Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 10 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.72 KB, 22 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 10 góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện lớp chủ nhiệm”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo viên chủ nhiệm
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015
4. Tác giả:
Họ và tên: Đặng Thị Xuân
Năm sinh: 1980
Nơi thường trú: Xóm 5 - Xã Hồng Thuận - Huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định
Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm
Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn
Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thủy C
Điện thoại: 0912296323
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Giao Thủy C
Địa chỉ: Xóm 5 - Xã Hồng Thuận - Huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 03503742046

1


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
A. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Lớp 10 là lớp đầu cấp, học sinh rất bỡ ngỡ vì vậy các em cần được quan tâm
để hòa nhập với cấp học mới. Mặt khác, nếu làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 10 xây
dựng được phong trào thi đua học tập và rèn luyện của tập thể lớp và ý thức tự giác
học tập không ngừng phấn đấu vươn lên của mỗi học sinh sẽ là nền tảng vững chắc
cho các em ở lớp học tiếp theo của cả cấp học.
GVCN là đội ngũ có vai trò lớn tới việc quản lý học sinh trong nhà trường từ


cơ sở. Ở trường THPT Giao Thủy C, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh lớp mình.
GVCN là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu
trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp không chỉ là người chủ
chốt trong việc xây dựng kế hoạch năm học của lớp mà còn tổ chức, theo dõi, đánh
giá việc thực hiện kế hoạch của các học sinh quyết định đến kết quả của lớp chủ
nhiệm. Như vậy, trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục của
lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với
các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm cịn có những
giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp và
để giáo dục cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trị như thế, một lần nữa, có thể
khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người quan trọng nhất trong
nhà trường trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục lớp chủ nhiệm.
Bản thân tôi là giáo viên dạy môn Công nghệ 10 - KTNN nên nhiều năm nay
tôi chỉ chủ nhiệm lớp 10 hơn nữa do đặc thù bộ môn nên tôi thường được phân
công chủ nhiệm các lớp dân lập hoặc các lớp cuối khối (không đảm nhiệm chủ
nhiệm lớp chọn). Hơn nữa môn dạy lại rất ít giờ đứng lớp (học kỳ I là 1 tiết/ tuần,
học kỳ II là 2 tiết/tuần) và không tham gia dạy phụ đạo buổi chiều. Vì vậy, tơi luôn
băn khoăn trăn trở làm thế nào để công tác chủ nhiệm của mình đạt được hiệu quả.
Trải qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 10 tôi đã tích lũy được “ Một số
kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm lớp 10 góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện lớp chủ nhiệm”. Tơi xin được trình bày trong sáng kiến kinh
nghiệm này.
2


B. Mô tả giải pháp:
I. Giải pháp trước khi tạo ra SKKN
Đã có nhiều chính sách giáo dục, cơng văn, chỉ thị của ngành hướng dẫn
việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, cùng với

đó là rất nhiều SKKN được các cấp quản lý, đội ngũ các thầy cô giáo đưa ra nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt những tiêu chuẩn đánh giá GV đã đưa ra
tiêu chí thẩm định năng lực nghề nghiệp người thầy.
Những biện pháp cơ bản, cần thiết được hầu hết các giáo viên chủ nhiệm lớp
thực hiện là:
- Nắm vững các văn bản qui định
- Tìm hiểu đặc điểm hoàn cảnh học sinh
- Xây dựng kế hoạch năm học và tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác như: Đồn thanh niên,
giáo viên bộ mơn, hội phụ huynh…
- Lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ lớp.
- Giáo dục học sinh chưa ngoan
Xong trên thực tế ở một số đơn vị lớp, trường việc quản lý học sinh vẫn con
yếu kém nhiều hành vi của học sinh khi được phát hiện, khi có các video tung lên
mạng đơn vị quản lý mới “xững xờ”, chất lượng giáo dục tồn diện hạn chế. Thực
trạng đó lý giải một phần là do công tác quản lý của một số GV đặc biệt là GVCN
kém hiệu quả. Như vậy, nếu GVCN áp dụng các biện pháp giáo dục mang tính lý
luận định hướng của các cấp lãnh đạo một cách chung chung, dập khn, máy móc
thiếu tính sáng tạo và linh hoạt cho từng đối tượng cụ thể sẽ khơng thu được kết
qủa như mong muốn và khơng hồn thành nhiệm vụ “đào tạo con người xã hội
chủ nghĩa” mà nhà nước và nhân dân giao phó. Vì vậy việc GVCN áp dụng những
kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, những kinh nghiệm, những biện pháp giáo dục cụ thể

3


chủ động phù hợp với từng đối tượng học sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện.
Trong tỉnh Nam Định, các SKKN của các trường phổ thông về lĩnh vực
GVCN rất đa dạng, nhằm giải quyết một vấn đề riêng biệt trong công tác giáo dục

