Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Truyền thông Đa phương tiện Bưu Chính (PTIT) đề tài Thực trạng Quảng bá du lịch trên chuyên trang Văn hóa Đài Phát thanh Truyền hình Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 133 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ, giảng
viên Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. Đặc biệt là các thầy cơ giáo trong khoa
Đa phương tiện đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu nhất và tạo điều kiện cho em
trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Tiến Thành - người đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hồn thành bài khóa
luận này.
Em gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình
và các anh chị phóng viên, biên tập viên của đài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em rất
nhiều trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Bên cạnh đó, em xin cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người
thân đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để em tập trung nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Do điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế
nên bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cơ để em có thể bổ sung, nâng cao ý thức của mình,
phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

i



Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Mục lục

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................................vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO ĐIỆN TỪ VÀ TRANG THÔNG TIN
ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP .................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm báo điện tử ............................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 5
1.1.2. Đặc trưng của báo điện tử...................................................................................... 5
1.1.3. Hạn chế của báo điện từ ........................................................................................ 8
1.1.4. Mơ hình những tờ báo mạng điện tử thuộc Đài Phát thanh, Đài Truyền hình .... 10
1.2. Khái niệm trang thơng tin điện tử tổng hợp ...................................................... 11
1.2.1. Khái niệm trang thông tin điện tử tổng hợp ........................................................ 11
1.2.2. Một số vấn đề về thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp ............................... 11
1.2.3 Phân biệt báo điện tử, trang thông tin điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp
....................................................................................................................................... 12
1.2.4. Trang thông tin điện tử tổng hợp thuộc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành
phố ................................................................................................................................. 14
1.3. Khái niệm quảng bá du lịch ................................................................................. 14
1.3.1. Quảng bá .............................................................................................................. 14
1.3.2. Du lịch ................................................................................................................. 15
1.3.3. Quảng bá du lịch .................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN CHUYÊN TRANG

VĂN HĨA ĐÀI PT-TH THÁI BÌNH ........................................................................ 19
2.1. Khái qt vai trị quảng bá du lịch trên Chun trang Văn hóa Đài PT-TH
Thái Bình ...................................................................................................................... 19
2.1.1. Giới thiệu về Đài PT-TH Thái Bình và Chun trang Văn hóa của Đài PT-TH
Thái Bình ....................................................................................................................... 19
2.1.2. Vai trị của Chun trang Văn hóa trong việc thông tin, quảng bá du lịch trên địa
bàn tỉnh .......................................................................................................................... 25
2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tỉnh Thái Bình ................ 27
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 27
2.2.2. Tài nguyên và sản phẩm du lịch của tỉnh ............................................................ 28
Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

ii


Khố luận tốt nghiệp Đại học

Mục lục

2.3. Bộ tiêu chí đánh giá độ hiệu quả của tin bài quảng bá du lịch địa phương .... 36
2.3.1. Định kỳ về thời gian và không gian .................................................................... 36
2.3.2. Nội dung thông tin chuyên biệt ........................................................................... 36
2.3.3. Thể loại tin bài được sử dụng .............................................................................. 36
2.3.4. Ngơn ngữ thể hiện ............................................................................................... 37
2.3.5. Hình ảnh thể hiện................................................................................................. 37
2.3.6. Chất lượng thông tin quảng bá du lịch ................................................................ 38
2.4. Đo lường hiệu quả tin bài quảng bá du lịch địa phương trên Chuyên trang Văn
hóa Đài PT-TH Thái Bình .......................................................................................... 38
2.4.1. Kết quả thống kê trên CTVH Đài PT-TH Thái Bình .......................................... 38
2.4.2. Đo lường kết quả qua bộ tiêu chí đánh giá .......................................................... 42

2.4.3. Kết quả khảo sát bảng hỏi ................................................................................... 52
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG BÁ DU
LỊCH TRÊN CHUN TRANG VĂN HĨA ĐÀI PT-TH THÁI BÌNH ............... 60
3.1. Những thành công, hạn chế ................................................................................. 60
3.1.1. Những thành công ............................................................................................... 60
3.1.2. Những hạn chế ..................................................................................................... 61
3.2. Những yêu cầu đặt ra ........................................................................................... 63
3.2.1. Yêu cầu đối với hoạt động du lịch và quảng bá du lịch trong tình hình mới ...... 63
3.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với tin bài quảng bá, thông tin về du lịch trên báo chí .......... 63
3.3. Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch trên Chuyên trang
Văn hóa Đài PT-TH Thái Bình .................................................................................. 64
3.3.1. Nhóm giải pháp với cơ quan quản lý du lịch ...................................................... 64
3.3.2. Nhóm giải pháp với cơ quan quản lý báo chí và những người làm báo .............. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 71
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 73

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

iii


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Danh mục chữ viết tắt

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTVH: Chuyên trang Văn hóa
Nxb: Nhà xuất bản
PT-TH: Phát thanh và Truyền hình

UBND: Ủy ban nhân dân
TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

iv


Khố luận tốt nghiệp Đại học

Danh mục hình ảnh

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Giao diện trang chủ của trang thơng tin điện tử tổng hợp Đài PT -TH Thái
Bình ............................................................................................................................... 23
Hình 2.2. Chun trang Văn hóa Đài PT-TH Thái Bình ............................................... 24
Hình 2.3. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình................................................................. 27
Hình 2.4. Thống kê lượt truy cập trên website ............................. 39
Hình 2.5. Thống kê lượt truy cập theo quốc gia người dùng trên website
....................................................................................................... 39
Hình 2.6. Cách dùng ảnh trên chuyên trang chưa hợp lý .............................................. 51
Hình 2.7. Một số ảnh trên chuyên trang được chú thích chưa hợp lý ........................... 52

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

v


Khoá luận tốt nghiệp Đại học


Danh mục bảng và biểu đồ

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Số liệu thống kê nội dung trên CTVH Đài PT-TH Thái Bình ...................... 43
Bảng 2.2. Thống kê tác phẩm quảng bá du lịch theo thể loại ....................................... 49
Bảng 2.3. Đánh giá chất lượng tin bài quảng bá du lịch trên CTVH qua các tiêu chí .. 57
Biểu đồ 2.1. So sánh tỉ lệ lượt truy cập theo quốc gia của người dùng từ 3 website .... 40
Biểu đồ 2.2. So sánh tỉ lệ nguồn truy cập vào website ................. 40
Biểu đồ 2.3. Giới tính và độ tuổi của người dùng truy cập vào website
....................................................................................................... 41
Biểu đồ 2. 4. Ví dụ về bảng thống kê tin bài được khảo sát trên Chuyên trang Văn hóa
....................................................................................................................................... 42
Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ giới tính của công chúng tham gia khảo sát ..................................... 53
Biểu đồ 2.6. Độ tuổi của công chúng tham gia khảo sát ............................................... 53
Biểu đồ 2.7. Thống kê thu nhập của công chúng tham gia khảo sát ............................. 54
Biểu đồ 2.8. Thống kê tần suất du lịch trong một năm của công chúng tham gia khảo sát
....................................................................................................................................... 54
Biểu đồ 2.9. Thống kê hình thức du lịch ưa thích ......................................................... 55
Biểu đồ 2.10. Đánh giá mức độ hài lòng đối với các địa điểm du lịch ở Thái Bình ..... 56
Biểu đồ 2.11. Mức độ tiếp nhận các tin bài về du lịch .................................................. 56

