Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN MAM NON một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.55 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Lịch sử của đề tài.......................................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................................2
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu......................................................................2
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu..................................................................................2
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu...........................................................................2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................................2
1. Cơ sở lí luận của vấn đề.............................................................................................3
2.Thực trạng của vấn đề.................................................................................................3
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề............................................................4
4. Hiệu quả của đề tài...................................................................................................13
5. Bài học kinh nghiệm................................................................................................13
III. KẾT LUẬN............................................................................................................ 14
1. Đúc kết lại những nội dung đã trình bày..................................................................14
2. Đề ra biện pháp áp dụng đề tài vào thực tiễn...........................................................14
3. Nêu kiến nghị đề xuất..............................................................................................15
4. Hướng phát triển của đề tài......................................................................................15


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề nóng bỏng
trên tồn cầu. Tất cả các quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực vào cuộc để
tìm ra những giải pháp để cứu lấy trái đất- Ngơi nhà chung của tồn nhân loại,
mơi trường đang bị hủy hoại do chính con người vẫn đang diễn ra từng ngày,
từng giờ ở khắp nơi trên thế giới. Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, rừng bị chặt
phá bừa bãi, các chất thải công nghiệp không được xử lý, làm mơi trường đất,
nước, khơng khí bị ơ nhiễm nặng nề.


Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ
em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố về môi trường, 1/3
bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về khơng khí, đất,
nước và thực phẩm. Các thảm họa thiên nhiên như lốc xốy, cháy lớn... có thể
gây chấn động tâm thần mạnh với trẻ em khi các trẻ em phải chứng kiến cảnh
mất đi người thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc bệnh nhiễm khuẩn... Tỷ lệ mắc bệnh
hen tồn cầu đã tăng gấp đơi trong 15 năm qua do tăng ô nhiễm môi trường, 5
triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm do bệnh sốt rét... môi trường ảnh
hưởng rất lớn đối với trẻ em.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường,
Đảng, Nhà nước và Bộ GD & ĐT đã ban hành nhiều văn bản, tạo điều kiện cho
công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói
chung và giáo dục mầm non nói riêng. Cơng văn đã đề ra nhiệm vụ cho các các
cơ sở giáo dục Mầm non tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường từ
đó trẻ hiểu biết về mơi trường, giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với
môi trường để gìn giữ bảo vệ mơi trường, biết sống hịa nhập với môi trường
nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết mơi trường xung quanh trẻ bao
gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc
làm tốt – xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ mơi trường? Hay cũng có
thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc
và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, một số
văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý
thức gìn giữ bảo tồn văn hố dân tộc. Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
ở đơn vị tôi phụ trách đã được chú trọng song kết quả chưa cao: Phụ huynh còn
xem nhẹ việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nên sự phối hợp giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho trẻ cịn khó khăn. Một số trẻ ý thức bảo vệ mơi
trường cịn kém, trẻ chỉ làm khi người lớn u cầu, chưa có tính tự giác nên tơi
rất lo lắng về vấn đề ý thức bảo vệ môi trường của trẻ. Xuất phát từ những lý do
trên tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra một số biện pháp nhằm nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non”.

2. Lịch sử của đề tài
Vấn đề giáo dục trẻ mầm non có ý thức bảo vệ mơi trường được thực hiện
trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại lớp. Từ lúc đón trẻ, đến các hoạt động
1


học, hoạt động chơi, ăn, ngủ…đều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Như những năm trước tại lớp tôi phụ trách
cũng đã thực hiện một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường như thông qua
tranh ảnh, tôi đàm thoại cùng trẻ về hành động, việc làm của các bạn nhỏ về ý
thức bảo vệ môi trường ( bỏ rác vào thùng, trồng cây…). hay tổ chức các buổi
lao động dọn sân trường, giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ, hay giáo dục trẻ ý
thức bảo vệ mơi trường thơng qua trị chơi nhưng đạt hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ
nhớ được lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, và khi lao động thì trẻ làm một
cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của mình phải làm.
Được sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, Tổ chun mơn, bản
thân tơi đã tìm tịi, nghiên cứu, học hỏi nhằm tìm ra những "biện pháp nhằm
nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
trong trường mầm non”.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm ra một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6
tuổi trong trường mầm non.
- Giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm trong việc giáo dục ý thức
bảo vệ mơi trường cho trẻ từ đó hình thành cho trẻ ý thức tốt trong việc bảo vệ
môi trường.
- Giúp trẻ nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về: Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.

