Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.04 KB, 152 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƯ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn
Trình độ đào tạo: Đại học

Đồng Tháp, năm 2013
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƯ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn
Trình độ đào tạo: Đại học

Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Thị Fil
2. Trần Thị Kim Phượng
Giảng viên hướng dẫn: Th.s. Nguyễn Phan Phương Uyên

Đồng Tháp, năm 2013
2


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Kết cấu của khóa luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢM HỨNG BI KỊCH VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC
TƯ.
1.1 Một số vấn đề chung về cảm hứng bi kịch
1.1.1 Về khái niệm cảm hứng và cảm hứng bi kịch
1.1.1.1 Khái niệm cảm hứng
1.1.1.2 Cảm hứng bi kịch
1.1.2 Các dạng cảm hứng
1.1.3 Vài nét về cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam( trước và sau đổi mới)
1.1.4 Những tiền đề cho sự xuất hiện cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
1.2 Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
1.2.1 Tiểu sử tác giả
1.2.2 Quan niệm sáng tác
1.2.3 Sự nghiệp sáng tác.
1.2.3.1 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
1.2.3.2 Tạp văn Nguyễn Ngọ Tư
Chương 2. CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ –NHỮNG ĐẶC
SẮC VỀ NỘI DUNG
2.1 Bi kịch của sự thiếu thốn nghèo nàn
2.1.1 Hiện thực thiếu thốn của nông thôn Nam Bộ trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông
2.1.2 Môi trường sống của nông thôn Nam Bộ đang bị tàn phá nghiêm trọng
2.2 Bi kịch tình yêu
2.2.1 Bi kịch của những mối tình lỡ làng.
2.2.2 Bi kịch của những mối tình thầm lặng.

2.3 Bi kịch của sự cơ đơn, lạc lõng
2.4 Bi kịch đánh mất nhân tính.
2.5 Bi kịch của người nghệ sĩ.
2.6 Bi kịch của người nông dân
2.7. Bi kịch chiến tranh
Chương 3. CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ- NHỮNG ĐẶC
SẮC VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
3.1.1.1 Những con người với cái tên dân dã, hiền lành.
3.1.1.2 Những con người với ngoại hình lam lũ, xấu xí
3.1.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
3.1.2.1 Khắc họa tâm lí nhân vật qua những biểu hiện bên ngoài
3.1.2.2 Biện pháp miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật.
3.1.2.3 Độc thoại nội tâm
3.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
3.2.1 Tình huống một sự cố, một biến cố bất ngờ (xảy đến với nhân vật chính)
3.2.2. Tình huống cảm thơng, chia sẻ
3.2.3. Tình huống u đương trắc trở
3.3 Giọng điệu trong truyện ngắn Ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3.3.1 Giọng cảm thương, đau xót
3.3.2 Giọng triết lí chiêm nghiệm
3.3.3 Giọng dân dã mộc mạc
3.4 Kiểu kết thúc tác phẩm trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:

Trong dịng chảy của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, Nguyễn Ngọc Tư
là một cây bút nữ khá tiêu biểu. Từ khi xuất hiện cho đến nay, chị vẫn được xếp
vào đội ngũ những nhà văn trẻ, những người mang trên vai trọng trách làm rạng
danh cho nền văn học nước nhà, những người đủ tài và lực để mang đến những
luồng gió mới cho văn chương trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ
thuật. Bằng những truyện ngắn dung dị về đề tài nông thôn, thân phận và đời sống
tình cảm của người nơng dân Nam Bộ thời hiện đại, chị đã đóng góp cho khuynh
hướng văn học hiện thực một cái nhìn hồn hậu với lối viết chân tình, thẳng thắn
nhưng lại cũng rất hồn nhiên và nhẹ nhàng. Tiếp bước các thế hệ nhà văn đi trước,
nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư đến với làng văn học Việt Nam bằng phong vị của
riêng mình – một giọng văn đậm chất Nam Bộ, một “đặc sản” lạ đã góp phần tạo
nên sắc thái đa diện, đa giọng, đa chất cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Do đó,
trước tiên vì lịng u mến của bản thân đối với văn chương của Nguyễn Ngọc Tư,
cũng như đối với văn học Đồng bằng sơng Cửu Long hiền hồ và nhân hậu, chúng
tơi quyết định chọn đề tài khố luận là “Cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư” để thể hiện tình yêu của những người con Nam bộ đối với văn
chương của quê hương mình.
Đồng thời, như chúng ta đã biết “cảm hứng bi kịch” là một phạm trù thẩm
mĩ quan trọng của mĩ học nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Lí luận về
cảm hứng bi kịch đã có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm nhưng việc vận dụng nó
vào nghiên cứu những vấn đề cụ thể của văn học Việt Nam vẫn đang trong giai
đoạn đầu. Trên tinh thần vận dụng lí thuyết về cảm hứng bi kịch, khóa luận bước
đầu ứng dụng phạm trù mĩ học này vào việc phân tích các truyện ngắn cụ thể của
nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật biểu
hiện của cảm hứng bi kịch. Thiết nghĩ, đây là một việc làm cần thiết, mang lại ý
nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học.
4


2. Lịch sử vấn đề

2.1 Trước tiên, chúng tôi xin điểm qua một vài cơng trình nghiên cứu về
cảm hứng bi kịch trong văn xuôi thời kỳ đổi mới tiêu biểu như sau:
- Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam những năm 80, Lý Hoàn Thục
Trâm, Luận văn tốt nghiệp cử nhân khoa Ngữ văn, 1993, trường Đại học Tp HCM.
Luận văn đã bước đầu có sự lí giải những nguyên nhân làm xuất hiện cảm
hứng bi kịch trong văn học thời kì đổi mới. Tác giải Lý Hồn Thục Trâm đã tìm
hiểu một số khái niệm về cảm hứng bi kịch và vận dụng vào việc phân tích chúng
trong một số tiểu thuyết tiêu biểu như: Thời xa vắng, Mảnh đất tình yêu, Yêu như
là sống, Một cõi nhân gian bé tí, Đám cưới khơng có giấy giá thú, Chim én bay,
Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh. Tuy nhiên đó mới chỉ là việc nghiên cứu
cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết qua việc phân tích riêng lẻ một số tác phẩm,
chứ chưa đặt cảm hứng bi kịch trong sự khái quát hệ thống. Tác giả Lý Hồn Thục
Trâm đi sâu phân tích về mặt nội dung nhưng ít chú ý đến nghệ thuật.
- Cảm hứng anh hùng và cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết viết về
chiến tranh xuất bản sau năm 1975, Võ Văn Nhơn, in trong Bình luận văn học,
Niên giám 1997 (1), NXB Khoa học xã hội, HN, 1998.
Tác giả Võ Văn Nhơn nhìn nhận rằng tiểu thuyết viết về chiến tranh của
chúng ta trước đây không hề biết đến bi kịch hoặc nếu có cũng chỉ là một thứ “bi
kịch lạc quan”. Theo tác giả, “chiến tranh không chỉ sản sinh ra những anh hùng,
khơng chỉ có vinh quang mà cịn có những mất mác, đau thương, cịn gây ra nhiều
bi kịch cho con người, cịn có những sự thật vơ cùng cay đắng” [30, tr 96]. Tác giả
cho rằng cảm hứng bi kịch, với tính chất là cảm hứng chủ đạo trong văn học giai
đoạn này, chỉ bắt đầu từ Thời xa vắng của Lê Lựu. Bài viết đã phân tích bi kịch cá
nhân con người Giang Minh Sài trong tiểu thuyết trên và khẳng định: “Chính bi
kịch cá nhân của Giang Minh Sài, chính cái phương diện là nạn nhân đau khổ của
mâu thuẫn cá nhân và xã hội đã tạo nên một ý nghĩa xã hội to lớn cho nhân vật
Giang Minh Sài đã tạo nên sức hấp dẫn của Thời Xa Vắng, chứ cái hấp dẫn của
5



