Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Khảo sát quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TRẦN THỊ MỸ LINH
Tên đề tài:
“KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHÈ XANH HỮU CƠ TẠI CƠNG
TY CỔ PHẦN NTEA THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Cơng nghệ thực phẩm

Lớp

: K48-CNTP

Khoa

: CNSH-CNTP

Khóa học

: 2016-2020

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trịnh Thị Chung



Thái Nguyên – 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ tại Cơng
ty Cổ phần Ntea Thái Nguyên” là bài viết của cá nhân tơi.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các nội dung khác
trong đề tài của mình.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Sinh viên

Trần Thị Mỹ Linh


ii

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hồn thành được bài luận án này, ngồi sự cố gắng của bản thân tơi
cịn nhận được sự giúp đỡ của tất cả mọi người.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS. Trịnh Thị Chung – giảng viên
khoa Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Tơi xin cảm ơn tới sự giúp đỡ của anh Nguyễn Xuân Công và các cô bác trong
công ty đã giúp đỡ và hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình thực tập.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiếu sót và

hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy, cơ để bài luận văn của tơi
được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Sinh viên

Trần Thị Mỹ Linh


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cách viết tắt

Từ viết tắt

TCHQ

Tổng cục Hải quan

IFOAM

International Federation of Organic Agriculture Movements
(Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ)

ISO

International Organization for Standardization (Tổ chức
Quốc tế về tiêu chuẩn hóa)


NXB

Nhà xuất bản

IPM

Integrated Pests Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)

ICM

Integrated Crop Management (Quản lý mùa vụ tổng hợp)


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.4 Thị trường xuất khẩu chè 2 tháng đầu năm 2020 ......................................15
Bảng 2.5.5 Hàm lượng các sắc tố trong chè (% chất khô) ........................................18


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.1.1 Tưới nước…………………………………………………………….24
Hình 4.1.2.1 Ngun liệu chè....................................................................................27
Hình 4.1.2.2 Héo sơ bộ .............................................................................................28
Hình 4.1.2.3 Thiết bị diệt men chè ............................................................................29
Hình 4.1.2.4 Thiết bị vị chè ......................................................................................31
Hình 4.1.2.6 Thiết bị sao và lấy hương chè .............................................................33

Hình 4.1.2.7 Phân loại chè ........................................................................................34
Hình 4.1.2.8 Thành phẩm ..........................................................................................34
Hình 4.2.2 Chứng nhận ISO 22000:2005 của Công ty Cổ phần Ntea Thái Nguyên 39


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
2.1 Giới thiệu khái quát về cây chè .............................................................................4
2.1.1 Đặc điểm khái quát cây chè ...............................................................................4
2.1.2. Nguồn gốc cây chè ...........................................................................................5
2.1.3. Vùng trồng chè ở Việt Nam .............................................................................7
2.2 Giới thiệu về chè hữu cơ và xu hướng tiêu dùng về hữu cơ hiện nay ..................8
2.2.1. Chè hữu cơ .......................................................................................................8
2.2.2. Xu hướng tiêu dùng về hữu cơ hiện nay ..........................................................9

2.3 Tầm quan trọng của ngành chè đối với đời sống con người và nền kinh tế .......10
2.3.1. Đối với đời sống con người ............................................................................10
2.3.2. Đối với nền kinh tế .........................................................................................11
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam .........................11
2.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới ...............................................11


vii

2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam..............................................13
2.5 Thành phần hóa học của cây chè.........................................................................16
2.5.1 Các hợp chất phenol .........................................................................................16
2.5.2 Alkanoid ..........................................................................................................16
2.5.3 Nhóm các hợp chất chứa nitrogen (Protein và axitamin) ................................17
2.5.4 Gluxit và pectin ...............................................................................................18
2.5.5 Các sắc tố trong chè .........................................................................................18
2.5.6 Vitamin .............................................................................................................18
2.5.7 Enzym ..............................................................................................................19
2.5.8 Nước .................................................................................................................19
2.5.9 Dầu thơm ..........................................................................................................19
2.5.10 Chất tro ...........................................................................................................20
2.6 Giới thiệu Cơng ty Cổ phần Ntea Thái Ngun ..................................................20
2.6.1 Vị trí, lịch sử ra đời và phát triển Công ty Ntea ...............................................20
2.6.2 Tình hình sản xuất ............................................................................................20
2.6.3 Chiến lược phát triển ........................................................................................21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................22
3.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................22
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................22
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................22

3.2.2 Thời gian nghiên cứu .......................................................................................22
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................22
3.3.1 Khảo sát quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ Ntea ..........................................22
3.3.2 Khảo sát Các tiêu chuẩn áp dụng tại công ty Ntea cho sản phẩm chè hữu cơ 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................22
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................22
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................22
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................23


viii

4.1 Quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ Ntea ..........................................................23
4.1.1 Quy trình chăm sóc và thu hoạch cây chè hữu cơ............................................23
4.1.2 Quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ .................................................................26
4.2 Khảo sát Các tiêu chuẩn áp dụng tại công ty Ntea cho sản phẩm chè hữu cơ ...34
4.2.1 Khảo sát quy tình 5S ........................................................................................34
4.2.2 Khảo sát quá trình kiểm soát chất lượng và chứng nhận ISO 22000:2005......37
4.2.3 Khảo sát Chứng nhận Biocert-IFOAM tại Công ty cổ phần Ntea
Thái Nguyên ..............................................................................................................39
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................43
5.1 Kết luận ...............................................................................................................43
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................44


