Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.16 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
*****

VĂN HĨA DOANH NGHIỆP & ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
GIẢNG VIÊN: LÊ HUYỀN TRANG
SINH VIÊN: ĐINH THU HƯƠNG – A23138
CUNG MINH TRIỀU – A27585
NGUYỄN MAI LIÊN – A26963
Người chấm 1

Người chấm 2

TS Trương Đức Thao

ThS. Lê Huyền Trang

HÀ NỘI 2019

0


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ..................................................................................................................... 1
2. Lý do chọn đề tài................................................................................................................ 1
3. Kết cấu tiểu luận ................................................................................................................ 2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP ....................................................................... 3


1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm..................................................................................................................... 3
1.1.2. Vai trò .......................................................................................................................... 4
1.1.3. Các cấp độ.................................................................................................................... 4
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp .......................................................... 10
1.2.1. Yếu tố bên trong ......................................................................................................... 10
1.2.2. Yếu tố bên ngoài ........................................................................................................ 11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HĨA DOANH
NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BĨNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐƠNG .............. 15
2.1. Giới thiệu về Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng ................................. 15
2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp .................................................................................. 22
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích
nước Rạng Đơng .................................................................................................................. 27
2.3.1. Yếu tố bên trong ......................................................................................................... 27
2.3.2. Yếu tố bên ngoài ........................................................................................................ 28
2.4. Đánh giá ....................................................................................................................... 29
2.4.1. Ưu điểm ..................................................................................................................... 29
2.4.2. Nhược điểm................................................................................................................ 31
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN BĨNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐƠNG .................................... 32
3.1. Giải pháp....................................................................................................................... 32
3.1.1. Cấp độ 1: Biểu hiện thông qua cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp ............................ 32
3.1.2. Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và
triết lý kinh doanh) của doanh nghiệp ................................................................................... 35
3.1.3. Cấp độ 3: Những quan niệm chung (những ý nghĩa niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và
tình cảm có tính vơ thức, mặc nhiên được cơng nhận trong doanh nghiệp) ........................... 36
3.2. Một số giải pháp khác ................................................................................................... 38
KẾT LUẬN ……………….………………………………………………………………….39

1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong đời sống hàng ngày, “văn hố” là một trong những cụm từ thơng dụng nhất,
luôn tồn tại sẵn trong tiềm thức của mỗi người. Vì vậy theo logic, văn hố phải là một
khái niệm hết sức đơn giản, hiển nhiên. Thực tế hoàn toàn ngược lại, văn hoá là một
khái niệm hết sức phức tạp, hàm chứa nhiều nội dung, khía cạnh và cách biểu hiện
rộng hẹp khác nhau.
Nói đến văn hóa là nói đến con người - nói tới những đặc trưng riêng chỉ có ở lồi
người, nói tới việc phát huy những năng lực và bản chất của con người nhằm hoàn
thiện nhân cách. Có thể nói, văn hố là đặc trưng “bản chất người” của cá nhân và
cộng đồng. Văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người dù đó chỉ là
những suy tư thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt động kinh tế,
chính trị và xã hội. Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và
tinh thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ và khả năng
sáng tạo chân - thiện - mỹ trong đời sống.
Xu thế hiện nay đề cao việc tập trung vào nhân lực, tạo điều kiện để gắn kết con
người với công ty, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Chính văn hóa cơng ty đảm
nhận vai trị này. Văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp khẳng định hình ảnh của
mình với khách hàng, với đối tác và quan trọng hơn hết là đối với nhân viên doanh
nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ là lợi thế cạnh tranh của công ty mà khó có cơng ty
nào có thể bắt chước hồn tồn được. Chính vì những lẽ trên, vấn đề xây dựng văn hóa
doanh nghiệp trở nên hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Mỗi doanh nghiệp
phải tự xây dựng cho được một nền văn hóa phù hợp. Văn hóa doanh nghiệp không
phải được xây dựng trong 1 hay 2 năm mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài. Có
thể nói văn hóa doanh nghiệp là cái cịn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái
cịn lại khi doanh nghiệp khơng cịn nữa.
2. Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ hình thành bởi sự liên kết giữa các thành viên

hoạt động theo một tơn chỉ mục đích và lợi ích chung tương đối độc lập so với Doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp tất yếu sẽ được hình
1


thành và phát triển như một yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp đó trong q trình kinh
doanh.
Hiện nay ở nước ta, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang rất được quan tâm.
Nhiều năm qua, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Cơng ty Cổ
phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng rất được chú trọng và mang tầm chiến lược lâu
dài. Nhận thấy tầm quan trọng đó, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích
nước Rạng Đơng” làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc mơn của mình.
3. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bao gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến văn
hóa doanh nghiệp
Phần 2: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty
Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần
Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

2


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Bất kỳ một doanh nghiệpnào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, tri thức thì khó đứng vững

được. Văn hóa doanh nghiệp là văn hố của một tổ chức vì vậy nó khơng đơn thuần là
văn hố giao tiếp hay văn hố kinh doanh như ta thường nghĩ. Văn hóa doanh nghiệp
không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang
hay trong phòng họp. Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những gì chúng ta mong muốn có
thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và
trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp.
Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hóa khác nhau có
các định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn
hóa doanh nghiệp. Có một vài cách định nghĩa văn hóa doanh nghiệp như sau:
George De Sainte Marie: “văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu
tượng, huyền thoại, các nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức
tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.
Edgar Schein: “văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các quan niệm chung mà các
thành viên trong cơng ty học được trong q trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử
lý môi trường xung quanh”.
Từ những khái niệm trên, ta có thể đưa ra một khái niệm chung về văn hóa doanh
nghiệp: văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các yếu tố vật thể và phi vật thể được doanh
nghiệptạo ra, chọn lọc và lưu truyền qua nhiều thế hệ, được sử dụng và biểu hiện trong
quá trình kinh doanh, tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp đó.
1.1.2. Vai trị
Cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, còn văn hóa doanh
nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vơ hình của
doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp.
Văn hóa là một cơng cụ quan trọng và khơng thể thiếu trong quản lý điều hành, bất
kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một cơ
quan. Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn hóa.
3


a. Đối với nhân viên cơng ty:

- Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ
đối với cơng ty
- Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chung thân làm
việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của cơng ty và họ
có thể làm việc quên thời gian.
- Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người và trên hết
tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng
b. Đối với doanh nghiệp:
- Định hình tính cách doanh nghiệp
- Tạo môi trường làm việc hiệu quả, chế độ nhân sự rõ ràng
- Giữ chân và thu hút nhân tài
- Phát huy chiến lược phục vụ cho tầm nhìn
c. Đối với khách hàng, cộng đồng:
- Tạo dựng lòng tin và thu hút các khách hàng và đối tác
- VHDN giúp doanh nghiệp tạo ra được một hình ảnh tốt trong tâm trí cộng đồng
1.1.3. Các cấp độ
a. Cấp độ 1: Biểu hiện thông qua cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp.
Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm
nhận khi tiếp xúc với một tổ chức và các thành viên của tổ chức đó như: Kiến trúc,
cách bài trí, cơng nghệ, sản phẩm; Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp;
Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp; Lễ nghi và lễ hội hàng
năm; Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp; Ngôn ngữ,
cách ăn mặc, phương tiện đi lại, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử
thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp; Truyền
thống lịch sử của tổ chức; Hình thức mẫu mã của sản phẩm; Thái độ và cung cách ứng
xử của các thành viên doanh nghiệp.
Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là với
những yếu tố vật chất như: kiến trúc, bài trí, đồng phục… Cấp độ văn hóa này có đặc
điểm chung là ảnh hưởng nhiều của tính chất cơng việc kinh doanh, quan điểm của
4



người lãnh đạo… Tuy dễ nhận biết nhưng cấp độ văn hóa này thường chưa thể hiện
hết những giá trị văn hóa thực sự của doanh nghiệp.
Đó là những quá trình, những yếu tố đầu tiên bắt gặp khi một người nhìn, nghe và
cảm thấy được khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóa như kiến trúc môi trường
làm việc, ngôn ngữ, công nghệ, hoặc các chuẩn mực hành vi. Lớp này cũng bao gồm
cả những hành vi ứng xử của nhân viên và các nhóm trong tổ chức. Đặc trưng cơ bản
của tầng bề mặt này là rất dễ nhận thấy nhưng lại khó phán đốn được ý nghĩa đích
thực của nó. Các giá trị hữu hình này khơng tác động nhiều đến tư duy, hành vi của
nhân viên và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
* Logo và bài ca truyền thống của doanh nghiệp:
Logo là biểu tượng của doanh nghiệp, phô trương sức mạnh và giá trị của doanh
nghiệp vượt qua cả rào cản ngôn ngữ. Logo là một tín hiệu thị giác hay là cách tạo
hình tên một cơng ty, một tổ chức với những thuộc tính đặc trưng nhất, một hình ảnh
tinh lọc đơn giản nhất để dễ nhận biết về một đơn vị, một cơ quan, một tổ chức xã hội
nào đó khẳng định bản quyền của đơn vị, cơ quan tổ chức xã hội đối với sản phẩm
biểu trưng của mình. Logo hay những tấm danh thiếp chính là những điểm tiếp xúc
quan trọng của bạn với khách hàng hoặc đối tác, giúp bạn xây dựng những ấn tượng
đầu tiên với họ. Do đó, nếu logo hay danh thiếp của bạn được thiết kế thiếu tính
chuyên nghiệp khách hàng và đối tác sẽ không tin tưởng vào doanh nghiệp. Bài ca
truyền thống của doanh nghiệp có thể do chính cán bộ cơng nhân viên của doanh
nghiệp đó sáng tác dựa trên những tình cảm, cảm xúc của mình dành cho doanh nghiệp
đó. Bài ca truyền thống cũng là một nét văn hóa của cơng ty, nhằm thắt chặt tình đồn
kết giữa các nhân viên
* Khẩu hiệu thương mại:
Khẩu hiệu thương mại ln được coi là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị, xây dựng
thương hiệu vơ cùng quan trọng. Nó là một tài sản vơ hình song lại có giá trị rất lớn
được bồi đắp qua thời gian. Nó khơng chỉ nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của
doanh nghiệp, thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm mà còn trở thành tôn chỉ hoạt động

của doanh nghiệp.
* Nội quy, quy tắc, đồng phục:
5


Khi vào một doanh nghiệp, ta thường có cảm những cảm giác khác nhau: trang
nghiêm, ấm cúng, vui vẻ hay nghiêm nghị….những cảm giác này thể hiện sức mạnh
của nghững biểu tượng vật chất trong việc tạo tính cách của doanh nghiệp. Ví dụ như
bảng nội quy, quy tắc của doanh nghiệp, cách ăn mặc của nhân viên (mặc đồng phục
hay khơng)
* Kiến trúc của doanh nghiệp:
Đó là mặt bằng, cây cối, bàn ghế, … tất cả được sử dụng nhằm tạo cảm giác thân
quen với khách hàng, với nhân viên cũng như tạo một môi trường làm việc tốt nhất
cho nhân viên. Kiến trúc trở thành biểu tượng cho sự phát triển của doanh nghiệp, là
ngôi nhà chung của toàn thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
* Các hành vi giao tiếp:
Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới: Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp
dưới là hết sức quan trọng. Nó quyết định tính chất mối quan hệ giữa nhân viên với
lãnh đạo: nếu xây dựng được mối quan hệ khăng khít, bền chặt thì sự hợp tác giữa hai
bên là vơ cùng thuận lợi; ngược lại nếu lãnh đạo chưa tạo được quan hệ bền vững với
nhân viên thì sẽ tạo nên những rào cản trong công việc gây ảnh hưởng xấu tới doanh
nghiệp. Chính vì thế, lãnh đạo nên tơn trọng những nguyên tắc làm việc sau: Thứ nhất,
người lãnh đạo dùng người đúng chỗ đúng việc sẽ phát huy được tài năng của họ tạo
cho họ niềm say mê trong công việc. Thứ hai, chế độ thưởng phạt công minh. Khen
thưởng sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên song cần dựa trên lợi ích chung, coi
trọng cơng bằng. Khi khiển trách cũng nên dựa trên lợi ích chung, làm như vậy cấp
dưới sẽ nể phục, không chống đối và vui vẻ tiếp thu. Thứ ba, thu phục nhân viên dưới
quyền, điều này đòi hỏi người lãnh đạo cần có “nghệ thuật” quản lý, am hiểu tâm lý
con người. Thứ tư, lắng nghe phản hồi từ phía nhân viên, nếu lãnh đạo không lắng
nghe phản hồi từ nhân viên sẽ tạo ra sự oán hận, tinh thần làm việc kém có thể dẫn đến

bỏ việc.
Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên: cấp dưới cần thể hiện sự tôn trọng và cư
xử đúng mực với cấp trên. Ngồi ra, nhân viên cần nỗ lực, nhiệt tình thực hiện tốt công
việc được giao, thể hiện thái độ hợp tác với lãnh đạo.
Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp trong Doanh nghiệp không chỉ là môi trường
làm việc tốt mà cịn là mơi trường sống cho người lao động. Trong đó mối quan hệ
6


