Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non huyện triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.09 KB, 20 trang )

1 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết một trong những nhiệm vụ cơ bản của Giáo dục và
Đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn
diện. Đào tạo nên các thế hệ con người có nhân cách tốt, năng động, sáng tạo
trong mọi hoạt động để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáp ứng nhu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại hiện nay.
Chương trình giáo dục trẻ mầm non đã xác định: " Mục tiêu của giáo dục
mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;
hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và
phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa
tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho
việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời"[1]. Hiện nay toàn
bộ cả nước Việt Nam ta nói chung đang coi trọng thể dục thể thao trong các
trường học nhằm phát triển hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên nhi
đồng. Thể dục thể chất là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh, sinh viên
được thực hiện trong hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học.
Như vậy, giáo dục phát triển thể chất trong các trường học, trong đó có bậc
học mầm non là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu. Đặc biệt với bậc học
mầm non, từ Bộ đến Phòng Giáo dục đang triển khai và thực hiện chuyên đề
“Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm
non” giai đoạn 2013- 2016. Chuyên đề đã xác định rõ “Nâng cao chất lượng
GDPTVĐ giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp
phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam” [2]. Nhưng trên thực tế
hiện nay, vấn đề phát triển thể lực cho học sinh nói chung, bậc học mầm non nói
riêng còn tồn tại nhiều bất cập. Không ít địa phương, trường học, cán bộ quản
lý, giáo viên còn xem nhẹ việc này. Do nguyên nhân chủ quan và khách quan,
điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhiều trường trên địa bàn huyện chưa có
phòng giáo dục phát triển thể chất để giáo viên tổ chức các họat động giáo dục
thể chất, chưa đủ những đồ dùng đồ chơi, dụng cụ để trẻ tập luyện. Bên cạnh đó,


phương pháp dạy, lồng ghép các hoạt động giáo dục thể chất của giáo viên còn
cứng nhắc, nội dung chưa phong phú chưa gây hứng thú cho trẻ tham gia vào
các hoạt động giáo dục thể chất. Vì vậy, lĩnh vực phát triển thể chất trong nhà
trường thiếu tính hệ thống, trẻ chán nản, không ham học (có chăng thì chỉ ở
phần trò chơi mà thôi), học theo hình thức đối phó, học cho qua, không đạt yêu
cầu tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của hoạt động giáo dục thể chất ở nhà trường
do Bộ Giáo dục đề ra. Việc phát triển thể lực cho trẻ chưa được sự quan tâm
đúng mức từ gia đình, nhà trường và xã hội. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến
việc phát triển thể lực của trẻ, gây mất cân đối hài hòa giữa phát triển trí tuệ, thể
chất và nhân cách của con người.
Là một chuyên viên làm công tác quản lý bậc học mầm non trên địa bàn
toàn huyện, xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên tôi nhận thức rõ vai trò, trách
nhiệm của mình là phải làm thế nào để thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo,
1


phối kết hợp với các ban ngành, các tổ chức liên quan để tăng cường hoạt động
giáo dục thể chất cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt.
Với những lý do trên, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng: “Một số biện
pháp quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non huyện Triệu Sơn"
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục thể chất của trẻ mầm non huyện
Triệu Sơn để đề xuất các biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ nhằm giúp
trẻ tích cực tự giác trong giờ học, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực và các kỹ
năng kỹ xảo vận động tốt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục thể chất của trẻ mầm non trên
địa bàn huyện Triệu Sơn,

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp so sánh và phân tích đánh giá
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản lần thứ VII đề ra mục tiêu của giáo
dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài,
hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề, có năng lực thực hành, tự
chủ và năng động sáng tạo.
Dựa vào Nghị quyết nói trên, các văn bản của Nhà nước đã xác
định mục đích của GDTC Việt Nam là đảm bảo sự phát triển toàn diện,
cân đối cho con người, chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể lực cho họ để tham gia
tích cực vào sự nghiệp lao động sáng tạo xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam XHCN.
Căn cứ vào mục tiêu của GDMN. Trong Luật Giáo dục 2005 (điều
22) mục tiêu GDMN được xác định là "giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp Một".
Mục đích chung của chương trình giáo dục mầm non là giúp trẻ em khoẻ
mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà, cân đối [3].
Phát triển thể chất là một quá trình, thay đổi về hình thái và chức năng sinh
học của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo
dục.
Tiền đề của sự phát triển thể chất con người là sức sống tự nhiên, tổ chức
cơ thể con người do bẩm sinh tạo nên. Song xu hướng, tính chất, trình độ phát
triển thể chất, khả năng do con người rèn luyện lại phụ thuộc nhiều vào điều
kiện sống và giáo dục. Điều kiện sinh hoạt xã hội của con người có ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển thể chất mà trong đó lao động và giáo dục nói

2


chung, GDTC nói riêng có tác dụng hàng đầu. Phát triển thể chất được hiểu theo
hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: phát triển thể chất là chất lượng phát triển thể chất hay là
các tố chất thể lực: phản xạ nhanh hay chậm của cơ thể, mức độ sinh hoạt, thích
nghi với điều kiện sống mới, sự mềm dẻo và sức mạnh của toàn thân.
Theo nghĩa hẹp: phát triển thể chất là mức độ phát triển cơ thể, được biểu
hiện bằng các chỉ số sau: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng
tay,..[4].
Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào bẩm sinh di truyền và những quy luật
khách quan của tự nhiên: quy luật thống nhất giữa cơ thể và môi trường; quy
luật tác động qua lại giữa sự thay đổi cấu trúc và chức năng của cơ thể; quy luật
lượng đổi, chất đổi trong cơ thể, sự tác động qua lại giữa các quy luật tự nhiên
đó phụ thuộc vào các điều kiện xã hội và hoạt động của con người như: điều
kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất –quan hệ sản xuất, giáo dục, lao
động, sinh hoạt,..Do đó, có thể nói sự phát triển thể chất của con người là do xã
hội điều khiển.
Vậy tại sao phải chuẩn bị thể chất cho trẻ mầm non? Và cần chuẩn bị những
gì?
Chuẩn bị thể chất cho trẻ mầm non là đảm bảo những yêu cầu về các chỉ số
phát triển thể chất và các kĩ năng thực hiện bài tập thể chất phù hợp với từng lứa
tuổi. Các chỉ số thực hiện bài tập thể chất trong chương trình chăm sóc và giáo
dục trẻ như khoảng cách, số lần, thời gian, độ xa,..
Chuẩn bị thể chất là mức độ phát triển kĩ năng, kĩ xảo vận động, tố chất thể
lực phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn tham gia vào hoạt động lao động và bảo
vệ Tổ quốc.
Mỗi một thời đại lịch sử đều có quan niệm riêng về sự phát triển thể chất.
Sự hình thành và hoàn thiện thể chất trong các lứa tuổi và giới tính khác

nhau của con người mang những đặc điểm riêng.
Hoàn thiện thể chất thực chất là nói về sức khỏe con người.
Ngày nay, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho lí luận GDTC là nghiên cứu
và đề ra những tiêu chuẩn sư phạm có căn cứ khoa học về sự hoàn thiện của con
người theo mọi phương diện, trong đó có hoàn thiện thể chất. Các yêu cầu tiêu
chuẩn đó phải phù hợp với các yêu cầu xã hội hiện nay cũng như trong tương
lai.
2.2. Thực trạng tình hình giáo dục thể chất tại các trường Mầm non
huyện Triệu Sơn
2.2.1 Thuận lợi
+ Về cơ sở vật chất: Hiện tại huyện Triệu Sơn có 17 trường đạt chuẩn quốc
gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất khá đầy đủ. Các trường có diện tích, khuôn viên
rộng, phòng học rộng rãi, thoáng mát nên rất dễ thiết kế, xây dựng, tạo môi
trường và các điều kiện thuận lợi để giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục
thể chất cho trẻ.
+ Về đội ngũ giáo viên: Hiện tại toàn huyện có đội ngũ giáo viên 621 cô
đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn là: 444 cô, chiếm 71,5%; nhân viên có
85 cô. Với đội ngũ giáo viên, nhân viên có sức khỏe tốt, yêu nghề mến trẻ. Đa số
3


giáo viên đều tích cực tự học, tự bồi dưỡng, tham gia đầy đủ các chuyên đề, hội
thảo.
+ Về trẻ: Đa số trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt
động vận động do cô tổ chức.
+ Về phụ huynh: Đa số phụ huynh đã có điều kiện quan tâm, chăm lo đến
việc học tập của con em mình. Hằng năm có nhiều gia đình đã ủng hộ nhiệt tình
về kinh phí để xây dựng, mua sắm thêm đồ chơi phục vụ cho các hoạt động hàng
ngày của trẻ.
2.2.2 Khó khăn:

+ Về cơ sở vật chất phục vụ cho chuyên đề giáo dục phát triển thể chất
chưa có như: Nhà chơi tập phát triển thể chất, rổ ném bóng, thang leo, nhà bóng,
đấm bốc,…Tài liệu phục vụ cho chuyên đề chưa đầy đủ, đặc biệt là các tài liệu
liên quan đến giáo dục thể chất. Đồ dùng vận động thô và vận động tinh ở các
nhóm lớp chưa phong phú, đa dạng.
+ Môi trường phục vụ cho chuyên đề giáo dục phát triển thể chất trong và
ngoài lớp chưa tạo sự hấp dẫn, sắp xếp chưa khoa học.
+ Một số giáo viên chưa biết lồng ghép tích hợp giáo dục phát triển thể chất
để dạy trẻ vào các hoạt động trong ngày.
+ Một số phụ huynh chưa quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
như: Ăn uống, khám sức khỏe định kỳ, luyện tập các thói quen tự phục vụ hàng
ngày,… (Xem phụ lục 1)
Xuất phát từ thực tế trên cùng với nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục thể
chất đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Bản thân trong ba năm học
qua 2013-2014; 2014-2015; 2015-2016 đã trực tiếp chỉ đạo các trường thực hiện
chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non” áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
2.3. Một số biện pháp quản lý và chỉ đạo các trường về hoạt động giáo
dục thể chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm
non huyện Triệu Sơn.
Biện pháp 1: Chỉ đạo các trường tham mưu xây dựng cơ sở vật chất,
huy động tối đa mọi nguồn lực vào việc tu sửa, nâng cấp, bổ sung mua sắm
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất.
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ nói chung, hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ nói riêng. Để
đảm bảo đầy đủ các điều kiện nhằm tổ chức cho hoạt động giáo dục thể chất có
hiệu quả. Ngay từ đầu năm học 2013-2104, tôi đã có kế hoạch rà soát, khảo sát
lại cơ sở vật chất thiết yếu, trên địa bàn toàn huyện, cụ thể từng trường liệt kê
cái gì đã có, cái gì chưa có; nhu cầu cần có, nhu cầu hiện có ( xem phụ lục 2)
Sau khi khảo sát xong, tôi yêu cầu các trường báo cáo dự kiến nguồn để

huy động: Giáo viên có thể tự làm được đồ chơi, thiết bị tập luyện gì? Phụ
huynh có thể hỗ trợ làm được dụng cụ gì? Còn cái gì phải mua? Sẽ lấy ngân
sách từ đâu? Và kết quả báo cáo của các trường cụ thể như sau:
+ Kinh phí xây nhà chơi tập phát triển thể chất, mua rổ ném bóng, xà đơn
xà kép: Huy động từ nguồn xã hội hóa.
4


+ Thang leo, cột đấm bốc...Vận động những phụ huynh làm nghề mộc,
nghề may giúp nhà trường.
+ Cử tạ, chân cà kheo: Giáo viên tự làm.
+ Còn lại những hạng mục khác có thể cân đối trích % từ nguồn học phí để
lại.
Sau khi có kết quả cụ thể từ cơ sở báo cáo lên, bản thân tôi tổ chức một
buổi hội thảo về chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non” trên tinh thần những nội dung đã được tập huấn
tiếp thu tại Sở và những thực trạng của huyện
Kết quả: Cùng với sự quyết tâm nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, sự ủng hộ nhiệt tình của ban chấp hành hội cha mẹ học sinh. Đến thời điểm
này thì cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất cơ bản phong phú
đa dạng nhằm phát triển thể lực cho trẻ. Nhà trường đã bổ sung thêm nhiều đồ
dùng, đồ chơi, trang thiết bị hiện đại, khá hấp dẫn và cuốn hút trẻ tham gia tập
luyện như: Nhà bóng, thang leo, xà đơn, xà kép, rổ ném bóng,
Bên cạnh đó, để giáo viên có thêm nhiều tài liệu tham khảo, tìm kiếm
những kinh nghiệm và kiến thức về công tác tạo môi trường, lồng ghép hoạt
động giáo dục thể chất trong các tiết học và các hoạt động trong ngày. Tôi đã chỉ
đạo các nhà trường mua bổ sung một số tài liệu để giáo viên tham khảo như:
Tuyển chọn giáo án lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo (Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam); Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non (do Bộ GD&ĐT ban hành)

Biện pháp 2: Chỉ đạo các trường phát động phong trào làm đồ dùng đồ
chơi, trang trí, tạo môi trường phục vụ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.
Tổ chức tập huấn tuyên truyền để cán bộ giáo viên nắm được vị trí quan
trọng của môi trường giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non.
Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải biết, phải làm
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ. Ở độ tuổi mầm non trẻ rất
hiếu động, thích khám phá, trải nghiệm qua môi trường do các cô giáo tạo nên.
Bên cạnh đó, trẻ còn thích được thể hiện khả năng, năng khiếu vận động của
mình qua những môi trường thân thiện mà giáo viên tự tạo như: Những sơ đồ
bài tập trên hiên, trên sân trường; những đồ dùng đồ chơi, bài tập vận động hấp
dẫn thông qua các hội thi do trường tổ chức. Chính vì thế tôi tập trung chỉ đạo
cơ sở làm tốt những công việc sau:
a. Tạo môi trường giáo dục thể chất trong và ngoài lớp học:
* Môi trường trong lớp: Chỉ đạo các trường đặc biệt chú ý khi trang trí
lớp học, chú trọng xây dựng các góc vận động ở các nhóm lớp bởi góc vận
động là một phần quan trọng trong môi trường phát triển của trẻ nhằm giúp trẻ
phát triển một cách toàn diện. Khi xây dựng các góc vận động, người giáo viên
phải chú ý bố trí một khoảng không gian rộng rãi để xây dựng góc vận động.
Đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng và phù hợp với từng độ tuổi.
Với độ tuổi nhà trẻ: Chỉ đạo các trường xây dựng nhiều góc nhỏ với
không gian rộng rãi để sắp xếp các trang thiết bị, các đồ chơi đồ dùng khác nhau
cho trẻ tự do sử dụng, để hỗ trợ, kích thích trẻ vận động. Lựa chọn các đồ dùng,
đồ chơi với thao tác chơi đơn giản nhưng phải có hình dạng phong phú, kích
5


thước lớn, màu sắc sặc sỡ, phát ra tiếng kêu và có thể di chuyển được như: Xe
ôtô, ngựa gỗ, thú hơi, vòng, gậy thể dục...Để trẻ thực hiện các vận động thô như:
Đi, bò, trườn, bật nhảy. Bên cạnh đó, các trường có thể chỉ đạo giáo viên bổ
sung thêm 1 số đồ dùng ở góc thao tác vai như: Đất nặn, bút vẽ...Các đồ dùng đồ