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

vi


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Mở đầu


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch ngày nay là một phần không thể thiếu đối với đời sống kinh tế xã hội. Nó
đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và là một thói quen trong nếp sống sinh hoạt. Du
lịch có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng giao lưu văn hóa, nâng cao dân
trí. Đặc biệt, đây là là ngành dịch vụ mũi nhọn có sức phát triển nhanh nhất, lớn nhất
góp phần vào sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của quốc gia nói chung và từng địa
phương nói riêng.
Xuất phát từ lợi thế là một địa phương có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh, lễ hội dân gian và di sản văn hóa, tỉnh Thái Bình trở thành nơi hấp dẫn khách tham
quan trên mọi miền tổ quốc. Việc khai thác đúng đắn thế mạnh du lịch sẽ góp phần đáng
kể vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lợi để
quảng bá truyền thống văn hóa, đất và người Thái Bình.
Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) Thái Bình là cơ quan thơng tin đại chúng
của tỉnh Thái Bình. Đây là đơn vị sự nghiệp phát thanh, truyền thanh, truyền hình trực
thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh. Đài PT-TH Thái Bình có chức năng sản xuất tin
bài, quay phim, biên tập, dàn dựng chương trình để phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
văn hố, an ninh, quốc phịng. Chun trang Văn hóa (CTVH) của Đài PT-TH Thái Bình
đảm nhiệm nhiệm vụ đưa tin về các chương trình hoạt động, chính sách văn hóa, du
lịch...
Đối với việc thơng tin quảng bá du lịch địa phương, Đài PT-TH Thái Bình nói
chung và CTVH thuộc Đài PT-TH Thái Bình có nhiệm vụ, vai trị vơ cùng thiết yếu.
Trong đó, CTVH đã dành số lượng lớn tin bài cho chủ đề này, cũng như có sự tìm hiểu
chun sâu, đưa tin kịp thời, chính xác với nội dung phong phú, toàn diện.
Mặc dù vậy, việc phát triển quảng bá du lịch địa phương trên CTVH Đài PT-TH
Thái Bình vẫn cịn nhiều tồn tại và hạn chế, bao gồm ở cả nội dung, hình thức thể hiện
và tính hiệu quả của thơng tin. Các tin bài trên chun trang cịn thiếu tính phong phú,
hấp dẫn với cơng chúng và du khách, chưa có nhiều sự đột phá và sáng tạo. Những hạn
chế trong việc quảng bá phát triển du lịch Thái Bình xuất phát từ nhiều nguyên nhân
khác nhau.

Do vậy, việc nghiên cứu về thực trạng quảng bá du lịch trên CTVH Đài PT-TH
Thái Bình là công việc cần thiết. Qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quảng
bá du lịch; kết quả đạt được; hạn chế; tìm hiểu nguyên nhân khách quan và nguyên nhân
chủ quan; nghiên cứu này sẽ đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng
về nội dung, hình thức của tin bài quảng bá du lịch trên CTVH Đài PT-TH Thái Bình.
Góp phần để du lịch Thái Bình thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác tối đa tài
nguyên du lịch và đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ hội nhập.
Với những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Quảng bá du lịch địa
phương trên Chuyên trang Văn hóa Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình” để làm
Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

1


Khố luận tốt nghiệp Đại học

Mở đầu

đề tài khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện với mong muốn
giúp CTVH có thể hồn thiện cơng tác quảng bá du lịch, góp phần giữ chân và thu hút
người đọc và khách du lịch đến với Thái Bình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khố luận là dựa trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận về
tin bài quảng bá trên chuyên trang tin tức của đài PT-TH tỉnh, từ đó đánh giá một cách
khách quan, chính xác về thực trạng của hoạt động quảng bá du lịch trên CTVH Đài PTTH Thái Bình. Cũng như phân tích và chỉ ra các các mặt thành công và hạn chế, đề xuất
một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả của
công tác này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, khố luận tập trung thực hiện các nhiệm

vụ sau đây:
- Phân tích, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn báo chí truyền thơng
về hoạt động du lịch nói chung và du lịch Thái Bình nói riêng để xây dựng cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá.
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng nội dung và hình thức các tin bài quảng bá,
thông tin, phát triển du lịch trên CTVH Đài PT-TH Thái Bình.
- Khảo sát và thống kê đánh giá của công chúng về hoạt động của CTVH trong
quảng bá phát triển du lịch tỉnh Thái Bình.
- Tìm hiểu những kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quảng bá
phát triển du lịch địa phương trên CTVH Đài PT-TH Thái Bình.
3. Tình hình nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại, có nhiều nghiên cứu về hiệu quả, tác động của báo
chí trong việc quảng bá du lịch nói chung và quảng bá du lịch địa phương nói riêng.
Ngồi ra, cũng có một số cơng trình nghiên cứu về phát triển du lịch Thái Bình. Những
nghiên cứu này đã được công bố và đăng tải rộng rãi, trong đó có thể kể đến các cơng
trình tiêu biểu sau đây:
Đối với sách và tài liệu nghiên cứu du lịch, có thể kể đến một số cuốn như: Tổng
quan du lịch của Võ Văn Thành, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2015; Cẩm nang
hướng dẫn du lịch Việt Nam của Như Quỳnh - Như Hoa, Nhà xuất bản Thế Giới, 2017;
Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam của nhiều tác giả, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2018.
Luận văn thạc sĩ của Đặng Văn Hóa (2018) tại Trường Đại học Kinh tế Huế với
đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới tỉnh
Quảng Bình”. Tác giả luận văn đã khái quát thực trạng và đánh giá sự bền vững của du
lịch tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp
quảng bá, phát triển du lịch trong thời gian tới.
Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

2



Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Mở đầu

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tiến Lâm (2019) tại Học viện Báo chí Tuyên truyền
về “Tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo chí Hà Giang”. Tác giả luận
văn đã phân tích thực trực hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch địa phương trên báo
chí Hà Giang, đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển hoạt động tuyên truyền quảng
bá du lịch đối với cơ quan báo chí, người làm báo và các ban ngành phụ trách mảng du
lịch.
Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Bích Thủy (2014) tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Nghiên cứu phát triển du
lịch văn hóa tỉnh Thái Bình”. Tác giả luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch
văn hóa như tài nguyên du lịch, thị trường, công tác xúc tiến, quảng bá; nêu ra các đều
xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thái Bình.
Luận văn của Đỗ Thanh Tùng (2014) tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội về “Du
lịch biển Thái Bình”. Tác giả đã phân tích, đánh giá các tài nguyên du lịch biển Thái
Bình và việc khai thác, quảng bá các tài nguyên đó phục vụ cho phát triển du lịch biển
nói riêng và du lịch của tỉnh Thái Bình nói chung. Qua đó đưa ra các giải pháp tốt và có
hiệu quả các sản phẩm du lịch nhằm phát huy hết các tiềm năng du lịch sẵn có.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu về sự tác
động của việc đưa tin bài trên CTVH Đài PT-TH Thái Bình tới hoạt động quảng bá du
lịch tỉnh hiện nay. Do vậy, tác giả mong muốn qua đề tài này sẽ góp thêm tiếng nói vào
lý luận chung về vấn đề báo chí tham gia thơng tin, quảng bá du lịch. Đồng thời đưa ra
cách nhìn mới, toàn diện, khoa học về cách thức quảng bá du lịch trên chuyên trang điện
tử ở một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển du lịch như tỉnh Thái Bình.
Chính vì vậy, việc tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Thực trạng quảng bá du
lịch trên Chuyên trang văn hóa đài phát thanh và truyền hình Thái Bình” có tính chun
biệt và mới mẻ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát trực tiếp của đề tài là các tin, bài trên CTVH Đài PT-TH Thái
Bình có nội dung liên quan đến quảng bá du lịch Thái Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi không gian tại CTVH Đài PT-TH Thái Bình. Phạm vi
nội dung là các tin, bài quảng bá du lịch địa phương được đăng tải trên CTVH Đài PTTH Thái Bình. Về thời gian nghiên cứu, khảo sát giới hạn trong các tác phẩm đã được
đăng tải trên CTVH Đài PT-TH Thái Bình từ tháng 10/2019 - 03/2020
5. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống: Hệ thống các tin bài trên CTVH Đài PT-TH Thái Bình
trong khoảng thời gian 6 tháng. Thơng tin về phát triển du lịch Thái Bình được thu thập
Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