học sinh như: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh”,
“Một vài kinh nghiệm trong giáo dục học sinh cá biệt”…hay SKKN nhằm nâng
cao chất lượng của cấp quản lý như: “Biện pháp chỉ đạo quản lý HĐGD truyền
thống để hình thành nhân cách HS trường THPT Trần Hưng Đạo”,“Vai trò của
hiệu trưởng với nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh ở trường THPT”, “Một số biện pháp đổi mới quản lý của Hiệu
trưởng nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục trong trường THPT hiện nay”,“Một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong công
tác chủ nhiệm”...Nhưng ở trường THPT Giao Thủy C chưa có SKKN nào của giáo
viên về lĩnh vực chủ nhiệm, sự trao đổi chia sẻ năng lực chuyên môn và kỹ năng sư
phạm trong công tác chủ nhiệm cịn hạn chế. Nên bản thân tơi thiết nghĩ cần thiết
phải có những chia sẻ về kinh nghiệm làm chủ nhiệm để GVCN thực sự có kỹ
năng, kỹ xảo khi thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện của học sinh.
II. Giải pháp của SKKN
1. Vấn đề cần giải quyết
SKKN nhằm đưa ra một số kinh nghiệm cụ thể để quản lý học sinh lớp chủ
nhiệm, tạo cơ hội cho học sinh lớp chủ nhiệm phát huy tốt năng lực bản thân; xây
dựng tập thể lớp đồn kết có phong trào thi đua học tập, rèn luyện; xây dựng thế hệ
học sinh tự giác, tự chủ, thân thiện. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện của học sinh lớp chủ nhiệm.
2. Phương pháp thực hiện
- Phân tích đánh giá tác dụng, hiệu quả của các biện pháp giáo dục đã thực hiện,
rút ra kết luận về những hạn chế của từng biện pháp.
4


- Nghiên cứu lý luận tìm các biện pháp mới thay thế, bổ sung.
- Áp dụng các biện pháp giáo dục mới trong quản lý giáo dục học sinh lớp chủ
nhiệm.

- Thống kê, so sánh chất lượng của lớp chủ nhiệm với các lớp trong khối, đánh giá
hiệu quả của biện pháp mới so với biện pháp cũ, rút ra những kinh nghiệm.
3. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Tập thể học sinh lớp 10A9 - Trường THPT Giao Thủy C năm học 2014 -2015
- Thời gian từ tháng 8 năm 2014 - Tháng 5 năm 2015
4. Thực trạng:
Khối 10 Trường THPT Giao Thủy C gồm 368 học sinh, được chia thành 9
lớp. Trong đó có 3 lớp chọn (A1, A2, A3) và 6 lớp đại trà (A4, A5, A6, A7, A8, A9.).
Trường đóng trên địa bàn nơng thơn có đơng dân cư theo đạo Thiên chúa giáo.
Cơng tác chủ nhiệm lớp 10A9 có những thuận lợi và khó khăn sau:
+ Thuận lợi:
- Điểm thi tuyển sinh vào trường tương đối cao so với các trường trong tỉnh Nam
Định
- Ban Giám hiệu nhà trường và hội PHHS rất quan tâm tới cơng tác chủ nhiệm
- Đồn thanh niên, chi đồn giáo viên ln theo dõi sát sao, uốn nắn và thông tin
kịp thời tới GVCN lớp về những vi phạm nội quy nề nếp của học sinh.
- Học sinh trong lớp rất ủng hộ và hợp tác với GVCN.
+ Khó khăn
- Lớp 10 A9 là lớp đại trà nên khơng có học sinh giỏi đầu mạnh
- Rất nhiều HS gia đình đơng con, bố mẹ đi làm ăn xa khơng có người chăm sóc,
quản lý các em
- Những năm gần đây tỷ lệ học sinh của trường bỏ học khá cao
5


- Đa số học sinh và phụ huynh có tâm lý “chủ quan”, “xả hơi”, “ngủ quên trên
chiến thắng” khi vừa trải qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
- Lớp có một học sinh khuyết tật, em Trần Thị Hằng có sức khỏe yếu và lực học
yếu . Em thuộc đối tượng đặc cách vào trường.
5. Một số kinh nghiệm

5.1. Xây dựng nề nếp học sinh và hình ảnh người giáo viên tác phong mẫu mực,
quản lý lớp nghiêm túc, hiệu quả ngay từ ngày đầu tiên nhận lớp.
Tục ngữ có câu: “Dạy con từ thuở cịn thơ” hay “Uốn cây từ thủa còn non”
học sinh lớp 10 vừa bước vào bậc học mới nên những ngày đầu tiên là thời điểm
thăm dị về ngơi trường. Đặc biệt là ấn tượng, hình ảnh về cơ giáo chủ nhiệm sẽ
ảnh hưởng lớn và quyết định đến nề nếp ý thức của học sinh. Nếu ngay từ những
ngày đầu giáo viên làm việc qua loa, dễ dãi, quản lý học sinh lỏng lẻo học sinh sẽ
có biểu hiện tự do, coi thường kỷ cương khi đó muốn đạt được mục tiêu giáo dục
giáo viên phải rất vất vả, khó khăn mới đưa các em trở về “khn” được. Học sinh
thường có tâm lý “nắn gân” từng giáo viên, nếu hình ảnh giáo viên có tác phong
khơng mẫu mực và quản lý thiếu nghiêm túc hiệu quả nhiều khi ta không thể xây
dựng được phong trào thi đua của tập thể, không hồn thành nhiệm vụ vai trị của
GVCN. Vì vậy khi được phân công chủ nhiệm giáo viên cần chủ động tìm hiểu học
sinh và bố trí thời gian thích hợp lên lớp tiếp xúc với học sinh càng sớm càng tốt.
Lần đầu tiên bước vào lớp giáo viên cần chuẩn bị chu đáo từ trang phục, tác
phong, nội dung v.v …
Cụ thể các bước lên lớp buổi đầu tiên:
- Động tác chào: Giáo viên cần đứng nghiêm nét mặt nghiêm túc, đưa mắt bao quát
lớp thấy tất cả học sinh đứng trong tư thế nghiêm mới cho lớp ngồi xuống.
- Giới thiệu: Cần rõ ràng họ tên, chức danh, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.
- Kiểm tra sĩ số lớp: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, giáo viên đếm nhanh số học
sinh hiện tại so với sĩ số lớp để đối khớp với báo cáo của lớp trưởng. Hỏi lý do và
ghi chép những học sinh vắng, đi muộn.
6