- Khảo sát đánh giá thực trạng của: “Một số biện pháp nhằm nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi”.
- Đề xuất những biện pháp (giải pháp) ứng dụng cải tạo hiện thực liên
quan: “Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu
giáo lớn 5-6 tuổi”.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tôi sử dụng phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành, phương pháp
đàm thoại, phương pháp giải thích.
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu
- Lớp mẫu giáo lớn A5 trường Mầm Non Vạn Phước.
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Các biện pháp giúp trẻ hứng thú, tích cực, tự giác trong việc nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường xung quanh.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2


1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người. Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và
sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là
những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng
sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây
cho môi trường. Giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ mầm non là q trình giáo
dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về mơi trường,
có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua
những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh. Vấn đề
ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng tới tồn cầu như tình trạng ơ nhiễm khơng khí, nguồn
nước, hạn hán lũ lụt ...xảy ra liên tục mà gần đây nhất như Trung Quốc đang trả

giá cho tình trạng ơ nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhân tố con người là
yếu tố chính làm cho tình trạng ơ nhiễm càng gia tăng trầm trọng nhưng chính
con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Môi
trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ
phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường thiên nhiên bao gồm các
nhân tố thiên nhiên; đất, nước, khơng khí, ánh sáng ...tồn tại khách quan ngồi ý
muốn của con người. Mơi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học,
xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội
bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề môi trường này nó
cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. Đặc biệt hơn hiện nay
sự bùng nổ dân số cùng với q trình đơ thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra
nhiều khí thải .....đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống
của con người. Hoạt động bảo vệ môi trường là khai thác sử dụng hợp lý và tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ơ nhiễm, suy
thối, phục hồi và cải thiện mơi trường, ứng phó sự cố mơi trường; là giữ cho
mơi trường trong lành, sạch đẹp. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những
con người có trí thức có khoa học có tình u thiên nhiên, u Tổ quốc, u lao
động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ
ước, sáng tạo và cịn biết nhìn xa trơng rộng. Những phẩm chất ấy con người
phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp
trong tương lai.
2.Thực trạng của vấn đề
Trường mầm non Vạn Phước của chúng tơi có thể nói là một ngơi trường
thân thiện với đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường là những người có
tâm huyết yêu nghề mến trẻ, chúng tơi ln mong được cống hiến tâm huyết của
mình cho sự nghiệp trồng người.
Lớp tôi là một trong 5 lớp mẫu giáo lớn của trường chính vì vậy tơi ln
mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn
dạy các con ý thức được việc bảo vệ môi trường là một việc làm cần thiết .
3



Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tơi đã tiến hành khảo sát thực trạng của
lớp mình tơi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường
luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên. Được đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng
dạy học hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Lớp được tu sữa, sạch sẽ, thống mát, an tồn cho trẻ, thuận lợi trong
việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ ,đặc biệt là trong việc giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ.
- Trẻ đi học đều, khỏe mạnh, thích tìm tịi khám phá những điều mới lạ
xung quanh trẻ. Tích cực tham gia vào hoạt động
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, có tinh thần học
hỏi nâng cao trình độ chun mơn. Ln hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao.
b. Khó khăn
- Nhiều trẻ chưa có tinh thần tự giác, chưa có ý thức bảo vệ mơi trường
cịn phải để cơ nhắc nhở mới thực hiện.
- Một số phụ huynh cũng chưa có ý thức và chưa biết nhắc nhở con trong
việc bảo vệ môi trường .
- Bên cạnh đó trường ở gần đường, ý thức của người dân chưa cao nên rác
thải chưa được xử lý vứt bừa bãi.
Từ những lý do trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và
làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời
nhắc nhở cả phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường, hãy sống cho
mình và cả tương lai của con em mình sau này. Tơi xin mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp sau đây:
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
3.1 Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động giáo dục bổ ích cho trẻ

* Hoạt động học
Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: khám phá khoa
học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình...mỗi hoạt động trên đều có
những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực
hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi.....với trẻ để trẻ nhận ra được
những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng – hành động khơng đúng
kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với mơi trường trong
và ngồi lớp học. Ví dụ: “Chủ đề: Trường mầm non thân yêu của bé”: Ngoài
việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề: Giới thiệu các khu vực trong trường,
các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác. Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay,
rửa mặt. Những thời điểm cần rửa tay, rửa mặt (Trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi
đi vệ sinh, sau khi hoạt động ngồi trời, và khi tay bẩn). Tơi cịn giáo dục trẻ có
4


ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh
trường lớp, biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh… Tơi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “
Chọn những hành vi đúng - sai”: Cơ làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi
trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà,
giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi...Sau đó
chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng
và yêu cầu một đội đánh dấu X vào vòng tròn các hành vi đúng và một đội đánh
dấu X vào vòng tròn những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào
khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng. Trò chơi “ Chọn những hành vi
đúng – sai” Tôi cho trẻ xem tranh ảnh, đoạn băng tình huống : Bạn ngắt hoa bẻ
cành, bạn giẫm lên hoa, bạn vứt rác bừa bãi… sau đó hỏi trẻ “ Con sẽ làm gì nếu
con gặp bạn nhỏ đó?”…
“Chủ đề: Bản thân”: Mục đích là giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn
vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi
và thói quen tốt trong ăn uống: mời cơ, mời bạn, khơng ăn q vặt ngồi

đường...Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng rác..
và biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: dao, kéo, ổ cắm điện,
ao, hồ... Trẻ chú ý quan sát những việc làm của người lớn: Khi ra khỏi nhà phải
tắt thiết bị điện, nước khi khơng sử dụng, trẻ có thái độ khơng đồng tình với
người khơng biết tiết kiệm điện nước… Giờ học khám phá khoa học: “Năm giác
quan của bé”. Cho trẻ khám phá thực hành trải nghiệm các giác quan và qua đó
giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt ( không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt
hàng ngày bằng nước và khăn sạch ). Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn bị
khiếm thị, bị cận... khơng cho tay bẩn vào tai, khơng dùng que ngốy tai của
mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước chui vào tai... biết đội mũ ô
khi ra nắng và đeo khẩu trang, thường xuyên đánh răng và khơng ăn những thức
ăn q nóng, q lạnh phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi
rửa tay và đánh răng... Hay tiết hoạt động âm nhạc bài hát “ Cùng nhau bảo vệ
môi trường” nhạc và lời nước ngồi: (Jang Young Song) tơi cịn giáo dục bảo vệ
môi trường cho trẻ bằng cách giáo dục trẻ qua bài hát: Cô hỏi: Trong bài hát, rác
trước khi vứt vào thùng phải làm gì?( Phải phân loại rác) Bài hát khuyên chúng
ta nên phân loại rác trước khi cho vào thùng rác, phải luôn ý thức sử dụng lại các
đồ vật có thể dùng được.
“Chủ đề: Gia đình’’: Nhận biết mơi trường gia đình bao gồm: Các phòng
ở, nhà vệ sinh, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng và sự sắp đặt trong gia đình.
Trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết
được mơi trường sạch: Các phịng ở, nhà vệ sinh, chuồng gia súc, sân vườn,
nguồn nước, các đồ dùng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, không bụi, khơng
khói và khơng có tiếng ồn, mơi trường bẩn trong gia đình: Nhà ở, sân vườn
khơng được qt dọn, đồ dùng đồ chơi không được lau chùi và sắp xếp gọn
gàng, bụi bẩn và trẻ biết tác hại của môi trường bẩn đối với con người. Từ đó,
trẻ biêt quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ,
bỏ rác đúng nơi quy định, khơng khạc nhổ bừa bãi...có ý thức về những điều nên
làm như: khố vịi nước khơng sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng, giúp đỡ bố
5



mẹ những công việc vừa sức giúp môi trường sống của gia đình xanh, sạch đẹp
như: quét nhà, tưới cây… Tiết khám phá khoa học: “Đồ dùng sử dụng bằng điện
trong gia đình bé” Trẻ biết một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình
như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, đài, tủ lạnh, ấm điện... Cô giáo dục trẻ
những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách vừa tiết kiệm lại có thể
bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác.
Cơ đưa ra các tình huống nhằm lồng ghép nội dung “Sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả” như khi ra khỏi phòng các con phải làm gì? ( Tắt đèn, tắt tivi,
quạt...)
* “Chủ đề: Thế giới thực vật”: Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của
cây ích lợi của cây xanh với mơi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi làm
cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xẩy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới
đời sống của con người. Tôi cho trẻ chuẩn bị đồ dùng chai dầu ăn, dầu xả... cắt
thành những hình ngộ nghĩnh, hấp dẫn và cho trẻ làm thí nghiệm “ Trồng cây”
Chậu trồng cây được làm từ chai, lọ trẻ được tự tay gieo trồng và mục đích của
tơi là trẻ được thực hành, tìm hiểu và hàng ngày quan sát chăm sóc để trẻ biết
q trình phát triển của cây. Sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hị vè... về các lồi
cây để trẻ biết được ích lợi của cây đối với con người từ đó trẻ có thái độ u
q biết chăm sóc bảo vệ cây xanh.( không bứt lá, bẻ cành, lá, hoa, khơng giẫm
lên cỏ, hoa...). Bên cạnh đó tơi mở rộng tìm những video về những cây thực vật
sống trong lịng Đại Dương, biển, đảo cho trẻ tìm hiểu và cung cấp cho trẻ thấy
được môi trường biển đang bị ô nhiễm do khai thác chặt phá cây trồng ven biển
và các loại tảo, rong biển quá mức.. Các hoạt động giúp trẻ biết được sự phát
triển của cây xanh, tận dụng các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên làm một số đồ
chơi: con trâu, chong chong, đồng hồ... Con trâu, đồng hồ, chong chóng được
làm từ lá đa, lá dừa, trẻ biết mối quan hệ cây xanh với môi trường sống, biết
rừng là nơi có nhiều cây, giúp chắn gió, ngăn lũ là nơi sinh sống của nhiều loại
động thực vật.