chơi để trẻ tháo lắp, lắp ghép nhằm phát triển các vận động tinh cho trẻ.
Với độ tuổi mẫu giáo: Cũng giống như độ tuổi nhà trẻ, ở độ tuổi này cần
lựa chọn các đồ dùng đồ chơi với những thao tác chơi phức tạp hơn, đòi hỏi trẻ
phải có tư duy và kỹ năng hơn, độ khéo léo và kỹ thuật cao hơn. Ví dụ: Đồ chơi
boing, cột ném bóng, dây thừng, cổng chui, bóng các loại...Để phát triển các vận
động thô cho trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cần chú ý xây dựng các vận động tinh
thông qua các đồ dùng đồ chơi ở các góc, đặt các đồ dùng đồ chơi ở các góc, đặc
biệt là góc nghệ thuật như: Nguyên vật liệu đan tết, keo, kéo, giấy, bút sáp, bút
màu, hột hạt, đất nặn, các loại nhạc cụ (phách, trống, đàn, mõ...), các loại rối
tay...
Để giảm bớt diện tích, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình đi lại khi
hoạt động thì giáo viên cần phải chú ý đến cách sắp xếp, vị trí đặt các đồ dùng
đồ chơi, chẳng hạn như: Những đồ chơi có diện tích lớn, có độ dài giáo viên cần
đặc dọc theo bức tường, những đồ chơi có số lượng nhiều, với kích thước to nhỏ
khác nhau (Bóng các loại) giáo viên cần bỏ vào rổ học liệu và sắp xếp gọn
gàng.
Để tránh sự nhàm chán, giáo viên có thể cất bớt những đồ chơi không cần
thiết và đưa ra cho trẻ chơi dần. Đồng thời, sau một thời gian ngắn, hoặc theo
chủ đề chủ điểm, giáo viên có thể thay thế, bổ sung các dụng cụ tập luyện mới
tạo cảm giác mới mẻ, kích thích trẻ vận động.
Sau mỗi chủ đề, chủ điểm, bản thân người cán bộ quản lý phụ trách công
tác chuyên môn luôn có kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra,
đánh giá (có thể kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra đột xuất) để đánh giá kết quả
trang trí, tạo môi trường, kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi của giáo viên nhằm
giúp giáo viên phát huy những ưu điểm đồng thời sớm khắc phục những hạn
chế, cải thiện tốt môi trường giáo dục thể chất cho trẻ.
* Môi trường ngoài lớp: Là các đồ chơi ngoài trời, cây xanh, khu vực trải
nghiệm các sơ đồ bài tập do cô thiết kế, các góc vận động tinh để cháu hoạt
động tạo hình ...
- Đồ chơi ngoài trời: Với điều kiện thực tế của các nhà trường đó là sân

chơi rộng, có nhiều cây xanh, bóng mát, đồ chơi ngoài trời cũng tương đối nhiều
do cơ sở giáo dục tự mua sắm hoặc cấp trên cấp. Chính vì thế khi sử dụng, thiết
kế những đồ chơi ngoài trời tôi luôn chú ý chỉ đạo các trường chú ý đến vị trí đặt
đồ chơi, cách sử dụng và bảo quản đồ chơi giúp trẻ chơi an toàn. Cụ thể:
+ Căn cứ vào diện tích của sân trường, căn cứ vào độ tuổi của trẻ để bố trí,
sắp đặt đồ chơi cho phù hợp. Những bộ đồ chơi cao, kết cấu phức tạp hơn thì đặt
trước hiên các khối lớp mẫu giáo, còn những đồ chơi bằng nhựa, thấp, kết cấu
đơn giản thì đặt gần các khối lớp nhà trẻ để trẻ tiện hoạt động. Bên cạnh đó, các
đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, bố trí đặt ở những chỗ mát mẻ, có thể dưới gốc
cây hoặc một khoảng trống nào đó mà ánh nắng không thể chiếu vào được. Khi
6


đặt các đồ chơi không được đặt sát nhau, tránh lối đi lại, tránh đặt sát với các bậc
tam cấp, bờ bao bồn hoa...
+ Giáo viên phải thường xuyên bao quát trẻ trong quá trình trẻ chơi nhằm
giúp đỡ trẻ khi cần thiết và để tránh những trường hợp không may xảy ra đối với
trẻ như: Trẻ có thể bị ngã, bị trượt chân hoặc xô đẩy nhau trong quá trình chơi.
Giáo viên phải thường xuyên chú ý có nệm trải dưới những cầu trượt để khi trẻ
chơi trượt xuống cầu trượt cơ thể không bị xây xước vì không tiếp xúc trực tiếp
với mặt đất mà đã có tấm nệm trải mềm chống đỡ.
+ Đối với những đồ chơi có kết cấu phức tạp như bộ đồ chơi liên hoàn phải
có chỉ dẫn hay ký hiệu để trẻ nhận biết được điểm xuất phát (bắt đầu) và điểm
kết thúc. Biết chơi những thiết bị nào trước, thiết bị nào sau. Những chỉ dẫn đó
có thể ký hiệu bằng mũi tên, đánh số thứ tự hay 1 ký hiệu nào đó mà trẻ dễ hiểu.
+ Mỗi một bộ đồ chơi, đều có sự phân công, chỉ đạo giáo viên thường
xuyên lau chùi sạch sẽ. Chú ý phân chia đồ chơi theo từng khu vực lớp để giáo
viên bảo quản. Sớm phát hiện những đồ chơi hư hỏng báo cáo kịp thời lên ban
giám hiệu và có biện pháp khắc phục, tu sửa kịp thời.
- Khu vực bé thực hành trải nghiệm: Khu vực trải nghiệm cũng là một

trong những môi trường tốt giúp giáo viên giáo dục thể chất cho trẻ nói chung,
rèn luyện các vận động tinh nói riêng thông qua các trò chơi như câu cá, xây nhà
trên cát, cắp cua bỏ giỏ... chú trọng chỉ đạo trực tiếp hoặc dán tiếp thông qua tổ
chuyên môn thường xuyên cho giáo viên lau chùi, thay nước ở bể chơi cát,
nước. Bổ sung nhiều học liệu, dụng cụ cho trẻ chơi.
- Sơ đồ các bài tập: Chỉ đạo giáo viên tận dụng các khoảng trống ở hiên
lớp, sân trường, rồi vẽ sơn hoặc cắt dán những sơ đồ sân tập với đa dạng các
hình mẫu, khuôn mẫu với các bài tập phong phú để gây sự chú ý của trẻ và kích
thích trẻ vận động ở mọi lúc mọi nơi khi đến lớp, khi dạo chơi tham quan...
Chỉ đạo cán bộ quản lý phụ trách công tác chuyên môn hướng dẫn giáo
viên các khối lớp đa dạng trong việc vẽ các sơ đồ. Dựa vào nội dung của bài học
để vẽ sơ đồ cho phù hợp.
Ví dụ: Khối 5 tuổi với đề tài: Bật chụm tách chân qua 7 ô, chỉ đạo giáo
viên vẽ sơ đồ bằng các chữ cái; Đi nối bàn chân tiến lùi bằng các dấu chân nối
đuôi nhau. Khối 4, 3 tuổi cũng chỉ đạo giáo viên dự vào nội dung bài học, tìm
những đề tài có thể sử dụng vẽ lên sàn nhà để cho trẻ vận động. Nhà trẻ vẽ sơ đồ
đi trong đường ngoằn ngoèo, đi theo đường dích dắc,vv..
Tận dụng khoảng trống giữa sân để chỉ đạo giáo viên vẽ sơ đồ chạy chậm
18m, chạy bền 150m, những khoảng trống hẹp hơn có thể vẽ sơ đồ bật xa, nhảy
xa...
Cùng một nội dung nhưng cần phải đa dạng trong cách vẽ, sáng tạo những
sơ đồ, mảng vẽ để không trùng lặp: Ví dụ; Cũng 1 đề tài bật chụm tách chân:
Lớp 5 tuổi A vẽ sơ đồ bằng các chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â; 5 Tuổi B vẽ cái chữ cái:
e, ê, u, ư..Lớp 4 tuổi A vẽ sơ đồ: Hoa, lá, quả. Lớp 4 tuổi B vẽ sơ đồ bằng hình
vuông, hình chữ nhật...
Qua việc tạo những sơ đồ sân tập, tôi thấy trẻ rất thích thú và tham gia vào
các hoạt động vận động ở mọi lúc mọi nơi.
7