3


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Mở đầu

từ nhiều tư liệu khác nhau, bao gồm các cơng trình nghiên cứu, sách báo, website chính
thống… Từ đó có được cơ sở dữ liệu để đưa ra nhận định, phân tích tình hình thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được dùng để thu thập, nghiên cứu, khảo sát
những tài liệu về báo điện tử, chuyên trang điện tử, công tác du lịch đã được cơng bố
trên sách, báo, tạp chí, website chính thống cấp quốc gia và tỉnh Thái Bình.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ những dữ liệu đã thu thập được, tiến hành
phân tích, tổng hợp, đánh giá về nhu cầu, tiềm năng du lịch địa phương và mức độ chất
lượng của các tin bài trên CTVH Đài PT-TH Thái Bình.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành phát 150 phiếu cho đối tượng
là công chúng sinh sống tại 2 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (Thái Bình và Hà

Nội) nhằm thu thập ý kiến về thực trạng CTVH tham gia thông tin, quảng bá du lịch.
Hà Nội là thủ đô trung tâm của cả nước - nơi hội tụ công chúng từ khắp mọi nơi và
là du khách tiềm năng cho du lịch Thái Bình. Qua việc khảo sát ở Hà Nội, tác giả
muốn đánh giá hiệu quả quảng bá du lịch đến với công chúng có những tác động như
thế nào.
6. Ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, khoá luận nêu ra một số giải pháp trong
công tác quảng bá du lịch, khẳng định vai trò của quảng bá xúc tiến du lịch Thái Bình
trong tình hình hiện nay. Đồng thời giúp các cơ quan báo chí và cơ quan lãnh đạng đánh
giá đúng, đủ và lựa chọn hướng đổi mới thích hợp nhằm khai thác, phát huy tối đa thế
mạnh của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của độc giả.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp cho những người đang trực tiếp sáng tạo các tác
phẩm báo chí về chủ đề du lịch nâng cao chất lượng tin, bài của mình, cải tiến, sáng tạo
theo hướng sáng tạo và hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của
khố luận gồm 3 chương sau đây:
Chương 1. Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang điện tử tổng hợp
Chương 2. Thực trạng quảng bá du lịch trên Chuyên trang Văn hóa Đài Phát
thanh và Truyền hình Thái Bình
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch trên Chun
trang Văn hóa Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

4


Khoá luận tốt nghiệp Đại học


Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO ĐIỆN TỪ VÀ TRANG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP
1.1. Khái niệm báo điện tử
1.1.1. Khái niệm
Báo điện tử là loại hình báo chí mới, ra đời sau báo in, phát thanh và truyền hình.
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo
chí này: Báo điện tử, Báo trực tuyến, Báo mạng, Báo chí Internet và Báo mạng điện tử.
Trước kia, khi có một sự kiện xảy ra, người ta sẽ tìm đến báo in, phát thanh và
truyền hình để nắm bắt thơng tin. Sau đó, internet xuất hiện đã kéo theo sự phát triển
của báo điện tử và tích hợp nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại hình báo chí truyền
thống. Từ đó, báo điện tử trở thành một kênh truyền thông vô cùng hiệu quả và có độ
phủ cao.
Về khái niệm báo điện tử, trong điều 3, chương 1, Luật Báo chí 2016 quy định
rõ: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền
dẫn trên mơi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.”
Trong cuốn Các loại hình báo chí Truyền thơng (PGS.TS Dương Xn Sơn, NXB
Thơng tin và truyền thơng, 2014) có định nghĩa: “Báo điện tử là hình thức báo chí mới
được hình thành từ sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu
tố cơng nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin
dựa trên nền tảng mạng Internet tồn cầu.
Báo điện tử là một loại hình thông tin đại chúng dựa trên việc khai thác thế mạnh
của Internet nhằm đem đến cho công chúng những thông tin mới nhất về mọi mặt của
đời sống một cách nhanh nhất và tồn diện nhất.”
Tóm lại, Báo điện tử là loại hình báo chí xây dựng dưới hình thức của một trang
website, phát thành trên mạng internet, có ưu thế trong truyền tải thơng tin một cách
nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao.
1.1.2. Đặc trưng của báo điện tử
Báo điện tử được coi là con đẻ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông

tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối
mạng và các sever, các phần mềm ứng dụng. Bản chất và đặc trưng của báo điện tử bao
gồm: tính đa phương tiện; tính tương tác cao; tính tức thời; phi định kỳ; tính xã hội hóa
cao, khả năng cá thể hóa tốt; khả năng truyền tải thông tin không hạn chế; lưu trữ thông
tin dưới dạng siêu văn bản; khả năng siêu liên kết; các trang báo được tổ chức thành
từng lớp; số trang không hạn chế.
Cụ thể, sáu đặc trưng cơ bản của báo điện tử bao gồm:
1/ Thông tin được cập nhật tức thời, thường xuyên và liên tục
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, máy vi tính, điện thoại thơng
minh, đặc biệt là vai trị của mạng tồn cầu internet, báo điện tử có khả năng vượt qua
Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

5


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

các rào cản mà các loại hình bảo chí khác vướng phải. Nội dung thơng tin bài báo không
bị giới hạn bởi khuôn khổ trang báo, thời lượng phát sóng, thời gian tuyến tính hay cách
thức truyền tải.
Thơng tin trên báo điện tử được cập nhật liên tục từng giờ, từng phút, đảm bảo
được tính nóng hổi, tức thời. Với tốc độ đường truyền nhanh, quy trình sản xuất đơn
giản, sự trao đổi diễn ra liên tục trên hệ thống thư điện tử, các nhà báo cịn có thể đưa
tin cùng lúc với sự kiện, ví dụ như tường thuật một cuộc họp báo, trận bóng đá,...
Tin bài sau khi sản xuất không cần phải chờ đợi để lên khuôn, sắp chữ hay đợi
đến kỳ báo nhất định. Do vậy, trong một ngày nhà báo có thể sản xuất rất nhiều tác phẩm
báo chí, ở mọi khung giờ kể cả sáng sớm hay tối muộn. Điều này còn được gọi là tính
phi định kỳ của báo điện tử.

Khơng chỉ nhanh chóng và tức thời, báo điện tử cịn cho phép nhà báo thường
xuyên cập nhật thông tin sau khi lên bài. Có nghĩa là bài báo đã phát hành vẫn có thể
được cập nhật, bổ sung bất cứ lúc nào. Nhờ đó, đảm bảo được tốc độ thơng tin, lượng
thơng tin, tính thời sự và tạo ra sự thuận tiện cho độc giả.
2/ Tính tương tác cao
Khơng chỉ riêng báo điện tử, mà ở bất kỳ loại hình báo chí nào tính tương tác
giữa người làm báo và độc giả cũng cần được chú trọng. Tuy nhiên, tính tương tác ở báo
điện tử cao hơn hẳn các loại hình cịn lại.
Báo điện tử khơng chỉ mang tới khả năng tương tác giữa độc giả và tịa soạn mà
nó cịn tích hợp nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo, độc giả với độc giả, hay độc giả
với nhân vật trong tác phẩm báo chí. Ngồi ra, bạn đọc cịn có thể tham gia trực tiếp vào
q trình cung cấp thông tin, rút ngắn khoảng cách giữa tờ báo, người làm báo và độc
giả.
Dưới mỗi bài báo điện tử đều có các mục phản hồi, bình chọn, chia sẻ,... để thuận
tiện cho độc giả đóng góp ý kiến. Bên cạnh đó, tính tương tác cịn được thể hiện dưới
các góc độ:
- Tương tác có định hướng: là sự định vị trên văn bản giúp công chúng chủ động
và di chuyển dễ dàng trong một trang hoặc giữa các trang báo với nhau.
- Tương tác chức năng: là sự linh hoạt của các đường dẫn cho phép người đọc
có khả năng tham chiếu tới các nội dung khác.
- Tương tác tùy biến: là tính thơng minh ở các cơng cụ cá nhân, ở các trang nội
dung chia sử và thảo luận.
Tính tương tác trên báo điện tử đóng vai trị là chiếc cầu nối thân thiện, tiếp nhận
nhanh phản hồi qua thư điện tử, thiết lập các cuộc giao lưu trực tuyến, phỏng vấn trực
tuyến, tạo dựng các diễn đàn nhằm thu hút sự quan tâm, trao đổi. Những điều này khó
có thể nhìn thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy.
3/ Tính đa phương tiện
Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