Thời Xa Vắng không phải là một chuyện của một anh bộ đội anh hùng với vầng
hào quang ánh sáng chói lọi” [30, 98].
Tác giả cịn phân tích cảm hứng bi kịch qua một số tác phẩm khác như
Mảnh đất tình yêu, Chim én bay, Những mảnh đời đen trắng và cho rằng bi kịch
trong Mảnh đất tình yêu là bi kịch lãng mạn, ở Chim én bay là bi kịch tính người,
cịn cảm hứng bi kịch trong những Mảnh đời đen trắng có sự kết hợp với cảm
hứng phê phân và cảm hứng hài hước.
- Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập
niên 80, Nguyễn Hà, TCVH, số 3/2000.
Trong bài viết này tác giả Nguyễn Hà nhận định rằng, trong tiểu thuyết Việt
Nam nửa sau thập niên 80 “ Tính chất nạn nhân, phần bi đát trong số phận nhân
vật được tác giả đặc biệt chú ý, khai thác và tô đậm làm nên âm hưởng chính của
tác phẩm là âm hưởng bi kịch” [25, tr 52]. Và việc cảm hứng bi kịch trở lại trong
văn học “tạo được những nét mới trong văn học” [25, tr51]
Tác giả cũng cho rằng có một số lượng tác phẩm, lấy chiến tranh thân phận
người lính làm đề tài và nhân vật chính trong những tác phẩm này là những người
lính thắng trận trở về nhưng “khơng một chút thanh thản trong cuộc sống hịa
bình” cảm thấy lạc lõng trong hiện tại. Tác giả khẳng đinh “chiến tranh thường
gắn liền với bi kịch” [25, t 54] và chứng minh bằng việc phân tích tấn bi kịch của
các nhân vật Quy (Chim én bay, Nguyễn Chí Hưng), Kiên (Nỗi buồn chiến tranh,
Bảo Ninh), Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai).
Bên cạnh mối quan hệ giữa con người với chiến tranh, bài viết còn chú ý
mối quan hệ của con người với tập thể, gia đình, dịng tộc và cho rằng bi kịch của
những nhân vật “ một người – hai mặt”. Tác giả phân tích hai nhân vật Giang
Minh Sài (Thời Xa Vắng- Lê Lựu) và Vạn (Bến không chồng – Dương Hướng ) để
làm rõ bi kịch ấy.
Trong bài báo trên tác giả còn đề cập đến “ xu hướng tâm lí triết học ” của
tiểu thuyết thời kì này trong một số tiểu thuyết như Một cõi nhân gian bé tí
Nguyễn Khải, Mảnh đất tình yêu của Nguyễn Minh Châu. Tác giả cho rằng xu
6



hướng này “ đã đặt ra những vấn đề có tính vĩnh cửu: lẽ sinh tử của con người,
giá trị của hạn phúc, số phận của cái đẹp thực chất cuộc sống, thực chất của
thành công và thất bại , thái đô của con nguời trước thảm họa, ức mạnh của tình
u...” [25, tr57]
Cuối cùng tác giả nói một cách khái quát về vai trò, ý nghĩa của cảm hứng
bi kịch trong văn học ( là sự bổ sung quan trọng cho các loại cảm hứng khác trong
nhận thức hiện thực, khơi gợi nhân tính, ni dưỡng năng lực u thương đồng
loại nơi con người...)
Có thể nói, bài viết của tác giả Nguyễn Hà đã nêu được một số vấn đề chính
của cảm hứng bi kịch. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở một số tác phẩm tiêu
biểu của thể loại tiểu thuyết và cũng chỉ mới dừng lại ở sự biểu hiện của cảm
hứng bi kịch về mặt nội dung.
Ngồi những cơng trình chủ yếu nêu trên, đây đó trong các cơng trình
nghiên cứu về tiểu thuyết, về văn xi thời kỳ sau đổi mới cũng có đề cập đến cảm
hứng bi kịch. Trước hết là một số luận văn của các học viên cao học và nghiên cứu
inh đi trước như: Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam 75-79 ( Lê
Thị Hường- Luận án PTS, Trường ĐH KHXH và NV, 1995), Thành công của
tiểu thuyết về đề tài chiến tranh trong 10 năm đổi mới văn học (1986-1996)
( Phan Huy Nghiêm- Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Tp.TPHCM, 1997), Đặc
trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập niên 90 ( Hoàng Thị VănLuận án Tiến sĩ, Trường ĐHP Tp HCM, 2001) Những đặc điểm nghệ thuật của
văn xuôi Việt Nam cuối những năm 80- đầu những năm 90 ( Hoàng Thị Hồng
Hà- Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHKHXH và NV, 2003). Ngồi ra, cũng có nhiều bài
nghiên cứu trên các sách báo, tạp chí đề cập qua khái niệm này. Có thể kể một số
trong những cơng trình có đề cập đến cảm hứng bi kịch hoặc có liên quan đến cảm
hứng bi kịch về mặt nội dung lẫn nghệ thuật như: Nghĩ về một “ Thời xa vắng”
chưa xa ( Thiếu Mai- Văn nghệ Quân đội, số 4/1987), Nhu cầu nhận thức lại
thực tại qua một “ Thời xa vắng” ( Nguyễn Văn Lưu- Văn học, số 5/1987), Chim
én bay- một cách nhìn về chiến tranh ( Phạm Hoa- Văn nghệ, số 37/1989), Thảo

7


luận về tiểu thuyết Đám cưới khơng có giấy giá thú hay là những nghịch ly đau
xót của thực tại ( Trần Bảo Hưng- Văn nghệ Quân đội, số 6/1990), Đổi mới văn
xuôi chiến tranh (Đinh Xuân Dũng- Văn nghệ, số 51/1990), Đồng hiện- một thủ
pháp nghệ thuật có hiệu quả trong tiểu thuyết “ Chim én bay” ( Ngô Vĩnh BìnhVăn nghệ số 51/1990), Vài nét về thân phận người phụ nữ đi qua chiến tranhqua Người mẹ tội lỗi, Nước mắt đỏ, Chim én bay ( Lê Quang Trang, Văn nghệ
Quân đội, số 3/1991), Qua những cuốn sách gần đây viết về chiến tranh ( Lê
Thành Nghị- Văn nghệ Quân đội, sổ/1991), Thảo luận về tiểu thuyết “ Mảnh đất
lắm người nhiều ma” ( Văn nghệ, số 11/1991), Bức tranh làng quê và những số
phận - Về tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng ( Nguyễn Văn LongVăn nghệ, số 12/1991), Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách
nhìn con người (Nguyễn Văn Hạnh- Văn học, số 3/1993), Quan niệm con người
cô đơn trong truyện ngắn hôm nay ( Lê Thị Hường- Văn học, số 2/1994), Các
kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay( Lê Thị Hường- Văn học, só 4/1995),
Những dấu hiệu đổi mới củ văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống mơ típ chủ
đề( Bích Thu- Văn học, số 4/1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong
văn xuôi Việt Nam CMT8 ( Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình- Đề tài cấp nhà
nước, Hà Nội, 1995), Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới ( Lê Ngọc TràVăn học, số 2/2002), Truyện ngắn chiến tranh nhìn từ sự vận động của thể loại
( Tôn Phương Lan- Nghiên cứu văn học, số 11/2004), Kĩ thuật dòng ý thứ qua
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh ( Nguyễn Đăng Điệp- In trong Tự sự học,
một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb ĐHSP, 2004), Hiện tượng phân rã cốt
truyện trong “Phiên chợ Giát” và “Thân phận tình yêu” ( Lưu Thị Thu Hà
evan.com.vn.2004)
2.2 Những năm đầu thế kỉ XXI, khi công chúng bạn đọc chưa hết ngỡ
ngàng bởi những hiện tượng văn học xuất hiện của những hiện tượng văn học mới
như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu... thì bạn đọc lại tiếp tục
bất ngờ bởi sự xuất hiện của cây bút nữ trẻ - Nguyễn Ngọc Tư Những tác phẩm
của chị đã trở thành “hiện tượng” của nền văn học đương đại. Tác phẩm của
8