giữa các thành viên cần hết sức cởi mở, thân thiện, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ. Mối quan hệ tốt đẹp dần hình thành hệ thống tập quán, nề nếp, thói quen, chuẩn
mực trong ứng xử trong cơng việc hàng ngày của nhân viên.
Chăm sóc khách hàng: Theo định nghĩa khái quát nhất, đó là tất cả những chuỗi
hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Chăm sóc khách hàng
phải bắt nguồn từ văn hóa và niềm tin của doanh nghiệp, trong đó hình tượng khách
hàng là trung tâm để mỗi nhân viên cần hướng tới chăm sóc. Nét văn hóa này thể hiện
trong mọi hoạt động như thông tin, giao dịch, đàm phán thái độ phục vụ, … và cần
được thống nhất trong toàn bộ đội ngũ nhân viên.
* Những nghi thức:
Nghi thức là những chuỗi hoạt động được lặp đi lặp lại nhằm thể hiện và củng cố
những giá trị cốt lõi của tổ chức, những mục tiêu quan trọng, những con người quan
trọng. Nghi thức bao gồm các kiểu sau:
+ Nghi thức chuyển giao: bao gồm các hoạt động như giới thiệu thành viên mới hay
ra mắt.
+ Nghi thức củng cố: ví dụ như lễ phát phần thưởng củng cố bản sắc Văn hóa doanh
nghiệp và tơn thêm vị thể của nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Nghi thức nhắc nhở: gồm các hoạt động sinh hoạt văn hóa, chun mơn khoa học.
mục đích của các hoạt động này là nhằm duy trì cơ câu xã hội và tăng năng lực tác
nghiệp của nhân viên.
+ Nghi thức liên kết: như lễ, tết, liên hoan, dã ngoại, mục đích nhằm chia sẻ tình

cảm gắn bó giữa các nhân viên.
* Giai thoại:
Thường được thêu dệt từ những sự kiện có thật của tổ chức, được các thành viêc
chia sẻ, ví dụ như những câu chuyện truyền thuyết, giai thoại về quá trình hình thành
và phát triển của doanh nghiệp. Thông qua các giai thoại lãnh đạo có thể truyền đạt
thơng tin, làm cho nhân viên cảm thấy gần gũi hơn, và cũng trong quá trình này, các
gia trị niềm tin của lãnh đạo cũng được kiệm nghiệm, công nhận
b. Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
và triết lý kinh doanh) của doanh nghiệp
7


Các doanh nghiệp có vị thế trên thị trường thường có những tuyên bố rất rõ ràng về
sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh như một thông điệp gửi tới xã
hội, công chúng và đối thủ cạnh tranh. Thơng điệp có tính chất tun ngơn này có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng niềm tin của cơng chúng cũng như của
chính các thành viên của tổ chức đó, đồng thời cũng là định hướng phát triển dài hạn
của doanh nghiệp. Vì vậy, đây phải là những tun bố có tính chất khẳng định được
xây dựng dựa trên thực lực và các giá trị sẵn có hoặc các chuẩn mực đang được theo
đuổi. Nó là bộ phận “văn hố tinh thần”, “văn hố tư tưởng”, là kim chỉ nam cho mọi
hoạt động của cán bộ và nhân viên của doanh nghiệp. Do đó, việc xác định đúng sứ
mệnh, tầm nhìn; nhận diện đúng giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng trong việc xây dựng bản sắc văn hoá riêng của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông
qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ
dẫn cho hoạt động kinh doanh. Nói một cách đơn giản đó là tổng hợp các nguyên tắc
chuẩn mực có tác dụng định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ứng xử
của nhân viên trong doanh nghiệp.
Những giá trị được tuyên bố nói trên cũng có thể được hữu hình hố vì người ta có
thể nhận diện và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác trên các tài liệu chính

thức. Chúng thực hiện chức năng định hướng hành vi cho các thành viên trong doanh
nghiệp theo một mục tiêu chung.
c. Cấp độ 3: Những quan niệm chung (những ý nghĩa niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và
tình cảm có tính vơ thức, mặc nhiên được cơng nhận trong doanh nghiệp)
Trong bất cứ phạm vi văn hóa nào (văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp …) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong
một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn
hóa đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.
Các giá trị nền tảng (Beliefs and Assumptions) là tầng sâu nhất của Văn hóa doanh
nghiệp, là giá trị nền tảng của doanh nghiệp. Ngược lại với những giá trị hữu hình, giá
trị chấp nhận, các giá trị nền tảng là những yếu tố gần như không thể thay đổi được.
Một khi có sự thay đổi những giá trị nền tảng thì tất yếu sẽ dẫn đến sự khủng hoảng,
xáo trộn tổ chức. Các giá trị này có tác dụng định hướng hành vi của các thành viên
8


trong quá trình nhận thức, tư duy, cảm nhận về các vấn đề về quan hệ bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp mỗi nhân viên định hướng cách
suy nghĩ và phương pháp hành động. Ví dụ trong một tổ chức mà quyền lực tập trung
ở ban lãnh đạo khơng phân quyền thì một quyết định được đưa ra bởi những nhân viên
cấp dưới sẽ không hợp lệ và không được thực hiện. Một doanh nghiệp lấy quan điểm
này làm nền tảng sẽ làm giảm mức độ sáng tạo tự chủ của nhân viên và đôi khi sự
chậm trễ trong việc mất thời gian giải trình sự cố thơng qua các ban lãnh đạo sẽ dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng.
Niềm tin: Nếu khơng có niềm tin vào sứ mệnh, chiến lược và cam kết của ban lãnh
đạo, thì chắc chẳng có mấy nhân viên muốn đi theo doanh nghiệp để phấn đấu, chấp
nhận thách thức và xây dựng doanh nghiệp. Cũng có nhóm người có xu thế coi làm
việc cho doanh nghiệp đơn thuần là cơng việc, chỉ cần trả lương cao đầy đủ, cịn nếu
hết lương, thì đi làm cho nơi khác. Có thể điều này đúng với những người có tài và
làm việc cho những doanh nghiệp lớn trên thế giới. Nhưng với đa số các doanh nghiệp

