Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo từ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

MA THÚY HỒNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO TỪ 4 - 5 TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

MA THÚY HỒNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO TỪ 4 - 5 TUỔI

Chuyên ngành: Khoa học giáo dục

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Dương Thị Thanh

SƠN LA, NĂM 2016



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận: “Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi” em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới cô giáo - Ths. Dương Thị Thanh - Giảng viên khoa Tiểu học Mầm non, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới phòng TTTT- TV Trường Đại học
Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học - Mầm non, các thầy cô trong tổ khoa
học cơ bản và các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non, những người
dạy dỗ và dìu dắt em trong 4 năm học vừa qua.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cô giáo và các trẻ trường mầm non Tô
Hiệu - Thành phố Sơn La và trường mầm non Hoa Hồng - Huyện Mai Sơn - tỉnh
Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tế,
thực nghiệm.
Đồng thời, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn
sinh viên đã có những ý kiến đóng góp thiết thực, những tài liệu tham khảo quý
báu để giúp chúng em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Ma Thúy Hồng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Dịch


1

GDBVMT

Giáo dục bảo vệ môi trường

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

3

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

4

TB

Trung bình

5

ĐC

Đối chứng


6

TN

Thực nghiệm

7

SL

Số lượng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................. 3
5. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................. 4
6. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................................. 4
7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 4
8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 4
9. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
TRẺ MẪU GIÁO TỪ 4 - 5 TUỔI ........................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm “môi trường” ................................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm “bảo vệ môi trường” ....................................................................................... 7

1.1.3. Khái niệm “giáo dục bảo vệ môi trường” ......................................................................... 8
1.1.4. Nội dung giáo dục BVMT trong các trường mầm non .................................................. 12
1.1.5. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ từ 4 - 5 tuổi ................................................. 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................... 22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO TỪ 4 - 5 TUỔI ............................................................ 27
2.1. Biện pháp 1: Thực hiện dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi ... 27
2.2. Biện pháp 2: Tự học tập tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và tạo môi trường hoạt động cho trẻ.. 27
2.3. Biện pháp 3: Lồng ghép GDBVMT cho trẻ trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ...... 28
2.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ bằng đồ dùng trực quan minh họa ................................................... 30
2.5. Biện pháp 5: Dạy trẻ qua tình huống có vấn đề................................................................. 32
2.6. Biện pháp 6: Dạy trẻ qua trò chuyện ................................................................................. 32
2.7. Biện pháp 7: Dạy trẻ qua các thí nghiệm........................................................................... 34
2.8. Biện pháp 8: Phương pháp dùng tình cảm khích lệ ........................................................... 35
2.9. Biện pháp 9: Dạy trẻ qua thông qua hoạt động tham quan, dạo chơi .................................... 35
2.10. Biện pháp 10: Phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh ................................................... 36


2.11. Biện pháp 11: Tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT cho trẻ theo chủ đề................. 37
2.12. Biện pháp 12: Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................. 40
2.13. Biện pháp 13: Xây dựng cảnh quan lớp học của trẻ ........................................................ 41
2.14. Biện pháp 14: Làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu cũ hỏng ...................................... 42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 43
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................................... 44
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................................... 44
3.2. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................................... 44
3.3. Thời gian thực nghiệm....................................................................................................... 44
3.4. Mẫu thực nghiệm ............................................................................................................... 44
3.5. Tiêu chí .............................................................................................................................. 45

3.6. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................................... 45
3.7. Kết quả thực nghiệm ở trường mầm non Tô Hiệu............................................................. 45
3.8. Kết quả thực nghiệm ở trường mầm non Hoa hồng .......................................................... 48
3.9. Kết quả thực nghiệm ở trường mầm non Hoa hồng .......................................................... 50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 52
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT BẢNG SỐ
1

TÊN BẢNG
TRANG
BẢNG 1.1 Các hình thức giáo viên tổ chức GDBVMT cho
23
trẻ từ 5-6 tuổi ở trường mầm non

2

BẢNG 1.2 Các phương pháp giáo viên tổ chức GDBVMT
cho trẻ từ 5-6 tuổi ở trường mầm non

3

4

5


BẢNG 3.1 Mức độ nhận thức BVMT của trẻ mẫu giáo lớn
(5-6 tuổi) trước thực nghiệm ở trường mầm non
Tô Hiệu
BẢNG 3.2 Mức độ nhận thức BVMT của trẻ mẫu giáo lớn
(5-6 tuổi) sau thực nghiệm ở trường mầm non
Tô Hiệu
BẢNG 3.3 Mức độ nhận thức BVMT của trẻ mẫu giáo lớn

