Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.83 KB, 38 trang )

1
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY DỆT
HÀ NAM
2.1 ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT &
TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM
Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất ở các ngành nghề khác nhau đều
có đặc điểm sản phẩm khác nhau. Tại Công ty Dệt Hà Nam chi phí sản xuất
mang một số đặc thù sau:
Do quy trình sản xuất phức tạp quy mô sản xuất lớn các mặt hàng sản
phẩm sản xuất là các mặt hàng sợi có chỉ số khác nhau nên chi phí sản xuất
thường được tập hợp theo các dây truyền tại các phân xưởng tại Nhà máy.
Là doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng sợi thuộc ngành công nghiệp
nhẹ chi phí sản xuất thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản
phẩm (60 – 65%). Vật liệu chính được bỏ nhiều lần vào các dây chuyền sản
xuất như bông Indian cotton 1-1/8, Green card, Brazin 1-1/8, Tây Phi 1-
1/16… với các chỉ sổ sợi khác nhau khi cho ra chỉ số sợi Ne 40/1CMP có sự
phối bông là 65% Indian cotton 1-1/8, và 35% Green card, nhưng khi cho ra
chỉ số sợi Ne 40/1 CP lô 23 thì sự phối bông khi này là 100% Green card tại
dây chuyền sợi chải kỹ 28.800 cọc.
Tại các nhà máy việc cung cấp vật tư cho sản xuất là dựa vào kế hoạch
của phòng kỹ thuật vật tư phối hợp với phòng thí nghiệm các phòng này sau
khi nhận được đơn đặt hàng hoặc kế hoạch sản xuất sợi của phòng kinh doanh
chuyển xuống sẽ lên kế hoạch cho việc cung cấp NVL để sản xuất.
Yêu cầu của việc quản lý hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm cần phải tính một cách chính xác. Muốn làm được điều này
đòi hỏi phải tổ chức việc tập hợp các chứng từ đầu vào phải đầy đủ chính xác
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga


1
2
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
từng loại chi phí phát sinh theo từng địa điểm cũng như từng đối tượng chịu
chi phí.
2.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá
thành sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty đối tượng tập hợp chi phí
được kế toán xác định là các mặt hàng của mỗi dây chuyền sản xuất nơi trực
tiếp chịu chi phí. Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp
trực tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí nên các chi phí liên quan trực tiếp
đến từng đối tượng các đối tượng có liên quan đến nhiều đối tượng thì được
tập hợp một cách tổng hợp, các tiêu thức kế toán sử dụng là tiêu thức phân bổ
gián tiếp (theo khối lượng sản phẩm hoàn thành).
2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về NVL chính như
bông Mỹ 1-1/8, Green card, Indian 1-1/8, Brazin 1-1/8, Tây Phi 1-1/8, Indian
Cotton, Polyeste,… là những loại dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Sau
khi nhận được đơn đặt hàng (kế hoạch) sản xuất của phòng kinh doanh, phòng
kỹ thuật vật tư phối hợp cùng phòng thí nghiệp nên kế hoạch về việc cung
ứng NVL cho sản xuất. Trong bài báo cáo chuyên đề này em xin đề cập đến
việc tính giá thành tại dây chuyền sản xuất sợi Chải kỹ (mới) 28.800 cọc sợi
của tháng 1 năm 2008 trong tháng tổng hợp số sợi sản xuất ra là 270.813 Kg
sợi các loại và nhập kho 273.625,3 Kg sợi (sau khi hấp). Tỷ lệ tiêu hao bình
quân thực tế là 38,5%
Tên SP
(chỉ số sợi)