- Xây dựng góc vận động tinh: Chỉ đạo giáo viên lựa chọn những khoảng
không gian rộng, yên tĩnh, đủ ánh sáng để thiết kế góc vận động tinh cho trẻ.
Giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để thể hiện tài năng vẽ, xé, cắt, dán nặn....Ngoài
những giờ học chính, ngoài những giờ hoạt động góc, việc xây dựng các góc vận
động tinh ở môi trường ngoài lớp học cũng rất cần thiết. Phát động các cuộc thi
vẽ tranh cấp trường cấp huyện qua cấp trường lựa chọn những cháu có năng
khiếu vẽ tranh dự thi cấp huyện, chỉ đạo giáo viên tranh thủ ôn luyện cho các
cháu, tôi thấy giáo viên đã biết tận dụng và sử dụng triệt để góc vận động tinh
này.
Song song với công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành giáo viên về việc sắp
xếp các đồ chơi ngoài trời, khu vực trải nghiệm, các sơ đồ bài tập, góc vận động
tinh do cô thiết kế, tôi thường xuyên chỉ đạo các trường chăm sóc các loại cây
xanh, cây cảnh, bồn hoa khu vực sân trường tạo không khí trong lành cho trẻ
vận động, góp phần xây dựng môi trường học thân thiên học sinh tích cực.
Nhờ làm tốt công tác chỉ đạo, quản lý giáo viên trong công tác tạo môi
trường giáo dục thể chất cho trẻ. Qua kiểm tra thực tế, tôi thấy giáo viên đã có
nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác tạo môi trường, trong công tác bố trí, sắp
xếp cũng như bảo quản đồ chơi, trẻ hứng thú tham gia các hoạt động vận động
với môi trường an toàn, thân thiện do cô thiết kế. 100% trẻ được đảm bảo an
toàn tuyệt đối, không xảy ra những tai nạn do đồ dùng đồ chơi gây ra.
Biện pháp 3: Tổ chức hội thi cấp huyện làm đồ dùng đồ chơi phục vụ
chuyên đề giáo dục phát triển thể chất.
Một việc làm mà tôi thấy rất cần thiết và hữu ích đó là tham mưu với cấp
trên tổ chức hội thi giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, thiết kế các trò chơi, bài tập
vận động mới nhằm thay thế các trò chơi cũ và bổ sung một số đồ dùng vận
động còn thiếu. Khi trẻ được tham gia với các đồ dùng đồ chơi mới phong phú
đa dạng về màu sắc và chủng loại, những bài tập, trò chơi vận động mới trẻ sẽ
cảm thấy hứng thú hơn, kích thích được trẻ tham gia nhiều hơn nhờ đồ dùng đồ
chơi mới, luật chơi mới, phương thức hoạt động mới. Bên cạnh đó, các trò chơi
luôn có luật, do vậy mà hấp dẫn, cuốn hút, lôi kéo kích thích được khả năng ham

muốn được thử sức thi đua cùng các bạn chơi, được giành chiến thắng trong trò
chơi.
Dựa trên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo
Thanh Hóa, năm học 2014 – 2015 huyện đã tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi,
(đặc biệt ưu tiên làm những đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề vận động) vào
tháng 11 năm 2014. Tương tự năm học 2015-2016 Phòng GD tổ chức thi làm đồ
dùng đồ chơi cấp huyện lựa chọn những sản phẩm xuất sắc nhất tham dự hôi thi
làm đồ dùng đồ chơi cấp tỉnh.
Kết quả: Qua cuộc thi tôi thấy nhiều giáo viên đã thiết kế ra nhiều đồ dùng
đồ chơi đẹp, có độ bền và rất sáng tạo, tận dụng được nhiều nguyên vật liệu
thiên nhiên như: Cầu khỉ làm bằng tre ( MN Bình Sơn), bộ xe đẩy bằng tre (MN
Thọ Bình), bộ cổng chui bằng ống nhựa (MN Xuân Thịnh, MN Dân Quyền, MN
Đồng Thắng), Bộ xích đu bằng gỗ ( MN Đồng Thắng) các đơn vị có sản phẩm
xuất sắc dự thi cấp tỉnh đạt giải 3 xếp thứ 11/27 huyện thị và được tham gia ở
huyện cũng đạt giải A.
8


Bên cạnh đó, giáo viên còn sáng tạo, làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi
phục vụ chuyên đề vận động từ các nguyên vật liệu phế thải như: Hòn đẩy tạ, túi
đấm bốc, cổng chui, ống dài để chui, đồ chơi boling, túi cát, vòng thể dục, bông
xù, gậy thể dục, bộ đồ chơi đi cà kheo, gióng tre... Kết quả cho thấy trẻ sử dụng
những sản phẩm trên rất hứng thú.
Ngoài những đồ dùng đồ chơi hấp dẫn, nhiều giáo viên còn thiết kế, sưu
tầm được nhiều trò chơi mới rất hay, với những cách chơi và luật chơi mới lạ, tôi
thấy trẻ rất hứng thú như: Trò chơi đua thuyền, chuyển hàng về kho; cướp cờ;
leo núi; “ Đi cà kheo; đi khéo về khéo; phi ngựa; gánh chữ qua cầu; chui qua
mạng nhện nhặt bóng ném vào rổ; đá bóng vào gôn; quạt bóng; trèo thang hái
quả; kẹp bóng; kéo mo cau, mò cua bắt cá, nhảy bao bố…
Sau mỗi cuộc thi, ban tổ chức đều có nhận xét, đánh giá, xếp loại. Biểu

dương khen thưởng kịp thời những giáo viên đạt kết quả cao bằng hiện vật tuy
rất nhỏ nhưng đã có sự khích lệ, tác động mạnh mẽ, khơi dậy phong trào thi đua
sôi nổi trong tập thể giáo viên. Đồng thời những kết quả đó cũng được xem là
một trong các tiêu chí thi đua, xếp loại giáo viên.
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép các hoạt động giáo dục thể
chất vào các hoạt động trong ngày.
Việc lồng ghép các hoạt động giáo dục thể chất nhằm củng cố bài học và
thay đổi tư thế, hình thức trong hoạt động học có chủ đích ở các lĩnh vực giáo
dục là rất cần thiết. Chính vì vậy tôi chỉ đạo gián tiếp thông qua các buổi tập
huấn chuyên đề hoặc trực tiếp chỉ đạo điểm cụ thể đơn vị trường mầm non Thị
trấn giáo viên lồng ghép các nội dung vận động vào các hoạt động trong ngày,
thay đổi các trạng thái động tĩnh bằng các trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
Cần tăng cường thời lượng vận động cho trẻ, tăng cường hệ thống bài tập vận
động, tích hợp với các hoạt động giáo dục phát triển: Ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ
và tình cảm xã hội. Cụ thể:
+ Ở các hoạt động của trẻ trong ngày, cụ thể là buổi sáng, trẻ được tham gia
bài thể dục tập thể trước khi vào lớp, sau giờ ngủ trưa, các cô giáo tổ chức cho
trẻ vận động nhẹ nhàng trong phòng học giúp trẻ tỉnh táo, thoải mái trước bữa ăn
chiều. Bên cạnh đó, các nhà trường còn tăng cường các trò chơi tập thể, trò chơi
vận động cho bé. Các hoạt động được tổ chức không chỉ giúp trẻ rèn luyện và
phát triển tốt về thể chất, tạo cho trẻ hứng thú, yêu thích đối với các hoạt động
tập thể mà còn giúp trẻ được phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ nhờ
việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục vào hoạt động vui chơi của nhà
trường.
Theo qui định trong Chương trình giáo dục mầm non, thực hiện cấu trúc,
nội dung và cách thức tiến hành tiết học thể dục cho trẻ đảm bảo yêu cầu:
+ Thể dục buổi sáng: Các động tác trong bài tập thể dục phải đảm bảo phát
triển được nhóm cơ và hô hấp. Các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo…được phát
triển rất tốt thông qua việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng.
Ví dụ: Sử dụng bao cát cho trẻ tập ném trúng đích sẽ phát triển tố chất khéo

léo và khả năng kết hợp giữa mắt và tay, dùng bao cát để ném xa giúp trẻ có
được cảm giác cơ đứng, nâng cao sức mạnh cơ bắp.
9


Dụng cụ giúp trẻ thực hiện các động tác được chính xác hơn. Ví dụ: Vận
động bò bằng bàn tay, bàn chân chui qua cổng, yêu cầu trẻ bò chui qua cổng mà
không chạm cổng. Trẻ có thể tự kiểm tra việc thực hiện động tác của mình vì trẻ
sẽ có cảm giác của cơ khi chạm vào cổng.
Những kỹ năng của trẻ cũng sẽ được chuyển thành những kỹ xảo. Ví dụ:
cho trẻ đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát, nó sẽ làm tăng độ khó của bài tập. Trẻ
sẽ phải vừa đi trên ghế thể dục vừa phải giữ thăng bằng sao cho không bị rơi túi
cát…
Tiết học phát triển vận động: Tổ chức hoạt động có chủ đích phát triển các
vận động cơ bản cho trẻ, khả năng phối hợp các giác quan và vận động. Tổ chức
các trò chơi rèn sự khéo léo của đôi bàn tay…
Cảm giác nhịp điệu cũng được phát triển khi cho trẻ tập với các dụng cụ.
Trẻ cầm vòng, gậy, cờ, nơ…để tập các động tác phối hợp với âm nhạc, lời ca
giúp ích rất nhiều cho trẻ. Ngoài ra trong tiết dạy bản thân người giáo viên phải
luôn quan tâm đến các động tác làm mẫu, làm mẫu phải rõ ràng, chính xác của
vận động, động tác phù hợp với trẻ như: ghế thể dục, túi cát, bóng và những
dụng cụ nhỏ mang tính chất tăng tích cực khi thực hiện. Khi làm mẫu giáo viên
cần tập đúng, chính xác nhẹ nhàng để trẻ có biểu tượng đúng về bài tập vận
động và kích thích trẻ thực hiện tốt.
Tuyệt đối giáo viên không được làm qua loa, đại khái. Khi mới luyện tập
cảm giác không gian và thời gian của trẻ còn yếu, trẻ chưa có ý thức điều khiển
cơ bắp một cách chủ động, do vậy cần phải có sự hỗ trợ bên ngoài của giáo viên,
làm sao giúp trẻ tránh ngã và nhút nhát trong luyện tập.
Phát triển cho trẻ các vận động qua đọc lời ca: Ca dao, đồng dao, vè, hò..
Sử dụng các trò chơi dân gian trong các hoạt động giáo dục phát triển vận động.

Giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non cũng đồng nghĩa
với việc phát triển thể chất có thể thông qua nhiều biện pháp như: Tổ chức cho
trẻ vận động phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ…
Một trong những biện pháp phát triển thể chất là tổ chức bữa ăn cho trẻ. Cơ
thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, do đó nó cần năng lượng để
xây dựng. Năng lượng đó lại do thức ăn cung cấp, vì thế thức ăn chỉ phát huy
hết vai trò của mình đối với cơ thể khi phù hợp với thể trạng và lứa tuổi. Ăn
uống đấy đủ, hợp lý, hợp vệ sinh, đủ chất, đủ lượng cũng là một trong những
yêu cầu đáp ứng chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Đối với bậc học mầm non, việc giáo dục thể chất không chỉ có ở lĩnh vực
phát triển thể chất mà nó còn được tích hợp ở tất cả các lĩnh vực khác và các
hoạt động trong ngày của trẻ.
- Thông qua hoạt động có chủ đích:
+ Lĩnh vực phát triển thể chất ( môn thể dục)
Đây là tiết học chính mà trẻ được vận động nhiều nhất, có thể nói là trẻ
được vận động xuyên suốt trong tiết học từ phần khởi động, trọng động và hồi
tĩnh. Với hoạt động này yêu cầu giáo viên lựa chọn đề tài, lựa chọn các trò chơi
vận động để đưa vào bài dạy phù hợp với chủ đề, chủ điểm, phù hợp với độ tuổi.
Mục đích, yêu cầu đặt ra phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Bài dạy
phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, phương pháp, hình thức linh hoạt,
10


phát huy được tính tích cực của mỗi cá nhân trẻ hoạt động. Bài tập phát triển
chung phải được bổ trợ cho vận động cơ bản. Vận động cơ bản trong tiết học
phải được giáo viên làm mẫu một cách chính xác từng động tác kỹ thuật kết hợp
phân tích động tác. Trong quá trình trẻ thực hiện phải nâng cao độ khó dần theo
khả năng và số lần trẻ thực hiện. Phải biết sắp xếp - xen kẽ động - tĩnh giữa các
hoạt động thì tiết dạy đó mới thành công.
Ví dụ: Chủ điểm “ Tết và mùa xuân” với đề tài: “Ném xa bằng 1 tay”. Độ

tuổi 4 - 5 tuổi. Tôi chỉ đạo thiết kế: Bài tập phát triển chung: Tập ĐT Tay: 4L x
4N; Chân: 3L x 4N; Bụng lườn, bật nhảy: 2L x 4N. Với VĐCB: Trẻ thực hiện:
Lần 1: Ném với túi cát bình thường. Lần 2 nâng yêu cầu khó hơn: Trẻ ném túi
cát to hơn, nặng hơn…TCVĐ: Tôi yêu cầu lựa chọn trò chơi động “Đi cà Kheo”
( Vì VĐCB là đứng tại chỗ ném thì TCVĐ phải là hoạt động chạy nhiều hơn).
+ Lĩnh vực pháp triển nhận thức ( Môn khám phá khoa học, Khám phá
xã hội- Toán) Là những môn học mang tính khô khan, đòi hỏi trẻ phải tư duy
nhiều nhưng lại ít được vận động. Trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán dẫn
đến khả năng tập trung của trẻ sẽ không cao. Chính vì thế mà ở hoạt động này,
đòi hỏi giáo viên phải biết tích hợp, lồng ghép các trò chơi vận động vào tiết học
sao cho phù hợp, linh hoạt, tạo hứng thú, không khí thi đua sôi nổi để trẻ tham
gia vào hoạt động, tránh sự nhàm chán mệt mỏi ở trẻ.
Ví dụ 1: Đề tài: Khám phá một số loài hoa chủ điểm thực vật (4- 5 Tuổi). Ở
phần luyện tập, củng cố, cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Cắm hoa”. Lần lượt
trẻ 2 đội sẽ được đi trên cầu khỉ (ghế thể dục) sang sông hái hoa theo yêu cầu về
cắm vào lẵng.
Ví dụ 2: Đề tài: Số 9 ( tiết 1) chủ điểm “Phương tiện và quy định giao
thông. Độ tuổi 5- 6 tuổi. Sau khi giáo viên cho trẻ biết đếm đến 9, tạo nhóm có
số lượng 9, nhận biết chữ số 9. Trong phần luyện tập củng cố, giáo viên có thể
chọn trò chơi“ Nhảy bao bố” cho trẻ đứng thành 3 đội, lần lượt nhảy bao bố lên
gắn toa tàu sao cho mỗi con tàu có 9 toa. Kết thúc: Cô kiểm tra kết quả.
+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: (Thơ - chuyện – Làm quen chữ cái)
Để tạo cảm giác hứng thú khi giới thiệu trẻ vào bài thơ, câu chuyện, hoặc tổ
chức các trò chơi nhằm ôn luyện củng cố cho tiết học làm quen chữ cái. Giáo
viên cần phải biết để lựa chọn, tích hợp nội dung giáo dục thể chất vào tiết học
một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
Ví dụ 1: Khi dạy trẻ câu chuyện “ Thỏ con ăn gì” độ tuổi 3- 4 tuổi. Để giới
thiệu vào bài cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Thỏ đi tắm nắng” Trẻ sẽ làm
những chú thỏ bật nhảy đi tắm nắng, khi gặp trời mưa thì nhanh chân chạy về
chuồng kẻo ướt. Sau đó bằng những câu hỏi, cô dẫn dắt trẻ vào câu chuyện.

Ví dụ 2: Đề tài LQCC: e, ê chủ điểm Gia đình: Sau khi cho trẻ làm quen
về cách phát âm, cấu tạo của chữ cái. Để củng cố chữ cái e,ê cho trẻ, cô tổ chức
cho trẻ tham gia trò chơi “ Gánh chữ qua cầu”. Chia trẻ làm 2 đội chơi, lần lượt
các độ sẽ chọn quả bóng có chứa chữ cái theo yêu cầu của cô (e hoặc ê). Bỏ vào
hai rổ gánh qua cầu, thời gian là một bản nhạc, đội nào nhanh chân, khéo léo,
gánh được nhiều chữ cái thì đội đó giành chiến thắng. hoặc cô có thể tổ chức trò
chơi “ Kẹp bóng”
+ Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: ( Môn: Tạo hình - Âm nhạc)
11


Với hai môn học này bộc lộ nhiều năng khiếu của trẻ, trẻ cũng đã được thực
hiện các vận động tinh (vẽ, tô màu, cắt, xé dán, vỗ tay, múa…). Chính vì thế mà
đối với các tiết học này, yêu cầu giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục thể chất
một cách nhẹ nhàng. Có thể là “phút thể dục” để chuyển tiếp giữa các phần, có
thể là “Trò chơi” bổ trợ cho tiết học.
Ví dụ: Khi cho trẻ học tiết tạo hình “Đề tài: Tô màu váy áo độ tuổi 3- 4
tuổi. Sau một quá trình dài trẻ thực hiện tô màu, tay trẻ sẽ cảm thấy mỏi, trẻ cảm
thấy khó chịu do phải ngồi trong thời gian dài để tô (8-10 phút). Giáo viên sẽ sử
dụng “ Phút thể dục” để thay đổi trạng thái mệt mỏi bằng khẩu lệnh và động tác
tương ứng, hoặc có thể cho trẻ đứng dậy vận động nhẹ nhàng theo lời bài hát
(em muốn làm hoạ sĩ). Thực hiện xong, trẻ cảm thấy sảng khoái, tinh thần phấn
chấn hơn, giáo viên lại tiếp tục các nội dung còn lại là trưng bày và nhận xét sản
phẩm để kết thúc một hoạt động học.
Lưu ý: Ngoài việc dạy trẻ các kỹ năng tạo hình, giáo viên cần phải quan
tâm đến các tư thế ngồi ghế, cách cầm bút vẽ để trẻ không bị cong vẹo cột sống.
giúp cơ thể trẻ phát triển bình thường, hài hòa cân đối.
Với bộ môn âm nhạc cũng tương tự. Ví dụ: Khi dạy hát bài “ Đố bạn” Giáo
viên có thể sử dụng trò chơi “ Tạo dáng” để giới thiệu vào bài. Hoặc lựa chọn
trò chơi vận động “ ai nhanh nhất” để sử dụng trong tiết dạy chính.