24

45

46

48

(5-6 tuổi) trước thực nghiệm ở trường mầm non
Hoa Hồng
6

BẢNG 3.4 Mức độ nhận thức BVMT của trẻ mẫu giáo lớn
(5-6 tuổi) sau thực nghiệm ở trường mầm non
Hoa Hồng

49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


STT
1

BIỂU ĐỒ
SỐ

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 3.1

Mức độ nhận thức BVMT của trẻ mẫu giáo lớn

45

(5-6 tuổi) trước thực nghiệm ở trường mầm non
Tô Hiệu
2

3

Biểu đồ 3.2 Mức độ nhận thức BVMT của trẻ mẫu giáo lớn
(5-6 tuổi) sau thực nghiệm ở trường mầm non
Tô Hiệu
Biểu đồ 3.3 Mức độ nhận thức BVMT của trẻ mẫu giáo lớn

46

48


(5-6 tuổi) trước thực nghiệm ở trường mầm non
Hoa Hồng
4

Biểu đồ 3.4 Mức độ nhận thức BVMT của trẻ mẫu giáo lớn
(5-6 tuổi) sau thực nghiệm ở trường mầm non
Hoa Hồng

49


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Song song với sự phát triển kinh tế của đất nước thì môi trường đang bị
hủy hoại nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân cơ bản trên là do sự thiếu
ý thức và thiếu hiểu biết của một số người.
Là một người Việt Nam ai cũng nhận thức được việc gìn giữ cho quê
hương, đất nước chúng ta ngày một sạch đẹp hơn. Điều đó không chỉ là để có
một vẻ đẹp về thiên nhiên hay quang cảnh mà còn để cho chúng ta có một sức khỏe
thật sự tốt. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của sức khỏe đối
với bản thân mình. Nhưng vấn đề đặt ra là mỗi người phải làm thế nào để có được
sức khỏe tốt? Ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao, tinh thần thoải
mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Vậy, môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có một môi trường
sống trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày
càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân
chúng ta.
Ở Việt Nam cũng giống như những nước đang phát triển khác, có một thực
tế đáng lo ngại đang diễn ra xung quanh chúng ta đó là: cuộc sống ngày càng

hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì
tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ở nông thôn
cũng như thành thị, miền núi cũng như miền biển, nước và không khí đều bị đe
dọa do ô nhiễm môi trường gây ra.
Song hiện nay, việc giáo dục và bảo vệ môi trường trong trường học chưa
được quan tâm đúng mức. Vì thế, ý thức bảo vệ môi trường chưa thực sự được
hình thành trong cộng đồng. Bởi vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân cần tự ý thức cho
mình phải chung tay bảo vệ môi trường trước khi quá muộn.
Giáo dục mầm non là một trong các ngành có vị trí quan trọng được các
cấp, các ngành, được gia đình, nhà trường và xã hội đặc biệt quan tâm. Ngày
nay, trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trước nhu cầu đào
tạo thế hệ trẻ - lực lượng kế thừa xây dựng đất nước sau này. GDBVMT đã trở
1


thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và
được quan tâm ngay từ bậc học mầm non.
Đối với trẻ mẫu giáo, phương pháp giáo dục có hiệu quả là phải giáo dục
nhận thức cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ để tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm,
tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, theo
phương châm: “Chơi mà học, học mà chơi”. Vì vậy, để thực hiện tốt nội dung
giáo dục nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng rất cần các phương
tiện, tài liệu để cho trẻ được thực hành, trải nghiệm. Phương pháp, biện pháp
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo còn rất thiếu, đơn điệu và
chưa thực sự hiệu quả. Thế nên, để đảm bảo cho con người được sống trong một
môi trường lành mạnh thì người giáo viên khi giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ mẫu giáo cần cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù
hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối
với môi trường xung quanh. Bởi vậy, giáo viên cần xây dựng kế hoạch tổ chức
cũng như có biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ lứa tuổi mầm non

giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình
nói riêng và con người nói chung. Từ đó, trẻ biết sống tính cực và thân thiện với
môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Từ thực trạng trên tôi đã chọn: “Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi” làm đề tài nghiên cứu
nhằm nâng cao ý thức BVMT cho trẻ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói
chung đang là vấn đề đáng báo động. Vì vậy, BVMT là một vấn đề cấp thiết
hiện nay mà chúng ta cần phải quan tâm. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong đời sống của con người nên đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước
nghiên cứu, từ việc nghiên cứu lý luận đến thực tế.
Ở Việt Nam, vấn đề GD ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo nhỡ từ 4 - 5 tuổi
được đông đảo các nhà giáo dục quan tâm và đi vào nghiên cứu. Các tác phẩm
đều đề cập đến nội dung và phương pháp ý thức BVMT cho con người nói
2