6



Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

Báo điện tử thực chất là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp nhiều cơng nghệ
(multimedia). Trên một tờ báo điện tử, hoặc thậm chí ngay trong một tác phẩm báo điện
tử cũng có thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo hình.
Trong một bài báo điện tử bao gồm các thành phần: văn bản (chữ viết), hình ảnh
tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, video clip, đồ họa, các chương trình tương tác. Hoặc nói
một cách đơn giản, đa phương tiện trên báo điện tử là sử dụng nhiều phương tiện để thực
hiện một sản phẩm báo chí.
Khi đọc trang báo điện tử, độc giả có thể chủ động xem những tác phẩm mình
quan tâm ở bất kỳ trang nào tương tự như báo in. Đồng thời lại xem được các hình ảnh
trực quan, video minh họa, lắng nghe các âm thanh mà không bị phụ thuộc bởi các yếu
tố không gian, thời gian.
Sự tích hợp này giúp cho báo điện tử có được những yếu tố hấp dẫn của các loại
hình báo chí khác và trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, tùy vào từng đơn vị,
cơ sở hạ tầng, đường truyền, hệ thống máy móc, trình độ cơng nghệ mà tính đa phương
tiện được phát huy ở các mức độ nhất định.
4/ Khả năng liên kết lớn
Nếu như các tác phẩm báo chí trên báo in, báo hình và phát thanh đều là những
tác phẩm riêng biệt thì báo điện tử lại có khả năng liên kết vơ cùng lớn. Điều này giúp
mở ra một kho thông tin vô hạn và sự tiện lợi cho độc giả.
Trên website của báo điện tử có nhiều siêu liên kết (hyperlink), các từ khóa, link
web, hồ sơ,... Tức là chỉ cần một thao tác nhấn chuột, từ một trang báo độc giả sẽ dễ
dàng đi đến các web liên kết khác, giúp tìm kiếm được các thơng tin liên quan để tìm
hiểu sâu về vấn đề mình đang quan tâm.
5/ Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng

Khác với báo in, báo nói và báo hình, báo điện tử khơng bị giới hạn bởi số trang,
khuôn khổ hay thời lượng chương trình. Nếu như một tờ báo in chỉ cất giữ được khơng
một khoảng thời gian hữu hạn thì các bài báo điện tử được phép lưu trữ với một dung
lượng khổng lồ.
Thông tin trên báo điện tử vừa đảm bảo được sự phong phú, đa dạng cả về số
lượng và nội dung; thơng tin chính xác, khách quan và đã được kiểm chứng; vừa được
lưu trữ lâu dài và có hệ thống nên rất thuận lợi cho người tìm kiếm.
Báo điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, kèm theo các mục
tìm kiếm, từ khóa, chủ đề, ngày tháng. Với đặc điểm này, dù là bài viết đã được đăng
tải từ nhiều năm trước, độc giả cũng dễ dàng tìm lại được. Thậm chí nếu khơng có điều
kiện đọc ngay lúc online, độc giả có thể đánh dấu lại bài viết để đọc sau, hoặc độc giả
cũng có thể đọc lại nhiều lần tùy thích mà thao tác hồn tồn đơn giản.
6/ Tính xã hội hóa cao, khả năng cá thể hóa tốt

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

7


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

Nhờ vào sự phủ sóng rộng rãi của mạng internet và các trang thiết bị hiện đại
ngày càng phổ biến, báo điện tử đã tiếp cận được với đông đảo công chúng. Không bị
ngăn trở bởi không gian, thời gian, lại thêm tính tương tác mạnh, do đó có thể thấy tính
xã hội hóa rất cao ở loại hình báo chí mới này.
Ngồi ra, báo điện tử cịn có độ lan tỏa cao, dễ dàng đính chính, chi phí thấp do
khơng mất ngun liệu, phí in ấn. Thơng tin được lọc theo nhu cầu của độc giả, thể hiện
ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo, bài báo theo nhu cầu, đọc

bao lâu tùy thích. Bởi vậy, bên cạnh tính xã hội hóa, báo điện tử cũng có khả năng cá
thể hóa rất tốt.
1.1.3. Hạn chế của báo điện từ
Bên cạnh các ưu điểm, lợi thế thì báo điện tử vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất
định. Những hạn chế này đến từ chính bản thân các tờ báo điện tử, công tác quản lý và
nền tảng công nghệ số. Trong đó, một số hạn chế, yếu kém của báo điện tử có thể kể ra
như sau:
1/ Mức độ chính xác của thông tin chưa cao
Thông tin được báo điện tử đưa rất nhanh, tính cạnh tranh giữa các tịa soạn
lại rất cao. Do vậy, các biên tập viên phải vừa nhanh nhạy thu thập tin tức, bằng
chứng, vừa viết bài, vừa làm ảnh, video nên trong nhiều tình huống khó đảm bảo
được độ chính xác tuyệt đối. Hơn nữa, đặc điểm của báo điện tử dù đã xuất bản nhưng
vẫn có thể chỉnh sửa được, đơi khi dễ tạo tâm lý thiếu cẩn thận ở một số nhà báo. Từ
đó dẫn tới tính chính xác của thơng tin trên báo điện tử khơng cao bằng các loại hình
báo chí khác.
2/ Độ an tồn của thơng tin cịn nhiều rủi ro
Báo điện tử phụ thuộc rất lớn vào công nghệ cũng như sự ổn định của hệ thống
máy móc. Website của báo điện tử chỉ phát hành một bản duy nhất, nên nếu gặp phải sự
cố như hỏng hóc, virus phá hoại, tin tặc tấn cơng… nội dung lưu trữ có thể bị chỉnh sửa,
làm sai lệch hoặc phá hoại hoàn tồn và khó khơi phục lại được.
Trên thực tế, mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập vào địa chỉ của các tờ
báo điện tử. Mỗi người đọc báo đều để lại địa chỉ IP, như một dấu vết để xác định họ là
ai, ở đâu. Trong đó, có những kẻ lợi dụng sơ hở của hệ thống quản trị để phá hoại, thâm
nhập vào hệ thống nhằm trục lợi, chiếm quyền và phục vụ các mục đích xấu.
Những sự cố này gây ra những bất tiện và tiềm ẩn nhiều nguy cơ không nhỏ. Tuy
nhiên, với điều kiện hiện nay, các tòa soạn vẫn phải mất nhiều thời gian để phục hồi sự
cố cũng như khó có thể ngăn chặn hết tin tặc.
3/ Người đọc bị ngợp và khó lựa chọn thơng tin
Sự phát triển nhanh chóng của báo điện tử đẩy các tòa soạn vào cuộc cạnh tranh
thông tin khốc liệt. Các nhà báo đều phải cố gắng tìm kiếm các đề tài nóng, hấp dẫn,


Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

8


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

mới lạ và đủ sức lôi cuốn độc giả. Điều này dẫn đến lượng thông tin quá nhiều, người
đọc bị ngợp, ít có thời gian để đọc hết và chỉ chọn những tin bài nổi bật.
Vơ hình trung, lại dẫn đến thực trạng thông tin trên báo điện tử quá chi tiết, tủn
mủn, sa đà vào giật gân, câu khách, moi móc đời tư cá nhân và các chủ đề nhạy cảm.
Có thể nói, nếu báo điện tử chỉ chạy theo việc câu view, thu hút sự chú ý của độc giả
bằng mọi giá thì dần dần sẽ tạo ra tâm lý ám ảnh, tiêu cực, đâu đâu cũng thấy bi kịch
hay các trò lố rẻ tiền.
4/ Phụ thuộc vào đường truyền và thiết bị
Muốn tiếp cận với báo điện tử, chắc chắn độc giả phải có các thiết bị kết nối mạng
internet. Tuy hiện tại thì việc sở hữu máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh
đã trở nên quá phổ biến nhưng cũng không thể đảm bảo người đọc có thể tiếp cận thơng
tin mọi lúc mọi nơi. Nhất là những vùng có kết nối khơng ổn định, khơng phủ sóng như
vùng sâu vùng xa thì độc giả lại càng gặp nhiều khó khăn, tạo ra tâm lý khơng thư giãn,
thoải mái khi đón nhận tin tức.
Bên cạnh đó, khơng phải lúc nào độc giả cũng ngồi trước màn hình máy tính, cịn
nếu sử dụng các thiết bị cầm tay như điện thoại, máy tính bảng,... để truy cập thì màn
hình lại nhỏ. Chất lượng âm thanh và hình ảnh của báo điện tử nhiều trường hợp không
thể tốt bằng phát thanh và truyền hình, tốc độ đọc trên các thiết bị điện tử cũng chậm
hơn so với đọc trên bản in. Đặc biệt, sử dụng điện thoại, máy tính lâu gây mỏi mắt, hại
mắt nên những bài mang tính chuyên sâu tiếp nhận trên báo điện tử sẽ khó khăn hơn

nhiều.
5/ Khả năng chia sẻ cho người khác cùng xem, cùng đọc thấp
Điểm mạnh của báo điện tử là khả năng lan tỏa nhanh bằng hình thức chia sẻ
đường dẫn qua mạng xã hội. Tuy vậy, điểm yếu của nó là khơng có khả năng tập hợp
công chúng trong cùng một thời điểm như phát thanh và truyền hình. Hiểu một cách đơn
giản, dù ba, bốn người cùng ngồi trước một màn hình máy tính thì tốc độ đọc của mỗi
người là khác nhau nhưng lại phải phụ thuộc vào người cầm chuột.
6/ Khó khăn trong khâu quản lý báo điện tử
Trong hệ thống pháp luật đã có quy định cụ thể cho báo chí nói chung và báo
điện tử nói riêng. Nhưng xét một cách khách quan thì khâu quản lý thơng tin trên báo
điện tử cũng gặp nhiều khó khăn hơn các loại hình báo chí khác.
Tình trạng thơng tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm
của công dân vẫn chiếm tỉ lệ cao trong các hành vi vi phạm. Vẫn cịn tình trạng cơ quan
báo chí đưa tin, bài thiếu thận trọng, nhạy cảm về chính trị, chưa chấp hành nghiêm chỉ
đạo về thông tin, đưa quá nhiều thông tin liên quan đến vấn đề tiêu cực, mặt trái của xã
hội…
Nhất là nhiều cơ quan báo chí phát triển loại hình báo điện tử, cập nhật thông tin
liên tục (dẫn tới nhiều sai phạm hơn) tạo ra áp lực cho cơ quan quản lý phải tăng cường
giám sát liên tục và xử lý nhanh trong khi còn hạn chế về nhân lực và thời gian.
Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

9


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

1.1.4. Mơ hình những tờ báo mạng điện tử thuộc Đài Phát thanh, Đài Truyền hình
Mơ hình tịa soạn hiện nay ở Việt Nam tồn tại song song hai mơ hình tịa soạn

báo điện tử. Một là những tờ báo điện tử độc lập, hai là những tờ báo điện tử thuộc cơ
quan báo in, đài phát thanh, đài truyền hình.
Tương tự như báo điện tử thuộc cơ quan báo in, báo điện tử thuộc Đài Phát thanh,
Đài Truyền hình chỉ là một bộ phận trong cơ quan báo chí (như báo VOV News trực
thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam). Những tờ báo điện tử này có bộ máy tổ chức và cách
thức hoạt động từ sản xuất đến xuất bản lên mạng internet cũng có phần độc lập hơn
những tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in.
Thông thường, số người trong bộ máy nhân sự là 20-30 người, đứng đầu là Tổng
biên tập, tiếp đến là Phó tổng biên tập, Trưởng ban, Biên tập viên, Phóng viên, Kỹ thuật
viên,... Báo điện tử theo mơ hình thuộc Đài Phát thanh, Đài Truyền hình cũng có những
ưu thế và hạn chế nhất định.
● Ưu thế
- Về thương hiệu: Nếu những tờ báo điện tử độc lập phải mất một thời gian khá
dài để xây dựng thương hiệu và tạo lập uy tín, vị thế của mình trong lịng độc giả thì
những tờ báo điện tử thuộc Đài Phát thanh, Đài Truyền hình có thể tận dụng truyền
thống và tiếng vang đã có từ lâu đời của đài. Đây cũng chính là lợi thế và nền tảng ban
đầu để phát triển, đồng thời là cách để giữ chân độc giả, quảng bá hình ảnh và thu hút
thêm cơng chúng.
- Về thơng tin: Những tờ báo này có lợi thế về nguồn tin, bài vừa đa dạng, sâu
sắc, vừa chính xác vì chúng đã được kiểm chứng trước khi đưa lên chương trình phát
thanh, truyền hình của cơ quan báo chí. Nội dung trên báo điện tử khơng chỉ chuyển thể
từ những tin tức, bài viết đã được phát sóng thành văn bản phù hợp với loại hình mà cịn
có lợi thế về mặt đa phương tiện. Bởi bản thân những chương trình phát thanh truyền
hình đã là một kho hình ảnh, âm thanh sinh động, hấp dẫn.
- Về kinh nghiệm làm báo của đội ngũ phóng viên, biên tập viên: Một phần phóng
viên được chuyển tử cơ quan báo chí mẹ sang hoặc đã có thâm niên cơng tác, vốn kinh
nghiệm phong phú nên có sự vững vàng về chun mơn, chính trị, sự linh hoạt trong xử
lý các tình huống nhạy cảm. Điều này khiến cho thơng tin trên báo điện tử thuộc mơ
hình này rất chính xác, theo đúng tinh thần, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước.
● Hạn chế

- Phụ thuộc nhiều vào cơ quan chủ quản: Nguồn nhân lực, nguồn tin bài, phong
cách viết, cách xây dựng các chuyên mục có sự tương đồng, thậm chí là rập khn trên
nội dung có sẵn từ sản phẩm của cơ quan báo chí mẹ (Đài Phát thanh, Đài Truyền hình).
Vì vậy, rất khó phát huy thế mạnh, xây dựng bản sắc, phong cách của loại hình báo điện
tử. Cũng như chưa gây được sự chú ý của công chúng và sự cạnh tranh mạnh mẽ, lượng
độc giả còn hạn chế.