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Tên khoa học của cây chè là Camellia sinensis. Cây chè gồm những đặc điểm
sau:
• Thân và cành [2]:
- Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa là chỉ có một
thân chính, trên đó có phân ra các cấp cành. Do đặc điểm sinh trưởng và do hình dạng
phân cành khác nhau, người ta chia thân chè ra làm ba loại: thân gỗ, thân nhỡ và thân
bụi.
- Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành chia làm nhiều đốt.
Chiều dài của đốt biến đổi rất nhiều do giống và do điều kiện sinh trưởng. Đốt chè
dài là một trong những biểu hiện giống chè có năng suất cao. Từ thân chính, cành chè
được phân ra nhiều cấp cành cấp 1, cấp 2, cấp 3,...
- Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè. Với số lượng càng thích
hợp và cân đối ở trên tán, cây chè cho sản lượng cao. Vượt quá giới hạn đó, sản lượng
không tăng và phẩm cấp giảm xuống do búp mù nhiều.
• Mầm và lá chè:
- Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực. Mầm
dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ và hoa [2].
+ Mầm đỉnh: mầm này mọc ở trên cùng của cành, tiếp tục phát triển trên trục
chính của các cành năm trước, hoạt động sinh trưởng mạnh và thường có tác dụng ức
chế sinh trưởng của các mầm ở phía dưới nó.
+ Mầm nách: khi hái các búp đỉnh, mầm nách phát triển thành búp mới. Tùy
vào vị trí của lá ở trên cành, khả năng phát triển thành búp và chất lượng búp ở các
nách lá rất khác nhau.
+ Mầm ngủ: là những mầm nằm ở các bộ phận đã hóa gỗ của các cành một
năm hoặc già hơn. Những mầm này kém phân hóa và phát triển hơn hai loại mầm
trên cho nên sự hình thành buos sau khi đốn địi hỏi một thời gian dài hơn.


2


+ Mầm sinh thực: mầm sinh thực nằm ở nách lá. Bình thường mỗi nách lá có
hai mầm sinh thực nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh thực nhiều hơn và có khi
đó ở nách lá có 1 chùm hoa.
- Lá chè mọc trên cành, mỗi đốt có một lá. Lá chè có gân rất rõ. Những gân
chính của lá chè thường khơng phát triển ra đến tận rìa lá. Rìa lá chè có răng cưa và
có hình dạng răng cưa khác nhau tùy theo giống. Số đôi gân lá là một trong những
chỉ tiêu để phân biệt các giống chè. Trên một cành chè thường có các loại lá như sau
lá vẩy ốc, lá cá, lá thật [2].
• Rễ chè:Rễ chè phát triển tốt tạo điều kiện cho các bộ phận trên mặt đất
phát triển. Hệ rễ gồm có: rễ trụ, rễ bên và rễ thu. Sự phân bố của rễ chè trong đất
phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện đất đai và chế độ canh tác. Lượng
dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ, nhất là lượng
đạm [2].
• Hoa và quả chè [2]:
- Sau khi gieo hạt khoảng 2 năm, cây chè cho hoa quả lần thứ nhất. Từ 3-5
năm cây chè được hồn chỉnh về đặc tính phát dục. Hoa chè được hình thành từ các
mầm sinh thực. Hoa chè lưỡng tính, đài hooa có 5-7 cánh. Trong một hoa có rất nhiều
nhị đực, từ 200-400. Nỗn sào thường 3-4 ô.
- Sau khi thụ tinh quả chè được hình thành, thời gian phát dục của quả khoảng
9-10 tháng. Quả chè thuộc loại quả nang, mỗi quả thường có 3 hạt.
Hiện nay, vẫn có những nơi cịn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng
với giới hạn được cho phép nên đem lại sản phẩm chè kém chất lượng và khơng được
đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì vậy, nó đem lại những ảnh hưởng xấu đến
chè Việt Nam nói chung hay cũng như chè Thái Nguyên nói riêng. Trên thực tế hiện
nay, mọi người ngày càng quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ bởi sản phẩm hữu cơ
được đảm bảo an toàn đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thái Ngun có điều kiện khí hậu tự nhiên thuận lợi cho việc trồng chè và sản
xuất chè. Hiện nay hầu hết các công ty chè ở Thái Nguyên đang đi theo hướng sản
xuất chè hữu cơ, nhằm phục vụ được yêu cầu người tiêu dùng về an toàn thực phẩm