SL NK (đã
hấp)
SL tại xưởng
(chưa hấp)
SL Bông đưa
vào SX
TH %
Nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất
Green Card GreenCard 1-1/8 Indian Cotton
SL
% SL % SL
Ne 40/1CVCM 3.586,9 3.554,8 4.734,99 33,2 745, 33.3 2.357,5 33,2
Ne 40/1CMP 66,9 66,5 96,82 45,6 34 45.7 32 45,6 1.5
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
2
3
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
Ne 40/1CM 85.056,8 84.009,6 122.317,7 45,6 24.198 45.4 30.458 45,6
Ne 40 CVC 60/40 40.558,7 39.897,6 53.143,6 33,2 8.427 33.1 26.685 33,2
Ne 40CMP 96,6 96,1 129,83 35,1 34 35,1 53 35,1
Ne 40TCM 59.789,3 58.780,1 85.583,23 45,6 17.211 45,6 69.061 45,6
Ne 40/1TCM 52.332,1 52.301,3 65.638,13 25,5 6.342 25,5 16.308 25,5 3.764
Ne 45CVCM 49,2 49,0 66,20 35,1 17 35,1 26 35,1
Ne 45/1 TCM 22.271,6 22.269,1 29.662,44 33,2 4.628 33,2 14.654 33,2
Ne 50/1CM 5.017,6 5.002,4 7.283,50 45,6 31.87 45,6 7.230 45,6
Ne 60/1CVCM 4.799,6 4.786,1 6.375,09
33,2
93.508

33,2
31.560
33,2 2.594
Tổng cộng 273.625 270.813 375.075 38,5 38,5 38,5
Hà Nam, Ngày 01 tháng 01 năm 2008
Người lập Tổng giám đốc Giám đốc sản xuất
Giám đốc kinh doanh
(Ký, Họ và Tên) (Ký, Họ và Tên) (Ký, Họ và Tên)
(Ký, Họ và Tên) Biểu 01: Bảng kế hoạch sản xuất của Công ty Dệt Hà Nam dây chuyền
sản xuất sợi CK(28.800)
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
3
4
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
Dựa vào kế hoạch sản xuất của phòng thí nghiệm đưa xuống, dưới
phòng vật tư lên kế hoạch lập phiếu xin cấp vật tư cho sản xuất chuyển xuống
cho thủ kho viết phiếu xuất kho 1 liên giao cho người xin cấp vật tư (lưu tại
phòng kế toán), 1 giữ lại lưu tại kho để làm căn cứ lập nên sổ kho. Tại kho
thủ kho chỉ theo dõi được về mặt số lượng chi tiết cho từng nguyên vật liệu,
phòng kế toán sẽ theo dõi cả về mặt giá trị lẫn hiện vật cuối kỳ hai bộ phận
đối chiếu với nhau về mặt số lượng.
Công ty Dệt Hà Nam PHIẾU XUẤT KHO số 0896
Bộ phận: Nhà máy sợi II Họ tên người nhận: Vũ Thuý Anh
Địa chỉ: X
I
Bộ phận thống kê
Lý do xuất kho - sản xuất X
I

NM
II
Xuất tại kho (Bông): Nguyễn Thị Thu Trang
TT
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư,
sản phẩm
MS ĐV
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
CT TN
1 Green card GDBI Kg 1.126 1.126
2 Brazin 1-1/8 BZCCI Kg 1.956 1.955
3 Indian 1-1/8 INDCCI Kg 2.471 2.471
Tổng cộng - - 5.553 5.552
Ngày 05 tháng 01 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị Thủ kho Phụ trách cung tiêu Người nhận
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Kế toán nhập dữ liệu vào máy (phiếu xuất kho) chỉ nhập mã số máy tự động
chuyển tên nhãn hiệu quy cách vật tư sản phẩm, định khoản trong máy là
Nợ TK 621:
Có TK 152:
GDBI:
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
4
5
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành

BZCCI:
INDCCI:
Cột đơn giá và cột thành tiền đến cuối tháng sau khi hoàn tất công việc
nhập chứng từ kế toán sẽ quay ra và sử dụng các thao tác chuyên môn để
phần mền chạy phần tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ
dự trữ (vào cuối tháng thực hiện một lần), khi thực hiện tao tác phần định
khoản sẽ nhập tiền cho các TK621, TK152 chi tiết. Khi hoàn tất thủ tục nhập
dữ liệu máy tự kết xuất số liệu sang sổ chi tiết bảng tổng hợp chi tiết.
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
5
6
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
Công ty Dệt Hà Nam SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN PHẨM HÀNG HOÁ
Tháng 01/2008
Tên kho: Kho Bông Nguyễn Thi Thu Trang K02
Tên quy cách sản phẩm vật tư hàng hoá: Bông Green Card
Mã số: GDBI (Bông đặc biệt loại I) Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải Đơn giá TKĐƯ
Nhập Xuất Tồn
SH NT SL TT SL TT SL TT
Dư đầu kỳ 20.670 113.000 2.328.591.000
… … … … … … … … … … …
080106 03/01 Nhập mua HĐ 080106/ 20.450 331 116.660 2.385.697.000 117.552
080109 11/01 Nhập mua HD 080109 20.603 1121A 379.613 7.821.166.639 497.165
X16 05/01 Xuất cho sản xuất XI 621 1.126 496.039
80112 08/01 Nhập mua HĐ080112 20.640 331 170.698 3.523.206.720 666.737
X26 08/01 Xuất cho sản xuất XII 621
… … … … … … … … …. … ….

Cộng phát sinh
- -
Dư cuối kỳ - - 776.583 15.989.064.067 726.561 14.960.822.973 163.022 3.356.832.094
Biểu 02: Sổ chi tiết về nguyên vật liệu hàng hoá Công ty Dệt Hà Nam
Lớp K7A1 Sinh viên: Trương Thị Nga
6
7
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
Công ty Dệt Hà Nam BẢNG KÊ CHI TIẾT VẬT TƯ XUẤT TRONG KỲ
Tháng 01/2008 Đơn vị: Đồng
TT Diễn giải
TK Nợ TK Có
6213 6214 627 … 152 153
I Phân xưởng I (Cũ) 3.260.986.0088 928.232.099 … 3.964.886.016 1.101.008.915
1 Shanker – 6 1.235.452.452 …
… … … … … … … …
II Phân xưởng II(Cũ) 2.700.061.210 901.008.266 … 2.799.135.078 908.572.269
1 Tây Phi 1-1/8 1.002.155.780 …
… … … … … … … …
IV Phân xưởng I(Mới) 12.007.905.910 1.986.123.706 … 12.987.069.866 2.103.671.009
1 Green Card 4.168.093.262 … 4.961.256.913
2 Indian 1-1/8 2.701.294.203 …. 2.968.798.301
3 Indian Cotton 1.923.546.482 …. 2.199.132.741
… … … … … … … …
Tổng cộng 11.616.235.212 17.162.373.032 5.219.008.131 29.129.358.204 6.169.009.112
Biểu 03: Bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng trong tháng của Công ty Dệt Hà Nam
Công ty Dệt Hà Nam BẢNG KÊ TẬP HỢP XUẤT VẬT TƯ
Tháng 01/2008 Đơn vị: Đồng
TT Chỉ tiêu
TK Nợ TK Có

TK621 TK627 TK641 … TK152 TK153
A Sản xuất chính 27.778.608.244 27.778.608.244
1 Dây chuyền CK (28.800 ) 12.007.905.910 12.007.905.910
2 Dây chuyền CT (NM
I
) 2.700.061.210 2.799.135.078
… … … … … … … …
B Phục vụ sản xuất 5.219.008.131 612.015.156 5.219.008.131
1 Phân xưởng I (Cũ) 928.232.099 928.232.099
2 Phân xưởng I (Mới) 1.986.123.706 1.986.123.706
… … … … … … … …
Lớp K7A1 Sinh viên: Trương Thị Nga
7
8
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
C Quản lý bán hàng 812.245.231 812.245.231
… … … … …
Tổng cộng 27.778.608.244 5.219.008.131 812.245.231 … 29.129.358.204 6.169.009.112
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Biểu 04: Bảng kê tập hợp xuất vật tư trong tháng của Công ty Dệt Hà Nam
Lớp K7A1 Sinh viên: Trương Thị Nga
8
9
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
Căn cứ vào các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ mà hàng ngày kế
toán vào, định kỳ kế toán lấy số liệu vào chứng từ ghi sổ để lập nên chứng từ
ghi sổ 152, 153 mang số hiệu là 08011A, 08011B
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 01/2008

