Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuế thu nhập hoãn lại đối với giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.85 KB, 49 trang )








CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Giới thiệu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa đang ngày càng hoàn thiện và sự vươn lên khơng ngừng của nền kinh tế quốc
gia để có thể sánh vai với các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới, doanh nghiệp có
một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế. Doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản
phẩm trong nước (GDP), góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và
phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến quyết định phục hồi và
tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn
đề xã hội như: tạo cơng ăn việc làm, xố đói, giảm nghèo và đặc biệt là tăng thu ngân
sách cho nhà nước thông qua các loại thuế. Vì vậy, Nhà nước ln quan tâm và tạo
điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển.
Trong những năm gần đây khi ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới đang trong tình
trạng suy thối kéo theo nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Ngày
23/1/2012, trong báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh “Doing Business 2013” mà
Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) và Tập đồn Tài chính quốc tế (International
Finance Corporation – IFC) công bố, Việt Nam xếp thứ 99 của trong tổng số 185 nền
kinh tế trên thế giới – đây cũng là vị trí thấp nhất của Việt Nam trong xếp hạng này kể
từ năm 2006. Theo báo cáo “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam” của Ngân
hàng Thế giới (WB) công bố, tháng 7/2013 tăng trưởng GDP tăng 5,25% trong năm
2012 (theo giá so sánh năm 2010), mức thấp nhất kể từ năm 1998. Từ 2010 đến 2013,


Việt Nam tăng trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines – đây là lần đầu tiên trong
hai thập kỷ vừa qua. Trước tình hình này, hàng loạt doanh nghiệp đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn, đặc biệt chịu sức ép từ các chi phí trong đó có chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp. ( /> />Nhà nước đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình
trạng thua lỗ hay tăng trưởng chậm bằng cách giảm thuế suất hay giãn thời gian nộp
thuế. Nếu như các chính sách về thuế của nhà nước về giảm thuế suất liên quan chủ
yếu đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì sự thay đổi chính sách thuế

trang 1


lại liên quan trực tiếp tới thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, các yếu tố này đều tác
động đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Kế tốn thuế thu nhập và tác động của thuế thu nhập đối với báo cáo tài chính đã
thu hút sự chú ý của khơng ít nhà nghiên cứu khiến cho kế tốn thuế thu nhập trở
thành vấn đề cần được bàn luận trong các nghiên cứu trong lĩnh vực kế tốn điển hình
như các cơng trình nghiên cứu của Eli Amir, Michael Kirschenheiter & Kristen Willard
(1997) nghiên cứu ở thị trường Mỹ; Cheryl Chang, Kathleen Herbohn & Irene Tutticci
(2009) nghiên cứu ở thị trường Australia; Gao Fan & Jiang Wei (2012) nghiên cứu ở
thị trường Hồng Kông… các nghiên cứu này đã mang lại nhiều giá trị thực tiễn và có
tính ứng dụng cao đối với các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định; các nhà
quản trị trong việc đưa ra các chiến lược, chính sách; kiểm tra nội dung thơng tin của
các tài khoản thuế và vai trị của chúng trong quản lý thu nhập và đặc biệt là các quyết
định quản trị doanh nghiệp để nâng cao giá trị doanh nghiệp ở các quốc gia trong thị
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, đồng thời thấy được vai trò của thuế thu
nhập trong nền kinh tế.
Ở Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp đóng một vai trị rất quan trọng. Thứ
nhất, tất cả các cơng ty đều là đối tượng chịu thuế, làm cho thuế thu nhập doanh
nghiệp là một phần không thể thiếu trên báo cáo tài chính. Thứ hai, các tờ khai thuế
được gửi đến cho các cơ quan thuế nhằm xác định số thuế thu nhập mà nhà nước sẽ