- Giáo viên bao quát lớp về nội vụ vệ sinh, đầu tóc, trang phục, ý thức… nhắc nhở
uốn nắn luôn các học sinh chưa đúng quy định.
- Buổi đầu tiên lên lớp thơng thường chỉ có 15 phút đầu giờ, GVCN nên chọn lựa
nội dung trao đổi với lớp. GVCN cần làm trước công việc nhằm thu thập thông tin

về học sinh như: Làm quen với đội ngũ cán bộ lớp tạm thời trong hè; phát phiếu
điều tra học sinh …
Kết thúc thời gian gặp mặt buổi đầu tiên cần để lại cảm nhận trong HS về
GVCN lớp nghiêm túc, làm việc khoa học, rõ ràng, quản lý lớp chặt chẽ.
5.2. Nhanh chóng ổn định tổ chức lớp, nhớ tên và nhận dạng học sinh.
Khả năng nhớ tên học sinh sẽ giúp ích nhiều cho cơng tác quản lý của
GVCN. Ngay từ tuần đầu lên lớp GVCN đã có thể gọi đích danh họ tên học sinh
khi tiếp xúc, xử lý tình huống khiến học sinh vừa ngỡ ngàng vừa khâm phục vừa
thấy như mình được quan tâm vừa thấy như mình có ấn tượng với cơ đặc biệt là
học sinh chưa ngoan. Chức năng họ và tên nói chung dùng để phân biệt người này
với người khác trong xã hội. Riêng tên chính và nhất là tên đệm dùng để phân biệt
giới tính. Nếu ai đó khơng có họ, tên thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi
sống trong cộng đồng xã hội. Mỗi cái tên gắn chặt với mỗi con người, mỗi học
sinh. Vì vậy giáo viên cần có kỹ năng để nhanh chóng nhớ tên học sinh. Việc chia
tổ, phân công nhiệm vụ các thành viên và xếp chỗ ngồi có chủ ý đã giúp tôi nhớ
nhanh tên và nhận dạng học sinh của cả lớp ngay từ tuần đầu lên lớp mặc dù bộ
môn của tôi chỉ dạy trên lớp 1tiết/ tuần.

7


* Cách chia tổ:
Các cách chia tổ

Phân tích, đánh giá hiệu quả

Kết
luận

Cách 1: Chia tổ lấy ngẫu


- Đảm bảo sự cân đối, đồng đều

nhiên số học sinh trong danh

Không

sách đảm bảo sự cân đối về

chọn

số HS nam và nữ, lực học
giữa các tổ
Cách 2: Chia tổ theo số thứ - Đảm bảo sự cân đối, đồng đều
tự trong danh sách đã được - Với GV: Giúp nhanh nhớ tên và nhận
xếp theo A,B,C… có điều dạng học sinh, dễ dàng quản lý
chỉnh về số học sinh nam và - Với HS: Danh sách tổ theo quy luật như
nữ, lực học để đảm bảo sự danh sách lớp và danh sách phòng thi

Lựa
chọn

cân đối, đồng đều giữa các tổ nên giúp cho các học sinh trong cùng
một tổ gần gũi tương đồng với nhau,
thuận lợi theo dõi thi đua lẫn nhau và dễ
dàng cho quản lý của cán bộ lớp
* Xếp chỗ ngồi: (Phụ lục I)
Xếp chỗ ngồi lần đầu tiên tôi thường xếp theo tổ và theo vần, chú ý các em
có cùng tên cùng giới tính xếp với nhau, điều chỉnh những em có mắt kém ở vị trí
hợp lý. Với cách xếp chỗ này đã giúp cho giáo viên nhanh chóng nhớ được tên học

sinh và dễ dàng phân biệt được những học sinh cùng tên. Cách này cũng giúp cho
các học sinh từ nhiều xã khác nhau, xa lạ với nhau nhanh chóng biết tên và hịa
nhập trong một tập thể lớp thân thiện.
Những lần xếp chỗ tiếp theo GVCN có thể điều chỉnh chỗ ngồi theo thực tế
diễn biến trong lớp để đạt được mục tiêu của lớp.

8


5.3. Chú trọng lựa chọn tổ trưởng và tổ phó
Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được từ phiếu điều tra, bảng điểm thi
tuyển sinh vào 10, kết quả xếp loại lớp 9, kết quả học hè giáo viên lựa chọn đội
ngũ cán bộ lớp. Trước đây tôi thường quan tâm đến lớp trưởng, bí thư nhưng qua
thực tế làm chủ nhiệm tôi thấy: “Tổ trưởng và tổ phó là đội ngũ cán bộ lớp có vai
trị lớn đến công tác tự quản của học sinh trong lớp từ cơ sở”. Vì vậy tơi thường
lựa chọn các em có lực học tốt nhất tổ và ưu tiên học sinh nữ. Tại sao là học sinh
nữ? Vì ở độ tuổi này HS nữ thường chín chắn, cẩn thận và ít cả nể hơn học sinh
nam mà nhiệm vụ chính của tổ trưởng, tổ phó là kiểm tra bài tập về nhà theo dõi
thi đua từng thành viên trong tổ và theo dõi thi đua chéo giữa các tổ nên cần thiết
sự chính xác và cơng bằng. Tổ trưởng, tổ phó là lực lượng chủ chốt thúc đẩy các
thành viên trong lớp tự giác phấn đấu học tập, rèn luyện. Thực tế cho thấy lựa chọn
chuẩn xác đội ngũ tổ trưởng, tổ phó lớp sẽ có phong trào tự quản, thi đua học tập
và rèn luyện tốt.
5.4. Đưa học sinh tham gia vào thảo luận, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và nội
quy lớp học. GVCN hướng dẫn học sinh xây dựng mục tiêu năm học cho riêng
mình.
Kế hoạch chủ nhiệm và nội quy lớp học là hai văn bản có tính định hướng
cho hoạt động của cả tập thể lớp trong năm học. Việc xây dựng kế hoạch chủ
nhiệm là nhiệm vụ bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Chủ thể thực hiện nội quy lớp học, kế hoạch chủ nhiệm là học sinh. Tập thể