Số 08011A
Đơn vị: Đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ Có
Xuất NVL cho sản xuất
sản phẩm trong kỳ
621(3) 152 11.616.235.212
621(4) 152 16.162.373.032
632 152 1.350.749.960
Tổng phát sinh - - 29.129.358.204
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 01/2008
Số 08011A
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
9
10
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
Đơn vị: Đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ Có
Xuất NVL cho sản xuất

sản phẩm trong kỳ
627 153 5.219.008.131
641 153 812.245.231
642 153 137.755.750
Tổng phát sinh - - 6.169.009.112
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Mặt khác căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng kê máy chuyển sang sổ chi tiết
các tài khoản liên quan như TK 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp),
SỔ CHI TIẾT TK 621
Tháng 01/2008 Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải Tổng tiền
TK 621
SH NT GDBI BZCCI INDCCI …
0896 5/01 Xuất SX
I
NM
II
43.624.211 23.191.096 11.154.451 9.278.664
0897 5/01 Xuất SX
I
NM
I
26.275.441 16.947.862 7.692.451
… … … … … … … …
Cộng phát sinh 27.778.608.244 3.168.093.262 1.695.541.155 2.012.121.124 …
Ghi có TK 621 27.778.608.244 3.168.093.262 1.695.541.155 2.012.121.124 …
Ngày 31 tháng 01 năm 2008

Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
và cũng từ các chứng từ ghi sổ kế toán máy sẽ tự động chuyển sang sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ (số hiệu lấy tổng hợp của các chứng từ ghi sổ các số hiệu
đã đặt). Sổ này được lập với mục đích đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh
đồng thời từ chứng từ ghi sổ còn là căn cứ để máy chuyển số liệu sang sổ cái
các tài khoản liên quan sổ cái TK 621.
Cách vào sổ cái TK 621 cụ thể như sau: Số liệu tổng hợp của dòng Nợ TK
621 đối ứng với TK 152 để ghi vào cột số tiền Nợ trên sổ cái TK 621
SỔ CÁI TK 621
Trích từ ngày 01/01/2008 đến 31/01/2008
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
10
11
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
Đơn vị: đồng
CTGS
Diễn giải TKĐƯ
Số tiền
SH NT Nợ Có
08011A 31/1 Xuất cho sản xuất 152 27.778.608.244
31/1 K/c chi phí NVL 154 27.778.608.244
Cộng phát sinh 27.778.608.244 27.778.608.244
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là bộ phận quan trọng cấu thành sản phẩm.

Do đó việc tính toán chính xác và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực
tiếp cũng vậy, việc trả lương chính xác và kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành. Tại Công ty dệt Hà Nam
chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong giá trị sản phẩm
nhưng nó lại rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm. Chi phí nhân công
trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp đứng máy, sản
xuất (lương chính, lương phụ, ca, thưởng, các khoản phụ cấp khác mang tính
chất lương và các khoản trích theo lương) được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương cho công nhân
sản xuất nói riêng và nhân viên cùng các bộ phận khác nói chung được thực
hiện dưới những hình thức trả lương: trả lương theo thời gian (áp dụng đối
với bộ phận văn phòng), trả lương theo sản phẩm, theo ca (áp dụng đối với
công nhân sản xuất).
Các quy chế về việc trả lương và phương pháp tính lập các bảng lương
tại Công ty dệt Hà Nam như sau:
ĐGTL = TL min x
Hệ số lương
=
Lương cơ bản
26
26
TLương tháng = ĐGTL x Ntt x Hệ số cơ bản x Hệ số kinh doanh
Lương thực = Tiền lương tháng + Các khoản phụ cấp - Các khoản giảm trừ
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
11
12
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành

lĩnh
Trong đó
TL min: Là tiền lương tối thiểu theo quyết định của Nhà nước
(540.000đ/tháng).
Ntt: Số ngày làm việc thực tế của ngừời lao động.
Hệ số lương được dựa vào trình độ của nhân viên và quy định của
doanh nghiệp.
Phụ cấp trách nhiệm 25%* Lương thực tế.
Phụ cấp khác: 40%* Lương thực tế (áp dụng cho TGĐ,PTGĐ, Kỹ sư).
Lương học, họp, nghỉ phép được áp dụng theo chế độ của Nhà nước là nghỉ
12 ngày/năm.
Số ngày công chế độ 26 ngày/ tháng. Các ngày nghỉ theo chế độ thì
được nghỉ và hưởng lương bình thường như ngày đi làm, còn ngày nghỉ vượt
chế độ khi đó lương được tính như sau:
(Lương nghỉ vượt chế độ = 50% lương một ngày công)
Lương thực
lĩnh
= ĐGTL x Ntt +
Lương ngày nghỉ trong
chế độ
-
Lương ngày nghỉ vượt
chế độ
Lương thêm giờ, thêm ca: Một công làm thêm = 2 Hai công thường
Các chế độ khen thưởng (áp dụng cho toàn công ty)
Loại A: 150.000đ
Loại B: 105.000đ
Loại C: Không thưởng
Các khoản giảm trừ bao gồm: BHXH, BHYT
BHXH: 15% x Tổng lương (tính vào chi phí kinh doanh của doanh

nghiệp)
5% x Tổng lương (trừ vào lương công nhân viên)
BHYT: 2% x Tổng lương (tính vào chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp)
1% x Tổng lương (trừ vào lương công nhân viên)
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
12
13
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
Trong tháng 01 năm 2008 lương của Trần Thị Minh Nguyệt
26 ngày công + 2 x 2 ngày công (thêm giờ) = 30 ngày công
Trong tháng được xếp loại A
Ta có lương của nhân viên này như sau:
Lương cơ bản: (540.000/27) x 29 x 2.26 x 1.5 = 1.966.200
Lương phụ cấp: 1.966.200 x 0.25 = 491.550
Thưởng 150.000đ
Tiền ăn ca: 5000 x 30= 150.000đ
Tổng thu nhập của Trần Thị Minh Nguyệt: 1.966.200 + 491.550 +150.000 =
2.607.750đ
Đối với bộ phận sản xuất được tính theo hình thức lương sản phẩm và theo ca
là chủ yếu:
Theo sản phẩm
Tiền lương = ĐGTL x SL
SL: Sản lượng mà công nhân viên đó thực hiện được trong tháng
ĐGTL: Đơn giá tiền lương được xác định dựa trên đơn giá gốc và tỷ lệ
hoàn thành kế hoạch của công nhân so với định mức lao động.
Đối với sản phẩm đạt 100% kế hoạch thì
ĐGTL = Đơn giá gốc

Đối với sản lượng tăng từ 100 – 105% so với kế hoạch thì
ĐGTL = Đơn giá gốc x 1.5
Đối với sản lượng tăng từ 105% trở lên so với kế hoạch thì
ĐGTL = Đơn giá gốc x 2
Đối với những công nhân hoàn thành kế hoạch ở mức dưới 95% thì
ĐGTL = Đơn giá gốc x tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
13
Ngày công làm việc x Đm SL
Tỷ lệ % hoàn thành KH
= x 100
Tổng sản lượng của tháng
14
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
Đối với công nhân trong 3 tháng liên tiếp chỉ hoàn thành 80% kế
hoạch sẽ buộc thôi việc.
Theo ca
ĐG gốc ca đêm = 1.3 ngày
Đơn giá gốc ca ngày là định mức lao động của một người / ca máy
Hoàn thành kế hoạch trên 100% và cao nhất tổ mức thưởng là 300.000đ, hoàn
thành kế hoạch trên 100% mức thưởng là 200.000đ (khi đạt các mức khen
thưởng công nhân viên chỉ được hưởng một mức cao nhất).
Lương của Vũ Thế Anh đứng máy sợi con thuộc dây chuyền sợi Chải
kỹ, trong tháng 01/2008 nhân viên này làm được 26 ca và sản lượng đạt là
10.839 Kg/Tháng. Trong đó ca đêm là 8 với kế hoạch sản lượng là 3.397Kg
và trong tháng không nghỉ ngày nào ngoài kế hoạch với đơn giá gốc ca ngày
là 136,99 đồng/ kg. Trong tháng kế hoạch sản xuất là 10.036 Kg/ Tháng nhân
viên Thế Anh đã đạt là 108% trong đó sản lượng ca ngày đạt 107% kế hoạch