3

và cũng định hướng đến việc đưa sản phẩm chè Việt Nam ra tồn Thế giới. Một trong
nhưng cơng ty đi đầu về chè hữu cơ ở Thái Nguyên là Công ty Cổ phần Ntea Thái
Nguyên.
Dựa trên thực tiễn tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát quy trình sản xuất chè xanh
hữu cơ tại Công ty Cổ phần Ntea Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
- Khảo sát được quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ tại Công ty Cổ phần Ntea
Thái Nguyên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát được quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ tại Công ty Ntea Thái Nguyên.
- Khảo sát được Các tiêu chuẩn áp dụng tại công ty Ntea cho sản phẩm chè
hữu cơ: Quy trình 5S, Chứng nhận ISO trong sản xuất và kiểm soát chất lượng sản
phẩm, Chứng nhận Biocert-IFOAM.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Tìm hiểu và ứng dụng những gì mình đã được học vào trong thực tiễn sản xuất
chè ở công ty và địa phương.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Tìm hiểu quy trình sản xuất chè xanh hữu cơ Ntea.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất tại Cơng ty và các tiêu chuẩn kiểm sốt chất lượng tại
Cơng ty Ntea.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu khái quát về cây chè
2.1.1 Đặc điểm khái quát cây chè
Tên khoa học của cây chè là Camellia sinensis. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng
của thân và đặc điểm phân cành (số cành, vị trí phân cành), người ta chia các thân
chè ra 03 dạng:
- Dạng thân gỗ (thân chè shan, chè assamica): thân cao, to, để tự nhiên có thể
cao đến 15 – 20 m, có thân chính rõ rệt, đường kính thân to. Mức độ phân cành ít, vị
trí phân cành cao, do đó nếu để tự nhiên, khơng đốn sẽ rất khó khăn trong thu hoạch [12].
- Dạng thân nữa gỗ (thân chè Trung Quốc lá to): là dạng thân trung gian, cây
để mọc tự nhiên có thể đạt 6 – 10 m, có thân chính tương đối rõ rệt, vị trí phân cành
tương đối cao, thường cách cổ rể khoảng 20 – 30 cm [12].
- Dạng thân bụi (thân của các thứ chè Trung Quốc lá nhỏ, chè Nhật Bản): cây
khơng có thân chính rõ rệt, tán cây rộng, thấp, mức độ phân cành nhiều, mạnh. Kích
thước các cấp cành gần bằng nhau. Vị trí phân cành thấp nhất [12].
Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau [2]:
- Ngành hạt kín Angiospermae
- Lớp song tử diệp Dicotyledonae
- Bộ chè Theales
- Họ chè Theaceae
- Chi chè Camellia (Thea)
- Loài Camellia (Thea) sinensis
- Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camllia
sinensis (L) O.Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinesis L.
Hiện nay các nhà thực vật học gộp 2 chi Thea và Camllia làm một và gọi là
chi Camellia. Vì vậy tên khoa học của cây chè được nhiều người thường gọi là
Camellia sinensis (L) O.Kuntze [2].
Cơ sở của việc phân loại chè thường dựa vào [2]:



5

- Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng
và kích thước của các loại lá, số đôi gân lá,…
- Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh
của đầu nhị cái.
- Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tannin. Mỗi giống chè đều có
hàm lượng tannin biến động trong phạm vi nhất định.
Dưới đây là phân loại của Cohen (1919), tác giả chia Camellia sinensis L. làm
4 thứ [2]:
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea)
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. Macrophylla)
- Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan)
- Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. Atxamica)
Cây chè ở Việt Nam phát triển với 4 giống chủ yếu [2]:
- Chè trung du
- Chè Shan
- Chè lai: LDP1
- Giống chè PH1
2.1.2. Nguồn gốc cây chè
Nguồn gốc cây chè được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ rất sớm.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè.
Một số quan điểm được nhiều người công nhận nhất là [2]:
- Cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc
Năm 1753, Carl Von Linnaeus, nhà thực vật học Thụy Điển nổi tiếng, lần đầu
tiên trên thế giới đã xác nhận Trung Quốc là vùng nguyên sản cây chè và đặt tên khoa
học cho cây chè là Thea Sinensis [2].
Năm 1918, Cohen Stuart, nhà phân loại thực vật Hà Lan đã đưa ra thuyết hai
nguồn gốc cây chè: cây chè lá to có nguồn gốc ở phía Tây cao nguyên Tây Tạng. Cây

chè lá nhỏ có nguồn gốc ở phía Đơng và Đơng nam Trung Quốc [2].