thu được. Thứ ba, thuế cũng là một thước đo thu nhập còn lại của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, thuế thu nhập doanh nghiệp chưa được các chủ thể kinh tế quan tâm nhiều, đặc
biệt là thuế thu nhập hỗn lại. Những cơng trình nghiên cứu trước đây về thuế thu nhập
tập trung chủ yếu xoay quanh việc xử lý chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp theo
chuẩn mực kế toán và theo quy định của thuế để phân loại là tài sản hay nợ phải trả.
Nghiên cứu của nhóm chúng tơi với đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuế thu
nhập hoãn lại đến giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” xem xét sự ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đến
giá trị của cơng ty trên thị trường chứng khốn Việt Nam nhằm cung cấp thêm nguồn
thông tin cho các quyết định kinh tế, đánh giá giá trị của doanh nghiệp của nhà quản
trị; giúp Nhà nước nắm rõ cũng như có thể đánh giá một cách tồn diện tình hình của
các doanh nghiệp mà nổi bật ở đây là các doanh nghiệp dẫn đầu nền kinh tế – các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn thơng qua công cụ thuế thu nhập.

trang 2


Mục tiêu của đề tài

1.2.

— Xác định các nhân tố cần thiết của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ảnh
hưởng đến giá trị doanh nghiệp.
— Xây dựng thang đo cho mơ hình lý thuyết trở thành mơ hình nghiên cứu.
— Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng dữ liệu thị trường.
— Giải thích ảnh hưởng của các nhân tố của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
đến giá trị doanh nghiệp, đề xuất chiến lược từ kết quả nghiên cứu nhằm giúp các chủ
thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu


1.3.

 Phương pháp nghiên cứu
Với những mục tiêu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết
hợp phương pháp định lượng, với dữ liệu thu thập trên cơ sở quan sát các doanh
nghiệp phi tài chính đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
— Nghiên cứu định tính: mục tiêu xây dựng mơ hình nghiên cứu thơng qua các
cơng trình nghiên cứu tiền nhiệm kết hợp thảo luận nhóm bao gồm các bước sau:
 Bước 1: Tổng quan lý thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị doanh
nghiệp thơng qua các cơng trình nghiên cứu trước đây.
 Bước 2: Nghiên cứu các mơ hình trong cơng trình nghiên cứu tiền nhiệm.
 Bước 3: Xem xét và đưa ra mơ hình nghiên cứu giả định.
— Nghiên cứu định lượng: nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê, chạy các mơ hình
kinh tế lượng để đánh giá tương quan giữa các biến số bằng dữ liệu thực tế, thông qua
các công cụ thống kê bao gồm các bước:
 Bước 1: Lấy số liệu từ báo cáo tài chính năm 2012 của các doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
 Bước 2: Kiểm định mơ hình theo phương pháp hồi quy chạy trên phần mềm
excel.
 Bước 3: Kết luận và hàm ý chính sách.
 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuế thu nhập hỗn lại đến các cơng ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

trang 3


 Phạm vi nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu lựa chọn các doanh nghiệp phi tài chính có báo cáo tài chính
năm 2012 được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

 Thời gian nghiên cứu
Nhóm thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 11/2013 đến tháng
3/2014. Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu là từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2014, thời
gian này trên thị trường chứng khốn chỉ có báo cáo tài chính và báo cáo thường niên
đến năm 2012 được niêm yết.
1.4.

Tổng quan các công trình nghiên cứu
Nhằm khám phá mối quan hệ giữa thuế thu nhập hoãn lại và giá trị doanh nghiệp,