“Chủ đề: Thế giới động vật”: Ngồi việc tơi cung cấp cho trẻ kiến thức về
đặc điểm, ích lợi cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người.
Tơi cịn giáo dục trẻ u q các con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những
hành động tốt để chăm sóc bảo vệ những con vật gần gũi. VD: Tơi cho trẻ cùng
quan sát thí nghiệm với 2 con cá ở 2 bình nước khác nhau ( bình nước sạch và
bình nước bẩn) cho trẻ nhận xét về sự tồn tại của hai con cá đó. Tơi còn mở rộng
về một số động vật đang sống trong lịng Đại Dương như ngựa, cá mập, cá kình,
cá thu... để trẻ biết thêm về thế giới động vật nhưng chúng đang có nguy cơ
tuyệt chủng do ý thức con người.... Cơ nhấn mạnh trong tự nhiên có rất nhiều
con vật nhưng chúng có tên gọi, đặc điểm, hình dáng và môi trường sống khác
nhau chúng đều cần được chăm sóc và bảo vệ.
“Chủ đề: Giao thơng”: Giúp trẻ hiểu được: - Một số đồ dùng cần thiết,
một số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông - Các
hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Trẻ phải nắm được phương tiện giao
thông thải ra khói bụi: ơ tơ, xe máy, tàu hỏa…thả khói vào khơng khí. Tơi cho
trẻ xem những video hình ảnh của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi
6


trường Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu qua cửa
sổ, người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy, đi xe không đeo kính khẩu trang,
người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giao thơng, trẻ em đá bóng dưới lịng
đường hình ảnh người đi xe máy đeo khẩu trang, đeo kính đội mũ bảo hiểm...
Sau đó, cho trẻ gạch nối những hành động đúng – sai khi tham gia giao thông, tô
tranh những phương tiện giao thông bảo vệ môi trường, lựa chọn những lô tô
phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường... Giáo dục trẻ đi đường
biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹ đưa đến trường phải để
xe đúng quy định, khơng cho xe đi vào sân trường khói bụi làm ô nhiễm môi
trường...Trẻ biết nhận ra cái đẹp trong việc giữ gìn các đồ dùng, phương tiện đi
lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp...

“Chủ đề: Một số hiện tượng tự nhiên”: Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự
nhiên: gió, mây,mưa, sấm chớp, sét, lũ lụt, núi lửa.... và trẻ biết được nguyên
nhân của các hiện tượng như: Bão, lũ, cháy rừng, sạt lỡ đất … là do con người
chặt phá rừng trái phép, do trái đất bị ô nhiễm nghiêm trọng và hậu quả con
người phải gánh chịu. Cho trẻ đọc thơ “ Ghét bão”, “ Thương cây”… Cơ cho trẻ
xem các hình ảnh hoặc video và cho trẻ đưa ra nhận xét của mình sau khi xem
các hình ảnh: Hậu quả của lũ lụt, hậu quả sạt lỡ đất. Cũng qua chủ đề này trẻ
biết phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi của nước
sạch, biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa những nguồn nước bẩn gây ô nhiễm
bệnh tật cho con người.... Tôi cung cấp trẻ biết được đặc điểm khơng khí khơng
màu, khơng mùi, khơng vị, khơng khí có ở đâu, biết một số tác dụng đơn giản
của khơng khí cũng như một số yếu tố gây ơ nhiễm khơng khí và giáo dục cho
trẻ có một số ý thức trong bảo vệ mơi trường khơng khí. Tơi cho trẻ làm một số
thí nghiệm với khơng khí: Bắt khơng khí, đun bếp than, ơ tơ nhả khói.... Trong
giờ chơi có thể cho trẻ đóng kịch “ Một ngày mặt trời không chiếu sáng” , cho
trẻ làm đồ chơi diều, chong chóng, cối xay gió, làm thuyền buồm...
“Chủ đề: Đất nước diệu kỳ”: Cho trẻ tìm hiểu về đất nước Việt nam, các
danh lam thắng cảnh của Việt nam: Phố cổ Hội An, Động Phong Nha, Biển Nha
Trang… là những danh lam thắng cảnh được thế giới công nhận là di sản văn
hóa . Cơ giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp, không vứt rác bừa bãi,
không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi ở
những nơi công cộng. Cô giáo dục trẻ biết xây dựng và cùng giữ gìn những cảnh
quan đó để tự hào với các bạn nước khác về đất nước Việt Nam xanh, sạch, đẹp.
Cô cho trẻ chơi trị chơi đóng kịch, cơ giúp trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện
bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi và hành vi có hại cho mơi
trường… Như vậy việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua
các chủ đề khác như ở chủ đề: nghề nghiệp, quê hương đất nước, trường tiểu
học.....quả thật rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép tích hợp để
giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về chăm sóc cho bản thân, về môi trường
xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng ln sạch sẽ