Nguyễn Ngọc Tư đã và đang đón nhận ngày càng nhiều sự quan tâm của độc giả
cả nước, đồng thời cũng tạo được những cuộc tranh luận khá thú vị trên văn đàn.
Nghiên cứu về truyện ngắn và những vấn đề liên quan đến truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy đã có những bài viết trên các sách nghiên cứu văn
học và các trang web... Những ý kiến đánh giá từ những khía cạnh khác nhau
nhưng nhìn chung thống nhất trong việc khẳng định những đóng góp của Nguyễn
Ngọc Tư ở thể loại truyện ngắn. Chúng tôi xin điểm qua những cơng trình, bài viết
tiêu biểu nghiên cứu về tác giả Nguyễn Ngọc Tư liên quan trực tiếp đến đề tài như
sau:
- Trong tham luận đọc tại “Bàn trịn văn xi đồng bằng sơng Cửu Long
lần thứ I”, Võ Tấn Cường đã chỉ ra sự “đóng băng” trong việc miêu tả tâm lí, tính
cách nhân vật trong sáng tác của các tác giả đồng bằng. Đa số các nhân vật được
nhận vật được xây dựng còn đơn giản, một chiều, chưa bắt kịp được với cuộc sống
phức tạp và khốc liệt. Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư ít mắc phải khuyết
điểm này bởi những nhân vật của chị có thể khơng dữ dội nhưng đều có một đời
sống tinh thần phong phú, một nội tâm tinh tế. Thậm chí ở một vài truyện, Nguyễn
Ngọc Tư đã làm nổi bật được xung đột khốc liệt giữa cái thiện và cái ác, cái cao
thượng và cái thấp hèn trong nội tâm mỗi nhân vật (tiểu biểu là “Cánh đồng bất
tận”). Tuy nhiên có một sự thật mà chúng ta cũng phải thừa nhận đó là truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và truyện ngắn đồng bằng sơng Cửu Long nói chung
chưa tạo dựng được nhiều nhân vật điển hình có tầm nhìn rộng, có tầm vóc ngang
bằng hoặc cao hơn những ngun mẫu trong cuộc sống. Cịn đó rất nhiều truyện
ngắn của chị mang màu sắc bút kí, thiếu sự chiệm nghiệm và thăng hoa về cảm
xúc, phong cách thể hiện chưa thật chín và sắc.
- Tháng 12/2005, trong bài viết: “Nỗi đau trong cánh đồng bất tận” của
tác giả Thảo Vy (tạp chí Văn hóa phật giáo, số 41). Từ góc nhìn của triết lí Phật
giáo, tác giả bài viết nhận định: “Cánh đồng bất tận bao trùm trong nó là những
nỗi hận”, nỗi hận đó được lớn dần trong người cha. Từ Hận đến Thù và trả thù vì:
“sở dĩ lịng hận thù của người cha cao ngất bởi vì ơng khơng biết thẹn, ơng khơng

9


sợ trả báo, ông sống trong sự si ám”. Tác giả cho rằng bao trùm tác phẩm là một
nỗi hận khi người cha chỉ biết đến trả thù đàn bà sau khi vợ mình bỏ đi. Bên cạnh
đó, tác giả còn chỉ rõ, truyện ngắn Cánh đồng bất tận là sự thiếu vắng ánh sáng,
ánh sáng của tình thương, ánh sáng của sự bao dung và tha thứ. Câu chuyện được
diễn ra trên cái khung nền màu xám của những cơn ác mộng. Từ nỗi hận thù đã
dẫn đến những tội lỗi khiền người đọc vừa giận vừa thương.
- Trần Phỏng Diều với “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư” được in trên báo Văn nghệ quân đội (647). Trong bài viết này, tác giả Trần
Phỏng Diều nhận định “Cùng với hình tượng người nơng dân, người nghệ sĩ, hình
tượng con sơng đã góp phần làm nên nét đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư. Cũng nói về vùng đất và con người Nam bộ nhưng Nguyễn Ngọc Tư có
cách tiếp cận khác: khơng có gì lớn lao mà rất đỗi đời thường, như dịng sơng
chẳng hạn. Nhưng từ cái nhỏ bé, đời thường tưởng chừng như ai cũng biết mà
khái qt nó lên, chuyển tải lịng mình vào đó mới chính là giá trị của nghệ thuật”.
Và tác giả đã chỉ ra người nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường có
số phận hẩm hiu, tình dun khơng trọn vẹn, cuộc sống kém ổn định, cịn hình
tượng người nơng dân Nam Bộ là những con người hiền lành, chất phác, thật thà,
tình yêu và tình người thì dạt dào như biển nước Cà Mau nhưng họ đều có một số
phận long đong, vất vả. Hình tượng con sông trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
thường gắn với nỗi nhớ da diết khơn ngi và có phần mơng lung. Nói về giọng
văn, Trần Phỏng Diều cho rằng giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư có dun, đơi khi
dí dỏm nhưng ngọt ngào và sâu sắc. Câu văn rất giản dị, mộc mạc, chân tình, đọc
truyện Nguyễn Ngọc Tư tưởng như đang trò chuyện với Nguyễn Ngọc Tư vậy.
- Cùng đồng cảm với số phận con người, tác giả Đoàn Nhã Văn, trong bài
viết “Nắng, gió vịt và đàn bà giữ Cánh đồng bất tận” (in trên văn/ xuân 2006) đã
nhận định: “Cánh đồng bất tận đã dựng lại những điều cơ cực nhất, xốy sâu vào
người đọc, ở đó có những thân phận nguời khác nhau”. Tác giả khẳng định với

một giọng văn đặc sệt Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư không những làm nổi bật không
gian sông nước miền Tây Nam Bộ mà trên nền không gian ấy là nỗi cơ cực của
10