6

Năm 1951, tác giả Đào Thừa Trân (Trung Quốc) tổng kết ý kiến của các nhà
khoa học trên thế giới, và đi đến kết luận là nguyên sản của cây chè là tỉnh Vân Nam–
Trung Quốc. Chúng di thực về phía Đơng qua tỉnh Tứ Xun, bị ảnh hưởng của khí
hậu nên biến thành loại chè lá nhỏ và di thực về phía Nam và Tây nam là Ấn Độ,
Myanma, Việt Nam biến thành dạng chè lá to [2].
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979). Cách đây 4000 năm người Trung Quốc đã
biết dùng cây chè làm dược liệu, sau đó dùng làm nước uống [2].
Năm 1933 J.J.B.Deus, Hà Lan, nguyên giám đốc Viện nghiên cứu chè
Buitenzong ở Java (Indonesia), cố vấn các công ty chè Đông Dương thuộc Pháp, sau
khi đi khảo sát vùng chè cổ Tham Vè tại xã Cao Bồ (Vị Xuyên–Hà Giang) đã cho
rằng: những nơi con người tìm thấy cây chè bao giờ cũng ở bên bờ sông lớn như sông
Dương Tử, sông Tsikiang ở Trung Quốc, sông Hồng (Vân Nam – Trung Quốc, Bắc
Kỳ - Việt Nam), sông Mê Kông (Vân Nam – Trung Quốc, Thái Lan)….., sơng
Bramapoutro ở Atxam, tất cả các con sơng đó đều bắt nguồn từ dãy phía đơng cao
ngun Tây Tạng cho nên nguồn gốc cây là từ dãy núi này phát tan đi [2].
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam - Ấn Độ:
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) năm 1823 R.Bruce đã phát hiện được những
cây chè dại, lá to ở vùng Atxam, Ấn Độ trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm thực vật học
ông đã đi đến kết luận: nguyên sản của cây chè là vùng Atxam – Ấn Độ [2].
- Cây chè có nguồn gốc ở Tây Bắc – Việt Nam:
Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Việm Hàn lâm khoa khọc Liên Xô Djemukhatde,
sau khi nghiên cứu về sư tiến hóa của cây chè, phân tích các catechin thành phần
trong chè mọc hoang dại ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam (Trung Quốc), Ấn Độ
và các vùng chè ở Việt Nam như Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn đã đi đến kết luận
rằng: Cây chè ở Việt Nam tổng hợp các catechin đơn giản hơn nhiều cây chè ở Vân

Nam, các chất catechin phức tạp ở cây chè Vân Nam nhiều hơn chè Việt Nam, trên
cơ sở đó Djimukhatde đã kết luận nguồn gốc cây chè chính là ở vùng Tây Bắc – Việt
Nam [2].


7

2.1.3. Vùng trồng chè ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở một số vùng chính sau đây:
- Vùng chè Tây Bắc: Chè được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La và Lai Châu.
Chủ yếu là các loại đất như đất đỏ vàng, đất đỏ nâu, các loại đất này đều phù hợp với
yêu cầu sinh trưởng của cây chè [3].
Giống chè được trồng chủ yếu ở đây là: giống chè Shan và giống chè Trung
du và các giống chè khác như LDP1, LDP2, TR777, Đại Bạch Trà…[3].
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: Vùng này gồm tỉnh Hà Giang, Tuyên
Quang, Tây n Bái, Hịa Bình và Lào Cai. Các loại đất trồng chủ yếu là đất feralit
đỏ vàng, đá nai và đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ. Giống chè chủ yếu là giống
chè Trung du và chè Shan. Ngồi ra cịn giống chè khác như LPD1,TRI777…. [3].
- Vùng chè Trung du – Bắc Bộ: Gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc
Cạn, Phú Thọ, Nam Yên Bái, Hà Tây và Bắc Hà Nội. Vùng chè Trung du – Bắc Bộ
là vùng chè lớn nhất cả nước, chủ yếu là uống chè Trung du, ngồi ra cịn có nhiều
giống chè mới như PH1, TRI777, 1A và các loại chè lai.Vùng chè Trung du – Bắc
Bộ có nhiều nhà máy chè công suất từ 12-35 tấn búp tươi/ngày. Chủ yếu chế biến
chè đen để xuất khẩu và chè xanh [3].
- Vùng chè Miền Trung: Bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Nam. Giống chè chủ yếu là PH1, chè Gay (Nghệ An), và chè Trung du. Có
nhiều nhà máy chế biến chè đen và chè xanh (Yên Mỹ, Hạnh Lâm,…). Nhiều diện
tích chè được thu hái cả lá già để phục vụ tập quan uống chè tươi của nhân dân trong
vùng [3].
- Vùng chè Tây Nguyên: Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc

Lắk. Giống chè chủ yếu ở vùng này là chè Shan và chè Ấn Độ. Sản phẩm chế biến
chủ yếu: chè đen (OTD và CTC) xuất khẩu và chè xanh xuất khẩu [3].
- Vùng chè Duyên Hải miền Trung: các vườn chè được trồng trên các sườn của
dãy Trường Sơn thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam và gần Bình
Định. Do khí hậu xấu nên khơng thể sản xuất được chè đen nên chỉ tập trung sản xuất
chè xanh tiêu thụ trong nước [3].