gọn gàng, ngăn nắp.... biết sống vì mơi trường, bảo vệ và giữ gìn mơi trường, có
thái độ đúng với mơi trường một cách tích cực và hiệu quả. Với việc lồng ghép ý
7


thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động học, trẻ đã có được những kiến
thức và kĩ năng thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ.
* Hoạt động vệ sinh
Đây là hoạt động hình thành các nề nếp, thói quen trong sinh hoạt hàng
ngày của trẻ. Giáo dục trẻ trong khi ăn không nói chuyện, khơng làm rơi vãi
cơm. Ăn xong biết cất bát, thìa đúng nơi quy định, khi rửa tay chỉ mở vịi nước
vừa đủ, khơng mở q to gây lãng phí nước.…
Hình ảnh trẻ rửa tay
* Hoạt động lao động
Tổ chức hoạt động lao động vừa sức cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ có thói
quen, thái độ và hành vi tốt hơn trong việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp
(trồng cây và chăm sóc cây cảnh ở trong lớp, tham gia vệ sinh lớp, vệ sinh
ngoài sân trường, đồ dùng, đồ chơi, thu gom rác….)

Hình ảnh trẻ lao động tập thể, chăm sóc vườn rau
Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng
đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy
định, biết rửa tay sau khi đi vệ sinh xong. Hướng dẫn trẻ cách nhổ cỏ, chăm sóc
tưới cây, trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp.

8


Hình ảnh bé lao động tập thể dưới sân trường
Thơng qua hoạt động này, trẻ có những kỹ năng sống, văn minh, ngăn

nắp, gọn gàng, biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, biết chăm sóc cây cối,
bảo vệ cây xanh… điều này giúp trẻ khẳng định mình, góp phần tham gia vào
lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ môi trường
của lớp, của trường, ngồi ra cịn hình thành lịng tự hào ở trẻ khi được góp cơng
sức nhỏ bé của mình, góp phần làm cho mơi trường xanh, sạch, đẹp.

Hình ảnh trẻ lau dọn vệ sinh các góc chơi
9


* Hoạt động vui chơi
- Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được tham gia vào các trò chơi như
phân vai, trẻ được đóng vai và làm cơng việc của bác lao cơng trong trường:
chăm sóc cây, qt rác…hay đóng vai làm chú công an đi nhắc nhở người bán
hàng không được bán hàng rong và vứt rác bừa bãi nơi cơng cộng…

Hình ảnh bé tập làm người lớn
3.2 Biện pháp 2: Làm thí nghiệm
Phương pháp thí nghiệm là phương pháp cho trẻ thực hành để tạo ra kết
quả kiểm nghiệm một sự vật tạo dựng trong thiên nhiên, đây chỉ là thí nghiệm
hết sức đơn giản, nhưng đối với trẻ lại vô cùng mới lạ và hấp dẫn khơi gợi sự
hứng thú, tìm tịi khám phá thế giới xung quanh và bảo vệ mơi trường.
*Cho trẻ làm thí nghiệm về môi trường nước
- Chuẩn bị: Hai chậu to nước sạch, giấy màu (rác)
- Cách tiến hành: Cô cho trẻ quan sát 2 chậu nước sạch sau đó cho trẻ thả
một số giấy màu ( rác) vào 1 chậu nước sạch, còn lại một chậu nước sạch để
nguyên. Khi giấy rác ngấm nước và bắt đầu chuyền màu, cho trẻ nêu nhận xét.
Tôi đưa ra một số câu hỏi như: Ai phát hiện ra bây giờ hai chậu nước này so với
lúc cô chuẩn bị như thế nào? Tại sao chậu nước này trong còn chậu nước kia
lại bị đục? Vì sao nước bị ơ nhiễm? Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm như thế

nào? Các con sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước?...
Phương pháp này giúp trẻ khám phá ra nhiều điều mới lạ trong thiên
nhiên và nắm được một số biến đổi của sự vật hiện tượng mang tính quy luật.
Nhờ đó sẽ hình thành ở trẻ vốn tri thức tiền khoa học, tạo tiền đề học tập và
nghiên cứu khoa học về môi trường sau này.
- Tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm, thực nghiệm đơn giản như thí
nghiệm về cây trồng cần nước và ánh sáng…