trên thế giới một số nghiên cứu đã được công bố, cụ thể:
Eli Amir, Michael Kirschenheiter & Kristen Willard (1997), nghiên cứu các giá
trị thị trường của thuế hoãn lại bằng cách sử dụng một mơ hình định giá dựa trên
khn mẫu lý thuyết của Feltham & Ohlson (1995). Nghiên cứu giới thiệu thuế hoãn
lại như một loại tài sản riêng biệt để định giá và trình bày các giá trị thị trường của vốn
chủ sở hữu như là một nghĩa vụ hiện tại và tương lai đối với những thu nhập bất
thường, tài sản hoạt động thuần, tài sản tài chính thuần và tài sản thuế hoãn lại thuần,
mỗi loại tài sản có một hệ số định giá khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt
động kinh doanh, hoạt động tài chính và thuế hỗn lại là những giá trị thích hợp trong
việc giải thích mơ hình hồi quy đến giá thị trường của doanh nghiệp. Kết quả phân tích
thực nghiệm chỉ ra rằng hoạt động kinh doanh, tài chính và thuế hỗn lại là những giá
trị có liên quan trong việc giải thích sự thay đổi giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
Cheryl Chang, Kathleen Herbohn & Irene Tutticci (2009), nghiên cứu tiếp cận
theo phương pháp báo cáo thu nhập (AASB 1020) trong giai đoạn 2001-2004. Kết quả
cho thấy có mối quan hệ thuận chiều (tích cực) giữa tài sản thuế hoãn lại được ghi
nhận và giá trị doanh nghiệp, trong khi kết quả từ mơ hình lợi nhuận đề xuất rằng thuế
thu nhập hoãn lại phản ảnh đến thuế phải trả trong tương lai. Số dư của tài sản thuế
hoãn lại chưa được ghi nhận cho thấy dấu hiệu ngược chiều (tiêu cực) đến lợi nhuận
doanh nghiệp trong tương lai, đặc biệt là những công ty thuộc ngành nguyên vật liệu,
năng lượng và những công ty bị lỗ.

Gao Fan & Jiang Wei (2012), nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuế hoãn lại được
ghi nhận theo chuẩn mực kế tốn Hồng Kơng số 12 (HKAS 12) đến giá trị thị trường

trang 4


của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Hồng Kơng. Mơ hình của
tác giả được dựa trên mơ hình của Feltham & Ohlson (1995). Mẫu nghiên cứu gồm
120 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Hồng Kơng từ năm 2005 đến
năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ trái chiều (tiêu cực) giữa thuế
hoãn lại phải trả (Deffered Tax Liability – DTL) và giá trị thị trường công ty, đồng thời
mối quan hệ thuận chiều (tích cực) giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Deffered Tax
Asset – DTA) và giá trị thị trường cơng ty. Khơng có ảnh hưởng đáng kể giữa các tài
sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận (Unrecognized Deffered Tax Asset –
UDTA) và giá trị thị trường của công ty.
Sau khi xem xét mối quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và giá trị
thị trường của các cơng trình nghiên cứu tiền nhiệm, nhóm nghiên cứu có thể khẳng
định: nội dung và mục tiêu nghiên cứu của nhóm là hồn tồn khả thi.

trang 5


1.5.

Thiết kế nghiên cứu

Xác định nội dung nghiên cứu

Thảo luận nhóm
Mơ hình nghiên

cứu đề nghị

Nghiên cứu định tính

Tổng quan lý thuyết

Thu nhập dữ liệu

Thảo luận nhóm

Kết quả và thảo luận kết quả

Nghiên cứu định lượng

Phân tích dữ liệu, kiểm định giả
thuyết bằng mơ hình hồi quy

Kết luận và kiến nghị

Hình 1: Thiết kế nghiên cứu

trang 6


1.6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

— Kiểm tra sự ảnh hưởng của thuế thu nhập hoãn lại đến giá trị thị trường của
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

— Xác định các nhân tố của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tác động đến giá
trị doanh nghiệp.
— Nghiên cứu tạo tiền đề cho các nghiên cứu về thuế thu nhập sau này.
— Đưa ra các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa kế toán và thuế ở Việt Nam
và các quốc gia khác. Từ đó cho thấy được thực trạng của kế tốn thuế thu nhập hoãn
lại ở Việt Nam nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách về kế tốn, về thuế cần xem
xét cũng như là các doanh nghiệp xem xét lại hệ thống kế tốn của mình để hội nhập
với hệ thống kế toán quốc tế, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam hơn khi chính sách thuế ổn định, cơng bằng.
1.7.

Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

phần nội dung của nghiên cứu gồm:
— Chương 1: Tổng quan
— Chương 2: Cơ sở lí luận và mơ hình nghiên cứu
— Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu
— Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách

trang 7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
2.1.