8

2.2 Giới thiệu về chè hữu cơ và xu hướng tiêu dùng về hữu cơ hiện nay
2.2.1. Chè hữu cơ
Chè hữu cơ là loại chè đã được canh tác theo quy trình nơng nghiệp hữu cơ.
Quy trình này khơng sử dụng các chất hóa học như phân hóa học, thuốc trừ sâu hay
thuốc trừ cỏ. Nông dân sử dụng các chất thải tự nhiên ví dụ như phân ủ để tạo chất
màu cho đất và dùng các phương pháp tự nhiên để kiểm sốt sâu bệnh và cỏ dại [3].
Nơng nghiệp hữu cơ làm cho đất màu mỡ và giàu chất đạm, giữ gìn các khống
chất trong đất nhằm bảo vệ chất lượng nước cũng như môi trường tự nhiên. Điểm
quan trọng nhất là quy trình nơng nghiệp này là làm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên
[3].
Người trồng chè hữu cơ không sử dụng bất kỳ một loại phân hóa học hay thuốc
trừ sâu nào cả. Thay vào đó họ dựa vào phân ủ và các loại phân hữu cơ khác nhằm
tăng độ phì nhiêu cho đất vườn chè. Để kiểm soát sâu bệnh, họ dùng các chất chiết
xuất từ cây xanh hoặc dùng tay để bắt sâu hay cắt tỉa những cành có sâu hại ăn. Ngược
lại, người trồng chè thơng thường sử dụng rất nhiều phân hóa học ví dụ như phân
đạm và các loại thuốc kích thích. Họ có thể phun thuốc trừ sâu 10-15 lần/năm. Nếu
nương chè hữu cơ giáp với nương chè trồng thường thì người trồng chè hữu cơ phải
tiến hành các biện pháp để ngăn khơng cho các chất hóa học dính bám vào nương chè
của họ. Ngoài ra, nương chè hữu cơ phải trải qua quy trình kiểm định và chứng nhận
hữu cơ của một tổ chức cấp giấy chứng nhận độc lập. Chè chỉ được chứng nhận là

chè hữu cơ sau khi đã trồng theo quy trình hữu cơ ít nhất là 18 tháng [3].
Chè hữu cơ đắt hơn chè thường bởi vì canh tác hữu cơ địi hỏi nhiều cơng lao
động hơn. Chi phí cơng lao động thì đắt hơn so với chi phí mua thuốc hóa học. Chè
hữu cơ cũng dễ bị sâu bệnh hơn và năng xuất vì thế thường thấp hơn năng xuất của
chè thường, ít nhất trong 1-2 năm đầu. Ngoài ra, người trồng chè hữu cơ cịn phải trả
cho chi phí chứng nhận hữu cơ. Sau cùng, vì nhu cầu sử dụng chè hữu cơ hiện nay
chưa cao, chi phí vận chuyển và chi phí đảm bảo chất lượng khác vẫn cịn khá cao
[3].


9

Cả chè hữu cơ và chè thường đều có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như
chúng ta đã biết. Tuy nhiên chè hữu cơ cịn có thêm một số tác dụng khác do người
trồng chè không sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Hơn nữa chè hữu cơ
được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế rất chặt chẽ. Ngược lại chè thơng thường
có thể cịn lưu giữ nhiều dư lượng thuốc hóa học do người trồng chè thông thường
không tuân thurtheo bất kỳ một tiêu chuẩn kỹ thuật nào sẽ gây tác hại cho cơ thể [3].
Như đã đề cập trên toàn bộ sản phẩm chè hữu cơ phải được một tổ chức độc
lập chứng nhận. Mục đích chính của chứng nhận là để đảm bảo chất lượng sản phẩm
cho người tiêu dùng rằng các sản phẩm chè đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Tuy nhiên, hiện
nay Việt Nam chưa có hội đồng thẩm định chất lượng hữu cơ, các chứng nhận hữu
cơ trên thị trường hiện nay là của các tổ chức nước ngoài, như ACT của Thái Lan [3].
2.2.2. Xu hướng tiêu dùng về hữu cơ hiện nay
Trong bối cảnh các loại thực phẩm bẩn, hàng tiêu dùng, hóa mỹ phẩm khơng
an toàn tràn lan trên thị trường, nhiều người tiêu dùng đang tìm đến các sản phẩm
chất lượng hơn, có nguồn gốc tự nhiên, các sản phẩm hữu cơ vốn được nhận định là
an toàn và tốt cho sức khỏe [12].
Theo đánh giá của các chuyên gia, tiêu chuẩn Organic được xem là tiêu chuẩn
chất lượng cao cấp nhất hiện nay. Nhờ được chăm sóc, sản xuất hồn tồn tự nhiên,

hồn tồn khơng có sự tác động của hóa chất, thuốc kháng sinh, hormone tăng
trưởng… do đó từ thực phẩm đến hàng tiêu dùng đều chứa các chất chống oxy hoá,
vitamin cùng nhiều dưỡng chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy mới bắt đầu xuất hiện
trên thị trường những năm gần đây nhưng sản phẩm Organic đang dần chiếm được
chỗ đứng trong lịng người tiêu dùng tại Việt Nam. Có thể thấy, lựa chọn các sản
phẩm hữu cơ đang trở thành một trào lưu tiêu dùng hiện đại, sáng suốt từ phía người
tiêu dùng cũng như mở ra nhiều cơ hội phát triển đối với doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực này [12].
Một khảo sát cho biết đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm
và ưu tiên lựa chọn sản phẩm organic. Báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo đánh
giá Việt Nam (Vietnam Report) cho rằng những xu thế chính của ngành thực phẩm -