học sinh là đối tượng trực tiếp quyết định đến việc hồn thành kế hoạch chủ nhiệm
của năm học .Vì vậy cần thiết đưa các em tham gia cùng thảo luận xây dựng nội
quy lớp và kế hoạch chủ nhiệm.

9


Phương pháp xây dựng kế

Đánh giá hiệu quả

Kết luận

hoạch chủ nhiệm và nội quy lớp
Phương pháp 1:

- Mang tính chủ quan, áp đặt

- GVCN xây dựng

- Thường gây mâu thuẫn không

- Triển khai cho học sinh thực

hợp tác giữa GVCN và HS

hiện

- Hiệu quả thực hiện thấp


Phương pháp 2:

- Mang tính dân chủ, hợp tác tạo

- GVCN xây dựng dự thảo kế

sức mạnh tập thể

hoạch và nội quy lớp

- Thiết lập được thỏa thuận giữa

Không
chọn

Lựa chọn

- Tổ chức cho học sinh nghiên GVCN và học sinh
cứu, thảo luận đóng góp ý kiến - Hiệu quả thực hiện cao
hoàn thiện.
- Tổ chức thực hiện
Quy trình cụ thể phương pháp lựa chọn như sau:
- GVCN căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Bộ GD- ĐT, Sở GD- ĐT Nam Định
và kế hoạch năm học của nhà trường, đặc điểm tình hình lớp xây dựng dự thảo kế
hoạch chủ nhiệm. Dựa vào điều lệ trường phổ thông, nội quy, quy định của nhà
trường, GVCN xây dựng dự thảo nội quy lớp học.
- Photo kế hoạch chủ nhiệm và nội quy lớp học phát cho từng nhóm học sinh đọc,
nghiên cứu, thảo luận đóng góp ý kiến trước khi thực hiện.
- Khi đã thống nhất được kế hoạch của lớp GVCN hướng dẫn mỗi HS tự xây dựng
mục tiêu năm học cho riêng mình


10


MỤC TIÊU NĂM HỌC CỦA TÔI
Họ và tên:………………………………….Lớp:10A9 .
Năm học: 2014-2015
Kết quả xếp loại các mặt

Kết quả tuyển sinh vào

năm học lớp 9

lớp 10

Mục tiêu năm học lớp 10

………………….............. ………………….............. …………………..............
………………………….. ………………………….. …………………………..
………………………….. ………………………….. …………………………..
………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….


………………………….

- Tổ chức thực hiện: Tuần đầu đưa nội quy, kế hoạch vào thực hiện GVCN cần
thường xuyên bám sát để đưa việc thực hiện nội quy, kế hoạch vào nề nếp theo một
quy trình.
Trên thực tế, việc đưa học sinh cùng tham gia xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
và nội quy lớp học, tôi đã nhận được sự hợp tác và đồng thuận cao từ phía học
sinh. Các em đều biết được cái đích mình cần hướng tới và những nội quy của lớp
được các em thực hiện tự nguyện khơng hề có áp lực, nhờ đó mà nhiều giáo viên
dạy đều phản ảnh lớp ngoan có tinh thần tự giác hăng hái học tập. Nhiều em trong
lớp phản ánh cô thật “dân chủ”, điều đó dần tạo nên một thế hệ học sinh tự chủ
trong các hoạt động của mình mà khơng thụ động hoạt động theo u cầu từ phía
các thầy cơ.
5.5. Ln tạo cho lớp những bất ngờ thú vị, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động
có chủ ý của giáo viên.
Trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay có rất nhiều hoạt động
hấp dẫn, cuốn hút các em như: chơi game, xem phim, nghe nhạc, vào facebook, tụ
tập quán cóc, tự tổ chức sinh nhật, lễ hội du lịch v.v …nếu lớp học chỉ có bài vở
cứng nhắc và kỷ luật chặt chẽ không thôi sẽ không thể lôi cuốn và tạo được niềm
11