nghề chăn vịt chạy đồng và những hình ảnh thương tâm trong một gia đình.
Nguyễn Ngọc Tư đã mở ra trước mắt người đọc những suy ngẫm, về nhân tình thế
thái, sự suy đồi đạo đức, đặc biệt là ở những kẻ đầy tước quyền trong tay “ Cánh
đồng bất tận đã dựng lại những điều cơ cực nhất, xoáy sâu vào người đọc, ở đó có
những thân phận nguời khác nhau”. Bằng lối kể chuyện tự nhiên nhưng lại đầy
sức hút, tác giả cho rằng Cánh đồng bất tận là cái nhìn về phía trước của những
người sống tận đáy cùng của xã hội, những người không may mắn trên bước
đường chăn vịt để mưu sinh, những người mà định mệnh ln trói chặt với những
đau thương, khốn khổ.
- Trong Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2- 2007, bài viết “Cánh đồng bất
tân, nhìn từ mơ hình tự sự và ngơn ngữ trần thuật”, tác giả Đồn Ánh Dương.
cho rằng Cánh đồng bất tận là một câu chuyện được đan xen bởi những cảm xúc
và những suy tưởng của các nhân vật. Bên cạnh đó, trong Cánh đồng bất tận là
câu chuyện về cuộc sống của những kiếp người nhọc nhằn, tủi cực. Tác giả Đoàn
Ánh Dương nhận định Nguyễn Ngọc Tư đã rất thành công trong việc “lồng ghép
hai hệ thống tự sự trên nền cảm xúc và suy tưởng trên nền nhân vật chính”. Từ
điểm nhìn nhân vật, triết luận nhân sinh, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện mạch cảm
xúc nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. Tác giả Đoàn Ánh Dương cũng đã
phân tích giọng điệu trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, qua đó tác giả cho
thấy trong truyện này có sự đan cài nhiều giọng điệu, lúc thì phẫn uất, lúc thì dửng
dưng, khi thì chán chường, khi thì sâu lắng làm cho người đọc cảm thấy câu chữ rã
rượi, và vỡ ịa trong nỗi xót xa thương cảm trước những nỗi đau quặn thắt, sự cô
đơn đến hoang lạnh, nỗi buồn đến cùng cực của thân phận con người.
- Tháng 6/2008, trên Tạp chí Sơng Hương xuất hiện bài viết “Lời đề từ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” của tác giả Phạm Phú Phong. Tác giả bài

viết đã nhận định: “cái nổi bật nhất trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là “những
yếu tố nằm ngoài cốt truyện – là những lời đề từ”. Trong bài viết này, tác giả
Phạm Phú Phong khẳng định lời đề từ là một phần bổ sung khơng thể thiếu trong
văn bản tác phẩm, nó góp phần tạo nên sự toàn vẹn của chỉnh thể và thể hiện ý đồ
11


của tác giả. Đồng thời lời đề từ cũng thể hiện giá trị nội dung của một tác phẩm.
Có rất nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được mở đầu bằng những lời đề từ,
có khi đó là một câu danh ngơn, một đoạn trích từ kinh phật, một câu hát dân gian,
hay đôi khi chỉ là một ý nghĩ bâng quơ... nhưng qua đó người đọc như nhìn thấy
trước được những thân phận nhỏ bé, những hoàn cảnh éo le, những mối tình
nghiệt ngã thơng qua những lời đề từ này.
- Một bài viết khác của tác giả Nguyễn Thanh Tú (in trong Tự sự họcP2/2008) đã nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên phương diện: “Bi
kịch hóa trần thực một phương thức tự sự” (Dựa trên cứ liệu Cánh đồng bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư và Và khi tro bụi của Đồn Minh Phượng). Dưới góc
độ của tự sự học, Nguyễn Thanh Tú nhận định: ở truyện ngắn Cánh đồng bất tận
tác giả đã xây dựng được tình huống hấp dẫn, đó là tình huống bi kịch - bi kịch gia
đình tan vỡ. Bắt đầu từ chuyện ngoại tình của người mẹ, vì quá hận người cha đốt
nhà dẫn hai đứa con lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ làm nghề chăn vịt, nay đây
mai đó kiếm sống. Và Nguyễn Thanh Tú cho rằng đó là những tình huống mang
tính giải thốt. Xét dưới cấu trúc thể loại, tình huống này làm tăng tính bi kịch cho
câu chuyện, lôi cuốn hấp dẫn người đọc theo dõi những sự kiện diễn biến tiếp
theo.Từ những luận điểm đó, theo Nguyễn Thanh Tú bi kịch hóa trong truyện ngắn
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư “là bi kịch hóa tình huống, những tình
huống này mang tính giải thốt, nhưng sự giải thốt ở đây được diễn ra trong một
khơng gian không xác định, không giới hạn và không phương hướng”. Bên cạnh
đó, tác giả bài viết cũng cho rằng bi kịch hóa trong truyện ngắn Cánh đồng bất
tận cịn là bi kịch không gian – thời gian với điểm nhìn trần thuật di chuyển trên
trục thời gian từ hiện tại trở về quá khứ và tiếp tục ở tương lai. Khi xét về cấu trúc

nhân vật, theo Nguyễn Thanh Tú thì: người kể chuyện trong Cánh đồng bất tận
cũng là nhân vật trong tác phẩm nên chỉ có một điểm nhìn nhưng mà điểm nhìn
này ln di chuyển trên trục thời gian gấp khúc trong một không gian rộng, điều
này tạo nên tính chất nhiều giọng trong tác phẩm .
12


- Phạm Thái Lê với bài viết “Hình tượng con người cô đơn trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên “Tạp chí Văn nghệ quân đội” cũng là một
bài viết có giá trị khi chỉ ra mơ típ người nghệ sĩ cô đơn thường thấy trong truyện
ngắn của chị trong hành trình đơn độc và vơ vọng để đi tìm cái đẹp ở đời, chấp
nhận đánh đổi và hy sinh, kể cả tình yêu và hạnh phúc, cuối cùng Phạm Thái Lê
rút ra nhận định đều đề cập đến nỗi cô đơn của con người nhưng quan niệm của
Nguyễn Ngọc Tư rất khác hẳn với các nhà văn khác. Nguyễn Ngọc Tư quan niệm
“Cô đơn luôn là những nỗi đau, chính là bi kịch tinh thần lớn nhất của con
người”. Nhưng tác giả Phạm Thái Lê cũng khẳng định đọc những truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư, người đọc luôn cảm nhận rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi
quan tuyệt vọng. “Nhân vật trong truyện ngắn của chị luôn ý thức về sự cô đơn .
Nhưng họ vẫn chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và từ
trong nỗi đau khổ đó, họ vươn lên mạnh mẽ, để làm người”. Qua đó Phạm Thái Lê
khẳng định cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái thiện
và cái đẹp.
- Một bài viết khác của Hải Hồng mang tên “Khói trời lộng lẫy - những
nổi trôi của kiếp người”…trên trang aFamli, trong bài viết tác giả nhận định
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều mang nỗi buồn, nỗi buồn như những dịng
sơng của miền Tây Nam Bộ. “ Và Khói trời lộng lẫy cũng thế, cũng mang những
nỗi buồn, nhưng không buồn, không ám ảnh như Cánh đồng bất tận” . Tác giả
phân tích 10 câu chuyện trong Khói trời lộng lẫy, qua đó người đọc thấy được
những thân phận bất hạnh của con người, mà đặc biệt nhất là người phụ nữ. Qua
bài viết này, tác giả Hải Hoàng khẳng định nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết về

“những cảnh đời cụ thể, những thân phận cụ thể, trong một góc nhỏ bé cụ thể,
nhưng những cái tưởng như nhỏ hẹp ấy lại mở ra một thế giới mới đầy chiều sâu
và mênh mang cảm xúc tình người”. Ở đấy, người ta bắt gặp cái ấm áp thủy chung
của tình làng nghĩa xóm, tình vợ chồng, tình cha con, tình của những thân phận
người dưng trôi dạt về bên nhau bởi sự đẩy đưa của cuộc đời.
13