Hình ảnh bé làm thí nghiệm
3.3 Biện pháp 3: Thông qua việc làm gương mẫu chuẩn mực của cô giáo
Đối với trẻ mầm non, thời gian tiếp xúc với cơ giáo và các bạn cịn nhiều
hơn thời gian ở với bố mẹ. Do đặc điểm của trẻ là hay bắt chước,vì vậy mỗi
hành vi, cử chỉ của cơ giáo đều được ghi nhớ trong đầu mỗi đứa trẻ. Nếu cơ giáo
có hành vi đúng chuẩn mực thì đứa trẻ sẽ sao chép lại được những hành vi đó,
trẻ sẽ nhận thức được đó là những việc làm tốt, điều cần làm và phải làm mỗi
khi nhìn thấy hay gặp phải tình huống đó.Cịn nếu cơ giáo có những hành vi
không đúng chuẩn mực về bảo vệ môi trường thì đứa trẻ cũng sẽ học và làm
10


theo những gì mà cơ giáo đã làm. Vì vậy, mỗi khi ở trước mặt trẻ, cho dù là ở
trong lớp hay hoạt động ngồi trời, tơi ln làm gương cho trẻ bằng những hành
động mang tính giáo dục như : Lớp học và bàn làm việc của giáo viên phải ln
sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Nếu cơ nhìn thấy rác thì nhắc trẻ cùng cơ nhặt bỏ
vào thùng rác, chăm sóc vườn hoa, cây xanh trong lớp cũng như ngồi hành
lang, sân trường. Khi rửa tay cơ mở vịi nước vừa phải đồng thời nhắc trẻ khơng
để nước chảy quá to, lấy nước uống đủ dùng không được lấy nhiều uống khơng
hết rồi đổ đi gây lãng phí nước, nhắc trẻ biết sử dụng tiết kiệm nước …..Từ đó
hình thành cho trẻ một số thói quen văn minh và hành vi tốt trong việc bảo vệ
môi trường.

3.4 Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ tham quan, dạo chơi
Tôi tổ chức cho trẻ được trực tiếp quan sát với môi trường tự nhiên nơi trẻ
sống, nguồn nước, trang trại giáo dục, vườn cây, di tích lịch sử… để giúp trẻ
cảm nhận về vẻ đẹp của môi trường đang diễn ra xung quanh trẻ giúp trẻ có ý
thức giữ gìn và bảo vệ, đồng thời nhằm làm phong phú thêm kinh nghiệm của
trẻ về mơi trường và hình thành ở trẻ thái độ đối với môi trường. Khi thăm quan,
dạo chơi, tôi yêu cầu trẻ nhận xét về vệ sinh mơi trường ở tại nơi đó và nêu biện
pháp khắc phục. Tôi đưa ra một số câu hỏi nhằm tạo hứng thú trong giờ hoạt
động, từ đó giúp trẻ củng cố thêm kiến thức về bảo vệ môi trường: Con thấy
cảnh đẹp ở đây như thế nào? Mơi trường có thống mát và sạch sẽ khơng ? Vì
sao hồ nước này lại có màu đen? Chúng mình phải làm gì để giữ cho nguồn
nước luôn sạch và không bị ô nhiễm?..
3.5 Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên tơi kết hợp với giáo viên cùng lớp
tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ
nguyên vật liệu thải bỏ để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện để làm phong phú hơn
ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ.
Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vật liệu ấy và
tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Tơi giải thích cho trẻ ,sử dụng
vật liệu phế thải để làm đồ chơi, trang trí lớp là rất có ý nghĩa để bảo vệ mơi
trường, vì tiết kiệm nguyên vật liệu cũng là một việc để bảo vệ môi trường.

Bé chơi dụng cụ âm nhạc từ nguyên vật liệu phế phẩm
Việc thu gom những vật liệu bỏ đi, sách báo cũ,chai ,lo,vỏ hộp, giấy một
mặt, mẩu gỗ...cô cùng trẻ làm đồ chơi từ các vật liệu phế thải, đã tạo ra nguồn
phong phú đồ dùng để học, đồ chơi, để trang trí lớp. Hình ảnh báo cáo ở trên chỉ
là một hình ảnh nhỏ để báo cáo trong bản sáng kiến, ngồi ra cơ và trẻ làm rất
nhiều trưng bày ở các góc chơi. Tơi cho rằng làm tốt cơng tác này thì hiệu quả
11