Giới thiệu
Một trong những cơng cụ đắc lực góp phần thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả

kinh tế – xã hội chính là thuế, đồng thời thuế cũng là nguồn thu chính của Ngân sách

Nhà nước. Để có được cái nhìn tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp, hiện nay có
rất nhiều khái niệm liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp theo cách tiếp cận phổ
biến ở Việt Nam và thế giới.
Một số khái niệm

2.2.

2.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17), thuế thu nhập doanh nghiệp
là toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, kể cả các
khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại
nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế thu nhập
doanh nghiệp bao gồm cả các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với
các tổ chức, cá nhân nước ngồi hoạt động tại Việt Nam khơng có cơ sở thường trú tại
Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên
các khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có) hoặc thanh tốn dịch vụ cung cấp cho
đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của luật thuế doanh nghiệp hiện
hành.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế sô 12 năm 2012 (IAS12), thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập phải nộp liên quan đến lãi (lỗ) tính thuế trong
một kỳ kế tốn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi
trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung cho tất cả các thành phần kinh tế, điều
chỉnh cả đối với cơ sở thường trú của công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
( />
trang 8



2.2.2. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 năm 2012 (IAS12), chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp là giá trị trong việc xác định lãi hoặc lỗ trong năm tài chính liên quan
đến thuế hiện hành và thuế hoãn lại trong một kỳ kế tốn.
Cịn theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 17 (VAS 17), chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) là tổng chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại (hoặc thu
nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi
nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp năm hiện hành.
 Chênh lệch tạm thời
Chênh lệch tạm thời là chênh lệch giữa cơ sở thuế và giá trị ghi sổ của tài sản và
nợ phải trả. Khoản chênh lệch này dựa trên số tiền chịu thuế hoặc được khấu trừ trong
tương lai khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán (John R.Graham,
Jana S. Raedy & Douglas A. Shackelford, 2012).
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 năm 2012 (IAS 12), chênh lệch tạm thời
là sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của một tài sản hoặc nợ phải trả trong báo cáo tài
chính và căn cứ tính thuế.
Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 17 (VAS 17), chênh lệch tạm thời là khoản
chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong bảng cân
đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.
Chênh lệch tạm thời được chia làm 2 nhóm:
1. Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát
sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong
tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan
được thu hồi hay được thanh toán.
2. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch tạm thời làm phát sinh các
khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong

tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan
được thu hồi hoặc thanh toán.

trang 9


Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả là giá trị tính cho tài sản
hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo thông tư số 20/2006/TT-BTC, các khoản chênh lệch tạm thời là chênh lệch
phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và
thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu
trừ khỏi thu nhập chịu thuế.
 Chênh lệch vĩnh viễn
Chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch phát sinh phát sinh do có sự khác biệt nhất
định trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sự khác biệt
không phát sinh từ vấn đề thời gian mà phát sinh từ bản chất kinh tế (John R.Graham,
Jana S. Raedy & Douglas A. Shackelford, 2012).
Theo thông tư số 20/2006/TT-BTC, các khoản chênh lệch vĩnh viễn là chênh lệch
giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu
nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế tốn nhưng lại khơng được tính vào
thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.2. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Trong bài nghiên cứu về “Nhận thức của thị trường của các khoản trích trước
thuế thu nhập hoãn lại” của Cheryl Chang, Kathleen Herbohn & Irene Tutticci (2009),
thì một nghĩa vụ thuế thu nhập hỗn lại, được gọi là “dự phịng thuế thu nhập hỗn lại”,
được ghi nhận khi chi phí thuế thu nhập vượt quá thuế thu nhập phải nộp. Sự khác biệt
này có thể phát sinh từ hai nguồn – doanh thu và chi phí. Doanh thu kế tốn được ghi
nhận khác với doanh thu được tính trong thu nhập tính thuế trong kỳ báo cáo làm cho lợi
nhuận trước thuế thấp hơn, tức là doanh nghiệp nộp thuế ít hơn vào năm hiện hành và sẽ
phải nộp nhiều hơn vào những năm sau. Sự khác biệt giữa chi phí kế tốn ghi nhận (theo