vừa và nhỏ, doanh nghiệp làm các ngành nghề sáng tạo, nếu ban lãnh đạo và nhân viên
khơng có niềm tin vào thành cơng trong tương lai, thì thật khó có sức mạnh trong hợp
tác. Thiếu niềm tin, con người có thể mất phương hướng. Doanh nghiệp cũng vậy,
khơng có niềm tin chung vào sứ mệnh theo đuổi, doanh nghiệp khó có thể tập hợp
được lực lượng. Vậy có phải niềm tin và văn hóa là quan trọng nhất đối với doanh
nghiệp và Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Giữa các tầng văn hố này có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau. Các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp muốn xác lập các giá trị văn hố nền tảng cho doanh
nghiệp mình thì trước hết phải làm cho các thành viên chấp nhận và phổ biến. Đến
lượt mình, các giá trị văn hố nền tảng sẽ quyết định việc lựa chọn các giá trị văn hoá
ở các tầng bên ngoài và chỉ những giá trị nào phù hợp với các giá trị văn hoá nền tảng
mới có thể được lựa chọn và phổ biến.
Để hình thành được các quan niệm chung, các doanh nghiệp phải trải qua quá trình
hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi
đã hình thành, các quan niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi. Khi đã hình thành được
quan niệm chung, tức là các thành viên cùng nhau chia sẻ và hoạt động theo đúng quan
niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại. Ví dụ, cùng một
9


vấn đề trả lương cho người lao động, các công ty Mỹ và nhiều nước Châu Âu thường
có chung quan niệm trả theo năng lực. Một người lao động trẻ mới vào nghề có thể
nhận được mức lương rất cao, nếu họ thực sự có tài. Trong khi đó, phần lớn các doanh
nghiệp Châu Á chia sẻ quan niệm trả lương tăng dần theo thâm niên cống hiến cho
nhân viên, người lao động.
Văn hóa doanh nghiệp ở cấp độ 3 thường là những giá trị bất thành văn và đương
nhiên được cơng nhận. Có những giá trị mà người ngồi tổ chức rất khó thấy, khó cảm
nhận. Người trong tổ chức biết rất rõ nhưng khó lý giải và khó diễn đạt thành lời. Mọi
suy nghĩ, hành động của người trong tổ chức đều hướng theo những giá trị chung được
công nhận, đôi khi là vô thức, mặc nhiên và khơng cần lý giải. Đây chính là giá trị

đỉnh cao của văn hóa doanh nghiệp khi mọi chuẩn mực, quy tắc của tổ chức đã đi vào
tiềm thức và trở thành ý thức tự giác của mọi thành viên trong tổ chức đó.
Như vậy, có thể nói văn hóa doanh nghiệp là những giá trị được chiết xuất từ mọi
hành vi của con người trên tất cả các mặt hoạt động diễn ra trong quá trình hoạt động
kinh doanh, được kế thừa, phát triển, quảng bá trong và ngoài tổ chức. Văn hóa doanh
nghiệp khơng chỉ dừng lại ở những biểu hiện bên ngồi có thể cảm nhận bằng trực
giác. Giá trị văn hóa doanh nghiệp thực sự nằm ở những giá trị, quan niệm chung được
tuyên bố hoặc không tuyên bố kết tinh trong triết lý, tư tưởng, tầm nhìn... mới thực sự
hình thành bản sắc văn hố đặc trưng của doanh nghiệp và chính là cái tạo nên sức
mạnh tiềm ẩn đối với tương lai phát triển của bản thân doanh nghiệp đó.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
1.2.1. Yếu tố bên trong
a. Nhà lãnh đạo, người sáng lập, người tạo ra nét đặc thù:
Người sáng lập ra doanh nghiệp là người ghi lại dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa
doanh nghiệp và tạo ra nét đặc thù cho doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt so với đối
thủ. Văn hóa doanh nghiệp cũng phản ánh cá tính và triết lý riêng của bản thân nhà
lãnh đạo. Cần phải tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo và nhân viên để làm tăng giá trị,
niềm tin và mối quan hệ gắn bó, đồng thời đưa ra các câu chuyện, truyền thuyết làm
cho nhân viên tự hào.
b. Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp:
10


Văn hóa doanh nghiệp bao gồm văn hóa chính thống và văn hóa nhóm. Trong q
trình hoạt động của doanh nghiệp thì các nhóm như là các bộ phận, phịng ban... sẽ có
những nét văn hóa riêng mà được một số thành viên trong nhóm đó chia sẻ. Những nét
văn hóa đó xuất hiện từ những kinh nghiệm của một số thành viên trong tập thể và khi
những giá trị, những nguyên tắc, quan điểm, chuẩn mực của các tập thể đó có những
nét mà các thành viên trong doanh nghiệp có thể đồng thuận và cùng chia sẽ thì nó sẽ
trở thành văn hóa của doanh nghiệp.

1.2.2. Yếu tố bên ngồi
a. Văn hố dân tộc:
Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên văn hóa doanh nghiệp là một điều tất yếu.
Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc.
Mọi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc
cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc.
Việc xác định những giá trị văn hóa dân tộc phản ánh trong một nền văn hóa doanh
nghiệp là điều hết sức khó khăn vì văn hóa dân tộc là một phạm trù rộng lớn và trừu
tượng. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến tác động của văn hóa dân tộc đến
đời sống doanh nghiệp, song được biết đến nhiều nhất là cơng trình của Geert
Hofttede, chuyên gia tâm lý học người Hà Lan.
Trong vòng 6 năm tiến hành thu thập số liệu về thái độ và các giá trị của hơn 10.000
nhân viên từ 53 nước và khu vực trên thế giới làm việc cho tập đồn IBM. Năm 1978
ơng đã xuất bản cuốn sách “Những ảnh hưởng của văn hóa” (Culture’s consequences),
cuốn sách này liên tục được tái bản trong nhiều năm sau.
Cuốn sách đề cập đến những tác đơng của văn hóa đến tổ chức thơng qua một mơ
hình gọi là “Mơ hình Hofstede” trong đó tác giả đưa ra bốn “biến số” chính tồn tại
trong tất cả các nền văn hóa dân tộc cũng như các nền văn hóa doanh nghiệp khác
nhau (thuật ngữ “biến số” được dùng để chỉ giá trị của các yếu tố này thay đổi ở mỗi
nền văn hóa khác nhau), đó là: Tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập
thể; sự phân cấp quyền lực; tính cẩn trọng; chiều hướng nam quyền đối lập với nữ
quyền.
Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thế
11


Mức độ thấp

Mức độ cao


_ Doanh nghiệp giống như gia đình

_ Doanh nghiệp ít mang tính gia đình

_ Doanh nghiệp bảo vệ lợi ích của nhân

_ Nhân viên tự bảo vệ lợi ích riêng của họ

viên

_ Các thơng lệ được xây dựng để khuyến

_ Các thông lệ dựa trên sự trung thành, lợi khích sự sáng tạo cá nhân
ích, nghĩa vụ
Sự phân cấp quyền lực
Mức độ thấp