đam mê đến trường của các em. GVCN cần chấp nhận thực tế này để có biện pháp
định hướng và kiểm sốt hoạt động của các em. Thay vì để các em tự phát tổ chức
các hoạt động vui chơi, lễ hội GVCN chủ động hướng dẫn tổ chức cho các em
thông qua giờ sinh hoạt lớp.
Sau khi đã ổn định tổ chức lớp, khi GVCN nhận thấy mọi quy trình hoạt
động của lớp đã đi vào nề nếp là lúc GVCN cần khơi dạy trong các em những sở
thích, sở trường cá nhân những góc riêng tư của mỗi em để tạo lớp học là ngôi nhà
chung thân thiện và mỗi học sinh đều cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày

vui”…Từ đó dần tạo lên tình cảm giữa HS với lớp với trường, giữa thầy với trò,
giữa trị với trị đẩy lùi tính vơ cảm, tính ích kỷ và bạo lực đang có xu hướng xuất
hiện trong học đường.
Các hoạt động giáo viên chủ nhiệm có thể chủ động tổ chức và hướng dẫn
học sinh lớp mình hoạt động là:
* Tổ chức sinh nhật
- Một tháng tổ chức một lần cho các bạn cùng sinh trong tháng.
- Lần đầu tiên GVCN làm mẫu và tạo yếu tố bất ngờ cho học sinh. Đầu năm học
mới (tháng 8) có rất nhiều cơng việc GVCN phải triển khai trong các giờ sinh hoạt
nên các giờ sinh hoạt đầu năm thường căng thẳng và nhàm chán vì vậy GVCN cần
thay đổi khơng khí lớp học và tạo hứng thú cho học sinh. Giờ sinh hoạt đầu tiên
của tháng 9 GVCN sẽ bất ngờ tổ chức sinh nhật cho các em sinh trong tháng 8
và tháng 9. Trước khi tổ chức GVCN làm công tác ổn định lớp và thông báo nhận
xét “ Trong tháng 8 đa số các em đã thực hiện tốt yêu cầu của trường lớp, tinh thần
tự giác tự quản của các em khá tốt và đã đi vào nề nếp, chỉ còn một số em là chưa
đạt được yêu cầu cô mong rằng các em sẽ rút kinh nghiệm để nhanh chóng hịa
nhập được với tập thể lớp. Đặc biệt đội ngũ cán bộ lớp cần thực hiện nghiêm
nhiệm vụ vai trị của mình để củng cố và duy trì tinh thần tự giác, tự chủ của lớp.
Cô tin các em làm được và giờ sinh hoạt lớp không phải là giờ để cô xử lý những
học sinh vi phạm mà lớp ta sẽ giành thời gian cho các hoạt động vui chơi và tổ
chức lễ hội”. Hơm nay lớp mình sẽ tổ chức sinh nhật cho các bạn sinh trong tháng
12


8 và 9. Nhiều học sinh trong lớp đã hiểu được đây là phần thưởng mà cô tặng cho
cả tập thể vì sự cố gắng trong những ngày qua. Cả lớp ngỡ ngàng từ việc cảm nhận
sự nghiêm túc của cô nay lại thấy cô thật tâm lý. Sau khi giới thiệu chủ nhân của
buổi sinh nhật cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Happy birthday” rồi bài “ Lớp chúng
mình”…và phần trao quà cùng những lời chúc đến với mỗi em. Cả lớp đã được trải
qua nhưng giây phút thật vui, thật ấm cúng, nhất là với các em sinh trong tháng 8

và 9 GVCN đã để lại những khoảnh khắc những ấn tượng đáng nhớ, sự gắn bó
giữa GVCN với học sinh, giữa học sinh với học sinh ngày càng được thắt chặt
trong ngồi nhà chung tập thể 10A9.
* Tổ chức lễ Noel
Nhà trường đóng trên địa bàn có số học sinh theo đạo Thiên chúa khá đơng,
lễ noel là một lễ lớn được mỗi gia đình, mỗi dòng họ và cả giáo sứ, xã hội quan
tâm, đến dịp lễ học sinh thường có sự phân tán tư tưởng theo lễ hội. Mặt khác đây
là thời điểm thi cuối kỳ và tăng cường kiểm tra tổng kết kết thúc học kỳ I. Vì vậy
GVCN cần chủ động thỏa thuận trước với cả lớp giữa việc đảm bảo nhiệm vụ học
tập và vui chơi tổ chức noel. GVCN cùng học sinh xây dựng kế hoạch và hành
động trong tháng cao điểm.
Việc tổ chức lễ noel GVCN định hướng cho học sinh tự trang trí khơng gian
lớp, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo chủ đề. Qua đó giúp các em trải nghiệm
các hoạt động thực tế, tạo sự đồn kết hịa động giữa nhóm học sinh theo đạo
Thiên chúa giáo và nhóm học sinh khơng theo đạo.
GVCN có thể tổ chức các hoạt động khác như:
+ Tổ chức trị chơi
+ Tổ chức tìm hiểu về HIV, văn hóa truyền thống tỉnh Nam Định..
+ Cập nhật thơng tin về đổi mới giáo dục v.v…
Thông qua những các hoạt động giờ sinh hoạt GVCN phát hiện những sở
thích, sở trường của các em để khuyến khích, bồi dưỡng những kỹ năng góp phần
giáo dục tồn diện học sinh và giúp GVCN quản lý học sinh dễ dàng, hiệu quả
hơn.
13


5.6. Duy trì sĩ số lớp
Thực trạng những năm gần đây tỷ lệ học sinh bỏ học khá cao. Bằng phương
pháp thu thập thông tin tôi thấy học sinh bỏ học do các nguyên nhân sau:
- Do hoàn cảnh gia đình: khó khăn về kinh tế, mâu thuẫn gia đình…