chuẩn mực kế tốn) và chi phí theo quy định của thuế dẫn đến một khoản chênh lệch mà
theo quy định thuế chấp nhận cho doanh nghiệp đưa vào kỳ này. Có nghĩa là trong kỳ báo
cáo một khoản chi phí theo kế tốn chưa được ghi nhận nhưng theo quy định thuế thì cho
phép doanh nghiệp ghi nhận làm cho lợi nhuận chịu thuế giảm dẫn đến doanh nghiệp nộp
thuế ít hơn vào năm hiện hành nhưng phải nộp nhiều hơn vào năm sau (Cheryl Chang,
Kathleen Herbohn & Irene Tutticci, 2009).

trang 10


Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 năm 2012 (IAS 12) thuế thu nhập hoãn lại
phải trả là số thuế thu nhập phải nộp trong tương lai đối với chênh lêch tạm thời chịu
thuế.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17), thuế thu nhập hoãn lại phải
trả là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
2.2.3. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tài sản thuế thu nhập hỗn lại, gọi là “lợi ích về thuế thu nhập trong tương lai”,
được ghi nhận dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh khi thuế thu nhập phải nộp vượt
quá chi phí thuế thu nhập. Sự khác biệt này có thể phát sinh từ hai nguồn – doanh thu
và chi phí. Trong kỳ báo cáo doanh thu được kế tốn ghi nhận khác với doanh thu
được tính trong thu nhập tính thuế dẫn đến lợi nhuận trước thuế cao hơn, tức là doanh
nghiệp sẽ phải nộp thuế nhiều hơn vào năm hiện hành và sẽ nộp ít hơn vào những năm
sau. Khác biệt giữa chi phí được kế toán ghi nhận (theo chuẩn mực kế toán) và chi phí
theo quy định của thuế dẫn đến một khoản chênh lệch mà theo quy định thuế không
chấp nhận cho doanh nghiệp đưa vào kỳ này, có nghĩa là một khoản chi phí được kế
tốn ghi nhận trong kỳ báo cáo nhưng theo quy định thuế thì khơng được ghi nhận làm
cho lợi nhuận trước thuế sẽ nhiều hơn dẫn đến doanh nghiệp nộp nhiều hơn vào năm
hiện hành và nộp ít thuế hơn vào những năm sau (Cheryl Chang, Kathleen Herbohn &
Irene Tutticci, 2009).

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 năm 2012 (IAS 12), tài sản thuế thu nhập
hoãn lại là số thuế thu nhập thu hồi trong tương lai đối với:
— Chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
— Các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng.
— Các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17), tài sản thuế thu nhập hoãn lại
là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hồn lại trong tương lai tính trên các khoản:
— Chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
— Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa
sử dụng.
— Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa
sử dụng.

trang 11


Như vậy, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17) có cùng quan điểm với
chuẩn mực kế tốn quốc tế năm 2012 (IAS 12).
Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

2.3.

Thuế thu nhập doanh nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng.
Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước. Thuế là
nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo trang trải cho các nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước, cho nên cũng giống như các loại thuế khác, vai trò đầu tiên của
thuế thu nhập doanh nghiệp là đảm bảo một nguồn thu ổn định và không nhỏ cho ngân
sách Nhà nước thông qua việc ngày càng mở rộng đối tượng chịu thuế, có khả năng
bao quát được hầu hết các nguồn thu nhập phát sinh trong điều kiện nền kinh tế ngày
càng phát triển, xuất hiện nhiều loại hình thu nhập phức tạp và tinh vi hơn trước.

Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng của Nhà nước
trong việc quản lí vĩ mơ nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh. Thông
qua hệ thống ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế thu nhập doanh ngiệp góp phần
định hướng cho các nhà đầu tư, từ đó thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện vai trò đặc trưng của thuế là
đảm bảo công bằng xã hội. Là sắc thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp có khả
năng đảm bảo cơng bằng theo chiều dọc: đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao
thì nộp thuế nhiều, đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế thấp thì nộp thuế ít. Đối
tượng nộp thuế gặp khó khăn thì được giảm thuế, được chuyển lỗ sang những năm
sau… thuế thu nhập doanh nghiệp có nhiều mức thuế suất ưu đãi khác nhau. Trong
điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh, thu nhập của một cá nhân hay một tổ chức phụ
thuộc chủ yếu vào việc cung cấp các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, cơng nghệ…). Sự
phân hóa giàu nghèo là điều khơng thể tránh khỏi. Trong hồn cảnh đó, thuế thu nhập
sẽ là một biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên trong
xã hội.
Thứ tư, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ thúc đẩy việc nâng cao trình
độ hạch tốn kế toán đối với các đối tượng nộp thuế. Theo luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, các đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ tự kê khai và tính số thuế phải nộp, đồng
thời phải tự chịu trách nhiệm về các số liệu kê khai, tính tốn đó. Sự trung thực, chính

trang 12


xác của số liệu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cơng tác hạch tốn kế tốn ở đơn vị.
Để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan thuế phải chú trọng
công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế qua đó có thể phát hiện những sai sót hoặc
biểu hiện tiêu cực trong quá trình hạch tốn kế tốn của người nộp thuế và tùy vào
từng trường hợp sai phạm mà cán bộ thuế sẽ áp dụng các biện pháp xử lí kịp thời…

nhờ đó ý thức của người nộp thuế sẽ dần được nâng cao và cơng tác hạch tốn kế tốn
cũng từng bước hoàn thiện hơn.
Thứ năm, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt
động của người nộp thuế. Nhìn vào số thuế thu nhập doanh nghiệp mà đơn vị phải
nộp, so sánh đối chiếu với số thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp cùng
ngành ở địa phương và trong cả nước có thể đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất
kinh doanh của đơn vị. Vì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi thì mới phát sinh số
thuế phải nộp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp càng cao. Và nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng
lên qua các năm thì chứng tỏ doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá và ngược lại là
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm sút. Như vậy thuế thu
nhập doanh nghiệp là một công cụ đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị
một cách khá chính xác.
Thứ sáu, thuế thu nhập doanh nghiệp cịn có vai trị chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Thơng qua chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước sẽ
ưu tiên cho ngành cần phát triển để chuyển dịch, thu hút nhà đầu tư từ ngành chưa cần
phát triển sang ngành cần phát triển, phục vụ mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
( />2.4.

Giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp (Enterprise value – EV) hoặc giá trị công ty (Firm value –

FV) là thước đo phản ánh giá trị thị trường của toàn bộ một doanh nghiệp. Đó là số
tiền phải trả cho chủ nợ và cổ đông. Giá trị doanh nghiệp là một trong những số liệu cơ
bản được sử dụng trong định giá doanh nghiệp, mơ hình tài chính, kế tốn, phân tích
danh mục đầu tư. ( />Giá trị thị trường của doanh nghiệp được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại
toàn bộ doanh nghiệp trong điều kiện hiện tại.