chung và trẻ mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi nói riêng nhằm xây dựng một số biện pháp,
phương pháp giúp nâng cao ý thức BVMT cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Đây
chính là cơ sở, là tiền đề cho các nhà khoa học sau này nghiên cứu, tìm tòi,
khám phá về vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ. Ngày nay càng nhiều tác giả
nghiên cứu về lĩnh vực này như:
Cuốn “Môi trường và phát triển bền vững” của tác giả Nguyễn Đình Hòe
nghiên cứu về vai trò và sự phát triển của môi trường.
Năm 1995, NXB chính trị Quốc gia - Hà Nội với cuốn: “Các công ước
quốc tế về môi trường” tham khảo về luật môi trường trên Thế giới.
Bộ giáo dục và đào tạo vụ giáo dục mầm non với cuốn: “Hướng dẫn thực
hiện nội dung GDBVMT trong trường mầm non” tham khảo về nội dung,
phương pháp, hình thức,... giáo dục BVMT cho trẻ mầm non.

Hoàng Thị Phương với giáo trình: Khai thác nội dung GDBVMT trong
chương trình giáo dục trẻ mầm non (năm 2008); Lý luận và phương pháp hướng
dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh (năm 2009): Tác giả nghiên cứu
phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức lồng ghép GDBVMT trong việc cho
trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
Vụ giáo dục mầm non với cuốn: “Chương trình chăm sóc - Giáo dục trẻ 4 5 tuổi” nghiên cứu về cách chăm sóc - Giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi cho phù hợp.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ trường cho trẻ
mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non nhằm giáo dục trẻ mẫu giáo sống thân
thiện với môi trường, hình thành thái độ, hành vi và thói quen bảo vệ môi trường.
- Đề xuất một số biện pháp sư phạm để nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ
môi trường cho trẻ mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi.
3


- Đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu
giáo từ 4 - 5 tuổi.
- Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ
mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi.
5. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu
giáo từ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non.
6. Khách thể nghiên cứu
- 50 trẻ 4 - 5 tuổi và 6 giáo viên dạy lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non
Hoa Hồng - Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- 50 trẻ 4 - 5 tuổi và 6 giáo viên dạy lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non Tô

Hiệu, thành phố Sơn La.
7. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian và khả năng của bản thân, tôi chỉ tập chung nghiên
cứu những vấn đề sau:
+ Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ từ 4 - 5 tuổi.
+ Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ từ 4 - 5
tuổi ở 2 trường mầm non Tô Hiệu và trường mầm non Hoa Hồng.
+ Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo nhỡ từ 4 - 5
tuổi.
+ Hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho 100 trẻ từ 4 - 5 tuổi ở 2
trường mầm non Tô Hiệu và trường mầm non Hoa Hồng sau khi giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm thu thập những tài liệu có liên
quan để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
8.2. Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra để thu thập các thông tin
cá nhân nhằm làm cơ sở cho việc phân tích các số liệu sau này.
8.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá: kiểm tra câu trả lời trắc nghiệm của trẻ
để đánh giá nhận thức của trẻ về môi trường ở mức độ nào.
4


8.4. Phương pháp thống kê toán học: tổng hợp được và xử lí số liệu.
8.5. Phương pháp quan sát và đàm thoại: dự giờ thăm lớp, môi trường học
tập, các khu vực trang trí trong trường lớp, đàm thoại với giáo viên, với trẻ để
tìm hiểu rõ hơn về tình hình giáo dục bảo vệ môi trường tại đó.
8.6. Phương pháp đối chứng _ thực nghiệm tự nhiên: tiến hành dạy giáo án
thiết kế một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu
giáo từ 4 - 5 tuổi. Đồng thời, thiết kế giáo án có áp dụng các biện pháp giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường ở lớp TN để thấy được hiệu quả của việc giáo dục ý

thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong hoạt động học tập ở trường mầm non.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì phần nội
dung của đề tài gồm có 3 chương. Trong đó:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc áp dụng một số biện pháp
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi.
Chương 2: Đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi .
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

5


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ÁP DỤNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO TỪ 4 - 5 TUỔI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm “môi trường”
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. (Theo Điều 1, Luật
Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như: tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn
bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường...
Khi nói đến môi trường của trẻ cần hiểu môi trường này theo nghĩa hẹp.