Một số bài viết, cơng trình nghiên cứu tìm hiểu về giọng điệu, từ ngữ, hình
ảnh trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư như: các bài nghiên cứu được đăng tải
trên website: w.w.w.viet-studies.info như Nguyên Ngọc với: Không gian… của
Nguyễn Ngọc Tư; Thụy Khuê với bài Không gian sông nước trong truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư; Kiệt Tấn - Sông nước Hậu giang và Nguyễn Ngọc Tư; và
rất nhiều bài viết khác: Nguyễn Trọng Bình - Nguyễn Ngọc Tư và hành trình
“trở về”; Nguyễn Trọng Bình - Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn
từ phương diện nội dung tự sự; Nguyễn Trọng Bình - Truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư từ góc nhìn văn hố; Trần Hữu Dũng - Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền
nam… Từ đó có những nghiên cứu, đánh giá về phong cách truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư.
Một số bài viết, phỏng vấn Nguyễn Ngọc Tư cũng góp phần có liên quan
đến đề tài như: Hồ Anh Thái - Tuổi trẻ (22/11/2003), “Văn học hôm nay: trẻ
trung đâu cần mỹ phẩm”. VnExpreess (11/7/03), Nguyễn Ngọc Tư “Tôi thèm
được quất vài roi để lớn lên”. Hiền Hoà - Vnexpreess (21/1/04), “Nguyễn Ngọc
Tư tơi khơng muốn ngủ qn vì giải thưởng”. Quang Vinh - Tuổi trẻ (9/3/04),
“Nguyễn Ngọc Tư nhà văn của xóm rau bèo”. Trần Hồng Thiên Kim - Hà Nội
mới (10/5/04), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “Quả sầu riêng của trời”. Nhã Vân Người lao động (2/8/04), “Đem chuyện phòng the ra viết, hổng dám đâu!”. Anh
Vân - Evan (6/05), “Nguyễn Ngọc Tư “tôi viết như cảm xúc của mình”. Thanh
Vân - Evan (27/9/05), “Nguyễn Ngọc Tư thử “xen canh” trên đất của mình”.
Từ Nữ - Giáo dục và thời đại (6/10/05), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “nhiều khi
thấy ngạc nhiên về mình”. Phạm Xuân Nguyên - Tuổi trẻ (03/12/05) “Dữ dội và

nhân tình”. Hạ Anh - Thanh niên (19/01/2006), “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư Quen mà lạ”. Nguyễn Thị Hồng Hà - Công an nhân dân (3/02/06), “Đằng sau
thành công là gánh nặng”. Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau ra hai công văn (số
35 và số 41 - BC/TG), kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (tác phẩm Cánh
đồng bất tận). Tháng 7/2005, trên báo Văn nghệ số 39, bài vết: “Nguyễn Ngọc Tư
như là một “đặc sản” miền Nam” của tác giả Hoàng Thiên Nga. Dưới góc độ
14


ngơn ngữ học, theo tác giả bài viết thì “đặc sản” trong sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư là: “nồng độ phương ngữ miền Nam”.
Ngoài những bài nghiên cứu này, trên Báo điện tử (Tuổi trẻ Online) tính từ
ngày (7/4/2006) đến ngày (12/4/2006) có 868 ý kiến gửi đến online. Trong đó có
13 ý kiến phê phán - phản đối dữ dội, còn 855 ý kiến tấm tắc khen (Cánh đồng
bất tận), tiêu biểu những bài viết: Hoàng Anh Thi (Văn học ca ngợi cái tốt, cũng
phải phê phán cái xấu), Trần Kim Trắc (Cánh đồng bất tận cái phao của lòng
nhân ái). Phạm Xuân Nguyên (Thư ngắn gửi Nguyễn Ngọc Tư: Bài học Nam
Cao), Nguyễn Hồng Kỳ (Đẹp xấu trong Cánh đồng bất tận, tiếng nói của độc
giả…),Chu Tước (Cánh đồng bất tận quá thành công), Socnau (Kết truyện
“Cánh đồng bất tận” tàn nhẫn quá), Nguyễn Khắc Phê (Một thế giới nghệ thuật
riêng)..v.v...Nghiên cứu cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
khơng phải là mục đích của những bài viết này, nhưng khi tìm hiểu về Nguyễn
Ngọc Tư, truyện ngắn và tạp văn của chị, họ đã gián tiếp đề cập đến vấn đề bi
kịch. Nhìn chung, các tác giả quan tâm đến những vấn đề sau: Hình tượng cánh
đồng, mơ hình tự sự, mơ típ mối tình tay ba (gắn với cải lương),…
Một số bài viết công trình nghiên cứu bàn về quan niệm con người trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như: Trần Hữu Dũng (2004) - www.viet-studies.org/
Nguyễn Ngọc Tư, “Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Miền Nam”. Dạ Ngân (2004) Văn nghệ trẻ (15), “Nguyễn Ngọc Tư - Điềm đạm mà thấu đáo”. Minh Phương
(2004) - Nhân dân (ngày 31/5), “Đọc sách: “Nước chảy mây trôi” - Tập truyện
ngắn và kí mới của Nguyễn Ngọc Tư”. Minh Thi (2004) - Lao động (ngày 11/4),
“Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt tâm trạng”. Hoàng Thiên Nga (2005) - Văn

nghệ (39), “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận”. Thảo Vy (2005) Tạp chí văn hóa Phật giáo (11), “Nỗi đau trong cánh đồng bất tận”.. Đặng Anh
Đào (2006) - Văn nghệ (17-18), “Sự sống bất tận”. Nguyễn Văn Tám (2006) Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học sư phạm Huế, Đặc điểm truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư. Trong bình luận ở Diễn đàn văn hóa (2006), với bài viết: “ Của
vịt và người, thế giới bất hạnh trong Cánh đồng bất tận”- tác giả Nguyễn
15


Mạnh Trinh. Khi khai thác về cuộc hội thoại giữa con vịt mù và hai chị em Điền,
theo tác giả bài viết thì: “Đó là ảo giác”, nó được kết thành bởi sự “quá cô đơn”
của con người nên sinh ra cái “linh tính” ấy. Huỳnh Cơng Tín (2006) - Văn nghệ
sông Cửu Long (15), “Nguyễn Ngọc Tư nhà văn trẻ Nam bộ”. Bùi Việt Thắng
(2006) - Nghiên cứu văn học (7), “Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận”.
Trần Văn Sỹ (2006) - Văn nghệ trẻ (15) “Bức tranh q buồn tím ngắn”. Nguyễn
Tý (2006) - Cơng an Tp. Hồ Chí Minh (ngày7/2), “Ngày đầu năm đọc “Cánh
đồng bất tận” với sức hút kỳ lạ”. Đăng Vũ (2006) - Nhà văn (12), “Cổ tích trên
cánh đồng bất tận”. Đoàn Ánh Dương (2007) - Nghiên cứu văn học (2), “Cánh
đồng bất tận nhìn từ mơ hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”. Phạm Thuỳ Dương
(2007) - Văn nghệ quân đội (661), “Cảm hứng cảm thương trong sáng tác Đỗ
Bích Thuỷ và Nguyễn Ngọc Tư”. Từ bình diện thi pháp học, tác giả Đào Duy
Hiệp đã khai thác: “Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” (Báo Văn
nghệ 7/2006). Theo tác giả bài viết thì “chất thơ” trong Cánh đồng bất tận là sự
lặp lại ở cấp độ từ ngữ, mà sự lặp lại ở cấp độ từ ngữ này lại được thể hiện trong
“nỗi nhớ”: “Nỗi nhớ tràn ngập qua mỗi trang truyện (...) tạo thành những lớp
sóng cồn cào, trùng điệp, lặp lại, vang xa, khắc khoải và day dứt”. Đặc biệt khi
bàn về không gian trong Cánh đồng bất tận, tác giả Đào Duy Hiệp nhận định:
“Đó là lớp khơng gian chồng lên nhau, vơ danh mà gần gũi. Một sự đấu tranh
giữa không gian của tâm hồn, của lịng người với khơng gian hiện hữu của cánh
đồng đang ngày càng bị đơ thị hóa”. Tháng 2/2008, trên báo Sài Gịn tiếp thị có
ghi nhanh ý kiến của nhà văn Nguyên Ngọc: “Nguyễn Ngọc Tư nào có muốn nói
về Cà Mau, một miền đất chẳng qua cô chỉ gởi vào cái khung cảnh ấy, trên đất đai