trang 13



Giá trị thị trường của doanh nghiệp tương đương với giá trị thị trường của cổ
phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.
Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường cơng khai và cạnh
tranh. Thị trường này có thể là thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế, có thể
bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một số lượng hạn chế người mua,
người bán.
Giá trị thị trường của cổ phiếu thể hiện mức giá ước tính mà trên cơ sở đó bên
bán và bên mua thoả thuận tại một thời điểm sau khi cả hai bên đã khảo sát, cân nhắc
đầy đủ các cơ hội và lựa chọn tốt nhất cho mình từ các thơng tin trên thị trường trước
khi đưa ra quyết định mua hoặc quyết định bán một cách hồn tồn tự nguyện, khơng
nhiệt tình mua hoặc nhiệt tình bán quá mức.
( />Giá trị doanh nghiệp là một thước đo giá trị của một công ty, thường được sử
dụng để thay thế cho vốn hóa thị trường đơn giản. Giá trị doanh nghiệp được tính như
vốn hóa thị trường cộng với nợ, cổ đông thiểu số và cổ phiếu ưu đãi, trừ đi tổng tiền và
tương đương tiền
( />Giá trị doanh nghiệp (Enterprise value – EV), đo lường giá trị của các hoạt động
liên tục của một công ty. Nó dùng để đo lường giá trị kinh doanh của một cơng ty thay
vì đo lường giá trị của cơng ty, là thước đo cho việc tính tốn chi phí để mua lại quyền
kinh doanh của một cơng ty bao gồm các khoản nợ và các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp có thể được coi là một mức giá mua lại quyền kinh doanh của
công ty.
Giá trị doanh nghiệp được sử dụng để thay thế cho vốn hóa thị trường. Nó là một
ước tính chính xác hơn về giá mua lại của một công ty so với vốn hóa thị trường.
( />Giá trị doanh nghiệp (Firm value) là đánh giá của nhà đầu tư về doanh nghiệp
nào đó, thường phản ảnh qua giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với giá trị của
doanh nghiệp cũng cao. Mục đích chính của các doanh nghiệp theo “Lý thuyết doanh
nghiệp” là tối đa hóa tài sản hoặc giá trị doanh nghiệp (Salvatore, 2005).

trang 14



Theo lý thuyết

uản lý kinh tế và chiến lược kinh doanh của Michael R. Baye

(dẫn theo Pike & Bill, 2006), giá trị của một doanh nghiệp là giá trị của lợi nhuận hiện
tại và tương lai của doanh nghiệp đó.
Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về giá trị thị trường của doanh nghiệp, tuy nhiên
trong nghiên cứu này, nhóm sử dụng thuật ngữ giá trị thị trường theo hướng tiếp cận
của tác giả Salvatore (2005), cũng như trên trang web:
( nghĩa là giá trị doanh nghiệp được xác
định theo giá cổ phiếu tại thời điểm đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng cuối năm
tài chính (năm dương lịch).
2.5.

Mối quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp
Ở Mỹ, nghiên cứu của Eli Amir, Michael Kirschenheiter & Kristen Willard

(1997) về giá trị của thuế hoãn lại cho thấy có sự tác động của thuế hỗn lại đến giá trị
doanh nghiệp. Thông qua các yếu tố lợi nhuận từ hoạt động bất thường (Current
Abnormal Operating Earning – AE), tài sản hoạt động ròng (Net Operating Assets –
NOA), tài sản tài chính rịng (Net Financial Assets – NFA) và thuế hoãn lại (Net
Deferred Taxes – DT). Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại một mối quan hệ trái chiều
(tiêu cực) giữa thuế hoãn lại (DT) và giá trị của doanh nghiệp (P). Tài sản thuế hoãn
lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và giá trị của các khoản lỗ được chuyển sang các
năm sau có quan hệ trái chiều với giá cổ phiếu.
Ở Úc, nghiên cứu của Cheryl Chang, Kathleen Herbohn & Irene Tutticci (2009),
ghi nhận mối quan hệ thuận chiều (tích cực) giữa tài sản thuế hoãn lại và giá trị doanh
nghiệp, trong khi kết quả từ mơ hình lợi nhuận cho rằng thuế thu nhập hoãn lại sẽ ảnh

hưởng đến thuế phải trả trong tương lai. Số dư của tài sản thuế hỗn lại khơng được
ghi nhận cho thấy dấu hiệu trái chiều về khả năng sinh lời trên thị trường trong tương
lai, đặc biệt là những công ty thuộc ngành nguyên vật liệu, năng lượng và những công
ty bị lỗ.
Ở Hồng Kông, nghiên cứu của Gao Fan & Jiang Wei (2012) đã sử dụng giá cổ
phiếu được công bố trên thị trường chứng khoán tại phiên giao dịch cuối cùng của năm
tài chính thay vì sử dụng giá cổ phiếu được trình bày trong bảng cân đối kế tốn tại
ngày kết thúc niên độ để phản ánh giá trị của doanh nghiệp.