- Do bản thân: học kém, chán học, vi phạm kỷ luật…
- Do tác động của xã hội: bị đối tượng xấu rủ dê, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra
trường không có việc làm…
* Biện pháp duy trì sĩ số học sinh:
Bước 1: GVCN cần xác định việc duy trì sĩ số lớp là nhiệm vụ quan trọng và cần
thiết đối với mỗi học sinh và cả tập thể lớp. Việc để học sinh bỏ học ảnh hưởng đến
cơ hội học tập phấn đấu rèn luyện của cá nhân các em, đến gia đình học sinh hơn
nữa cịn ảnh hưởng đến tập thể lớp. Học sinh bỏ học gây dao động tư tưởng cho
các học sinh khác, làm lớp mất ổn định, khó khăn cho cơng tác quản lý và thuyết
phục học sinh của nhà giáo dục. Vì vậy GVCN cần coi việc duy trì sĩ số lớp là
nhiệm vụ chiến lược.
Bước 2: Lấy phương châm ngăn chặn là chính, cụ thể là:
-Với nguyên nhân từ phía HS và xã hội:
+ Làm tốt cơng tác tư tưởng, tun truyền phân tích nâng cao nhận thức của học
sinh và phụ huynh ngay từ đầu năm học: Tâm lý “chủ quan”, “xả hơi”, “ngủ quên
trên chiến thắng” của học sinh khi vừa trải qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là
nguyên nhân dẫn đến một số học sinh không theo kịp bậc học mới dẫn đến kết quả
học tập yếu kém, chán học. Trong khi đó một số phụ huynh, người thân thấy con
cháu mình thi đỗ vào 10 thì đã khơng tiếc tiền của thưởng cho các em mà không
quản lý, vơ tình đã tạo cơ hội cho các em ham chơi ham vui mê mẩm điện tử… dần
xa rời trường lớp. Trước thực tế đó GVCN cần nêu vấn đề với HS và phụ huynh
ngay từ đầu năm để có biện pháp ngăn chặn học sinh sa sút trong học tập.
+ GVCN tạo niềm tin cho HS bộc lộ tâm tư tình cảm, trải lịng mình
+ Tư vấn tâm lý HS kịp thời
14


-Với ngun nhân từ phía gia đình
+ Làm tốt chế độ chính sách cho HS, giúp đỡ, tìm các nguồn hỗ trợ cho HS khó
khăn

+ Học sinh có gia đình khơng hồn hảo GVCN cần gần gũi động viên thường
xun
Bước 3: Xử lý nhanh, kịp thời tình huống HS bỏ học
Với nỗ lực ngăn chặn HS bỏ học của GVCN mà vẫn xuất hiện HS có ý định
bỏ học cần xử lý nhanh tình huống HS có dấu hiệu bỏ học
- Ngay sau khi có HS nghỉ học khơng có lý do, GVCN cần làm rõ nguyên nhân để
có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Nếu là HS có ý định bỏ học cần có biện pháp vận động từ phía GVCN và cả HS
trong lớp để HS bỏ học nhanh chóng đến lớp trở lại. Để càng lâu việc vận động
càng khó khăn vì HS đã nghỉ nhiều ngày khi trở lại trường lớp thường có tâm lý e
ngại, kiến thức bị dán đoạn sẽ khó hịa nhập với tập thể dễ có xu hướng bỏ học
hơn.
Với kinh nghiệm trên tơi đã duy trì được 100% sĩ số của lớp.
5.7. Tham gia đầy đủ và phấn đấu đạt thành tích trong các cuộc thi và phong
trào thi đua.
Năm học 2014-2015, trường THPT Giao Thủy C phát động 2 đợt thi đua
chào mừng ngày 20/11 và ngày 26/3. Trong mỗi đợt thi đua đoàn trường tổ chức
các hoạt động: phong trào hội học, thi văn nghệ, thi viết bài tri ân…và trong năm
cịn có các cuộc thi như: Cuộc thi hùng biện tiếng anh, cuộc thi sáng tạo KHKT…
Đây là những hoạt động cần thiết tạo cơ hội cho HS phát huy năng lực của bản
thân và để HS hợp tác xây dựng “màu cờ sắc áo” cho tập thể. Lớp 10A9 là lớp đại
trà thế mạnh không phải là học tập vì vậy GVCN cần có biện pháp để học sinh đạt
thành tích trong các hoạt động trên. Một thành tích đạt được của tập thể sẽ kích lệ
cả lớp, để mỗi HS đều cảm thấy tự hào về lớp mình từ đó mà ngắn bó hơn với tập
thể và phấn đấu nỗ lực hơn trong học tập rèn luyện.
15


Biện pháp thực hiện


Phân tích

Kết
luận

Biện pháp1: Bí thư lên kế - Em bí thư lớp 10 chưa có đủ năng lực để
hoạch tổ chức và triển khai cho triển khai tinh thần Đoàn trường chỉ đạo.
các bạn thực hiện theo sự chỉ - Các HS khác chưa nhận thức được vai
Khơng
đạo và hướng dẫn của Đồn trị, tầm quan trọng của các hoạt động
chọn
trường
- Kết quả hoạt động thấp. Vai trị lãnh đạo
của bí thư lớp mờ nhạt. Tinh thần đồng
đội của lớp sụt giảm.
Biện pháp 2: - Bí thư lên kế - Là dịp để GVCN bồi dưỡng đội ngũ cán
hoạch tổ chức và triển khai cho bộ lớp.