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

10


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

- Kỹ năng ngồi báo chí của đội ngũ phóng viên, biên tập viên: Khơng phải nhân
sự của tờ báo điện tử nào cũng chuyên sâu trong các kĩ năng sản xuất và biên tập đa
phương tiện, sử dụng công nghệ, kỹ thuật,... Nhất là các báo điện tử thuộc các cơ quan
chủ quản quy mô không lớn, phần lớn bài viết mới dừng lại ở văn bản và hình ảnh tĩnh.
Điều này khiến cho những ưu điểm vượt trội của loại hình báo điện tử như tính đa
phương tiện, tính tương tác, khả năng tìm kiếm thơng tin… chưa được khai thác hiệu
quả.
1.2. Khái niệm trang thông tin điện tử tổng hợp
1.2.1. Khái niệm trang thông tin điện tử tổng hợp
Hiện nay, trang thông tin điện tử tổng hợp càng ngày càng trở nên phổ biến và là
một hình thức cập nhật tin tức cho độc giả bên cạnh báo điện tử, phát thanh và truyền
hình.
Theo quy định tại điều 3, chương 1, Luật Báo chí 2016, định nghĩa về trang
thông tin điện tử tổng hợp như sau: "Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm

thơng tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông
tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn
nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí
tuệ.”
Theo đó, trang thơng tin điện tử tổng hợp khơng tự sản xuất nội dung mà trích
dẫn lại từ cơ quan báo chí chủ quản (đài phát thanh, đài truyền hình…) hoặc nguồn tin
từ các trang báo khác, với điều kiện đã được cho phép và ghi rõ tên tác giả, tên cơ quan
báo chí, thời gian đã đăng, phát thơng tin đó.
Thơng tin trên trang điện tử tổng hợp cũng được quản lý và kiểm tra giám sát bởi
các cơ quan, tổ chức thiết lập ra trang thông tin điện tử tổng hợp đó; đồng thời phải tuân
theo các yêu cầu, quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trong trường
hợp nguồn thơng tin được trích dẫn gỡ bỏ nội dung thì trang thơng tin điện tư tổng hợp
cũng phải gỡ bỏ ngay nội dung tương ứng.
1.2.2. Một số vấn đề về thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
thực hiện theo quy định của Chính phủ. Tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể, việc cấp
phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp sẽ do các cơ quan có thẩm quyền sau:
- Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử
- Sở Thơng tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.
Trong q trình cấp phép, Sở Thơng tin và Truyền thơng các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có vai trị tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp phép
trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí tại địa phương và có văn bản
(kèm hồ sơ) đề nghị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử xem xét cấp giấy
phép.

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

11



Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

Tính đến hết tháng 6/2018, số trang thơng tin điện tử tổng hợp được cấp phép là
1.510 trang. Tuy nhiên, việc cấp phép hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp dễ
dàng và ít yêu cầu khắt khe hơn nhiều so với xin cấp phép của một trang báo điện tử.
Do vậy, dẫn đến số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp tăng nhanh, mạnh, khó kiểm
sốt và đã có một số đơn vị chỉ xin cấp giấy phép cung cấp trang thông tin điện tử tổng
hợp nhưng lại hoạt động như một tờ báo điện tử.
Vì lý do đó, từ ngày 01 tháng 11 năm 2019, Bộ Thông tin & Truyền thông đã chỉ
đạo tạm dừng cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp với nhóm đối
tượng là các doanh nghiệp và các cơ quan báo chí (theo cơng văn số 3825/BTTTTPTTH&TTĐT ngày 29/10/2019). Các Sở Thông tin & Truyền thông thuộc các tỉnh,
thành phố phải chấn chỉnh hoạt động của các trang thông tin điện tử tổng hợp, đặc biệt
nhằm khắc phục tình trạng “báo hóa” trang thơng tin điện tử tổng hợp:
- Rà soát, thống kê số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp đã cấp phép. Nếu
trang thông tin điện tử tổng hợp đang hoạt động sử dụng tên trang, tên miền có những
từ ngữ có thể gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp chí, Tin, Tin tức, News,
Times, Online, Daily... thì yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp sở hữu trang phải thay đổi tên
trang, tên miền cho phù hợp.
- Yêu cầu các trang thông tin điện tử tổng hợp phải thể hiện đường dẫn để truy
cập tin, bài gốc (link) ngay dưới tin, bài mà trang thông tin điện tử tổng hợp đăng lại từ
các báo.
- Yêu cầu các trang thông tin điện tử tổng hợp phải có thỏa thuận bằng văn bản
với cơ quan báo chí (khơng chấp nhận thỏa thuận miệng), về việc cho phép trang thông
tin điện tử tổng hợp được dẫn lại tin bài.
- Sở Thông tin & Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không
xem xét cấp phép đối với những trang thông tin điện tử tổng hợp có tên miền thuộc địa
phương khác, không cho phép trang thông tin điện tử tổng hợp thuộc địa phương tổng
hợp thông tin về địa phương khác.

- Tăng cường rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, doanh
nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có trụ sở hoạt động tại địa phương; xử
lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các hành vi hoạt động
khơng đúng tơn chỉ, mục đích, nội dung trong giấy phép đã được cấp, hành vi lợi dụng
trang thông tin điện tử tổng hợp để hoạt động như báo điện tử, tạp chí điện tử, hành vi
cung cấp thơng tin có xu hướng giật gân, câu khách, vi phạm bản quyền và các quy định
của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
1.2.3 Phân biệt báo điện tử, trang thơng tin điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp
Một thực tế là trong thời gian vừa qua, việc phân biệt rõ giữa báo điện tử, trang
thông tin điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp là chưa rõ ràng. Vì vậy, có nhiều ý
kiến về việc trang thông tin điện tử hoạt động giống như trang thông tin điện tử tổng
hợp, và trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động giống như báo điện tử.
Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

12


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

Báo điện tử, trang thông tin điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp đều thuộc
dạng website chia sẻ tin tức nhưng khái niệm, đặc điểm, vai trị, quy định của chúng
khơng giống nhau. Cụ thể:
- Trang thông tin điện tử:
Theo quy định tại điều 3, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng: “Trang thông tin điện tử trên Internet là
trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông
tin trên môi trường Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin
điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác.”

Có thể thấy, trang thơng tin điện tử chỉ nhằm phục vụ một đối tượng độc giả nhỏ
hẹp và khơng phụ thuộc vào Luật Báo chí.
Ví dụ, blog cá nhân là một kiểu trang tin điện tử: blog tổng hợp chương trình
khuyến mãi, cập nhật phiếu giảm giá; blog chia sẻ các kỹ năng thiết yếu, blog tâm sự,
gỡ rối chuyện tình cảm, đời sống,... Hay như các trang thơng tin điện tử đóng vai trị là
trang tin nội bộ của cơng ty, tập đồn, cập nhật tin tức về một thị trường, ngành nghề,...
- Báo điện tử và tạp chí điện tử:
Báo điện tử và tạp chí điện tử đều thuộc báo điện tử và được quy định cụ thể, rõ
ràng trong luật Báo chí. Báo điện tử giúp mọi người đọc báo trên các thiết bị điện thoại,
máy tính, máy tính bảng,... khi có kết nối internet. Đây là loại hình báo chí có nhiều tính
năng mới và ưu việt hơn so với loại hình báo chí truyền thống. (Đặc trưng của Báo điện
tử đã được nêu chi tiết ở phần 1.1.2).
Báo điện tử cũng có hai dạng là báo điện tử hoạt động độc lập và báo điện tử
thuộc cơ quan chủ quản. Hiện nay, hầu hết những cơ quan báo in đều có kèm theo một
trang báo điện tử để đáp ứng nhu cầu thơng tin nhanh chóng trong thời đại cơng nghệ.
Ví dụ một số trang báo điện tử: Báo Dân trí ( Báo
VnExpress ( Báo Vietnamnet ( Báo Nhân
dân ( Báo Tuổi trẻ online ( Báo Lao
động
( />Báo
Đời
sống
&
Pháp
luật
( Báo Thanh niên ( Báo điện tử
Đài tiếng nói Việt Nam ( />Một điểm khác biệt cơ bản và dễ nhận thấy giữa những trang báo điện tử, trang
tin điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp là: báo điện tử được phép sản xuất tin bài
trực tiếp trên tòa soạn điện tử cịn hai loại kia thì khơng được phép sản xuất tin bài trực
tiếp mà phải đăng lại tin bài đã được Cơ quan chủ quản sản xuất truyền thống trên các

nền tảng khác như: Truyền hình, Phát thanh, Báo giấy....
- Trang thông tin điện tử tổng hợp:
Trang thông tin điện tử tổng hợp ra đời xuất phát từ nhu cầu tổng hợp những tin
tức nóng hổi trên các trang báo điện tử hoặc sản xuất từ những nền tảng khác. Có thể