ấy - nơi cô quen thuộc hơn bất cứ nơi nào trên thế gian này: một kiếp người,
những kiếp người - hạnh phúc, nhọc nhằn và đau khổ muôn đời của con người,
cái thiên thần và quỷ sứ trộn lẫn bất trị, khơng gì, khơng bao giờ chữa nỗi trong
con người, và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã đưa sản phẩm của mình ra đời, nó
mang một sức sống mới, vượt ra khỏi những khn sáo, mang tính tồn cầu hóa
như ai”. Tháng 8/2008, trên báo Quân đội văn nghệ tổ chức, trong bài tham luận
16


tại tọa đàm “Lí luận phê bình văn học hơm nay”, nhà thơ Hữu Thỉnh đã khẳng
định: “Tác phẩm Cánh đồng bất tận đầy tính nhân văn, Nguyễn Ngọc Tư đã có
sự bức phá ngoạn mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên những bất ngờ thú vị
cho giới nhà văn”.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên đây
là những tìm tịi, những khám phá đáng trân trọng. Cho đến thời điểm này chúng
tôi vẫn chưa tìm thấy một chuyên luận về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, những tài
liệu tìm được chỉ dừng lại ở bài nghiên cứu nhỏ. Trong số những vấn đề đã được
tiếp cận về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thì vấn đề “Cảm hứng bi kịch trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” chưa được đề cập đến một cách toàn diện và hệ
thống. Vì thế đó là phần đất trống mà chúng tơi hy vọng có thể khai phá. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu của những bài viết trên đây là những gợi mở q giá
giúp ích cho chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Bản thân chúng tơi nhận thấy rằng, tác giả là một hiện tượng văn học, cái
mới lạ, sự khen chê bao giờ cũng kích thích và gây hứng thú tìm tịi, khám phá.
Biết rằng, một tác phẩm nghệ thuật có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vì vậy, khi
chọn đề tài này, chúng tơi cố gắng lĩnh hội các quan điểm, ý tưởng từ các bài viết
của các tác giả đã đề cập, đồng thời mạnh dạn đưa ra những ý kiến, những cảm
nhận riêng để có một cách nhìn hệ thống Cảm hứng bi kịch trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư, nhằm góp thêm một cách nhìn mới về những giá trị trong truyện
ngắn của chị.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận chủ yếu tập trung phân tích, lý giải và làm nổi bật “Cảm hứng bi
kịch” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua hai bình diện nội dung tư tưởng và
nghệ thuật biểu hiện.
Để thực hiện nhiệm vụ mà đề tài nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi tiến
hành tập khảo sát 7 tập truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư:
17


- Ngọn đèn không tắt
- Biển người mênh mông

2000
2003

-

Giao thừa

2003

-

Nước chảy mây trơi

2004

-


Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

2005

-

Cánh đồng bất tận.

2006

-

Gió lẻ và chín truyện ngắn khác

2008

-

Khói trời lộng lẫy

2010

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận giới hạn ở việc nghiên cứu các sáng tác của nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư ở thể loại truyện ngắn. Ngồi ra, luận văn cịn có đề cập ít nhiều đến các
tác phẩm khác của các nhà văn cùng thời để có cơ sở so sánh khi cần thiết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận sử dụng và phối hợp các phương
pháp sau đây:

Phương pháp tổng quát của khóa luận là phương pháp nghiên cứu lịch sử,
gắn hiện tượng văn học vào giai đoạn lịch sử xã hội.
Cảm hứng bi kịch là một dạng cảm hứng sáng tạo trong nghệ thuật. Như
vậy phương pháp nghiên cứu cụ thể có liên quan đầu tiên là phương pháp loại
hình. Căn cứ vào đó ta có thể xác định nét bản chất loại hình của nhiều hiện tượng
văn học có biểu hiện phức tạp về cảm hứng.
Khóa luận cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp như những
phương pháp công cụ. Từ sự phân lập các yếu tố của nội dung và hình thức của tác
phẩm mới có thể tìm hiểu kĩ những biểu hiện của cảm hứng bi kịch. Mặt khác, đặt
cảm hứng bi kịch vào hệ thống các dạng cảm hứng khác sẽ cho một cái nhìn vấn
đề tồn diện sâu sắc hơn. Bên cạnh đó khóa luận cịn sử dụng thủ pháp so sánh,

18


phương pháp thống kê, phương pháp tiếp cận hệ thống để làm rõ cảm hứng bi kịch
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
5. Kết cấu của khóa luận:
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu, Kết
luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3
chương như sau:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢM HỨNG BI KỊCH VÀ NHÀ
VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ.
Chương 2: CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
NGỌC TƯ - NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ NỘI DUNG.
Chương 3: CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
NGỌC TƯ - NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ NGHỆ THUẬT.

PHẦN NỘI DUNG
19



Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢM HỨNG BI KỊCH VÀ NHÀ
VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1. Một số vấn đề chung về Cảm hứng bi kịch
1.1.1 Về khái niệm cảm hứng và cảm hứng bi kịch
1.1.1.1 Khái niệm cảm hứng
Tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn,
nhà thơ khi sáng tạo ra tác phẩm đều xuất phát từ một nguồn cảm xúc nhất định.
Đó là những trăn trở, dằn vặt, những rung động mãnh liệt của tác giả trước cuộc
sống. Những trạng thái, cảm xúc đó được gọi là cảm hứng, là nhân tố quyết định
sự thành bại của tác phẩm.
Quá trình sáng tạo của nhà văn bắt đầu từ khi nảy sinh những dự tính, sau
đó là q trình nảy sinh những quan niệm mang tư tưởng sáng tạo của tác phẩm
văn học, những tư tưởng ấy thường gắn liền với sự thụ cảm của nhà văn với cuộc
sống dưới hình thức cảm xúc.
Khái niệm cảm hứng đã được đề cập từ lâu trong lý luận nghệ thuật ở Châu
Âu. Có lẽ Hegel là người đưa ra một lý luận tương đối hồn chỉnh về nó và đã xem
nó là một trong các phạm trù mỹ học. Ông cho rằng cảm hứng là trung tâm của
vương quốc nghệ thuật, là cầu nối giữa chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận nghệ
thuật. Ơng viết: “tình cảm tạo nên trung tâm thực sự trên vương quốc chân chính
của nghệ thuật; thể hiện tình cảm là chủ yếu trong tác phẩm nghệ thuật, cũng như
trong cảm thụ của công chúng là “sức mạnh của tâm hồn tự thể hiện trong chính
nó, là nội dung chủ yếu của lý tính và tự do” [52, tr208].
Đồng tình với quan điểm của Hegel, nhà phê bình Beilinski cũng đề cao vai
trị cảm hứng. Ơng nói “ mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của cảm hứng
chủ đạo, phải thấm đượm nó. Thiếu cảm hứng chủ đạo thì khơng thể hiện được là
cái gì đã buộc nhà thơ cầm bút và cung cấp cho anh ta sức lực và khả năng để
khởi đầu và kết thúc một tác phẩm đôi khi khá đồ sộ” [52, tr39 ]. Tuy nhiên
Beliski đã triển khai một cách cụ thể hơn những luận điểm còn khá trừu tượng của