giờ học được tăng cao, hình thành ở trẻ tính kiên trì, tiết kiệm đó cũng là một
việc làm thân thiện với môi trường.
3.6 Biện pháp 6: Tổ chức buổi trình diễn thời trang
Tâm lí trẻ rất thích được biểu diễn,trình diễn, nắm bắt được điều này, tơi
kết hợp cùng các cơ trong lớp, cùng với trẻ,sưu tầm giấy gói hoa,giấy gói quà,
tranh ảnh,giấy loại,túi nilon…Cùng bàn bạc với trẻ thiết kế các bộ quần áo thời
trang để làm thành bộ sưu tập thời trang mang tên “Vì mơi trường thân yêu”
Sử dụng phương pháp này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia, mỗi một
trang phục đều mang một ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: Trang phục cây thơng mang
tên hành tinh xanh, bé kêu gọi mọi người hãy bảo vệ cây xanh và trồng thêm
nhiều cây xanh. Trang phục bằng giấy và nilon mang ý nghĩa hãy thân thiện với
môi trường, không vứt rác nơi công cộng…Qua đợt trình diễn thời trang,các
cháu có ý thức hơn, đồn kết nhắc nhở nhau giữ gìn trường lớp sạch sẽ và thân
thiện, gần gũi với mơi trường hơn

Hình ảnh bé biểu diễn thời trang
3.7. Biện pháp 7: Thông qua hoạt động tạo hình
Hoạt động tạo hình đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ
nhỏ về mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động
tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế
giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật.
Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm
non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho trẻ. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh
động, trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ rất thích sử dụng mầu sặc sỡ mang tính
chất phản ánh biểu tượng. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi
khác nhau. Trẻ tham gia vào hoạt đông tạo hình đã giúp trẻ hình thành các hành
vi tốt về môi trường xung quanh , trẻ biết yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái
đẹp. Nắm bắt được điều này, tơi đã lồng tích giáo dục mơi trường vào mơn tạo

hình
Khi tổ chức các hoạt động tạo hình nên để trẻ trải nghiệm, tôi cho trẻ xem
một số hình ảnh lũ lụt ,gió to bão lớn, mơi trường nước bị ô nhiễm, bẩn và trao
đổi cùng trẻ những nguyên nhân gây ra lũ lụt, trẻ đưa ra những ý kiến. Giáo viên
lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được thể
hiện ý tưởng của mình vẽ về mơi trường,

12


Với một hoạt động như vậy, tôi đã thu được kết quả rất đáng mừng, trẻ rất
hứng thú và tích hợp được môi trường trẻ thể hiện nội dung trong tranh vẽ, trẻ
đã thể hiện ý thức và phản ánh về môi trường qua sản phẩm của trẻ.
3.8. Biện pháp 8: Hoạt động nêu gương
Một trong những đặc điểm của trẻ mầm non là rất thích được cơ khen
ngợi. Khi trẻ được cơ nêu gương việc làm tốt của mình, của bạn trước cả lớp để
làm gương cho các bạn khác noi theo, sẽ làm cho trẻ nhận thức được việc làm
của mình là một việc làm tốt khiến cho trẻ cảm thấy vui sướng, trẻ sẽ ghi nhớ
trong đầu là cần phải làm những gì để bảo vệ mơi trường và sẽ có nhiều hành
động tốt hơn trong tương lai.
Giáo viên đưa các tình huống có thật trong thực tế để tuyên truyền, giáo
dục trẻ như:
+ Giờ dạo chơi: Bạn Trường biết nhặt vỏ hộp sữa ở sân trường bỏ vào
thùng rác.
+ Trong giờ tạo hình: Bạn Nhung, bạn Thoa biết nhặt giấy vụn rơi xuống
lớp vứt vào thùng rác.
3.9. Biện pháp 9: Xử lý tình huống
Đây là một dạng của hoạt động thực hành bao gồm:
- Xử lý tình huống giả định: Giáo viên đưa ra các tình huống giả định và
trẻ đưa ra các phương án giải quyết như: “Cháu sẽ làm gì khi thấy nước chảy

tràn ra ngồi ? “ Khi nhìn thấy chậu cây hoa bị héo, cháu sẽ làm thế nào ?”.
- Xử lý các tình huống thực: Giáo viên tận dụng các tình huống xảy ra
trong thực tiễn cuộc sống của trẻ để giáo dục bảo vệ môi trường. Thông qua biện
pháp này, trẻ sẽ biết tự tay làm những công việc như: sau khi học xong giờ tạo
hình nếu có giấy vụn trẻ sẽ biết tự tay nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác hoặc nếu
thấy bạn rửa tay mở vòi nước quá to thì trẻ sẽ nhắc bạn chỉ được mở nhỏ…
4. Hiệu quả của đề tài
Với những biện pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi đạt được một số kết quả
như sau:
Qua thời gian thực hiện đa số trẻ đều có ý thức bảo vệ mơi trường từ
những việc làm đơn giản tự giác nhặt giấy rác rơi vãi ở lớp bỏ vào thùng rác,
chăm sóc cây góc thiên nhiên. Lớp ln được gọn gàng ngăn nắp.
Có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu phế thải và
trẻ hào hứng chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ, ln hấp dẫn trẻ.
Ngồi các phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ trên , tơi cịn lồng
ghép tích hợp vào các mơn học, các hoạt động khác của lớp để giúp trẻ kiến
thức,kỹ năng, thói quen tốt về ý thức bảo vệ mơi trường.
5. Bài học kinh nghiệm
13


