toàn xã hội
- Tại trường Đại học Kiến trúc, các thơng tin hướng dẫn về cơng tác phịng chống dịch được in
lớn và treo ngay tại vị trí hai bên cổng trường
- Đội Sinh viên tình nguyện Đại học Kiến trúc bố trí hai điểm phịng dịch, một điểm dành cho
sinh viên đi bộ vào cổng trường, điểm còn lại ở trước nhà để xe. Sinh viên, giảng viên, cán bộ

nhà trường khi đi qua hai điểm này đều được đo thân nhiệt, sát khuẩn bằng nước rửa tay khô.
(Những sinh viên thuộc đội Sinh viên tình nguyện này chia sẻ: Hành động với phương châm
khơng bỏ sót một ai, ai cũng được kiểm tra để đảm bảo an toàn)
- Ghi nhận tại điểm xe buýt đối diện Đại học Kiến trúc, lượng sinh viên sử dụng xe buýt đã
tăng lên đáng kể. Hầu hết sinh viên đều sử dụng khẩu trang ở cả điểm đợi xe và khi trên xe
buýt.
- Ở trường Học viện Y học cổ truyền, sinh viên cũng đều đeo khẩu trang khi đi học trở lại.
- Trường Đại học Hà Nội tập trung lượng lưu học sinh lớn. Do vậy, các hoạt động phun thuốc
khử trùng tồn bộ khn viên trường, khu giảng đường, hành lang, thang máy, phòng học,... đã
được thực hiện từ sớm.
- Đại học Bách Khoa Hà Nội 100% sinh viên, giảng viên khi lên giảng đường đều đeo khẩu
trang và được phát dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay khô.
- Nhiều hàng quán đã mở cửa trở lại nhằm phục vụ sinh viên các trường đại học lân cận. Tuy
nhiên, thực tế là lượng sinh viên tới ăn khá đông nhưng các hàng quán này đều không trang bị
khẩu trang khi chế biến, khá thờ ơ với dịch.

Tạ Vũ Anh Thư – B16DCTT058

24


×