10

đồ uống trong một vài năm tới là sự bùng nổ của các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên,
thân thiện môi trường, sự trỗi dậy của niềm tin, của những giá trị thật và câu chuyện
thật về sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp và ứng dụng dữ liệu lớn vào sản xuất,
phân phối [10].
Thói quen ăn uống chú trọng đến chất lượng sản phẩm, ưu tiên lựa chọn sản
phẩm xanh - sạch - lành của người tiêu dùng đang tạo ra một cuộc cách mạng trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống khắp nơi trên thế giới. Báo cáo
xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của AC Nielsen cũng cho thấy 86% người tiêu
dùng Việt Nam ưu tiên sản phẩm organic cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an
tồn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, triển vọng của thị trường
F&B Việt Nam cũng bắt kịp theo triển vọng của thị trường F&B thế giới với doanh
thu của thực phẩm và đồ uống hữu cơ tiềm năng đạt 320.5 tỉ USD vào năm 2025 [10].
Khảo sát trong tháng 9/2019 của Vietnam Report cũng cho thấy 46% các
chuyên gia nhận định rằng sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, thiên nhiên và 36% nhận
định rằng sản phẩm tiện lợi, sản phẩm khác lạ cho giới trẻ sẽ là những xu hướng chính

của các dịng sản phẩm trên thị trường trong thời gian tới. Do đó, để đáp ứng nhu cầu
của thị trường, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, rõ ràng các doanh nghiệp nên
nhận thức rõ những cơ hội và thách thức, chuẩn bị, thay đổi chiến lược kinh doanh
để đi tắt đón đầu xu hướng [10].
2.3 Tầm quan trọng của ngành chè đối với đời sống con người và nền kinh tế
2.3.1. Đối với đời sống con người
Nước chè, từ xưa đến nay vẫn là thứ nước uống giải khát phổ biến nhất, của
nhân dân trong nước và trên thế giới. Uống chè chống được lạnh, khắc phục được sự
mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh
thần minh mẫn sảng khối, hưng phấn do có chất cafein, trong những thời gian làm
việc căng thẳng về trí óc và chân tay [1].
Chè có tác dụng bảo vệ sức khỏe con người: chữa bệnh đường ruột như kiết lị,
ỉa chảy (do tannin), lợi tiểu (do theofilin, theobromin), kích thích tiêu hóa mỡ, chống


11

béo phì, chống được sâu răng và bệnh hơi miệng. trong chè cịn có nhiều vitamin C,
B2, PP, K, E, F….. và các axit amin rất cần thiết cho cơ thể con người [1].
2.3.2. Đối với nền kinh tế
Chè là cây cơng nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản
phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc
lâu hơn [3].
Ở Việt Nam, trong điều kiện thâm canh nương chè sau trồng một năm đã có
thể cho thu từ 500kg đến 1 tấn búp chè tươi/ha. Các năm sau có thể thu từ 2-3 tấn búp
chè tươi/ha. Từ năm thứ năm trở đi có thể thu hoạch bình quân từ 5-10 tấn búp chè
tươi/ha [4].
Chè là cây trồng mà sản phẩm của nó có giá trị hàng hóa và giá trị xuất khẩu
cao, thị trường tiêu dùng ổn định, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao [4]
Cây chè cịn là cây xóa đói giảm nghèo tạo ra công ăn việc làm và ổn định đời

sống cho hang chục vạn hộ gia đình [1].
Chè của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 30 nước trên thế
giới. gồm có Liên Xơ cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây và gần
đây đưa vào các thị trường khó tính như Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mĩ, do đó đem lại
nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể [1].
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Chè đã trở thành đồ uống được nhiều người sử dụng nhất trên toàn cầu. Số liệu đưa
ra tại Diễn đàn Chè thế giới năm 2018 cho thấy trong tổng số 1,6 triệu lít đồ uống
khơng cồn sử dụng trên tồn cầu thì chè chiếm 266 tỷ lít. Tính trung bình trên tồn
cầu, mức tiêu thụ chè là 35,1 lít/người, cao hơn so với đồ uống có gas (30,6 lít) và cà
phê (21,1 lít). Chè đã trở thành đồ uống được nhiều người sử dụng nhất trên tồn cầu
[8]
Thị trường chè vốn đã lớn nhưng vẫn khơng ngừng tăng đều đặn, chủ yếu bởi
Trung Quốc, nơi chiếm gần 40% tổng tiêu thụ chè toàn cầu và đang sử dụng lượng
chè xanh cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nhu cầu ở những thị trường khác cũng


12

khơng ngừng tăng lên, trong đó có Ấn Độ, dư sức bù lại cho mức tăng trưởng yếu ở Châu
Âu (nơi doanh số bán chè giảm sút bởi sự cạnh tranh từ nước đóng chai) [8].
Nhìn chung, thị trường Châu Âu phần lớn đã bão hịa, tiêu thụ bình qn đầu
người giảm trong một thập kỷ qua; hiện tiêu thụ chè đang suy giảm tại hầu hết các
nước nhập khẩu truyền thống ở Châu Âu, ngoại trừ Đức [8].
Năm 2018, giá chè thế giới diễn biến thất thường ở các nước sản xuất và xuất
khẩu chủ chốt. Nếu so giá trung bình của năm 2018 so với trung bình năm 2017, giá
chè thế giới năm vừa qua tại các thị trường nhìn chung vững đến giảm [8].
Tại Ấn Độ, giá chè giảm trong 6 tháng đầu năm 2018, từ mức 97,15 rupee
tháng 1/2018 xuống 77,82 rupee vào tháng 6/2018 (thấp nhất trong năm 2018). Tuy