Mức độ cao

_ Tập trung hoá thấp

_ Tập trung hoá cao

_ Mức độ phân cấp quyền lực ít hơn

_ Mức độ phân cấp quyền lực nhiều

_ Sự khác biệt trong lương bổng ít hơn

_ Có nhiều cấp lãnh đạo


_ Lao động chân tay được đánh giá ngang

_ Lao động trí óc được đánh giá cao hơn

lao động trí óc

lao động chân tay

Nam quyền và nữ quyền
Nam quyền không chi phối

Nam quyền chi phối

_ Sự phân biệt giới tính khơng đáng kể

_ Sự phân biệt giới tính rõ nét

_ Doanh nghiệp khơng can thiệp vào cuộc

_ Vì lợi ích, Doanh nghiệp can thiệp vào

sống riêng

cuộc sống riêng

_ Phụ nữ tham gia nhiều vào chuyên môn

_ Phụ nữ làm chun mơn ít


_ Kỹ năng giao tiếp được chú ý

_ Quyết thắng, cạnh tranh công bằng được

_ Phần thưởng vật chất và tinh thần được

chú ý

chú ý

_ Cơng việc là mối quan tâm chính

Tính cẩn trọng
Mức độ thấp

Mức độ cao

_ Ít nguyên tắc

_ Nhiều nguyên tắc

_ Ít chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động

_ Chú trọng cơ cấu hoạt động

_ Chú trọng tổng thể, ít quan liêu

_ Chú ý tính cụ thể, quan liêu hơn

_ Tính biến đổi cao


_ Tiêu chuẩn hoá cao

_ Mức độ chấp nhận rủi ro cao

_ Không muốn rủi ro

12


b. Những giá trị học hỏi được từ những doanh nghiệp khác:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình các doanh nghiệp ln có
những mối quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp khác như: quan hệ giữa một bên là
nhà cung ứng với một bên là người sản xuất, giữa người bán hàng và người mua hàng,
giữa người cung ứng vốn và người đi vay, ... Song song với các quan hệ đó thì những
nét văn hóa của các bên cũng được thể hiện và giao lưu với nhau. Và cũng chính vì
vậy mà có những giá trị, những chuẩn mực, những nguyên tắc mà người lãnh đạo
doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng và cảm thấy phù hợp
với doanh nghiệp mình và có thể chia sẽ cùng nhau thì họ có thể sẽ tiếp thu và vận
dụng vào doanh nghiệp mình, từ đó tạo nên những nét văn hóa cho doanh nghiệp.
c. Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong q trình giao lưu với nền văn hóa
khác:
Ngày nay ngoài sự giao lưu, quan hệ hợp tác giữa các vùng miền thì xu thế hội nhập
và tồn cầu hóa diễn ra trên phần lớn các nước trên thế giới. Các quốc gia đã và đang
thiết lập các mối quan hệ song phương, đa phương rất mạnh mẽ. Song song với hội
nhập, hợp tác về kinh tế, về khoa học cơng nghệ, giáo dục đào tạo... các nền văn hóa
giữa các quốc gia cũng được giao lưu, hội nhập, giao thoa với nhau. Q trình giao
thoa văn hóa giữa các nền văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến nền văn hóa của các quốc
gia. Để có thể hợp tác thì các bên đều tìm hiểu và nghiên cứu rất kỹ lưỡng những nét
văn hóa của đối tác và dần dần thì những giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của các nền

văn hóa khác cũng tác động, ảnh hưởng đến nền văn hóa trong nước. Văn hóa doanh
nghiệp là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc nên khi có sự giao lưu, giao thoa văn
hóa giữa các dân tộc, quốc gia thì văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ chịu tác động và ảnh
hưởng của sự giao thoa đó, và những nét văn hóa của các nền văn hóa khác cũng được
các thành viên trong doanh nghiệp tiếp thu và vận dụng vào doanh nghiệp mình.
d. Những giá trị do thành viên mới mang lại:
Quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì ln có sự thay đổi và gia
nhập của những thành viên mới vào tổ chức. Ở đây xét 2 khía cạnh về thành viên mới:
+ Một là thành viên mới là người lãnh đạo doanh nghiệp thì rõ ràng là khi có người
lãnh đạo mới thì văn hóa doanh nghiệp sẽ có những thay đổi. Mỗi người lãnh đạo thì
có những ngun tắc làm việc, cung cách ứng xử, quan niệm, những chuẩn mực cá
13


nhân, giá trị theo đuổi là khác nhau do đó khi về lãnh đạo một doanh nghiệp mới thì họ
sẽ có những điều chỉnh về những giá trị, những quy tắc, quan niệm, chuẩn mực riêng.
+ Hai là thành viên mới không phải là người lãnh đạo doanh nghiệp, khi họ tham gia
vào tổ chức mới thì họ thường phải tuân thủ theo những nét văn hóa đặc thù của cơng
ty nhưng họ cũng có thể gây ra ảnh hưởng riêng của mình tới văn hóa nhóm, và văn
hóa tổ chức bởi: khi làm việc tại các phịng ban thì những thành viên mới bao giờ cũng
có những đóng góp về những nét văn hóa của riêng họ và khi những nét văn hóa đó
được các thành viên trong nhóm đó cùng chia sẻ thì nó sẽ trở thành văn hóa nhóm của
doanh nghiệp.
e. Những xu hướng hoặc trào lưu của xã hội:
Xu hướng là một thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân bao hàm trong nó một hệ
thống những động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và sự lựa chọn các
thái độ của nó. Khái niệm trào lưu văn hóa dùng để chỉ sự phát triển mạnh mẽ của văn
hóa trong một giai đoạn nào đó gắn với những giá trị, nét văn hóa được hình thành trên
một cương lĩnh chung, mang hàng loạt những đặc điểm chung. Xã hội ngày nay luôn
vận động và phát triển không ngừng về mọi mặt, luôn xuất hiện những xu hướng hoặc

trào lưu xã hội mới. Việc xuất hiện những xu hướng trào lưu mới đã kéo theo những
giá trị xã hội, những quan niệm, những chuẩn mực bị ảnh hưởng và thay đổi theo, điều
này sẽ tác động đến những cá nhân trong xã hội, từ đó mà ảnh hưởng tới văn hóa của
doanh nghiệp, của tổ chức.