Lựa

các bạn thực hiện theo sự chỉ

- Nêu cao nhận thức HS về các hoạt động chọn
đạo và hướng dẫn của Đồn ngồi giờ
trường
- Kết hợp tính sáng tạo chủ động của HS
- Bí thư báo cáo, GVCN phê với vai trò cố vấn của GVCN
duyệt cố vấn

- Kết quả cao. Củng cố vai trị của cán bộ


- Bí thư triển khai trước lớp lớp. Kích lệ phong trào thi đua của lớp.
dưới sự giám sát của GVCN
Vai trò cố vấn của GVCN lớp trong các hoạt động rất cần thiết. Các hoạt
động là cơ hội để các em thỏa sức sáng tạo. Tuy nhiên nếu khơng có sự tư vấn của
GV hoạt động sẽ đi theo hướng lệch lạc, phản tác dụng giáo dục. Vì vậy, trong
từng hoạt động GVCN cần có định hướng trước.
Ví dụ: Cuộc thi viết bài tri ân nhân dịp 20/11.
- GVCN không cố vấn sẽ có nhiều bài viết các em đi sao chép hoặc viết về những
điều xa thực tế không ai thẩm định được. Giá trị bài viết không cao, không khơi
dạy được những cảm xúc trong học sinh

16


- GVCN tư vấn: viết về những khoảnh khắc để lại trong em những ấn tượng khó
qn về thầy cơ, về mái trường bài viết đó sẽ có giá trị thực. (Phụ lục II)
5.8. Đổi mới hình thức khen thưởng.
Mục đích của khen thưởng là nhằm khuyến khích học sinh tiến bộ trong học
tập. Nhà trường thường khen định kỳ 2 lần/1 năm cho các HS giỏi, HS tiên tiến và
khen cơng tác. Tuy nhiên ở mỗi lớp lại có quỹ khuyến học riêng do hội phụ huynh
thành lập nên GVCN cần có biện pháp tư vấn để quỹ khuyến học lớp hoạt động có
hiệu quả.
* Hình thức khen thưởng truyền thống: Khen định kỳ cho học sinh có thành tích
cao trong học tập. Qua các năm chủ nhiệm tơi nhận thấy hình thức này dần tạo ra
trong lớp hai thái cực. Tốp học tốt luôn luôn được khen thưởng dẫn đến tâm lý chủ
quan tự mãn, tốp học yếu có tâm lý chán trường, hiệu quả khuyến khích khơng cao
với tất cả các học sinh.
* Hình thức khen thưởng mới:
- Khen thưởng HS có tiến bộ trong học tập và rèn luyện “ khen vì sự tiến bộ của

người học”. Kết quả học tập và nề nếp được xếp loại và xếp thứ, khen HS có xếp
loại, xếp thứ lần sau cao hơn lần trước.
Ví dụ:

STT

Họ và tên

Kết quả giữa kỳ I Kết quả cuối kỳ I Khen thưởng
Xếp loại

Xếp thứ

Xếp loại

Xếp thứ

1

Lê Thị Anh

Giỏi

1

Giỏi

10

Không khen


2

Đinh Thị Diễm

Khá

7

Khá

23

Không khen

3

Nguyễn.T.Thanh Minh TB

36

Khá

26

Khen

4

Phạm.T.Thùy Linh


25

Khá

28

Khen

TB

17


- Khen thưởng nhiều mặt: Khen thưởng HS thực hiện tốt nề nếp, khen HS tích cực
lao động xây dựng trường học xanh- sạch - đẹp, khen thanh niên kiểm tra hồn
thành tốt nhiệm vụ góp phần giữ gìn nề nếp kỷ cương trường lớp, khen học sinh
tích cực tham gia sáng tạo khoa học kỹ thuật, học sinh thi hùng biện tiếng anh.
- Khen thưởng nhóm học sinh: Để giúp đỡ HS yếu kém vươn lên trong học tập
GVCN cử HS khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Nếu nhóm HS nào có tiến bộ
hơn sẽ được đề xuất khen…
- Khen thưởng cả tập thể lớp: Khi cả tập thể HS hoàn thành chỉ tiêu đầu năm học,
GVCN kết hợp với phụ huynh học sinh khen thưởng tuyên dương cả tập thể đã tạo
tinh thần đoàn kết cùng nhau phấn đấu đạt thành tích chung của tập thể.
Cách làm: Khi xây dựng kế hoạch năm học, lớp đưa ra chỉ tiêu là lớp tiên tiến xuất
sắc được nhà trường khen thưởng toàn diện, GVCN treo thưởng nếu lớp đạt được
thành tích sẽ được thưởng một tiệc liên hoan nhỏ hoặc là một chuyến trải nghiệm
thực tế … tùy vào điều kiện cuối năm bằng tiền thưởng từ nhà trường và quỹ hội
phụ huynh. Cách này đã được các em nhiệt tình hưởng ứng, hăng say học tập, rèn
luyện và tích cực hoạt động. Đặc biệt để được khen thưởng tồn diện lớp phải

khơng có HS bị kỷ luật (HS vi phạm đánh nhau, sử dụng điện thoại trong giờ học,
thái độ sai trong học tập hay vô lễ với GV… ) chính vì vậy tự các em đã luôn giám
sát, nhắc nhở nhau để không vi phạm những lỗi nghiêm trọng trên. Kết quả là sau
mỗi lần tổng kết thi đua khen thưởng tập thể lớp đã được khen thưởng ở mức cao
nhất của tất cả các hạm mục khen thưởng. Có GV đã nói “ Có bao nhiêu tiền
thưởng lớp 10A9 lĩnh hết”.
Hình thức khen thưởng mới đã tác động đến tất cả mọi HS trong lớp, thúc
đẩy HS luôn tiến bộ, không ngừng phấn đấu vươn lên.