Hegel. Ông cho rằng những tác phẩm nghệ thuật đích thực, tư tưởng khơng thể
20


được diễn tả một cách khô khan, trừu tượng, giáo điều, lí tính mà nó phải là một
“nhiệt tình sinh động”.. tư tưởng phải “tạo linh hồn tỏa vào trong tác phẩm,
giống như ánh sáng chiếu vào pha lê” [51, tr208-209]. Trong tác phẩm nghệ thuật,
“cảm hứng biến sự nhận thức của trí tuệ về một tư tưởng nào đó trở thành lịng
say mê đối với tư tưởng đó, trở thành năng lượng và thành khát vọng nồng nhiệt”
[51,tr 208-209]
Poselov chủ yếu đặt ra những yêu cầu đối với cảm hứng. Đối với ông, cảm
hứng phải là “sự đánh giá sâu sắc và chân thực lịch sử đối với các tính cách được
miêu tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của tính cách ấy” [51, tr 152153]
Ở đây, Pospelov đã quan tâm đến tính chân lý lịch sử của tác phẩm văn học,
tức là nhà văn phải yêu những cái đáng ghét, ca ngợi những cái đáng ca ngợi. Nếu
nhà văn ca ngợi hành động chiến đấu dũng cảm của một tên giặc ngoại xâm hay đề
cao vai trò của một giai cấp thống trị mục ruỗng thì sự ca ngợi, đề cao ấy khơng
trở thành cảm hứng hoặc đó chỉ là thứ cảm hứng giả tạo vì nó mất tính khách quan
lịch sử. Ơng viết tiếp: “ở những tác phẩm khơng có chiều sâu của hệ vấn đề, sự lí
giải và đánh giá các tính cách sẽ không được nâng lên thành cảm hứng. Ở những
tác phẩm mang tư tưởng giả tạo, cảm hứng sẽ mang tính chất gượng gạo, cố tình”
[ 51, tr152-153]
Như vậy, từ những quan điểm của các nhà mỹ học, các nhà nghiên cứu và
phê bình văn học, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất cảm hứng là một tình
cảm mạnh mẽ như nhiệt tâm, say mê, mang tư tưởng của nhà văn hướng về đối
tượng. Cảm hứng trong tác phẩm nghệ thuật khơng phải là một thứ tình cảm giả
tạo hay hời hợt mà phải là một thứ tình cảm sâu sắc mãnh liệt. Đó phải là một nỗi
đau xé lịng, một thứ tình u tha thiết, một sự căm ghét tận xương tủy kiểu “ghét
cay ghét đắng vào tận tâm” ( Nguyễn Đình Chiểu)… cảm hứng trong tác phẩm
phải là thứ tình cảm nghiêng về phía lẽ phải, gắn liền với những tư tưởng lành

mạnh, tiến bộ, cao đẹp. Nói cách khác, “đó là niềm say mê khẳng định chân lí, lí
tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca,
21


đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen
tối, các hiện tượng tầm thường” [39, tr268].
1.1.1.2 Cảm hứng bi kịch
Khi xã hội có giai cấp ra đời thì trong xã hội luôn tồn tại hai thế lực: cái tốt
và cái xấu xa. Sự xung đột giữa cái tốt đẹp, cái thiện và cái xấu xa, cái ác, làm
xuất hiện cái bi. Nhưng theo các nhà mỹ học, nếu cái hài là xung đột giữa cái tốt
và một phần cái xấu xa. Như vậy, bản chất của cái bi là sự xung đột. Song khơng
phải xung đột nào cũng mang tính chất bi. Bielinski cho rằng: “Cái bi bao hàm
trong sự xung đột giữa sự say mê của con tim với tư tưởng về nghĩa vụ - bao hàm
trong sự đấu tranh bắt nguồn từ sự xung đột đó và sau cùng, bao hàm ở sự thắng
lợi hoặc sụp đổ” [51, tr.196].
Như vậy, theo Bielinski, xung đột tạo nên cái bi là xung đột giữa tình cảm
và cá nhân và tư tưởng về nghĩa vụ và hướng đến cái chung mang tính cộng đồng.
Cũng theo Bielinski, xung đột tạo nên cái bi là xung đột mang tính chất q trình.
Trong đó, vấn đề khơng chỉ là xung đột mà chính là sự kết thúc xung đột. Tuy
nhiên, trước đó, theo quan điểm của Marx và Engel, cơ sở của cái bi là sự “xung
đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với việc khơng có khả năng thực hiện u
cầu đó trong thực tiễn” [41, tr.159].
Từ hai quan điểm trên, có thể thấy rằng, xuất phát từ góc độ triết học về
mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, theo quan điểm Mác-xít, cái bi là hệ quả của
xung đột tất yếu giữa hai phương tiện tình cảm và lí trí, giữa yêu cầu của thời đại
và khả năng của con người. Như vậy, xung đột trong bi kịch không phải là xung
đột thông thường mà phải là những xung đột mang ý nghĩa xã hội, lịch sử, nhân
sinh, ở đó, con người phấn đấu hơn để vượt lên chính mình. Tuy nhiên, bi kịch
trong văn học nghệ thuật hiện đại xuất hiện đa dạng hơn nhiều. Có thể thấy ở đây

những bi kịch của hạnh phúc cá nhân, bi kịch của một nỗi đau, nỗi mất mát không
thể nào quên trong quá khứ, bi kịch của con người lạc lõng với hồn cảnh ….
Như trên đã nói, bi kịch gắn liền với sự xung đột giữa cái tốt đẹp và cái xấu
xa, gắn liền với nỗi đau khổ của con người. Mặt khác, cảm quan bi kịch chỉ hình
22