14


PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HĨA
DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BĨNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC
RẠNG ĐƠNG
2.1. Giới thiệu về Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng
* Thơng tin chung
- Tên tiếng Việt: CƠNG TY CỔ PHẦN BĨNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
- Tên tiếng Anh: RANG DONG LIGHT SOURCE & VACUUM FLASK JOINT
STOCK COMPANY
- Tên giao dịch: RALACO
- Địa chỉ: Số 87 - 89 Phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân,
TP Hà Nội
- Điện thoại: (04) 3 858 4310/3 858 4165 Fax: (04) 3858 5038
- Website: www.rangdongvn.com
- Email:
- Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Đoàn Thăng - Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Năm thành lập: 1961
- Mã số thuế: 0101526991
- Tài khoản số: 116 00000 4124 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương
Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội.
- Giấy CNĐKKD số: 0103004893; Cấp ngày: 15/7/2004; Nơi cấp: Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội
- Vốn điều lệ: 115.000.000.000 đồng

- Ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty:
+ Sản xuất kinh doanh các sản phẩm Bóng đèn, vật tư thiết bị điện, dụng cụ chiếu
sáng, sản phẩm thủy tinh và các loại phích nước;
+ Dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ;
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp;
+ Tư vấn và thiết kế chiếu sáng trong dân dụng, công nghiệp (không bao gồm dịch vụ
thiết kế công trình);
+ Sửa chữa và lắp đặt thiết bị chiếu sáng trong dân dụng, công nghiệp;
15


+ Dịch vụ quảng cáo thương mại;
+ Dịch vụ vận chuyển hàng hố.
- Năng lực sản xuất:
+ Bóng đèn các loại: 150 triệu SP/năm
+ Phích nước: 18,5 triệu SP/Năm
+ Thiết bị chiếu sáng: 5 triệu SP/Năm
+ Đèn bàn: 1 triệu SP/năm
* Lịch sử hình thành và phát triển
Mốc thời gian
Năm

Nội dung

1958: Cách đây nửa thế kỷ, trong thời kỳ khôi phục kinh tế Miền Bắc mới

Khởi công xây được giải phóng, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đích thân lựa chọn
dựng nhà máy xây dựng 13 nhà máy đầu tiên, đặt nền móng cho nền cơng nghiệp
bóng


đèn nhẹ Việt Nam thời kỳ xây dựng XHCN. Trong dịp này, nhà máy

phích

nước bóng đèn phích nước Rạng Đơng đã được quyết định xây dựng và trở

Rạng Đông tại thành nhà máy đầu tiên ở Việt Nam, ở Đông Dương sản xuất bóng
Hà Nội

đèn và phích nước. Năm 1958 nhà máy bóng đèn phích nước Rạng
Đơng chính thức được khởi cơng xây dựng tại Hạ Đình, Thanh Xn,
Hà Nội.

Năm

1961: Năm 1959, đồn cán bộ, học sinh đầu tiên của Việt Nam đi học nghề

Chính thức có sản xuất bóng đèn, phích nước tại Thượng Hải, cái nghề từ thưở vua
quyết

định Hùng đến lúc đó Việt Nam chưa từng có. Rạng Đơng là nhà máy đầu

thành lập nhà tiên ở Việt Nam, ở Đơng Dương sản xuất bóng đèn phích nước.
máy bóng đèn
phích

nước

Rạng Đơng
Thời kỳ đổi Cuối những năm 80, Cơng ty bóng đèn phích nước Rạng Đơng khơng

mới 1988 – cạnh tranh được với làn sóng hàng ngoại, trên 1600 cơng nhân có
1998:

Đổi năm phải nghỉ việc liền 6 tháng, cơng ty làm ăn thua lỗ.

mới,

giải + Giai đoạn 1990-1993: Công ty tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao

phóng nguồn động, đổi mới cơ chế điều hành...
16


lực

+ Giai đoạn 1994- 1997: Công ty đầu tư phát triển chiều sâu, tiếp tục
đưa cơng ty phát triển. Tồn bộ nguồn vốn đầu tư chiều sâu giai đoạn
này là 8,4 tỷ là tiền thưởng của CBCNV cho Công ty vay để đầu tư
máy thổi vỏ bóng tự động – khâu căng nhất hạn chế sản lượng bóng
đèn.
+ 4 năm liên tục sản phẩm Rạng Đơng được bình chọn “ Mười mặt
hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất – TOP TEN”
+ Năm 1998: Chủ tịch nước tặng Huân chương độc lập đầu tiên cho
Rạng Đông, đánh dấu thành quả tốt đẹp của công ty trong giai đoạn
này.

Giai

đoạn Giai đoạn 1998-2004, Các dây chuyền cũ, thủ công của Công ty được


1998 – 2004: thay thế bằng các dây chuyền hiện đại, tính tự động hóa cao, giúp
Thời kỳ hiện nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
đại hóa, chuẩn Cơng ty chủ động đầu tư chiều sâu vào công nghệ, đầu tư con người,
bị

cho

hội phát huy nhân tố con người và coi đó là nguồn lực chủ yếu phát triển

nhập kinh tế công ty.
quốc tế.

Ngày 23/5/1998: dây chuyền huỳnh quang hiện đại hóa sơ 1 mới về
đến công ty. Ngày 25/6/1998 đã ra đời chiếc đèn đầu tiên.
Tháng 8/1998 phục hồi xong dây chuyền 2600 cái/giờ số 1.
Tháng 11/1998, khơng có thiết kế, khơng có chun gia, cơng ty đã
thực hiện thành cơng việc đưa lị thủy tinh Hungary 12m2 và máy
thổi vỏ bóng P25 vào hoạt động.
Tháng 1/1999 đưa dây chuyền kéo ống thủy tinh huỳnh quang vào
khai thác cơng suất lị thủy tinh Hungary, Rạng Đơng khơng cịn phải
nhập khẩu ống từ Thái Lan nữa.
Tháng 9/1999 đưa vào sản xuất dây chuyền 2600 cái/giờ số 2.
Ngày 01/4/2000: đưa các máy hàn dây dẫn Hàn Quốc vào sản xuất,
không phải nhập khẩu dây dẫn.
Ngày 15/6/2000: Dây chuyền sản xuất đèn trang trí Hàn Quốc đi vào
hoạt động phục vụ đơn hàng xuất khẩu.
17


