Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 2(t1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.71 KB, 3 trang )

Trường THCS Nguyễn Công Trứ Giáo án tin học 7
Tuần: 3 Tiết: 5
BÀI 2:
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (t1)
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Nắm được các thành phần chính trên trang tính.
- Nắm được thao tác chọn các đối tượng trên bảng tính.
- Làm quen với 2 dạng dữ liệu thường dùng.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo án, SGK, sách tham khảo, máy tính, tivi.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu các cách khởi động chương trình Excel mà ta thường dùng nhất?
Đáp án:
+ Nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình bảng tính Excel trên Desktop.
+ Nháy nút Start

All Programs

Microsoft Excel.
Câu 2: Muốn thoát khỏi Excel ta có những cách nào?
+ Chọn lệnh File

Exit
+ Nháy nút trên thanh tiêu đề.
+ Nhấn tổ hợp phím Alt F4
3. Bài mới:


Giới thiệu bài mới:
Trong tiết thực hành chúng ta đã được làm quen với chương trình bảng tính Excel, cũng như
cách nhập dữ liệu vào bảng tính.
Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về bảng tính, cũng như các thành phần chính của trang tính, hôm nay
chúng ta học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
∗ Hoạt động 1 : Tìm hiểu về bảng tính
Gv: Vùng làm việc chính của chương trình bảng tính
được gọi là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Cho Hs quan sát màn hình làm việc của chương
trình soạn thảo văn bản Word.
Hs: Quan sát
Gv: Trong chương trình soạn thảo văn bản Word
chúng ta có nhiều trang văn bản trong một cửa sổ làm
việc.
Gv: Tương tự như vậy trong chương trình bảng tính
Excel thì một bảng tính gồm nhiều trang tính.
Gv: Cho Hs quan sát màn hình làm việc của chương
trình bảng tính Excel và giới thiệu các trang tính
trong bảng tính.
Hs: Quan sát.
1. Bảng tính:

Trường THCS Nguyễn Công Trứ Giáo án tin học 7
Gv: Thông thường khi mở một bảng tính mới thì
bảng tính chỉ gồm 3 trang tính và mỗi trang tính đều
có tên để phân biệt.
Hs: Lắng nghe
Gv: Giới thiệu nhãn tên của từng trang tính (Sheet 1,

Sheet 2, Sheet 3)
Hs: Lắng nghe và quan sát
Gv: Trang tính đang được kích hoạt là trang tính
đang được hiển thị trên màn hình, có nhãn trang màu
trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.
Gv: Thực hiện chọn một ttrang tính cho Hs quan sát
Hs: Quan sát
Gv: Muốn kích hoạt một trang tính ta sẽ nháy chuột
vào nhãn trang tương ứng. Ví dụ muốn chọn trang
thứ 2 thì ta nháy chuột vào nhãn trang Sheet 2.
Gv: Tóm ý cho Hs ghi bài
Hs: Ghi bài
∗ Hoạt động 2 : Tìm hiểu các thành phần chính
trên trang tính
Gv: Chúng ta đã được biết về một số thành phần
chính của trang tính, ví dụ: cột, hàng, ô tính, khối
tính.
Gv: Ô tính là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Khối là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Khối có thể là một ô, một hàng, một cột hay một
phần của hàng hoặc cột.
Gv: Giải thích rõ thế nào là một cột, một hàng
Hs: Lắng nghe
Gv: Thanh công thức là một thành phần rất đặc trưng
của chương trình bảng tính. Hãy nhắc lại thanh công
thức dùng để làm gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Ngoài ra chương trình bảng tính thành phần cũng

rất đặc trưng, đó là hộp tên
Gv: Chọn một ô làm ví dụ.
Gv: Cho biết địa chỉ của ô đang được chọn?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét và cho Hs ghi bài.
- Một bảng tính thường gồm nhiều trang
tính.
- Trang tính đang được kích hoạt là trang
tính đang được hiển thị trên màn hình, có
nhãn trang màu trắng, tên trang viết bằng chữ
đậm.
2. Các thành phần chính trên trang tính
- Khối: có thể là một ô, một hàng, một cột
hay một phần của hàng hoặc cột.
- Thanh công thức: cho biết nội dung của ô
đang được chọn
- Hộp tên: hiển thị địa chỉ của ô đang được
chọn.
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
1. Làm thế nào mà chúng ta biết tên của trang tính đang được mở (kích hoạt)?
Trường THCS Nguyễn Công Trứ Giáo án tin học 7
2. Kể tên các thành phần chính trên trang tính?
5. Dặn dò:
Về nhà học bài.
Xem trước phần 3, phần 4 (SGK/16, 18)
IV. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................

.
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................
.
.................................................................................................................................................................
.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×