Ngoài ra, giáo viên có thể khuyến khích trẻ vận động theo nhạc, tập các bài
thể dục sáng theo nhạc, theo giai điệu, theo lời ca. những trò chơi vận động nếu
được kèm theo bài hát, câu thơ mô phỏng động tác làm cho ngôn ngữ, trí tưởng
tượng của trẻ được phát triển và nâng cao.
- Tập huấn và chỉ đạo cho giáo viên lồng ghép các hoạt động giáo dục
thể chất thông qua các hoạt động khác trong ngày.
Ngoài các hoạt động học có chủ đích, giáo viên cũng cần phải thực hiện,
lồng ghép các hoạt động giáo dục thể chất vào các hoạt động khác trong ngày
như: Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, vận động nhẹ khi ngủ dậy, hoạt động
chiều…
+ Giáo dục thể chất thông qua hoạt động góc: Yêu cầu giáo viên chủ yếu
rèn cho trẻ các vận động tinh thông qua các vai chơi, các trò chơi. Ví dụ: Ở góc
nghệ thuật cho trẻ xé các dải giấy vụn làm quả cầu giấy với mục đích phát triển
các cơ nhỏ. Hay tổ chức trò chơi “ Cắp cua bỏ giỏ” ở góc học tập... Thông qua
các trò chơi đó, trẻ sẽ được rèn luyện các cơ nhỏ, sự khéo léo, nhanh nhẹn của
đôi bàn tay.
+ Giáo dục thể chất thông qua hoạt động ngoài trời: Điều đặc biệt lưu
tâm đối với hoạt động ngoài trời là việc chọn các trò chơi để tổ chức trò chơi
trong giờ hoạt động ngoài trời, giáo viên cần trang bị cho mình kiến thức về các
trò chơi dân gian và trò chơi vận động sưu tầm thật nhiều các loại hình trò chơi
để thường xuyên tổ chức và thay đổi cho trẻ. Khi lựa chọn các trò chơi, tổ chức
cho trẻ chơi, giáo viên cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:
+ Lựa chọn các trò chơi vận động và trò chơi dân gian phù hợp với lứa
tuổi của trẻ: Giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ trò chơi có luật và
cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Với trẻ mầm non, mỗi độ tuổi lại có mức độ
nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi
12


cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. chẳng hạn như: Với

trẻ mẫu giáo lớn: Khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn
rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi dài hơn
và khó hơn.
+ Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ
tham gia vào các trò chơi dân gian: Đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi dân gian
cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa
vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc
nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến
hành được. Ví dụ: Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” thì phải có dải vải hoặc khăn bịt
mắt…
+ Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động: Mỗi hoạt động
của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Nếu như hoạt động có chủ
đích được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời
lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và
phát triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh
nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa
chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt
động.
+ Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi: Giáo viên phải luôn động
viên khuyến khích tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Trong khi
chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật
chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho
chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.
Mỗi khi giáo viên đã thực hiện tốt và biết lưu tâm đến những vấn đề trên thì
tôi tin chắc rằng tổ chức trò chơi có luật ngoài trời không phải là một vấn đề khó
thực hiện mà trẻ của chúng ta vô cùng hứng khởi, tham gia hết mình vào trò
chơi, đồng thời vun đắp văn hóa người Việt cho thế hệ mai sau ngay từ lứa tuổi
mầm non. Thông qua hoạt động ngoài trời giúp trẻ hình thành và phát triển khả
năng làm việc theo nhóm, tinh thần tập thể, sự khéo léo, nhanh nhẹn, năng động,
sáng tạo.

+ Giáo dục thể chất thông qua giờ ăn: Một trong những biện pháp phát
triển thể chất là tổ chức bữa ăn cho trẻ. Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển
và hoàn thiện, do đó nó cần năng lượng để xây dựng. Do đặc điểm tâm sinh lý,
trẻ mầm non rất hiếu động, tích cực tham gia vào các hoạt động. Trẻ đến trường
mầm non ngay từ buổi sáng đã tham gia vào các hoạt đông trong chế độ sinh
hoạt một ngày như: Thể dục sáng, hoạt động học tập, hoạt động ngoài trời, hoạt
động góc… Khi trẻ hoạt động tích cực sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Hơn nữa,
buổi sáng trẻ ăn rất ít, do vậy không thể đủ năng lượng cho trẻ đủ hoạt động. Vì
vậy, giáo viên cần phải tổ chức tốt bữa ăn trưa để bù đắp phần năng lượng bị tiêu
hao trong các hoạt động từ sáng đến trưa và cung cấp năng lượng cho trẻ tham
gia vào các hoạt động buổi chiều. Cần tạo không khí thoải mái, động viên trẻ ăn
hết khẩu phần, ăn ngon miệng. Nếu như trẻ ăn ít hay ăn không đúng cách cũng
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ.
13


+ Vận động nhẹ sau khi trẻ ngủ dậy: Sau một giấc ngủ trưa, khi tỉnh dậy
trẻ bắt đầu chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Trẻ sẽ cảm thấy mệt
mỏi, không tỉnh táo. Chính vì thế, giáo viên cần phải biết kết hợp cho trẻ vận
động một số động tác nhẹ giúp trẻ tỉnh táo, hoạt bát hơn, sẵn sàng tham gia vào
các hoạt động chiều.
Tất cả những hoạt động mà giáo viên thực hiện, lồng ghép giáo dục thể chất
hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng tôi yêu cầu đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ
trách công tác chuyên môn đều có kế hoạch chỉ đạo kiểm tra, đánh giá, đúc rút
kinh nghiệm cho giáo viên thực hiện tốt ở những nội dung hoạt động tiếp theo.
Biện pháp 5: Quản lý, chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp
với phụ huynh nhằm giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ thì luôn cần sự phối kết
hợp một cách đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Việc phối kết hợp
giữa ba môi trường này là rất cần thiết và thực sự đem lại hiệu quả trong qúa

trình thực hiện. Làm thế nào để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc
giáo dục thể chất cho trẻ. Phụ huynh sẽ phối kết hợp với cô giáo thực hiện
những nhiệm vụ gì? Cần hỗ trợ cô giáo những gì? Đó là những nhiệm vụ giáo
viên cần phải làm tốt trong công tác phối kết hợp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất cho trẻ. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. lựa chọn nội
dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với mục đích, nội dung của chuyên đề.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự quan tâm, ủng hộ đóng góp
nhà trường đầu tư thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mầm non và phối
hợp với nhà trường trong hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh
cá nhân, giữ gìn sức khỏe và những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ
khi còn nhỏ.
Tăng cường việc huy động phụ huynh học sinh làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục. Giáo viên tích cực, nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi, tận dụng nguồn
nguyên vật liệu sẵn có của địa phương và gần gũi với trẻ để tạo nên đồ chơi
phục vụ trong tiết học thể chất đạt hiệu quả cao.
Hằng năm, chỉ đạo các trường tổ chức tốt nhiều hội thi của cô và trẻ, lồng ghép
với chuyên đề giáo dục phát triển vận động, qua đó không chỉ đánh giá chất
lượng giáo dục mà còn tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh ý nghĩa, tầm quan
trọng của phát triển vận động cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ; tranh thủ sự ủng hộ
của các tập thể, cá nhân nhằm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
* Phối hợp với phụ huynh về công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ:
Qua khảo sát đầu năm, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu vào khá cao: Suy dinh
dưỡng cân nặng: 8,1%. Suy dinh dưỡng chiều cao: 8.3%. Trẻ biếng ăn, béo phì;
lười vận động, luyện tập; không có sức bền, sự dẻo dai…Điều này đã ảnh hưởng
không ít đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Để trẻ có đủ sức khỏe tham gia vào
các hoạt động vận động ở trường, tôi chỉ đạo yêu cầu giáo viên phải làm tốt
công tác phối kết hợp tuyên truyền về nuôi con đúng khoa học: Phải đảm bảo
chế độ ăn, ngủ, nghỉ đúng giờ, đảm bảo ăn uống đầy đủ chất, tăng cường luyện
tập thể dục thể thao…Thông qua các cuộc họp phụ huynh các lớp. Ban giám