Ngày 01/7/2000: Toàn bộ dây chuyền sản xuất, tự sản x uất đầu đèn

thường đi vào hoạt động.
Ngày 01/8/2000: lò thủy tinh và hai máy thổi phích tự do động đi vào
hoạt động.
Ngày 15/8/2000: dây chuyền sản xuất đầu đèn huỳnh quang Hàn
Quốc đi vào hoạt động, khơng cịn phải nhập khẩu lượng đầu đèn
ngày một lớn.
Ngày 25/8/2000: dây chuyền ruột phích mới liên hồn đi vào hoạt
động.
Ngày 03/9/2000: đây chuyền đèn thường số 3 của Tungsram
Hungary, dây chuyền cuối cùng của cơng trình Hung được khơi phục
đi vào hoạt động hồn tồn bằng tài năng, trí tuệ Việt Nam.
Ngày 20/9/2000: dây chuyền sản xuất máng đèn hoạt động
Ngày 25/10/2000: dây chuyền lắp ghép đèn huỳnh quang số 2 dây
chuyền hiện đại nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Ngày 25/10/2000: dây chuyền lắp ghép đèn Huỳnh quang Compact đi
vào hoạt động, ở Việt Nam đây là cơ sở đầu tiên sản xuất một “Loại
nguồn sáng thế kỷ 21”.
Năm

2004: Ngày 15/7/2004 Cơng ty đổi tên thành Cơng ty cổ phần bóng đèn

Rạng

Đơng phích nước Rạng Đơng, hoạt động theo Điều lệ Công ty cổ phần mới,

chuyển

đổi với vốn điều lệ ban đầu là 79,15 tỷ VNĐ. CBCNV Công ty được mua

sang Công ty cổ phần với giá ưu đãi 7.000VNĐ/cổ phiếu, giá sàn 10.000VNĐ/cổ

cổ phần

phiếu. Nhờ có sẵn số tiền thưởng hàng năm cho cơng ty vay, mọi
cơng nhân đều có tiền mua hết số cổ phần được mua. Tỷ lệ 96%
CBCNV mua được cổ phần, nắm giữ hơn 40% cổ phần cơng ty là
điều hiếm có khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Giai

đoạn Sau khi cổ phần hóa thành công, Ban chấp hành Đảng bộ công ty đã
quyết định định hướng chiến lực phát triển công ty giai đoạn 2006-

2005-2010:
Thời

kỳ

cổ 2010 với 02 mục tiêu chiến lược.

phần hóa và
18


cấu trúc tồn
diện cơng ty
Năm 2011

Thành lập Trung tâm nghiên cứu & Phát triển Chiếu sáng Rạng Đông

Năm 2014


Thành lập xưởng Điện tử, LED & Thiết bị chiếu sáng

* Thành tựu đạt được
- 7 năm liên tiếp đạt cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ.
- 1 trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (4 năm liền).
- 1 Trong TOP 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (4 năm liền).
- TOP 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam (4 năm liền).
- TOP 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam liên tục
năm 2013, 2014, 2015, 2016.
- 21 năm liên tiếp được người tiêu dùng bình chọn Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất
lượng cao.
- Cùng nhiều danh hiệu giải thưởng danh giá khác.
* Đặc điểm tổ chức quản lý tại Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông:

19


Ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức quản lý tới văn hóa doanh nghiệp của cơng ty:
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến. Đây là
kiểu mơ hình cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp mà trong đó nhà quản trị trực tiếp ra
quyết định và giám sát cấp dưới và ngược lại, cấp dưới chỉ chịu sự điều hành và chịu
trách nhiệm trước một người lãnh đạo duy nhất. Đặc điểm của mơ hình cơ cấu này là
một người lãnh đạo thực hiện mọi chức năng quản trị, mọi vấn đề được giải quyết theo
đường thẳng. Do vậy, văn hóa doanh nghiệp của công ty cũng chịu ảnh hưởng lớn từ
mơ hình cơ cấu tổ chức này. Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa của
doanh nghiệp nói chung và Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng nói
riêng. Phong cách làm việc hay những giá trị tốt đẹp mà ban lãnh đạo công ty muốn
đưa vào doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc và ứng xử của

nhân viên trong công ty. Cơ cấu tổ chức này là tương đối chặt chẽ, qua đó tạo điều
kiện để kiểm sốt được tình hình chấp hành nội quy, giờ giấc làm việc của người lao
động. Qua đó góp phần hình thành nên văn hóa doanh nghiệp của cơng ty.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Đại hội đồng cổ đông: Là các cổ đơng, họ có quyền biểu quyết và có thẩm quyền
cao nhất trong công ty. Đại hội cổ đông sẽ thơng qua các báo cáo tài chính và ngân
sách tài chính cho các năm.
Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền đại diện công ty
để quyết định mọi vấn đề ngoại trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông. Họ cũng có trách nhiệm giám sát TGĐ điều hành.
Ban kiểm soát: Ban này trực thuộc Đại hội đồng cổ đơng được họ bầu ra. Nhiệm vụ
chính của ban là kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp của hoạt động điều hành sản xuất
kinh doanh, báo cáo tài chính của cơng ty. Do tính chất và nhiệm vụ đặc biệt này nên
Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc.
Ban giám đốc: Tất cả bộ máy quản lý đều nằm dưới sự quản lý điều hành của ban
giám đốc, đứng đầu là vị Tổng giám đốc (TGĐ). TGĐ là người đưa ra các quyết định
về chính sách, mục tiêu, các kế hoạch tài chính của cơng ty. Trợ giúp cho TGĐ là 3
phó TGĐ: Phó TGĐ kỹ thuật & QLHT, Phó TGĐ kỹ thuật cơng nghệ cao, Phó TGĐ
điều hành sản xuất và Phó TGĐ kinh tế. Các phịng ban đều có nhiệm vụ cụ thể nhưng
ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
20


Các phịng ban chức năng:
Văn phịng giám đốc: Có chức năng tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh và báo
cáo lên TGĐ. Họ chịu trách nhiệm kiểm soát các tài liệu có nguồn gốc từ bên ngồi
cơng ty, thực hiện tổ chức cơng việc hành chính văn thư…
Phịng thống kê Kế tốn tài chính: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sử dụng và quản lý
nguồn tài chính. Họ cũng có chức năng phân tích các hoạt động kinh tế, giám sát hiệu
quả sử dụng vốn của cơng ty.