sản lượng ca đêm đạt 110% kế hoạch như vậy lương của Thế Anh trong tháng
012008 như sau:
ĐG gốc ca đêm: 136,99 x 1.3 = 178,09đ/kg
Đối với sản lượng đạt đến 100% kế hoạch,
Tiền lương ca ngày: (10.036 – 3.397/1.1) x 136.,99 = 951.779,12đ
Tiền lương ca đêm: 3.397/1.1 x 178,09 = 549.941,92đ
Đối với sản lượng đạt từ 100% - 105%
Tiền lương ca ngày: (Sản lượng: 6.947,8 x 1.05 - 6.947,8 = 347,39)
347,39 x 136,99 x 1,5 = 71.383,43đ
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
14
15
Trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
Chuyên đề thực tâp chuyên ngành
Tiền lương ca đêm: (Sản lượng: 3.388,18 x 1.05 – 3.088,18 = 154,41).
154,41 x 178,09 x 1,5 = 41.248,315đ
Đối với sản lượng tăng trên 105%
Tiền lương ca ngày: 146,6 x 136,99 x 2 = 40.165,568đ
Tiền lương ca đêm: 154,5 x 178,09 x 2 = 55.029,81đ
Trong tháng Thế Anh đạt loại A với sản lượng cao nhất tổ nên Thế Anh được
thưởng là 300.000đ. Tổng thu nhập của Vũ Thế Anh
951.779,12 + 549.941,92 + 71.383,43 + 41.248,315 + 40.165,568 +
55.029,81 + 300.000 = 2.008.548,16đ
Đối với cán bộ quản lý phân xưởng
TL = ĐGTL x Ntt
Bộ phận này cũng có những chế độ thưởng hấp dẫn và phong phú
Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất( sản lượng đạt từ 95% - 100% KH) phân loại
và số công nhân trong tổ bị phân loại B, C dưới 20%
ĐGTL = Đơn giá gốc x 1,2

Hoàn thành xuất sắc sản xuất (sản lượng tổ đạt trên 100% KH) phân loại A và
số công nhân trong tổ bị phân loại B, C dưới 20%.
ĐGTL = Đơn giá gốc x 1.3
Tổ trưởng tổ sợi con là Nguyễn Văn Điệp, trong tổ có 12 công nhân và có sản
lượng thực tế trong tháng 01/2008 như sau: 108%, 98%, 100%, 92%, 90%,
102%, 95%, 100%, 101%, 100%, 95%, 101%.
Sản lượng tổ so với kế hoạch = (108% + 98% +…+101%)/12 = 98,5%
Tỷ lệ công nhân bị phân loại B, C: (2 x 100%)/12 = 16,7% < 20%
Trong tháng Nguyễn Văn Điệp được phân loại A
Đơn giá gốc ca đêm = Đơn giá gốc ca ngày x 1,3 = 36.199 x 1,3 = 47.058,7
ĐGTL ca đêm = Đơn giá gốc ca đêm x 1,2 = 47.058,7 x 1,2 = 56.470,44
ĐGTL ca ngày = Đơn giá gốc ca ngày x 1,2= 36.199 x 1,2 = 43.438,8
Lớp K7A1
Sinh viên: Trương Thị Nga
15

×