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

13


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

hiểu một cách đơn giản, nội dung trên những trang thông tin điện tử tổng hợp không
phải là nội dung gốc, mà được dẫn từ các tờ báo in, báo điện tử khác hoặc các nền tảng
như đài phát thanh, đài truyền hình,...
Ví dụ: Trang thơng tin điện tử của Đài truyền hình Hưng n
( Trang thơng tin điện tử tổng hợp của Đài Phát thanh và Truyền
hình Thái Bình ( Báo Mới ( CafeF
( />1.2.4. Trang thơng tin điện tử tổng hợp thuộc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành
phố
Nhiều năm về trước, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có một đài
phát thanh, đài truyền hình và tịa soạn báo, đóng vai trị là cơ quan ngơn luận của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật và mạng
Internet phát triển, các cơ quan báo chí của tỉnh thành phố cũng đã được số hóa và đưa
lên mơi trường trực tuyến.
Những đài phát thanh, đài truyền hình cấp quốc gia như Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đều được cấp phép báo hoạt động trang báo điện tử (VTV
News, VTC News, VOV). Còn hầu hết các đài phát thanh, đài truyền hình cấp tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương được cấp phép một trang thông tin điện tử tổng hợp
để hoạt động trên internet.
Trang thông tin điện tử tổng hợp thuộc đài phát thanh, đài truyền hình tỉnh, thành
phố là nơi cơng chúng có thể xem, nghe trực tiếp các chương trình truyền hình, phát
thanh của kênh địa phương đó cùng lúc với việc phát sóng trên tivi hoặc xem, nghe phát
lại các chương trình bị bỏ lỡ.
Khơng chỉ xem lại và nhận lịch phát sóng, trang thơng tin điện tử tổng hợp của
đài phát thanh, đài truyền hình tỉnh, thành phố cịn là nơi chọn lọc, tổng hợp và đưa tin
các vấn đề nổi bật, đáng chú ý về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời sống, xã hội, văn
hóa, thể thao, công nghệ... của địa phương, trong nước và trên thế giới.
Giao diện của các trang này được thiết kế theo phong cách hiện đại, bắt kịp xu
hướng chung của thế giới nhưng vẫn thân thiện với người dùng Việt Nam. Thuận tiện
để xem và tra cứu thông tin theo từng lĩnh vực, chủ đề hoặc dấu thời gian tuyến tính.
1.3. Khái niệm quảng bá du lịch
1.3.1. Quảng bá
Khái niệm “quảng bá” được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và trên các
phương tiện truyền thông. Người ta thường sử dụng “quảng bá” trong các trường hợp
quảng bá thương hiệu, quảng bá hình ảnh, quảng bá du lịch, quảng bá sản phẩm…
“Quảng bá” là một từ ghép Hán Việt, được ghép bởi hai từ “quảng” và “bá”. Theo
Từ điển Hán Việt, “quảng” nghĩa là rộng lớn và “bá” nghĩa là lan rộng. Ghép hai từ này

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

14


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp


lại, ta có thể hiểu “quảng bá” là lan truyền rộng rãi một thông tin, một vấn đề, một sự
việc ra khắp tất cả mọi nơi cho ai ai cũng đều biết.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện
thông tin” [54, tr.802].
Quảng bá còn được hiểu là cách thức của một doanh nghiệp, một địa phương,
một vùng, miền hay ngành kinh tế, một quốc gia nhằm tạo ra và duy trì một hình ảnh
sản phẩm trước cơng chúng, có lợi cho việc kinh doanh trên thị trường. Mục đích cuối
cùng là thu hút sự chú ý và từ đó tạo ra nhu cầu tiêu dùng.
Nói tóm lại, quảng bá được hiểu là hoạt động truyền bá rộng rãi về một đối tượng
nào đó, một tổ chức, một đất nước hoặc vùng lãnh thổ tới một đối tượng nào đó nhằm
đạt được mục đích, mục tiêu cụ thể nào đó mà chủ thể truyền bá mong muốn.
1.3.2. Du lịch
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt
động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng
kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước kinh tế phát triển mà còn ở cả các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Thực tế, có rất nhiều khái niệm về du lịch được đưa ra, phản ánh các góc nhìn
khác nhau tùy thuộc vào cách nhìn nhận và giai đoạn phát triển. Bản thân từ “du lịch”
là một từ ghép Hán Việt, trong đó “du” có nghĩa là chơi, “lịch” có nghĩa là từng trải.
Dịch ra có nghĩa là “đi qua nhiều nơi, đi chơi qua nhiều nơi.” Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn
Văn Đạm, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, 1999) định nghĩa “du lịch” là danh từ chỉ
sự đi lại, thăm viếng các danh lam thắng cảnh, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau trong
và ngồi nước; hoặc là tính từ nói về các dịch vụ đáp ứng các yêu cầu trên (ví dụ như
cơng ty du lịch, ơ tơ du lịch)
Trong ngôn ngữ nhiều nước, bắt nguồn từ Hy Lạp và sau đó được Latinh hóa, du
lịch được dịch từ tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh)... Tổ chức du lịch thế giới
đưa ra khái niệm du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng liên quan đến
việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục
đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức…
Một số khái niệm của các học giả, chuyên gia về du lịch trên thế giới và tại Việt

Nam thường được đề cập đến bao gồm:
“Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân” (Ausher). Khái niệm này đề cập
đến mục đích chính của du lịch là “đi chơi”
“Du lịch là sự mở rộng khơng gian văn hóa của con người” (Nguyễn Khắc Viện).
Khái niệm đã làm rõ ý nghĩa tích cực của du lịch chính là việc tăng cường sự hiểu biết
cho con người, đón nhận giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê
hương mình.

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

15


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp

Còn tại điều 3, chương 1, Luật Du lịch Việt Nam 2017 đưa ra khái niệm: “Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích
hợp pháp khác.”
Cũng theo điều 3, chương 1, Luật du lịch Việt Nam 2017, các khái niệm liên quan
đến hoạt động du lịch cũng được hiểu như sau:
Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
Hoạt động du lịch: là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn
hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng

nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch văn hóa.
Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ 30/1/2 hóa
Thái
185 020 Bình

/>ews/16/51775/vuixuan-canh-ty-voisac-thai-van-hoathai-binh
144

Theo Quảng

TTX hình ảnh sản
VN
phẩm du lịch Tin

/>Giao lưu thơ ews/16/51807/giao31/1/2 ca tình yêu và luu-tho-ca-tinh-yeu186 020 biển
va-bien
230

Lan
Anh

Quảng

hình ảnh sản
phẩm du lịch Bài

Duy
Huy


Quảng

hình ảnh sản
phẩm du lịch Tin

Quảng

hình ảnh sản
phẩm du lịch Tin

Tưởng niệm
756
năm
ngày hóa của
Thống quốc
31/1/2 Thái sư Trần
187 020 Thủ Độ

/>ews/16/51821/tuong
-niem-756-namngay-hoa-cua-thongquoc-thai-su-tranthu-do
237

Xét chọn kịch
bản chương
trình
nghệ
thuật đặc biệt
tại lễ kỷ niệm
130
năm

1/2/20 ngày thành
189 20
lập tỉnh

/>ews/16/51852/xetchon-kich-banchuong-trinh-nghethuat-dac-biet-tai-leky-niem-130-namngay-thanh-lap-tinh 164