Nghĩa là, khi nói đến môi trường cần phải quan tâm đến các yếu tố có xung quanh
trẻ và đồng thời có ảnh hưởng đến chúng từ khi được sinh ra, lớn lên và phát triển.
Để thấy rõ hơn bản chất của môi trường xung quanh con người nói chung,
trẻ em nói riêng cần hiểu môi trường theo định nghĩa sau đây của UNESCO
(1981): Môi trường của con người bao gồm hệ thống tự nhiên, xã hội do con
người tạo ra. Con người khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu
của mình. [23]
* Vai trò của môi trường đối với sinh vật và con người
Môi trường sống trong những thập kỉ cuối thế kỉ XX đã trở thành mối quan
tâm hàng đầu của nhân loại. Môi trường là không gian sống của con người và
các loài sinh vật. Hằng ngày, mỗi người cần có một không gian nhất định để
hoạt động như: Nhà ở, nơi nghỉ, không khí, uống nước, lương thực, thực phẩm,
6


đất đai để sản suất, lâm nghiệp, thủy sản,... Bên cạnh đó, môi trường còn là nơi
chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con
người gồm:
- Rừng tự nhiên: Có vai trò cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học
và phì nhiêu của đất, cung cấp nguồn gỗ, nguồn dược liệu, chất đốt và cải thiện
điều kiện sinh thái...
- Các thủy vực: Có vai trò cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải
trí và các nguồn hải sản.
- Động vật và thực vật: Cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn
gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, ánh sáng, mặt trời: Để chúng ta hít thở , cây cối ra
hoa kết trái.
- Các loại quặng, dầu mỏ: Cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các
hoạt động sản xuất.
Không những thế, môi trường còn là nơi chứa đựng các phế thải do con

người và các loài sinh vật tạo ra trong hoạt động sản xuất và trong cuộc sống.
Thực tế trong cuộc sống cho thấy, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải
vật chất con người luôn đào thải ra các chất thải vào tự nhiên và quay trở lại môi
trường. Bên cạnh đó, môi trường còn là nơi lưu trữ và cung cấp nguồn thông tin
cho con người. Bởi vì chính môi trường là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu giữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật
chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển của văn hóa loài người...
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và
báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất.
- Lưu giữ và cung cấp cho con người các nguồn gen, các loài động vật,
thực vật các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp cảnh quan có giá trị
thẩm mĩ.
1.1.2. Khái niệm “bảo vệ môi trường”
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
sẽ, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục những hậu quả xấu do
7


con người gây ra cho môi trường. Khai thác và sử dụng hợp lí các tài nguyên
thiên nhiên.
1.1.3. Khái niệm “giáo dục bảo vệ môi trường”
Như chúng ta đã biết, vai trò của giáo dục đặc biệt quan trọng. Khi con
người vì sự vô thức đã tàn phá môi trường, trong khi đó chính là môi trường họ
đang sinh sống. Vì vậy, việc thức tỉnh họ là điều cần thực hiện. Khi con người
đã có ý thức tự giác thì việc GDBVMT sẽ rất dễ dàng được thực hiện một cách
hiệu quả.
“Giáo dục bảo vệ môi trường” là làm cho các cá nhân và cộng đồng hiểu
được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết
quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế, văn hóa đem
lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành để họ

tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết
các vấn đề môi trường và quản lí chất lượng môi trường.
(Định nghĩa do Hội nghị Quốc tế về GDMT của Liên Hiệp Quốc tổ chức
tại Tbilisi năm 1997) [ />GDBVMT phải được bắt đầu từ lứa tuổi mầm non vì công tác này hàm
chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp trẻ phát triển tư duy, hình thành nhân cách,
hiểu về mình, về bạn bè và môi trường sống. Bên cạnh đó, trẻ còn biết sống thân
thiện với môi trường ngay từ còn nhỏ tuổi nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh
về cơ thể và trí tuệ của trẻ.
1.1.3.1. Mục tiêu của GDBVMT
Xuất phát từ việc hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: Tính phức tạp,
quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế tài nguyên thiên nhiên và khả năng
chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và sự phát triển giữa
môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
Mục tiêu giáo dục thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các kiến
thức về môi trường. GDBVMT không phải việc học một lần trong đời mà phải
được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành.
Đồng thời, chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn
8


đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển đối với
bản thân của mỗi con người. Từ đó, có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các
vấn đề về môi trường. Bên cạnh đó, xây dựng cho mình về ý thức trách nhiệm,
thái độ và cách đối xử thân thiện với môi trường.
1.1.3.2. Nội dung cơ bản của việc GDBVMT
 Thứ nhất, con người và môi trường sống
- Môi trường sống:
+ Nhận biết môi trường: lớp học/ phòng/ gia đình...
+ Phân biệt được môi trường sạch hay bẩn.
+ Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

+ Một số biện pháp bảo vệ môi trường sạch, đẹp.
- Quan tâm bảo vệ môi trường:
+ Tiết kiệm trong sinh hoạt: tiết kiệm nước...
+ Tham gia vệ sinh môi trường: không vứt rác bừa bãi, lau chùi đồ dùng đồ
chơi thường xuyên...
+ Yêu quý thiên nhiên: biết chăm sóc cây cối và các con vật...
 Thứ 2, con người với động vật, thực vật
- Mối quan hệ với động vật, thực vật với môi trường và với con người.
- Chăm sóc, bảo vệ động vật và thực vật.
 Thứ 3, con người với thiên nhiên
- Gió: lợi ích của gió, biện pháp tránh gió...
- Nắng và mặt trời: lợi ích, tác hại và biện pháp tránh nắng...
- Mưa: nhận biết và đoán được trời sắp mưa, lợi ích và tác hại của mưa,
biện pháp tránh mưa...
- Bão, lũ: hiện tượng, nguyên nhân và tác hại của bão, lũ.
 Thứ 4, con người và tài nguyên (đất, nước, danh lam thắng cảnh)
- Tác dụng của đất, nguyên nhân đất bị ô nhiễm và biện pháp bảo vệ đất.
- Các nguồn nước, ích lợi của nước, nguyên nhân nước ô nhiễm và biện
pháp bảo vệ.
- Danh lam thắng cảnh, giữ gìn và bảo vệ danh lam thắng cảnh.
9


1.1.3.3. Hiện trạng môi trường hiện nay
 Trên thế giới
Môi trường trên thế giới hiện nay đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Trong
khoảng 100 năm gần đây hệ sinh thái bị thoái hóa, tài nguyên sinh học nhiều
loại bị tuyệt chủng và đe dọa. Diện tích đất rừng mất khoảng 6 triệu km 2. Con
người làm tuyệt chủng khoảng: 120 loài động vật có vú, 187 loài chim, 23 loài
bò sát và 30 loài ếch nhái. Đất bị hoang hóa tới 860 triệu ha. Nhiệt độ mặt đất

tăng 0,3o - 0,6o. Lượng khí CO2 ngày càng nhiều làm cho tầng Ô Zôn bị mỏng và
thủng, khí hậu trên toàn cầu nóng lên. Mưa Axit phá hủy rừng nhiệt đới và hệ sinh
thái dưới nước. Nói chung là khí hậu trên toàn cầu bị biến động, sự suy giảm tầng
Ô Zôn, tài nguyên bị ô nhiễm và cạn dần. Ô nhiễm ở quy mô rộng. Sự gia tăng
dân số, sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất. [moitruong.com.vn]
 Ở Việt Nam
Trong quá trình thực hiện kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
lâu bền 1991 - 2000, chúng ta đã đạt được những kết quả. Nhưng nhiều chuyên
gia, tổ chức cho rằng trong khoảng hơn 10 năm, môi trường vẫn đang tiếp tục bị
tàn phá:
- Rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá và thu hẹp.
- Diện tích đất canh tác bị giảm xuống, suy thoái về tài nguyên đất, suy
thoái về tài nguyên nước. Rác thải thì ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường.
- Đất, nước, không khí bị ô nhiễm do chất thải ở các nhà máy công nghiệp,
xí nghiệp,... do ảnh hưởng của công nghiệp và đô thị hóa. Tiếng ồn, khói bụi, rác
thải quá tải. Hệ thống giao thông, cấp thoát nước kém.
- Nhiều nơi lượng CO2 vượt quá 2,7 lần so với mức cho phép.
- Nhiều loại sinh vật bị đe dọa có loại bị tuyệt chủng tới 68 loài, 97 loài có
nguy cơ, 124 loài mất nơi cư trú.
Nhìn chung công tác BVMT còn nhiều tồn tại. Hệ thống luật pháp về môi
trường chưa hoàn thiện. Ý thức tự giác BVMT của người dân chưa cao, các công
cụ kinh tế chưa được áp dụng mạnh trong quản lí môi trường. Những yếu kém
10


trên cùng với chất lượng môi trường xuống cấp nhanh, đang đặt ra những thách
thức lớn đối với công tác BVMT trong tương lai. [thanthienmoitruong.com]
 Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện
Tổng cục tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về
bảo vệ môi trường. Tổng cục đã tích cực phối hợp với các đơn vị xây dựng, trình