nhiên, bắt đầu từ tháng7/2018, giá đảo chiều tăng, bước vào đầu năm 2019 ở mức
trung bình 100 rupee/kg, cao hơn 28 rupee so với cùng kỳ năm trước (gần 40%), và
cũng là mức cao nhất kể từ 21/4/2017. Nguyên nhân bởi nhu cầu tăng trong khi sản
lượng trì trệ. Ngồi ra, đồng rupee mạnh lên so với USD và chi phí sản xuất tăng cũng
đẩy giá chè tăng lên [8].
Khác với thị trường Ấn Độ, giá chè Bangladesh tăng ngay đầu năm 2018, từ
mức 238,25 taka/kg lên 280 taka/kg vào tháng 8/2018 và duy trì ở mức cao cho đến
cuối năm [8].
Tại Sri Lanka, giá chè trung bình giảm trong năm 2018 từ mức cao kỷ lục của
năm trước do đồng rupee Sri Lanka giảm mạnh so với USD, nhất là trong 4 tháng
cuối năm. Trung bình trong năm 2018, giá chè Sri Lanka ở mức 581,91 rupee/kg,
giảm 36,23 rupee so với 618,14 rupee của năm 2017 (khi giá cao kỷ lục lịch sử). Nếu
tính theo USD, giá chè trung bình năm 2018 là 3,59 USD/kg, giảm 52 US cent so với
4,11 USD trung bình của năm 2017 [8].
Giá chè Kenya liên tiếp giảm trong năm 2018 và kéo dài tới đầu năm 2019.
Cuối năm 2018, giá xuống mức thấp nhất kể từ 2014, là 219 shilling/kg, so với mức
278 shilling một năm trước đó, nguyên nhân bởi nguồn cung tăng mạnh [8].


13

Sản lượng chè đen toàn cầu tăng 3,14% trong năm 2018 so với năm 2017, chủ
yếu do sản lượng của Kenya tăng mạnh. Cụ thể, sản lượng chè đen thế giới trong năm
vừa qua đạt 2.102,79 triệu kg, so với 2.038,78 triệu kg năm 2017 [8].
Tại Ấn Độ, sản lượng năm 2018 giảm 0,8% so với năm trước đó, chỉ đạt
1.311,63 triệu kg, khiến cho xuất khẩu của nước sản xuất chè đen lớn thứ 2 thế giới
này cũng giảm 1,1%. Xuất khẩu loại orthodox bị chậm chủ yếu do sự sụt giảm xuất
khẩu sang Iran bởi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran khiến cho việc thanh toán tiền
giữa 2 bên trở nên khó khăn [8].
Tại thị trường Mỹ, chè Ấn Độ đang mất dần thị phần do những quy định khắt

khe hơn về dư lượng thuốc trừ sâu. Trong 10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè Ấn
Độ sang Mỹ giảm 33% xuống 7,84 triệu kg (so với cùng kỳ năm trước). Ấn Độ hàng
năm xuất khẩu chè orthodox sangIran, Saudi Arabia, Nga, Đức, Mỹ, Nhật Bản…[8]
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) dự báo, sản lượng chè đen toàn
cầu sẽ tăng 2,2% mỗi năm trong thập kỷ tới, đạt 4,4 triệu tấn vào năm 2027, phản ánh
sản lượng tăng nhiều ở Trung Quốc, Kenya và Sri Lanka – trong đó sản lượng chè
đen của Trung Quốc sẽ tăng lên bằng của Kenya – nước xuất khẩu chè đen lớn nhất
thế giới [8].
Sản lượng chè xanh tồn cầu dự báo sẽ cịn tăng nhanh hơn, khoảng 7,5% mỗi
năm, đạt 3,6 triệu tấn vào 2027, chủ yếu bởi Trung Quốc, nơi sản xuất chè xanh sẽ
tăng gấp đôi, từ 1,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2015- 2017 lên 3,3 triệu tấn năm 2027
[8].
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
Tại Việt Nam, top 3 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam là:
Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc) và Nga. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng chè
búp năm 2018 đạt 987,3 nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2017. Về xuất khẩu, theo
số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2018 cả nước xuất khẩu 127.338 tấn chè, thu về
217,83 triệu USD, giảm 8,9% về lượng và giảm 4,4%về kim ngạch so với năm 2017.
Giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2018 đạt 1.710,7 USD/tấn, tăng 4,9% so với
năm 2017 [8].


14

Pakistan tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều chè Việt Nam nhất trong năm
qua, với 38.213 tấn, tương đương 81,63 triệu USD, chiếm 30% trong tổng khối lượng
chè xuất khẩu của Việt Nam và chiếm 37,5% trong tổng kim ngạch, tăng 19,4% về
lượng và tăng 18,8% về kim ngạch so với năm 2017. Giá chè xuất khẩu sang Pakistan
giảm nhẹ 0,5%, đạt 2.136,3 USD/tấn [8].
Đài Loan là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ chè của Việt Nam chiếm gần 14,6%