hiệu cùng cán bộ giáo viên, nhân viên, tuyên truyền, định hướng cho phụ huynh
14


thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho con em mình phát triển tốt vào thời gian trẻ
không đến ở trường để tạo môi trường, điều kiện phát triển thể lực cho trẻ. Cụ
thể:
+ Hạn chế trẻ xem truyền hình, xem thời gian quá lâu. Sẽ gây ảnh hưởng
các tật về mắt, bên cạnh đó trẻ ngồi lâu, ít vận động sẽ dẫn đến nguy cơ thừa
cân, béo phì, thiếu sức dẻo, sức bền, lười vận, theo đó mà tăng lên. Muốn vậy thì
có thể tạo cho trẻ (nếu trẻ 5 tuổi thì giúp bố mẹ làm việc nhẹ như: Quyét dọn
nhà cửa, lau bàn ghế...) ngoài ra ở độ tuổi này cần tạo các trò chơi như: xếp
hình, chơi các môn thể thao, chơi các trò chơi vận động tinh, vận động thô, các
trò chơi dân gian…
+ Hướng dẫn cho trẻ 3-5 tuổi có thói quen tốt như: Tự chăm sóc răng
miệng, vệ sinh thân thể; ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý; ngủ dậy đúng giờ vào buổi
sáng để vệ sinh cá nhân và vận động thân thể. Dù có phải đến trường hay được
nghỉ ở nhà thì cũng cần giữ nguyên nề nếp ấy, tránh việc những ngày nghỉ thì
ngủ cho đến gần trưa mới dậy vì như vậy cả ngày hôm ấy người sẽ cảm thấy
nặng nề và mệt mỏi. Cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên…
+ Quan tâm đến bữa ăn hàng ngày, khẩu phần dinh dưỡng để tạo điều kiện
tốt nhất cho con phát triển cân đối về chiều cao, cân nặng. Bên cạnh đó, không
bắt trẻ lao động, làm những công việc quá sức gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
+ Coi trọng công tác khám sức khỏe định kì cho con.
+ Bố mẹ phải là một tấm gương tốt trong việc rèn luyện sức khỏe của bản
thân. Cả gia đình tham gia vào một trò chơi, hoạt động như đánh cầu, đá bóng...
Điều này không chỉ tạo sự gắn kết tình yêu của trẻ với gia đình mà còn giúp trẻ
thấy hứng thú hơn, tinh thần hăng hái hơn để luyện tập.
Bên cạnh cung cấp cho phụ huynh những kiến thức nuôi con khoa học, tôi
còn yêu cầu Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên

truyền phụ huynh cho trẻ uống sữa học đường. Với chất lượng sữa đảm bảo,
thơm ngon cùng với việc làm của giáo viên hàng ngày như: Cho trẻ uống sữa
đúng thời gian quy định, trên mỗi hộp sữa có đánh dấu tên trẻ, ngày uống...
Chính những việc làm đó sẽ giúp phụ huynh tin tưởng và an tâm đăng ký cho
con uống sữa. Đến nay trên địa bàn toàn huyện chúng tôi đã có 100% trường
cho trẻ đăng lý uống sữa học đường.
Kết quả: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh nuôi
con khoa học, đến nay tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân đã giảm xuống còn 3 %
(tỷ lệ suy dinh dưỡng đầu vào 8,1%) Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi giảm xuống
chỉ còn 3 %(tỷ lệ suy dinh dưỡng đầu vào 8,3%). Trẻ ăn ngon miệng hơn, có sức
bền, dẻo dai hơn và tích cực tham gia vào các hoạt động vận động; không có trẻ
béo phì.
* Phối hợp với phụ huynh tham gia các hoạt động của trường, của lớp:
+ Tham gia giao lưu trò chơi vận động: Trong hai năm học vừa qua, tôi
đã tham mưu với cấp trên tổ chức được nhiều buổi giao lưu trò chơi vận động,
thu hút được nhiều phụ huynh tham gia đó là các Hội khỏe bé mầm non cấp
huyện. Yêu cầu các trường lên kế hoạch tổ chưc thi cấp trường, sau đó là thi cấp
cụm và sàng lọc chọn mỗi cụm một đội xuất sắc nhất dự thi cấp huyện. Và các
buổi giao lưu, Hội khỏe đã để lại ấn tượng nhiều nhất đó là khối 5 tuổi. Mở đầu
15


Hội khỏe là một màn đồng diễn thể dục nhịp điệu Aerobic sôi động, màn khiêu
vũ rất chuyên nghiệp của trường MN Thị trấn Triệu Sơn. Tất cả phụ huynh đều
được chứng kiến con mình được mặc những trang phục thể thao, biết tập các
động tác lạ mắt theo điệu nhạc. Biết linh hoạt chuyển đổi đội hình. Cháu nào
cũng bụ bẫm, đáng yêu. Hội khỏe càng có ý nghĩa hơn qua các phần thi các trò
chơi. Với các trò chơi “Đá bóng vào gôn; chuyển trứng về tổ; trèo thang hái quả;
chuyển hàng về
kho; nhảy bao bố, kéo co”... không khí của các buổi giao lưu, Hội khỏe rất sôi

nổi hào hứng, các phụ huynh cũng rất phấn khởi và hào hứng khi vừa được quan
sát con cháu mình vận động vừa cổ vũ reo hò “truyền lửa” cho các con, tạo cơ
hội cho trẻ được tham gia nhiều hoạt động vận động bổ ích. Qua buổi giao lưu
trẻ được rèn luyện những vận động thô ( trèo, chạy, nhảy, đá bóng..) và những
vận động tinh (quạt bóng, lăn bóng..) đồng thời trẻ có thêm nhiều kỹ năng hoạt
động nhóm, tinh thần thi đua tập thể. Cũng qua buổi giao lưu trẻ đã mạnh dạn tự
tin lên rất nhiều. Đặc biệt, khi phụ huynh được trực tiếp chứng kiến trẻ thi đua,
vận động, phụ huynh sẽ cảm nhận được rõ nét hơn sự hứng thú của trẻ, niềm vui
cũng được thể hiện trên những nụ cười của trẻ đồng thời phụ huynh cũng thấy
được sự sáng tạo của một số đồ dùng tự làm. Qua đây cũng giúp phụ huynh có
những suy nghĩ tích cực hơn về giáo dục thể chất cho trẻ.
+ Tham gia làm đồ dùng đồ chơi: Để giảm tải một phần công việc cho
giáo viên để giáo viên yên tâm vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ đồng thời giúp
nhà trường đỡ một khoản kinh phí để mua sắm một số đồ dùng, thiết bị dạy học,
đồ chơi cho trẻ, đòi hỏi giáo viên phải làm tốt công tác phối kết hợp với phụ
huynh tham gia làm đồ dùng đồ chơi. Thông qua các cuộc trò chuyện ngắn ngủi
qua hoạt động đón trả trẻ, hay qua những cuộc họp phụ huynh giáo viên có thể
trao đổi, tuyên truyền phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu phế thải, cùng
phối hợp với giáo viên để làm một số đồ dùng dạy học, bổ sung cho những đồ
dùng còn thiếu ở lớp, ở trường mà không tốn tiền mua. Tôi yêu cầu Ban giám
hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên tìm hiểu nghề nghiệp của phụ huynh để nắm
bắt được phụ huynh có thể giúp giáo viên thu gom những phế liệu gì? Có thể
giúp cô làm được đồ dùng gì? Từ việc làm đó mà qua kiểm tra khảo sát, trò
chuyện tôi thấy giáo viên đã làm rất tốt và tạo ra được nhiều sản phẩm cụ thể:
+ Những phụ huynh làm nghề sửa chữa ô tô, xe máy vận động phụ huynh
thu gom lốp: Ô tô, xe máy, xe đạp.. Giáo viên mua bổ sung thêm dây cáp, dây
thừng, sơn màu...Và đã làm nên những chiếc xích đu rất đẹp, có độ bền, độ an
toàn cao cho trẻ chơi. Lốp xe máy, xe đạp để làm mô hình, hoặc sơ đồ bài tập
vận động để trẻ thực hiện bài bật chụm tách chân, bật liên tiếp về phía trước
( MN Đông Thắng, Dân Quyền, Nông Trường...)