ban hành 5 Nghị định của Chính phủ, 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và
2 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường 2014. Bên cạnh đó,
Tổng cục còn hoàn thiện việc rà soát tổng thể các văn bản có liên quan để kiến
nghị sửa đổi, bổ sung và tiếp tục xây dựng, nhanh chóng đưa các quy định của
Luật vào cuộc sống.
Công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được triển
khai quyết liệt, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xử lý triệt để. Đến nay đã
có 389/413 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có tên trong Quyết định
64/2003/QĐ-TTg cơ bản đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.
Thực hiện Quyết định 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng đến năm 2020, Tổng cục Môi trường đã phối hợp với các địa
phương tích cực triển khai nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Tính đến tháng 6 năm 2015, trong số 186 cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng có thời hạn xử lts đến 31/12/2015 đã có 140 cơ sở cơ bản hoàn
thành biện pháp xử lý, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm
tỷ lệ 75,27%). Đồng thời, hầu hết các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng theo Quyết định 1788/ QĐ - TTg đã thực hiện ngay các biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm trong thời gian xử lý để theo danh mục và biện pháp xử lý theo
đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua đó góp phần giảm thiểu tác động và
ô nhiễm môi trường tới cộng đồng.
Đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác ĐMC,
ĐTM. Trong 6 tháng đầu năm, tiếp nhận và tiến hành thẩm định 14/17 hồ sơ đề
nghị thẩm định báo cáo ĐMC và trình Bộ trưởng ký văn bản báo cáo Thủ tướng
11


đối với 3 báo cáo ĐMC, tiếp nhận và tiến hành thẩm định 122/151 báo cáo ĐTM
và trình bộ trưởng ký quyết định phê duyệt 112 báo cáo ĐTM.
Công tác kiểm soát ô nhiễm tiếp tục được coi là hoạt động trọng tâm trong

quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: công tác bảo vệ môi trường tại 3 lưu
vực sông: sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, hệ thống sông Đồng Nai tiếp tục
được triển khai có hiệu quả; công tác quản lý chất thải và cải thiện môi trường
tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, đã trình Chính ban hành Nghị định
38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu; công tác kiểm tra, giám sát và
bảo vệ môi trường làng nghề cũng được quan tâm thông qua việc triển khai có
hiệu quả Đề án tổng thể về bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030; hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, đất, không
khí tiếp tục được quan tẩm đẩy mạnh…[dantri.com.vn]
Trong chương trình giáo dục thì nội dung GDBVMT được lồng ghép vào các
tiết dạy và hoạt động GD trong các bậc học, ngành học với các nội dung cụ thể.
1.1.4. Nội dung giáo dục BVMT trong các trường mầm non
1.1.4.1. Ý nghĩa của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở quan
trọng đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Việt
Nam. Giai đoạn từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con
người. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển rất nhanh về mặt thể chất, nhận thức,
tình cảm. Các mối quan hệ xã hội, những nét tính cách, phẩm chất và các năng
lực chung,… nếu không được hình thành ở trẻ trong lứa tuổi này, thì khó có cơ
hội hình thành ở lứa tuổi sau. Hiện nay, cả nước có trên 10.000 trường mẫu
giáo, mầm non với gần 3 triệu trẻ em và trên 15.000 giáo viên. Một lực
lượng khá đông đảo sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng về môi trường và
bảo vệ môi trường nếu đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trường mầm non.
Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO
đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi trường:
“Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật
thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày
12



càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về môi
trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con
người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận
thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trường là một phương
tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường”.
Văn bản Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức
tại Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục
đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi
trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố
sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về
giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và
hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất
lượng môi trường”. [23,7]
Ngày nay, tri thức về môi trường, những hành vi thái độ của con người đối
với môi trường phải xem xét là một trong những giá trị nhân cách trong toàn bộ
hệ thống nhân cách của người lao động. Lứa tuổi mầm non có vị trí quan trọng
trong cả quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Nhiều công trình
nghiên cứu khoa học đã góp phần khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là
giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách và năng lực
phát triển trí tuệ trong tương lai. Do đó, giáo dục mầm non là một khâu quan
trọng, một trong những nấc thang hình thành nhân cách. Vì vậy, không thể
không tiến hành giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.
1.1.4.2. Mục đích và nhiệm vụ GDBVMT cho trẻ mầm non
*Mục đích:
- Đưa GDBVMT vào trường mầm non trước hết là để nhắc nhở những
người lớn trong trường mầm non và đánh thức ở họ ý thức BVMT đang xuống
cấp nhanh trọng tình trạng ô nhiễm môi trường đang đe dọa chính cuộc sống của
con người. Môi trường sẽ bị hủy hoại nặng nề ở cấp độ vĩ mô và vi mô, hủy diệt
sự sống của cả loài người trên khắp hành tinh và của từng người nếu chúng ta
không có ý thức BVMT để tự cứu mình và cứu nhân loại.