ua đó, nghiên cứu ghi

nhận mối quan hệ trái chiều giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp và thuế hỗn lại
phải trả. Những nhà đầu tư thì xem thuế hoãn lại phải trả này như một khoản nợ phải

trang 15


trả trong tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu cũng ghi nhận mối quan hệ thuận chiều (tích
cực) giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp và tài sản thuế hoãn lại, tức là các nhà
đầu tư xem tài sản thuế hoãn lại như một tài sản sẽ thu hồi trong tương lai. Tuy nhiên,
nghiên cứu khơng tìm được mối quan hệ quan trọng nào giữa giá trị thị trường của
doanh nghiệp và tài sản thuế hoãn lại chưa được ghi nhận.
Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào về thuế thu
nhập hỗn lại liên quan đến giá trị doanh nghiệp.

trang 16


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xây dựng mơ hình đo lường


3.1.

3.1.1. Cách đo lường nhân tố ở các cơng trình nghiên cứu tiền nhiệm
Trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu tiền nhiệm về tác động của thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại đến giá trị của các doanh nghiệp của các tác giả Feltham &
Ohlson’s (1995), Amir (1997), O’Hanlon & Taylor (2007), Gao Fan & Jiang Wei
(2012),... các biến đo lường trong các nghiên cứu trên được người nghiên cứu tóm
lược như sau:
Bảng 1: Mơ tả các biến
Nhân
tố

Biến
đo
lường

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

NBV

Tên
tiếng Anh

Net book
value

Nhà nghiên cứu

Cách tính


 Feltham
&
Ohlson’s (1995)
 O’Hanlon
& NBV là giá trị ghi sổ của
Taylor (2007)
vốn chủ sở hữu trên bảng
 Horton (2008)
cân đối kế toán
 Gao Fan & Jiang
Wei (2012)

DTL

Deferred tax
liability

 Chang (2009)
 Gao Fan & Jiang Thuế hoãn lại phải trả
Wei (2012)
 Amir (1997)

DTA

Deferred tax
asset

 Chang (2009)


Tài sản thuế hoãn lại

 Gao Fan & Jiang
Wei (2012)
{(nguyên giá của tài sản cố

Percentage
Gr

growth in
assets

 Gao Fan & Jiang
Wei (2012)

định hữu hình năm t) –
(nguyên giá của tài sản cố
định hữu hình năm t1)}/(nguyên giá của tài sản
cố định hữu hình năm t-1)

trang 17


EARN

LOSS

EARNINGS

 Gao Fan & Jiang (Doanh thu) – (chi phí hoạt

động)

Wei (2012)

LOSS là 1 cho các doanh

Loss -

 Tanya (2011)

dummy

 Gao Fan & Jiang

variable

Wei (2012)

nghiệp bị lỗ trong năm tài
chính, 0 cho các trường
hợp còn lại
Mat là 1 cho các doanh

Mat

A dummy
variable

 Gao Fan & Jiang nghiệp thuộc các ngành
vật liệu hoặc công nghiệp


Wei (2012)

năng lượng, 0 cho các

GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

ngành công nghiệp khác
 Feltham

&

Ohlson’s (1995)
 Amir (1997)
FV

FV – Firm
value

 O’Hanlon

&

Taylor (2007)
 Horton (2008)
 Gao Fan & Jiang

FV là giá cổ phiếu của
doanh nghiệp tại ngày giao
dịch khi công ty phát hành

báo cáo tài chính cho năm
tài chính kết thúc

Wei (2012)

3.1.2. Mơ hình nghiên cứu
Với mục tiêu chính là đánh giá ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn
lại đến giá trị thị trường của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của Feltham & Ohlson’s (1995), Eli Amir,
Michael Kirschenheiter & Kristen Willard (1997) và Gao Fan & Jiang Wei (2012),...
mơ hình nghiên cứu đề xuất của nhóm nghiên cứu như sau:

FV  0  1NBV  2 EARN  3DTL  4 DTA  5Gr  6 LOSS  7 Mat  
Trong đó các biến đo lường được xác định như sau:
— FV là biến phụ thuộc, được xác định bằng giá cổ phiếu tại ngày đóng cửa của
cơng ty trên thị trường chứng khốn tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

trang 18


×