- Giáo viên phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường và môi trường đối với sự phát triển của trẻ.Vì thế địi hỏi giáo viên
phải nghiên cứu và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có biện pháp tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường, mọi lúc, mọi nơi khơng ngại khó, khổ, ngại bẩn
- Tích cực tìm tịi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy
để áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình
hình thực tế của trường, lớp.
- Luôn phối, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và nhà trường để
giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ.

- Tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin, giáo án điện tử lồng ghép, tích
hợp các nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
- Tích cực sưu tầm tranh ảnh đẹp, hấp dẫ đảm bảo tính thẩm mỹ có nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường.
III. KẾT LUẬN
1. Đúc kết lại những nội dung đã trình bày
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng
trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học
đầu tiên.Trên thực tế, trẻ em có khoẻ mạnh hay khơng là do tác động của mơi
trường. Mơi trường có tốt, có trong lành thì sức khoẻ của trẻ mới được đảm bảo.
Vì vậy, ngay từ khi cịn nhỏ, trẻ phải có ý thức bảo vệ môi trường xã hội và môi
trường cho bản thân. Muốn trẻ có được ý thức đó thì chúng ta phải cung cấp cho
trẻ những hiểu biết về môi trường. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên
phải thường xuyên tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng bài dạy, từng
chủ đề có được một hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả cao và
phát huy được tính tích cực của trẻ, qua đó cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban
đầu, tạo điều kiện củng cố, mở rộng thêm những hiểu biết cho trẻ về mơi trường
sống xung quanh trẻ. Qua q trình nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận sau:
Với vai trị là người làm cơng tác giáo dục, tơi nhận thức đúng đắn về vai
trò và tầm quan trọng của giáo viên mầm non trong công tác giáo dục nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Nâng cao nhận thức của phụ huynh thông qua
công tác tuyên truyền và vận động. “Hãy chung tay bảo vệ môi trường” đó là
lời kêu gọi, là trách nhiệm khơng chỉ của tồn xã hội mà cịn là của mỗi cá nhân
chúng ta. Hãy cùng nâng cao ý thức trách nhiệm với mơi trường sống. Chúng ta
cần giáo dục trẻ có ý thức đúng đắn đối với việc bảo vệ môi trường ngay từ khi
cịn nhỏ, giúp trẻ hiểu và góp phần thực hiện nếp sống văn minh hơn, thân thiện
và sống có trách nhiệm với mơi trường.
2. Đề ra biện pháp áp dụng đề tài vào thực tiễn
Việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là một trong
những nhiệm vụ quan trọng và rất có ý nghĩa trong quá trình phát triển nhân

cách cho trẻ.
14


+ Giáo viên phải luôn tận dụng các cơ hội, phương pháp lồng ghép sao
cho phù hợp và gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu hoạt động.
+ Luôn trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như
của những người đi trước. Không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện
mình về trình độ chuyên môn.
+ Làm các đồ dùng đồ chơi, sưu tầm các tư liệu băng hình phù hợp với
nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non, nhất là việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục trẻ.
+ Cần học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về phương thức thực hiện các biện
pháp hướng dẫn trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non sao cho phù hợp
với từng lứa tuổi, ở từng giai đoạn khác nhau.
+ Khi hướng dẫn trẻ cần phát huy tính tích cực, sự tò mò, ham hiểu biết
của trẻ.
+ Tạo cho trẻ mơi trường hoạt động có quan sát, khám phá, tìm tịi, phát
hiện những biểu tượng mới lạ để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoạt động
hàng ngày để giáo dục của trẻ.
3. Nêu kiến nghị đề xuất
4. Hướng phát triển của đề tài
Nếu đề tài này thành công, sẽ giúp cho giáo viên mầm non có thêm tài
liệu tham khảo và vận dụng các biện pháp nhằm giúp trẻ nâng cao ý thức trong
việc bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, đề tài này sẽ giúp cho trẻ mầm non biết thể hiện sự quan
tâm, chăm sóc, bảo vệ tới môi trường xung quanh.
Vạn Phước, ngày 29 tháng 11 năm 2018
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO


Người viết

Đỗ Thị Oanh Kiều

15



×