Phịng Tổ chức điều hành sản xuất: Có chức năng quản lý nhân sự, đảm bảo vật tư
cho sản xuất, lên kế hoạch điều hành sản xuất, thống kê vật tư tồn kho và tham mưu
cho TGĐ.
Phịng Thị trường: Có chức năng khảo sát, nghiên cứu thị trường và xây dựng
chiến lược Marketting. Ngồi ra họ cịn thực hiện bán hàng, xúc tiến giới thiệu sản
phẩm. Hiện nay phịng thị trường có 4 chi nhánh chịu trách nhiệm bán hàng, 4 văn
phòng đại diện và ban Doanh nghiệp – Dịch vụ tư vấn chiếu sáng.
+ Các văn phòng đại diện: Họ là đại diện cho công ty trong việc giám sát tiêu thụ,
thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong vùng thị trường của văn phòng
+ Ban Doanh nghiệp – Dịch vụ tư vấn chiếu sáng: Chức năng chính là xúc tiến hoạt
động thương mại và tư vấn nhằm khuyến khích phát triển việc sử dụng đồng bộ các
sản phẩm của công ty. Họ cũng trực tiếp tổ chức dịch vụ cung cấp dịch vụ thiết kế, lắp
đặt thiết bị chiếu sáng, thay thế các loại sản phẩm cũ bằng các sản phẩm mới.
Phịng Kiểm sốt chất lượng KSC: Có trách nhiệm thiết lập hệ thống kiểm tra chất
lượng đầu vào, đầu ra của sản phẩm và giải quyết các vấn đề về chất lượng nguyên vật
liệu bán thành phẩm, sản phẩm.
Quản lý kho: Chịu trách nhiệm về thủ tục nhập – xuất kho, quản lý vật tư trong
kho. Việc xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng được thực hiện tại kho. Quản lý kho
có quyền đưa ra quyết định xử lý các vấn đề an toàn lao động, phịng cháy chữa cháy,
vệ sinh mơi trường.
Quản lý Kỹ thuật cơng nghệ: Có chức năng hoạch định chiến lược về khoa học,
cơng nghệ, thiết bị máy móc. Tham gia giám sát các hoạt động đầu tư, mở rộng sản
xuất của công ty tại khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh.
21


Xưởng sản xuất: Gồm các phân xưởng, đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc
phân xưởng, họ có nhiệm vụ điều hành sản xuất trong xưởng, đồng thời chịu trách
nhiệm về chất lượng sản phẩm do phân xưởng làm ra, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng,
sửa chữa thiết bị và ra các quyết định xử lý khi có sự cố.

Công ty áp dụng tổ chức quản lý theo hệ thống ISO 9001: 2000 làm nền tảng để tái
cấu trúc về cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành, quy định các
hoạt động quá trình trong công ty. Quán triệt và kiên quyết thực hiện theo 8 nguyên tắc
của hệ thống quản lý ISO, gắn với ý thức chính trị sâu sắc thực hiện hai chủ đề tư
tưởng của Bác Hồ về: Lấy dân làm gốc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
và tư tưởng thi đua yêu nước, phấn đấu tiến bộ khơng ngừng.
2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp
a. Cấp độ 1: Biểu hiện thơng qua cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp.
* Logo công ty:

Ý nghĩa: Logo công ty được thiết kế mơ phỏng hình của mặt trời màu đỏ, đây là
hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng, ánh sáng mặt trời luôn là loại ánh sáng tốt nhất,
sáng nhất, tự nhiên nhất, thân thiện nhất. Do vậy, với sản phẩm chủ đạo của mình là
các loại bóng đèn, cơng ty muốn ví chất lượng sản phẩm bóng đèn của mình là tốt
nhất, là sáng nhất, thân thiện nhất. Bên cạnh đó, biểu tượng mặt trời có màu đỏ, mặt
trời tượng trưng cho nhiệt độ, cho sức nóng, là thứ nóng nhất. Do vậy, với sản phẩm
chủ đạo của mình là phích nước, cơng ty muốn ví phích nước của mình có sức giữ
nhiệt tốt nhất, ln đem lại nhiệt độ nước tốt nhất cho khách hàng.
- Không gian làm việc:
Văn phịng cơng ty là một dãy tầng trệt bao gồm 6 phòng ban. Hầu hết các phòng
làm việc đều được bố trí một cách thuận tiện cho việc đi lại và liên hệ công việc của
nhân viên và khách hàng. Văn phịng bố trí hết sức hợp lý trong khơng gian gần
1800m². Các phịng ban có tính tương tác rất cao, được ngăn cách nhau bởi vách gỗ
22


thấp hoặc cửa kính tùy vào tính chất cơng việc, phịng nào cũng đều có bảng tên ghi rõ
tên phịng, tất cả đều được trang bị máy điều hòa, đèn điện. màu tường là màu trắng
tạo khơng khí nhẹ nhàng và mát mẻ.
Mặt bằng các phân xưởng ở công ty được bố trí hợp lý, các dây chuyền sản xuất ở

cơng ty được quy hoạch và bố trí gọn gàng thích hợp. Hệ thống cây xanh, đường đi
thống mát hợp cảnh quan của công ty.
Hầu hết các phân xưởng đều có máy điều hịa khơng khí nên các yếu tố vi khí hậu
như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Những hệ thống thơng gió,
xử lý bụi, ... đều hoạt động tốt, có hiệu quả.
- Thiết bị làm việc:
Tùy theo tính chất cơng việc của mỗi người mà công ty trang bị cho những trang
thiết bị cần thiết và phù hợp. Mỗi người có một cabin riêng và các trang thiết bị cần
thiết như điện thoại, máy vi tính, máy in, thùng rác, ... Ngồi ra, một số thiết bị chuyên
biệt như máy photocopy, scanner, máy fax được sử dụng chung cho tồn văn phịng
cơng ty.
- Môi trường làm việc:
Nhân viên trong công ty được làm việc trong một môi trường hiện đại và thoải mái
với hệ thống máy lạnh, hệ thống chiếu sáng là đèn philips ánh sáng trắng không ảnh
hưởng đến mắt, hệ thống điện và có một phịng nước, phịng vệ sinh riêng để phục vụ
cho từng phịng ban.
- Sự bố trí và sắp xếp nơi làm việc:
Công ty tiến hành sắp xếp các cabin làm việc một cách hợp lý cho từng vị trí và đặc
thù của cơng việc. Từ đó, các nhân viên có thể tự mình sắp xếp các thiết bị và trang trí
chỗ làm việc của mình theo sở thích riêng. Các nhân viên có thể đặt các vật dụng cá
nhân như ly nước, khung ảnh, giá điện thoại di động, lịch làm việc tạo không gian thân
thuộc như một ngôi nhà nhỏ của riêng họ. Tuy nhiên, ở một số phịng ban, vị trí cơng
việc địi hỏi cần nhiều diện tích để lưu trữ hồ sơ, tài liệu thì chỗ làm việc lại chưa đáp
ứng đủ, dẫn tới việc hồ sơ còn chồng chéo, đồ đạc còn lộn xộn gây mất mỹ quan. Nhìn
chung điều kiện làm việc của nhân viên là khá tốt và được nhân viên trong cơng ty
đánh giá cao. Nhưng vẫn cịn một số vấn đề tồn tại cần công ty giải quyết nhằm tạo
điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên.
23



×