13


- Đưa GDBVMT vào trường mầm non, trước tiên là để giúp cho giáo viên
mầm non và các bậc phụ huynh biết cách tạo dựng cho trẻ một môi trường sống
an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và phong phú. Đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho
sự sống còn và sự phát triển của trẻ.
- Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của bản thân và môi trường sống của
con người nói chung.
- Trẻ biết sống tích cực và có hiệu quả trong môi trường, biết sống vì môi
trường, bảo vệ giữ gìn môi trường.
- Trẻ có thái độ đúng với môi trường sống.
*Nhiệm vụ
- Tạo dựng cho trẻ một môi trường sống phù hợp với sự phát triển của trẻ
thơ với môi trường có quan cảnh sống đẹp đẽ, phong phú, khơi gợi ở trẻ những
xúc cảm thẩm mĩ lành mạnh, đó là chất dinh dưỡng không chỉ bồi bổ cho trẻ về
mặt tinh thần mà còn bồi bổ cho trẻ về mặt thể chất.
- Giáo dục trẻ thái độ sống thân thiện với môi trường, coi thiên nhiên là
người bạn sống thân thiết của mình.
- Cung cấp cho trẻ những hiểu biết về môi trường: môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội, mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự ô nhiễm môi
trường và bảo vệ môi trường.
- Hình thành ở trẻ thói quen, kĩ năng hành động và các hành vi bảo vệ môi
trường, khuyến khích trẻ biết chăm sóc con vật và cây trồng.
- Giáo dục thói quen hành vi văn hóa - vệ sinh cho trẻ. Gợi lên ở trẻ lòng
mong muốn làm ra cái đẹp từ vẻ đẹp của nguyên vật liệu thiên nhiên. [trang12,
Lồng ghép GDBVMT trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Sơn La]
1.1.4.3. Nội dung cơ bản GDBVMT cho trẻ mầm non
Trong chương trình giáo dục mầm non mới được chia làm 10 chủ đề tương

ứng với 10 mảng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không xây dựng thành
một chủ đề riêng mà được tích hợp trong các chủ đề của chương trình:
14


Chủ đề
Trường mầm non

Tích hợp nội dung GDBVMT
- BVMT của trường mầm non: Chăm sóc cây xanh, vứt
rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh đúng nơi quy định,...
- Bé làm gì cho trường lớp sạch sẽ.

Bản thân

- Trẻ biết được những nhu cầu của bản thân, khám phá thế
giới, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân như: rửa mặt, tay, chân
sạch sẽ, biết giữ gìn quần áo,...

Gia đình

- Tiết kiệm trong tiêu dùng.
- Biết được vai trò của môi trường đối với cuộc sống con
người.
- Gia đình bé sống trong ngôi nhà như thế nào?
- Bé làm gì để chỗ ở của mình sạch và đẹp
- Biết được một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường
và biện pháp bảo vệ.


Nghề nghiệp

- Nghề chăm sóc bảo vệ môi trường, biết ơn người lao
công,...

Thế giới động vật

- Trẻ biết lợi ích của các con vật.
- Giáo dục lòng yêu thương chăm sóc, bảo vệ các con vật
nuôi.
- Trẻ biết chăm sóc các con vật nuôi như thế nào, nơi ở
của chúng.

Thế giới thực vật

- Trẻ biết được lợi ích của cây xanh, biết chăm sóc và bảo
vệ cây xanh.
- Phân loại cây theo lợi ích.
- Biết cây cối cần gì để sống.

Luật lệ và phương - Trẻ biết được chất thải các phương tiện giao thông làm ô
tiện giao thông

nhiễm môi trường.
- Bé làm gì để góp phần cùng với người lớn bảo vệ môi trường.
15


Các hiện tượng tự
nhiên


- Trẻ biết được vai trò của nước, gió, không khí và đất.
- Phân biệt được các hành vi đúng sai trong việc sử dựng
nước.
- Biết được tác động của nắng, gió, mưa đối với đời sống
con người.
- Biết được tác hại của việc con người chặt phá làm ô
nhiễm môi trường.

