Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CHỈ số tế bào máu và ỨNG DỤNG lâm SÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.09 KB, 10 trang )

CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
ThS Hồng Thị Hồng
Bộ Mơn Huyết học –Truyền máu
Mục tiêu:
1. Trình bày được các chỉ số bình thường, bất thường các tế bào máu
2. Trình bày được ứng dụng lâm sàng của một số chỉ số tế bào máu
Nội dung:
Máu là chất dịch lưu thơng khắp cơ thể, điều hịa tồn bộ các chức năng của cơ thể.
Máu gồm hai thành phần: thành phần tế bào gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và
thành phần huyết tương gồm các yếu tố đơng máu, kháng thể, nội tiết, các protein,
muối khống, nước. Đém số lượng và phân tích hình thái tế bào máu ngoại vi là
một xét nghiệm huyết học cơ bản. Việc chỉ định và phân tích hợp lý kết quả của
xét nghiệm phân tích tế bào máu ngoại vi giúp các bác sỹ có được những gợi ý
chẩn đốn bệnh.
I. Các thông số cơ bản về số lượng tế bào máu ngoại vi



II. Các thông số và ứng dụng lâm sàng
1. Các thông số hồng cầu
1.1. Số lượng hồng cầu
- Là số lượng hồng cầu tính trong một đơn vị thể tích máu toàn phần (đơn vị quốc
tế quy ước theo 10^12 hồng cầu trong 1 lít máu tồn phần)
- Số lượng hồng cầu tăng
+ Bệnh đa hồng cầu nguyên phát: bệnh nằm trong hội chứng tăng sinh tủy
+ Đa hồng cầu thứ phát: một số bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh lý thông động tĩnh
mạch, ung thư
+ Tăng hồng cầu do cô đặc máu: bỏng nặng, nôn mửa, tiêu chảy cấp…
+ Tăng hồng cầu trong hội chứng Cushing, viêm thận kẽ, viêm thận do mất nước,
mất muối gây nên hồng cầu bị cơ đặc
+ Tăng hồng cầu có kích thước nhỏ gặp trong Thalassemia


- Số lượng hồng cầu giảm
+ Thiếu máu cấp tính
+ Thiếu máu mạn tính
+ Cơn tan máu cấp tính
1.2. Lượng huyết sắc tố
- Thể hiện trung thành nhất tình trạng thiếu máu, đặc biệt thiếu máu mạn tính. Là
tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu theo WHO
- Là chỉ số tin cậy trên máy đếm tế bào tự động để đánh giá tình trạng thiếu máu


- Đề nghị phân loại mức độ thiếu máu dựa theo nồng độ huyết sắc tố
+ Trên 100 g/l: Thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu
+ Từ 80-100 g/l: Thiếu máu vừa, cân nhắc truyền máu
+ Từ 60-80 g/l: Thiếu máu nặng, cần truyền máu
+ Dưới 60 g/l: Thiếu máu rất nặng, cần truyền máu cấp cứu
- Lượng huyết sắc tố tăng
+ Bệnh đa hồng cầu nguyên phát hoặc thứ phát ( tim bẩm sinh, bệnh lý thông động
tĩnh mạch, ung thư)
+ Do cô đặc máu: bỏng nặng, nôn mửa, tiêu chảy cấp…
- Số lượng hồng cầu giảm trong thiếu máu
Sai số: nồng độ huyết sắc tố có thể bị tăng giả tạo do huyết tương bị đục (lấy máu
ngay sau khi ăn) hoặc số lượng bạch cầu tăng cao làm đục huyết tương khi so màu.
1.3. Thể tích khối hồng cầu
- Là thể tích của tồn bộ khối tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) so với thể tích máu
tồn phần (L/L)
- Rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng mất máu cấp: thiếu máu
trong ngoại khoa, sản khoa, xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…..
- Giá trị HCT cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu là 0.25 L/L hoặc ở mức 0.3
L/L ỡ những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng cách truyền khối hồng cầu
1.4. Các chỉ số khác

- Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) để xác định hồng cầu to, nhỏ giúp định
hướng nguyên nhân thiếu máu. Tuy nhiên một số trường hợp kích thước hồng cầu
tăng giả tạo: tan máu tự miễn, rối loạn tiết protein máu, mẫu máu để lâu…
(!) MCV<80 fl: hồng cầu nhỏ MCV>100 fl: hồng cầu to
- Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH)
MCH = HGB/RBC
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC)
MCHC = HGB/ HCT
. MCH<28, MCHC<310: hồng cầu nhược sắc
. MCH, MCHC trong giới hạn bình thường: hồng cầu bình sắc
. MCH>34, MCHC>380: cần kiểm tra lại kết quả


- Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW): phản ánh mức độ đồng đều về kích
thước hồng cầu. RDW 11-14%: hồng cầu kích thước đồng đều, RDW>14% là
hồng cầu có kích thước khơng đều
- Hồng cầu lưới (RET): (0.5 – 1%), đếm số lượng hồng cầu lưới cho phép đánh
giá khả năng sinh hồng cầu ở tủy xương và khả năng phục hồi trước một tình trạng
thiếu máu
- Hồng cầu có nhân: bình thường khơng thấy ở máu ngoại vi. Trong trường hợp
thiếu máu tan máu, xơ tủy có thể thấy ở máu ngoại vi
1.5. Ứng dụng các chỉ số trong phân loại thiếu máu
- Thiếu máu hồng cầu to
+ Bất thường tổng hợp DNA: thiếu vitamin B12, acid folic
+ Thuốc: ức chế tổng hợp DNA, thuốc chống ung thư
+ Thiếu máu Biermer: ít gặp Việt Nam. Lâm sàng có lưỡi đỏ, lưỡi bóng (gọi là lưỡi
Hunter), thường có viêm dạ dày, tổn thương thần kinh, liệt 2 chi dưới.
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ
+ Thiếu máu do thiếu sắt (thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc): do chảy máu mạn
tính: giun, u xơ tử cung, trĩ, loét dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng…, do

chế độ ăn thiếu protid, thiếu sắt, do nhu cầu sắt tăng: phụ nữ có thai, cho con bú,
thiếu nữa tuối dậy thì
+ Thiếu máu khơng thiếu sắt (thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc): ngộ độc INH,
ngộ độc ethanol
+ Bất thường tổng hợp hemoglobin (bệnh tan máu bẩm sinh)
+ Nhiễm trùng mãn tính
+ Rối loạn tổng hợp sắt
(!) Chỉ số Mentzer = MCV/RBC
≥ 13: nghi thiếu máu thiếu máu thiếu sắt
< 13: nghi tan máu bẩm sinh
- Thiếu máu đẳng sắc hồng cầu bình thường
+ Erythropoietin giảm: bệnh thận, bệnh lý nội tiết
+ Bệnh lý từ tủy xương: suy tủy xương, lơ xê mi cấp, lơ xê mi kinh, xơ tủy….
+ Thiếu máu do chấn thương ngoại khoa, sản khoa
2. Các thông số bạch cầu


2.1. Số lượng bạch cầu (WBC)
- Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, điều kiện và tình trạng bệnh lý:
+ Bạch cầu giảm ở phụ nữ bắt đầu kỳ kinh, người già, một số tình trạng nhiễm độc
và các bệnh lý tạo máu...
+ Bạch cầu tăng ở phụ nữ sau kỳ kinh, khi mang thai, trẻ sơ sinh, tình trạng nhiễm
trùng và một số bệnh lý tạo máu...
2.2. Bạch cầu hạt trung tính (NEU)
- Giảm bạch cầu hạt trung tính: khi số lượng tuyệt đối dưới 1.5 G/L
+ Do thuốc: điều trị ung thư, kháng giáp trạng, cloramphenicol…
+ Do miễn dịch: SLE, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Felty (lách to, viêm khớp
dạng thấp, giảm bạch cầu hạt trung tính)
+ Cường lách: hội chứng Banti
+ Nhiễm trùng: vius, vi khuẩn, ký sinh trùng