thành khi con người có sự phát triển nhất định về trí tuệ và phẩm chất mới có sự tự
ý thức về tình trạng bi kịch của mình. Bi kịch chỉ xảy ra khi con người có sự đau
khổ, tổn thất. Nhưng sự đau khổ, tổn thất ấy không chỉ là hệ quả của sự xung đột
với hoàn cảnh bên ngồi mà cịn là hệ quả của sự xung đột với chính bản thân
mình.
Mặt khác, theo Popelov: “khi ở trong tình huống bi kịch, người ta trải
nghiệm sự căng thẳng và sự lo âu sâu sắc trong tâm hồn, khiến người ta phải chịu
những đau khổ, thường rất nặng nề”. Pospelov còn cho rằng những lo âu, đau khổ
này nảy sinh chủ yếu không phải do “những xung đột với các thế lực nào đó từ
bên ngồi, đe dọa những lợi ích thiết cốt nhất, đơi khi đe dọa chính ngay sự sống
của người ta, và gây ra sự phản kháng mà chủ yếu ở những mâu thuẫn và đấu
tranh bên trong, nảy sinh trong ý thức, trong tâm hồn con người” [51, tr.170] .
Nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao làm sao có
thể lâm vào bi kịch nếu anh khơng có sự đấu tranh, dằn vặt đầy đau đớn trong tâm
hồn vì nhận ra sự tha hóa ngịi bút lẫn nhân cách của mình? Đứng từ phương diện
biểu hiện, nếu cái hài xuất hiện khi cái đẹp đủ sức chiến thắng cái xấu thì cái bi
xuất hiện khi cái đẹp bị cái xấu lấn át và vùi dập. Như vậy, nói đến cái bi là nói
đến nỗi đau khổ, mất mác, chết chóc. Đó là nỗi đau khổ, dằn vặt trong nội tâm.
Nhưng khơng phải mọi đau khổ và cái chết chóc đều là cái bi. Cái chết đáng đời
của một kẻ xấu, hoặc cái chết ngẫu nhiên không mang ý nghĩa cao cả của một
người tốt cũng không thể gọi là cái bi. Cái bi là sự đau thương mất mác, nhưng là
sự đau khổ mất mác của lý tưởng, của cái cao cả, của cái đẹp. Ở đây, nhân vật bi
kịch không phải là những nhân vật phản diện. Arstote trong Nghệ thuật thi ca đã

cho rằng nếu hài kịch nhằm “miêu tả những người xấu nhất” thì bi kịch lại nhằm
“miêu tả những người tốt nhất so với những người trong thực tế” [1,tr185].
Theo Aristote, bi kịch phải có tác dụng “thanh lọc” tâm hồn con người, “bi
kịch làm thức tỉnh tình thương và nỗi sợ hãi và qua đó thực hiện sự thanh lọc đối
những cảm xúc ấy” [1,tr.35]. Aristote cịn giải thích thêm “sự xót thương nảy sinh
là khi ta thấy một người vô tội mà chịu điều bất hạnh” [1, tr.198]. Ơng cịn cho
23


rằng, bi kịch hay nhất là bi kịch số phận của nhân vật trong cốt truyện thay đổi “từ
hạnh phúc sang bất hạnh”, chứ không phải là “từ bất hạnh sang hạnh phúc”. Như
vậy bi kịch trong nghệ thuật không làm cho người ta bi quan chán nản mà làm cho
người ta cảm thấy được “thanh lọc”. Bi kịch là “một loại hình thẩm mỹ nghiêm
trang dùng tiếng khóc để răn đời” . Bi kịch phải khích lệ và biểu dương sự sống.
Bi kịch đặt chúng ta cận kề cái chết để chung ta hiểu hết giá trị cuộc sống và biết
quý sự sống. Bi kịch giúp chúng ta “ lĩnh hội cuộc sống trong sự phong phú phức
tạp có thật của nó, đồng thời khơi dậy những tình cảm cao cả, lành mạnh, kích
thích những hành động mãnh liệt và sự tham gia tích cực vào cuộc sống” [11,
tr.160].
Như vậy, cảm hứng bi kịch là một trong số nhiều dạng cảm hứng sáng tác
của nhà văn, chứa đựng tình cảm, tư tưởng của nhà văn gắn liền với một tư tưởng
xác định, một cách đánh giá nhất định của tác giả và tác động được đến cảm xúc
của người tiếp nhận. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về cảm hứng bi kịch, cần đặt khái
niệm này trong sự đối sánh với các khái niệm bi kịch, cái bi. Nếu cảm hứng bi
kịch mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn thì bi kịch mang tính khách quan hơn
trong vai trò là một thể loại văn học với những qui định, khuôn mẫu thể loại riêng
buộc người viết phải tuân thủ. Đó là thể loại “dựa vào xung đột, bi đát của các
nhân vật anh hùng, có kết thúc bi thảm và tác phẩm đầy chất thống thiết”. Là một
thể loại văn học, bi kịch xuất hiện từ rất sớm và nhanh chóng được cơng chúng
hào hứng đón nhận. Thế kỉ V trước công nguyên, bi kịch cổ đại Hy Lạp ra đời từ

thể kỉ XVI đến XVIII Châu Âu bùng nổ sự phát triển của bi kịch cổ điển với nhiều
tên tuổi Shakespeare, braxin, coocnay...được xem như là “một trạng thái tình cảm
mãnh liệt” cảm hứng bi kịch dường như đồng hành cùng với văn chương ngay từ
thuở ban sơ khi con người có nhu cầu mượn văn chương để kí thác tâm trạng, giải
bày nỗi niềm buồn vui đau khổ của mình. Bởi vậy khơng thể đồng nhất cảm hứng
bi kịch với bi kịch dù giữa hai khái niệm này có sự gặp gỡ nhau ở trạng thái buồn
thảm, cảm xúc thương đau, có tính thống thiết.
24


Bên cạnh sự tương đồng đó, cảm hứng bi kịch cũng có nhiều mối liên hệ
tương giao với khái niệm cái bi tuy không phải bao giờ chúng cũng trùng khít với
nhau. Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – cái bi là
“phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống
xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện với
cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động…trong điều kiện những
cái sau còn mạnh hơn những cái trước. Đó là sự trả giá tự nguyện cho những
chiến thắng và sự bất tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính
diện. Cái bi tạo một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi đau xót, niềm hân
hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp. Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết,
song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi. Chúng chỉ trở thành cái bi
khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người” [26]. Gắn
cái bi với nỗi buồn với đau thương mất mát – “ nhưng là sự mất mác của lí tưởng,
của cái cao cả, cái đẹp”, nhóm tác giả Phương Lựu, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa…
khẳng định “cái bi rất gần gũi với cái cao cả” không phải là một phạm trù mỹ
học mà là một trạng thái tình cảm mãnh liệt gắn liền với một tư tưởng cụ thể của
nhà văn nhằm tạo ra xúc cảm cho bạn đọc nhưng cảm hứng bi kịch có sự tương
đồng với cái bi ở chỗ “đi liền với nỗi đau và cái chết”, tạo ra “nỗi đau xót, niềm
hân hoan và nỗi sợ hãi khủng khiếp” [39]. Cảm hứng bi kịch vì thế được hiểu như
là cái nhìn mang nỗi thương đau, mang niềm xót xa, mang mỗi quan hồi thống

thiết về hiện thực về con người…cái buồn đau xót xa ấy được cất lên từ chính
những ngang trái, những ối oăm phạm vào cõi thiêng liêng của cái đẹp, cái thiện.
Cảm hứng bi kịch vì thế là cảm hứng viết về nỗi buồn chứ không phải niềm vui, là
nốt lặng trầm chứ không phải khúc hoan ca.
Bàn về cái bi, Mác cho rằng “bản chất của cái bi là sự xung đột” – đó là
“xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với việc khơng có khả năng thực
hiện được yêu cầu đó trong thực tiễn” [40]. Với bản chất là sự xung đột, cái bi
được biểu hiện trong phạm trù nội dung của tác phẩm. Cảm hứng bi kịch có một
bình diện thể hiện rộng lớn hơn - ở cả mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
25


×