trong tổng khối lượng và chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch, đạt 18.573 tấn, tương
đương 28,75 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 5,4% về kim ngạch; giá xuất khẩu
sang thị trường này sụt giảm 0,6%, chỉ đạt 1.548 USD/tấn [8].
Xuất khẩu sang thị trường Nga – thị trường lớn thứ 3 sụt giảm mạnh 20% về
lượng và giảm 114,6%về kim ngạch, đạt 13.897 tấn, tương đương trên 21,21 triệu
USD, chiếm 10,9% trong tổng khối lượng và chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch. Giá
xuất khẩu tăng 6,7%, đạt 1.526,2 USD/tấn [8].
Hiện nay, theo tính tốn từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong
2 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 17.343 tấn chè các loại... thu về 25,69 triệu
USD, giảm nhẹ 0,2% về lượng và giảm 4,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019
[9].
Giá chè xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm ở mức 1.481 USD/tấn, giảm
14,3% so với cùng kỳ năm trước [9].
Chè của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Pakistan, đạt 5.246
tấn, tương đương 9,51 triệu USD, chiếm 30,3% trong tổng khối lượng chè xuất khẩu
của cả nước và chiếm 37% trong tổng kim ngạch, giảm 3,5% về lượng và giảm 8,3%
về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu đạt 1.812,5 USD/tấn, giảm
5% [9].
Xuất khẩu chè sang thị trường Nga chiếm trên 13% trong tổng khối lượng và
tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 2.268 tấn, tương đương 3,58 triệu
USD, giảm 15,1% về lượng và giảm 12,5% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu
tăng 3,2%, đạt 1.578,8 USD/tấn [9].


15

Giá chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái,
đạt 1.493,4 USD/tấn, nhưng lượng giảm 19%, đạt 1.683 tấn và kim ngạch giảm 17%,
đạt 2,51 triệu USD, chiếm gần 10% trong tổng lượng và tổng giá trị xuất khẩu chè
của cả nước [9].

Bảng 2.4 Thị trường xuất khẩu chè 2 tháng đầu năm 2020

Thị trường

2 tháng đầu năm

So với cùng kỳ

2020

năm 2019 (%)

Lượng

Trị giá

(tấn)

(USD)

Tỷ trọng (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá


Tổng cộng

17.343 25.687.044

- 0.2

- 14.43

100

100

Pakistan

5.246

9.508.205

-3,51

-8,33

30,25

37,02

Nga

2.268


3.580.704

-15,12

-12,45

13,08

13,94

Đài Loan

1.683

2.513.345

-19,01

-17,13

9,7

9,78

Indonesia

2.580

2.290.716


75,27

59,19

14,88

8,92

Mỹ

976

1.235.164

10,53

14,49

5,63

4,81

Saudi Arabia

366

900.016

-7,81


-9,22

2,11

3,5

U.A.E

501

741.537

2,89

2,89

Iraq

485

679.527

2,8

2,65

Malaysia

677


528.611

37,04

33,2

3,9

2,06

Trung Quốc đại lục

364

426.582

-54,1

-87,35

2,1

1,66

Ukraine

234

353.779


9,86

0,63

1,35

1,38

Ấn Độ

64

84.463

-8,57

-23,33

0,37

0,33

Thổ Nhĩ Kỳ

33

79.658

-25


-19,66

0,19

0,31

Ba Lan

37

69.074

-66,06

-49,88

0,21

0,27

Đức

3

24.496

-80

1,826,92 1,326,03


-75,34
0,02
0,1
(Nguồn:TCHQ,2020)


16

2.5 Thành phần hóa học của cây chè
2.5.1 Các hợp chất phenol
Tanin là một trong những thành phần chủ yếu quyết định đến phẩm chất của
chè. Tannin còn gọi chung là hợp chất phenol, trong đó 90% là các dạng catechin. Tỷ
lệ các chất trong thành phần hỗn hợp của tannin chè không giống nhau và tùy theo
từng giống chè mà thay đổi. Những hợp chất này dựa vào tính chất của chúng có thể
phân thành [2]:
- Dạng tan được trong este: phân tử lượng 320-360
- Dạng tan trong nước hoặc xeton: phân tử lượng 420-450
- Dạng kết hợp với Protein ( chỉ sau khi dung dung dịch NaOH 0,5% để xử lý,
mới có thể hịa tan trong dung dịch) [2]
Thành phần hóa học của tannin trong búp c.hè Gruzia, thoe phân tích của
Cuaxanop và Djaprometop (1952) như sau [2]:
Dạng catechin hàm lượng (tính theo % tổng lượng tannin chung).
D.L catechin D, L-C

0,4

L. epicatechin L, EC

1,3


D.L galocatechin D, LGC

2,0

L. epigalocatechin L, EGC

12,0

L. epicatechingalat L, ECG

18,1

L. epigalocatechingalat L, EGCG

58,1

L. galocatechingalat L, GCG

1,4

Qu exitrin

0,27

Chất màu hỗn hợp và axit galic

5,0

Cộng:


98,57%
(Nguồn: Dương Trung Dũng ,2013)

2.5.2 Alkanoid
Trong chè có nhiều loại alkanoid nhưng nhiều nhất là cafein. Hàm lượng cafein
ở trong chè có từ 3-5% thường nhiều hơn cafein ở trong lá 2-3 lần. Nó khơng có khả


×