+ Giảm bạch cầu hạt bẩm sinh: Hội chứng Kostmann
Mức độ: Từ 1.0-1.5 G/L: giảm nhẹ
Từ 0.5-1.0 G/L: giảm trung bình
Dưới 0.5G/L: giảm nặng, nguy cơ nhiễm trùng cao
- Tăng bạch cầu hạt trung tính: khi số lượng tuyệt đối > 7 G/l
+ Tăng sản sinh, tăng huy động từ tủy xương: nhiễm khuẩn, thuốc, stress…
+ Đời sống kéo dài: giảm bám dính, cắt lách….
+ Nguyên nhân khác: ung thư, một số bệnh tạo máu ….
2.3. Bạch cầu lymho
- Giảm bạch cầu lympho: khi số lượng tuyệt đối dưới 1 G/L
+ Giảm sản xuất: thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, sau điều trị hóa chất
+ Tăng phá hủy: nhiễm HIV, bệnh tự miễn
+ Rối loạn phân bố: nhiễm trùng, phẫu thuật…
- Tăng lympho: khi số lượng tuyệt đối > 4 G/L
+ Các bệnh lý ác tính: lơ xê mi kinh lymoho…
+ Nhiễm trùng: lao, EBV, CMV….
+ Trong nhiễm độc giáp, viêm khớp dạng thấp
2.4. Bạch cầu mono


- Giảm bạch cầu mono: Giảm bạch cầu toàn bộ trong các bệnh lý tự miễn, sau điều
trị hóa chất
- Tăng bạch cầu mono: khi > 1 G/L, gặp trong các bệnh tạo máu (rối loạn sinh tủy,
lơ xê mi kinh, lơ xê mi cấp), sau cắt lách,viêm hệ thống (nhiễm trùng, lao…)
2.5. Bạch cầu ưa acid
- Tăng số lượng: khi số lượng > 0.5 G/L, thường gặp trong nhiễm ký sinh trùng, dị
ứng (hen, viêm da dị ứng…), hóa chất, bệnh ác tính. Hội chứng tăng bạch cầu ưa
acid khi số lượng > 1.5 G/L
2.6 Bạch cầu ưa base
- Tăng bạch cầu ưa base khi số lượng tuyệt đối > 0.5 G/L, gặp trong phản ứng

miễn dịch, viêm mạn tính, nhiễm virus….
2.7. Các loại bạch cầu bất thường
- Tế bào bất thường (Blast): trong trường hợp lơ xê mi cấp, lơ xê mi kinh, rối loạn
sinh tủy
- Tế bào trung gian dòng bạch cầu hạt: lơ xê mi kinh dịng bạch cầu hạt, xơ tủy..
- Bạch cầu lympho kích thích: thường gặp trong sốt virus, dengue
3. Các thơng số tiểu cầu
- Giảm số lượng tiểu cầu:
+ Do thuốc, do virus, miễn dịch…
+ Sau điều trị hóa chất
+ Bệnh lý huyết học: xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, suy tủy xương, lơ xê mi
cấp…..
+ Do rối loạn đông máu
- Tăng số lượng tiểu cầu: bệnh tăng sinh tủy, tăng tiểu cầu thứ phát (ung thư…)
Các sai số do đếm số lượng tiểu cầu
+ Giảm tiểu cầu giả tạo có thể gặp do tiểu cầu tăng kết dính: lấy máu quá lâu làm
hoạt hóa tiểu cầu, lấy mẫu vào ống thủy tinh làm tiểu cầu kết dính do thành ống
làm hoạt hóa và kết dính tiểu cầu.
+ Tăng tiểu cầu giả tạo: do mảnh hồng cầu vỡ hoặc hồng cầu kích thước quá nhỏ
(MCV < 65 fL), bụi bẩn
LƯỢNG GIÁ:
* Số lượng bạch cầu bình thường ở người trưởng thành là:


A. 2-8 G/L
B. 4-10 G/L
C. 6-10 G/L
D. 4-8 G/L
B
* Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu để đánh giá:

A. Hồng cầu to hay nhỏ
B. Có thiếu máu khơng
C. Hồng cầu đẳng sắc hay nhược sắc
D. Kích thước hồng cầu có đều khơng
C
* Định nghĩa hồng cầu to khi:
A. MCHC > 360 g/l
B. MCHC > 340 g/l
C. MCV > 100 fl
D. MCV > 110 fl
C
* Thiếu máu hồng cầu nhỏ có thể gặp do những nguyên nhân sau, trừ:
A. Thiếu máu do giun móc
B. Tan máu bẩm sinh
C. Thiếu máu trong suy tủy xương
D. Thiếu máu do thiếu vitamin B12
D
* Giảm tiểu cầu có thể gặp do nguyên nhân sau, trừ:
A. Rối loạn đông máu
B. Hội chứng tăng sinh tủy
C. Viêm gan B
D. Suy tủy xương
B
* Đặc điểm của thiếu máu thiếu sắt là:
A. Thiếu máu đẳng sắc
B. Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ
C. Thiếu máu hồng cầu to
D. Thiếu máu hồng cầu bình thường
B
* Giảm bạch cầu trung tính mức độ nặng khi:

A. Số lượng bạch cầu trung tính dưới 0.5 G/L
B. Số lượng bạch cầu trung tính dưới 1 G/L
C. Số lượng bạch cầu trung tính dưới 1.5 G/L
D. Số lượng bạch cầu trung tính dưới 2 G/L


A
* Bạch cầu blast có thể gặp trong trường hợp nào, trừ:
A. Lơ xê mi cấp
B. Rối loạn sinh tủy
C. Lơ xê mi kinh
D. U lympho
D
* Bạch cầu ưa acid thường tăng trong trường hợp nào:
A. Nhiễm khuẩn huyết
B. Viêm da dị ứng
C. U lympho
D. Thalassemia
B
* Chỉ số dùng nào ở máu ngoại vi để đánh giá đáp ứng tủy xương với tình trạng
thiếu máu:
A. Hồng cầu lưới
B. Hồng cầu có nhân
C. Xuất hiện các tế bào bạch cầu hạt tuổi trung gian
D. Dải phân bố kích thước hồng cầu lớn
A
* Bệnh nhân nữ, 20 tuổi đi khám bệnh vì mệt nhiều. Khám thấy da xanh, niêm mạc
nhợt. Xét nghiệm thấy Hb 75 g/l, MCV 70 fl, MCHC 270 pg
_ 1. Chẩn đoán nào là phù hợp nhất với bệnh nhân:
A. Thiếu máu hồng cầu to

B. Thiếu máu hồng cầu bình thường
C. Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc
D. Thiếu máu hồng cầu đẳng sắc
_ 2. Cần làm xét nghiệm gì thêm để chẩn đốn cho bệnh nhân, trừ:
A. Định lượng sắt, ferritin
B. Điện di huyết sắc tố
C. Hồng cầu lưới
D. Chụp X-quang bụng không chuẩn bị
1C 2D
* Bệnh nhân nam, 50 tuổi, vào viện lần đầu vì sốt và tiểu sẫm màu. Khám thấy
hoàng đản, lách to. Xét nghiệm: Hb 72 g/l, MCV 110 fl, MCHC 340 pg
_ 1. Chẩn đoán nào phù hợp với bệnh nhân:
A. Thiếu máu mạn tính
B. Thiếu máu cấp tính
C. Cơn tan máu cấp tính
D. Thiếu máu theo dõi dõi do tan máu bẩm sinh


_ 2. Đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân
A. Thiếu máu hồng cầu to
B. Thiếu máu hồng cầu nhỏ
C. Thiếu máu hồng cầu bình thường
D. Thiếu máu nhược sắc
1C 2A
* Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, vào viện vì xuất huyết dưới da. Xét nghiệm thấy số lượng
tiểu cầu 2 G/L
_ 1. Cần làm xét nghiệm gì để chẩn đốn cho bệnh nhân, trừ:
A. Kháng thể kháng nhân, kháng dsDNA
B. Đông máu cơ bản
C. Ngưng tập tiểu cầu

D. Huyết tủy đồ
_ 2. Kết quả xét nghiệm về: đông máu cơ bản bình thường, xét nghiệm miễn dịch
âm tính, tủy giàu mẫu tiểu cầu. Chẩn đoán của bệnh nhân là:
A. Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
B. Glanzman
C. Scholen - Henoch
D. Hemophilia
1C 2A
* Bệnh nhân nam, 50 tuổi, vào viện vì lách to và mệt nhiều. Xét nghiệm thấy: Hb
122 g/l, TC 500 G/L, BC 180 G/L (trung tính 40%, lympho 20%, 10% mono, 25%
bạch cầu hạt tuổi trung gian, 5% bạch cầu ưa acid)
_ 1. Cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán cho bệnh nhân:
A. Huyết tủy đồ
B. Điện di huyết sắc tố
C. Đông máu cơ bản
D. Máu lắng
_ 2. Chẩn đoán sơ bộ nào phù hợp nhất cho bệnh nhân:
A. U lympho
B. Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt
C. Rối loạn sinh tủy
D. Lơ xê mi cấp
1A 2B



×