+ Những phụ huynh làm nghề mộc giúp cô làm một số đồ dùng: Ván dốc,
ghế thể dục, bục nhảy cao, con ngựa gỗ (MN An Nông, Hợp Lý, Hợp Tiến,...)
+ Những phụ huynh làm nghề cơ khí giúp cô làm những đồ chơi như:
Thang leo, ống dài, phối hợp với những phụ huynh làm nghề may để làm cọc,
túi đấm bốc (MN Vân Sơn, Thọ Phú, Thọ Vực, Xuân Lộc...)
+ Những phụ huynh làm nghề mây tre đan có thể giúp cô làm những đôi
gióng treo, rổ, (MN Minh Dân, Minh Sơn, Bình Sơn...)
16


Biện pháp 6: Học tập trường điểm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên
Với nội dung này, phòng GD&ĐT đã yêu cầu các trường cử cán bộ, giáo
viên tham dự học tập kinh nghiệm tại trường mầm non Thị trấn Triệu Sơn,
trường mầm non Thọ Vực - là trường thực hiện điểm về chuyên đề Giáo dục
phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.
Phòng GD&ĐT đồng thời chỉ đạo các đơn vị trường quy hoạch khu vui
chơi cho trẻ tại sân trường, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động. Đối với các
trường mầm non có phòng giáo dục thể chất cũng phải đảm bảo diện tích chơi
và tuyệt đối an toàn cho trẻ. Phát huy tính năng sử dụng của các loại đồ chơi ở
sân trường và phòng hoạt động thể chất hoặc khu hoạt động giáo dục thể chất.
Cùng với đó, tổ chức các hội thi (Ngày hội thể thao của bé cấp trường; Bé vui
khỏe - Thông minh nhanh trí)…
Để có kinh nghiệm giảng dạy cũng như một số kỹ năng tổ chức các hoạt
động cho trẻ thì điều không thể thiếu là cán bộ giáo viên các trường cần phải
tăng cường việc bồi dưỡng chuyên môn chuyên đề.
Qua đó, phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các đơn vị trường
thực hiện nghiêm túc việc bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề: Xây
dựng tiết dạy, phân công giáo viên dạy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, dự giờ,
nhận xét và đánh giá rút kinh nghiệm…tổ chức chuyên đề cụm cấp huyện nhằm

mục đích chia sẻ kinh nghiệm và có hướng chỉ đạo và định hướng chung cho
cán bộ giáo viên toàn huyện áp dụng thực hiện.
Để nâng cao kiến thức trong tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận
động, đội ngũ giáo viên trường mầm non thường xuyên tăng cường học hỏi và
bồi dưỡng về nghiệp vụ. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức, cá nhân xã hội
hóa, hỗ trợ nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ.
Biện pháp 7: Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của
chuyên đề
Hàng năm, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường thường xuyên tổ
chức các đợt kiểm tra, rà soát thực trạng giáo dục phát triển vận động, đánh giá
về chất lượng giáo dục, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giáo dục phát triển vận
động cho trẻ trong các trường mầm non.
Chỉ đạo trường trọng điểm cấp huyện làm mô hình điểm thực hiện chuyên
đề. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và tạo
sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội để cùng chăm lo giáo dục phát
triển vận động cho trẻ một cách hiệu quả.
Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trường làm tốt công tác tham mưu với lãnh
đạo các cấp, chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung đồ dùng, thiết bị còn
thiếu và thay thế thiết bị đồ dùng đã hỏng hóc.
Đặc biệt, dự giờ, thăm lớp rút kinh nghiệm tiết dạy và các hoạt động để chỉ
đạo đôn đốc thực hiện chuyên đề có hiệu quả. Qua kiểm tra, dự giờ giúp cho các
đơn vị trường tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để từ đó các đơn vị trường
có những định hướng thống nhất để áp dụng, điều chỉnh, bổ sung. Hàng năm có
đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm và định hướng việc tiếp tục thực hiện cho các
năm tiếp theo
17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

* Về cơ sở vật chất: Đến thời điểm này thì cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động giáo dục thể chất cơ bản phong phú đa dạng nhằm phát triển thể lực cho
trẻ. Các nhà trường đã được trang bị bổ sung thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi, trang
thiết bị hiện đại, khá hấp dẫn và cuốn hút trẻ tham gia tập luyện như: Nhà bóng,
thang leo, xà đơn, xà kép, rổ ném bóng, xích đu, cầu bập bênh...Bên cạnh đó,
các nhà trường cũng đã bổ sung thêm nhiều loại sách, tập san, tuyển tập để giáo
viên tham khảo như: Tuyển chọn giáo án lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu
giáo (nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo
dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non (do Bộ GD&ĐT ban
hành)
* Về đội ngũ giáo viên:
Thông qua các biện pháp quản lý chỉ đạo tôi thấy:
+ 96% Giáo viên biết lồng ghép, tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất
vào các tiết học và các hoạt động trong ngày một cách linh hoạt, sáng tạo.
+ 92% Giáo viên biết sáng tạo, thiết kế môi trường vận động cho trẻ hoạt
động.
+ 88% Giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh.
* Về trẻ:
- 97 % trẻ khỏe mạnh phát triển hài hòa, cân đối về chiều cao và cân nặng
(không có trẻ béo phì). Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển
khả năng định hướng trong không gian. Có khả năng vận động và phối hợp vận
động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự
tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất
vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của
chương trình giáo dục mầm non ( Phụ lục 3).
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận
Để giáo viên thực hiện tốt hoạt động giáo dục thể chất góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non. Trước hết bản thân
với cương vị là chuyên viên quản lí, chỉ đạo phải nắm chắc các nội dung,

phương pháp, các vấn đề liên quan đến giáo dục thể chất. Đồng thời phải chỉ đạo
cơ sở làm tốt công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, huy động tối đa mọi
nguồn lực vào việc tu sửa, nâng cấp, bổ sung mua sắm trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động giáo dục thể chất.
Bên cạnh đó, bản thân phải xây dựng một đội ngũ cốt cán giỏi, làm tốt công
tác quản lý, chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tổ chuyên môn, đi sâu đi
sát để chỉ đạo, đốc thúc giáo viên bằng những việc làm cụ thể như sau:
+ Làm tốt công tác chỉ đạo cơ sở trang trí, tạo môi trường, làm đồ dùng đồ
chơi phục vụ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.
+ Yêu cầu Ban giám hiệu các trường chỉ đạo giáo viên lồng ghép các hoạt
động giáo dục thể chất vào các hoạt động trong ngày.
18


+ Ban giám hiệu các trường chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp
với phụ huynh nhằm giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non.
- Kiến nghị.
Đối với Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Tham mưu với UBND tỉnh để bổ sung trang cấp thiết bị dạy học cho bậc
học, nhất là đồ chơi ngoài trời phục vụ giáo dục thể chất;
Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về chuyên
đề : Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ để giúp giáo viên
nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới.
Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao
đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy
học phù hợp.
Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái
mới.
Đối với UBND huyện Triệu Sơn
Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các trường Mầm non

trên địa bàn huyện.
Đối với các trường Mầm non.
Thường xuyên xây dựng các tiết dạy mẫu chú trọng các tiết dạy về giáo
dục thể chất cho giáo viên được dự giờ, được trao đổi để nâng cao trình độ.
Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt môn Thể dục, viết sang
kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau.
Tăng cường công tác xã hội hóa để trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng
dạy học cho cô và trẻ đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục thể chất.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày10 tháng 05 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Hường

Tài liệu tham khảo
19


1. Thông tư số 17/BGDĐT ban hành Chương trình GDMN
2. Công văn số 808/BGDĐT-GDMN ngày 25/2/2014 của Bộ GDĐT về
hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề.
3. Các hoạt động phát triển vận động của trẻ mầm non (theo chương trình
giáo dục mầm non mới) - Nguyễn Sinh Thảo - Nguyễn Thị Tuất - NXB giáo dục
Việt Nam
4. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em - Đặng Hồng Phương - Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm

5. Giáo trình lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non Đặng Hồng Phương - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
6. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ - PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh.
7. Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non - Đặng Hồng Phương Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
8. Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mầm non (theo
chương trình giáo dục mầm non mới) - Phạm Mai Chi - Vũ Yến Khanh - Nguyễn
Thị Hồng Thu - NXB giáo dục Việt Nam.
9. Tài liệu tập huấn chuyên đề năm 2015.

20



×