Hồi
Thu

Bắt buộc sử
dụng
khẩu
trang
khi
3/2/20 tham gia lễ
190 20
hội

/>ews/16/51906/batbuoc-su-dung-khautrang-khi-tham-giale-hoi
148

Chủ trương
chính
sách
Thế phát triển du
Cơng lịch
Tin

Chuẩn bị kỷ
niệm

130
6/2/20 năm
Ngày
thành lập tỉnh
192 20

/>ews/16/51991/chuan
-bi-ky-niem-130nam-ngay-thanh-laptinh
121

Chủ trương
chính
sách
phát triển du
lịch
Tin

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B


My

102


Khố luận tốt nghiệp Đại học

STT Ngày

Phụ lục


Tên

Trình
diễn
khơng gian
văn
hóa
đường phố tại
Lễ kỷ niệm
130
năm
8/2/20 ngày thành
195 20
lập tỉnh

Link

Lượt Lượt
xem thích

/>ews/16/52042/trinhdien-khong-gianvan-hoa-duong-photai-le-ky-niem-130nam-ngay-thanh-laptinh
288

/>Độc đáo kiến ews/16/52047/doc10/2/2 trúc chùa Keo dao-kien-truc-chua196 020 Thái Bình
keo-thai-binh
412
Kiểm
tra
cơng

trình
tượng
đài
11/2/2 "Bác Hồ với />ews/16/52111/52111 208
200 020 nơng dân"

Tác
giả


My

1

Nội dung

Thể loại

Quảng

hình ảnh sản
phẩm du lịch Tin

Quảng
bá Bài tổng
Ninh hình ảnh sản hợp
Thanh phẩm du lịch thơng tin
Nguy
ên
Nhun

g

Chủ trương
chính
sách
phát triển du
lịch
Tin

Chủ trương
chính
sách
phát triển du
lịch
Bài

Tiến độ thực
hiện các hoạt
động kỷ niệm
130
năm
Ngày thành
lập tỉnh và
Ngày hội Văn
hóa thể thao
12/2/2 và du lịch
201 020 tỉnh

/>ews/16/52141/tiendo-thuc-hien-cachoat-dong-ky-niem130-nam-ngaythanh-lap-tinh-vangay-hoi-van-hoathe-thao-va-du-lichtinh
200


Cao
Biền

Người
dân
hạn chế đi lễ
chùa
giữa
15/2/2 dịch Covid203 020 19

/>ews/16/52233/nguoi
-dan-han-che-di-lechua-giua-dichcovid-19
180

Chủ trương
chính
sách
Ngọc phát triển du Bài phản
Anh lịch
ánh

Người
lưu
giữ
truyền
17/2/2 thống lịch sử,
205 020 văn hóa làng

/>ews/16/52269/nguoi

-luu-giu-truyenthong-lich-su-vanhoa-lang
487

Quảng
bá Bài tổng
Hồng hình ảnh sản hợp
Hạnh phẩm du lịch thơng tin

17/2/2 Tăng cường />206 020 tuyên truyền ews/16/52287/tang- 130
Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

Duy
Huy

Chủ trương
chính
sách Tin
103


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

STT Ngày

Phụ lục

Tên

Link


các hoạt động
kỷ niệm 130
năm
ngày
thành lập tỉnh

cuong-tuyen-truyencac-hoat-dong-kyniem-130-namngay-thanh-lap-tinh

Lượt Lượt
xem thích

Phương án
thiết kế kiến
trúc
cơng
trình
Bảo
18/2/2 tàng tỉnh Thái
207 020 Bình.

/>ews/16/52320/phuon
g-an-thiet-ke-kientruc-cong-trinh-baotang-tinh-thai-binh 780

Đổi thay nơi
q
hương
19/2/2 “cơng thần"
208 020 Nguyễn Bảo

/>ews/16/52322/doithay-noi-que-huongcong-than-nguyenbao

300

Thái Bình sẵn
sàng cho hoạt
động kỷ niệm
130 năm Ngày
thành lập tỉnh
và Ngày hội
19/2/2 văn hóa, thể
209 020 thao và du lịch

/>ews/16/52333/thaibinh-san-sang-chohoat-dong-ky-niem130-nam-ngaythanh-lap-tinh-vangay-hoi-van-hoathe-thao-va-du-lich 202

Thành phố
Thái Bình sẵn
sàng phục vụ
20/2/2 các sự kiện
210 020 lớn của tỉnh
Kiểm tra tiến
độ thi cơng
cơng
trình
tượng đài Bác
24/2/2 Hồ với nông
213 020 dân Việt Nam

Tác
giả

Nội dung


Thể loại

phát triển du
lịch

Cao
Biền

Chủ trương
chính
sách
phát triển du
lịch
Tin


My

Quảng
bá Bài tổng
hình ảnh sản hợp
phẩm du lịch thơng tin

Thu


Quảng

hình ảnh sản

phẩm du lịch Bài

/>ews/16/52366/thanhpho-thai-binh-sansang-phuc-vu-cacsu-kien-lon-cua-tinh 267

Cao
Biền

Quảng

hình ảnh sản
phẩm du lịch Bài

/>ews/16/52448/kiemtra-tien-do-thi-congcong-trinh-tuongdai-bac-ho-voinong-dan-viet-nam 272

Chủ trương
chính
sách
Phạm phát triển du
Ngọc lịch
Bài

/>ews/16/52453/an24/2/2 An Nạp vang nap-vang-tieng-hat214 020 tiếng hát chèo cheo
789

Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

Thúy Quảng
bá Bài tổng
Quỳn hình ảnh sản hợp
h

phẩm du lịch thông tin

104


Khố luận tốt nghiệp Đại học

STT Ngày

Phụ lục

Tên

Link

Lượt Lượt
xem thích

Thành phố />Thái
Bình ews/16/52478/thanh25/2/2 chỉnh trang pho-thai-binh-chinhtrang-do-thi
215 020 đơ thị
201

Tác
giả

Nội dung

Thể loại


Cao
Biền

Quảng
bá Bài tổng
hình ảnh sản hợp
phẩm du lịch thơng tin

Cao
Biền

Quảng
bá Bài tổng
hình ảnh sản hợp
phẩm du lịch thơng tin

Chủ trương
chính
sách
phát triển du
lịch
Tin

Ý nghĩa cụm
tượng đài Bác
26/2/2 Hồ với nông
216 020 dân Việt Nam

/>ews/16/52484/ynghia-cum-tuongdai-bac-ho-voinong-dan-viet-nam 291


Thành
lập
Hội
đồng
nghiệm thu
phần
mỹ
thuật tượng
đài Bác Hồ
26/2/2 với nông dân
217 020 Việt Nam

/>ews/16/52512/thanhlap-hoi-dongnghiem-thu-phanmy-thuat-tuong-daibac-ho-voi-nongdan-viet-nam
225

Duy
Huy

Bảo
tàng
Thái
Bình
chuẩn bị cho
Triển
lãm
thành
tựu
kinh tế - xã
hội, 130 năm
3/3/20 thành lập và

221 20
phát triển tỉnh

/>ews/16/52675/baotang-thai-binhchuan-bi-cho-trienlam-thanh-tuu-kinhte-xa-hoi-130-namthanh-lap-va-phattrien-tinh
179

Quảng

Hồng hình ảnh sản Bài phản
Thắm phẩm du lịch ánh

Tuyên truyền
phòng dịch
COVID-19
tại các di tích
5/3/20 tơn giáo, tín
222 20
ngưỡng

/>ews/16/52723/tuyentruyen-phong-dichcovid-19-tai-cac-ditich-ton-giao-tinnguong
193

Chủ trương
chính
sách
Ngọc phát triển du
Anh lịch
Tin

/>Nét giản dị ews/16/52753/net6/3/20 nơi làng nghề gian-di-noi-langnón lá

nghe-non-la
224 20
109

Quảng
bá Bài tổng
Thế hình ảnh sản hợp
Cơng phẩm du lịch thơng tin

Thống nhất />7/3/20 nội
dung ews/16/52760/thong
225 20
324
phim tài liệu -nhat-noi-dung-

Thu


Tạ Vũ Anh Thư – D16CQTT01-B

Chủ trương
chính
sách Bài
105


×