18


C. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
1. Hiệu quả kinh tế.
Tơi khơng tính được hiệu quả kinh tế mà sáng kiến của tôi đem lại. Nhưng
những kinh nghiệm của tơi nếu áp dụng thì khơng phải tốn kém về tài chính.
2. Hiệu quả về mặt xã hội.
Để áp dụng những kinh nghiệm trên đạt được hiệu quả GVCN phải dày
công, vất vả một tháng đầu năm học mới để thiết lập kỷ cương, nề nếp, ổn định tổ
chức lớp cũng như hướng dẫn các em làm quen với bậc học mới. Khi đã hình thành
được tính tự giác, tự chủ của mỗi học sinh và xây dựng được tập thể lớp thân thiện
GVCN sẽ rất nhàn. Tơi rất ít khi phải xử lý học sinh vi phạm kỷ luật, lười học hay
vi phạm nội quy trường, lớp. Những nhiệm vụ của năm học được chuyển giao cho
tập thể học sinh tự quản và thực hiện.
Áp dụng các kinh nghiệm trên trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 10 A 9,
tơi đã tạo ra tập thể học sinh đồn kết, tự giác, tự chủ trong hoạt động, khơi dạy
những tình cảm gắn bó tốt đẹp giữa HS với thầy cơ, mái trường và bạn bè đẩy lùi
tính vơ cảm, tính ích kỷ đang có xu hướng gia tăng góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện của lớp, cụ thể như sau:
2.1. Chỉ tiêu tập thể

- Tập thể được nhà trường khen thưởng xếp thứ thi đua toàn diện: Xếp thứ 1
- Duy trì 100% sĩ số học sinh (Tỷ lệ bỏ học của khối là 10 em = 2,7%)
2.2. Chỉ tiêu cụ thể

19


a. Xếp loại học lực
BẢNG THỐNG KÊ XẾP LOẠI HỌC LỰC KHỐI 10

LỚP

Nhìn
bảng

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

TL%

SL

TL%


SL

TL%

SL

TL%

10A1

12

30,0

26

65,0

2

5,0

0

0,0

10A2

6


14,6

24

58,5

11

26,8

0

0,0

10A3

4

10,0

21

52,5

12

30,0

3


7,5

10A4

2

5,0

18

45,0

20

50,0

0

0,0

10A5

3

7,7

25

64,1


9

23,1

2

5,1

10A6

2

4,9

28

68,3

11

26,8

0

0,0

10A7

2


5,1

28

71,8

9

23,1

0

0,0

10A8

1

2,4

22

52,4

17

40,4

2


4,8

10A9

8

19,5

28

68,3

4

9,8

1

2,4

Tổng

40

11,0

220

60,6


95

26,2

8

2,2

vào

thống kê ta thấy xếp loại học lực lớp 10A 9 so với các lớp và so với trung bình của
cả khối như sau: tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi cao hơn trung bình cả khối , cao
hơn lớp chọn 10A2, 10A3 chỉ thấp hơn lớp chọn 10A1; tỷ lệ học sinh xếp loại trung
bình thấp hơn rất nhiều (lớp 10A 9: 9,8% - Cả khối: 26,2%); tỷ lệ học sinh xếp loại
Yếu tương đương với cả khối. Học sinh xếp loại yếu là học sinh khuyết tật học yếu
được đặc cách vào trường em: Trần Thị Hằng.

20


b. Xếp loại hạnh kiểm
BẢNG THỐNG KÊ XẾP LOẠI ĐẠO ĐỨC KHỐI 10
Tốt

Khá

TB

Yếu


LỚP
SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

10A1

39

97,5

1

2,5

0


0,0

0

0,0

10A2

32

78,0

5

12,2

4

9,8

0

0,0

10A3

32

80,0


8

20,0

0

0,0

0

0,0

10A4

19

47,5

19

47,5

2

5,0

0

0,0


10A5

30

76,9

7

17,9

2

5,1

0

0,0

10A6

29

70,7

10

24,4

2


4,9

0

0,0

34

87,2

5

12,8

0

0,0

0

0,0

10A8

36

85,7

3


7,1

2

4,7

1

2,4

10A9

38

92,7

3

7,3

0

0,0

0

0,0

Tổng


289

79,6

61

16,8

12

3,3

1

0,3

10A7

Nhìn vào bảng ta thấy: tỷ lệ học sinh lớp 10A 9 xếp loại tốt cao hơn trung
bình cả khối (lớp 10A9: 92,7%; Cả khối: 79,6%), cao hơn các lớp chỉ sau lớp chọn
10A1; khơng có học sinh xếp loại trung bình và yếu.
2.3. Chỉ tiêu khác
- Xếp thứ về nề nếp: Xếp thứ 1
- Xếp thứ bài tri ân: Xếp thứ 2
- Xếp thứ thi văn nghệ: Xếp thứ 1
- Xếp thứ phong trào hội học: Xếp thứ 1
- Cuộc thi hùng biện tiếng anh cấp trường: 2 học sinh tham dự đều đạt giải
+ Em: Đinh Thị Diễm đạt giải nhất
21



+ Em: Vũ Thị Thu Thảo đạt giải nhì
D. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi tên là: Đặng Thị Xuân xin cam kết những nội dung được trình bày trong
SKKN là do tơi tự nghiên cứu ứng dụng và đúc kết lại qua thực tiễn công tác chủ
nhiệm của bản thân, hồn tồn khơng sao chép hay vi phạm bản quyền. Tôi xin
chịu trách nhiệm về cam kết của mình.
Rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng cho
sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

(Xác nhận)

(Ký tên)

…………………………................................
………………………….................................
………………………….................................
………………………….................................

Đặng Thị Xuân

………………………….................................

22




×