Quê hương Đất nước - Bác Hồ

- Giáo dục cho trẻ lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất
nước.
- Khơi gợi ở trẻ lòng mong muốn xây dựng quê hương,
đất nước sạch - đẹp.

Tết thiếu nhi

- Trẻ tham gia bảo vệ môi trường của lớp, trường mầm
non.

Các kiến thức về môi trường được đưa vào không chỉ chú trọng đến kiến
thức về môi trường mà còn chú trọng đến kiến thức bảo vệ môi trường và hình
thành cho trẻ thái độ, kĩ năng, hành vi bảo vệ môi trường. [Khai thác nội dung
giáo dục BVMT trong chương trình giáo dục trẻ mầm non]
1.1.4.4. Các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Các hình thức GDBVMT có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, có thể ở trong
lớp, ngoài lớp được tổ chức cho cả tập thể lớp hoặc nhóm nhỏ, có khi chỉ là vài
cá nhân với nhiều hoạt động.
- Hoạt động học tập: Cần phải đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

tích hợp vào các hoạt động cho trẻ sẽ có hiệu quả cao. Từ đó giúp trẻ có thói
quen và những hành vi đúng nhằm phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn
diện. Hoạt động học tập tuy không phải là hoạt động chủ đạo ở trường mẫu giáo
nhưng thông qua các môn học: Làm quen môi trường xung quanh, làm quen văn
học, tạo hình, âm nhạc… cũng có nhiều cơ hội để thực hiện việc giáo dục môi
trường cho trẻ.

16


Qua các môn học này, trẻ được khơi dậy lòng hứng thú say mê khám phá
môi trường, được cung cấp những hiểu biết về các khía cạnh khác nhau của môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội, ích lợi của môi trường sống với con người,
hiểu vì sao con người cần bảo vệ, giữ gìn môi trường và bảo vệ môi trường bằng
cách nào…. Từ đó hình thành ở trẻ tình cảm ý thức bảo vệ môi trường. Vận
dụng các nội dung bảo vệ môi trường một cách hứng thú cho trẻ như: Tổ chức
tích hợp trò chơi, tổ chức các hoạt động dạo chơi, trò chuyện trước khi vào tiết
học, giúp trẻ quan sát trải nghiệm, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh
và các hoạt động bảo vệ môi trường cho con người. “Để chuẩn bị cho tiết học
tiếp theo, giáo viên nên cho trẻ về nhà sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội
dung bảo vệ môi trường để trẻ có tư liệu học tập. Bên cạnh đó, giáo viên cũng
cần nêu ra các tình huống bảo vệ môi trường cho trẻ suy nghĩ và tìm hướng giải
quyết. Cụ thể: Với chủ đề “Trường mầm non”. Mục đích là giúp trẻ nhận biết
được môi trường sống của trẻ trường mầm non trên cơ sở đó trẻ nhận biết được
môi trường bẩn và môi trường sạch” . Giáo viên có thể tổ chức cho các bé tham
quan, tìm hiểu về các phòng ban, các hoạt động trong nhà trường, qua đó tích
hợp giáo dục cho trẻ về bảo vệ môi trường như sau: Con hãy kể xem trường
chúng ta có những khu vực nào? Các con thấy khu nào bẩn, khu nào sạch, vì
sao? Sân trường hôm nay sạch hay bẩn, vì sao? Cần làm gì để sân trường luôn
sạch, mát và đẹp. Hay như với chủ đề về thế giới động vật, cô và trò có thể cùng

chơi trò chơi: hoa nở. Trò chuyện một số loại hoa và giáo dục các cháu biết
bảo vệ, chăm sóc hoa không bẻ cây, ngắt lá hoa. Sau khi dạy các cháu học,
giáo viên có thể giáo dục các cháu sẽ chăm sóc cây xanh bằng cách xới đất,
tưới cây, bắt sâu cho cây v.v… hoặc có thể tổ chức cho lớp đọc thơ dưới các
hình thức khác nhau.
- Hoạt động góc: Hoạt động vui chơi mà đặc biệt là trò chơi phân vai theo
chủ đề, trẻ có dịp trải nghiệm các mối quan hệ của con người trong xã hội, giữa
con người với con người, con người với môi trường xung quanh. Từ đó trẻ có
thể học được những thái độ, hành vi tích cực phù hợp, góp phần vào việc bảo vệ
môi trường. Ví dụ: Ở góc thư viện giáo viên có thể để nhiều cuốn truyện có
17


×